Tag Archives: định cư Thụy Điển

Hướng dẫn thủ tục chuyển giấy phép lao động sang giấy tự kinh doanh để định cư ở Thụy Điển

Dành cho những bạn muốn chuyển giấy phép lao động sang giấy phép tự làm chủ.
Đây là 1 bài chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn nào sang TĐ lao động hay người ăn theo, ko may có những trục trặc ko làm việc tiếp với chủ cũ đc nữa mà visa còn hạn( chú ý từ lúc nghỉ việc cho đến lúc nộp hồ sơ mới ko quá 3 tháng).

Cái này thì người lao động chính tự làm chủ cũng đc hay người ăn theo là vợ, hay chồng làm chủ đều đc. Kinh nghiệm từ chính bản thân mình và sau đó mình chỉ cho một người bạn của mình sau này và cả hai đều được giấy tờ egen företag. Vì vừa rồi có 1 người bạn nữa mới sang cũng hỏi thủ tục nhưng mình cũng khuyên gọi cho cty tư vấn, nhưng đc trả lời là họ chưa làm cho trường hợp nào như vậy mà chỉ có kinh nghiệm làm trong các lĩnh vực hôn nhân, lao động,.. thôi nên mình viết bài này cho các bạn tham khảo. Vì phần đầu này ko có hướng dẫn trên website nên mình phải tự tìm hiểu và làm.

– Trước tiên bạn phải có 1 tờ đơn xin phường hay xã ở Việt nam xác nhận là họ tên, địa chỉ, số chúng minh thư và số passpor, hiện bạn sống tại thụy điển: Không có nợ thuế ở Việt Nam.

– Sau khi bạn có giấy xác nhận đó thì lên Skatteveket ở Thụy điển lấy mẫu xin đăng ký kinh doanh tự làm chủ tiệm mà bạn đã thỏa thuận mua, nộp kèm giấy xác nhận không nợ thuế ở VN, lúc mình làm nó ko đòi hỏi nộp kèm giấy xác nhận nhưng 10 ngày sau nó có thư gửi về bắt mình có giấy xác nhận ko nợ thuế ở VN, nên bạn làm trước nộp luôn cho nhanh.

– Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh bạn nộp kèm với các giấy ờ sau lên Migrationveket:

+ Bản sao của các trang trong hộ chiếu của bạn hiển thị thông tin cá nhân, hình ảnh, chữ ký, số hộ chiếu, nước cấp, có giá trị, và nếu bạn được phép sống ở các quốc gia khác ngoài đất nước của bạn
hiển thị giấy chứng nhận của ngân hàng rằng bạn có đủ tiền cho bản thân và gia đình của bạn trong thời gian 2 năm đầu tiên (tương ứng với 200 SEK 000 cho bạn, 100.000 cho người phối ngẫu của bạn kèm theo và SEK 50 000 cho mỗi đứa trẻ đi kèm): giấy này xin xác nhận ỏ VN bằng tiếng anh, tiền việt Nam tính ra tương đương với đô la luôn, là tài khoản của bạn có bao nhiêu đô.

+ Hiển thị chứng chỉ ngân hàng mà bạn có đủ tiền cho bạn để mua các công ty và các chi phí và các khoản đầu tư mà bạn mong đợi để điều hành công ty, cái này là tài khoản ở THụy điển, tiền trong TK của bạn.
+ Hợp đồng mua bán tiệm.

+ Thêm 1 hợp đồng thuê tiệm , cái này phải có mặc dù không nghi trên mạng.

+ Thêm 1 hợp đồng thuê nhà , vì nó đòi hỏi cả gia đình phải có chỗ ở đảm bảo, cái này không thiếu được mà nó không nghi trên mạng đâu.

+ Tài liệu cho thấy rằng bạn đã trả giá mua, hoặc một phần của giá mua, nếu bạn mua doanh nghiệp hoặc kinh doanh, cái này là bạn chuyển trả tiền mua tiệm , in chuyển khoản tiền đã trả tiền mua tiệm ra, và in sổ phụ ngân hàng bên này ra, vào mạng tự in.

+ Báo cáo tài chính hàng năm hoặc 2 năm gần nhất (nếu công ty đã hoạt động trong quá khứ), bảo chủ bán tiệm cho mình để họ bảo kế toán làm báo cáo tài chính 2 năm gần nhất in ra hay tiệm mới hđ thì từ lúc hoạt động đến lúc bán cho mình.
+ Giấy chứng nhận khóa học, hoặc các bằng chứng khác mà bạn có thể biết tiếng Thụy Điển và / hoặc tiếng Anh.

+ Bằng tốt nghiệp từ chương trình của bạn.

+ Viết thêm một chút kinh nghiệm bạn đã từng kinh doanh hay làm ăn ở VN.

Sau đó in mẫu 124011 trên trang web của di dân ra và điền vào, bảo kế toán của chủ bán tiệm điền giúp vì có những số liệu phải kế toán sau khi làm sổ sách mới có mới biết và điền được.

Còn chồng và con của bạn thì in mẫu 132011, mỗi người 1 bản, cái này thì tự bạn làm được.–

Đó là giấy tờ cơ bản , ngoài ra bạn còn phải nộp phí như web yêu cầu cho cả nhà, pho tô hộ chiếu, visa cũ,.. của cả nhà nộp kèm, ,,,,như trang web yêu cầu, và có khi mình tự bổ sung vào cho đủ.

Bạn lưu ý là bạn cũng phải có kiến thức về kinh doanh, khi bạn miua tiệm dù là 100% hay trên 51% cổ phần cũng đc, nhưng bạn phải biết chắc là cái tiệm đó có lời trên sổ sách, số tiền lời đó sau khi trừ thuế đi thì phải nuôi sống cả gia đình bạn, nếu là cổ phần trên 51% thì số tiền lời bạn đc chia cũng sau khi trừ thuế đi cũng phải nuôi sống cả ggia đình bạn mới đc. Vì visa egen företag là cấp cho 2 năm, sau 2 năm họ bắt nộp báo cáo tài chình của tiệm cho họ xem, nếu mình đạt tiêu chuẩn thì đc cấp visa vĩnh viễn luôn, còn ko đạt thì sẽ rủi ro cao, hoặc họ chỉ cấp 2 năm thử thách tiếp, hoặc bị utvisa. Khi tự làm chủ thì các bạn phải tự mình vận động trí óc về giấy tờ là chính, ko nên ko biết gì phụ thuộc vào người khác, phải hiểu rõ về thuế: thuế có 2 loại là thuế moms và skatt, moms la thuế đầu ra đầu trừ đi đầu vào, còn skatt là thuế thu nhập từ lợi nhuận cua bạn hay từ tiền lương của bạn, ngoài ra còn arbetsgivaravgifter nữa nếu bạn chung cổ phần thì bạn cũng phải trả phí này hàng tháng nữa,… nói chung là bạn phải tìm hiểu để chủ động về lợi nhuận, ko đc nghe ai vì người VN hay ăn đen nên nhiều khi thực lãi cao nhưng trên giấy tờ lãi ít hay lỗ thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả duyệt visa của bạn sau này.
Mình sang đây lúc đứng ra kinh doanh cũng bập bõm tiếng TĐ thôi, tự đọc trên trang web và làm giấy tờ, sau này mình chỉ cho bạn mình cũng vậy, lúc đó tiếng TĐ cũng chưa biết mấy… Nhưng phải công nhận là ben này họ công bằng văn minh nên bọn mình mới đc như vậy, cứ đáp ứng đủ tiêu chuẩn như website yêu cầu là đc.

