Tag Archives: Nauy

Các nước Bắc Âu đối phó với dịch bệnh Corona Vũ Hán ra sao ?

Na Uy là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Bắc Âu bởi virus corona mới, xét về số lượng ca bệnh được xác nhận là covid-19.
Việc xử lý virus cũng khác nhau đôi chút giữa các quốc gia Bắc Âu, điều đã được ghi nhận và dẫn đến một cuộc thảo luận về cách tốt nhất để chống lại sự lây nhiễm.

Bản đồ địa lý các nước Bắc Âu

Đan Mạch

  • Trường hợp đầu tiên tại Đan Mạch được xác nhận vào ngày 27 tháng 2, khi nhà báo Đan Mạch Jakob Tage Ramlykke được xác nhận bị nhiễm bệnh.
  • Bộ Ngoại giao ra khuyến cáo công dân nước mình không nên đi ra nước ngoài nếu không thật sự cần thiết. Tất cả công dân Đan Mạch từ khắp nơi trên thế giới cũng được mời trở về nhà.
  • Vào ngày 14 tháng 3, chính phủ nước này lần đầu tiên trong các nước Bắc Âu và cũng là quốc gia người đầu tiên ở châu Âu phong tỏa biên giới. Giao thông hàng không, phà và xe lửa cũng đã bị dừng một phần.
  • Cơ quan Y tế Công cộng Ủy ban Y tế Quốc gia đã gọi quyết định đóng cửa ranh giới của “một quyết định chính trị”.
  • Tất cả các trường học và đại học đóng cửa trong hai tuần, cho đến ngày 12 tháng Tư.
  • Người dân được khuyến khích đạp xe khoảng cách ngắn hơn và tránh giao thông công cộng trong giờ cao điểm.
  • Cấm tụ tập đám đông hơn 10 người. Lệnh cấm cũng được áp dụng cho các sự kiện riêng tư như sinh nhật và đoàn tụ gia đình. Các nhà hàng, quán cà phê và một số cửa hàng nhỏ cũng đã đóng cửa.
  • Gần đây, họ đã thay đổi chiến lược và bắt đầu cho xét nghiệm nhiều hơn với các ca bị nghi lây nhiễm Corona Vũ Hán.

Phần Lan

  • Trường hợp đầu tiên được xác nhậntại Phần Lan là một nữ du khách Trung Quốc được xác nhận tại Lapland vào cuối tháng 1, đây là trường hợp đầu tiên nhiễm corona Vũ Hán ở các nước Bắc Âu.
  • Sau đó Bộ Ngoại giao ra khuyến cáo công dân nước mình không nên đi ra nước ngoài nếu không thật sự cần thiết. Nhân viên y tế đã được ban lệnh cấm đi du lịch.
  • Hạn chế tụ tập hơn 10 người là một trong nhiều quyết định về những chế tài mà chính phủ Phần Lan đưa ra vào ngày 16 tháng 3. Chính quyền cũng ra lệnh cấm đến thăm người già và bệnh tật tại các viện dưỡng lão và cơ quan y tế.
  • Các trường và trường đại học bắt buộc đóng cửa và chuyển sang giáo dục từ xa. Bảo tàng thành phố và nhà nước, nhà hát và thư viện cũng đã đóng cửa. Chính quyền cũng khuyến cáo người dân không nên đến các trung tâm mua sắm lớn.
  • Trường mầm non vẫn mở nhưng phụ huynh có thể con cái được ở nhà để tự chăm sóc.
  • Biên giới của Phần Lan cũng bị đóng cửa trong tuần này. Quyết định có hiệu lực đến giữa tháng Tư.

Island

  • Trường hợp đầu tiên tại Island hay còn gọi IceLand – Băng đảo được xác nhận vào ngày 28 tháng 2. Cả ba công dân IceLand này đã đi nghỉ ở miền bắc Italy, theo hãng tin Reuters.
  • Người dân Iceland được khuyên không nên đi du lịch nước ngoài. Công dân Iceland cũng được kêu gọi trở về nhà.
  • Cấm các sự kiện được tổ chức như hội nghị, buổi hòa nhạc và các sự kiện thể thao, nơi tập trung hơn 100 người.Lệnh này cũng bao gồm đám tang, đám cưới và các cuộc tụ họp tôn giáo khác.
  • Các trường cao đẳng và đại học đóng cửa và đang tổ chức giáo dục từ xa.
  • Các trường tiểu học, trung học và trường mầm non vẫn được phép dạy, với điều kiện là việc giảng dạy diễn ra trong các nhóm nhỏ được tách ra càng xa càng tốt. Tòa nhà trường học cũng nên được làm sạch hoặc khử trùng sau mỗi ngày.
  • Tất cả các tàu đến nước ngoài từ nước ngoài phải cung cấp cho Cảnh sát biển một giấy chứng nhận sức khỏe đặc biệt cho corona Vũ Hán.

