Tag Archives: công ty

Hướng dẫn gia hạn visa hoặc giấy phép định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư

Trong phần trước CDV đã giới thiệu đến quí đọc giả hướng dẫn gia hạn visa hoặc giấy phép định cư Thụy Điển theo diện hôn nhân. Trong phần tiếp theo này sẽ là hướng dẫn gia hạn visa và giấy phép định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư:

PHẦN II.QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA HẠN VISA ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC VISA THEO DẠNG ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ

b. Thời điểm làm đơn gia hạn.

Tùy theo thời han bạn được nhận visa lần đầu là bao lâu:

Nếu bạn được thẻ visa 2 năm thì bạn quyền làm đơn gia hạn khi sắp hết hạn visa 2 năm.

Chú ý nếu nộp đơn qua mạng bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn visa này.

– Nếu bạn không được cấp thẻ visa 2 năm ngay từ đầu thì nộp đơn xin gia hạn khi sắp hết hạn trên thẻ của bạn.

Khi bạn đã nộp đơn xin gia hạn tại cục di trú bạn có quyền được sống và làm việc tại Thụy Điển, công ty của bạn vẫn được hoạt động như bình thường.

c. Điều kiện để được gia hạn visa

– Bạn phải được visa đầu tư tại Thụy Điển

– Công ty bạn phải hoạt động tại Thụy Điển

– Bạn phải đóng thuế đầy đủ

– Có báo cáo tài chính có lãi

– Bạn có đủ khả năng nuôi sống mình và gia đình đi theo

– Bạn và gia đình phải có chỗ ở tốt

– Bạn và gia đình phải sống ở Thụy Điển hơn 1 nửa thời hạn mà bạn được visa đầu tư lúc ban đầu

d. Hồ sơ gồm có:

– Bản copy hộ chiếu của người được visa đầu tư. Hộ chiếu phải có dài hạn

– bản báo cáo tài chính của các năm từ khi bạn được visa đầu tư

– Bản cân bằng tài chính của công ty hiện tại và các tháng gần nhất

– Các giấy tờ khai thuế của công ty, của bản thân bạn

– Bản sao ke tai fkhoanr thuê kể từ ngày bạn tiếp nhận công ty tại Thụy Điển

– Các chứng nhận đăng ký thanh toán băng quầy thanh toán

– Các bản copy của hồ sơ nhân sự của công ty

– Bản sao kê tài khoản ngân hàng với các khoản giao dịch trong vòng 6 tháng gần nhật

– Bảng lương của bạn trong 6 tháng gần nhất

– Các hợp đồng, cam kết với khách hành, nhà cung cấp, vận chuyển, thuê địa điểm

– Một bản báo cáo tóm tắt về việc bạn đã điều hành công ty như thế nào.

– Hợp đồng công ty thương mại, hoặc sổ cổ phần, hóa đơn mua bán công ty

– Nếu công ty bạn có khoản nợ được gửi đến Kronofogden thì bạn phải gửi kèm giấy chứng nhận đã thanh toán các khoản nợ

– Các giấy tờ liên quan đến nhà ở, thông tin về nhà ở….

e.Nếu các thành viên trong gia đình bạn cùng nộp đơn xin gia hạn thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Copy pass còn dài hạn của vợ/chồng/con

– Copy pass của người được visa đầu tư

– Copy bản đăng ký kết hôn, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ thân nhân

– Các giấy tờ chứng minh bạn sống chung với nhau

– Giấy khai sinh cho con

– Giấy ủy quyền , hoặc trao toàn quyền nuôi con cho người được visa đầu tư nếu như vợ chồng không còn sống chung

– Các giấy tờ chứng minh con tren 21 tuổi vẫn còn phụ thuộc bố mẹ: tật nguyền, thiểm năng trí tuệ

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Các giấy tờ này đều phải được dịch sang tiếng Thụy Điển hoặc Tiếng Anh

f. Cách nộp hồ sơ

– Qua web của cục di trú ( tiện lợi và nhanh nhất – bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất 1 tháng trước khi hết hạn visa) : Scan , chụp ảnh toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản tại web của cục di trú và đăng nhập vào và gửi hồ sơ đi.

