Tag Archives: khai sinh

Những lời khuyên trong lúc bạn chuẩn bị và nộp hồ sơ du học Thụy Điển (phần cuối)

Như vậy là sau 2 phần hướng dẫn cách thức tìm hiểu, định hướng và lựa chọn các ngành cũng như trường đại học Thụy Điển để du học, đây là phần cuối liên quan đến kinh nghiệm và những lời khuyên mong rằng nó sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ.

Logo đại học Lund

Nếu các quí đọc giả chưa xem thì vui lòng xem lại phần 1 và 2 tại đây: Phần 1, phần 2

1.Tìm hiểu kỹ các điều kiện tuyển sinh:

*. Nếu bạn không đạt yêu cầu về các môn học trong điều kiện tuyển sinh nhưng bạn đã có kinh nghiệm làm việc về hướng ngành đấy.

Bạn có thể liên lạc với phận tuyển sinh và giải thích về kinh nghiệm bạn đã làm.

Bạn cần phải liên lạc với bộ phận tuyển sinh ngay tại thời điểm bạn tìm hiểu thông tin hoặc tại thời điểm bạn nộp hồ sơ. Bạn cần trình bày về những kinh nghiệm ấy một cách chi tiết và bạn đã học được gì từ những kinh nghiệm đấy.

Bên cạnh đó bạn cần một giấy xác nhận công ty nhà Tuyển dụng của bạn những kinh nghiệm đấy.

Bạn cần thuyết phục bộ phận tuyển sinh chấp nhận bạn.

Trong lá thư này bạn cũng cần phải phải nhấn mạnh sở thích và nguyện vọng của bạn về học chương trình này.

Nếu bộ phận tuyển sinh chấp nhận giải thích của bạn thì bạn có thể nộp chương trình bạn muốn học.

Ví dụ, tiếp theo phần 2 chương trình học học về hệ thống thông tin địa lý tại trường đại học Thụy điển , trong ví dụ này là trường đại học Lund: https://www.lunduniversity.lu.se/lubas/i-uoh-lu-NAGIV

Bạn cần liên lạc với study advisor David Tenenbaum.

Nếu ông ấy đồng ý với giải thích của bạn và xác nhận bạn đạt yêu cầu tuyển sinh, thì ông David sẽ gửi mail của ông ấy cho bộ phân tuyển sinh. Còn nếu ông ấy kg gửi dùm banh, bạn nên gửi mail hỏi ông ấy bạn cần làm gì tiếp theo.

*. Nếu bạn không có đạt điều kiện tuyển sinh về tổng số các tín chỉ mà người ta yêu cầu nhưng tổng các môn học của bạn đạt yêu cầu.

Ví dụ bạn học muốn nộp ngành computer science họ yêu cầu là bạn có 15 tín chỉ lập trình hướng đối tượng (object-oriented programming).

Những nếu tính từng môn học của bạn sẽ không đạt 15 tín chỉ.

Tuy nhiên nếu tính từng môn riêng biệt thì mỗi môn học của bạn có thể có một hoặc hai tín chỉ về lập trình hướng đối tượng và đạt yêu cầu 15 tín chỉ.

Trong trường hợp này bạn cần phải tính chuyển đổi trong Excel và cũng gửi thư giải thích cho bộ phận tuyển sinh.

Nếu bộ phận tuyển sinh chấp nhận trả lời của bạn thì họ sẽ hướng dẫn cho bạn làm những bước tiếp theo.

Ví dụ, mình muốn nộp chương trình học về social Media and web technology tại Trường đại học Thụy Điển: LNU.

https://lnu.se/en/programme/social-media-and-web-technologies-master-programme/distance-international-autumn/

Tuy nhiên mình không đã yêu cầu của trường đại học Thụy Điển là ít nhất 15 tín chỉ về các môn học lập trình nhưng mình lại có những môn học khác riêng biệt về lập trình ví dụ Python GIS programing, GIS achitechture and agorithms, internet GIS, C và C++.

Mình gửi email giải thích và họ chấp nhận. Mình cũng gửi email cho bộphận tuyển sinh và họ cũng đồng ý.

2. Nộp hồ sơ  vào các trường đại học Thụy Điển:

Khi bộ phận tuyển sinh Đồng ý với những giải thích của bạn thì bạn chuẩn bị những giấy tờ và nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ xin học ở trường đại học Thụy Điển rất đơn giản.
Bạn chỉ cần vào trang: https://www.universityadmissions.se/intl/search?period=1&courseProgram=programs&freeText=Gis&semesterPart=0

Tạo một tài khoản và upload hồ sơ của mình.

Bạn cần phải nhớ rằng hồ sơ của bạn nộp thì phải được dịch qua tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển.

