Tag Archives: hướng dẫn

Hướng dẫn xin hoãn trả tiền nợ đối với các khoản vay mua nhà hoặc tiêu dùng khác với ngân hàng SWEDBANK

Do ảnh hưởng của dịch Corona Vũ Hán nên ngân hàng SWEDBANK sẽ áp dụng hỗ trợ các khách có các khoản vay tại ngân hàng.

Nghĩa là nhà băng sẽ cho phép các khách hàng hoãn trả nợ gốc (Amortering) lên đến 12 tháng đối với các khoản nợ mượn tiền nhà và 6 tháng đối với các khoản nợ vay khác.
Theo đó, cứ 3 tháng ngân hàng sẽ cứu xét đơn xin hoãn trợ nợ gốc một lần, việc bạn được hoãn trả nợ gốc thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và các yếu tố kinh tế của bạn bị ảnh hưởng.
Lưu ý : hoạt động này chỉ cho phép hoãn trả “NỢ GỐC” còn tiền lãi vẫn phải thanh toán.

Nếu đơn của bạn được chấp nhận hoãn trả nợ gốc, đó bạn thay đổi ý định muốn trả tiền lãi và cả tiền nợ gốc như bình thường thì cần liên lạc với ngân hàng để trả nợ gốc như bình thường.
Dưới đây là hướng dẫn nộp đơn trực tuyến trên trang web của ngân hàng SWEDBANK, bạn chỉ cần điền như hướng dẫn như trong hình xong bấm nút “Skicka ” là hoàn thành.

Đầu tiên bạn hãy truy cập vào địa chỉ trang web ngân hàng SWEDBANK ở đây : Đường dẫn đến trang xin hoãn trả tiền nợ gốc ( <–Click vào để truy cập)

Trong trang này sẽ có phần như trong hình dưới đây :

Hướng dẫn xin hoãn trả nợ gốc SWEDBANK

Dịch 1 số ý nghĩa các câu trong hình :

Om det finns medlåntagare : Nếu như có người mượn nợ chung (Dành cho vợ chồng, hay anh em cùng đứng tên mượn nợ chung thì điền thêm 10 số cá nhân và số điện thoại của người đứng tên chung trên hợp đồng)

Jag har fler än tre medlåntagare : chúng tôi có nhiều hơn 3 người cùng mượn nợ (Dành cho hợp đồng mượn nợ mà nhiều hơn 3 người cùng nhau đứng tên mượn nợ thì tích chọn vào ô này)

Jag har infomrmerat övriga medlåntagare och intygar att vi är överens om att jag ansöker om amorteringsbefrielse : Tôi đã cung cấp thông tin với người mượn nợ cùng tôi và đồng ý rằng chúng tôi đồng thuận xin hoãn trả nợ gốc.

Jag önskar tillfällig amorteringsbefrielse för följande bolån : tôi mong muốn được tạm thời không trả nợ gốc đối với khoản vay mua nhà.
Fyll i ditt lånenummer med enbart siffor .Har du fler separera dem med kommatecken. Ex 880391234567899, 880391234567899 : Điền số hợp đồng mượn nợ chỉ bằng chữ số . Nếu bạn có nhiều khoản vay thì ngăn các giữa các số hợp đồng vay bằng dấu phẩy . Ví dụ : 880391234567899, 880391234567899.
Jag önskar tillfällig amorteringsbefrielse för följande övriga lån : tôi mong muốn được tạm thời không trả nợ gốc đối với khoản vay khác.
Giải thích thêm : Phía dưới cùng ô trống to : cần phải ghi mã số hợp đồng tiền mượn, sẽ có trên hợp đồng ngân hàng được gửi về nhà , hoặc vào internetbanken để ghi ( việc ghi mã số hợp đồng này là để ngân hàng biết khoản nợ nào bạn cần hoãn trả nợ gốc. Vì nhiều người có nhiều khoản nợ cũng 1 lúc, nợ tiền mua nhà, nợ tiền mua xe, nợ sửa nhà….
Cuối cùng tích chọn vào : Jag är inte robot và nhấp chuột vào ô ( xuất hiện dấu V như trong hình là ok ): Skicka để gửi đơn trực tuyến cho ngân hàng.
Chúc mừng bạn ! Đến đây bạn đã hoàn thành gửi đơn xin hoãn trả nợ gốc với ngân hàng SWEDBANK và chờ đợi họ xét duyệt mà thôi.

