Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 2

2 .Các lọai từ

Hầu hết trong các ngôn ngữ, từ ngữ đều tuân theo một số qui tắc văn phạm. Để trình bày vấn để này, người ta chia từ ngữ thành các loại từ (ordklass). Trong phần trước chúng ta đã gặp một loại từ quan trọng là động từ. Nó luôn đứng ở vị trí nhất định trong câu. Ngoài ra động từ có một đặc tính tiêu biểu là cách chia động từ bằng những đuôi nhất định.

2.1 Động từ và cách chia động từ

Như chúng ta đã thấy, động từ thường diễn tả hành động hoặc những gì xảy ra. Động từ có những dạng khác nhau tùy thuộc vào thởi gian khi hành động hoặc sự việc đó xảy ra. Các dạng khác nhau của động từ tùy thuộc vào thời gian gọi là thì hoặc thời (tempus). Đây là vấn đề quan trọng nhất trong cách chia động từ. Trong những cặp mệnh đc sau đây, động từ có các dạng khác nhau, vì chúng biến dạng theo các thì khác nhau:

Olle arbetar i dag. Olle làm việc hôm nay.
Olle arbetade i går. Olle đã làm việc hôm qua.
Olle dansar nu. Olle đang khiêu vũ lúc này.
Olle dansade för en timme sedan. Olle đã khiêu vũ 1 giờ trước.
Olle duschar nu. Olle đang tắm lúc này
Olle duschade i morse. Olle đã tắm lúc sáng nay.

Trong từng cặp mệnh đề trên, động từ trong câu thứ nhất chấm dứt bằng r, trong câu thứ hai bằng de. Như vậy, r và de là hai đuôi khác nhau của động từ. Đuôi r cho thấy sự việc đang xảy ra ở thì hiện tại (presens). Còn đuôi de cho thấy sự việc đã xảy ra ở thì quá khứ (preteritum có sách gọi là imperfekt).

Tiếng Thụy Điển không phân biệt giữa động từ hoàn thành hoặc chưa hoàn thành như một số ngôn ngữ khác. Các ví dụ sau đây, khi dịch sang một số ngôn ngữ khác thì có những điều đặc biệt về cách chia động từ, còn đối với người nói tiếng Việt thì tương đối hiển nhiên:

Peler đang nói chuyện bằng điện thoại đúng vào lúc này.
Petcr thường nói chuyện bằng điện thoại.
Peter đã nói chuyện điện bằng thoại lúc 4 giở.
Peter đã nói bằng điện thoại cả ngày hôm qua.

Ở ví dụ thứ hai, bạn không thể xác định được Peter nói chuyện khi nào: quá khứ, hiện tại hay tương lai, nhưng động từ được dùng ở thì hiện tại.

Bước đầu học tiếng Thụy điển, bạn thường gặp động từ ở thì hiện tại, như ví dụ sau đây:

Sten cyklar. Sten đi xe đạp (đang đi xe đạp)
Bạn phải làm thế nào nẽu muốn hình thành một mệnh đề tương ứng với mệnh đề trên ở thì quá khứ? Để giải quyết vấn này, bạn phái chuyển động từ ở thì hiện tại sang thì quá khứ, theo qui tắc đơn giản sau:
Thì quá khứ = bỏ r của dạng hiện tại và đặt thêm de.
Ví dụ:
cyklar —> cykla/ + de —> cyklade

Hãy tập thành lập các dạng quá khứ của động từ trong những mệnh de sau đây:
Olle pratar. Olle đang nói chuyện.
Olle städar. Olle đang quét dọn.
Olle skrattar. Olle đang cười.

Giải đáp dĩ nhiên phải là:
Olle pratade. Olle đã nói chuyện.
Olle städade. Olle đã quét dọn.
Olle skrattade. Olle đã cưởi.

Vấn đề là không phải tất cả các động từ đều áp dụng theo qui tắc trên. Qui tắc trên chỉ đúng với các động từ tận cùng bằng ar ở thì hiện tại. Những động này gọi là động từ -ar. Ngoài ra còn một số khá nhiều những động từ tận cùng bằng er ở thì hiện tại, gọi là động từ -er. Chúng có dạng hơi khác ở thì quá khứ. Một số động từ trong nhóm này lại có dạng hoàn loàn khác, như trong ví dụ sau cùng dưới đây:

Olle läser. Olle đang đọc.
Olle läste. Olle đã đọc.
Olle skriver. Olle đangviết.
Olle skrev. Olle đã viết.