Đối với giấy tờ như giấy khai sinh hoặc hộ khẩu bạn có thể đi dịch sang tiếng Anh và được chứng nhận bởi quận hoặc huyện.

Bảng điểm vài các giấy chứng nhận về học tập khác thì bạn cần trường đại học Thụy Điển của bạn chứng nhận.

Thường thì bạn có thể để nhờ trường dịch bảng điểm hoặc bằng và chứng nhận cho bạn.

Khi nộp hồ sơ bạn cần phải nộp lệ phí nộp hồ sơ là 900 SEK đối với sinh viên quốc tế.

Bạn nên kích hoạt trẻ trả tiền thông qua internet trước khi nộp hồ sơ.

Bạn cần lưu ý rằng bạn nên nộp cùng scan các giấy tờ gốc kèm theo giấy tờ dịch lúc nộp hồ sơ.

3. Sau khi bạn nộp hồ sơ vào trường đại học Thụy Điển:

Bạn cần thỉnh thoảng lên kiểm tra hồ sơ để xem người ta đã đã đánh giá điểm hồ sơ của bạn.

Nếu hồ sơ của bạn bị xóa hoặc là ghi không đạt yêu cầu, bạn cần phải liên lạc lại với bộ phận tuyển sinh của trường đại học Thụy Điển để người ta xử lý giúp bạn.

Ví dụ khi mình nộp trường đại học Thụy Điển LNU, khi mình kiểm tra ở trên trang web https://www.universityadmissions.se/intl/search?period=1&courseProgram=programs&freeText=Gis&semesterPart=0

Sau một thời gian hết hạn nộp hồ sơ thì họ ghi tình trạng hồ sơ là bị xóa bởi vì mình không đạt yêu cầu.

Mình liên lạc lại với bộ phận tuyển sinh mình đã liên lạc lúc trước và hỏi họ thì họ họ đã xử lý và sửa hồ sơ xét duyệt cho mình.
Nếu bạn nộp học bổng: Nếu bạn nộp học bổng bạn cần lạc với tổ chức hoặc người sẽ học bổng và giải thích với họ rằng tại sao bạn cần cần có học bổng khi đi học thì cơ hội của bạn sẽ cao hơn.

Thường thì bạn nên liên lạc với bộ phận tuyển sinh của trường đại học Thụy Điển.

Bởi vì khi nộp học bổng thì ý kiến của bộ phận tuyển sinh cũng rất quan trọng.
Nếu bạn không đạt điều kiện tuyển sinh và bạn thật lòng rất mong muốn được học chương trình đấy.

Bạn cũng nên tìm cách liên lạc với bộ phận tuyển sinh trình bày về nguyện vọng sâu sắc này.

Đôi Khi người ta sẽ tạo điều kiện cho bạn làm một vài bài thi. Bài thi này giúp bạn chứng minh khả năng của mình.

Do đó, bạn cần dùng tất cả những cơ hội mình có để có thể được chấp nhận chương trình học mà bạn mong muốn.

Cuối cùng là chúc bạn may mắn!

Hãy đừng tiếc 3 giây để click vào like và chia sẻ nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập và phổ biến kinh nghiệm, thông tin về các chính sách định cư Thụy Điển giúp quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa du lịch thăm thân nhân tại Thụy Điển

Hiện nay, Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Việt Nam đã mở trung tâm tiếp nhận thị thực VFS. Như vậy, thay vì phải đến Đại Sứ Quán để nộp hồ sơ xin thị thực, hồ sơ xin thị thực có thể được nộp tại hai địa chỉ sau:
Thành phố HCM: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại:0084-8-39390891

Hà Nội: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển. Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoai: 0084-4-39729449

1. PHÍ THỊ THỰC

Schengen Thị thực (cho người lớn) 60 EURO hoặc 1,450,000 VND
Schengen Thị thực (trẻ em từ 6 đến 12 tuổi) 35 EURO hoặc 850, 000 VND
Phí thị thực phải được thu bằng tiền mặt việt nam đồng theo tỷ giá hiện tại và có thể thay đổi mà không cần báo trước
Ngoài phí thị thực, người nộp đơn phải trả phí dịch vụ của VFS là 700,000 VND cho mỗi hồ sơ bằng tiền mặt
Tất cả các loại phí phải được trả trước và không hoàn lại
Người nộp đơn có thể lựa chọn dịch vụ SMS với mức phí là 60000 đồng cho mỗi hồ sơ
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí thị thực Schengen ngắn hạn tới Thụy Điển