– Mình quên 1 yếu tố nữa là các bạn phải mua bảo hiểm ốm đau+ tai nạn nữa.
Bạn nào muốn làm thì đường link hướng dẫn chi tiết của cục di dân đây:
www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Eget-foretag.html
Nguồn: Facebook

Kiến thức cơ bản cần biết khi định cư ở Thụy Điển

Nội dung trong các bài viết này mình sẽ đề cập đến các vấn đề mà nhiều người rất quan tâm :

1. Thủ tục khai báo cơ quan chính quyền khi vào Thụy Điển

2.Thủ tục xin cấp mã số cá nhân (personbevis) mà Việt nam gọi là : số chứng minh nhân dân.

3.Thủ tục xin nhập học SFI

4.Thủ tục xin gia hạn hay xin giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển

5. Thủ tục xin cấp quốc tịch

6. Thủ tục xin trợ cấp tiền học từ CSN

7. Các thủ tục khác….

Trước khi đi vào các thủ tục mình sẽ bắt đầu giải thích 1 số tên cơ quan chính quyền Thụy Điển có liên quan để các anh chị em hiểu rõ hơn sau này sẽ làm các thủ tục khác.

Trên tinh thần xây dựng và cung cấp thông tin đến cộng đồng không vì bất kỳ mục đích lợi nhuận nào khác nên mình mong muốn nhận được ý kiến đóng góp chân thành của đọc giả trong trường hợp các thông tin dưới đây có sai hoặc không chính xác. Mong nhận được sự hợp tác.

Khi bạn đặt chân đến Thụy Điển để định cư điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là :

1-ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU (link : skatteverket.se)

Tại sao phải đến Sở Thuế để làm việc này ?

Khi đến Thụy Điển định cư bạn cần phải đến cơ quan này tại địa phương để thông báo bạn đã đến để họ có thể cấp cho bạn mã số cá nhân ( gọi là personnumer gồm có 10 số theo cấu trúc sau : năm-sinh-thángsinh-ngàysinh-4 số đuôi) . Với 10 con số này bạn sẽ được các quyền lợi cơ bản như sau:

1. Được pháp luật Thụy Điển bảo vệ

2. Được đi học theo chương trình ngôn ngữ dành cho người di dân gọi tắt là SFI – mình sẽ giải thích sau.

3.Được khám bệnh và chữa bệnh theo qui định y tế Thụy Điển ( Việc này rất quan trọng vì nếu bạn không có 10 con số cá nhân (personnummer) thì chi phí khám và chữa bệnh sẽ khác hoàn toàn đấy nhé ! )

4. Các quyền lợi khác : như xin tiền trợ cấp con cái v.v…

Khi đến Sở thuế nhớ mang theo hộ chiếu và những giấy tờ mà chứng minh được là bạn được phép định cư hoặc tạm trú. Mang theo cả giấy kết hôn hoặc giấy khai sinh của các con, nếu bạn có những giấy tờ đó. Tùy thuộc vào từng vùng và thành phố mà quyền lợi và nghĩa vụ của bạn sẽ có khác 1 chút so với tỉnh khác.

Ngoài ra cơ quan này còn có các chức năng khác :

1. Khai báo khi bạn di chuyển chỗ ở

2.Xin đổi tên

3.Đăng ký kết hôn

Một số thủ tục trên bạn có thể thực hiện khai báo qua trang web mà không cần đế trực tiếp Sở Thuế qua đường dẫn sau:

https://www.skatteverket.se/

(Sẽ có bài hướng dẫn khai báo các thủ tục trên thông qua trang web ở các loạt bài kế tiếp)

2. GIẤY CHỨNG MINH ( LEGITIMATION hay ID-kort )

Như đã nói trên , khi bạn đã đến Sở Thuế khai báo thông tin thì họ sẽ cấp cho bạn cái gọi là ID-kort, trên đó sẽ có mã số cá nhân gọi là personnummer bao gồm 10 số. Bạn buộc phải có 10 con số này khi muốn sống và định cư hợp pháp trên đất Thụy Điển. Cũng giống như ở VN bạn phải có giấy Chứng Minh Nhân Dân ). Ngoài ra Thụy Điển cũng chấp nhận giấy phép lái xe như một ID-kort thứ 2 của bạn.

Tuy nhiên người dưới 13 tuổi thì không có thủ tục này.

Thủ tục xin cấp ID-kort

1. Phải đóng tiền lệ phí là 400 kr.

2. Thời gian khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

3.Khi đi làm thủ tục này : phải mang theo hộ chiếu, giấy phép tạm trú hoặc các giấy tờ có liên quan chứng minh bạn được cấp phép sống tại Thụy Điển.

3.QUĨ BẢO HIỂM XÃ HỘI (FÖRSÄKRINGSKASSAN)
Link trang web : https://www.forsakringskassan.se/

Khi nào bạn được số cá nhân thì hãy đến đăng ký tại Quĩ bảo hiểm xã hội. Hãy mang bản sao giấy phép cư trú khi bạn đến đăng ký. Bạn phải đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì mới được giúp đỡ để được những tiêu chuẩn bạn được hưởng. Ví dụ về một số trợ cấp về kinh tế từ Quĩ bảo hiểm xã hội:
1. Trợ cấp nhà ở (Bostadsbidrag) Trợ cấp nhà ở để giúp bạn có khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà. Nếu bạn không có nhà ở thì có thể xin trợ cấp nhà ở nếu bạn sống cùng các con của bạn. Điều quan trọng là bạn phải thông báo cho Quĩ bảo hiểm xã hội biết nếu bạn chuyển đi, nếu gia đình thêm người, tăng thu nhập hoặc tiền thuê nhà thay đổi. Nếu bạn nhận được trợ cấp nhà ở nhiều thì sẽ phải trả lại.
2.Trợ cấp trẻ em (Barnbidrag) Nếu bạn đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì sẽ được trợ cấp cho con dưới 16 tuổi và có giấy phép định cư. Tiền trợ cấp được trả tự động khi bạn đăng ký con mình vào Quĩ bảo hiểm xã hội.

3.Tiền hỗ trợ nuôi con (Underhållsstöd) Nếu bạn ly hôn và sống cùng con thì người cha/mẹ kia phải trả tiền hỗ trợ nuôi con. Nếu người cha/mẹ kia không trả được, thì bạn có thể được giúp đỡ của Quĩ bảo hiểm xã hội. Nếu người cha/mẹ kia bị chết, thì bạn có thể được hỗ trợ của Quĩ hưu trí.

4.Tiền nghỉ đẻ (Föräldrapenning) Gia đình với trẻ em dưới 8 tuổi được tiêu chuẩn nghỉ đẻ. Nếu bạn ở nhà để chăm sóc con bạn thì bạn được tiền nghỉ đẻ.

4.SFI – TIẾNG THỤY ĐIỂN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (SVENSKA FÖR INVANDRARE)

Khi bạn đến Thụy Điển , bạn được quyền tham gia khóa học SFI là khóa học ngôn ngữ Thụy Điển dành cho người di dân. Tất cả học phí và sách vở đều hoàn toàn miễn phí. Thời gian bạn được học tối đa hiện nay khoảng 600 giờ . Bạn buộc phải hoàn thành khóa học này để có thể tiếp tục được đi học ở các trường bình thường dành cho người dân Thụy Điển hoặc bạn muốn học nghề. Ngoài ra bạn muốn nhận được tiền học bổng từ cơ quan CSN thì bạn cũng buộc phải hoàn thành khóa học SFI này. Cho nên cố gắng hoàn thành SFI này nhanh càng tốt nhé ( Để sau đó vừa đi học vừa có tiền ? )

Hiện nay có rất nhiều trang web học SFI (các bạn có thể học ở link này:http://www.digitalasparet.se)

5.Sở lao động (ARBETSFÖRMEDLINGEN)

(link: www.arbetsformedlingen.se)
Đây là cơ quan có chức năng giới thiệu việc làm cho bạn khi bạn cần kiếm việc làm. Bạn cần phải đăng ký với cơ quan này để họ cử người theo dõi và giúp đỡ bạn trong việc tư vấn chọn nghề cũng như hướng dẫn bạn các thủ tục khác. Người này gọi là : handläggare. Khi đi gặp người này bạn nhớ mang theo tất cả các bằng cấp bạn từng học hoặc từng hoàn tất để họ có thể biết được khả năng của bạn và giúp bạn chọn công việc phù hợp.

