Cuộc sống lưu vong trên đất Thụy Điển

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Xin trích dẫn một phần của Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh để mở đầu cho bài viết về cuộc sống lưu vông nơi đất khách quê người.

Thụy Điển là một đất nước tự do (trong khuôn khổ pháp luật cho phép) Người dân sống rất tự giác và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm tục. Vì vậy tại Thụy Điển nếu như bạn không phạm pháp, không có sai lầm lớn dẫn đến kiẹn tụng, tố giác…. thì gần như không có việc kiểm tra giáy tờ tùy thân trên đường, lục xét nhà…..Bạn hoàn toàn có thể sống, đi lại, làm việc (làm chui không trả thuế nếu chủ tiếp nhận) tại đây trong nhiều năm mà không cần giấy tờ hợp pháp.

Do đó có người Việt sinh sống bất hợp pháp. Họ di cư vào Thụy Điển thông qua đường biên giới, lao đông, du lich, du học hết hạn visa trốn ở lại….Những người này sống giải rác ở khắp nơi, không có giấy tờ hợp pháp, không được hưởng các quyền lợi từ chính phủ. Vậy cuộc sống của họ diễn ra như thế nào?

Vào buối chiều cuối thu khá lạnh tình cờ gặp gỡ một nhóm người khoảng hơn 10 người chen chúc trong một căn phòng chật hẹp. Một hàng giường dài xếp dọc 2 bên phòng, trong phòng không có đồ đạc gì khác, vật dụng cá nhân được xếp gọn dưới gậm giường. Họ tâm sự: Bọn em theo xe chở hàng qua cũng được mấy ngày. Đang đợi liên hệ tìm việc làm, mà sốt ruột quá. Ngày nào chưa có việc làm là ngày đó còn phải tự bỏ tiền túi…..Họ hiếm khi bước chân ra khỏi cửa, có thể do thời tiết giá lạnh, cũng có thể tránh ánh mắt dị nghị của những người xung quanh. Ở mọi ngõ ngách xứ Bắc Âu này, cái rét buốt đã len lỏi khắp nơi.

Những công việc mà họ đang cố gắng liên hệ có thể là những công việc như phụ bếp trong các nhà hàng, với đồng lương rẻ mạt bằng 1/2 hoặc 1/3 mức lương bình thường. Nhiều khi có đoàn kiểm tra những lao đông không giấy tờ này phải trốn tránh trong các thùng chứa đồ, tủ bếp, nhà kho….bất cứ nơi nào có thể trốn tránh được mà không bị phát giác. Họ cũng có thể làm thuê cho những tiệm nail, những chủ vườn rau ở những vùng nông thôn hẻo lánh, trông trẻ em cho các gia đình người Việt, nhặt lon, cào tuyết, dọn dẹp… …..Họ làm tât cả các công việc có thể để kiếm miếng cơm và tiết kiêm được để gửi về quê nhà. Cuộc sống khá chật vật, họ đang bán sức lao động rẻ mà chưa tính đến khi ốm đau sẽ ra sao. Họ sẽ không được hưởng bất cứ một quyền lợi gì. Họ chấp nhận bất cứ giá nào để có được miếng cơm, và nuôi ước vong có thể được định cư ở lại.

Có những câu chuyện dở khóc dở cười thương thay cho những cuộc đời lưu vong, họ trả giá tuổi xuân, hạnh phúc, sự tự do thậm chí cả mạng sống cho cái giá được mang tên định cư. Những câu chuyện dưới đấy là một trong những nỗi xót xa mà nhiều người nếm trải.

A một thanh niên thư sinh, hiền lành thật thà, 27 tuổi – A sang Thụy Điển theo dạng hợp đồng lao động cho một chủ làm vườn người Việt. Trong thời gian lao động tại đây chủ của A đột ngột qua đời, để lại vợ góa bụa cờ bạc đã ngoài 50. Sự cô đơn của góa bụa kèm với ước muốn có giấy tờ khiến A và bà chủ đã xích lại gần nhau như một lẽ tự nhiên chỉ vài tháng sau đám tang. Sự khập khiễng về ngoại hìn, tuổi tác, tính cách hiện lên rõ rệt. Dù đang đắm chìm trong tình yêu nhưng ánh mắt của A không dấu khỏi nỗi buồn, sụ ngại ngùng khi đỗi diện với nhứng người quen. Mối tình diễn ra gần 2 năm, rồi cũng rạn nứt đường ai nấy đi.

