Tag Archives: Migrationsverket

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 2)

Theo như phần trước đã trình bày về hồ sơ xin phép định cư theo dạng đầu tư và hợp tác đầu tư. Sau khi bạn đã chuẩn bị đủ những điều kiện cần thiết, bạn tiến hành nộp đơn tại trang web của cục di trú, đại sứ quán Thụy Điển.

PHẦN II: CÁCH NỘP ĐƠN XIN PHÉP ĐỊNH CƯ THEO DẠNG ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ

1. Nộp đơn tại trang web của cục di trú. Bạn cần truy cập vào website của cục di trú Migrationsverket.se.

Cục di trú có 1 số yêu cầu đặc biệt cho trường hợp bạn nộp đơn qua website như sau:

– Bạn phải đủ 18 tuổi

– bạn phải có 1 tài khoản email hoạt động bình thường

– Bạn có thể trả phí nộp đơn qua thẻ visa, thẻ master…

– Bạn phải scan , hoặc chụp ảnh các tài liệu liên quan đến hồ sơ để gửi kèm

– Bạn phải có file có đuôi pdf, doc. docx. jpg…. ở máy tính

– Bạn ưu tiên sử dụng internet Explorer, nếu như không thể thì bạn sẽ sử dụng Google Chrome, Mozilla Firefox.

Tất cả các tài liệu gửi đi đều được viết bằng chữ latinh, các tài liệu không được quá 2 megabyte (MB) và phải đọc được rõ ràng.

Bạn cần truy cập vào website của sở di trú Migrationsverket.se. Để đăng ký được qua trang web của sở di trú. Bạn phải đồng ý với các điều kiện về đăng ký qua website mà sở di trú yêu cầu. Các bước tiến hành như sau:

– Tiến hành đăng ký tài khoản cá nhân tại trang web của cục di trú. Khi bạn đã đăng ký tk cá nhân thì sẽ nhận được một thư về hòm thư của bạn trong đó có tên sử dụng, mật khẩu, và một đường link để đăng nhập vào tài khoản

– Bạn có 1,5 giờ cho mỗi trang hồ sơ bạn phải điền các thông tin.

– Chỉ sử dụng các ký tự tiến hoặc lùi xuất hiên trên màn hình, nếu không bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

– Nếu như bạn hủy đơn hoặc sai kỹ thuật, bạn phải đăng nhập trong 48 giờ để các thông tin bạn đã điền không bị xóa bỏ hoàn toàn.

– Nếu bạn muốn thay đổi, hoặc quên mật khẩu, bạn đăng ký quên mật khẩu và sẽ nhận được mật khẩu mới tại hòm thư.

– Khi bạn đã điền đủ các thông tin thì bạn nên chọn in ra giấy để kiểm tra lại.

– Khi bạn đã nhấn đồng ý các thông tin thì bạn không thể sửa được nữa.

– Khi bạn đã gửi hồ sơ đi thì bạn sẽ nhận được một email xác nhận rằng sở di dân đã tiếp nhận đơn của bạn.

2. Nộp đơn tại  đại sứ quán Thụy Điển hoặc lãnh sự quán

Bạn cần gọi điện đến đại sứ quán để đặt giờ nộp hồ sơ.

Chuẩn bị các giấy tờ tài liệu theo hồ sơ đã giới thiệu tại phần I:

Mời quí đọc giả xem lại tại đây : Quy định về đầu tư và hợp tác đầu tư tại Thụy Điển.

Mỗi hồ sơ đựơc thực hiện làm 2 bộ.

Một bộ lưu tại đại sứ quán và một bộ được gửi cho Sở di trú Thụy Điển.

Bạn sẽ đóng lệ phí trực tiếp tại đại sứ quán.

Đối với trường hợp học sinh, nghiên cứu sinh đang học tập tại Thụy Điển thì pháp luật có những yêu cầu gì để đươc đầu tư tại đây?

Mời các bạn đón xem phần III. Những quy định về cấp phép định cư cho học sinh, sinh viên nghiên cứu sinh tại Thụy Điển theo dạng đầu tư.

Trở thành triệu phú Thụy Điển nhờ chính sách tị nạn

Một khách sạn ở Ljungskile đang được rao bán và đang thu hút sự quan tâm của dư luận về sự kỳ lạ của nó. Điều kỳ lạ của việc bán khách sạn này là người chủ sở hữu đã kiếm được 1 số tiền lớn từ việc mua nó trước đó thông qua chính sách tị nạn của Thụy Điển.

Khách sạn ở Ljungskile

Vấn đề ở chỗ sau khi anh ta mua khách sạn này thì anh đã ký một hợp đồng để cung cấp chỗ ở cho người tị nạn nhưng trong suốt thời gian đó không có người tị nạn nào đến ở nhưng anh ta vẫn được trả tiền cho thuê lên đến hàng triệu krono khiến anh ta trở thành triệu phú.

Hans Jonasson từng là cựu nghị sĩ ở Uddevalla, nhưng hiện giờ ông ta sống trên Gran Canaria mỗi ngày. Và trong mùa hè này, ông ở Thụy Điển để thực hiện việc bán khách sạn du lịch Ljungskile mà anh đã mua cách đây ba năm. Sẽ không có gì đáng nói nếu như việc mua khách sạn này xong và ông kinh doanh cho thuê du lịch như bình thường . Điều kỳ lạ là sau khi mua xong thay vì cho khách du lịch thuê thì thay vào đó, ông đã nhanh chóng ký một hợp đồng với công ty có tên là Hero để thuê phòng khách sạn làm nhà ở cho người tị nạn.

– Họ trả cho tôi 110.000 kronor/một tháng trong hai năm rưỡi. Và họ đã thực hiện một số công việc xây dựng lắp đặt ở đây, nhưng chưa bao giờ có người tị nạn nào ở đây cả – Hans Jonasson cho biết.

Năm triệu curon

Vào ngày 31 tháng 7, hợp đồng đã hết hạn và bây giờ Hans Jonasson đã quyết định bán khách sạn này. Ông đã mua nó với giá 4,5 triệu kronor và đã nhận được khoảng 5 triệu kronor từ tiền cho thuê trong hợp đồng trên.
Hans Jonasson cho biết thêm :
– Một phần tiền trên là tiền tư nhân nhưng phần lớn số tiền mà công ty Hero trả cho tôi là tiền thuế . Cho nên người ta có thể nói rằng số tiền thuế đã trả cho tôi biến tôi trở thành triệu phú

Ông chỉ trích chính sách của chính quyền địa phương khi xử lý tình trạng thiếu chỗ ở đột biến tăng khi dòng người tị nạn vào Thụy Điển vào mùa thu năm 2015.

Bắt đầu từ bỏ hợp đồng

Đài truyền hình Thụy Điển SVT đã xem xét các hóa đơn mà chính quyền thành phố Göteborg đã trả cho khách sạn Ljungskille. Số tiền này có thể đã đi đến một tổ chức có tên nhà ở HVB dùng để hỗ trợ cho những thiếu niên tị nạn đến Thụy Điển mà không có cha mẹ . Bên cạnh đó số tiền này có tổng giá trị lên đến 10 triệu kronor và đã được trả cho công ty Hero , một phần trong số đó là tiền thanh toán phí khách sạn của Hans Jonasson.

Công ty Hero đã không trả lời các nghi vấn của SVT nhưng Helene Holmström , giám đốc điều hành thành phố Göteborg giải đáp vấn đề này như sau :

-Chúng tôi đã dựa trên bản dự báo của Sở di trú Thụy Điển (Migrationsverket) năm 2016 . Trong đó cho rằng có thể sẽ có nhiều hơn trẻ em tị nạn không có cha mẹ đến Thụy Điển vào mùa hè năm 2016 cho nên chúng tôi cần phải có sự chuẩn bị trước. Khi họ hạ thấp số liệu trong bản dự báo thì chúng tôi bắt đầu từ bỏ hợp đồng .Trong khi hợp đồng giữa chúng tôi với công ty Hero đã ký với nhau đến 1 tháng 3 năm 2017 và kể từ đó chúng tôi đã không tiếp tục gia hạn để trả tiền tiếp cho họ.

