HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (Phần tiếp)

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Phần III. DI CƯ HỢP PHÁP

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Ngày nay, người Việt Nam di cư đến Thụy Điển theo dạng hợp pháp ,chủ yếu do: lao động, kết hôn, du học, đầu tư, du lịch. Tức là đã được sự cho phép của chính quyền nước sở tại trước khi đến.

Tất nhiên những con đường này cũng không phải trải toàn hoa, niềm vui có, nước mắt và đau thưong cũng không kém phần.

Trong khuôn khổ của bài viết này Cộng đồng Việt không đi sau vào các hướng dẫn cụ thể hồ sơ, cách thức và quy định của Luật.

Mà chúng tôi chỉ nêu ra những vẫn đề chung để các bạn có thể hình dung một cách khái quát nhất về hành trình đến Thụy Điển trong cuộc dư cư thời bình.

Tại Thụy Điển, để được nhập cư hợp pháp không phải là một vấn đề đễ dàng, đặc biệt là đối với công dân của nước năm ngoài Châu âu và các nước thuộc thế giới thứ 3.

Vì Thụy Điển được cho là một đất nước đáng sống nhất trên thế giới, nên có rất rất nhiều người mơ ước để có được visa đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Và có một điều khá đặc biệt là có rất nhiều người trong đó có người Việt Nam gần như không năm được các được các quy định PL về việc cấp visa tại Thụy Điển.

Sự bất đồng về ngôn ngữ cộng với thiếu xót về kiến thức PL, dẫn đến sự bi dối trá, lừa lọc Vậy những quy định đó là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa tạm thời, visa vĩnh viễn, nhập quốc tịch.

– Sở di trú Thụy Điển: đây là cơ quan trực thuộc trung ưong thay mặt chính phủ Thụy Điển giải quyết các vấn đề nhập cư, du lich, đầu tư….. đây là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định về nhập cư.

Tất cả mọi Thủ tục giấy tờ đều gửi về sở di trú và được xem xét, ra quyết định tại đây.

Ngày ngày sở di trú nhận vài chục nghin đơn xin phép định cư tại Thụy Điển, nên việc hồ sơ kéo dài hằng năm, vài năm là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

– Đại sứ quán, lãnh sự quán tại các nước, chỉ thay mặt sở di trú để tiếp nhận hồ sơ, thự hiện phỏng vấn, đánh giá cuộc phỏng vấn và thông báo kết quả tới bạn. Đại sứ quán không có quyền quyết định bạn được visa tới Thụy Điển hay không.

2. Thời gian để được visa, định cư, nhập quốc tịch Thụy Điển: Tùy theo các bạn đến Thụy Điển bằng cách nào mà hành trình nhanh hay chậm

– Dạng thăm thân nhân: khi đã nộp hồ sơ đầy đủ đến đại sứ quán thì trong vòng 2 tuần là bạn có thể được cấp visa luôn.

Tuy nhiên hết hạn visa bạn phải quay về nước, nếu không bạn lại trở thành người nhập cư không hợp pháp.

– Dạng lao động : bạn và chủ đã hoàn tất các thủ tục thì bạn sẽ được cấp visa trong vòng một vài tháng.

Tùy theo công việc của bạn mà thời hạn cấp visa được bao lâu. Nếu là các công việc không xác định được thời gian kết thúc công việc như nhà hàng, xưởng sản xuất…thì các bạn có thể được visa trong vòng 2 năm, sau 2 năm phải làm gia hạn lại.

Việc các bạn có được gia hạn tiếp hay không tùy thuộc phần lớn vào chủ sử dụng lao động. Có nhiều người được cấp visa lần đầu 2 năm nhưng không gia hạn tiếp được do các vi phạm của chủ, và buộc phải rời khỏi Thụy Điển.

– Dạng kết hôn, sống chung với vợ/chồng thì đây là con đường khá nhiều màu sắc và mất nhiều thời gian.

Thông thường khi các bạn nộp hồ sơ để sống chung, kết hôn với chồng/vợ tại Thụy Điển thì các bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán.

Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi phỏng vấn thì không có một quy định cụ thể nào để xác định. Chỉ chờ và chờ cho đến khi được thông báo.

Được phỏng vấn xong, lại chờ tiếp, hàng năm hoặc vài năm để nhận được quyết định sở di trú có cấp visa hay không? (tất nhiên bạn có quyền hài lòng hoặc không hài lòng với quyết định.

Nếu như cần phải kháng cáo thì thời gian chờ đợi còn lâu hơn nữa).

Nếu như được cấp visa đoàn tụ theo vợ chồng. Thời hạn visa là khoảng 2 năm, sau đó bạn phải xin gia hạn.

Lần gia hạn này bạn thường sẽ được visa vĩnh viễn ( trừ một số trường hợp đặc biệt cần có sự thử thách).

Có visa vĩnh viễn có nghĩa là bạn đã có quyền định cư tại đây đến hết đời.

Nhưng đó không phải là quốc tịch – có nghia là: bạn vẫn là công dân Việt nam, mọi việc liên quan đến nhập cảnh, mất pass, xác nhận thông tin….. bạn vẫn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu chồng/vợ bạn có quốc tịch Thụy Điển, cả 2 người vẫn cùng sống chung thì sau 3 năm bạn có quyền nộp đơn xin vào quốc tịch Thụy Điển.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn có cả 2 quốc tịch. Còn nếu chồng/vợ bạn không có quốc tịch Thụy Điển hoặc không còn sống chung nữa thì phải sau 5 năm ở Thụy Điển bạn mới có quyền nộp đơn xin quốc tịch.

– Theo con đường đầu tư, các bạn cũng phải tiến hành thủ tục rờm rà, chờ đợi quyết định của sở di trú. Sau 2 năm bạn được visa vĩnh viễn, và sau 5 năm có quyền xin gia nhập quốc tịch

3.  Quy trình giải quyết hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định === nộp đến đại sứ quán ( hoặc nộp qua website của sở di trú) === Đại sứ quán chuyển hồ sơ tới bộ phận xử lý hồ sơ của sở di trú === Sở di trú tiến hành xem xét xử lý hồ sơ, ra quyết định ==== Sở gửi quyết định đến Đại sứ quán === Đại sứ quán gửi quyết định tới người nộp đơn === Nếu được chấp nhận đơn, Đại sứ quán sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay gửi về Sở di trú để làm thẻ cứng ==== Sở di trú cấp thẻ và gửi lại Đại Sứ quán ==== người được chấp nhận đơn sẽ đến Đại sứ quán nhận thẻ.

4. Người Việt Nam hiện nay đa số định cư tại Thụy Điển theo dạng kết hôn

Con đường này khá gian nan và mất nhiều thời gian.

Có nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau mà Luật pháp Thụy Điển có thay đổi để thắt chặt hơn vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nhưng càng khó khăn thì lại càng có nhiều người mơ ước.

Nhiều người đánh đổi cả công việc, nhà của, tiền bạc….để nhận được quyết định ‘bị từ chối đơn’ và cũng rất nhiều người vui mừng đến òa khóc khi được nhận visa.

Họ lầm tưởng rằng họ đã được định cư tại đây mà khồng hề biết rằng đo mới chỉ là bước dạo đầu với nhiều thử thách mới về cuộc sống mới nơi xứ người và là bước dạo đầu cho cuộc chiến được quyền định cư vĩnh viễn.

Và hằng năm một số lượng không ít người Việt Nam đã sinh sống tại Thụy Điển vẫn phải rời khỏi do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong phần tiếp theo của hành trình đến với Thụy Điển, Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu về cuộc sống nơi xứ người và các quy định pháp luật liên quan. Mời các bạn đón đọc.

Xem thêm

Những thay đổi luật Thụy Điển trong năm 2021

Những chính sách định cư Thụy Điển có thể thay đổi trong năm 2023

Cuộc bầu cử của Thụy Điển tháng 10 năm 2022 vừa qua sẽ đánh dấu …

Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển

Cách thức liên lạc đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển

Cách 1: liên hệ với Đại Sứ Quán Việt Nam tại Thụy Điển qua Điện …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.