Tag Archives: kinh nghiệm

Những lời khuyên trong lúc bạn chuẩn bị và nộp hồ sơ du học Thụy Điển (phần cuối)

Như vậy là sau 2 phần hướng dẫn cách thức tìm hiểu, định hướng và lựa chọn các ngành cũng như trường đại học Thụy Điển để du học, đây là phần cuối liên quan đến kinh nghiệm và những lời khuyên mong rằng nó sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ.

Logo đại học Lund

Nếu các quí đọc giả chưa xem thì vui lòng xem lại phần 1 và 2 tại đây: Phần 1, phần 2

1.Tìm hiểu kỹ các điều kiện tuyển sinh:

*. Nếu bạn không đạt yêu cầu về các môn học trong điều kiện tuyển sinh nhưng bạn đã có kinh nghiệm làm việc về hướng ngành đấy.

Bạn có thể liên lạc với phận tuyển sinh và giải thích về kinh nghiệm bạn đã làm.

Bạn cần phải liên lạc với bộ phận tuyển sinh ngay tại thời điểm bạn tìm hiểu thông tin hoặc tại thời điểm bạn nộp hồ sơ. Bạn cần trình bày về những kinh nghiệm ấy một cách chi tiết và bạn đã học được gì từ những kinh nghiệm đấy.

Bên cạnh đó bạn cần một giấy xác nhận công ty nhà Tuyển dụng của bạn những kinh nghiệm đấy.

Bạn cần thuyết phục bộ phận tuyển sinh chấp nhận bạn.

Trong lá thư này bạn cũng cần phải phải nhấn mạnh sở thích và nguyện vọng của bạn về học chương trình này.

Nếu bộ phận tuyển sinh chấp nhận giải thích của bạn thì bạn có thể nộp chương trình bạn muốn học.

Ví dụ, tiếp theo phần 2 chương trình học học về hệ thống thông tin địa lý tại trường đại học Thụy điển , trong ví dụ này là trường đại học Lund: https://www.lunduniversity.lu.se/lubas/i-uoh-lu-NAGIV

Bạn cần liên lạc với study advisor David Tenenbaum.

Nếu ông ấy đồng ý với giải thích của bạn và xác nhận bạn đạt yêu cầu tuyển sinh, thì ông David sẽ gửi mail của ông ấy cho bộ phân tuyển sinh. Còn nếu ông ấy kg gửi dùm banh, bạn nên gửi mail hỏi ông ấy bạn cần làm gì tiếp theo.

*. Nếu bạn không có đạt điều kiện tuyển sinh về tổng số các tín chỉ mà người ta yêu cầu nhưng tổng các môn học của bạn đạt yêu cầu.

Ví dụ bạn học muốn nộp ngành computer science họ yêu cầu là bạn có 15 tín chỉ lập trình hướng đối tượng (object-oriented programming).

Những nếu tính từng môn học của bạn sẽ không đạt 15 tín chỉ.

Tuy nhiên nếu tính từng môn riêng biệt thì mỗi môn học của bạn có thể có một hoặc hai tín chỉ về lập trình hướng đối tượng và đạt yêu cầu 15 tín chỉ.

Trong trường hợp này bạn cần phải tính chuyển đổi trong Excel và cũng gửi thư giải thích cho bộ phận tuyển sinh.

Nếu bộ phận tuyển sinh chấp nhận trả lời của bạn thì họ sẽ hướng dẫn cho bạn làm những bước tiếp theo.

Ví dụ, mình muốn nộp chương trình học về social Media and web technology tại Trường đại học Thụy Điển: LNU.

https://lnu.se/en/programme/social-media-and-web-technologies-master-programme/distance-international-autumn/

Tuy nhiên mình không đã yêu cầu của trường đại học Thụy Điển là ít nhất 15 tín chỉ về các môn học lập trình nhưng mình lại có những môn học khác riêng biệt về lập trình ví dụ Python GIS programing, GIS achitechture and agorithms, internet GIS, C và C++.

Mình gửi email giải thích và họ chấp nhận. Mình cũng gửi email cho bộphận tuyển sinh và họ cũng đồng ý.

2. Nộp hồ sơ  vào các trường đại học Thụy Điển:

Khi bộ phận tuyển sinh Đồng ý với những giải thích của bạn thì bạn chuẩn bị những giấy tờ và nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ xin học ở trường đại học Thụy Điển rất đơn giản.
Bạn chỉ cần vào trang: https://www.universityadmissions.se/intl/search?period=1&courseProgram=programs&freeText=Gis&semesterPart=0

Tạo một tài khoản và upload hồ sơ của mình.

Bạn cần phải nhớ rằng hồ sơ của bạn nộp thì phải được dịch qua tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển.

Đối với giấy tờ như giấy khai sinh hoặc hộ khẩu bạn có thể đi dịch sang tiếng Anh và được chứng nhận bởi quận hoặc huyện.