6.CSN: Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cho việc học

(link : http://csn.se)
Đây là trung tâm giúp cho những bạn có nhu cầu học sau chương trình SFI tiếp tục học trung học, hay đại học. Điều kiện bắt buộc của trung tâm này hiện nay là bạn phải hoàn thành xong khóa học SFI và có giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển (Upperhållstillstånd). Hoặc trong 1 số trường hợp đặc biệt như bạn chưa có giấy định cư nhưng có con sinh tại Thụy Điển thì vẫn có thể làm đơn xin cứu xét.

Cách nhanh nhất và tốt nhất để làm đơn bạn truy cập vào trang web sau và tạo một tài khoản

7.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG MẪU GIÁO (FÖRSKOLA)

Trẻ em được đi nhà trẻ từ khi một tuổi, cho đến hết năm đủ tuổi đi học. Hãy đăng ký cho con bạn bốn tháng trước khi ngày bạn muốn con bắt đầu. Bạn hãy làm như sau để xin cho con bạn vào trường mẫu giáo công lập (kommunala förskolor): Hãy điền vào mẫu đơn mà có thể lấy từ phòng công dân trong trang (medborgarkontor) Bạn được thông báo khi nào có chỗ chống. Để được chỗ đó thì bạn phải nhận lời bằng cách trả lời vào thư trả lời theo thời gian nhất định. Nếu bạn không trả lời thì con bạn mất chỗ và đơn đăng ký chỗ bị hủy. Khi bạn được chỗ thì bạn phải gửi thông tin về thu nhập tới phòng kinh tế (Debiteringsenheten). Nếu bạn không làm việc này thì phải trả lệ phí cao nhất. Bạn cũng có thể đăng ký chỗ ở các trường dân lập. Đăng ký trực tiếp tại các trường mẫu giáo. Thông tin về các trường đó có tại Trường mẫu giáo công lập mở cửa các ngày thường, thứ hai – thứ sáu 06.15 – 17.30. Nếu cần thiết thì kéo dài đến 18.30. Tất cả trẻ em có quyền xin vào trường công lập, 15 tiếng mỗi tuần.

8.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG (GRUNDSKOLA)

Trẻ em mới nhập cư, ở độ tuổi 6 đến 16 phải đến phòng Mosaikskolan để đăng ký vào trường. It nhất một cha/mẹ hoặc người giám hộ phải đi cùng đứa trẻ. Trường phổ thông là bắt buộc với trẻ em từ 7-16 tuổi. Trẻ em và phụ huynh hoặc người giám hộ phải trình giấy chứng minh thư. Thẻ được phép cư trú do Cục di dân cấp cũng dùng được. Nếu bạn đi làm hoặc đi học thì con bạn được chỗ ở nhà sinh hoạt ngoài giờ (fritidshem). Tiêu chuẩn này dành cho trẻ em bắt đầu đi mẫu giáo cho đến khi 13 tuổi. Nhà sinh hoạt này mở cửa trước khi buổi học bắt đầu và sau khi buổi học kết thúc. Hãy hỏi trường học của con bạn xem thủ tục đăng ký chỗ như thế nào.

9.CỤC DI DÂN (MIGRATIONSVERKET)

( link : http://www.migrationsverket.se)
Cục di dân là cơ quan xét đơn của những người muốn cư trú tại Thụy điển, sang thăm, xin vào quốc tịch hoặc cần bảo vệ vì bị truy nã. Tại Cục di dân bạn được giúp về những việc:
• gia hạn giấy phép tạm trú (uppehållstillstånd)
• đăng ký quyền cư trú (uppehållsrätt)
• quốc tịch Thụy điển (medborgarskap)
• giấy thông hành (resedokument)
• hộ chiếu cho người vô quốc tịch (främlingspass)
• gia hạn giấy phép sang thăm (besökstillstånd)

Y TẾ (SJUKVÅRD)

Tất cả mọi người sống và đăng ký hộ khẩu tại Thụy điển đều có tiêu chuẩn hưởng dịch vụ y tế. Nếu bạn cần khám bệnh thì đầu tiên nên liên lạc với trung tâm y tế (vårdcentral). Bạn có thể tự chọn trung tâm y tế để đăng ký xin khám ở đó. Nếu bạn ốm và cần hỏi gì đó, bạn có thể gọi điện đến trung tâm tư vấn y tế (Sjukvårdsupplysningen). Ở đó có người y tá có thể cho bạn lời khuyên hoặc hướng dẫn bạn đến đúng nơi để khám chữa bệnh. Khi bị bệnh nặng và phải cấp cứu hoặc bị tai nạn thì bạn có thể đến phòng cấp cứu (Akutmottagningen). Hãy gọi đến 1177 trước khi đi, để được cố vấn nếu bạn có phải vào cấp cứu không. Nếu rất vội và nếu bạn cần xe cứu thương thì gọi đến 112. Tại www.1177.se bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về y tế ở Skåne. Ở đó bạn có thể tìm thấy các trung tâm y tế mà bạn có thể lựa chọn, được thông tin về các căn bệnh và các quyền lợi về y tế vv. Nếu bạn cần phiên dịch thì phòng y tế có thể dàn xếp. Bạn được quyền có người phiên dịch miễn phí. Trẻ em dưới sáu tuổi nên liên lạc với trung tâm chăm sóc trẻ em (barnavårdscentral). Ở đó họ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em và tiêm chủng. Ở đó bạn cũng được cố vấn về mọi việc và theo dõi về sự phát triển của con bạn. Phụ nữ mang thai được kiểm tra sức khỏe của mình và thai nhi tại phòng phụ khoa (barnmorskemottagning). Ở đó bạn được cố vấn về các vấn đề liên quan đến tình dục. Phòng phụ khoa cũng có cùng số điện thoại với ”Bác sĩ phụ khoa trực tiếp” (”Barnmorska direkt”). Xem dưới đây để dược các thông tin liên lạc. Khi bạn đi khám bác sĩ thì thường phải trả một lệ phí. Bạn có thể sưu tập vào thẻ chi phí cao(högkostnadskort). Bạn trả lệ phí nhiều nhất 1100:- trong một năm. Nếu bạn không đến khám như lời hẹn thì bạn phải trả gấp đôi tiền lệ phí. Tiền phạt này không được tính vào thẻ chi phí cao. Nếu bạn biết là không thể đi khám được theo giờ hẹn thì phải gọi điện hủy giờ trước 24 giờ

DỊCH VỤ NHA KHOA (TANDVÅRD)

Bạn có thể được tự chọn dịch vụ nha khoa tư nhân hoặc dịch vụ nha khoa nhà nước. Người lớn phải trả phần lớn tiền lệ phí dịch vụ. Một phần được được Quĩ bảo hiểm xã hội trợ cấp, nếu bạn đăng ký hộ khẩu ở khu vực đó. Trẻ em dưới 20 tuổi được dịch vụ miễn phí. Các cháu được kiểm tra thường xuyên từ lúc 3 tuổi. Nếu con bạn cần khám cấp cứu thì bạn tự gọi điện đến nha sĩ. Nếu cần dịch vụ cấp cứu thì trước tiên bạn hãy liên lạc với nha sĩ mà bạn thường hay gặp. Nếu bạn cần giúp đỡ vào buổi tối hoặc ngày lễ thì gọi điện đến 1177, để được thông tin của bác trực.

