Tag Archives: an sinh xã hội

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà ở Thụy Điển (phần 3)

Không như những quốc gia khác trên thế giới, Thụy Điển là một trong những nước có chế độ an sinh xã hội thuộc hàng đầu trong đó đặc biệt là chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người nghèo hoặc người có thu nhập thấp. Trong phần tiếp theo này, Cộng Đồng Việt sẽ đề cập đến các qui định và cách để xin trợ cấp tiền nhà từ chính phủ.

 

ở Thụy Điển, người nghèo và người thu nhập thấp được chính phủ trợ cấp tiền thuê nhà

 

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà của Thụy Điển

Là chính sách hỗ trợ kinh tế cho các hộ gia đình có con nhỏ mà có thu nhập thấp hoặc hoạc sinh, sinh viên, người già về hưu để đảm bảo họ có đủ khả năng hoặc có đủ tiền thuê nhà.

Cơ quan quản lý, thực hiện chế độ cấp hỗ trợ tiền nhà là bảo hiểm xã hội (försäkringskassa)

Đối tượng được hưởng hỗ trợ: các gia đình có con dưới 18 tuổi có thu nhập thấp. Học sinh sinh viên tử 18-28 và những người già về hưu. Chú ý: người thuê nhà và mua nhà đều được quyền xin trợ cấp như nhau

Mức độ trợ cấp phụ thuộc vào: số lượng người sống trong căn hộ, căn hộ rộng bao nhiểu? mức thu nhập trắng của lao động chính.
Bạn có thể làm phép tính thử mức độ được hương trợ cấp tai trang chính của bảo hiểm xã hội.
Chú ý từ 1/3/2018 quy định về mức hỗ trợ có một chút thay đổi đối với hộ gia đình có con như sau: trong trương hợp bố mẹ không sống chung, con ở với bố hoặc mẹ mỗi người 1 nửa thời gian thì người nộp đơn xin hỗ trợ sẽ được 1300 kr/tháng/ con. 1600 kr/tháng/2 con. 2100 kr/thang/3 con

Điều kiện được hưởng trợ cấp:
Đối với hộ gia đình: Bạn phải có đơn xin hưởng trợ cấp, có con dưới 18 tuổi sông chung, phải đăng ký hộ khẩu tại địa chỉ căn hộ xin trợ cấp
Người từ 18 – 28: có thu nhập thấp. Nộp đơn xin
Người về hưu trên 65 tuổi nếu có khoản lương hưu thấp hơn 4421 kr để sinh sống sau khi đã đóng thuế (trên tiền lương hưu) và trả tiền nhà thi sẽ được hưởng hỗ trợ tiền nhà không qua 6620 kr/ tháng. Nộp đơn xin.

Cách xin hỗ trợ:
Truy cập web của bảo trợ xã hội tìm hiểu thông tin https://www.forsakringskassan.se/privatpers/foralder/bostadsbidrag_barnfamiljer
Làm đơn xin hỗ trợ: có thể viết đơn tay hoặc đăng ký qua internet. Thông thường nên viết tay và đến bảo trợ xã hội để được hứong dẫn chi tiêt. Cú ý về khai thu nhập: bạn phải khai thu nhạp trắng ( đi làm có đóng thuế cho nhà nước) số tiền hỗ trợ được hưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào thu nhập của bạn. Nếu khai ít hơn thu nhập chính thi sau đó bạn sẽ phải trả bớt lại tiền hỗ trợ ( bảo hiểm xã hội sẽ dựa trên số liệu của sở thuế để tính cho bạn), và ngược lại.

Chú ý từ 1/3/2018 có chút thay đổi về điều kiện mức trần thu nhập đối với hộ gia đình xin hỗ trợ tiền nhà: Đối với người độc thân nuôi con nếu mức thu nhập quá 135.000 kr/năm trước thuế thì sẽ không bị giảm mức hỗ trợ ( trước đây quá 100.000 kr/năm phải trả lại bớt tiền hỗ trợ). Đối với vợ/chồng sống chung có con mà thu nhập của một người là 67500kr/năm thì không phải giảm mức hỗ trợ.

Quy trình giải quyết:
Bạn nộp đơn xin hỗ trợ. Bên bảo hiểm xã hội sẽ xem xét quyết định xem bạn có đủ điều kiện hay không. Họ sẽ dưaj trên các thông tin từ sở thuế. Nếu thiếu thông tin họ sẽ yêu cầu bạn bổ sung. Bạn đủ điều kiện hay không đủ bên bảo hiểm xã hội sẽ ra quyết định gửi đến bạn. Nếu bạn được chấp nhận thì tiền sẽ giải ngân vào 25 hàng tháng.

Nếu bạn chưa đăng ký tài khoản với bảo hiểm xã hội thì hãy tiến hành luôn bằng cách đăng ký thông qua ngân hàng hoặc đăng ký ngay tại web của bảo hiểm xã hội. Nếu không bạn sẽ nhận tiền qua séc và phải làm thủ tục đổi séc mất thời gian và tiền phí.

Phần tới cộng đồng Việt sẽ giới thiệu một số quy định về mua bán nhà tại Thụy Điển. Mời quí đọc giả quan tam theo dõi

Thụy Điển đang cạn lòng hiếu khách?

Hồi 20 tuổi, ông Jacek Dabrowski kiếm tiền bằng cách đến Thụy Điển trong những tháng hè và làm việc trong ngành xây dựng. Ông Dabrowski, 34 tuổi, sanh quán tại Krakov (Ba Lan) trở lại Thụy Điển hồi năm 2016 hầu kiếm thêm tiền, chủ yếu để trả nợ chồng chất.

