Tag Archives: Adolf Frederick

Defunc – Thương hiệu âm thanh đến từ Thụy Điển – Ra mắt dịp giáng sinh này

Defunc, hãng âm thanh đáng giá đến từ Thụy Điển – đất nước đáng sống nhất trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam vào mùa giáng sinh này.

Khi được thành lập năm 2015, người sáng lập muốn nhắm đến sự phát triển bằng những sản phẩm có ý nghĩa, tạo ra sự mới mẻ trong thị trường âm thanh.

Defunc = Design + Function

Tên hãng là viết tắt của Thiết kế( Design) và Chức năng (Function), cũng là định hướng mà những người thành lập luôn hướng tới: Giúp đơn giản hóa trải nghiệm của người dùng.

Mỗi năm, lại có thêm nhiều hãng âm thanh đưa ra nhiều mẫu mới, chạy theo mốt ( model) và thời trang, riêng Defunc chỉ có một tiêu chí đơn giản xuyên suốt: Đơn giản hóa lựa chọn dựa trên nhu cầu của người dùng về Thiết kế và Chức năng của tai nghe.

Phân loại

Trong thời đại mới, mọi người dùng tai nghe cho mọi hoạt động hằng ngày, để nghe nhạc, đàm thoại/ nói chuyện điện thoại, hoặc ngăn chặn/loại bỏ tiếng ồn.

Hãng Defunc không dành nhiều ( thời gian/nguồn lực/tài nguyên) để quảng cáo sản phẩm, mà thay vào đó sẽ giúp người dùng trả lời câu hỏi: “tôi cần” gì khi họ chọn mua tai nghe.

Hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều không đáp ứng được hết yêu cầu của người dùng. Đó là lý do vì sao Defunc chia sản phẩm của mình theo 4 nhu cầu sử dụng chính: Music, Talk, Hybrid, Sport cho phép bạn có thể lựa chọn phương án tối ưu cho mục đích của mình với mức giá linh hoạt.

1. Music – Âm nhạc

Chất lượng âm thanh là ưu tiên hàng đầu cho phân loại Music. Hãng sản xuất trang bị cho tai nghe high-output driver mang đến trải nghiệm âm thanh bậc nhất. Dải âm trầm với độ chắc chắn, âm bổng rõ ràng và trung âm cân bằng. Thiết kế nút tai silicon mềm mại và cách âm tốt.

2. Talk – Đàm thoại

Chế độ đàm thoại dành cho người dùng ưu tiên các cuộc gọi khi di chuyển. Trang bị microphone cao cấp. Thiết kế tai nghe cân bằng, cách âm tốt, tối ưu cho các cuộc hội thoại.

3. Hybrid – kết hợp

Sự thỏa hiệp/giao thoa tốt nhất cho nhu cầu Âm nhạc và Đàm thoại. Những linh kiện/thành phần được trang bị để cân bằng cho việc thưởng thức âm nhạc và thực hiện cuộc gọi.

4. Sport – Dành riêng cho tín đồ vận động

Được thiết kế riêng cho các hoạt động/ tập luyện thể thao như chạy bộ, dòng tai nghe loại Sport được thiết kế fit tai với ba kích cỡ nút tai phù hợp hoàn hảo cho bạn. Tiêu chuẩn chống nước IPX4 tối ưu, giúp bạn giải trí và liên lạc dù ở phòng tập hay tham gia các hoạt động ngoài trời.

5.Dòng tai nghe chụp tai

Khi nói đến tai nghe chụp tai ( on-ear và over-ear), hãng Defunc đưa ra hai sự chọn lựa Âm nhạc ( Music) và Sự tĩnh lặng ( Silence)

Những tai nghe ở loại Âm nhạc (music) được — bởi những chuyên gia âm thanh hàng đầu Thụy Điển, giúp tối ưu hóa trải nghiệm âm thanh.

Tai nghe ở loại Sự tĩnh lặng (Silence), âm thanh được cân bằng và khử tiếng ồn chủ động rất tốt.

Mỗi loại tai nghe thường có 4 màu, có dây và không dây và ba mức giá hợp lý: Basic, Go, Plus phù hợp với tài chính và sở thích của mỗi cá nhân.

Defunc Duo – Âm thanh Stereo với thiết kế tối giản

Một hệ thống âm thanh hoàn hảo thường có hai nguồn âm từ bên trái và phải, gọi là âm thanh stereo.

Hầu hết loa bluetooth ở thời điểm hiện tại chỉ là loa đơn âm (mono). Thấu Hiểu được điều đó, hãng âm thanh Defunc đã tạo ra hệ thống âm thanh nổi di động kép (Dual Portable Stereo System) đầu tiên trên thị trường.

Đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành một trong những người đầu tiên trải nghiệm những sản phẩm công nghệ âm thanh chất lượng cao của Defunc.