NHÀ Ở (BOSTAD)

Ở tất cả các tỉnh đều có phòng giới thiệu nhà ở tên là Boplats Syd. Bạn có thể xếp hàng ở đó để được thuê căn hộ. Họ xắp xếp theo thứ tự. Thời gian xếp hàng càng lâu thì cơ hội được căn hộ càng cao. Bạn có thể đăng ký trong trang web của Boplats syd hoặc tại văn phòng của họ. Bạn cũng có thể xin nhà ở qua mối quan hệ cá nhân hoặc liên hệ trực tiếp với các chủ nhà. Họ thường có những qui định riêng và các hệ thống bếp riêng.
Hộ khẩu (Folkbokföring) Hộ khẩu có nghĩa là nơi bạn đăng ký cư trú. Nhiều quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc bạn có đăng ký hộ khẩu hay không, và đăng ký ở đâu.

Dich vụ nha khoa của nhà nước (Folktandvården) Dịch vụ nha khoa của nhà nước là dịch vụ nha khoa do nhà nước thực hiện. Ngoài ra có dịch vụ nha khoa tư nhân do các công ty tư nhân thực hiện.

Cập nhật những điều chỉnh về luật lao động liên quan đến gia hạn giấy phép định cư Thụy Điển

Vào ngày 15.11.2017, Quốc hội Thụy Điển (Riskdagen) đã thông qua một điều chỉnh trong Luật di dân (utläningslagen) về việc THU HỒI GI ́Y PHÉP LAO ĐỘNG (Ny lagändring gällande återkallelse av arbetstillstånd). Điều chỉnh này chính thức có hiệu lực từ 01.12.2017. Vậy điều chỉnh này có liên quan gì, và có ảnh hưởng trực tiếp như thế nào trong những thực hành của sở di dân (Migrationsverket) khi xét duyệt hồ sơ XIN GIA HẠN giấp phép lao động (förlängning av arbetstillstånd)?

Để hiểu được điều này, cần quay ngược lại thời gian năm 2014. Ngày 01.08.2014, một điều chỉnh về Luật đã diễn ra cho phép sở di dân có quyền thu hồi giấy phép lao động của người lao động, nếu có bằng chứng cho thấy điều kiện lao động không được đảm bảo. Tuy nhiên, sự điều chỉnh luật này chỉ khiến sở di dân triển khai kiểm tra những doanh nghiệp đang thuê người lao động từ nước thứ ba, chứ chưa tạo nên một cuộc khủng hoảng thật sự đối với việc gia hạn giấp phép lao động.

 

Khủng hoảng thật sự chỉ bắt đầu khi Tòa án di dân tối cáo (Migrationsöverdomstolen) ra phán quyết (beslut) trong hồ sơ MIG 2015:11. Theo phán quyết này, qui trình nghiêm ngặt khi phán xét THU HỒI giấp phép lao động sẽ được áp dụng cho cả khi phán xét XIN GIA HẠN giấy phép lao động . Cũng theo phán quyết này, việc xin gia hạn giấy phép lao động sẽ không được chấp thuận nếu những điều kiện lao động không được đáp ứng đầy đủ trong suốt thời gian giấy phép lao động có hiệu lực, và những điều kiện này không được tệ hơn so với những qui định của công đoàn ngành, hay trong thực tế ngành.

Sau phán quyết trên của Tòa án di dân tối cao, sở di dân đã áp dụng cách phán xét phải nói là khắc nghiệt và cực đoan đối với những hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động, dẫn tới việc khủng hoảng thị trường lao động, đặc biệt đối với những nhân lực lao động chất lượng cao tại Thụy Điển.

Điều chỉnh Luật về việc THU HỒI GI ́Y PHÉP LAO ĐỘNG thực chất đã tác động vào gốc của vấn đề, mục đích là buộc sở di dân thay đổi qui cách xét duyệt đối với các hồ sơ XIN GIA HẠN giấy phép lao động. Theo đó, nếu chủ lao động chủ động sửa chữa những sai phạm TRƯỚC KHI sở di dân PHÁT HIỆN VÀ CHỈ RA những sai phạm đó, giấy phép lao động của người lao động sẽ không bị thu hồi/hoặc sẽ được chấp nhận gia hạn. Những sai phạm đó có thể là:
1) Chủ lao động tin tưởng một cách sai lầm rằng công ty đã đăng ký đúng loại bảo hiểm cho người lao động
2) Chủ lao động trả chậm ngày thanh toán phí bảo hiểm
3) Lương của người lao động bị trả thiếu do lỗi của hệ thống kế toán
4) Chủ lao động trả mức lương không tuyệt đối cân xứng với kinh nghiệm làm việc và số năm được đào tạo để làm việc của người lao động.
5) Chủ lao động quên không ghi chú những ngày nghỉ hợp pháp của người lao động.

Sự điểu chỉnh này bị chỉ trích là quá chậm trễ và quá ít ỏi. Vì trước hết, nó sẽ không cứu được những hồ sơ đã và đang được sở di dân thụ lý. Tiếp theo, việc khái niệm hóa để định nghĩa mức độ sai phạm nào là những sai phạm mà khi sửa chữa sẽ được chấp nhận, hoàn toàn nằm trong quyền của sở di dân. Và chúng ta vẫn cần thời gian quan sát thêm để có thể biết, một trong những sai phạm phổ biến của người Việt là không cho người lao động hưởng ngày nghỉ semester sẽ được sở di dân phán xét như thế nào.

Quốc hội (Riskdagen) cũng thừa nhận tính chậm trễ và ít ỏi của điều chỉnh hiện tại, và đã yêu cầu chính phủ (Regeringen) phải trình Quốc hội duyêt một đề xuất mới và đề xuất mới phải chính thức có hiệu lực không muộn hơn 01.07.2018. Nhiệm vụ của đề xuất mới này là khắc phục những hạn chế của đề xuất hiện tại. Theo đó, những đánh giá có tính toàn diện cần được áp dụng để người lao động nhập cư không bị trục xuất do lỗi của chủ lao động, kể cả khi lỗi đó đã được phát hiện và chỉ ra bởi sở di dân. Lỗi ở đây hàm ý là những sai lệch nhỏ và không đáng kể về điều kiện lao động trong hệ qui chiếu là những qui định của công đoàn ngành.

Tuy nhiên, một tin rất mừng là vào ngày 13.12.2017, Tòa án di dân tối cao đã ra hai phán quyết quan trọng có lợi cho người lao động.

Ở đây xin phép được giải thích một chút về tầm quan trọng của những phán quyết của Tòa án di dân tối cao. Khi mọi người nhận được một phán quyết từ sở di dân, sẽ thấy những phán quyết đó, ngoài việc dựa trên Luật di dân, còn dựa trên những phán quyết trước đó của Tòa án di dân tối cao. Nói cách khác, những phán quyết của Tòa Án di dân tối cao đóng vai trò định hướng, hướng dẫn cho phán xét của sở di dân trong các trường hợp tương tự.