B và C quen nhau trong những ngày đầu lưu vong từ séc đến Thụy Điển, cả 2 đều trẻ đều độc thân. 2 người đến với nhau bằng tình yêu và khát khao xây đắp hạnh phúc. Cả 2 cùng làm thuê cho cùng 1 chủ. Cuộc sống của họ khá êm đềm hạnh phúc. Cho đến 1 ngày C có bầu. Do không có giấy tờ tuy thân nên việc sinh nở ở Thụy Điển là hết sức khó khăn. Vì trong trường hợp này, C tự phải chi trả chi phí theo thang giá người nước ngoài. Và cơ quan nhà nước sẽ biêt việc C không có giấy tờ để làm khai sinh cho con. Mọi thứ trở nên sáo trộn, C buộc phải xin về nước, và cơ hội để quay lại Thụy Điển gần như không có. B vẫn phải ở lại Thụy Điển tiếp tục làm việc mà không thể về Việt Nam để thăm lại vợ con. Sự chia ly, xa cách đã phá hủy hạnh phúc của 1 gia đình, cả 2 còn quá trẻ.

Có nhiều người sang lưu vong tại Thụy Điển, không may trên đường qua biên giới bị phát giác thường được đưa vào trại tập trung. Chờ điều tra và đợi ngày về nước. Hoặc có người phải trốn chui lủi ngủ trong các đường hầm, gầm cầu, nhà giặt, …..Có một số người may mắn thoát qua biên giới có người thân quen, thì có cuộc sống tốt đẹp hơn là họ được giúp đỡ chỗ ăn ở trong thời gian đầu chưa kiếm được việc. Nhưng họ có thể gặp một số những rủi ro khác, như bị chủ bắt nạt, ép làm việc, trả lưong không tốt, quát tháo. Bị tố giác, bị bắt,…..

Tất cả bọn họ sống quá thiệt thòi, không được hưởng bất cứa quyền lợi gì trên đất nước này. Đại đa số họ còn khá trẻ, có sức khỏe, có thể lao động. Nên họ không hề nghĩ đến khi ốm đau bệnh tật sẽ ra sao? Nếu phải cấp cứu, mổ xẻ thì sẽ như thế nào? Dù có bệnh nặng đến đâu họ cũng có gắng chịu đựng hoặc mua tạm ít thuốc không cần đơn của bác sỹ để uống cho qua ngày. Có trường hợp hết sức đau lòng là một bác lớn tuổi sang du lịch thăm con cháu, do con cái đã định cư hết tại Thụy Điển, nên hết hạn visa bác cũng không về Việt Nam mà ở lại. Cũng nhiều năm trôi qua, tuổi già kèm theo bệnh tật bác chỉ thăm khám của mấy cơ sở đông y tư nhân, hoặc nhờ người quen mua thuốc từ Việt Nam uống. Mà hoàn toàn không có sự tham khám, chữa trị gì của y bác. Thế rồi một ngày bác đột ngột ra đi do bệnh tim mà trước đó không ai biết bác có tiền sử về tim. Vì lí do không được thăm khám, không được cảnh báo, phòng ngừa về bệnh. Trên đây là chỉ một trong số rất ít ví dụ những mành đời lưu vong nơi đất khách.

Thông thường các bạn đọc được tiếp cận Thụy Điển với những góc độ, khía cạnh hoàn hảo đến từng mm. Nhưng bài viết này CĐV nêu lên một phần những mặt trái đang tồn tại để các bạn có những nghĩ đúng đắn hơn về ước vọng định cư. Nhất là những bạn đang có ý định di cư đến Thụy Điển, hay lựa chọn cho mình những chuẩn bị tốt nhất để có được quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. ´´Đoạn đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thắm đau vi những mũi gai´´.

Trưng Nhị.

Xem thêm

Hưu bổng do Pensionmyndigheter quản lý

Chế độ lương hưu của người Thụy Điển như thế nào ?

Một chủ đề rất đáng được quan tâm của chúng ta, mỗi người Việt Nam …

Trạm kiểm soát giữa biên giới Thuỵ Điển và Đan Mạch

Thụy Điển hôm nay: tin tức tổng hợp mới nhất ngày 22/12/2020

Tin tức mới nhất được tóm gọn trong 5 phút về tình hình đất nước …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.