Hướng dẫn gia hạn visa hoặc giấy phép định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư

Trong phần trước CDV đã giới thiệu đến quí đọc giả hướng dẫn gia hạn visa hoặc giấy phép định cư Thụy Điển theo diện hôn nhân. Trong phần tiếp theo này sẽ là hướng dẫn gia hạn visa và giấy phép định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư:

PHẦN II.QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA HẠN VISA ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC VISA THEO DẠNG ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ

b. Thời điểm làm đơn gia hạn.

Tùy theo thời han bạn được nhận visa lần đầu là bao lâu:

Nếu bạn được thẻ visa 2 năm thì bạn quyền làm đơn gia hạn khi sắp hết hạn visa 2 năm.

Chú ý nếu nộp đơn qua mạng bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn visa này.

– Nếu bạn không được cấp thẻ visa 2 năm ngay từ đầu thì nộp đơn xin gia hạn khi sắp hết hạn trên thẻ của bạn.

Khi bạn đã nộp đơn xin gia hạn tại cục di trú bạn có quyền được sống và làm việc tại Thụy Điển, công ty của bạn vẫn được hoạt động như bình thường.

c. Điều kiện để được gia hạn visa

– Bạn phải được visa đầu tư tại Thụy Điển

– Công ty bạn phải hoạt động tại Thụy Điển

– Bạn phải đóng thuế đầy đủ

– Có báo cáo tài chính có lãi

– Bạn có đủ khả năng nuôi sống mình và gia đình đi theo

– Bạn và gia đình phải có chỗ ở tốt

– Bạn và gia đình phải sống ở Thụy Điển hơn 1 nửa thời hạn mà bạn được visa đầu tư lúc ban đầu

d. Hồ sơ gồm có:

– Bản copy hộ chiếu của người được visa đầu tư. Hộ chiếu phải có dài hạn

– bản báo cáo tài chính của các năm từ khi bạn được visa đầu tư

– Bản cân bằng tài chính của công ty hiện tại và các tháng gần nhất

– Các giấy tờ khai thuế của công ty, của bản thân bạn

– Bản sao ke tai fkhoanr thuê kể từ ngày bạn tiếp nhận công ty tại Thụy Điển

– Các chứng nhận đăng ký thanh toán băng quầy thanh toán

– Các bản copy của hồ sơ nhân sự của công ty

– Bản sao kê tài khoản ngân hàng với các khoản giao dịch trong vòng 6 tháng gần nhật

– Bảng lương của bạn trong 6 tháng gần nhất

– Các hợp đồng, cam kết với khách hành, nhà cung cấp, vận chuyển, thuê địa điểm

– Một bản báo cáo tóm tắt về việc bạn đã điều hành công ty như thế nào.

– Hợp đồng công ty thương mại, hoặc sổ cổ phần, hóa đơn mua bán công ty

– Nếu công ty bạn có khoản nợ được gửi đến Kronofogden thì bạn phải gửi kèm giấy chứng nhận đã thanh toán các khoản nợ

– Các giấy tờ liên quan đến nhà ở, thông tin về nhà ở….

e.Nếu các thành viên trong gia đình bạn cùng nộp đơn xin gia hạn thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Copy pass còn dài hạn của vợ/chồng/con

– Copy pass của người được visa đầu tư

– Copy bản đăng ký kết hôn, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ thân nhân

– Các giấy tờ chứng minh bạn sống chung với nhau

– Giấy khai sinh cho con

– Giấy ủy quyền , hoặc trao toàn quyền nuôi con cho người được visa đầu tư nếu như vợ chồng không còn sống chung

– Các giấy tờ chứng minh con tren 21 tuổi vẫn còn phụ thuộc bố mẹ: tật nguyền, thiểm năng trí tuệ

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Các giấy tờ này đều phải được dịch sang tiếng Thụy Điển hoặc Tiếng Anh

f. Cách nộp hồ sơ

– Qua web của cục di trú ( tiện lợi và nhanh nhất – bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất 1 tháng trước khi hết hạn visa) : Scan , chụp ảnh toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản tại web của cục di trú và đăng nhập vào và gửi hồ sơ đi.