Trường hợp 1 là DM, làm đầu bếp trong tiệm Pizza, xin gia hạn giấy phép lao động lần đầu tiên vào 06.2015. Trong khoảng thời gian từ 12.2014 đến 04.2015, DM đã nhận lương thấp hơn mức lương qui định của công đoàn là 460 kr. Mặc dù chủ lao động chứng minh được rằng, việc trả lương thiếu là do sai sót của chủ lao động và chủ lao động cũng đã lập tức sửa chữa sai sót đó bằng cách trả bù tổng số lương thiếu cho DM vào tháng 09.2015 (sở di dân phát hiện ra sai sót vào ngày 19.10.2015, như vậy chủ lao động đã sửa sai trước khi sở di dân phát hiện), DM vẫn bị cả sở di dân lẫn Tòa án di dân từ chối cấp gia hạn, đồng thời quyết định trục xuất. DM tiếp tục kháng cáo lên Tòa án di dân tối cao, và đến ngày 13.12.2017 chính thức nhận phán quyết là được chấp nhận gia hạn giấy phép lao động.

Trường hợp 2 là AG, một lập trình viên, đã làm việc tại Thụy Điển trong 4 năm từ 17.02.2012 đến 18.02.2016, xin gia hạn giấy phép lao động lần 2 vào ngày 08.01.2016. Trường hợp này, sở di dân sẽ phán xét xem AG có đủ điều kiện được cấp định cư vĩnh viễn hay không. Trong khoảng thời gian từ 17.02.2012 đến 01.10.2013, AG không có sjukförsäkring và tjänstepensionsförsäkring. AG bị cả sở di dân và Tòa án di dân từ chối cấp định cư vĩnh viễn đồng thời quyết định trục xuất. AG tiếp tục kháng cáo lên Tòa án di dân tối cao và đến ngày 13.12.2017 chính thức nhận phán quyết là được cấp định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển.

“Nyckelord” quan trọng nhất trong hai phán quyết này, đó là từ “helthetsbedömning”, có nghĩa là đánh giá toàn diện. Theo Tòa án di dân tối cao, trong mỗi trường hợp cụ thể, cơ quan di dân cần thực hành đánh giá toàn diện để phán xét xem các điều kiện lao động có được đáp ứng đầy đủ trong suốt thời gian giấy phép lao động có hiệu lực hay không. Việc tách rời ra và xét theo từng tháng, hoặc áp dụng cứng ngắc các qui định của công đoàn ngành được coi là không thể và không phù hợp. Đi vào chi tiết, hai phán quyết này còn có những kết luận có thể nói là phần nào làm nguôi ngoai sự uất ức của người lao động, chủ lao động, những luật sư theo đuổi các vụ kiện về định cư lao động trong suốt thời gian qua. Ví dụ như: Tòa án di dân tối cao nhất trí rằng cơ quan di dân không thể bắt buộc mọi chủ lao động phải kí “kollektivavtal” với công đoàn ngành, và cũng không thể bắt buộc chủ lao động phải chính xác tuân theo những qui định của công đoàn ngành. Vì sự bắt buộc đó là trái với những qui định về quyền tự do hiệp hội (föreningsfrihet) được qui định tại Công ước châu âu (Europakonventionen) cũng như tại Hiến Pháp Thụy Điển (Regeningsformen). Tòa án di dân tối cao cũng nêu rõ quan điểm, trong Luật di dân có ghi rõ, điều kiện làm việc không được tệ hơn những qui định của công đoàn ngành hoặc TRONG THỰC TẾ và các cơ quan di dân không được bỏ qua vế “TRONG THỰC TẾ”. Vế “TRONG THỰC TẾ” nên được hiểu là chủ lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về những điều kiện làm việc. Ví dụ trong trường hợp người lao động không có nhu cầu tham gia tất cả 4 loại bảo hiểm (vì trong thực tế người lao động đã được bảo vệ bởi chế độ bảo hiểm xã hội của Thụy Điển) mà thay vào đó, muốn được nhận mức lương cao hơn…..

Nếu sự điều chỉnh về Luật chỉ có tác dụng với những hồ sơ chưa được sở di dân xử lý, thì hai phán quyết của Tòa án di dân tối cao sẽ có tác dụng ngay lập tức đến toàn bộ qui trình xử lý hồ sơ xin gia hạn định cư lao động của sở di dân.

KẾT LUẬN:

Sự điều chỉnh luật và hai phán quyết của Tòa án di dân tối cao chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi có lợi hơn cho người lao động trong trường hợp xin gia hạn giấp phép lao động, tuy nhiên cũng không thể đưa tình hình trở về mức độ “dễ thở” như thời kì trước 2014. Trong thời điểm hiện tại, cũng khó nói trước được sự thay đổi trong những thực hành phán xét của sở di dân sẽ “có lợi” ở mức độ nào cho người lao động, vì sở di dân cũng cần thời gian để diễn giải sự điều chỉnh luật, cũng như hai phán quyết mới nhất của Tòa án di dân tối cao thành những chỉ dẫn thực hành cho những người xử lý hồ sơ (handläggare). Và chúng ta cũng không được quên rằng, tất cả những gì đang diễn ra là nhằm để tránh cho người lao động bị trục xuất một cách oan ức bởi những SAI SÓT NHỎ của chủ lao động. (Không phải cho những sai sót lớn thể hiện tính thiếu nghiêm túc và vô trách nhiệm của chủ lao động) Lời khuyên cho người lao động lúc này đó là, nếu phát hiện bất cứ sai phạm gì trong điều kiện lao động của mình ở bất cứ thời điểm nào, hãy lập tức sửa ngay lập tức.

Nguồn :  https://www.facebook.com/groups/1515736728490111/permalink/1679024092161373/

Chính sách về định cư Thụy Điển theo diện lao động

Trong nội dung bài viết này sẽ nói tới các vấn đề :
– Gia hạn giấy phép lao động khi giấy phép cũ hết hạn.
– Điều kiện để được định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển khi tổng thời gian lao động là 4 năm.

Nếu bạn có giấy phép lao động tại Thụy Điển và muốn tiếp tục làm việc sau khi giấy phép của bạn hết hạn thì bạn cần phải đăng ký gia hạn giấy phép của bạn. Bên cạnh đó giấy phép phải có thời hạn lao động là sáu tháng trở lên do người chủ doanh nghiệp đã ký và bạn phải đăng ký gia hạn trước khi giấy phép hiện tại của bạn hết hạn thì bạn có quyền tiếp tục làm việc trong khi chờ đợi quyết định.

Trong trường hợp bạn có giấy phép lao động hoặc giấy phép định cư nào khác ( đã có giấy phép lao động của chủ hãng A và liên hệ thêm với chủ hãng B để ký thêm 1 công việc khác ) để cho phép bạn tiếp tục làm việc thì bạn phải có 1 giấy phép có thời hạn 6 tháng trở lên để được tiếp tục làm việc trong thời gian chờ đợi. Nó áp dụng cho cả những giấy phép khác như du học hoặc thăm thân nhân ở Thụy Điển. Nếu như trong thời gian này bạn thay đổi chủ lao động, công việc và gửi thư xin đăng ký giấy phép lao động mới trước khi giấy phép lao động trước đó của bạn hết hạn thì bạn có thể bắt đầu làm việc cho đến khi bạn nhân được quyết định cấp giấy phép mới dù cho thời hạn trong giấy phép cũ có hết hạn hay bao lâu đi chăng nữa.