Tuy nhiên,công ty Hero vẫn tiếp tục chi trả tiền cho Hans Jonasson mặc dù thực tế không có bất kỳ trẻ em tị nạn nào đến ở khách sạn này. Helene Holmström cho rằng Hans Jonasson sẽ rút khỏi hợp đồng sớm – vì lý do đạo đức.

– Chúng tôi sẽ giải quyết chuyện này vì đây toàn là tiền thuế của người dân.

Hans Jonasson không đồng ý với phát biểu này như sau

“Tôi chỉ trích chính sách này, nhưng không có vấn đề gì khi kiếm được tiền từ những điều ngu ngốc như vậy.

Dịch từ :

https://www.svt.se/nyheter/lokalt/vast/skattebetalarna-har-gjort-mig-till-mangmiljonar

Hướng dẫn điền đơn xin quốc tịch Thụy Điển (phần 1)

Vì chủ đề hướng dẫn điền đơn xin cấp quốc tịch Thụy Điển là 1 chủ đề tương đồi phức tạp nên CDV xin chia ra làm 3 bài viết do có rất nhiều điều cần phải cung cấp thông tin cho các các bạn đọc để:

  • 1 là có thể hiểu rõ thêm luật pháp Thụy Điển về vấn đề xin cấp quốc tịch
  • 2  là cách điền mẫu đơn qua mạng hoặc gửi đơn qua bưu điện để xin quốc tịch Thụy Điển.

Các qui định của pháp luật yêu cầu đáp ứng để đủ tiêu chuẩn xin cấp quốc tịch Thụy Điển :

  • 1. Bạn phải có đủ khả năng chứng minh lý lịch cá nhân rõ ràng
  • 2. Bạn phải đủ 18 tuổi
  • 3. Bạn phải có giấy định cư vĩnh viễn (permanent upperhållstånd viết tắt PUT ) hay quyền định cư hoặc thẻ định cư
  • 4. Bạn phải đáp ứng yêu cầu về thời gian ở Thụy Điển
  • 5. Trong thời gian định cư tại Thụy Điển bạn phải sống tuân thủ pháp luật Thụy Điển không phạm pháp bao gồm cả việc không thiếu nợ với cơ quan quản lý nợ Kronofogden

B. Ngoài ra nếu bạn làm đơn qua internet thì bạn cần phải có thêm 2 yêu cầu cần phải có nữa là :

1. Bạn phải có 1 máy in với chức năng in và chức năng scan tài liệu
2. Bạn cần phải có thẻ ngân hàng có chức năng thanh toán qua internet và có chức năng Mobile Bankid hoặc Bankid
3. Bạn phải có 1 địa chỉ email

Để điền đơn xin cấp quốc tịch Thụy Điển qua internet thì bạn truy cập vào địa chỉ sau :
https://www.migrationsverket.se/admextanvandare/?tjanst=ansokanmedborgarskap&locale=sv

C. Nếu bạn làm đơn và gửi lên sở di dân (migrationsverket) thì bạn cần phải có :

1. Phải in và điền mẫu đơn sau : https://www.migrationsverket.se/download/18.2bbf7de914c17a2ed26f1f/1485556224621/mbl_316011_sv.pdf
2. Phải có tài khoản ngân hàng

1 .Bạn phải có đủ khả năng chứng minh lý lịch cá nhân rõ ràng

Để có thể chứng minh lý lịch cá nhân rõ ràng bạn cần có 1 trong các giấy tờ hay hồ sơ dưới đây :

  • Bản gốc hộ chiếu
  • Bản gốc hồ sơ xác định lý lịch cá nhân
  • Bản gốc hồ sơ xác định họ hàng thân nhân trực hệ gần nhất

(Tham khảo thêm về qui định các hồ sơ trên theo đường link sau : https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Bli-svensk-medborgare/Medborgarskap-for-vuxna/Styrkt-identitet.html )

Bạn phải có giấy định cư vĩnh viễn hay quyền định cư hoặc thẻ định cư

Theo qui định của pháp luật Thụy Điển từ 1 tháng 4 năm 2015 , để có thể xin cấp quốc tịch Thụy Điển trước tiên bạn phải có được thẻ định cư vĩnh viễn (PUT) hoặc quyền định cư ít nhất 2 năm ở Thụy Điển
Tuy nhiên cần hiểu rõ khi nào thì bạn thuộc trường hợp cần có thẻ định cư vĩnh viễn và khi nào bạn chỉ cần thẻ định cư hay quyền định cư 2 năm là đủ.

Đối với đa số các trường hợp thì bạn cần phải ở Thụy Điển tối thiểu 5 năm thì bạn mới có quyền xin quốc tịch Thụy Điển và trong 5 năm này bạn không được rời Thụy Điển quá 6 tuần trong 1 năm . Nếu như bạn đi du lịch hoặc rời Thụy Điển qua 6 tuần trong 1 năm thì thời gian 5 năm này sẽ trừ đi thời gian bạn không ở Thụy Điển. Và thời gian 5 năm này được tính từ ngày bạn đến trình diện tại sở cảnh sát địa phương khi bạn đến định cư tại Thụy Điển ( folkbokadress hay còn gọi là đăng ký hộ khẩu )Đặc biệt đối với những người đang sống cùng với 1 người thân quốc tịch Thụy Điển ví dụ như sambo hoặc vợ /chồng là người Thụy Điển thì chỉ cần thẻ định cư và sống với người đó ít nhất 3 năm thì có thể xin quốc tịch Thụy Điển.

Bạn phải đáp ứng yêu cầu về thời gian ở Thụy Điển

Giống như giải thích của bên trên về thẻ định cư vĩnh viễn và quyền định cư, bạn cần phải có mặt tại Thụy Điển ít nhất 5 năm và trong 5 năm đó , mỗi năm bạn không được rời Thụy Điển qua 6 tuần.
Ngoài ra những trường hợp đặc biệt như tị nạn hoặc định cư ở 1 nước khác rồi quay về Thụy Điển thì xin đọc thêm qui định theo đường link dưới đây ( https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Bli-svensk-medborgare/Medborgarskap-for-vuxna/Tid-i-Sverige.html)

 Trong thời gian định cư tại Thụy Điển bạn phải sống tuân thủ pháp luật Thụy Điển bao gồm cả việc không thiếu nợ với cơ quan Kronofroden

Sở di dân sẽ phối hợp với các cơ quan pháp luật khác để xác định , kiểm tra thông tin của bạn trong quá trình bạn sống tại thụy Điển bao gồm thiếu nợ hoặc phạm pháp qua các cơ quan dưới đây :
1. Kronofogdenmyndigheten ( tạm dịch là cơ quan quản lý nợ )
2. Sở cảnh sát địa phương
(Đọc thêm các qui định về thời gian xóa nợ và xóa án nếu như bạn có thiếu nợ ở Kronofogden hoặc phạm pháp : https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Bli-svensk-medborgare/Medborgarskap-for-vuxna/Skotsamhet.html

Hướng dẫn kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện xin cấp quốc tịch Thụy Điển ?

Hiện nay trên trang web của sở di dân Thụy Điển (Migrationsveket) có 1 chức năng rất hay đó là cho phép bạn kiểm tra xem tình trạng hiện tại của mình có đủ để xin quốc tịch Thụy Điển hay không . Để sử dụng chức năng này bạn vui lòng truy cập vào đường link dưới đây :
https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Bli-svensk-medborgare/Medborgarskap-for-vuxna/Testa-om-du-kan-bli-svensk-medborgare.html

Trong phần kiểm tra tình trạng này sẽ có 7 câu hỏi và bạn cần phải trả lời đúng như tình trạng của bạn hiện tại và trang web sẽ cho bạn biết bạn có đủ điều kiện để xin cấp quốc tịch hay không.
Nếu như trang web trả về kết quả rằng bạn đủ điều kiện thì bạn hãy làm đơn còn ngược lại thì đừng làm đơn vì nếu tiếp tục làm đơn xin cấp bạn sẽ chỉ tốn tiền (1500 kr cho 1 người lớn/1 lần làm đơn ) mà thôi.

