Tag Archives: nail

Tiếp tục scandal về nghề nail ở Thụy Điển, thêm 2 nhân công Việt Nam bị đình chỉ công việc

Scandal về nghề nail ở Thụy Điển đang có những diễn biến mới : ” Vấn đề bây giờ không chỉ là tiền lương nữa “.

Tiếp tục trong chương trình “Phóng sự điều tra” của đài truyền hình quốc gia Thụy Điển là trường hợp của 2 nhân công Việt Nam lao động trong nghề nail ở Thụy Điển. Câu chuyện bắt đầu với Kim và Phương khi họ đã nhờ công đoàn can thiệp về tiền lương của họ.

Cùng nghe Kim và Phuong kể về nghề nail ở Thụy Điển- Video phỏng vấn ở cuối bài viết.

Điều này khiến chủ doanh nghiệp tiệm nail mà họ đang lao động đã đình chỉ công việc và tất nhiên sẽ không họ sẽ không được trả lương trong thời gian tới. Bây giờ họ đang lo sợ những gì có thể xảy ra sau khi công đoàn đại diện cho quyền lợi của họ liên lạc với công ty để đàm phán.

– Gia đình tôi đã biết hết tất cả những gì họ đang làm – đó là lời của người quản lý doanh nghiệp mà Kim Và Phương làm việc trong một đoạn băng ghi âm của chương trình phóng sự điều tra thu được.

Kim và Phương đến từ Việt Nam đã làm nail ở Thụy Điển trong các tiệm nails thuộc chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương mại lớn nhất Thụy Điển: Five Five Nails. Họ đã đứng ra làm chứng rằng Kim và Phượng đã làm việc nhiều hơn so với những gì được nêu trong hợp đồng lao động của họ, mà không được trả tiền làm thêm giờ hoặc được nghỉ phép.

Họ cũng nói rằng họ phải trả tiền để được giúp đỡ để gia hạn giấy phép làm việc ở Thụy Điển.
Dưới đây là trích đoạn phỏng vấn :

– Chúng tôi đã liên lạc trên Facebook và người làm trong dịch vụ nói rằng tôi phải trả 25.000 đô la, Kim nói.

-Bạn đã phải trả 25.000 đô la để đến Thụy Điển? Bạn có tiền không ?

– Vâng, tôi đã mượn của bố mẹ tôi.

-Bạn đã làm việc được hai năm rồi, bạn đã xoay sở để trả lại số tiền đó chưa?

– Không, sẽ mất thêm hai năm nữa , tôi nghĩ vậy.

Số tiền lương thực tế từ nghề nail ở Thụy Điển

Trên tờ giấy, có vẻ như Kim và Phương đã nhận được một mức lương được phê duyệt bởi cơ quan sở tại như họ ước tính.

Nhưng trên thực tế họ nói rằng họ không kiếm được nhiều tiền như đã hứa khi họ tham gia lao động về nghề nail ở Thụy Điển, thay vào đó họ phải trả lại một phần tiền lương mỗi tháng. Họ cho thấy những mẩu giấy nhỏ với những tính toán mà họ nói rằng họ đã nhận được từ ông chủ của họ. Trên giấy lương của Kim, cô nói rằng cô nhận được 10.000 tiền lương sau khi tiền được trả ra.

Phuong cho thấy tổng số tiền cô đã trả nhận mỗi tháng: 10.000, 11.000, 12.000 SEK.

-Bạn có nói chuyện với sếp về mức lương chưa và tại sao bạn lại chỉ nhận được bao nhiêu đây ?

– Không, vì nó giống nhau cho tất cả mọi người.

Ai cũng làm như vậy?

– Vâng, tất cả nhân viên từ Việt Nam, như tôi.

Mất việc

Sau khi được phỏng vấn bởi chương trình “Phóng sự điều tra” Kim và Phương quyết định nhờ công đoàn Handels can thiệp, công đoàn mà công ty có một thỏa thuận tập thể. Ở đó, họ nói với chúng tôi tất cả mọi thứ và công đoàn hiện đã bắt đầu đàm phán với chủ lao động.

Mặc dù theo luật pháp Thụy Điển, công đoàn nơi mà hiệp hội nghề nail ở Thụy Điển tham gia có quyền đại diện người lao động liên lạc với chủ doanh nghiệp do đó khi họ liên lạc với chủ doanh nghiệp nơi Kim và Phương làm việc. Điều này khiến họ đã bị đình chỉ công việc và không được trả tiền lương. Một trong số họ đã ghi âm đoạn đối thoại giữa cô và người quản lý :

– Có một bức thư mà công đoàn đã gửi cho tôi, trong đó có tên của bạn. Tôi phải dừng công việc của bạn cho đến khi tôi nói rõ với công đoàn về những gì trong đó đề cập đến. Gia đình tôi biết tất cả mọi thứ về những gì bạn đang làm. Đừng nghĩ rằng chúng ta không biết. Bây giờ bạn lấy quần áo của bạn và về nhà.