Gia hạn giấy phép cho lao động ở Thụy Điển

Để bạn có thể gia hạn giấy phép lao động , thì mức lương và những điều kiện khác trong hợp đồng lao động ít nhất phải đáp ứng được ở mức thỏa ước lao động tập thể hoặc thực tập trong ngành nghề đó. Và công việc đó cũng phải có mức lương thấp nhất là 13000 kronor /tháng trước thuế. Và những điều kiện khác cũng phải được đảm bảo trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn phải được đảm bảo về bảo hiệm bệnh tật, bảo hiểm nhân mạng , bảo hiểm an toàn lao động và bảo hiểm hưu trí trong suốt thời gian của giấy phép lao động. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Thay đổi chủ doanh nghiệp hay nghề nghiệp

Giấy phép lao động giữa bạn với chủ hãng cùng với ngành nghề mà bạn được cấp trong quyết định chỉ có thời hạn áp dụng trong thời gian 24 tháng. Nếu như doanh nghiệp thay đổi số đăng ký kinh doanh , bạn có chủ mới hoặc công việc mới, hoặc những điều kiện lao động bị thay đổi không giống như trong giáy phép lao động của bạn thì lúc đó bạn cần phải đăng ký một hồ sơ xin giấy phép lao động mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó cho các yêu cầu lao động vẫn được áp dụng.

Khi bạn có giấy phép lao động trong 24 tháng và bạn đã được gia hạn giấy phép lao động thi bạn có thể thay đổi chủ lao động mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nào khác trong cùng ngành nghề của bạn.
Nếu như công việc mới của bạn bao gồm việc bạn thay đổi nghề nghiệp thì bạn phải làm thủ tục đăng ký mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó về giấy phép lao động của bạn sẽ bị hạn chế trong phạm vi giới hạn của nghề nghiệp đó.

Khi bạn đã nộp hồ sơ đăng ký thì bạn có thể bắt đầu làm việc trước khi bạn được nhận kết quả miễn là bạn đã làm thủ tục đăng ký trước khi giấy phép cũ của bạn hết hạn. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp của bạn phải đăng báo tuyển dụng lao động trong Thụy Điển và trong khối Châu Âu và Thụy Sỹ trước khi bắt đầu tuyển dụng bạn. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Giấy phép định cư vĩnh viễn

Khi bạn đã có giấy phép lao động do chủ doanh nghiệp ký và làm việc trong tổng cộng 4 năm kể từ 7 năm gần đây nhất thi bạn sẽ được cấp giấy phép định cư vĩnh viễn. Bạn sẽ được làm việc cho chủ lao động cùng với ngành nghề mà bạn được đã được ký trong giấy phép lao động của bạn.

Những trường hợp xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian

Nếu như bạn đã đăng ký xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian thì bạn vẫn có thể được giấy phép định cư vĩnh viễn khi giấy phép của bạn hết hạn và lúc đó bạn có một công việc mà nó có thề nuôi sống bạn. Nó áp dụng cả cho những người có giấy phép cư trú tạm thời do hoàn cảnh đặc biệt thương tâm hoặc những người thuộc diện chính sách của chính phủ. Ngoài tiền lương và các điều kiện khác phải được đảm bảo ít nhất ở mức độ giống với với các thoả ước tập thể Thụy Điển hoặc các điều kiên thực hành trong nghề nghiệp đó thì bạn phải là 25 tuổi trở lên. Nếu bạn dưới 25 tuổi có thể nhận được cư trú vĩnh viễn vì công việc mà bạn đang làm đã được đào tạo từ một nền giáo dục trung học hoặc tương đương. Người chủ lao động của bạn cũng phải báo cáo cho cơ quan Thuế Thụy Điển rằng bạn làm việc đó. Việc thông báo được thực hiện không muộn hơn một tháng sau khi bạn đã bắt đầu làm việc.

Nguồn :  http://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Forlanga-tillstand.html

Những điều cần chuẩn bị để định cư Thụy Điển – phần 1

1. Lời nói đầu và những điều cần biết về ngôn ngữ , tiếng Thụy Điển

Thân chào quí đọc giả, với mục tiêu giúp cho những người chuẩn bị định cư Thụy Điển có những hành trang tốt nhất để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở Thụy Điển cũng như mong muốn Cộng Đồng người Việt ở Thụy Điển ngày càng lớn mạnh. Congdongviet.se xin mạn phép chia sẻ những thông tin liên quan đến nội dung như tiêu đề của bài viết này đến những ai có dự định có nhu cầu định cư ở Thụy Điển hay chuẩn bị định cư ở đây.

Vì đây là một chủ đề rất lớn cũng như những thông tin dưới đây cũng chỉ mang tính chất cá nhân của những người đã đi trước nên sẽ có những sai sót cũng như trong tương lai có thể không còn chính xác theo sự thay đổi của xã hội Thụy Điển nên rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý nhiều hơn từ những đọc giả có kinh nghiệm để làm cho bài viết này ngày càng hoàn thiện hơn . Hơn nữa khi đọc giả đọc những kinh nghiệm dưới đây hãy đứng ở góc độ tham khảo để đưa ra những quyết định riêng cho bản thân chứ không nhất thiết phải làm theo những thông tin dưới đây. Bên cạnh đó Congdongviet.se sẽ cố gắng cập nhật tiếp tục chứ không dừng lại khi hoàn thành xong chủ đề này.

Nội dung của chủ đề này sẽ xoay quanh những nhu cầu thiết yếu nhất của 1 người cần có để định cư nơi xứ người như : ngôn ngữ, học hành ,quần áo, phương tiện đi lại, kiến thức chung về xã hội , nơi ăn chỗ ở.

1. Ngôn ngữ , tiếng Thụy Điển

Rất nhiều đọc giả đã gửi mail về cho congdongviet.se và thắc mắc về nhu cầu này , về việc có nên hay không học trước tiếng Thụy Điển ở Việt Nam hay không ?

Về vấn đề này congdongviet.se xin phân tích như sau :

Tất nhiên sẽ cực kỳ rất tốt nếu bạn có thể nói tiếng Thụy Điển ngay sau khi tới Thụy Điển . Điều này sẽ là yếu tố quyết định cho sự hòa nhập cuộc sống của bạn nhanh hay chậm. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để học tiếng Thụy Điển ở Việt Nam vì :
1. Chi phí học tiếng Thụy Điển ở Việt Nam khá cao so với ngôn ngữ khác.
2. Hầu như các trung tâm dạy tiếng Thụy Điển chỉ tập trung ở các thanh phố lớn như : Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng w.w…
Mặc khác có những yếu tố chi phối đến hiệu quả học của bạn như sau :
1. Ngôn ngữ Thụy Điển là một ngôn ngữ rất khó học về mặt ngữ pháp và phát âm đối với người Việt .

Nguyên nhân là tiếng Thụy Điển có nguồn gốc là sự tổng hợp của nhiều ngôn ngữ khác như : tiếng Anh, tiếng Nga, Phần Lan, Pháp , Đức…. Mà trong đó ngữ pháp Thụy Điển rắc rối không kém gì ngôn ngữ Việt Nam chúng ta . ( Chúng ta thườn tự hào là : Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam) Nói như vậy để mọi người có thể hình dung được phần nào về tiếng Thụy Điển.
Về mặt phát âm thì cũng như tiếng Việt Nam , tiếng Thụy Điển cũng chia cách phát âm theo vùng miền như Việt Nam chúng ta chia ra giọng đọc miền Nam, miền Bắc và miền Trung thì tiếng Thụy Điển cũng có phát âm như vậy. Nếu như trong tương lai bạn sẽ định cư ở phía Đông Nam Thụy Điển sẽ có phát âm theo tiếng bản địa Skånska , hoặc ở những thành phố gần Stockholm sẽ có giọng Stockholm.

Theo congdongviet.se thì biết được nơi bạn sẽ định cư tại Thụy Điển sẽ giúp bạn xác định được hướng học của bạn cho phù hợp vì theo kinh nghiệm một số người khi họ mới sang Thụy Điển thì vào trường học được học cách phát âm theo giọng đọc Stockholm ( đây có thể nói là giọng chuẩn của người Thụy Điển) nhưng khi ra đời làm việc thì lại di chuyển về những vùng nói giọng skånska thì cũng không nghe được và không hiểu được gì cả. Phải trải qua thời gian tiếp xúc nhiều thì dần quen, ít nhất cũng 1-2 năm.

Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao lại phải di chuyển như thế ? Nguyên nhân là cuộc sống ở Thụy Điển khác với ở Vn là việc làm sẽ quyết định nơi sống của các bạn. Thường những vùng có nhiều công việc phổ thông phù hợp với người Việt lại nằm ở phía smålandstena, Värnamo, Gnosjö nơi mà các hãng xưởng có nhiều và đây cũng là nơi tiếng skånska ngự trị.

Mặt khác chi phí đắt đỏ ở những thành phố lớn như Stockholm, Uppsala cũng ảnh hưởng đến quyết định nơi ăn chốn ở.

Như vậy thì làm thế nào để có sự chuẩn bị tốt hơn khi bạn không ở thành phố lớn và khả năng tài chính hạn hẹp , cũng như bạn cũng chưa định hình được mình sẽ ở đâu khi sang Thụy Điển ?

1. Tự học tiếng Thụy Điển

Hiện nay với sự phát triển của các thiết bị điện tử và internet như : điện thoại thông minh, máy tính bảng thì với quyết tâm , tự học tiếng Thụy Điển sẽ không khó . Bạn chỉ cần vào google và tìm kiếm các thông tin về tài liệu và hướng dẫn học sẽ có rất nhiều.
Về việc tự học tiếng Thụy Điển thế nào thì sẽ có chủ đề riêng. Trong phạm vi của bài viết này , congdongviet.se sẽ đưa ra 1 vài gợi ý như sau :
a. Tài liệu : bạn tìm kiếm trên google với các từ khóa : học tiếng Thụy Điển, svenska ( tiếng Thụy Điển ), lexikon (từ điển)
b. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dịch thì : google translate ( là người bạn không thể thiếu trong quá trình học tiếng Thụy Điển. Sẽ tốt hơn nếu bạn có 1 cái điện thoại thông minh sử dụng android hay iphone đều được và có phần mềm : google transle. . Nếu không bạn dùng máy tính và truy cập vào đó cũng được.
c. Một số phần mềm học tiếng Thụy Điển : Duolingo , babbel learn , learn 50 languages, folket (từ điển Anh -Thụy Điển) là những phần mềm trên điện thoại di động sẽ giúp bạn học tiếng Thụy Điển.
d. Để học phát âm : Youtube là nơi bạn sẽ nghe học được cách phát âm của người Thụy Điển bản xứ rất dễ học qua các bài hát dành cho trẻ con, hoặc các bài học vỡ lòng với từ khóa : Swedish hoặc Svenska thì sẽ ra ngay hết thôi mà.

2. Trau dồi tiếng Anh

Nền tảng tiếng Anh vững chắc sẽ giúp bạn học tiếng Thụy Điển nhanh hơn người bình thường ít nhất 50%
Nguyên nhân là do :
c.1 Ngữ pháp Thụy Điển gần như giống ngữ pháp tiếng Anh đến 70 % : các thì dùng để diễn tả thời gian hành động trong tiếng Thụy Điển có cấu trúc gần như y hệt (present , past , perfect , continuous) . Về từ vựng cũng có sự tương đồng khoảng 40 -50 %, đôi khi phát âm khác nhưng nếu bạn đọc hiểu tiếng anh khi nhìn sang tiếng Thụy Điển bạn có thể đoán được nội dung phần nào.
C2. Đa số người Thụy Điển đều có thể giao tiếp được tiếng Anh . Vậy nên thời gian đầu khi bạn sống ở Thụy Điển bạn vẫn có thể sử dụng tiếng Anh cho các nhu cầu cơ bản như làm giấy tờ ở các cơ quan công cộng : sở việc làm, bệnh viện , cảnh sát, sở di dân, đại sứ quán và thậm chí là các cửa hàng thức ăn mà không sợ người ta không hiểu bạn nói gì.
C3. Nếu bạn định hướng bạn sẽ học lên cao hoặc chuyển đổi ngành nghề của bạn thì môn tiếng Anh sẽ là môn không thể thiếu trong các môn học của bạn và nó sẽ góp phần giúp bảng điểm tiếng Thụy Điển của bạn có giá trị hơn nhất là khi xin tiền trợ cấp CSN dễ hơn . ( sẽ có chủ đề về CSN : được hiểu là 1 cơ quan hỗ trợ kinh tế cho bạn trong quá trình học : cho không tiền hoặc cho bạn mượn khi bạn đáp ứng các tiêu chí của cơ quan này yêu cầu ).
C5. Ngoài ra những trang web của cơ quan công quyền như
Migrationsverket ( sở di dân ) : migrationsverket.se : dùng để làm các thủ tục liên quan đến xin giấy phép định cư, mời người thân ( người yêu , vợ / chồng sang du lịch ), xin nhập quốc tịch.
Arbetsformedlingen (sở lao động ) https://www.arbetsformedlingen.se/ : hỗ trợ tìm kiếm việc làm, xin trợ cấp tiền lương đối với những người mới định cư .
CSN http://www.csn.se/ ( Trung tâm hỗ trợ việc học) : xin trợ cấp tiền học ( không hoàn lại) , mượn tiền học
Försäkringskassan : Försäkringskassan.se : xin trợ cấp tiền nhà ở, tiền ở nhà nuôi con của cha mẹ , tiền bệnh v.v..
Là những trang web mà gần như bạn sẽ phải dùng trong suốt cuộc sống của bạn ở Thụy Điển và quan trọng là tất cả đều có tiếng Anh.

Vậy cho nên có trình độ tiếng Anh vững chắc sẽ bạn hội nhập nhanh hơn với cuộc sống ở Thụy Điển.

3. Nếu bạn thậm chí cũng không có đủ thời gian chuẩn bị học tiếng Thụy Điển ở Vn thì cũng đừng lo lắng bởi vì :

Khi sang đến Thụy Điển bạn sẽ có được ít nhất 2 năm đầu tiên để học tiếng Thụy Điển miễn phí ( kể cả sách vở, bút viết )
Theo chương trình SFI ( tiếng Thụy Điển dành cho người di dân) của chính phủ Thụy Điển.
Đây cũng là chương trình bắt buộc đối với tất cả những người định cư ở Thụy Điển ví cuối khóa học bạn sẽ được cấp chứng chỉ SFI , là chứng chỉ rất quan trọng khi bạn đi xin việc làm ở các hãng xưởng để chứng minh bạn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Thụy Điển. Bên cạnh đó ở một số địa phương nếu bạn học tốt thì cuối khóa sẽ có những phần thưởng từ 6000 kr đến 12 000 kr cho những học sinh học nhanh, hoàn thiện sớm chương trình học này.

Bên cạnh đó : sau 2 năm khi đã có giấy phép định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển, bạn sẽ có quyền xin trợ cấp tiền học từ CSN . Với khoảng trợ cấp từ 2000 kr đến 7000 kr mỗi tháng trong 40 tuần cho trình đô Grund ( tương đương trình độ từ lớp 6 đến lớp 9 của Việt Nam – sự so sánh chỉ mang tính tương đối). Số tiền này phụ thuộc vào việc khai báo tình trạng học vấn và cuộc sống của bạn với cơ quan này.

