Tag Archives: corona Vũ Hán

Tình hình đại dịch COVID-19 tại Thụy Điển, Việt Nam và thế giới cập nhật đến sáng 17/03

Số ca nhiễm trên thế giới đã vượt con số 180,000 người, số ca tử vong trên 7,100 người và chưa có dấu hiệu dừng. Thụy Điển số người bị nhiễm vẫn tăng đều, 7 người đã tử vong.
Việt Nam đang kêu gọi các hành khách trên những chuyến bay có người nhiễm corona Vũ Hán khai báo và đi kiểm tra sức khỏe.

Tình hình chung

  • Số người tử vong 7,138 hôm qua là 6,440 tăng 698 người
  • Số người nhiễm 181,580 hôm qua là 167,446 tăng 14,134 người

  • Số người hồi phục 78,943 hôm qua là 76,038 tăng 2,905 người

Tình hình Thụy Điển

-Chuyên gia dịch tễ học nhà nước Thụy Điển, Tegnell cho rằng : lây nhiễm trong trường học không quan trọng <– nhấp vào link để đọc thêm chi tiết .
-Quốc hội TĐ sẽ cắt giảm số lượng thành viên hiện hữu trong hội đồng từ 349 người xuống còn 55 người.
Quyết định này nhận được sự đồng thuận của tất cả các đảng, nghĩa là từ 18 tháng 3 cho tới cuối tháng, các đảng sẽ đại diện như sau: 16 nghị sĩ đảng Dân chủ XH, 11 nghị sĩ đảng Trung Lập (Moderate), 10 nghị sĩ đảng Dân Chủ Thụy Điển, 5 nghị sĩ đảng Trung Tâm (Centre party), 4 nghị sĩ đảng Cánh tả (Left party) và các đảng Dân chủ thiên chúa, đảng Tự Do, đảng Xanh, mỗi đảng có 3 thành viên.
Động thái này nhằm đảm bảo quốc hội vẫn có khả năng hoạt động nếu trường hợp một lượng lớn thành viên quốc hội bị ốm.
Quyết định này hiện tại áp dụng tới 30-03 nhưng cũng có thể kéo dài thêm.
Các nghị sĩ không có mặt trong quá trình bỏ phiếu sẽ vẫn tiếp tục làm việc, nhưng sẽ thực hiện nhiệm vụ của họ theo các cách khác nhau, người phát ngôn quốc hội nói.
-Dịch vụ bưu chính Thụy Điển Postnord cảnh báo rằng họ sẽ phải tạm dừng giao hàng đến và đi từ nhiều quốc gia do năng lực vận tải bị giảm do các chuyến bay bị hủy.
Họ nói rằng họ chỉ có thể chấp nhận giao hàng đến các nước EU, Úc, Hồng Kông, Iceland, Nhật Bản, Canada, Liechtenstein, Na Uy, Nga, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Åland, nhưng việc này mất nhiều thời gian hơn bình thường.

-Chính phủ TĐ thông báo các kế hoạch có thể tiêu tốn 300 tỉ kronor (khoảng 31 tỉ USD) cho gói cứu trợ khủng hoảng, để giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì do khủng hoảng coronavirus.
Các đề xuất này bao gồm:
+Tạm cho nghỉ việc ngắn hạn, khi đó chi phí tiền lương của chủ lao động sẽ giảm một nửa. Nhưng, người lao động thì vẫn sẽ nhận được hơn 90% tiền lương, do có sự vào cuộc hỗ trợ từ chính phủ.
+Chính phủ trung ương có thể sẽ nhận trách nhiệm thanh toán các khoản ốm đau cho người lao động trong tháng 4 và 5.
+Đề suất cho doanh nghiệp hoãn đóng góp các khoản anh sinh xã hội, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, những thứ mà trước đây phải báo cáo theo tháng hoặc quý.
+Các đề xuất bên trên (bổ sung cho karensdag đã có hiệu lực gần đây) là do sự thương thảo giữa liên minh đảng Dân chủ Xã Hội-Đảng Xanh cầm quyền, các trung tâm và đảng Tự Do và sẽ được trình lên quốc hội vào ngày 19-03.