Dưới đây là nội dung các câu hỏi :

1.Hur gammal är du ? – Bạn bao nhiêu tuổi ?

1. Under 18 år – dưới 18 tuổi.
2. 18 -21 år – 18 -21 tuổi.
3. Övẻ 21 år – Trên 21 tuổi.

2.Vad har du för medborgarskap ? Hiện nay bạn mang quốc tịch nào ?

( Chọn quốc gia mà bạn đang mang quốc tịch )

3. Har du ett permanent uppehållstillstånd (PUT) i Sverige ? Bạn có thẻ định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển hay không ?

(Ja là có – Nej là không ) – Click chuột chọn câu trả lời cho bạn.

Nếu bạn trả lời Nej sẽ có câu hỏi
3A .Har du upphållsrätt i Sverige ? Bạn có quyền định cư ở Thụy Điển ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

4. Hur länge har du varit bosatt i Sverige ? Bạn đã ở Thụy Điển bao nhiêu lâu ?

0-2 ( 0-2 năm)
2-3
3-4
4-5
5-8
Över 8 år ( trên 8 năm)

Nếu bạn từ 18 -21 tuổi thì sẽ có thêm câu hỏi này

4A .När fyllde du 13 år? Thời điểm bạn đủ 13 tuổi là lúc ?

Innan jag kom till Sverige – Trước khi tôi đến Thụy Điển
Efter att jag kom till Sverige – Sau khi tôi đến Thụy Điển

5.Har du ett pass eller nationellt id-kort från ditt hemland som visar vem du är? ( Bạn có hộ chiếu hay thẻ quốc tịch để chứng minh lý lịch của bạn ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

Nếu bạn chọn Nej sẽ có thêm câu hỏi :
5A.Har du någon annan typ av id-handling som visar vem du är? Bạn có bất ký loại giấy hoặc hồ sơ nào khác để chứng minh lý lịch của bạn ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

Nếu bạn chọn nej sẽ có thêm câu hỏi :
5B.Kan en nära anhörig som är svensk medborgare styrka din identitet ? Bạn có người thân nào khác là người mang quốc tịch Thụy Điển có thể chứng minh lý lịch của bạn ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

6. Har du dömts till böter, fängelse eller annat straff? Bạn có từng bị phán quyết phạt tiền, phạt tù hoặc hình phạt khác ?

Chọn Ja là có; nej là không

Nếu bạn chọn Ja sẽ có thêm câu hỏi
6A Anser du att du har uppfyllt kraven på hur lång tid som måste gå efter att du dömts till straff? Bạn có nghĩ rằng bạn đã đáp ứng các yêu cầu về thời gian xóa án phạt sau khi bạn bị kết án phạt?

Chọn Ja là có; nej là không

7. Har du (eller har du haft) skulder som gått vidare till Kronofogden? Bạn có hoặc từng có thiếu nợ tại cơ quan quản lý nợ Kronofogden không ?

Chọn Ja là có; nej là không

Nếu chọn Ja bạn sẽ có thêm câu hỏi :
7a .Har det gått två år sedan du betalade dina skulder hos Kronofogden? Đã hai năm kể từ khi bạn thanh toán các khoản nợ của mình tại Kronofogden?

Chọn Ja là có; nej là không

Nếu như phần cuối hiện lên câu sau :
Du verkar uppfylla kraven på svenskt medborgarskap!

Có nghĩa là : bạn dường như đáp ứng đủ yêu cầu để xin quốc tịch Thụy Điển .

Còn nếu như phần cuối hiện lên :

Tyvärr, du verkar inte uppfylla kraven på svenskt medborgarskap!

Có nghĩa là bạn không đủ điều kiện để xin cấp quốc tịch. Vậy bạn không nên xin cấp quốc tịch nữa vì chắc chắn đơn bạn sẽ bị từ chối.

Đi làm và đóng thuế hơn 9 năm nhưng vẫn bị trục xuất khỏi Thụy Điển

Vừa mới đây trong 1 tờ báo lớn của Thụy Điển là tờ Dagens nyheter (DN) đã viết về việc Naveed Ur Rahman bị trục xuất khỏi Thụy Điển khi mà ông đã kiếm ít tiền hơn trên 1 giờ làm việc của mình.


Trong bài phỏng vấn ông đã cho biết :
– Đó không phải lỗi của tôi, tôi đã không làm gì sai cả. Tôi đã làm việc và đóng thuế trong chín năm, tôi thích Thụy Điển, ông nói với DN.
Naveed Ur Rahman, 31 tuổi, đến Thụy Điển từ Pakistan khi anh 22 tuổi. Sau khi học tập, anh bắt đầu làm việc tại một nhà hàng, nhưng bây giờ, sau chín năm ở Thụy Điển, anh bị trục xuất vì anh chỉ kiếm được ít tiền vài năm trước.
– Chủ lao động đã sửa lương sau đó. Nhưng vấn đề là họ gia hạn giấy phép lao động của tôi nhiều lần sau năm 2012 . Nhưng tôi thắc mắc là tại sao họ không nói thông báo cho tôi vào năm 2013 ? Tôi đã không nhận được câu trả lời, “Naveed Ur Rahman nói.
Ông đã kháng nghị quyết định của Sở di trú (Migrationsverket) đến Tòa án di cư (Migrationsdomstolen) nhưng vẫn bị thua kiện. Bây giờ ông vẫn kháng cáo đến tòa án di cư tối cao nhưng chắc không có hy vọng.
“Luật sư của tôi nói rằng họ chỉ chắc có 1% trong trường hợp này của tôi”

Cập nhật những điều chỉnh về luật lao động liên quan đến gia hạn giấy phép định cư Thụy Điển

Vào ngày 15.11.2017, Quốc hội Thụy Điển (Riskdagen) đã thông qua một điều chỉnh trong Luật di dân (utläningslagen) về việc THU HỒI GI ́Y PHÉP LAO ĐỘNG (Ny lagändring gällande återkallelse av arbetstillstånd). Điều chỉnh này chính thức có hiệu lực từ 01.12.2017. Vậy điều chỉnh này có liên quan gì, và có ảnh hưởng trực tiếp như thế nào trong những thực hành của sở di dân (Migrationsverket) khi xét duyệt hồ sơ XIN GIA HẠN giấp phép lao động (förlängning av arbetstillstånd)?

Để hiểu được điều này, cần quay ngược lại thời gian năm 2014. Ngày 01.08.2014, một điều chỉnh về Luật đã diễn ra cho phép sở di dân có quyền thu hồi giấy phép lao động của người lao động, nếu có bằng chứng cho thấy điều kiện lao động không được đảm bảo. Tuy nhiên, sự điều chỉnh luật này chỉ khiến sở di dân triển khai kiểm tra những doanh nghiệp đang thuê người lao động từ nước thứ ba, chứ chưa tạo nên một cuộc khủng hoảng thật sự đối với việc gia hạn giấp phép lao động.

 

Khủng hoảng thật sự chỉ bắt đầu khi Tòa án di dân tối cáo (Migrationsöverdomstolen) ra phán quyết (beslut) trong hồ sơ MIG 2015:11. Theo phán quyết này, qui trình nghiêm ngặt khi phán xét THU HỒI giấp phép lao động sẽ được áp dụng cho cả khi phán xét XIN GIA HẠN giấy phép lao động . Cũng theo phán quyết này, việc xin gia hạn giấy phép lao động sẽ không được chấp thuận nếu những điều kiện lao động không được đáp ứng đầy đủ trong suốt thời gian giấy phép lao động có hiệu lực, và những điều kiện này không được tệ hơn so với những qui định của công đoàn ngành, hay trong thực tế ngành.