– Qua thư : bạn có thẻ gửi các hồ sơ đã chuẩn bị đến địa chỉ Migrationsverket Box 3100, 90303 Umeå

Chú ý: để nộp được hồ sơ qua web: bạn phải đủ 18 tuổi. Bạn và con bạn phải được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển, phải có 1 hòm thư điện tử, có thể trả lệ phí qua web, có thể scan tài liệu để gửi đi.

g. Lệ phí

– Người lớn 2000kr/người đối với chủ công ty người đối với thành viên người lớn ăn theo visa đầu tư

– Trẻ em 500kr/người

h. Trách nhiệm của Cục di trú

– Khi bạn đã gửi đơn đi , bạn có quyền sống và làm việc tại Thụy Điển

– Thời gian giải quyết hồ sơ tùy thuộc vào công việc của cục di trú, người quản lý hồ sơ, và hồ sơ bạn gửi (cộng đồng Việt đã có bài giới thiệu về tỷ lệ thành công hồ sơ, các bạn tìm đọc lại)

– Nếu như hồ sơ của bạn được gửi đi sau khi visa của bạn đã hết hạn. thì cuc di trú sẽ có các thử thách và yêu cầu cứng rắn hơn đối với việc cấp visa gia hạn.

– Nếu bạn đi du lich trong lúc visa hết hạn thì việc quay lại Thụy Điển là khá khó khăn.

Bạn cần đợi quyết định mới ở bên ngoài Thụy Điển.

Trong trường hợp cần thiết có thể bạn phải xin visa du lịch để vào Thụy Điển trong lúc đợi quyết định của Cục di trú. Thủ tục này làm tại đại sứ quán các nước

– Cục di trú sẽ ra quyết định sau khi đã xem xét hồ sơ. Và gửi quyết định này tới bạn.

k. Trách nhiệm của bạn

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ , gửi đến cục di trú

– Thanh toán lệ phí nộp hồ sơ.

– Bố sung hồ sơ nếu Cục di trú có yêu cầu

– Nếu đơn của bạn được chấp nhận. Bạn phải liên lạc với Cuc di trú đặt giờ chụp ảnh, lấy dấu vân tay sớm nhất có thể

– thẻ này sẽ được gủi tới bạn trong thời gian sớm nhất.

-Nếu bạn bị từ chối đơn, bạn có quyền khiếu nại trong vòng 3 tuần kể từ ngày bạn nhận được quyết định từ chối.

– Bạn phải chuẩn bị rời khỏi Thụy Điển nếu như bạn chấp nhận quyết định từ chối hoặc khiếu nại không thành.

Trên đây là các quy định về gia hạn visa khi bạn kết hôn, sống chung. Phần III Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu các quy định về gia hạn trong trường hợp được visa du học

HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA HOẶC GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DIỆN HÔN NHÂN

Bạn được cấp visa hoặc giấy phép định cư ngắn hạn tại Thụy Điển theo dạng kết hôn, sống chung, đầu tư lao động ( tiếng Thụy Điển loại giấy phép này gọi là : tillfälligt uppehållstillstånd)…..Khi hết hạn visa này bạn được quyền gia hạn visa mới. Các quy định cụ thể và hướng dẫ về việc gia hạn như sau:

PHẦN I. HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA HOẶC GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DIỆN HÔN NHÂN

1. Đối với trường hợp kết hôn sống chung được visa định cư theo vợ/chồng

a. Đối tượng được gia hạn:

– Vợ/chồng – trường hợp bạn có giấy đăng ký kết hôn

– Bạn gái/bạn trai nếu bạn chỉ đăng ký sống chung nhu vợ chồng

b. Thời điểm làm đơn gia hạn.

Tùy theo thời hạn bạn được nhận visa lần đầu là bao lâu:

– Nếu bạn được thẻ visa 2 năm thì bạn quyền làm đơn gia hạn khi sắp hết hạn visa 2 năm. Chú ý nếu nộp đơn qua mạng bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn visa này.

– Nếu bạn không được cấp thẻ visa 2 năm ngay từ đầu thì nộp đơn xin gia hạn khi sắp hết hạn trên thẻ của bạn.