-Vào lúc 09,45, Thủ tướng Stefan Löfven sẽ tổ chức một cuộc họp báo với Bộ trưởng Giáo dục Anna Ekström, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đại học Matilda Ernkrans, và Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Johan Carlson. Buổi họp báo sẽ được SVT phát sóng trực tiếp.

Tình hình Việt Nam

  • Bộ Y tế thông báo đã xác định được 8 chuyến bay sau có hành khách nhiễm virus, các hành khách trên những chuyến bay này cần liên hệ với CDC tỉnh mình để đc trợ giúp:
  • SQ 176 của Singapore Airlines từ Singapore đến Nội Bài ngày 15/3/2020;
  • VJ 826 của Vietjet Air từ Kuala Lumpur đến TP. HCM ngày 4/3/2020;
  • TK 162 của Turkey Airlines từ Istanbul đến TP.HCM ngày 8/3/2020;
  • QH 1521 của Bamboo Airways từ TP.HCM đến Phú Quốc ngày 9/3/2020;
  • QH 1524 của Bamboo Airways từ Phú Quốc đến TP.HCM ngày 13/3/2020;
  • SU 290 Aeroflot của từ Moscow đến Hà Nội ngày 12/3/2020;
  • QR 970 của Qatar Airways từ Doha đến TP. HCM ngày 10/3/2020.
  • TG 564 của Thai Airways từ Bangkok về Hà Nội ngày 15/3/2020.
  • BVĐK Trung ương Quảng Nam kích hoạt hệ thống phòng dịch sau khi có ca nhiễm và nhiều ca nghi ở đây, phần lớn là khách du lịch.
  • Lâm Đồng tạm giữ hàng chục ngàn chiếc khẩu trang gia công không phép không đạt chuẩn.
  • Tp.HCM đã giao một địa chỉ lo khẩu trang cho thành phố là Sài Gòn Co-op. Ngoài ra, hiện nay thành phố đã hợp đồng với 16 công ty trên cả nước để sản xuất khẩu trang cung cấp cho người dân.