Sau phán quyết trên của Tòa án di dân tối cao, sở di dân đã áp dụng cách phán xét phải nói là khắc nghiệt và cực đoan đối với những hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động, dẫn tới việc khủng hoảng thị trường lao động, đặc biệt đối với những nhân lực lao động chất lượng cao tại Thụy Điển.

Điều chỉnh Luật về việc THU HỒI GI ́Y PHÉP LAO ĐỘNG thực chất đã tác động vào gốc của vấn đề, mục đích là buộc sở di dân thay đổi qui cách xét duyệt đối với các hồ sơ XIN GIA HẠN giấy phép lao động. Theo đó, nếu chủ lao động chủ động sửa chữa những sai phạm TRƯỚC KHI sở di dân PHÁT HIỆN VÀ CHỈ RA những sai phạm đó, giấy phép lao động của người lao động sẽ không bị thu hồi/hoặc sẽ được chấp nhận gia hạn. Những sai phạm đó có thể là:
1) Chủ lao động tin tưởng một cách sai lầm rằng công ty đã đăng ký đúng loại bảo hiểm cho người lao động
2) Chủ lao động trả chậm ngày thanh toán phí bảo hiểm
3) Lương của người lao động bị trả thiếu do lỗi của hệ thống kế toán
4) Chủ lao động trả mức lương không tuyệt đối cân xứng với kinh nghiệm làm việc và số năm được đào tạo để làm việc của người lao động.
5) Chủ lao động quên không ghi chú những ngày nghỉ hợp pháp của người lao động.

Sự điểu chỉnh này bị chỉ trích là quá chậm trễ và quá ít ỏi. Vì trước hết, nó sẽ không cứu được những hồ sơ đã và đang được sở di dân thụ lý. Tiếp theo, việc khái niệm hóa để định nghĩa mức độ sai phạm nào là những sai phạm mà khi sửa chữa sẽ được chấp nhận, hoàn toàn nằm trong quyền của sở di dân. Và chúng ta vẫn cần thời gian quan sát thêm để có thể biết, một trong những sai phạm phổ biến của người Việt là không cho người lao động hưởng ngày nghỉ semester sẽ được sở di dân phán xét như thế nào.

Quốc hội (Riskdagen) cũng thừa nhận tính chậm trễ và ít ỏi của điều chỉnh hiện tại, và đã yêu cầu chính phủ (Regeringen) phải trình Quốc hội duyêt một đề xuất mới và đề xuất mới phải chính thức có hiệu lực không muộn hơn 01.07.2018. Nhiệm vụ của đề xuất mới này là khắc phục những hạn chế của đề xuất hiện tại. Theo đó, những đánh giá có tính toàn diện cần được áp dụng để người lao động nhập cư không bị trục xuất do lỗi của chủ lao động, kể cả khi lỗi đó đã được phát hiện và chỉ ra bởi sở di dân. Lỗi ở đây hàm ý là những sai lệch nhỏ và không đáng kể về điều kiện lao động trong hệ qui chiếu là những qui định của công đoàn ngành.

Tuy nhiên, một tin rất mừng là vào ngày 13.12.2017, Tòa án di dân tối cao đã ra hai phán quyết quan trọng có lợi cho người lao động.

Ở đây xin phép được giải thích một chút về tầm quan trọng của những phán quyết của Tòa án di dân tối cao. Khi mọi người nhận được một phán quyết từ sở di dân, sẽ thấy những phán quyết đó, ngoài việc dựa trên Luật di dân, còn dựa trên những phán quyết trước đó của Tòa án di dân tối cao. Nói cách khác, những phán quyết của Tòa Án di dân tối cao đóng vai trò định hướng, hướng dẫn cho phán xét của sở di dân trong các trường hợp tương tự.

Trường hợp 1 là DM, làm đầu bếp trong tiệm Pizza, xin gia hạn giấy phép lao động lần đầu tiên vào 06.2015. Trong khoảng thời gian từ 12.2014 đến 04.2015, DM đã nhận lương thấp hơn mức lương qui định của công đoàn là 460 kr. Mặc dù chủ lao động chứng minh được rằng, việc trả lương thiếu là do sai sót của chủ lao động và chủ lao động cũng đã lập tức sửa chữa sai sót đó bằng cách trả bù tổng số lương thiếu cho DM vào tháng 09.2015 (sở di dân phát hiện ra sai sót vào ngày 19.10.2015, như vậy chủ lao động đã sửa sai trước khi sở di dân phát hiện), DM vẫn bị cả sở di dân lẫn Tòa án di dân từ chối cấp gia hạn, đồng thời quyết định trục xuất. DM tiếp tục kháng cáo lên Tòa án di dân tối cao, và đến ngày 13.12.2017 chính thức nhận phán quyết là được chấp nhận gia hạn giấy phép lao động.

Trường hợp 2 là AG, một lập trình viên, đã làm việc tại Thụy Điển trong 4 năm từ 17.02.2012 đến 18.02.2016, xin gia hạn giấy phép lao động lần 2 vào ngày 08.01.2016. Trường hợp này, sở di dân sẽ phán xét xem AG có đủ điều kiện được cấp định cư vĩnh viễn hay không. Trong khoảng thời gian từ 17.02.2012 đến 01.10.2013, AG không có sjukförsäkring và tjänstepensionsförsäkring. AG bị cả sở di dân và Tòa án di dân từ chối cấp định cư vĩnh viễn đồng thời quyết định trục xuất. AG tiếp tục kháng cáo lên Tòa án di dân tối cao và đến ngày 13.12.2017 chính thức nhận phán quyết là được cấp định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển.

“Nyckelord” quan trọng nhất trong hai phán quyết này, đó là từ “helthetsbedömning”, có nghĩa là đánh giá toàn diện. Theo Tòa án di dân tối cao, trong mỗi trường hợp cụ thể, cơ quan di dân cần thực hành đánh giá toàn diện để phán xét xem các điều kiện lao động có được đáp ứng đầy đủ trong suốt thời gian giấy phép lao động có hiệu lực hay không. Việc tách rời ra và xét theo từng tháng, hoặc áp dụng cứng ngắc các qui định của công đoàn ngành được coi là không thể và không phù hợp. Đi vào chi tiết, hai phán quyết này còn có những kết luận có thể nói là phần nào làm nguôi ngoai sự uất ức của người lao động, chủ lao động, những luật sư theo đuổi các vụ kiện về định cư lao động trong suốt thời gian qua. Ví dụ như: Tòa án di dân tối cao nhất trí rằng cơ quan di dân không thể bắt buộc mọi chủ lao động phải kí “kollektivavtal” với công đoàn ngành, và cũng không thể bắt buộc chủ lao động phải chính xác tuân theo những qui định của công đoàn ngành. Vì sự bắt buộc đó là trái với những qui định về quyền tự do hiệp hội (föreningsfrihet) được qui định tại Công ước châu âu (Europakonventionen) cũng như tại Hiến Pháp Thụy Điển (Regeningsformen). Tòa án di dân tối cao cũng nêu rõ quan điểm, trong Luật di dân có ghi rõ, điều kiện làm việc không được tệ hơn những qui định của công đoàn ngành hoặc TRONG THỰC TẾ và các cơ quan di dân không được bỏ qua vế “TRONG THỰC TẾ”. Vế “TRONG THỰC TẾ” nên được hiểu là chủ lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về những điều kiện làm việc. Ví dụ trong trường hợp người lao động không có nhu cầu tham gia tất cả 4 loại bảo hiểm (vì trong thực tế người lao động đã được bảo vệ bởi chế độ bảo hiểm xã hội của Thụy Điển) mà thay vào đó, muốn được nhận mức lương cao hơn…..