Tất cả các qui tắc dành cho các loại động từ sẽ được trình bày ở chương 9. Trước khi đọc đến chương dó, bạn nên dùng qui tắc thành lập thì quá khứ cho những động từ -ar. Nếu gặp phải một động từ loại khác, bạn nên tạm học thuộc lòng dạng quá khứ của chúng.

Khi tìm một động từ trong tự Điển, bạn thường thấy chúng được viết dưới dạng nguyên mẫu (infinitiv). Ví dụ như cykla, prata, läsa là dạng
nguyên mẫu của cyklar, pratar, läser. Động từ dạng nguyên mẫu thường tận cùng bằng a. Tiếc rằng dạng nguyên mẫu của động từ không có tác dụng gì cho các bạn mới học tiếng Thụy điển. Vì thế, trước hết bạn nên học động từ dạng hiện tại.

2.2 Danh từ và sự biến dạng của danh từ

Danh từ là từ chỉ người (kvinna ‘người đàn bà’, pojke ‘cậu bé’), thú vật (hund ‘con chó’, häst ‘con ngựa’) đồ vật (kniv ‘con dao’, sked ‘cái muống, cái thìa’) vật chất (vatten ‘nước’, järn ‘sắt’) và những khái niệm trừu tượng (skönhet ‘cái đẹp, vẻ đẹp’, styrka ‘cường độ’). Danh từ có nhiều nét đặc trưng trong cách đối của chúng, những vấn đề này sẽ được trình bày ở chương 10.

2.3 Số ít và số nhiều

Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, danh từ trong tiếng Thụy điển được đối theo số lượng (numerus’): sỗ ít (singular) và số nhiều (plural). Đuôi số nhiều có nhiều dạng khác nhau tùy theo từng loại danh từ. Ví dụ đổi stol sang số nhiều phải thêm ar: stol + ar —>; stolar. Nhưng khi đổi bank sang số nhiều lại thêm er: bank + er ->; banker.
Còn vài dạng khác nữa của số nhiều sẽ được trình bày kỹ ở phần 10.5. Giai đoạn đầu, bạn có thể học thuộc lòng những dạng số nhiều của một số danh từ bạn thường gặp phải.

2.4 Dạng xác định

Trong tiểng Thụy Điển, một danh từ thường đi kèm với một mạo từ (artikel) hay còn gọi là vật lượng từ. Có hai dạng: mạo từ không xác định (obestämd artikel) và mạo từ xác định (bestämd artikel):

MẠO TỪ KHÔNG XÁC ĐỊNH

en hund con chó
en katt con mèo

MẠO TỪ XÁC ĐỊNH
hunden con chó này
katten con mèo này

Mạo từ không xác định en là một từ độc lập có cùng dạng với số đếm là en : ‘một’. Người ta dùng từ này cho danh từ không xác định và thường phải đặt ra, ngay cả khi người ta không chú ý đến số lượng, miễn là danh từ ấy không chứa sẵn một mạo từ xác định. Khi ’en’ làm nhiệm vụ như một mạo từ không xác định thì nó không mang trọng âm.

Mạo từ không xác định được dùng khi người ta cho rằng người nghe chưa được biết rõ về ngưòi hay vật mà danh từ này ám chỉ, còn mạo từ xác định dùng khi người ta cho rằng người nghe có thể biết rõ một cách trực liếp lai lịch, hình dáng của ngưòi hay vật mà danh từ này ám chi. Trong trường hợp đơn giản nhất, mạo từ không xác định dùng khi danh từ được đề cập lần đầu, còn mạo từ xác định dùng khi danh từ đã được đề cập:
Jag ser en hund och en katt. Tôi thấy một con chó và một con mèo.
Hunden är arg och jagar katten. Con chó ấy giận dữ và đuổi con mèo ấy.

Có nhiều trường hợp không nằm trong qui tắc này. Để học và biết cách lựa chon khi nào dùng mạo từ xác định và khi nào dùng mạo từ không xác định, bạn cần có một thời gian dài. Bước đầu bạn nên chấp nhận ra những mạo từ trong các ví dụ viết bằng tiếng Thụy Điển. Đoạn 10.3 sẽ trình bày qui tắc lựa chọn đúng mạo từ.

2.5 Danh từ -en và danh từ -ett

Tiếng Thụy Điển có hai dạng mạo từ không xác định . Một số danh từ không có mạo từ en mà có mạo từ ett :

Sten köper en banan. Sten mua một quả chuối
Sten köper ett äpple. Sten mua một quả táo

Phải dùng en hay ett là tùy thuộc vào loại danh từ. Danh từ có mạo từ không xác định en gọi là danh từ -en, còn danh từ có mạo từ không xác định ett gọi là danh từ -ett. Thông thường người ta phải học từng danh từ để biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Khi viết vào sổ từ, bạn nên viết luôn cả mạo từ không xác định cùng với danh từ như sau:

en bannan
ett äpple

Mục đích là để bạn phải học luôn cả danh từ và mạo từ không xác định. Bạn còn phải biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett để có thể chọn đúng mạo từ xác định và những hiện tượng văn phạm khác của nó nữa.