2. HỒ SƠ YÊU CẦU

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN

a. Đơn xin cấp visa Schengen – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link tải: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312919/1473412281555/blvisa_119031_en.pdfb. Mẫu đơn chi tiết về gia đình (số 239011 ) – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link để tải đơn: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba631288c/1475142021187/bl_fam_239011_en.pdf c. Bảng câu hỏi Questionnaire. Link để tải bảng câu hỏi: https://www.vfsglobal.se/vietnam/pdf/Questionnaire_VFS_friends_and_family_110615.pdf
d. Hộ chiếu gốc – còn hạn ít nhất 3 tháng sau khi rời khỏi các nước thuộc khối Schengen và phải có ít nhất 2 trang chưa sử dụng.
e. Lệ phí visa
f. Bản sao Sổ hộ khẩu
g. Bản sao Giấy khai sinh
h. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
j. Giấy chứng nhận gốc của cơ quan đang công tác hoặc tương đương (nếu có) – nêu rõ vị trí, thời gian công tác, bảng lương ba tháng gần nhất, và xác nhận của cơ quan cho phép người nộp đơn được nghỉ phép
i. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tự kinh doanh (nếu phù hợp) –một bản sao giấy đăng ký kinh doanh và hóa đơn thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
k. Sinh viên (nếu phù hợp) – giấy xác nhận của trường. Nếu người nộp đơn đi du lịch trong kỳ nghỉ, cần nộp thêm giấy xác nhận của trường về việc người nộp đơn sẽ theo học trong năm học/học kỳ tiếp theo
l. Nghỉ hưu (nếu phù hợp) – Xác nhận lương hưu
m. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi (nếu có) – Một bản sao Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Mức sinh hoạt ở Thụy Điển đòi hỏi phải có 450 SEK mỗi ngày cho một người
n. Bằng chứng về mối quan hệ – chứng minh mối quan hệ giữa người nộp đơn và người mời (ví dụ: Bản sao hộ khẩu hoặc giấy khai sinh)
o. Bản sao Đặt vé máy bay khứ hồi (người nộp đơn không nên mua vé máy bay cho đến khi thị thực đã được cấp) – xin lưu
y’ nếu được cấp, thời hạn visa sẽ được dựa trên bản sao đặt vé khứ hồi này
p. Bản sao Bảo hiểm du lịch – có giá trị cho tất cả các nước trong khối Schengen và bao gồm toàn bộ thời gian của chuyến đi, kể cả thời gian quá cảnh. Trị giá bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO

B. NGƯỜI MỜI

a. Giấy mời gốc (số 241011) – phải là bản gốc và được điền đầy đủ thông tin bởi người mời. Link tải: http://www.migrationsverket.se/…/14…/Inbjudan_241011_eng.pdf
b. Bản sao Personbevis của người mời (Khi đến skatteverket phải trình bày rõ xin personbevis với mục đích mời người thân sang thăm)
c. Bản sao hộ chiếu của người mời – cùng với bản sao các trang thị thực xuất /nhập cảnh vào Việt Nam
d. Giấy phép định cư ở Thụy Điển được cấp gần đây của người mời (nếu có)
e. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi của người nộp đơn (nếu phù hợp) – nếu người mời hỗ trợ tài chính cho cả chuyến đi , cần cung cấp tài liệu chứng minh tài chính của người mời (ví dụ như Giấy xác nhận thu nhập hàng năm, giấy nộp thuế, xác nhận lương hưu hoặc sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất… vv)

C. TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI

a. Bản sao Giấy khai sinh của trẻ
b. Bằng chứng về sự giám hộ/hoặc đồng ý (nếu có) – Nếu người nộp đơn nằm dưới sự giám hộ duy nhất của cha hoặc mẹ, cần phải nộp giấy xác nhận giám hộ. Tài liệu phải là bản gốc và do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp.
c. nếu đi du lịch một mình –Thư chấp thuận của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp kèm theo bản sao CMTND/hộ chiếu còn giá trị của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ
d. Nếu đi thăm cha hoặc mẹ – thư chấp thuận có chữ ký của người còn lại và bản sao CMTND/hộ chiếu hợp lệ
e. Bản sao Sổ hộ khẩu
f. Xác nhận của trường nơi trẻ đang theo học cho phép trẻ vắng mặt trong thời gian chuyến đi
g. Bản sao Giấy chứng tử (nếu có) – nếu cha hoặc mẹ đã mất

CHÚ Ý: Các tài liệu trên cần được nộp cho Trung tâm VFS bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển vào ngày nộp đơn. Tài liệu bằng tiếng Việt phải được nộp kèm theo bản dịch tiếng Anh do một văn phòng dịch thuật có chức năng dịch và được hợp thức hoá lãnh sự

Nguồn thông tin: https://www.vfsglobal.se/vietnam/