Tình hình thế giới

  • Tổng thống Mỹ tự cho mình điểm 10 chất lượng trong việc điều hành phòng chống dịch corona Vũ Hán, cho biết chưa có ý định ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc, khuyến cáo người dân không nên tụ tập quá 10 người.
  • Nhiều bang tại Mỹ đã tiến hành phong toả, có bang đã ra lệnh giới nghiêm không được đi lại sau 8h tối.
  • Dịch vụ xét nghiệm kiểu drive-throu nở rộ ở nhiều bang trên nước Mỹ.
  • Hãng ăn nhanh McDonald sẽ không còn phục vụ ăn tại chỗ ở Mỹ để phòng chống lây lan.
  • Diễn viên Kristofer Hivju đóng vaiTormund Giantsbane trong loạt phim Game of Thrones bị nhiễm virus.
    -WHO cho biết họ đã chuyển khoảng 1,5 triệu bộ test đến hơn 120 nước để hỗ trợ chống dịch. Tổ chức này khẳng định chắc chắn các nước chưa tìm đủ số ca nhiễm thực do chưa xét nghiệm đủ. WHO cũng vừa cho ra hướng dẫn điều trị dành cho những phụ nữ mang thai bị nhiễm virus.
  • Amazon đang kiếm thêm 100,000 vị trí để phục vụ việc gia tăng đặt hàng online gần đây.
  • EU khuyến cáo người dân khối này không cần thiết thì đừng đi lại.
  • Biên giới giữa Tâu Ban Nha và Bồ Đào Nha chính thức bị đóng cửa.
  • Italy cho biết có khoảng hơn 2,000 nhân viên y tế đã bị nhiễm virus trong quá trình cứu bệnh nhân. Nhiều nhà thờ tại Italy vắng bóng linh mục do đã tử vong do dịch.
  • Người già ở Italy được khuyến cáo nên ở nhà khi bị nhiễm virus, đặc biệt là những người quá 80 tuổi và có tình trạng sức khỏe yếu… Nước này đang có 23.073 ca nhiễm và 2.158 ca tử vong.
  • Hãng sản xuất nới hoa xa xỉ LVMH (sở hữu Louis Vuitton) sẽ dùng dây chuyền của họ để làm nước vệ sinh tay miễn phí cho các bệnh viện ở Pháp.
  • Pháp có thêm 2 thành viên nội các dương tính với virus, công bố đóng cửa biên giới, cấm tụ tập gia đình
  • Hãng ô tô Renault sẽ đóng cửa cá nhà máy sản xuất ở Pháp.
  • Canada đóng cửa biên giới, chỉ cho người dân nước này nhập cảnh.
  • Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết 991 người nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 8.744, trong đó ca tử vong là 297. Thống đốc vùng Catalunya cũng đã nhiễm virus.
  • Thủ đô Nga cấm tụ tập quá 50 người, ngừng toàn bộ các sự kiện văn hoá thể thao.
  • Lễ rước đuốc Olympic vẫn sẽ được tiến hành, nhưng sẽ tối giản các thủ tục.
  • Các liên minh hãng hàng không đang kêu gọi sự trợ giúp của các quốc gia giúp vượt khó trong giai đoạn này.
  • Sau vụ Đức nghi Mỹ dự định mua chuộc các nhà nghiên cứu vaccine của nước này thì nhóm này thông báo hi vọng sắp có vaccine mới, sẽ dùng cho toàn cầu, không chỉ cho 1 quốc gia nào.
  • Thổ Nhĩ Kì đóng cửa toàn bộ quán cafe và phòng gym để ngăn bệnh lây lan, số ca nhiễm tăng 29 ca trong 1 ngày, giờ là 47 ca.
  • Sau màn uống nước tiểu bò thì có tín đồ đã đi tắm phân bò mong không bị nhiễm virus ở Ấn Độ.
  • Ai Cập dừng toàn bộ chuyến bay quốc tế lẫn nội địa trong vòng 2 tuần để ngăn lan dịch, đóng cửa biên giới luôn.
  • Haiti cấm toàn bộ các chuyến bay từ châu Âu, Canada và châu Mỹ Latin.
  • Colombia ra quyết định đóng cửa biên giới để phòng dịch lây lan.
  • Bộ trưởng quốc phòng Zimbabwe kêu gọi phòng chống dịch, cho rằng virus SARS-CoV-2 là sự trừng phạt của Chúa đối với các nước phương Tây và Mỹ khi cấm vận nước này.
  • Sudan đóng cửa biên giới để phòng dịch.

Nguồn CNN, WHO, suckhoedoisong, SCMP, JHU, Tuổi trẻ, Tiền phong

Mỹ sản xuất Vaccine, Trung Quốc sản xuất thuốc chống Covid 19

Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua thời gian trong cuộc chiến sinh học khốc liệt chống lại Virus Corona Vũ Hán hay còn gọi là Covid 19. Bất kể công ty nào có thể thành công sản xuất vaccine hay thuốc đều sẽ là người nắm giữ chìa khóa của giàu có và vinh quang. Hiện nay theo thông tin từ China Daily thì Trung Quốc đã sản xuất được đợt đầu thuốc chống lại Covid 19 có tên là Flavir. Còn Mỹ thì cũng bắt đầu cho thử nghiệm vaccine chủng ngừa Corona Vũ Hán.

Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine nCoV

Một loại vaccine ngừa Covid-19 bắt đầu thử nghiệm tại Mỹ từ ngày 16/3 với 45 tình nguyện viên trẻ.

Những người tham gia thử nghiệm đầu tiên này sẽ nhận được vaccine thử nghiệm vào ngày 16/3, một quan chức chính phủ nói với điều kiện giấu tên vì thử nghiệm chưa được công khai. Vaccine do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác phát triển.

45 tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh được tiêm vaccine với các liều khác nhau. Họ sẽ không có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh nào từ các mũi tiêm, vì chúng không chứa virus. Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng lần này là kiểm tra để chắc chắn vaccine không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn.