Khi bạn đã nộp đơn xin gia hạn tại cục di trú bạn có quyền được sống , học tập và làm việc tại Thụy Điển như bình thường.

c. Điều kiện để được gia hạn visa

– Bạn và vợ/chồng, bạn gái/bạn trai phải vẫn còn chung sống (như chúng ta vẫn hiểu là cùng ở chung một địa chỉ)

– Trong trường hợp bạn không còn chung sống với người kia. Bạn vẫn có quyền có visa trong các trường hợp sau:

+ Bạn gặp người yêu mới có đầy đủ giấy tờ hợp pháp tại Thụy Điển và chuyển đến sống chung với người này. Bạn sẽ gửi thông tin của người yêu mới đến cục di trú.

+ Bạn đã chia tay chồng/vợ nhưng có con chung với người này thì bạn vẫn có quyền xin ra hạn visa theo con của bạn.

+ Bạn đã đi làm, đóng thuế đầy đủ, có hợp đồng lao động, có bảng lương trong 1 khoảng thời gián nhất định, chứng minh rằng bạn có thể tự lo được cho mình. Bạn cũng có thể nộp đơn xin visa mà không cần phải sống chung với chồng/vợ cũ.

+ Bạn có thể xin visa gia hạn nếu bạn chứng minh được bạn đang đi học, quản lý 1 công ty….với đày đủ các bằng chứng nhận.

+ Nếu bạn hoặc con bạn bị chồng/vợ bạo hành, ngược đãi. Hạn visa của bạn đã kết thúc, bạn vẫn được quyền gia hạn visa. Trường hợp này bạn truy nhập vào web của cục di trú và điền vào mẫu đơn 160011. Trường hợp này có thể báo cảnh sát điều tra và các cơ quan liên quan khác.

+ Bạn cũng có thể được gia hạn visa nếu như trong trường hợp chứng minh được rằng nếu bạn quay về đất nước mình, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro về mặt xã hội, bị ốm đau bệnh tật, tật nguyền…Bạn điền đơn 160011 gửi cho cục tri trú kèm theo các chứng nhận từ bác sỹ về bệnh tình của bạn.

d. Hồ sơ gồm có:

– Đơn xin ra hạn visa mã đơn 160011 ( nếu dăng ký qua web bạn có thể điền câu hỏi trực tiếp)

– Bản copy hộ chiếu còn hạn dài

– Bản copy hộ chiếu chồng/vợ hoặc chứng minh thư nếu bạn còn chung sống với người này

– Chồng/vợ bạn phải nộp bản cam kết tiếp tục chung sống với bạn.

– Nếu bạn có con dưới 18 tuổi cùng xin gia hạn thì bạn gửi kèm bản copy của con bạn. Còn con trên 18 tuổi thì người con này phải tự nộp đơn riêng.

e. Cách nộp hồ sơ

– Qua web của cục di trú ( tiện lợi và nhanh nhất – bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất 1 tháng trước khi hết hạn visa) : Scan , chụp ảnh toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản tại web của cục di trú và đăng nhập vào và gửi hồ sơ đi.

– Qua thư : bạn có thẻ gửi các hồ sơ đã chuẩn bị đến địa chỉ Migrationsverket Box 3100, 90303 Umeå

Chú ý: để nộp được hồ sơ qua web: bạn phải đủ 18 tuổi. Bạn và con bạn phải được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển, phải có 1 hòm thư điện tử, có thể trả lệ phí qua web, có thể scan tài liệu để gửi đi.

f. Lệ phí

– Người lớn 1500 kr/người

– Trẻ em 750kr/người

g. Trách nhiệm của Cục di trú

– Khi bạn đã gửi đơn đi , bạn có quyền sống và làm việc tại Thụy Điển

– Thời gian giải quyết hồ sơ tùy thuộc vào công việc của cục di trú, người quản lý hồ sơ, và hồ sơ bạn gửi (cộng đồng Việt đã có bài giới thiệu về tỷ lệ thành công hồ sơ, các bạn tìm đọc lại)

– Nếu như hồ sơ của bạn được gửi đi sau khi visa của bạn đã hết hạn. thì cuc di trú sẽ có các thử thách và yêu cầu cứng rắn hơn đối với việc cấp visa gia hạn.