Nếu mạo từ không xác định là ett, thì mạo từ xác định là đuôi t (et hoặc t), còn mạo từ không xác định là en, thì mạo từ xác định là đuôi n (en hoặc n):

Danh từ ‘-EN’

Không Xác định
en banan
en stol
en gata
Xác định
bananen
Stolen
Gatan

Danh từ ‘-ETT’
Không xác định
ett äpple
ett bord
ett kök

Xác định
Äpplet
Bordet
köket

Như đã nói trên, bạn phải học từng danh từ một để biết được đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Tuy vậy, cũng có một qui tắc chung như sau:

Những danh từ chỉ người là danh từ -en.

Ví dụ: en man ‘người đàn ông’, en kvinna người đàn bà’, en pojke ‘con trai’, en flicka ‘con gái’. Trừ một ưưởng hợp ngoại lệ: ett barn ‘đứa trẻ, đứa con’.

2.6 Nhân xưng đại danh từ

Trong tiếng Thụy Điển, động từ luôn luôn được phối hợp với một từ (hoặc một nhóm từ), từ này cho biết ai là người thực hiện hành động mà động từ đó mô tả. Trong trường hợp đơn giản nhất, người ta dùng một trong những từ nhỏ rất quen thuộc gọi là nhân xưng đại danh lừ hay đại từ nhân xưng (personliga pronomen). Vài ví dụ cùa nhân xưng đại danh từ là:

Tôi cưởi.
Jag skrattar. Tôi cười
Du skrattar. Bạn cười
Vi skrattar. Chúng ta cười.
Ni skrattar. Các anh cười.

Trong nhiều ngôn ngữ khác, động từ chia theo nhân xưng đại danh từ. Còn tiếng Thụy Điển không có hiện tượng ấy, vì vậy một mệnh đề tiếng Thụy điển không thể thiếu đại danh từ được.

Han và hon cũng là hai dại danh từ quan trọng. Chúng chỉ dùng để ám chỉ người: han nếu là nam giới và hon nếu là nữ giới:

Vad gör Olle? Olle đang làm gì ?
Han åker buss. Anh ấy đang đi xe buýt.
Vad gör Karin? Karin đang làm gì ?
Hon läser tidningen.Cô ấy đang đọc báo.
Jag ser en pojke och en flicka. Tôi thấy một cậu con trai và một cô con gái.
Han sjunger och hon spelar gitarr.Anh ta hát và cô ta chơi đàn ghi ta.

Britta läser en bok. Britta đọc một quyển sách
Den heter ‘Krig och fred’ och den är bra. Nó tên là ‘ Chiến tranh và hòa bình’.

Khi nói về thú vật hoặc đồ vật, người ta dùng hai đại danh từ khác là den và det. Den dùng cho danh từ -en, det dùng cho danh từ -ett:

Olle köper ett paraply. Olle mua một cái dù
Det är svart och det kommer från England. Nó màu đen và nó từ nước Anh.
Vad gör Karin och Olle? De dricker kaffe. Karin và Olle đang làm gì ? Họ đang uống cà phê
Slen åt två apelsiner. Slen đã ăn 2 quả cam.
De smakade gott. Chúng ngon.

Khi nói về nhiều người hoặc nhiều đồ vật, người ta dùng chung một đại danh từ là de. De là dạng số nhiều, dùng chung cho cả han, hon, den và det:

De được phát âm hoàn toàn khác so với cách viết của nó. Thông thường đọc là dom (băng một âm ô ngắn). Đôi khi dạng dom cũng dùng cả trong văn viết, nhưng không phải là dạng chính thức lắm.

De dricker kaffe. = Dom dricker kaffe.

Sau đây là bảng liệt kê tất cả các đại danh từ. Tốt nhất, bạn nên học thuộc càng sớm càng tốt:
SỔ ÍT SỐ NHIỀU
jag tao, tôi … vi chúng tôi, chúng ta
du mày, bạn … ni chúng mày, các anh
han anh ấy, nó … de (dom) chúng nó, họ …
hon chị ấy, nó …
den nó (dùng cho danh từ -en)
det nó (dùng cho danh từ -ett)

Trong văn phạm còn gọi các đại danh từ trên là các ngôi:
jag = ngôi thứ I số ít, du = ngôi thứ II số ít, han, hon, den, det — ngôi
thứ III số ít.
vi = ngôi thứ I số nhiều, ni = ngôi thứ II số nhiều, de (dom) = ngôi thứ III số nhiều.