Thông thường sẽ mất một năm đến 18 tháng để thử nghiệm lâm sàng đầy đủ bất kỳ loại vaccine nào.

Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tạo ra vaccine khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Một số nhà nghiên cứu còn hướng đến các loại vaccine tạm thời, chẳng hạn như các mũi tiêm có thể bảo vệ sức khỏe của con người một hoặc hai tháng sau mỗi lần tiêm.

Đối với hầu hết mọi người, nCoV chỉ gây các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, chẳng hạn như sốt và ho. Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, virus có thể gây bệnh nặng hơn, bao gồm viêm phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người bệnh nhẹ sẽ hồi phục trong khoảng hai tuần, người bệnh nặng hơn có thể mất ba tuần đến sáu tuần để hồi phục.

Tính đến sáng 16/3, Covid-19 xuất hiện tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 169.000 người nhiễm, gần 6.500 người chết. Các ca nhiễm mới tập trung tại những điểm nóng ở châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh. Italy phát hiện thêm 3.590 ca nhiễm, nâng tổng số người dương tính với nCoV lên 24.747, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Tây Ban Nha, Iran và Đức ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua trên 1.000.

Trung Quốc sản xuất lô thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên

Trung Quốc vừa cấp phép và cho sản xuất lô thuốc Favilavir đầu tiên. Đây là loại thuốc được cho là hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona.
Theo China Daily, thông tin này được đưa ra trong công bố của chính quyền thành phố Thái Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, hôm 16/2.

Favilavir, trước đây gọi là Fapilavir, là loại thuốc chống virus corona đầu tiên được Cục Quản lý Sản phẩm y tế quốc gia của Trung Quốc phê duyệt sản xuất kể từ khi dịch bùng phát.

Favilavir do Công ty Dược phẩm Hisun Chiết Giang phát triển, được hy vọng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị dịch bệnh.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Favilavir là một trong ba loại thuốc cho thấy hiệu quả rõ rệt trong điều trị virus corona với các thử nghiệm lâm sàng. Lô thuốc đầu tiên bắt đầu được sản xuất vào ngày 16/2.

Tình hình đại dịch COVID-19 tại Thụy Điển , Việt Nam và thế giới cập nhật đến sáng 16/03

Trong khó khăn mới thấy được tính nhân đạo trong người Thụy Điển. Nhiều cá nhân và hội đoàn ở nhiều nơi đã lên sáng kiến kêu gọi giúp đỡ những người người dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh corona Vũ Hán.

Việt Nam qua 1 ngày tưởng bình an nhưng đến tối qua lại liền 1 mạch có những ca mới, giờ số người nhiễm là 57 người.

Châu Âu thì khỏi nói, ca tử vong mới nhiều, ca nhiễm cũng nhiều, Italy trải qua ngày tàn khốc nhất từ đợt dịch với 368 ca tử vong trong 1 ngày.

Tình hình chung

  • Số người tử vong 6,440 hôm qua là 5,829 tăng 611 người
  • Số người nhiễm 167,446 hôm qua là 156,116 tăng 11,330 người