– Qua thư : bạn có thẻ gửi các hồ sơ đã chuẩn bị đến địa chỉ Migrationsverket Box 3100, 90303 Umeå

Chú ý: để nộp được hồ sơ qua web: bạn phải đủ 18 tuổi. Bạn và con bạn phải được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển, phải có 1 hòm thư điện tử, có thể trả lệ phí qua web, có thể scan tài liệu để gửi đi.

g. Lệ phí

– Người lớn 2000kr/người đối với chủ công ty người đối với thành viên người lớn ăn theo visa đầu tư

– Trẻ em 500kr/người

h. Trách nhiệm của Cục di trú

– Khi bạn đã gửi đơn đi , bạn có quyền sống và làm việc tại Thụy Điển

– Thời gian giải quyết hồ sơ tùy thuộc vào công việc của cục di trú, người quản lý hồ sơ, và hồ sơ bạn gửi (cộng đồng Việt đã có bài giới thiệu về tỷ lệ thành công hồ sơ, các bạn tìm đọc lại)

– Nếu như hồ sơ của bạn được gửi đi sau khi visa của bạn đã hết hạn. thì cuc di trú sẽ có các thử thách và yêu cầu cứng rắn hơn đối với việc cấp visa gia hạn.

– Nếu bạn đi du lich trong lúc visa hết hạn thì việc quay lại Thụy Điển là khá khó khăn.

Bạn cần đợi quyết định mới ở bên ngoài Thụy Điển.

Trong trường hợp cần thiết có thể bạn phải xin visa du lịch để vào Thụy Điển trong lúc đợi quyết định của Cục di trú. Thủ tục này làm tại đại sứ quán các nước

– Cục di trú sẽ ra quyết định sau khi đã xem xét hồ sơ. Và gửi quyết định này tới bạn.

k. Trách nhiệm của bạn

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ , gửi đến cục di trú

– Thanh toán lệ phí nộp hồ sơ.

– Bố sung hồ sơ nếu Cục di trú có yêu cầu

– Nếu đơn của bạn được chấp nhận. Bạn phải liên lạc với Cuc di trú đặt giờ chụp ảnh, lấy dấu vân tay sớm nhất có thể

– thẻ này sẽ được gủi tới bạn trong thời gian sớm nhất.

-Nếu bạn bị từ chối đơn, bạn có quyền khiếu nại trong vòng 3 tuần kể từ ngày bạn nhận được quyết định từ chối.

– Bạn phải chuẩn bị rời khỏi Thụy Điển nếu như bạn chấp nhận quyết định từ chối hoặc khiếu nại không thành.

Trên đây là các quy định về gia hạn visa khi bạn kết hôn, sống chung. Phần III Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu các quy định về gia hạn trong trường hợp được visa du học

Những vấn đề cơ bản cần biết về lao động ở Thụy Điển

( Bài viết được trích dẫn từ 1 thành viên của trang Cộng đồng người Việt ở Thụy Điển)
Thân ái chào tất cả các bạn đọc.Bài viết của tôi hôm nay được trình bày để đáp ứng với một số câu hỏi mà tôi thỉnh thoảng được đọc trên mạng. Tôi viết lên đây bằng sự chân thành không lệ thuộc vào một nguồn lợi nào và được vun đắp bằng hai chữ nhân ái.

Kính thưa các bạn ! Vì sự vươn lên, vì một tương lai vững bền nên rất nhiều người tìm đủ mọi cách để hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng có đôi khi nó không tốt hơn mà ngược lại nó tàn phá tất cả một gia đình và hủy hoại cả một tương lai. Điều đó chính là sự cân nhắc thiển cận và sự liều lĩnh đó đã đưa gia đình đến một vực thẳm đắng cay.

Sau đây tôi xin được phân tách từng phần như sau :

1/ Xuất khẩu lao động :
Giữa chính quyền Việt nam và Thụy điển hoàn toàn không có sự ký kết hợp đồng lao động giữa hai quốc gia.

2/ Xin qua làm việc và được tiếp nhận từ một công ty :
Có ! Tức có nghĩa người có tiệm bên này được phép mướn người, và có trả thuế cũng như công đoàn cho người nhân công đầy đủ theo yêu cầu của chính quyền bên này thì sẽ được định cư sau khoảng 3 năm trở lên.
Tuy nhiên nếu trong thời gian làm việc mà có vi phạm pháp luật hay trả thuế không đạt yêu cầu thì người nhân công đó vẫn phải trở về quê cũ.