Nếu sự điều chỉnh về Luật chỉ có tác dụng với những hồ sơ chưa được sở di dân xử lý, thì hai phán quyết của Tòa án di dân tối cao sẽ có tác dụng ngay lập tức đến toàn bộ qui trình xử lý hồ sơ xin gia hạn định cư lao động của sở di dân.

KẾT LUẬN:

Sự điều chỉnh luật và hai phán quyết của Tòa án di dân tối cao chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi có lợi hơn cho người lao động trong trường hợp xin gia hạn giấp phép lao động, tuy nhiên cũng không thể đưa tình hình trở về mức độ “dễ thở” như thời kì trước 2014. Trong thời điểm hiện tại, cũng khó nói trước được sự thay đổi trong những thực hành phán xét của sở di dân sẽ “có lợi” ở mức độ nào cho người lao động, vì sở di dân cũng cần thời gian để diễn giải sự điều chỉnh luật, cũng như hai phán quyết mới nhất của Tòa án di dân tối cao thành những chỉ dẫn thực hành cho những người xử lý hồ sơ (handläggare). Và chúng ta cũng không được quên rằng, tất cả những gì đang diễn ra là nhằm để tránh cho người lao động bị trục xuất một cách oan ức bởi những SAI SÓT NHỎ của chủ lao động. (Không phải cho những sai sót lớn thể hiện tính thiếu nghiêm túc và vô trách nhiệm của chủ lao động) Lời khuyên cho người lao động lúc này đó là, nếu phát hiện bất cứ sai phạm gì trong điều kiện lao động của mình ở bất cứ thời điểm nào, hãy lập tức sửa ngay lập tức.

Nguồn :  https://www.facebook.com/groups/1515736728490111/permalink/1679024092161373/

Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa du lịch thăm thân nhân tại Thụy Điển

Hiện nay, Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Việt Nam đã mở trung tâm tiếp nhận thị thực VFS. Như vậy, thay vì phải đến Đại Sứ Quán để nộp hồ sơ xin thị thực, hồ sơ xin thị thực có thể được nộp tại hai địa chỉ sau:
Thành phố HCM: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại:0084-8-39390891

Hà Nội: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển. Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoai: 0084-4-39729449

1. PHÍ THỊ THỰC

Schengen Thị thực (cho người lớn) 60 EURO hoặc 1,450,000 VND
Schengen Thị thực (trẻ em từ 6 đến 12 tuổi) 35 EURO hoặc 850, 000 VND
Phí thị thực phải được thu bằng tiền mặt việt nam đồng theo tỷ giá hiện tại và có thể thay đổi mà không cần báo trước
Ngoài phí thị thực, người nộp đơn phải trả phí dịch vụ của VFS là 700,000 VND cho mỗi hồ sơ bằng tiền mặt
Tất cả các loại phí phải được trả trước và không hoàn lại
Người nộp đơn có thể lựa chọn dịch vụ SMS với mức phí là 60000 đồng cho mỗi hồ sơ
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí thị thực Schengen ngắn hạn tới Thụy Điển

2. HỒ SƠ YÊU CẦU

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN

a. Đơn xin cấp visa Schengen – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link tải: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312919/1473412281555/blvisa_119031_en.pdfb. Mẫu đơn chi tiết về gia đình (số 239011 ) – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link để tải đơn: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba631288c/1475142021187/bl_fam_239011_en.pdf c. Bảng câu hỏi Questionnaire. Link để tải bảng câu hỏi: https://www.vfsglobal.se/vietnam/pdf/Questionnaire_VFS_friends_and_family_110615.pdf
d. Hộ chiếu gốc – còn hạn ít nhất 3 tháng sau khi rời khỏi các nước thuộc khối Schengen và phải có ít nhất 2 trang chưa sử dụng.
e. Lệ phí visa
f. Bản sao Sổ hộ khẩu
g. Bản sao Giấy khai sinh
h. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
j. Giấy chứng nhận gốc của cơ quan đang công tác hoặc tương đương (nếu có) – nêu rõ vị trí, thời gian công tác, bảng lương ba tháng gần nhất, và xác nhận của cơ quan cho phép người nộp đơn được nghỉ phép
i. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tự kinh doanh (nếu phù hợp) –một bản sao giấy đăng ký kinh doanh và hóa đơn thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
k. Sinh viên (nếu phù hợp) – giấy xác nhận của trường. Nếu người nộp đơn đi du lịch trong kỳ nghỉ, cần nộp thêm giấy xác nhận của trường về việc người nộp đơn sẽ theo học trong năm học/học kỳ tiếp theo
l. Nghỉ hưu (nếu phù hợp) – Xác nhận lương hưu
m. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi (nếu có) – Một bản sao Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Mức sinh hoạt ở Thụy Điển đòi hỏi phải có 450 SEK mỗi ngày cho một người
n. Bằng chứng về mối quan hệ – chứng minh mối quan hệ giữa người nộp đơn và người mời (ví dụ: Bản sao hộ khẩu hoặc giấy khai sinh)
o. Bản sao Đặt vé máy bay khứ hồi (người nộp đơn không nên mua vé máy bay cho đến khi thị thực đã được cấp) – xin lưu
y’ nếu được cấp, thời hạn visa sẽ được dựa trên bản sao đặt vé khứ hồi này
p. Bản sao Bảo hiểm du lịch – có giá trị cho tất cả các nước trong khối Schengen và bao gồm toàn bộ thời gian của chuyến đi, kể cả thời gian quá cảnh. Trị giá bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO

B. NGƯỜI MỜI

a. Giấy mời gốc (số 241011) – phải là bản gốc và được điền đầy đủ thông tin bởi người mời. Link tải: http://www.migrationsverket.se/…/14…/Inbjudan_241011_eng.pdf
b. Bản sao Personbevis của người mời (Khi đến skatteverket phải trình bày rõ xin personbevis với mục đích mời người thân sang thăm)
c. Bản sao hộ chiếu của người mời – cùng với bản sao các trang thị thực xuất /nhập cảnh vào Việt Nam
d. Giấy phép định cư ở Thụy Điển được cấp gần đây của người mời (nếu có)
e. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi của người nộp đơn (nếu phù hợp) – nếu người mời hỗ trợ tài chính cho cả chuyến đi , cần cung cấp tài liệu chứng minh tài chính của người mời (ví dụ như Giấy xác nhận thu nhập hàng năm, giấy nộp thuế, xác nhận lương hưu hoặc sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất… vv)

C. TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI

a. Bản sao Giấy khai sinh của trẻ
b. Bằng chứng về sự giám hộ/hoặc đồng ý (nếu có) – Nếu người nộp đơn nằm dưới sự giám hộ duy nhất của cha hoặc mẹ, cần phải nộp giấy xác nhận giám hộ. Tài liệu phải là bản gốc và do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp.
c. nếu đi du lịch một mình –Thư chấp thuận của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp kèm theo bản sao CMTND/hộ chiếu còn giá trị của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ
d. Nếu đi thăm cha hoặc mẹ – thư chấp thuận có chữ ký của người còn lại và bản sao CMTND/hộ chiếu hợp lệ
e. Bản sao Sổ hộ khẩu
f. Xác nhận của trường nơi trẻ đang theo học cho phép trẻ vắng mặt trong thời gian chuyến đi
g. Bản sao Giấy chứng tử (nếu có) – nếu cha hoặc mẹ đã mất

CHÚ Ý: Các tài liệu trên cần được nộp cho Trung tâm VFS bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển vào ngày nộp đơn. Tài liệu bằng tiếng Việt phải được nộp kèm theo bản dịch tiếng Anh do một văn phòng dịch thuật có chức năng dịch và được hợp thức hoá lãnh sự

Nguồn thông tin: https://www.vfsglobal.se/vietnam/

Stockholm, thiên đường cho ngoại kiều

Những con đường lát sỏi ở có thể lạnh và phủ tuyết trong mùa đông, nhưng thành phố phát triển nhanh nhất Châu Âu lại một trong những nơi khởi nghiệp ‘nóng’ nhất trên thế giới và là nơi thu hút các nhân tài quốc tế.
Với số dân chưa tới một triệu người, thủ đô của Thụy Điển là cái nôi của Skype, Spotify và Mojang. Nơi đây chỉ thua Thung lũng Silicon về số công ty trị giá giá tỷ đô tính trên đầu người, theo công ty đầu tư Atomico.