  • Số người hồi phục 76,038 hôm qua là 73,955 tăng 2,083 người

Tình hình Thụy Điển

-Thụy Điển tối qua đã chính thức vượt 1000 ca nhiễm bệnh. Tổng số ca cho đến hiện nay là 1032 . Tổng số ca tử vong 3 người. Cả 3 người đều là những người lớn tuổi từ 70 đến 85.
-Lúc 9 h ngày hôm nay, chính phủ sẽ có 1 buổi họp báo về ngân sách quốc gia phòng chống corona Vũ Hán.
-Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Monica Mæland cảnh báo các quy tắc kiểm dịch chặt chẽ hơn đối với du khách đến từ Thụy Điển và Phần Lan,theo thông tin từ NRK. Bộ trưởng muốn điều này có hiệu lực từ thứ ba.
-Tuy nhiên, những người đi làm không cần cách ly, cô nói, bởi vì có rất nhiều người sống và làm việc thường xuyên qua lại giữa biên giới 2 quốc gia.
-Kể từ thứ Hai, tất cả những người Na Uy đã ở nước ngoài sẽ bị cách ly trong 14 ngày, nhưng ngoại lệ đối với du khách đến từ Thụy Điển và Phần Lan.
-Bắt đầu từ ngày 16 tháng 3, tất cả các sự kiện cắm trại theo lịch trình sẽ bị hủy bỏ tại Đại học Södertörn (Södertälje) vì virus corona Vũ Hán.
-Nhiều sáng kiến cá nhân trên khắp cả nước đang kêu gọi giúp đỡ những người gặp khó khăn vì dịch bệnh: (nhấn vào đường dẫn nếu bạn cần giúp đỡ hoặc muốn tham gia nhóm tình nguyện)
+DALARNA: Anna từ Falun sẽ bắt đầu thành lập nhóm chuyên giúp đỡ những nạn nhận trong thời gian dịch bệnh xảy ra và được hàng ngàn người tham gia.
+SÖRMLAND: nhóm cũng chuyên giúp đỡ những cư dân thuộc vùng Eskiltunabor trong thời gian dịch bệnh.
+VÄSTERBOTTEN: thành lập nhóm để giúp đỡ người già và những người bệnh vượt qua thời gian khó khăn này.
+NORRBOTTEN: nhóm Maria sẽ giúp đỡ những người thuộc nhóm có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
+ÖREBRO: nhóm Åsa được đầu tư thành lập để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất bởi dịch bệnh.

Số tử vong36
VùngSố ca nhiễm Corona
Toàn Thụy Điển2272
Stockholm959
Skåne238
Västra Götalands265
Uppsala 93
Halland63
Jönköping 59
Östergötland151
Värmland42
Södermanland66
Örebro 48
Jämtland Härjedalen55
Västerbotten 30
Kronoberg 18
Västmanland 24
Västernorrland17
Blekinge12
Norrbotten25
Gävleborg 27
Kalmar15
Dalarna30
Gotland5

Tình hình Việt Nam

  • Hà Nội tối qua thông báo phát hiện thêm 2 ca nhiễm, thứ 55 là người Đức và thứ 56 là người Anh sang du lịch.
  • Ngay tiếp theo là ca 57, người Anh bay cùng chuyến bay 0054, hiện đang được điều trị ở Quảng Nam.
  • Sân bay Nội Bài cho biết cho đến hôm qua nơi này đã lấy gần 700 mẫu bệnh phẩm của khách nhập cảnh để làm xét nghiệm.
  • Tp.HCM cách ly 4 người tiếp xúc gần du khách Latvia (bệnh nhân 54) nhiễm virus, tiếp tục tìm kiếm hàng trăm người khác. Được biết ông này đến từ Tây Ban Nha và đã đi ra Phú Quốc 5 ngày, vừa về lại thành phố.
  • Việt Nam tìm ra nguyên liệu thay thế màng lọc sản xuất khẩu trang y tế bằng nguyên liệu vải không dệt có khả năng ngăn lây nhiễm trong môi trường y tế. dự kiến đến cuối tháng 3 sẽ sản xuất được 30 triệu khẩu trang để đáp ứng riêng nhu cầu trong nước.
  • Các chuyến bay đưa người Việt Nam từ Châu Âu về sẽ hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn. Toàn bộ hành khách sẽ được đưa vào cách ly tại một số cơ sở lưu trú trên đảo Tuần Châu và khu nhà nghỉ tại Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Quảng Ninh.