“Họ đã đe dọa chúng tôi”
Lúc đầu, Kim và Phương muốn ẩn danh với câu chuyện của họ – nhưng sau đó họ quyết định đi tiếp, vì sợ những gì có thể xảy ra liên quan đến các thỏa thuận của họ với chủ doanh nghiệp.

-Nếu ai đó nói xấu về chúng tôi, chúng tôi muốn mọi người phải biết những người đó là ai – Kim nói.

– Không phải là vấn đề về tiền nữa, đó là về cuộc sống của chúng ta. Họ đã đe dọa chúng tôi. Tôi cảm thấy chúng ta không thể từ bỏ bây giờ. Nếu chúng ta tiếp tục im lặng, câu chuyện này sẽ chỉ được lặp lại.

Ghi chú :
1. Nếu bạn có ý kiến hoặc cảm nghĩ về vấn đề này hãy mail về cho chúng tôi tại hộp mail: congdongviet.se@gmail.com . Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến của các bạn để phản ánh lại với cộng đồng cho mọi người có cách nhìn khách quan hơn về nghề nail ở Thụy Điển.

2.Toàn bộ nội dung được dịch hoàn toàn từ bản tin của website chính thức của Đài truyền hình Thụy Điển. Congdongviet.se mong muốn đem đến những thông tin trung thực nhất về tình hình nghề nail ở Thụy Điển đến cho đọc giả có cái nhìn chính xác về ngành công nghiệp đang hot này. Nếu đọc giả thấy hay hãy like và share để những người đang quan tâm có thể có thêm thông tin cho những quyết định sau này của mình.

Mời mọi người xem đoạn phỏng vấn giữa phóng viên và Kim , Phương được trình chiếu trên kênh truyền hình quốc gia Thụy Điển trong” chương trình phóng sự điều tra” nghề nail ở Thụy Điển

Link gốc : https://www.svt.se/nyheter/granskning/ug/kim-och-phuong-gick-till-facket-blev-avstangda-och-utan-lon?fbclid=IwAR2m4O5T8Bh1fQmpZKwSs5MzbbYQAxOXQ5hpNAflvhpUHIcXyNanPcFdtZU

7 điều cần biết về định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư

Ngoài 2 diện định cư theo hôn nhân và hợp tác lao động thì Thụy Điển còn có 1 dạng định cư nữa là đầu tư. Con đường định cư Thụy Điển theo diện đầu tư thích hợp cho những ai có nguồn kinh tế khá giả, muốn vươn ra phát triển ngoài Việt Nam. Bên cạnh đó đầu tư cho tương lai không chỉ cho bản thân mình mà còn cho gia đình . Nhất là cho thế hệ sau tiếp thu và phát triển trên một nền văn minh, văn hóa khác.
Tuy nhiên định cư Thụy Điển theo diện hợp tác đầu tư cũng tồn tại một số vấn đề mà người đầu tư cần phải chuẩn bị tinh thần và kiến thức trước khi dấn thân vào con đường này. Dưới đây CDV xin trình bày về vấn đề này cho quí đọc giả tham khảo :


1. Mức sống và giá trị đồng tiền của Thụy Điển so với Việt Nam như thế nào ?

Nếu bạn muốn định cư theo diện đầu tư thì vấn đề lớn nhất bạn cần quan tâm chính là chuẩn bị nguồn kinh tế và dự trù nó sao cho đủ để bạn có thể sống và làm việc đến khi hòa nhập cũng như có được quốc tịch Thụy Điển.

So với mức sống bình quân ở Việt Nam thì giá cả hàng hóa, thực phẩm của Thụy Điển cao hơn từ 2,5 đến 3 lần. Nói 1 cách đơn giản là bạn cứ lấy giá 1 một mặt hàng ở Vn nhân lên 3 thì sẽ ra giá ở Thụy Điển.