“Tôi vất vả trong nhiều năm và thật là khó khăn nên tôi ngộ ra rằng tôi cần một giải pháp khác,” ông Dabrowski nói. Ông xem Stockholm như nhà của mình. “Và tôi có mặt tại Thụy Điển, tôi thích đất nước này và con người ở đây. Tôi thấy rất dễ sống và làm việc ở đây.”

Ông Dabrowski là một trong những người đến xứ Bắc Âu này, hoặc vì cơ hội kinh tế hay tị nạn chính trị hoặc trốn thoát chiến tranh. Thực vậy, Thụy Điển hiện nay được xem như quốc gia tốt nhất cho các di dân kinh tế, theo một cuộc thăm dò.

Tuy nhiên, cánh cửa Thụy Điển trước đây thường mở rộng đón nhận di dân nay đang khép lại. Làn sóng di dân, người tị nạn và những người xin tị nạn chính trị đổ vào Thụy Điển trong những năm gần đây đã buộc chính phủ phải thắt chặt những luật lệ chi phối di dân vào nước này.

Làn sóng di dân cũng làm dấy lên những phản ứng ngược của công chúng, những phản ứng này thách thức hình ảnh của Thụy Điển và những giá trị cốt lõi về chấp nhận và cởi mở. Thụy Điển đang đối mặt với những giới hạn về mức độ rộng lượng của một quốc gia tương đối ít dân số, theo các chuyên gia. Các nhà hoạch định chính sách phải quyết định những thay đổi nào là cần thiết để giúp một quốc gia già cỗi duy trì được danh tiếng về tiêu chuẩn sống cao và mức thu hút những người nước ngoài mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thụy Điển từ lâu được toàn thể thế giới xem như là một nơi mở rộng vòng tay chào đón di dân. Dân nước này tự hào về kiểu mẫu một nhà nước an sinh và Thụy Điển được xem là nơi có đời sống chất lượng cao, một môi trường an toàn để nuôi dạy con cái. Văn hóa Thụy Điển về bình đẳng cũng giúp tạo hình ảnh nước này thành một trong những nước tốt nhất trên thế giới đối với phụ nữ, theo một cuộc thăm dò.

Tiếng tăm tốt đẹp của Thụy Điển chấp nhận người nước ngoài căn cứ trên lịch sử của nước này khi đối phó với những người tị nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Thụy Điển bắt đầu chấp nhận người châu Âu trốn thoát Đức Quốc Xã. Vào những năm 1980, Thụy Điển đón chào người tị nạn từ Iran, Somalia, và Eritrea, cũng như những người Kurd. Vào những năm 1990, công dân các nước thuộc Nam Tư cũ bắt đầu đổ xô vào Thụy Điển. Trong nửa cuối thế kỷ 20, chính phủ Thụy Điển phát triển một hệ thống cung cấp phúc lợi xã hội cho những người tị nạn tương tự như phúc lợi xã hội công dân Thụy Điển được hưởng.

(Nguồn US News & World Report)

Thụy Điển ‘đau đầu’ vì quá nhiều tiền

Quốc gia Bắc Âu này dư dả ngân sách đến mức đang phải tìm cách đổ tiền cho các chương trình an sinh xã hội.

Chính phủ Thụy Điển vừa công bố dự báo mới cho nền kinh tế, với thặng dư ngân sách lớn hơn nhiều ước tính vài tuần trước. Bộ Tài chính nước này cho biết “nguồn thu tăng, chủ yếu từ thuế, và chi tiêu giảm” là nguyên nhân khiến nước này dự báo dư tới 85 tỷ kronor (10 tỷ USD) giai đoạn 2017 – 2020.

Bộ trưởng Tài chính – Magdalena Andersson cho biết phần lớn số tiền này sẽ được dùng để giảm bớt áp lực an sinh xã hội trong tương lai. Nước này ước tính sẽ có thêm 300.000 trẻ em và 300.000 người về hưu nữa cần chăm sóc năm 2025. Cộng với việc tuổi thọ ngày càng cao và dân nhập cư nhiều, đây sẽ là những con số đáng kể với một đất nước dân số chỉ khoảng 10 triệu người hiện tại.

“Chính sách tài khóa thắt chặt đã đưa Thụy Điển sang một vị thế kinh tế mới. Chúng tôi sẽ tận dụng vị thế này để tăng cường nhân viên y tế, giáo viên mầm non và cảnh sát”, bà Andersson cho biết.

Ngân sách Thụy Điển đang rất dư dả. Ảnh: FT

Theo dự báo mới nhất, thặng dư ngân sách của Thụy Điển sẽ lên 0,8% năm nay và 2% năm 2020. Andersson cho biết so với năm 2014, Chính phủ sẽ chi thêm 30 tỷ kronor dư cho an sinh xã hội và thêm 5 tỷ kronor cho chăm sóc y tế, trường học và dịch vụ công trong năm 2018.

“Dù đã đầu tư mạnh tay vào các dịch vụ phúc lợi, chúng tôi vẫn cần tăng thêm nữa. Tôi luôn ủng hộ việc bảo vệ hệ thống phúc lợi này của Thụy Điển”, bà cho biết.

Thụy Điển đặt mục tiêu đạt tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Liên minh châu Âu (EU). Tỷ lệ này tại đây hiện là 7,2%. Trong khi đó, bà Andersson và Thủ tướng – Stefan Lofven cũng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến trước quốc hội để thúc đẩy tăng thuế.

Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Chính phủ hiện tại của Thụy Điển đã tăng thuế thu nhập nhằm có thêm ngân sách hỗ trợ người thất nghiệp và bệnh tật. Số liệu dự báo mới nhất sẽ giúp bà Andersson có thêm căn cứ để thuyết phục rằng thuế cao có thể đi kèm với thất nghiệp thấp và tăng trưởng nhanh.

Hà Thu (theo Bloomberg)