Tình hình thế giới

  • Trang web GoFundMe thông báo những người dùng đã quyên góp được tổng cộng 4 triệu bảng trong vòng 1 ngày ở Italy để giúp chính phủ chống dịch.
  • Nike đóng cửa hầu hết các cửa hàng ở các nước bị dịch, chỉ mở ở Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc, những nước được cho là đã qua đỉnh dịch.
  • CDC khuyến nghị dừng tất cả các buổi tụ họp quá 50 người để phòng lây lan virus.
  • Cục dự trữ liên bang Mỹ vừa cho lãi suất về mức 0% đến 0.25% để ngăn nền kinh tế rơi tự do vì tác động của đại dịch
  • Những người không tuân thủ việc cách ly ở Tây Ban Nha sẽ bị phạt ít nhất 100 Euro và có thể phải ngồi tù 1 năm, các hoạt động không cần thiết cũng đã bị dừng lại ở quốc gia này. Tây Ban Nha có đến 288 ca tử vong trong 1 ngày, số người nhiễm đã gần 8 nghìn người.
  • Italy trải qua ngày tàn khốc nhất từ đầu đợt bùng phát với 368 ca tử vong trong 1 ngày, số tử vong lên đến 1,809 ca, lượt người nhiễm quá 24 nghìn người. Vị kiến trúc sư thiết kế sân vận động Olympic 1992 cũng trong số người tử vong, thọ 92 tuổi.
  • Giáo hoàng Francis đi bộ dạo quanh thành phố Rome, đến thăm những điểm linh thiêng và cầu nguyện sự an lành tới tất cả mọi người, cho thấy người đã khỏe lại sau khi bị ốm.
  • Hà Lan sẽ đóng cửa tất cả các trường học do dịch. Số ca nhiễm ở nước này là 1,135 và 20 ca tử vong.
  • Sáng nay Đức dự kiến sẽ đóng cửa biên giới với Pháp, Áo và Thụy Sỹ, Luxembourg. Chỉ ngày hôm qua Đức có 1,214 ca nhiễm, tổng ca nhiễm giờ là 5,813; số ca tử vong là 11 người.
  • Hungary có ca tử vong đầu tiên trong số 32 ca nhiễm, họ đã đóng cửa toàn bộ trường học do dịch.
  • Đảo Cyprus thắt chặt việc nhập cảnh, bất cứ ai vào phải có giấy chứng nhận sức khỏe và sau đó bắt phải cách ly 14 ngày.
  • Czech đóng cửa toàn bộ các dịch vụ công cộng để ngăn dịch
  • Anh và Mỹ kêu gọi người dân của mình từ Argentina nên trở về nước ngay trước khi không còn chuyến bay thương mại từ đấy về nữa.
  • Thủ tướng Canada cho biết ông không có ý định cho đóng cửa biên giới và cũng không định hạn chế các chuyến bay sang nước này.
  • Bulgary cấm các chuyến bay đến từ Italy và Tây Ban Nha để ngăn dịch.
  • Ireland đóng cửa tất cả các quán nhậu, kêu gọi người dân không đi dự bất cứ buổi tiệc nào.
  • Kazakhstan và Uzbekistan đóng cửa biên giới để phòng những ca bệnh ngoại lai vào đất nước.
  • Nước Equatoria Guinea thông báo ca nhiễm đầu tiên.
  • Một loạt các sự kiện tại Nam Phi phải hủy bỏ do dịch bệnh, hiện nước này đã có 51 người nhiễm, công bố thảm họa quốc gia và giới hạn đi lại với nhiều nước.
  • Hong Kong ra cảnh báo đỏ đối với người dân khuyến cáo không đi đến Ireland, Anh và Mỹ. Họ cũng tăng thời hạn bắt buộc phải cách ly với tất cả những người đến từ Anh, Ireland, Ai Cập, Mỹ, kể cả công dân Hong Kong về nước.
  • Brunei cấm không cho tất cả người dân lẫn người nước ngoài ra khỏi đất nước trong bối cảnh đã có 50 ca nhiễm.
  • Campuchia cho 3,000 quân tập trận chung với Trung Quốc, tập trận bất kể dịch bệnh.
  • Trung Quốc hôm qua chỉ có 16 ca nhiễm mới và 14 ca tử vong.
  • Ma Rốc dừng toàn bộ chuyến bay đến và đi quốc tế để phòng dịch.
  • Lebanon thông báo phong tỏa đất nước trong vòng 2 tuần. Nước này hiện có hơn 100 ca nhiễm và 3 ca tử vong.
  • Iraq siết chặt thêm việc hạn chế đi lại qua biên giới với Kuwait và Iran.
  • Colombia cấm người nước ngoài nhập cảnh vào đây, đề nghị tất cả công dân về nước phải tự cách ly 14 ngày.
  • Tổng thống Brazil vừa có kết quả âm tính với virus đã đi gặp người ủng hộ ở 1 buổi tuần hành hàng nghìn người, liên tục bắt tay với người ủng hộ. Ông này cho rằng sức hủy diệt của virus đã bị cường điệu hóa. Thậm chí, nó còn có khả năng bị phóng đại vì lý do chính trị.