Chất lượng cuộc sống
Khi tuyết tan vào đầu xuân, thành phố là nơi trong xanh nhất trên thế giới. Nằm trên 14 hòn đảo, hai phần ba diện tích của Stockholm là nước hoặc cây xanh.
Người dân nơi đây rất coi trọng việc thưởng ngoạn khung cảnh trong lành.
Chưa tới 1% người đi làm ở Thụy Điển làm việc hơn 50 giờ một tuần, một trong những tỷ lệ thấp nhất trong khối OECD.
Chất lượng cuộc sống nơi đây phải nói là tuyệt hảo.
Những cặp vợ chồng mới sinh con được nghỉ 480 ngày để chăm sóc con nhỏ, và họ được quyền phân chia số ngày này ra giữa bố và mẹ.
Việc nuôi con nhỏ được nhà nước trợ cấp rất nhiều. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi Thụy Điển được xem là nơi tốt nhất dành cho gia đình, theo một khảo sát của ngân hàng HSBC trong năm 2015.

“Đạt điểm tuyệt đối 10 trên 10,” Adam Webb, 34 tuổi, doanh nhân người Anh có một con nhỏ, nói.
“Mọi thứ đều được tổ chức sao cho những người có con nhỏ được hỗ trợ tốt nhất, từ việc cho phép những người cha được nghỉ làm nhưng vẫn lãnh gần trọn lương, cho tới việc những ai có xe nôi được đi xe buýt miễn phí.”
Ngành thiết kế và thời trang của Thụy Điển, đứng đầu là những thương hiệu toàn cầu như Ikea và H&M, thu hút rất nhiều người nước ngoài đến làm việc.
Các lĩnh vực phát triển mạnh khác của thành phố như khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng có rất nhiều việc làm.
Là thiên đường của những người lập dị, Stockholms hãnh diện về điều mà tạp chí Vogue gần đây đánh giá thành phố là ‘nơi hay ho nhất châu Âu’.
Trên đảo Sodermalm, nằm phía nam trung tâm thành phố, có những cửa hàng băng đĩa độc lập vẫn đang làm ăn phát đạt.
Những cửa hàng này tạo nên một khung cảnh cũ cũ với rất nhiều những quán cà phê ấm cúng.
Tất cả tạo khung cảnh rất thích hợp cho những cuộc tình kiểu Scandinavia không bao giờ lỗi thời, phảng phất mùi khói cà phê mới pha thơm lừng.
Ngành thiết kế và thời trang hùng mạnh ở quốc gia này, dẫn đầu là các thương hiệu hàng đầu thế giới như Ikea và H&M, là các nhà tuyển dụng thu hút nhiều nhân viên nước ngoài tới làm việc.
Thành phố cũng là thị trường việc làm tấp nập cho các ngành khoa học, xây dựng dân dụng và IT.

Tuy nhiên, chuyển tới sống và làm việc tại thủ phủ lớn nhất của quốc gia vùng Bắc Âu này không phải là không có vấn đề gì, nhất là trong những ngày lạnh lẽo, tối tăm mùa đông, và trong chuyện phải trả mức thuế cao khét tiếng ở Thuỵ Điển.
Dưới đây là một số nét chính bạn cần cân nhắc trước khi quyết định chọn Thuỵ Điển làm nơi dừng chân dài hạn sắp tới.
Chỗ ở
Những công ty quốc tế lớn như Spotify, H&M và Ericsson thường giúp nhân viên nước ngoài về chỗ ở trong ba tháng đầu ký hợp đồng ở Stockholm.
Nhưng những người khác đến thành phố này phải đối mặt với một thị trường bất động sản kỳ lạ và tình trạng thiếu hụt căn hộ nghiêm trọng.
Hơn một phần ba dân Thụy Điển sống trong những căn nhà thuê. Phân nửa trong số nhà này thuộc sở hữu của các hội đồng địa phương và các công ty cho thuê của nhà nước, và việc cho thuê được thực hiện với một số giới hạn nhất định.
Nếu bạn may mắn có được hợp đồng trực tiếp để thuê nhà kiểu này thì bạn có thể sống ở căn hộ đó trọn đời.
Người nước ngoài được hoan nghênh đăng ký thuê nhưng ở Stockholm họ phải xếp sau khoảng nửa triệu người dân địa phương đã đăng ký trước họ, và thời gian chờ đợi để đến lượt trung bình là chín năm.


Điều này khiến thị trường cho thuê lại trở nên rất cạnh tranh.
Người dân Thụy Điển thường cho thuê lại những căn hộ mà họ đã thuê được sau khi họ mua được nhà riêng hoặc dọn về sống chung với người yêu, người bạn đời.
Theo Cục Thống kê Thụy Điển, số liệu trong tháng 10/2015 cho thấy chi phí thuê trung bình một căn hộ hai phòng ngủ ở Stockholm là 6.518 kronor, tức tương đương 783 đô la Mỹ một tháng.
Tuy nhiên, khi căn hộ được đem cho thuê lại thì trở nên mắc hơn bất chấp những quy định được đưa ra nhằm đảm bảo rằng người thuê không phải trả thêm nhiều hơn 15% so với số tiền những người cho họ thuê lại phải trả.
“Kiếm chỗ ở là khó khăn lớn nhất khi chuyển đến Stockholm… nhưng chính quyền đang tìm cách giải quyết vấn đề,” Julika Lamberth thuộc Stockholm Business Region, một công ty do nhà nước cấp vốn với mục tiêu là làm tăng đầu tư vào thành phố, nói.
“Đừng ngại nhờ công ty nơi bạn làm việc giúp đỡ… và cần nhất là bạn phải đăng quảng cáo là mình đang cần thuê nhà trên các trang mạng xã hội như Facebook.”
Giao thông thuận tiện
Một lý do khiến nhiều người muốn sống ở trung tâm thành phố là do khu vực này nhỏ gọn, giúp tiết kiệm thời gian đi làm.
Bỏ ra 790 kronor (95 đô la), bạn có thể mua một vé tháng đi lại bằng các phương tiện xe điện ngầm, tàu hỏa và xe buýt ở khắp các khu vực trong thành phố.


Hoặc bạn có thể học theo nhiều người dân thành phố là đi lại bằng xe đạp.
“Tôi cảm thấy may mắn hơn rất nhiều so với bạn bè ở London hay Bắc Kinh, những người phải mất ba tiếng đồng hồ di chuyển mỗi ngày,” cô Irina Jingqi Liu, 28 tuổi, nói.
Cô sống ở vùng ngoại ô Sundbyberg phía bắc và đi làm bằng tàu điện ngầm chỉ mất có 15 phút để đến trung tâm thành phố.
“Bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi lại ở Stockholm. Nhờ vậy tôi tiết kiệm được năng lượng để tham gia các hoạt động khác,” cô nói.
Rào cản ngôn ngữ
Người dân Thụy Điển đứng đầu thế giới về khả năng nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, theo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu của EF.
Đa số những công ty quốc tế lớn cũng như nhiều công ty công nghệ tuyển dụng người tài từ nước ngoài đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc.
Tuy nhiên, đối với những ai chuyển đến Thụy Điển mà chưa có công việc sẵn thì việc biết tiếng Thụy Điển là một lợi thế lớn trong một thị trường lao động có trình độ cao và rất cạnh tranh.
Tỷ lệ thất nghiệp đối với người dân Thụy Điển là chưa tới 8% nhưng lại tăng vọt lên đến 17% đối với những người sinh ra ở nước ngoài, theo Cục Thống kê Thụy Điển.