Tuy nhiên sự so sánh này chỉ mang tính tương đối vì cũng có 1 số mặt hàng thực phẩm cũng ngang bằng hoặc đôi khi có chương trình giảm giá thì rẻ hơn Việt Nam . Ví dụ như thịt gà, thịt heo hoặc thịt bò ở Thụy Điển thì:

+ thịt gà (đùi gà) chỉ khoảng 75 000 vnd/kg hoặc gà đông đá nguyên con thì khoảng (55000 -60 000 vnd/kg)

+ thịt bò thường (tùy loại thịt ) trung bình từ 300 000 vnd/kg

Bên cạnh đó chính phủ cũng tính ra được mức sống tối thiểu của 1 người Thụy Điển là 135 kr/ngày (tương đương với 350.000 vnd/ngày) (chưa tính chi phí nhà ở)

Về nhà ở thì giá nhà ở Thụy Điển phụ thuộc vào vị trí (thành phố lớn, tỉnh , hoặc thị trấn ) hoặc loại nhà. Ở đây CDV sẽ đưa ra giá trung bình của 1 tỉnh tương đối phát triển để quí đọc giả dễ hình dung:

Giá nhà Villa ở Thụy Điển (tạm dịch là nhà có sân vườn riêng ) : thấp nhất 4 tỉ VND / (100 mét vuông diện tích ở + 500 m2 sân vườn) …nếu ở những thị trấn có thể rẻ hơn.

Giá nhà chung cư : 35 triệu vnd/m2

Giá nhà thuê : trung bình 13 triệu vnd/tháng cho nhà 2 phòng 50 m2 , 16 triệu vnd/ tháng nhà 3 phòng 80 m2.

Chú ý : Luật pháp Thụy Điển không cho phép nơi kinh doanh, văn phòng kinh doanh là nơi ở. Nếu định cư theo diện kinh doanh thì bạn cần chú ý điều này.

2. Giá cả về mặt bằng kinh doanh

Vì đây bạn muốn định cư theo diện đầu tư nên việc đặt số tiền đầu tư mới là vấn đề quan trọng nhất.

Nếu như bạn ở 1 thành phố nhỏ thì số vốn đầu tư là không lớn.

Tùy theo bạn đầu tư ngành nghề gì, diện tích to hây nhỏ, nhân viên nhiều hay ít.

Giá thuê mặt bằng ở 1 thành phố nhỏ cỡ 50.000 dân của Thụy Điển khoảng như sau: thuê mặt bằng trong trung tâm thương mại là 1000 kr = 2,5 triệu vnd/m vuông.

Nếu thuê ở ngoài thi tuy theo vị trí mà có giá từ 5- vài chục nghìn kr/m vuông. Tiền thuê nhân viên trung bình khoảng từ 20.000-25.000 thụy điển.

Nếu như bạn thuê nhà ở thành phố lớn như Stockholm, malmö, hay Göteborg thì mọi thứ là giá gấp vài lần, tiền lương cũng sẽ cao hơn các tỉnh nhỏ lẻ khác.

3.NGoại ngữ:

Người để được cục di trú cấp visa đầu tư thì bạn phải có vốn ngoại ngữ tiếng anh, tiếng thụy điển hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác liên quan đến lĩnh vực bạn đầu tư hoặc hợp tác với các công ty kinh doanh đối tác.

4.Lựa chọn ngành nghề đầu tư:

Đây là câu hỏi chính của bạn. Hiện nay người Việt ở Thụy Điển sinh sống chính bằng mở nhà hàng, tiệm nail, tiệm tạp hóa….qui mô làm ăn nhỏ lẻ.

Khu vực phía nam Thụy Điển xuất hiện một số công ty nhập khẩu thực phẩm và phâm phối thực phẩm châu á có qui mô nhưng không thể so sánh với các nước như Mỹ, Anh, Đực.

Khi mà kết hôn đi Thụy Điển bị thắt chặt lại thì định cư Thụy Điển theo diện lao động và đầu tư lại lên ngôi.

Đã xuất hiện các trường hợp thực hiện đầu tư tiệm nail và nhà hàng.

Vì cái này người Việt Nam có thế mạnh.

Đặc biệt là ngành nail vì không hiểu sao chỉ có người mình làm nail mới đẹp và kỹ thuật cao như vậy.

Nếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất: bạn hãy chú trọng các sản phẩm làm bằng tay tỉ mỉ.

Thụy Điển sống giản đơn và coi trọng các sản phẩm làm bằng tay mà không phải sản phẩm góp phần làm phá hủy môi trường.

Các sản phẩm về y tế cũng được coi trọng. Tại Thụy Điển đã xuất hiện 1 số công ty nhỏ của người Việt sản xuất theo dây truyền công nghiệp các sản phẩm thức ăn đạt chuẩn: giò, xúc xích.

Hoặc bạn có thể đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như công ty du lich Việt.

Tại sao không khi mà ngày càng có nhiều người muốn du lịch Việt Nam ?

5.Tay nghề:

Một trong những yêu cầu của Cục di trú là bạn phải có kinh nghiệm, tay nghề trong lĩnh vực mình định đầu tư.

Trong bản hồ sơ năng lực của công ty nộp để xin visa bạn phải chứng minh được bạn có tay nghề, kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đầu tư.

Do đó bạn phải có 1 số chứng chỉ cần thiết.