Nguồn CNN, WHO, suckhoedoisong, SCMP, JHU, Tuổi trẻ, Tiền phong

Những nghịch lý trong xã hội loài người được bộc lộ nhờ con virus Vũ Hán

Giữa mùa dịch cúm Corona virus tràn ngập mặt báo, suốt tuần tin quốc tế hay xã hội đều chỉ xoay quanh dịch bệnh. Mình lại quan tâm đến hành động của con người văn minh ngoài dịch.

Điểm thứ nhất : mình quan sát thấy, công nghệ đã đi trước cuộc sống rất xa. Nhưng chính con người đã kéo lùi sự tiến bộ của xã hội. Vào thế kỷ 21, khi chúng ta có thể mua vé du lịch ra ngoài vũ trụ, thì cả xã hội vẫn còn chưa biết rửa tay thế nào đúng cách.

Truyền thông ghi điểm trong đợt dịch bệnh vừa qua: tích cực, sáng tạo, chỉ có nghĩa là trước đây chúng ta đang có khoảng trống quá lớn về truyền thông cộng đồng.

Những thứ có ích, đúng đắn, tiến bộ, nên trở thành thói quen ứng xử văn minh… nhưng nếu không được đưa ra truyền thông theo cách đúng, thì vẫn mãi chỉ nằm ở ngoại vi của xã hội.

Dịch cúm khiến xã hội hoảng loạn và thủng lưới không phải chỉ vì quá nhiều fake news (truyền thông bẩn) mà vì thứ yếu ớt kém đề kháng của chúng ta lại là bản lĩnh xã hội chứ ko phải thể chất, tâm lý!

Tương tự ở Thụy Điển, nhà nhà người người đều tranh nhau đi mua khẩu trang , nước rửa tay trong khi bước ra ngoài đường thi chẳng thấy ai đeo bất cứ thứ gì trên miệng.

Điểm thứ 2: con người sẵn sàng bỏ hàng giờ để lướt web, lướt facebook trên điện thoại nhưng lại không bỏ ra được 3 phút để rửa tay bằng xà phòng:

Trong 1 cuộc sống quá hiện đại cộng với truyền thông xã hội bị bọn trục lợi sử dụng như một công cụ để bán hàng thì người dân bị nhồi vào tâm lý phải có dung dịch rửa tay thì tay mới sạch mà người ta đã quên rằng chỉ cần rửa tay bằng xà bông thì chả có con virus nào bám vào được cả.

Chằng qua là ai cũng biếng nhác chỉ muốn xịt vào 1 dung dịch rửa tay chà xát 1 chút rồi nghĩ rằng tay mình sạch sẽ mà quên đi rằng chỉ vài phút sau đó họ lại chạm vào cái màn hình điện thoại dơ bẩn chỉ thua cái bồn cầu.

Điểm thứ 3: Rồi đâu đó người ta lại kéo nhau vào siêu thị vơ vét sạch thức ăn và nguy hiểm hơn là vét cả giấy vệ sinh mà quên đi rằng ở nhà ai cũng có nước để rửa tay , rửa miệng và cũng có thể dùng để rửa….nếu chịu khó lắp thêm cái vòi xịt .

vòi xịt bồn cầu
dành cho ai chưa biết ” công dụng” của vòi này

Điều quan trọng hơn là chằng ai chịu suy nghĩ đến việc : chằng lẽ nhà nước Thụy Điển lại để cho người dân của mình phải chết đói trong khi Thụy Điển là một trong những quốc gia nhân đạo hàng đầu thế giới ? Hay là do chúng ta đã coi quá nhiều phim ” The walking Dead” để rồi ám ảnh đến nổi tưởng tượng ra cảnh người ta sẽ bị những thây ma nhiễm bệnh vây nhốt trong nhà ? :))

Mình không thể biết sẽ có bao nhiêu người nhiễm bệnh virus corona nhưng mình tin rằng sẽ có rất nhiều người phát bệnh để gồng mình ăn gạo cũ, ăn mì gói cũ hoặc hoang phí khi bỏ đi những đồ ăn hết hạn vì lỡ tay mua quá nhiều.