Bảng điểm vài các giấy chứng nhận về học tập khác thì bạn cần trường đại học Thụy Điển của bạn chứng nhận.

Thường thì bạn có thể để nhờ trường dịch bảng điểm hoặc bằng và chứng nhận cho bạn.

Khi nộp hồ sơ bạn cần phải nộp lệ phí nộp hồ sơ là 900 SEK đối với sinh viên quốc tế.

Bạn nên kích hoạt trẻ trả tiền thông qua internet trước khi nộp hồ sơ.

Bạn cần lưu ý rằng bạn nên nộp cùng scan các giấy tờ gốc kèm theo giấy tờ dịch lúc nộp hồ sơ.

3. Sau khi bạn nộp hồ sơ vào trường đại học Thụy Điển:

Bạn cần thỉnh thoảng lên kiểm tra hồ sơ để xem người ta đã đã đánh giá điểm hồ sơ của bạn.

Nếu hồ sơ của bạn bị xóa hoặc là ghi không đạt yêu cầu, bạn cần phải liên lạc lại với bộ phận tuyển sinh của trường đại học Thụy Điển để người ta xử lý giúp bạn.

Ví dụ khi mình nộp trường đại học Thụy Điển LNU, khi mình kiểm tra ở trên trang web https://www.universityadmissions.se/intl/search?period=1&courseProgram=programs&freeText=Gis&semesterPart=0

Sau một thời gian hết hạn nộp hồ sơ thì họ ghi tình trạng hồ sơ là bị xóa bởi vì mình không đạt yêu cầu.

Mình liên lạc lại với bộ phận tuyển sinh mình đã liên lạc lúc trước và hỏi họ thì họ họ đã xử lý và sửa hồ sơ xét duyệt cho mình.
Nếu bạn nộp học bổng: Nếu bạn nộp học bổng bạn cần lạc với tổ chức hoặc người sẽ học bổng và giải thích với họ rằng tại sao bạn cần cần có học bổng khi đi học thì cơ hội của bạn sẽ cao hơn.

Thường thì bạn nên liên lạc với bộ phận tuyển sinh của trường đại học Thụy Điển.

Bởi vì khi nộp học bổng thì ý kiến của bộ phận tuyển sinh cũng rất quan trọng.
Nếu bạn không đạt điều kiện tuyển sinh và bạn thật lòng rất mong muốn được học chương trình đấy.

Bạn cũng nên tìm cách liên lạc với bộ phận tuyển sinh trình bày về nguyện vọng sâu sắc này.

Đôi Khi người ta sẽ tạo điều kiện cho bạn làm một vài bài thi. Bài thi này giúp bạn chứng minh khả năng của mình.

Do đó, bạn cần dùng tất cả những cơ hội mình có để có thể được chấp nhận chương trình học mà bạn mong muốn.

Cuối cùng là chúc bạn may mắn!

Hãy đừng tiếc 3 giây để click vào like và chia sẻ nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập và phổ biến kinh nghiệm, thông tin về các chính sách định cư Thụy Điển giúp quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Kinh nghiệm phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng

Trong thời gian qua, CDV nhận được 1 số yêu cầu của đọc giả muốn hỏi về các kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng nên CDV xin phép được viết 1 bài mang tính chất là tập hợp các kinh nghiệm để giúp cho các bạn sắp và sẽ sang Thụy Điển theo diện hôn nhân vợ chồng hay sambo có thêm sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Ảnh minh họa