6 Mối quan hệ:

Tại sao cần có mối quan hệ? Nếu như bạn có người thân gia đình sinh sống ở Thụy Điển thì mọi việc quá dễ dàng. Nhưng nếu bạn không có thì cần cân nhắc kỹ. vì:

+ trong hồ sơ nộp cho Cục di trú bạn phải nộp các giấy tờ hợp đồng mua bán công ty, thuê mặt bằng, các hợp đồng nhà ở ………những hợp đồng này phải có người giúp bạn thực hiện để tránh bị gian dối, lừa đảo.

+ bạn hoàn toàn xa lạ với đất nước này, luật pháp không nắm vững, chỉ cần một sơ xuất nhỏ bạn có thể bị loại visa và những số tiền bạn đã bỏ ra sẽ không thu về được.

+ Sự dối tra, lừa lọc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, khi mà người có tiền nhẹ dạ và cả tin, lòng tham trỗi dậy là một mối lo lớn cho bạn.

Do đó bạn phải có người thật sự có thể tin tưởng được để giúp đỡ.

7. Lời khuyên cho bạn:

Hãy tìm ngành nghề sử dụng ít vốn nhất , tránh đầu tư lớn (ví dụ như ngành nail.

Nếu bạn mở 1 tiệm nail ở 1 thành phố loại vừa, vốn của bạn không quá 500.000.000 vnd. Con số này mình nghĩ hoàn toàn có thể đầu tư. hoặc mở 1 nhà hàng Á ở thành phố nhỏ khoảng từ 1-2 tỷ VND. Tốt nhất bạn nên mua lại 1 tiệm đã hoạt động có lãi vì khi nộp đơn xin visa cục di trú sẽ xem xét yếu tố làm ăn có lãi vào đóng thuế cho nhà nước.

Nếu không có người thân thì có lẽ hợp tác đầu tư sẽ là một phương thức hoàn hảo cho bạn. Bạn bỏ vốn và người sống ở Thụy Điển bỏ công sức và hồ sơ xin visa thì hoàn toàn như nhau.

Lê Chân- Cộng Đồng Việt.

Từ vựng Thụy Điển dùng trong ngành nail

Förlängning-nối móng

Förstärkning- đắp gel hoặc bột trên móng thật (làm trên móng thật).

Påfyllning- khi khách quay lại làm thêm gel/ bột.

Manikyr- làm tay nước

Pedikyr- Chân nước

Lacka- sơn

Lacka med gellack- sơn gel

laga enstaka naglar- sửa vài móng
Dekorera- trang trí

stenar/ strass – đá

nagelbitare- cắn móng

Korta naglar- móng ngắn långa- dài

Normal- inte så kort eller långt- không dài không ngắn.
lagom : vừa đủ

Franskmanikyr- Móng có đầu trắng Fade fransk- móng trắng mà mờ dần đi.

Glitter- nhũ

Glittrig – blink blink -lóng lánh

Những câu nói tiếng Thụy Điển hay dùng trong ngành nail

Thường trong khi làm nên quan tâm khách thì hỏi!

1. Hur känns det? är det bra? Bạn thấy sao? có được không?. (tỏ ra quan tâm, thường khách rất thích).

2. Gör det ont? bạn thấy đau à?

3.Är du rädd för filen? bạn sợ dũa không- tâm lý khách hay sợ dũa..

4.Kan du slappna av ?- bạn có thể thà lỏng không?

5. Vill du boka tid? bạn muốn đặt giờ không?  vill du avboka tiden? bạn muốn bỏ giờ à?

6. Vill du boka om tiden? bạn muốn đạt lại giờ ko?

7. Har du bokat tiden? bạn đã có đặt giờ chưa?

8. Kan du vara snäll och väntar lite, vi är lite sena: bạn có thể chờ một chút không chúng tôi hơi muộn.

9. Vill du välja färg- bạn muốn trọn mầu không? vilken färg vill du har? bạn muốn trọn mổu gì?

10 .Är du nöjd- bạn có hài lòng không?

11. Om du är inte nöjd, jag kan hjälpa dig kostnadsfritt- nếu bạn không hài lòng tôi sẽ giúp bạn miễn phí.

12. Men just nu vi hinner inte hjälpa dig, men om du kommer imorgon då kan vi hjälpa dig.-nhưng hiện tại tụi tôi không kịp, nhưng nếu ngày mai bạn quay lại tui tôi có thể giúp bạn.

13. Vi har tyvärr inga tider just nu: đáng tiếc chưng tôi hiện tại không co giờ.

14.Vi är fullbokat idag: hôm nay tụi tôi không có giờ trống.

15. Tack och välkommen tillbaka! Cám ơn và chào mừng quay lại!!