Vì sao Thụy Điển không đóng cửa trường học?

Trong khi các nước Bắc Âu lân cận Thụy Điển như Đan Mạch, Na Uy đang áp dụng những biện pháp mạnh như đóng cửa biên giới và trường học nhằm ngăn chặn sự lây lan mạnh mẽ của virus corona Vũ Hán thì Thụy Điển lại không áp dụng những biện pháp tương tự.
Vậy vì sao Thụy Điển không đóng cửa trường học ? Đây là câu hỏi được rất nhiều người dân Thụy Điển đặt ra và trong nội dung bài viết này sẽ phân tích vấn đề trên.

Ở Thụy Điển, các trường học không được chính phủ yêu cầu phải đóng cửa, mặc dù vậy, một số trường vẫn lựa chọn đóng cửa, và người đứng đầu trường học được trao thêm quyền quyết định cho phép họ đưa ra các biện pháp ứng phó với việc bùng phát dịch bệnh.

Điều này bao gồm việc thay đổi thời gian niên khóa học hoặc là xây dựng phương pháp học trực tuyến.

Cơ quan y tế công cộng( trực thuộc bộ Y tế và Xã hội TĐ) trong thông cáo của mình đã cho rằng, việc đóng cửa trường học không phải là đối sách hữu hiệu vì 2 nguyên do sau: thứ 1, do tính chất của virus (Trẻ em dường như ít bị ảnh hưởng bởi virus hơn là người trưởng thành), thứ 2, do lo ngại tác động xã hội.

“Không thể chỉ đóng cửa trường học trong khi không cần biết bọn trẻ sẽ đi đâu về đâu, cả về khía cạnh xã hội, tâm lý cũng như phòng chống lây nhiễm bệnh cho trẻ” người đứng đầu cơ quan y tế Johan Carlson nói trong cuộc họp báo vào ngày 13-03.

“Có rất nhiều bậc phụ huynh đang làm các công việc quan trọng trong cộng đồng như ý tá, bác sĩ và phúc lợi xã hội nên khi đóng cửa trường học thì họ có thể sẽ phải nghỉ làm ở nhà với con cái.

Trong khi tại thời điểm hiện nay, không giống tình hình khác khi một lý do nguy hiểm khác là người lớn tuổi lại có khả năng nhiễm bệnh cao hơn người trẻ tuổi nên sẽ nguy hiểm hơn khi giao con nhỏ cho ông bà giữ trẻ giùm.

Rõ ràng khi tình trạng dịch bệnh tăng cao chúng ta lại cần y bác sĩ và các nhân viên hoạt động trong ngành y tế hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta những bậc phụ huynh lo lắng cho con cái của mình thì sẵn sàng ở nhà để chăm con thì không có lý do gì chúng ta ngăn những y bác sĩ khác được ở nhà chăm lo con cái họ. Như vậy sẽ làm tình trạng khủng hoảng chồng thêm khủng hoảng khác cho ngành y tế.

Bên cạnh đó nếu ban bố tình trạng nghỉ học toàn diện sẽ càng ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất khi các công nhân trong nhà máy cũng phải nghỉ làm cũng để trông con. Do vậy tình trạng khan hiếm hàng hóa cũng sẽ trở thành tâm điểm cho một cuộc khủng hoảng thứ 3 . Chúng ta đã và đang chứng kiến người dân đổ xô đến các siêu thị gom hàng dữ trữ. Công nhân ở nhà chỉ càng làm cho xã hội thêm nhiều vấn đề trì trệ kinh tế.