3/ Cách tính thuế và thâu nhập như sau :
1/ Nếu lương bạn cầm trên tay sau thuế là 10 000 Kr.
2/ Thuế khấu trừ 32%,14 600 x 32 = 4672 Kr.
3/ Phí sử dụng lao động,bảo hiểm 45,17%= 6595 Kr.
4/ Lương ốm 1 ngày.Thuế khấu trừ + phí chủ 1062 Kr.
5/ Phí mướn người dự bị = 1062 Kr.
6/ Phí chi trả cho người dự bị = 1062 Kr.
7/ Chi phí tiền nghỉ hè cho nhân công = 2543 Kr.
8/ Phí mướn người dự bị cho nhânviên nghỉ hè 1063 Kr.

Chi phí của người chủ cho mỗi nhân công mỗi là : 28 059 Kr

Điều đó gần có nghĩa là : Bạn cầm 10 000 thì người chủ phải chi trả cho chính phủ 20 000 Kr. Đọc tới đây có lẽ bạn thấy cái gánh nặng của người chủ, mà họ không dễ vượt qua.Tuy vậy, vẫn có người tuyển nhân công và nói rằng : Qua làm việc với mức lương là 100 000 000 ( 1 trăm triệu mỗi tháng ) Thì xin bạn hãy suy nghĩ lại. Bởi vì nếu lương của bạn là 100 triệu mỗi tháng thì người chủ phải chi trả gần 300 triệu mỗi tháng cho mỗi nhân công. Tức có nghĩa lương của bạn hơn cả một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng có thâm niên trên 25 năm. Nó hơn cả nha sĩ và những kỹ sư nghiên cứu v.v…

Trong trường hợp người chủ trả ít thuế lại, thì lương của bạn sẽ được tăng cao hơn, nhưng sau vài năm thì bạn sẽ phải trở về nước và tiền kiếm được cũng không cánh mà bay, bởi vì tiền kiếm được thì bạn cũng cần phải chi tiêu tiền ăn ở chứ !

Trường hợp qua Thụy Điển lao động thì người chủ là người tuyển dụng, người chủ tìm đến bạn và người chủ là người sử dụng sức lao động của bạn, vì thế bạn sẽ không cần phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào ngoại trừ tiền vé phi cơ… Thế nhưng các bạn cũng cần phải chú ý rằng người tuyển dụng thực sự có công ty bên Thụy điển hay không, vì vẫn phải được kiểm chứng kẻo những cú lừa ngoạn mục. Nếu họ thực sự có công ty thì họ sẽ không ngần ngại hay bắt bẻ khi bạn yêu cầu họ cung cấp thông tin về công ty của họ ví dụ như :
a/ Số công ty hoặc số chứng minh nhân dân.( Organisationsnr.)
b/ Tên của công ty. (Tên tiệm )
Sau khi có một trong hai tin tức trên thì bạn có thể tra khảo trên mạng ” BOLAGSVERKET ” hai vấn đề chính như sau :
1/ Tên và chủ công ty có thực sự hiện hữu hay không.
2/ Kiểm tra kinh tế của công ty suốt 3 năm, nhắm mục đích sự an toàn của chính mình và chủ có khả năng chi trả lương hay đó chỉ là một công ty nhưng hoàn toàn không có thu nhập…

Các bạn vẫn có thể liên lạc trực tiếp với chính quyền bản xứ như Sở thuế ( SKATTEVERKET ) 0046 771 567 567 để nắm rõ thêm thông tin.

Tuy nhiên, dẫu sao thì các bạn cũng không nên nghĩ tiêu cực về người chủ, bởi vì người chủ cũng có rất nhiều khổ tâm và cả hàng trăm ngàn cái khó đối với chính quyền và cũng đối với chính bạn. Họ cũng là người và cũng có gia đình nên sinh hoạt của họ vô cùng cơ cực và nhiều áp lực, chính vì thế, hãy nương nhau mà sống, hãy thành thật và thân thiện với người chủ của mình. Xin các bạn vui lòng chia sẻ hoặc lưu lại thông tin để trao lại cho những câu hỏi trong tương lai.
Chào thân ái.