Lưu ý là đây chỉ là những kinh nghiệm của những người đã trải qua phỏng vấn nên các bạn đọc để tham khảo thôi nhé !
Phải chứng minh được tính chân thật và cho thấy mức độ sâu đậm trong mối quan hệ yêu đương/ vợ chồng.
Điều đầu tiên các bạn cần phải hiểu cốt lõi của buổi phỏng vấn này là để cho Sở Di Dân Thụy Điển cũng nhưng Đại Sứ Quán Việt Nam có thể hiểu rõ về tính ” chân thật” cũng như mức độ tình cảm của quan hệ vợ chồng /sambo mà các bạn nộp hơ để định cư Thụy Điển theo diện này. Điều này có nghĩa rằng các bạn càng đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho thấy mối quan hệ của các bạn càng sâu đậm và chân thật thì thời gian giải quyết hồ sơ cũng như quyết định có hay không cấp visa định cư Thụy Điển cho các bạn càng có lợi. Vậy cho nên 1 số người thường chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này những bằng chứng xác thực nhất như : hình ảnh đám cưới, đính hôn, hay đi chơi chung của các bạn . Ngoài ra các bạn cũng thể mang theo các bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ của các bạn đang diễn ra tốt đẹp như : vé đi chơi, xem phim, du lịch hay các đoạn tin nhắn chat cũng như thư từ các bạn trao đổi trong thời gian yêu nhau. Càng nhiều bằng chứng thì càng có lợi cho hồ sơ của bạn.
Câu trả lời và thái đô phải trơn tru
Quan trọng hơn trong buổi phỏng vấn chính là bạn sẽ trả lời các câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ đưa ra và bắt buộc các bạn phải trả lời 1 cách trơn tru, không ngập ngừng. Lưu ý thái độ ngập ngừng hay mơ hồ về các câu trả lời sẽ vô cùng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Bởi vì điều này thể hiện mối quan hệ của bạn và người vợ hoặc chồng tương lai của bạn không trao đổi và tương tác với nhau nhiều nên bạn sẽ không hiểu rõ về cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh của người đó. Bạn cần phải nhớ 1 nguyên lý vô cùng đơn giản nhưng lại là tiêu chí cốt lõi để đánh giá mối quan hệ của bạn chính là : ” nếu là vợ chồng của nhau trong tương lại thì phải hiểu nhau và phải biết rõ về cuộc sống của nhau”
Không có lí do gì mà bạn không biết được nhà của người bạn đời của bạn có bao nhiêu phòng, thu nhập của anh/cô ta bao nhiêu…v..v
Câu trả lời phải mang tính thống nhất
Bên cạnh đó buổi phỏng vấn mang tính chất vấn nên việc bạn sẽ bị quần trong các câu hỏi sẽ không tránh khỏi, vậy cho nên nhưng lời bạn trả lời phải mang tính thống nhất từ đầu cho đến cuối .Điều đó có nghĩa là người phỏng vấn có thể hỏi bạn cùng 1 chủ đề nhưng sẽ theo nhiều cách nhưng câu trả lời phải là giống nhau dù có thay đổi cách hỏi như thế nào. Ví dụ :
anh chị quen nhau hồi nào ? Quen nhau bao lâu ? Lần gặp mặt đầu tiên lúc nào ?
Rõ ràng câu hỏi trên chỉ có 1 mục đích duy nhất là hỏi về thời điểm 2 người quen nhau. Vậy cho nên các bạn phải thống nhất câu trả lời , đừng có trả lời loanh quanh ko thống nhất với nhau như quen nhau từ năm 2014 nhưng lần gặp mặt đầu tiên là năm 2010 và quen nhau đã 10 năm…..
Cần lưu ý là câu chuyện của các bạn cũng phải đồng nhất giữa bạn và người vợ chồng hay sambo của bạn. Tránh tình trạng ông nói 1 đằng, bà khai 1 kiểu. Vậy cho nên kinh nghiệm là bạn cần phải viết xuống giấy những gì bạn và người kia thống nhất khai với nhau khi phỏng vấn nếu là trước khi phỏng vấn và sau phỏng vấn thì bạn cũng nên ghi lại những gì bạn đã trả lời để phòng trường hợp người kia ở bên Thụy Điển cũng sẽ bị kêu lên phỏng vấn.
Dưới đây là những câu hỏi mà thường người phỏng vấn sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng :

1. Sơ lược về bạn : ngày sinh, nơi ở hiện tại, công việc và trình độ học vấn.
2. Có hay không người thân của bạn ở Thụy Điển, những ai, mối quan hệ thế nào
3. Ngày sinh , nơi ở hiện tại , công việc và trình độ của người vơ hoặc chồng /sambo.
4. Nhà của người vợ hoặc chồng như thế nào, bao nhiêu phòng, thu nhập bao nhiêu
5. Thông tin về những người thân của người vợ hoặc chồng / sambo : ngày sinh , nơi ở, công việc. Mối quan hệ thế nào, có bao nhiêu anh chị em, làm nghề gì, có gia đình hay chưa
6. 2 người quen nhau thế nào ? Gặp nhau lần đầu tiên lúc nào ?
7. 1 ngày nói chuyện với nhau bao lâu, bằng phương tiện gì ?
8. 2 người gặp nhau bao nhiêu lần ? Thời điểm nào ? Đi chơi những đâu ?
9. Người kia về vn bao nhiêu lần ? Thời gian chính xác ?
10. Dự định của bạn khi qua Thụy Điển như thế nào ? Bạn dự định sẽ đem bao nhiêu tiền qua Thụy Điển
11. Bạn có câu hỏi hay có gì muốn nói trước khi kết thúc buổi phỏng vấn

Trên đây là những kinh nghiệm mà CDV thu thập được, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn sẽ vượt qua thành công buổi phỏng vấn và nhanh chóng được visa định cư Thụy Điển. CDV cũng mong nhận được thêm những thông tin bổ sung hoặc kinh nghiệm quí báu của quí anh chị nhằm giúp có thêm nhiều thông tin cho những người chuẩn bị phỏng vấn cũng như giúp cho cộng đồng người Việt tại Thụy Điển ngày càng phát triển lớn mạnh.