– Nếu bạn đi du lich trong lúc visa hết hạn thì việc quay lại Thụy Điển là khá khó khăn. Bạn cần đợi quyết định mới ở bên ngoài Thụy Điển. Trong trường hợp cần thiết có thể bạn phải xin visa du lịch để vào Thụy Điển trong lúc đợi quyết định của Cục di trú. Thủ tục này làm tại đại sứ quán các nước

– Cục di trú sẽ ra quyết định sau khi đã xem xét hồ sơ. Và gửi quyết định này tới bạn.

h. Trách nhiệm của bạn

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ , gửi đến cục di trú

– Thanh toán lệ phí nộp hồ sơ.

– Bố sung hồ sơ nếu Cục di trú có yêu cầu

– Nếu đơn của bạn được chấp nhận. Bạn phải liên lạc với Cuc di trú đặt giờ chụp ảnh, lấy dấu vân tay sớm nhất có thể

– thẻ này sẽ được gủi tới bạn trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là các quy định về gia hạn visa khi bạn kết hôn, sống chung.

Phần II Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu các quy định về gia hạn trong trường hợp bạn làm thủ tục đầu tư, hợp tác đầu tư tại Thụy Điển

Hướng dẫn thủ tục xin miễn thị thực khi về Việt Nam từ Thụy Điển

Dưới đây là hướng dẫn cách xin miễn thị thực khi bạn hay người thân muốn về Việt Nam từ Thụy Điển :

Cần phải chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ như sau

Điều quan trọng là phải gửi kèm:

  • 1 tờ khai điền miễn thị thực : download ti đây : link 
  • 1 giấy chứng nhận hô khẩu (personbevis) : giấy này các bạn có thể vào trang web skatteverket : (link sở skatt)  đăng nhập bằng 10 số personnummer và lấy về hoặc yêu cầu gửi về , nếu không có thể ra sở skatt yêu cầu nhân viên ở đó in ra cho bạn.
  • 1 giấy khai sinh hoặc hộ chiếu bằng chứng là bạn là nguồn gốc từ VN
  • 1 phong bì ghi địa chỉ của mình để họ gửi lại200kr + 50kr tiền tem gửi quay lại cho mình
  • Gửi lên Đại Sứ Quán bằng thư bảo đảm theo địa chỉ sau :
    Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển
    Örby Slottsvägen 26
    125 71 Älvsjö
    Stockholm, Sweden
    Hộp thư điện tử: info@vietnamemb.se
    Điện thoại: +46 8 5562 1071
    Fax: +46 8 5562 1080

    Giấy miễn thị thực

Ngoài ra có thể đọc thêm để hiểu rõ chi tiết thủ tục xin miễn thị thực đối với các trường hợp khác như sau :

1. Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCNN) được miễn thị thực nhập cảnh nếu: (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu/giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc NVNĐCNN được miễn thị thực nhập cảnh nếu (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực:

a. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực. Cần lưu ý đương sự chỉ khai về trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ khi trong hộ chiếu cha mẹ có ghi rõ tên (và/hoặc ảnh) của trẻ em đó. Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với bố mẹ nhưng có riêng hộ chiếu;

– Hai (02) ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 tấm ảnh dán vào tờ khai, 01 tấm ảnh để rời hoặc đính kèm vào tờ khai);

– Hộ chiếu nước ngoài (passport) hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để Cơ quan đại diện lưu hồ sơ);

– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (đề nghị nộp bản gốc hoặc bản sao có dấu), như sau:

· Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam

· Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam

· Giấy khai sinh

· Thẻ cử tri mới nhất

· Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị)

· Sổ hộ khẩu

· Sổ thông hành cấp trước 1975

· Thẻ căn cước cấp trước 1975

· Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975;

· Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

b. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực.

– Hai (02) ảnh (hình) màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội.

– Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của nước ngoài còn giá trít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam gồm:

· Giấy đăng ký kết hôn, kèm giấy tờ chứng minh rằng người vợ/chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy khai sinh, kèm giấy tờ chứng minh bố/mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con (familybevis do Sở Thuế Thụy Điển cấp), kèm giấy tờ chứng minh người có quan hệ cha/mẹ/con đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

3. Đối với trường hợp tên và tuổi trong giấy tờ cũ của phía Việt Nam cấp và giấy tờ do phía Thụy Điển cấp không khớp nhau, quý vị cần gửi thêm một bản xác nhận thay đổi chi tiết nhân thân do Cơ quan có chức năng của Thụy Điển hoặc Việt Nam cấp.

4. Phí và lệ phí xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: trả bằng cash hoặc bank transfer vào tài khoản của ĐSQ (bankgiro 664-0742). Nếu muốn ĐSQ gửi trả kết quả qua đường bưu điện, quý vị cần trả phí dịch vụ bưu điện gửi thư bảo đảm của ĐSQ.

5. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực:

Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới), đương đơn cần làm một Tờ khai, gửi kèm hộ chiếu cũ có trang Miễn thị thực cùng với hộ chiếu mới.

Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa du lịch thăm thân nhân tại Thụy Điển

Hiện nay, Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Việt Nam đã mở trung tâm tiếp nhận thị thực VFS. Như vậy, thay vì phải đến Đại Sứ Quán để nộp hồ sơ xin thị thực, hồ sơ xin thị thực có thể được nộp tại hai địa chỉ sau:
Thành phố HCM: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại:0084-8-39390891

Hà Nội: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển. Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoai: 0084-4-39729449

1. PHÍ THỊ THỰC

Schengen Thị thực (cho người lớn) 60 EURO hoặc 1,450,000 VND
Schengen Thị thực (trẻ em từ 6 đến 12 tuổi) 35 EURO hoặc 850, 000 VND
Phí thị thực phải được thu bằng tiền mặt việt nam đồng theo tỷ giá hiện tại và có thể thay đổi mà không cần báo trước
Ngoài phí thị thực, người nộp đơn phải trả phí dịch vụ của VFS là 700,000 VND cho mỗi hồ sơ bằng tiền mặt
Tất cả các loại phí phải được trả trước và không hoàn lại
Người nộp đơn có thể lựa chọn dịch vụ SMS với mức phí là 60000 đồng cho mỗi hồ sơ
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí thị thực Schengen ngắn hạn tới Thụy Điển

2. HỒ SƠ YÊU CẦU

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN

a. Đơn xin cấp visa Schengen – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link tải: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312919/1473412281555/blvisa_119031_en.pdfb. Mẫu đơn chi tiết về gia đình (số 239011 ) – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link để tải đơn: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba631288c/1475142021187/bl_fam_239011_en.pdf c. Bảng câu hỏi Questionnaire. Link để tải bảng câu hỏi: https://www.vfsglobal.se/vietnam/pdf/Questionnaire_VFS_friends_and_family_110615.pdf
d. Hộ chiếu gốc – còn hạn ít nhất 3 tháng sau khi rời khỏi các nước thuộc khối Schengen và phải có ít nhất 2 trang chưa sử dụng.
e. Lệ phí visa
f. Bản sao Sổ hộ khẩu
g. Bản sao Giấy khai sinh
h. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
j. Giấy chứng nhận gốc của cơ quan đang công tác hoặc tương đương (nếu có) – nêu rõ vị trí, thời gian công tác, bảng lương ba tháng gần nhất, và xác nhận của cơ quan cho phép người nộp đơn được nghỉ phép
i. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tự kinh doanh (nếu phù hợp) –một bản sao giấy đăng ký kinh doanh và hóa đơn thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
k. Sinh viên (nếu phù hợp) – giấy xác nhận của trường. Nếu người nộp đơn đi du lịch trong kỳ nghỉ, cần nộp thêm giấy xác nhận của trường về việc người nộp đơn sẽ theo học trong năm học/học kỳ tiếp theo
l. Nghỉ hưu (nếu phù hợp) – Xác nhận lương hưu
m. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi (nếu có) – Một bản sao Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Mức sinh hoạt ở Thụy Điển đòi hỏi phải có 450 SEK mỗi ngày cho một người
n. Bằng chứng về mối quan hệ – chứng minh mối quan hệ giữa người nộp đơn và người mời (ví dụ: Bản sao hộ khẩu hoặc giấy khai sinh)
o. Bản sao Đặt vé máy bay khứ hồi (người nộp đơn không nên mua vé máy bay cho đến khi thị thực đã được cấp) – xin lưu
y’ nếu được cấp, thời hạn visa sẽ được dựa trên bản sao đặt vé khứ hồi này
p. Bản sao Bảo hiểm du lịch – có giá trị cho tất cả các nước trong khối Schengen và bao gồm toàn bộ thời gian của chuyến đi, kể cả thời gian quá cảnh. Trị giá bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO

B. NGƯỜI MỜI

a. Giấy mời gốc (số 241011) – phải là bản gốc và được điền đầy đủ thông tin bởi người mời. Link tải: http://www.migrationsverket.se/…/14…/Inbjudan_241011_eng.pdf
b. Bản sao Personbevis của người mời (Khi đến skatteverket phải trình bày rõ xin personbevis với mục đích mời người thân sang thăm)
c. Bản sao hộ chiếu của người mời – cùng với bản sao các trang thị thực xuất /nhập cảnh vào Việt Nam
d. Giấy phép định cư ở Thụy Điển được cấp gần đây của người mời (nếu có)
e. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi của người nộp đơn (nếu phù hợp) – nếu người mời hỗ trợ tài chính cho cả chuyến đi , cần cung cấp tài liệu chứng minh tài chính của người mời (ví dụ như Giấy xác nhận thu nhập hàng năm, giấy nộp thuế, xác nhận lương hưu hoặc sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất… vv)

C. TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI

a. Bản sao Giấy khai sinh của trẻ
b. Bằng chứng về sự giám hộ/hoặc đồng ý (nếu có) – Nếu người nộp đơn nằm dưới sự giám hộ duy nhất của cha hoặc mẹ, cần phải nộp giấy xác nhận giám hộ. Tài liệu phải là bản gốc và do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp.
c. nếu đi du lịch một mình –Thư chấp thuận của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp kèm theo bản sao CMTND/hộ chiếu còn giá trị của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ
d. Nếu đi thăm cha hoặc mẹ – thư chấp thuận có chữ ký của người còn lại và bản sao CMTND/hộ chiếu hợp lệ
e. Bản sao Sổ hộ khẩu
f. Xác nhận của trường nơi trẻ đang theo học cho phép trẻ vắng mặt trong thời gian chuyến đi
g. Bản sao Giấy chứng tử (nếu có) – nếu cha hoặc mẹ đã mất

CHÚ Ý: Các tài liệu trên cần được nộp cho Trung tâm VFS bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển vào ngày nộp đơn. Tài liệu bằng tiếng Việt phải được nộp kèm theo bản dịch tiếng Anh do một văn phòng dịch thuật có chức năng dịch và được hợp thức hoá lãnh sự

Nguồn thông tin: https://www.vfsglobal.se/vietnam/

Hướng dẫn đề nghị cấp Bằng lái xe quốc tế, ngồi nhà tự làm, chỉ mất 199k, bằng được gởi về tận nhà

Mình mới làm thủ tục đề nghị cấp Bằng lái xe quốc tế xong, chỉ mất có 5 phút, tự ngồi ở nhà làm và thủ tục lại rất đơn giản, tổng chi phí hết 199 ngàn thôi, nay chia sẻ với anh em cách làm.

Bằng lái quốc tế thì gần đây báo chí đã nói rất nhiều rồi, anh em tự google thông tin nhé. Nói ngắn gọn là có cái bằng này thì anh em sẽ được phép điều khiển loại xe mà mình được cấp bằng ở 70 quốc gia có tham gia ký công ước Vienna mà không cần phải đi học và lấy bằng ở nước đó. Ngoài các nước đó ra thì các nước còn lại (vd Mỹ, Úc, Nhật v.v…) không công nhận bằng này nhé.

Ưu điểm của cách này là làm online, chúng ta ngồi ở đâu cũng đăng ký được, miễn là có internet, bằng sau khi làm xong sẽ được Tổng cục Đường bộ VN gởi chuyển phát nhanh về tận nhà cho chúng ta luôn, rất tiện lợi. Bằng lái quốc tế sẽ có dạng một cuốn sổ giông giống passport gồm 4 trang, ghi bằng 4 thứ tiếng là Anh, Pháp, Nga và TQ.