Chính phủ Thụy Điển tổ chức các lớp học ngôn ngữ miễn phí cho di dân, gọi là SFI.
“Có vẻ lạ lùng khi mà rất nhiều công việc đòi hỏi biết tiếng Thụy Điển khi hầu như tất cả mọi người đều rất giỏi tiếng Anh,” Briton Webb, người chuyển đến Stockholm từ Paris cùng người bạn đời Thụy Điển và con gái hồi năm 2014, nói.
Ông hiện đang điều hành Gymgo, một công ty kinh doanh dịch vụ phòng tập thể hình cùng một đồng nghiệp người Anh.
Ông cho biết ông và người bạn đã nhờ đến ALMI, một cơ quan do chính phủ tài trợ để tư vấn miễn phí cho các doanh nhân nước ngoài, để giúp xử lý công việc giấy tờ.
“Mở công ty ở đây thực sự rất là nhanh nhưng nếu không nhờ ALMI thì bạn sẽ rất vất vả. Họ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều với các công việc hành chánh và dịch thuật.”
Xin thị thực
Các công dân châu Âu và Na Uy được phép làm việc ở Thụy Điển hay chuyển đến Thụy Điển để tìm việc mà không cần thị thực.
Tuy nhiên, công dân từ hầu hết các nước khác nhìn chung cần phải gửi đơn đến Sở di dân(Migrationsverket) để xin giấy phép làm việc và cần chứng minh rằng họ đã được một công ty Thụy Điển đồng ý tuyển dụng.
Có một số ít ngoại lệ.
Thị thực làm việc với thời hạn một năm được cấp cho những ai từ 18 đến 30 tuổi đến từ Úc, Canada, New Zeland và Nam Hàn.
Những ai chuyển đến Thụy Điển để sống với bạn đời người Thụy Điển hay người nước ngoài đã có giấy phép làm việc có thể xin giấy phép cư trú trước khi tìm được việc làm.

Môi trường làm việc
Stockholm coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới.
“Đó là một sự khác biệt lớn so với khi tôi làm việc ở Anh, nơi mà các khách hàng muốn liên lạc trong những ngày cuối tuần và cả buổi tối,” Ameek Grewal, người Canada 29 tuổi chuyển từ London đến trụ sở Bắc Âu của ngân hàng Citibank một năm trước, nói.
Mặc dù lúc đầu có cảm thấy ‘bực mình’ khi phải chờ đợi lâu khách hàng mới trả lời, giờ đây anh đã cảm thấy thích sự ‘tôn trọng lẫn nhau’ ở Thụy Điển.
“Tôi phải đợi đến ngày làm việc mới gọi điện hoặc email khách hàng và tôi cũng biết rằng không ai gọi điện đến làm phiền tôi khi tôi đang đi nghỉ,” Grewal nói.
Bình đẳng giới
Thụy Điển thường được khen ngợi là nơi có tỷ lệ các bà mẹ làm việc cao nhất ở châu Âu và mới đây được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ tư trong danh sách bình đẳng giới trên thế giới.
“Anh sẽ cảm thấy rằng các công ty ra quyết định dựa trên năng lực và khả năng chứ không phải vì anh là nam giới hay phụ nữ,” Jingqi Liu, một quản lý dự án IT đến từ Trung Quốc, nói.
Tuy nhiên, cô cho biết một số phụ nữ người nước ngoài phải đối phó với một xã hội quân bình hơn trong các mối quan hệ bên ngoài công sở. Ở đây, tính ga lăng của nam giới hoàn toàn không có.
“Nam giới không dám giúp đỡ phụ nữ với những việc như xách giỏ bởi vì điều đó không đúng – họ sợ rằng phụ nữ sẽ cảm thấy bị xúc phạm,” cô giải thích. “Nhiều người bạn của tôi cũng than phiền rằng các hóa đơn đều phải chia đều ra.”
Kết bạn
Về lĩnh vực giao tiếp xã hội, Thụy Điển được xem là nơi tệ nhất trên thế giới để người nước ngoài có thể tìm bạn mới, theo khảo sát của ngân hàng HSBC.
“Người Thụy Điển rất lịch sự, nhưng họ không nói chuyện phiếm. Và mặc dù họ trông có vẻ rụt rè nhưng thực ra đó là bởi họ tôn trọng sự riêng tư của bạn,” các tác giả của báo cáo này cho biết.
Tuy nhiên cũng theo khảo sát này thì ‘một khi bạn đã có bạn là người Thụy Điển, bạn sẽ thấy họ rất gắn bó và nồng nhiệt’.
Nguồn BBC tiếng Việt.

Thụy Điển hỗ trợ doanh nghiệp trả tới 100% lương cho người mới định cư

Nhằm khuyến khích những người mới định cư tại Thụy Điển tìm kiếm việc làm và dễ dàng được các doanh nghiệp thuê mướn, chính phủ Thụy Điển đã có chương trình Nystartsjobb ( tạm dịch là khởi nghiệp). Chương trình này chính phủ giao cho Arbetsförmedlingen (sở lao động ) trực tiếp thực hiện.

Nếu bạn sống ở Thụy Điển trong 1 thời gian dài mà không có việc làm hoặc là mới định cư tại Thụy Điển thì các chủ doanh nghiệp, xí nghiệp hay công ty có thể được hỗ trợ tài chính từ chính phủ để bạn được tuyển lao động tại đó. HỖ trợ này được gọi là Nystartsjobb.

Điều kiện để được hưởng chế độ này như sau :
+ Nếu bạn từ 21 đến 26 tuổi bị thất nghiệp ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 9 tháng gần nhất hoặc nếu bạn thuộc nhóm tuổi khác kể trên thì yêu cầu là bạn bị thất nghiệp ít nhất 12 tháng trong khoảng thời gian 15 tháng gần nhất.
+ Đối với những người mới định cư tại Thụy Điển sẽ được chương trình này nếu bạn chỉ mới định cư tại đây dưới 3 năm tính từ ngày bạn được cấp thẻ định cư (uppehållstillstånd) .
+Những người tị nạn hoặc những người thuộc khối cộng đồng chung châu âu (EES)
+ Ngoài ra nó cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho những người có kế hoạch rõ ràng với Sở Lao Động.

Để nhận được trợ cấp từ Nystartsjobb bạn cần phải đăng ký với Sở Lao Động. Mức trợ cấp mà chương trình Nystartsjobb phụ thuộc vào mức độ trong thỏa thuận lao động của từng lĩnh vực việc làm.

Hướng dẫn thủ tục xin nhận trợ cấp từ chương trình Nystartsjobb :

+ Bạn cần phải có 1 chủ doanh nghiệp đồng ý thuê mướn bạn.
+ Download mẫu giấy sau đây và điền đầy đủ thông tin của bạn và doanh nghiệp mà bạn sẽ làm việc :
http://www.arbetsformedlingen.se/download/18.3485b9a713b6ad32ce19bb5/Ans%C3%B6kan+om+nystartsjobb.pdf
Và gửi lại cho người quản lý của bạn tại Sở Lao động (handläggare)

( Nếu bạn không biết điền như thế nào vui lòng mail vê địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com để chúng tôi có thể giúp bạn )

+ Nếu bạn mới nhập cư và định cư tại Thụy Điển dưới 3 năm, bạn cần phải có quyết định cấp giấy phép nhập cư hoặc giấy phép tạm trú từ Migrationsverket (sở di dân)
+Bạn cần phải gặp chủ doanh nghiệp mướn bạn và yêu cầu họ gửi đơn xin Nystartsjobb về cho Sở Lao Động
+Bạn phải là người thất nghiệp khi sở lao động đưa ra quyết định cho bạn .