2.7 Tính từ

Tính từ (hoặc tĩnh từ) là từ chỉ tính chất, màu sắc của người hoặc đồ vật. Ví dụ:
stor to, lớn
liten nhỏ, bé
bra hay, tõt, khỏe
dålig Xấu, tôi, bệnh tật
ung trẻ, non
gammal già, cũ
snabb nhanh, mau
långsam chậm
dyr đắt, mắc
billig rẻ

Tính từ mô tả tính chất của một danh từ, hay nói cách khác: tính từ bố nghĩa cho danh từ. Nó có thế đi trực tiếp trước danh từ hoặc gián tiếp sau danh từ (sau động từ är hoặc var). Ví dụ:

Jag ser en gammal hund. Tôi thấy một con chó già
Hunden är gammal. Con chó này thì già.
Du köpte en dyr klocka. Bạn đã mua một chiếc đồng mắc tiền.
Klockan var dyr. Cái đồng hồ này thì mắc.

Chú ý rằng: tính từ luôn đứng trực tiếp trước danh từ khi nó bổ nghĩa cho danh từ ấy, trái hẳn với tiếng Việt! (xem những ví dụ trên).
Ngoài ra, tính từ còn biến dạng theo một cách đặc biệt. Vấn đề này sẽ trình bày ờ chương 11.

2.8 Trạng từ

Trạng từ thường viết hơi giống tính từ, nhưng chúng không bổ nghĩa cho danh từ, mà lại bố nghĩa cho động từ hoặc cho tính từ. Trạng từ thường đứng sau động từ hoặc trước tính từ. Nó cho biết mức độ, trạng thái và trả lời cho câu hỏi ‘như thế nào?’. Trong những ví dụ sau đây, trạng từ cho biết hành động xảy ra như thế nào:
Lena svarade mig vänligt. Lena trả lời tôi nhã nhặn.
Johan stängde dörren snabbt. Johan đóng cửa nhanh.
Per läser tidningen långsamt. Per đọc báo chậm.

Trong tiếng Thụy điển, từ một tính từ người ta có thế thành lập một trạng từ bằng cách thêm t:

TÍNH TỪ + t —> TRẠNG TỪ
vänlig + t —> vänligt
snabb + t —> snabbt
långsam + t —> långsamt

Trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho một tính từ, đó thường là những trạng từ: mycket ‘rất’ và ganska ‘tương đối’. (Trong những ví dụ sau đây, vänlig và långsam là tính từ):

Lena är en mycket vänlig person. Lena là một người rất nhã nhặn.
Per är ganska långsam. Per tương đối chậm chạp.

2.9 Giới từ

Có một số từ nhỏ trong văn phạm được sử dụng rất thường xuyên. Khi đi cùng với một danh từ, chúng cho biết một hành dộng được xảy ra ờ đâu, khi nào… Những từ ấy gọi là giới từ (proposition). Hai giới từ dùng nhiều nhất là på và i:

Sten chơi ở ngoài sân.
Eva đứng ở ngoài đường.
Eva ngồi trong xe hơi.
Chúng tôi sống ở Stockholm. Chúng tôi sẽ đi xa vào tháng 12. Per sẽ đến vào thứ tư.
Giới từ thường có nhiều nghĩa, hơn nữa, khái niệm: trong, ngoài, trên, dưới… trong tiếng Việt và tiếng Thụy điển không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý cách dùng của các giới từ. (Xem 15.3 và 15.4).

2.10 Số

Số cũng được xem như là một loại từ đặc biệt. Cũng như tiếng Việt, người ta chia số làm hai loại: số đếm (grundtal) và số thứ tự (ordningstal). Ví dụ:

Số đếm

1 en, ett một
2 två hai
3 tre ba
4 fyra bốn
5 fem năm
6 sex sáu
7 sju bày, bấy
8 åtta tám
9 nio chín
10 tio mười

Ví dụ cùa số thứ tự là: första ‘thứ nhất’, andra ‘thứ hai, thứ nhì’…

Xem thêm

nghề nail ở Thụy Điển thường tuyển lao động từ Việt Nam

Định cư Thụy Điển theo diện lao động tốn bao nhiêu tiền ?

Cộng Đồng Việt thường hay nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề định cư …

Hưu bổng do Pensionmyndigheter quản lý

Chế độ lương hưu của người Thụy Điển như thế nào ?

Một chủ đề rất đáng được quan tâm của chúng ta, mỗi người Việt Nam …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.