Vị vua Thụy Điển căm ghét cà phê: đánh thuế cao, tịch thu cả cốc chén người dân thế nhưng gây tác dụng ngược

Đây là cách vị vua nước Thụy Điển đã làm để chứng tỏ sự căm ghét của mình với món cà phê

Với lượng tiêu thụ cà phê lên tới 18 pound/người (khoảng 8 kg/người) mỗi năm, Thụy Điển là một trong những quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới.
Cà phê đã thực sự trở thành một nét văn hóa đặc trưng cho quốc gia này. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng trong suốt chiều dài lịch sử của Thụy Điển.

Bắt đầu từ thế kỷ 18, một số vị vua đã bắt đầu cấm việc lưu hành cà phê. Và một vị vua Thụy Điển thậm chí còn đi xa hơn, khi ông tiến hành thực nghiệm trên hai gã tử tù để chứng minh loại đồ uống này độc hại cỡ nào.

đem cho tử tù uống cuối cùng bị kết quả ngược

Cà phê bắt đầu đặt chân tới Thụy Điển vào thế kỷ thứ 17, và người dân nơi đây ngay tức khắc mở rộng vòng tay với thứ đồ uống này. Nhưng nó lại không hề nhận được sự hoan nghênh từ các vị vua, khi họ cho rằng cà phê gây ảnh hưởng xấu tới người dân của họ.

Bắt đầu từ năm 1756, dưới triều đại vua Adolf Frederick, quốc gia này bắt đầu đánh thuế rất nặng lên việc nhập khẩu và tiêu thụ cà phê. Thậm chí những người uống cà phê không trả thuế sẽ bị… tịch thu cốc chén.

Cũng trong năm đó, cà phê đã bị cấm lưu hành tại Thụy Điển. Hoàng gia Thụy Điển bỏ ra rất nhiều nỗ lực trong việc hạ thấp loại đồ uống này, đồng thời khuyến khích người dân tiêu thụ những loại đồ uống khác.

Người dân Thụy Điển, đặc biệt là giới thượng lưu, những người có thể mua được các loại hạt cà phê quý hiếm, vẫn điềm nhiên tiếp tục sử dụng cà phê, bỏ ngoài tai những lệnh cấm vô lý.
Và rồi Gustav III lên nắm quyền điều hành đất nước. Là con trai của một người đã ban sắc lệnh cấm cà phê, ông tỏ rõ sự ghê tởm sâu sắc với nó và cho rằng nó rất có hại với sức khỏe con người.
Nỗ lực chống lại thứ đồ uống này được đưa lên đến đỉnh điểm khi ông bẻ khoa học theo ý mình nhằm chứng minh cho người dân thấy họ nên vĩnh viễn từ bỏ thói quen uống cà phê của mình.

Với một động thái gây ngỡ ngàng ngay với những nhà khoa học hiện nay, Gustav quyết định tiến hành thực nghiệm này trên các phạm nhân.
Ông tìm thấy hai phạm nhân mang tội giết người để tiến hành thực nghiệm. Cả hai người này đều đã lĩnh án tử, vậy nên vị vua đề nghị giảm án xuống chung thân, để họ có thể tham gia vào thực nghiệm.

Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: Uống cà phê và trà. Một người được yêu cầu uống ba ấm trà mỗi ngày, còn một người được yêu cầu uống lượng tương đương cà phê mỗi ngày.
Vốn nghĩ rằng mình sẽ sớm được thấy những tác hại của cà phê, nhưng trớ trêu thay, phạm nhân uống cà phê đã sống, và thậm chí còn sống lâu hơn Gustav.
Gustav qua đời năm 1792 sau một vụ tấn công tại Nhà hát Nhạc kịch Hoàng gia Stockholm, trong khi phạm nhân uống trà sống tới năm 83 tuổi, và phạm nhân uống cà phê còn thọ lâu hơn thế, tuy chưa xác minh rõ con số này là bao lâu.

Không chỉ mình Gustav, vua Phổ Frederick the Great cũng là người rất độc đoán với món cà phê này. Cấm cà phê chưa đủ, ông thậm chí còn cấm luôn việc rang xay cà phê và đưa cận thần xuống phố nhằm đánh hơi hương vị của loại đồ uống này.

“Cảm giác thật ghê tởm khi thấy người dân tôi ngày càng dùng nhiều cà phê. Ai cũng uống cà phê. Đã là dân Phổ, chúng ta phải uống bia.”

Thế nhưng, dù nỗ lực ngăn cấm đến đâu đi nữa, cà phê vẫn vượt qua mọi sự độc đoán để hòa mình đi khắp châu Âu. Riêng với Thụy Điển, mùi vị cà phê đặc trưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa đầy yên bình của quốc gia này.
Tham khảo: History.com