Kinh nghiệm làm thủ tục xin giấy phép định cư tại Thụy Điển

Trong thời gian qua mình có làm giúp các bạn của mình trong vấn đề xin gia hạn giấy phép định cư tại Thụy Điển (permanent uppehållstillstånd ) và rút ra được 1 số kinh nghiệm. Mình viết lại để cho những ai sau này xin gia hạn giấy phép định cư cho mình hay cho người thân sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra 1 số vấn đề mà mình nghĩ là mọi người cần phải tránh trong lúc làm hồ sơ xin giấy phép định cư tại Thụy Điển bởi vì hiện nay tình hình người tị nạn và di dân ở Thụy Điển nói riêng và Châu Âu rất căng thẳng. Chỉ cần các bạn làm sai 1 trong các qui trình thì người duyệt đơn trên Sở Di Dân ( Migrationsverket ) họ sẽ để hồ sơ của bạn sang 1 bên, tạm gọi là hồ sơ chưa hoàn chỉnh và sẽ liệt vào tình trạng vô thời hạn giải quyết.  Một khi mà giấy phép định cư bị trễ thì kéo theo vô vàng những bất tiện như : đi về Việt Nam hay đi ra khỏi Thụy Điển là không thể, rồi còn việc làm v..v..

Đơn xin cấp giấy phép định cư tại Thụy Điển

Sau đây là các lưu ý :

1.Quan trọng nhất là phải có đầy đủ các hồ sơ mà Sở Di Dân yêu cầu

Trước đây mình có làm 1 bộ hồ sơ cho người bạn xin Giấy phép định cư tại Thụy Điển (permanent uppehållstillstånd) khi hết hạn 2 năm, nhưng lúc làm đơn mới thấy passport của đứa con trai hết hạn. Nhưng vì thời gian 2 năm trên Giấy phép định cư cũng hết hạn luôn bên cạnh đó bên hãng việc làm cũng yêu cầu phải có xác nhận của Sở di dân là mình đang chờ đợi xin gia hạn nên đã nộp luôn hồ sơ lên Sở Di Dân luôn và ghi chú kèm là sẽ bổ sung thêm passport được làm mới của đứa con trai. Hậu quả là đã hơn 5 tháng mà hồ sơ của cả mấy cha con chưa được giải quyết ( Chắc là bị liệt vào hồ sơ không rõ ràng và đưa qua dạng hồ sơ chờ giải quyết ).

Qua kinh nghiệm trên mình xin khuyên các bạn là một khi đã làm thủ tục xin cấp giấy phép định cư tại Thụy Điển thì muốn hay không muốn cũng phải nộp đầy đủ hồ sơ, không nên áp dụng hình thức sẽ gửi bổ sung sau. Ngoài ra phải chú ý đến thời hạn có giá trị của các hồ sơ như Passport là quan trọng nhất. Nếu như hồ sơ thiếu hay không hợp lệ thì hậu quả rất là rắc rối làm lỡ mất thời gian và tiền bạc.

2.Nên sử dụng mẫu đơn có chữ ký

Trong quá trình xin gia hạn giấy phép định cư thành Giấy phép định cư dài hạn , bạn sẽ phải điền 1 mẫu đơn là  :  “försäkran om samlevnad” s hiu 242011W  (giấy xác nhận tình trạng hiện tại của bạn).  Bình thường trong trang web của Sở Di Dân (Migrationsverket ) họ sẽ đưa ra mẫu đơn (242011W) , mẫu đơn này không yêu cầu bạn và người sống chung phải ký xác nhận cuối đơn.

Nhưng để chắc chắn và không phải mất thời gian chờ họ gửi lại 1 đơn khác yêu cầu người sống chung với bạn xác nhận thì bạn hãy điền luôn vào mẫu đơn 242011B có yêu cầu chữ ký của cả 2 ngay từ khi làm đơn lần đầu tiên.

Đây là link đề down :  http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312816/1436519628060/fors_saml_242011B_sv.pdf

3.Phải chuẩn bị đủ hồ sơ họ yêu cầu và tốt nhất có thêm Personbevis và Id kort hay Legitimation ( chứng minh nhân dân).

Personbevis có thể hiểu là lý lịch cá nhân của bạn , và ID kort như chứng minh nhân dân. Bạn có thể xin tờ giấy này ở Sở Thuế nơi bạn sống ( Skatteverket ). Mặc dù rằng trong phần các hồ sơ yêu cầu buộc phải đính kèm khi bạn làm thủ tục không ghi rõ bạn phải có personbevis và ID kort nhưng nếu bạn gửi kèm thêm hồ sơ này thì tỉ lệ thành công khi họ giải quyết đơn của bạn sẽ nhanh hơn và cao hơn.

Mục đích của việc làm này nhằm giúp cho các nhân viên ở Sở Di Dân dễ dàng và nhanh xác định được lý lịch của bạn thì họ sẽ duyệt đơn của bạn rất nhanh .

4.Sắp xếp hồ sơ rõ ràng và theo thứ tự

Điều này thì chắc không cần phải nói nhiều vì nếu hồ sơ của bạn lung tung thì người duyệt đơn khi nhìn thấy cũng khó chịu và ảnh hưởng đến tốc độ duyệt đơn của bạn. Tốt nhất bạn nên xếp theo thứ tự :

1.Bản sao Passport + hình chụp hay giấy in ra của ID kort của bạn

2.Personbevis của bạn

3.Bản sao Passport + hình chụp hay giấy in ra của ID kort của người sống chung

4.Personbevis của người sống chung

5.Försakran om samlevnad

5.Kèm theo 1 lý do chính đáng

Thụy Điển là 1 đất nước nhân đạo và đặt tình người lên rất cao nên nếu bạn ghi thêm 1 lý do chính đáng để mong họ giúp bạn giải quyết đơn nhanh thì họ sẽ ưu tiên giải quyết cho bạn.

Ở phần cuối đơn họ sẽ cho bạn 1 khung để bạn điền thêm những thông tin khác, ở phần này bạn sẽ ghi thêm lý do của bạn ở đây.

Tuy nhiên không phải lý do nào cũng được đâu nhé. Mình đã từng thử dùng 1 lý do là xin cho các cháu bé về thăm ông bà nội và nhận được thư trả lời về các tình trạng họ sẽ ưu tiên như sau :

5.1Đối với việc thủ tục xin giấy phép nhập cư lần đầu tiên vào Thụy Điển ( Ansöka uppehållstillstånd ) bạn sẽ được ưu tiên với các lý do sau :

1.Bạn hoặc người sống chung với bạn có thai.

2.Bạn đang ở tình trạng nghiêm trọng hoặc có bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

3.Bạn có con cần phải nhập học khi bắt đầu khóa học mới.

5.2 Đối với việc làm thủ tục xin gia hạn hoặc cấp giấy phép định cư dài hạn (permanent uppehållstillstånd) bạn sẽ được ưu tiên trong các trường hợp sau :

  1. Bạn yêu cầu có giấy định cư dài hạn để được xin học bổng
  2. Bạn có việc quan trọng phải đi ra nước ngoài , ví dụ như là đi công tác, đi du học hoặc đi thăm người thân đang bị bệnh ở nước khác.

5.3 Dưới đây là những lý do không được chấp nhân ở tình trạng ưu tiên :

  1. Liên quan đến tình trạng kinh tế hoặc những vấn đề khác ở đất nước của bạn ví dụ như bạn phải về Việt Nam để giải quyết những tranh chấp liên quan đến kinh tế, tài sản…
  2. Bạn nhận được lời mời làm việc hoặc thư nhập học từ một khóa học
  3. Một người  nào đó ở Thụy Điển nhớ bạn hoặc ngược lại.
  4. Bạn cần giấy phép nhập cư hay định cư trước khi lên kế hoặc đi du lịch .
  5. Bạn cần giấy phép nhập cư hay định cư vì những lý do cho kế hoạch cá nhân.

 

Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm thủ tục xin định cư tại Thụy Điển.

Mọi góp ý bổ sung và những kinh nghiệm khác mà mọi người có thì vui lòng gửi phản hồi cho mình ở phần phản hồi hay mail trực tiếp về địa chị : congdongviet.se@gmail.com để mình tiếp tục bổ sung và cập nhật thêm thông tin nhằm giúp những người khác nữa nhé.