Lấy ví dụ, chúng ta đi du lịch bên Thái Lan mà có thuê xe máy để tự đi vòng vòng Bangkok chơi thì phải có bằng lái quốc tế mới được, còn nếu không có bằng quốc tế hoặc sử dụng bằng lái Việt Nam thì sẽ bị phạt, mình nghe nói là mức phạt tới 500 ngàn đồng, trong khi phí đề nghị cấp bằng quốc tế mất có 199 ngàn thôi. Chúng ta đang có bằng lái ở VN hạng nào thì sẽ được cấp bằng quốc tế cùng hạng tương ứng. Mình google thấy một số dịch vụ nhận làm bằng lái quốc tế này phí 100$, với lý do là “phải tự đi làm, ra HN làm” blah blah blah, trong khi chúng ta tự làm mất có 199k, tức là trước mắt mình lời 2 triệu rồi đó.

B1) Các thứ cần chuẩn bị:
1 .Hình chụp bằng lái bằng nhựa thẻ PET của bạn, cần hiện rõ đầy đủ thông tin và ảnh.

Ảnh mẫu bằng lái thẻ PET bằng nhựa​

2.Hình chụp passport cũng thể hiện rõ và đầy đủ thông tin.

Trang passport cần hiện đầy đủ thông tin như vầy

Ảnh thẻ 3×4 hay 4×6 đều được (dạng file ảnh nhé, không phải ảnh in để dán lên hồ sơ đâu)
Ảnh chụp chữ kí mẫu của bạn (lấy giấy trắng, kí chữ kí lên rồi lấy đt chụp lại)

Ảnh chữ kí mẫu​

4 cái ảnh này dạng jpg, pdf, png đều được, chỉ cần nhỏ hơn 1MB là OK.
1 tài khoản ngân hàng bất kì có chức năng thanh toán internet banking, tài khoản đủ để thanh toán 200k.
Mạng internet, vì cái này đăng ký qua website.
B2) Thực hiện:

Truy cập trang web của Tổng cục đường bộ VN: http://dichvucong.gplx.gov.vn

Ở mục đăng ký trực tuyến, chúng ta chọn giống như hình và bấm đăng ký.

Qua trang tiếp theo, chúng ta nhập Số của bằng lái in trên cái bằng lái nhựa thẻ PET, cái này giống giống số CMND và chọn nơi cấp cái bằng, vd TP HCM, sau đó bấm tìm kiếm, nó sẽ tự động trả về thông tin bằng lái của chúng ta.

Ở khung bên phải, chúng ta bấm Tải ảnh để up ảnh 3×4 hay 4×6 gì đó lên, tương tự ở dưới, up ảnh chụp chữ kí mẫu lên.

Ở dưới mục Thông tin bổ sung, nhập số passport vô, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ email và sđt để nhận thông báo. Sau đó up ảnh chụp của bằng lái thẻ PET, ảnh phải hiện rõ và đầy đủ các thông tin, file nhỏ hơn 1MB.

Nhấn tiếp tục để qua trang sau, ở trang này chúng ta sẽ nhập thông tin địa chỉ để sau khi có bằng, họ sẽ gởi chuyển phát nhanh cái bằng về nhà cho chúng ta luôn, quá khỏe.

Bấm tiếp tục qua trang cuối, ở đây họ sẽ đưa chúng ta tới trang thanh toán online, trong đó 199k gồm 135k là tiền phí làm cái bằng quốc tế, khoảng 61k là tiền chuyển phát nhanh cái bằng về nhà luôn.

Sau khi thanh toán xong, chúng ta sẽ nhận được tin nhắn SMS gởi về đt mã hồ sơ, nếu muốn, có thể dùng mã này để tra cứu tiến độ duyệt hồ sơ. Thời gian duyệt hồ sơ và cấp bằng là 5 ngày làm việc, thời gian chuyển phát nhanh bằng từ HN về HCM là 3-6 ngày, như vậy là đăng ký xong, chúng ta chỉ cần ngồi rung đùi chờ cỡ 10 ngày là có bằng gởi về tận nhà luôn.

Chúc mọi người thành công !