Vấn đề cuối cùng của phần này : một câu hỏi quen thuộc : mất bao lâu để có thể giao tiếp nghe nói đọc hiểu bằng tiếng Thụy Điển tương đối ?
1 . Nó phụ thuộc vào vốn từ vựng của bạn : theo thống kê để có thể giao tiếp lưu loát bạn cần có ít nhất 30 000 từ vựng,
2. Tổng số giờ học tiếng Thụy Điển của bạn ít nhất trên 500 giờ ( tương đương 2 năm học tiếng SFI – ngôn ngữ dành cho người di dân)
3. Ít nhất 3 đến 5 năm sống ở Thụy Điển và có giao tiếp với người Thụy Điển bản xứ.

Tới đây congdongviet.se xin kết thúc phần đầu liên quan đến nội dung : Những điều cần chuẩn bị về ngôn ngữ, tiếng Thụy Điển cho người chuẩn bị định cư ở Thụy Điển.

Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn sẽ có những cái nhìn khái quát về tiếng Thụy Điển cũng như những kế hoạch chuẩn bị cho mình trong tương lai định cư ở Thụy Điển.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc góp ý vui lòng để lại phản hồi ở dưới bài viết này hoặc mail về địa chỉ mail : congdongviet.se@gmail.com.

Congdongviet.se xin chân thành cám ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc mọi người Giáng Sinh và Năm mới 2017 hạnh phúc, vui vẻ.

Kinh nghiệm phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng

Trong thời gian qua, CDV nhận được 1 số yêu cầu của đọc giả muốn hỏi về các kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng nên CDV xin phép được viết 1 bài mang tính chất là tập hợp các kinh nghiệm để giúp cho các bạn sắp và sẽ sang Thụy Điển theo diện hôn nhân vợ chồng hay sambo có thêm sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Ảnh minh họa

Lưu ý là đây chỉ là những kinh nghiệm của những người đã trải qua phỏng vấn nên các bạn đọc để tham khảo thôi nhé !
Phải chứng minh được tính chân thật và cho thấy mức độ sâu đậm trong mối quan hệ yêu đương/ vợ chồng.
Điều đầu tiên các bạn cần phải hiểu cốt lõi của buổi phỏng vấn này là để cho Sở Di Dân Thụy Điển cũng nhưng Đại Sứ Quán Việt Nam có thể hiểu rõ về tính ” chân thật” cũng như mức độ tình cảm của quan hệ vợ chồng /sambo mà các bạn nộp hơ để định cư Thụy Điển theo diện này. Điều này có nghĩa rằng các bạn càng đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho thấy mối quan hệ của các bạn càng sâu đậm và chân thật thì thời gian giải quyết hồ sơ cũng như quyết định có hay không cấp visa định cư Thụy Điển cho các bạn càng có lợi. Vậy cho nên 1 số người thường chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này những bằng chứng xác thực nhất như : hình ảnh đám cưới, đính hôn, hay đi chơi chung của các bạn . Ngoài ra các bạn cũng thể mang theo các bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ của các bạn đang diễn ra tốt đẹp như : vé đi chơi, xem phim, du lịch hay các đoạn tin nhắn chat cũng như thư từ các bạn trao đổi trong thời gian yêu nhau. Càng nhiều bằng chứng thì càng có lợi cho hồ sơ của bạn.
Câu trả lời và thái đô phải trơn tru
Quan trọng hơn trong buổi phỏng vấn chính là bạn sẽ trả lời các câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ đưa ra và bắt buộc các bạn phải trả lời 1 cách trơn tru, không ngập ngừng. Lưu ý thái độ ngập ngừng hay mơ hồ về các câu trả lời sẽ vô cùng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Bởi vì điều này thể hiện mối quan hệ của bạn và người vợ hoặc chồng tương lai của bạn không trao đổi và tương tác với nhau nhiều nên bạn sẽ không hiểu rõ về cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh của người đó. Bạn cần phải nhớ 1 nguyên lý vô cùng đơn giản nhưng lại là tiêu chí cốt lõi để đánh giá mối quan hệ của bạn chính là : ” nếu là vợ chồng của nhau trong tương lại thì phải hiểu nhau và phải biết rõ về cuộc sống của nhau”
Không có lí do gì mà bạn không biết được nhà của người bạn đời của bạn có bao nhiêu phòng, thu nhập của anh/cô ta bao nhiêu…v..v
Câu trả lời phải mang tính thống nhất
Bên cạnh đó buổi phỏng vấn mang tính chất vấn nên việc bạn sẽ bị quần trong các câu hỏi sẽ không tránh khỏi, vậy cho nên nhưng lời bạn trả lời phải mang tính thống nhất từ đầu cho đến cuối .Điều đó có nghĩa là người phỏng vấn có thể hỏi bạn cùng 1 chủ đề nhưng sẽ theo nhiều cách nhưng câu trả lời phải là giống nhau dù có thay đổi cách hỏi như thế nào. Ví dụ :
anh chị quen nhau hồi nào ? Quen nhau bao lâu ? Lần gặp mặt đầu tiên lúc nào ?
Rõ ràng câu hỏi trên chỉ có 1 mục đích duy nhất là hỏi về thời điểm 2 người quen nhau. Vậy cho nên các bạn phải thống nhất câu trả lời , đừng có trả lời loanh quanh ko thống nhất với nhau như quen nhau từ năm 2014 nhưng lần gặp mặt đầu tiên là năm 2010 và quen nhau đã 10 năm…..
Cần lưu ý là câu chuyện của các bạn cũng phải đồng nhất giữa bạn và người vợ chồng hay sambo của bạn. Tránh tình trạng ông nói 1 đằng, bà khai 1 kiểu. Vậy cho nên kinh nghiệm là bạn cần phải viết xuống giấy những gì bạn và người kia thống nhất khai với nhau khi phỏng vấn nếu là trước khi phỏng vấn và sau phỏng vấn thì bạn cũng nên ghi lại những gì bạn đã trả lời để phòng trường hợp người kia ở bên Thụy Điển cũng sẽ bị kêu lên phỏng vấn.
Dưới đây là những câu hỏi mà thường người phỏng vấn sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng :

1. Sơ lược về bạn : ngày sinh, nơi ở hiện tại, công việc và trình độ học vấn.
2. Có hay không người thân của bạn ở Thụy Điển, những ai, mối quan hệ thế nào
3. Ngày sinh , nơi ở hiện tại , công việc và trình độ của người vơ hoặc chồng /sambo.
4. Nhà của người vợ hoặc chồng như thế nào, bao nhiêu phòng, thu nhập bao nhiêu
5. Thông tin về những người thân của người vợ hoặc chồng / sambo : ngày sinh , nơi ở, công việc. Mối quan hệ thế nào, có bao nhiêu anh chị em, làm nghề gì, có gia đình hay chưa
6. 2 người quen nhau thế nào ? Gặp nhau lần đầu tiên lúc nào ?
7. 1 ngày nói chuyện với nhau bao lâu, bằng phương tiện gì ?
8. 2 người gặp nhau bao nhiêu lần ? Thời điểm nào ? Đi chơi những đâu ?
9. Người kia về vn bao nhiêu lần ? Thời gian chính xác ?
10. Dự định của bạn khi qua Thụy Điển như thế nào ? Bạn dự định sẽ đem bao nhiêu tiền qua Thụy Điển
11. Bạn có câu hỏi hay có gì muốn nói trước khi kết thúc buổi phỏng vấn

Trên đây là những kinh nghiệm mà CDV thu thập được, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn sẽ vượt qua thành công buổi phỏng vấn và nhanh chóng được visa định cư Thụy Điển. CDV cũng mong nhận được thêm những thông tin bổ sung hoặc kinh nghiệm quí báu của quí anh chị nhằm giúp có thêm nhiều thông tin cho những người chuẩn bị phỏng vấn cũng như giúp cho cộng đồng người Việt tại Thụy Điển ngày càng phát triển lớn mạnh.