Nauy

  • Trường hợp đầu tiên được xác nhận vào ngày 26 tháng 2. Người nhiễm bệnh trước đây đã từng đến Trung Quốc, Viện Y tế Quốc gia cho biết.
  • Bộ Ngoại giao ra khuyến cáo công dân nước mình không nên đi ra nước ngoài nếu không thật sự cần thiết. Tất cả công dân Nauy khi trở về nhà đều bị cách ly trong 14 ngày.
  • Sân bay và cảng đã bị đóng cửa. Chỉ có công dân Na Uy mới có thể vào được nước này.
  • Kể từ ngày 16 tháng 3, các trường mầm non, trường học và đại học của đất nước đã bị đóng cửa. Trường hợp ngoại lệ được thực hiện cho trẻ em có cha mẹ làm việc trong chăm sóc sức khỏe. Nhân viên y tế cũng đã nhận được lệnh cấm du lịch.
  • Các sự kiện công cộng với hơn 500 người bị hủy bỏ. Tiệm làm tóc, tiệm massage, hình xăm và các hoạt động tương tự đã đóng cửa. Tất cả các môn thể thao có tổ chức cũng bị hủy bỏ.
  • Người dân được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể và nếu có thể cũng tránh tham gia giao thông công cộng như xe bus , tàu điện.
  • Kể từ ngày 15 tháng 3, chính phủ đã thông qua một quy định có thể cấm lưu trú trong các khu nhà và tài sản giải trí bên ngoài đô thị của chính họ.

Thụy Điển

  • Trường hợp đầu tiên được phát hiện và xác nhận tại Vùng Jönköping vào ngày 31 tháng 1. Trường hợp dương tính đầu tiên là một phụ nữ đã du lịch đến Vũ Hán Trung Quốc.
  • Bộ Ngoại giao ra khuyến cáo công dân nước mình không nên đi ra nước ngoài nếu không thật sự cần thiết.
  • Cơ quan Y tế Công cộng mời người Thụy Điển cũng giới hạn việc đi lại trong nước – đặc biệt là đến các thành phố lớn.
  • Đám đông hơn 500 người bị cấm.
  • Các trường cao đẳng và đại học đã đóng cửa và đang tổ chức giáo dục từ xa từ ngày 18 tháng 3. Trường mầm non và tiểu học vẫn mở.
  • Tất cả công dân được khuyến khích ở nhà với các triệu chứng bệnh nhẹ nhất và tránh đi thăm người già.
  • Thụy Điển đã không đóng cửa biên giới và đã quyết định cấm người dân nhập cảnh từ các quốc gia ngoài EU, bắt đầu từ ngày 19 tháng 3 và 30 ngày sắp tới.
  • Vào ngày 13 tháng 3,Thụy Điển đã được thay đổi chiến lược để chủ yếu kiểm tra những người nghi ngờ nhiễm virus corona Vũ Hán.

NOBEL 2018

Giải Nobel được tổ chức một năm 1 lần để trao tặng danh dự quí giá cho những người có công đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn học, hóa học, toán, y học, vật lý, hòa bình thế giới. Giải này được trao tại Stockholm Thụy Điển và giải hòa bình thế giới được trao tại Oslo của Nauy.

Năm nay lễ trao giải Nobel được tổ chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2018 tại Stockholm. Đây là một trong những sự kiện mong đợi nhất trong năm, mọi công tác chuẩn bị cho buổi lễ đang được gấp rút hoàn tất. Những người vinh dự được nhận giải là:

– Giải văn học: rất tiếc giải văn học năm nay không có chủ nhân

– Giải hòa bình: trao cho Nadia Murad och Denis Mukwege

– Giải vật lý : trao cho Arthur Ashkin, Gérard Mourou och Donna Strickland

– Giải hóa học : trao nửa giải cho Frances H. Arnold và còn lại nửa giải chia cho George P. Smith và Gregory P. Winter.

– Giải y học : trao cho James P. Allisons và Tasuku Honjos

– Giải kinh tế : trao cho William D Nordhaus và Paul M Romer

Toàn bộ chương trình lễ trao giải sẽ được phát sóng truyền hình trực tiếp trên cả nước từ 12h50 đến 23:30 tren SVT.

Stockholm, thiên đường cho ngoại kiều

Những con đường lát sỏi ở có thể lạnh và phủ tuyết trong mùa đông, nhưng thành phố phát triển nhanh nhất Châu Âu lại một trong những nơi khởi nghiệp ‘nóng’ nhất trên thế giới và là nơi thu hút các nhân tài quốc tế.
Với số dân chưa tới một triệu người, thủ đô của Thụy Điển là cái nôi của Skype, Spotify và Mojang. Nơi đây chỉ thua Thung lũng Silicon về số công ty trị giá giá tỷ đô tính trên đầu người, theo công ty đầu tư Atomico.

Chất lượng cuộc sống
Khi tuyết tan vào đầu xuân, thành phố là nơi trong xanh nhất trên thế giới. Nằm trên 14 hòn đảo, hai phần ba diện tích của Stockholm là nước hoặc cây xanh.
Người dân nơi đây rất coi trọng việc thưởng ngoạn khung cảnh trong lành.
Chưa tới 1% người đi làm ở Thụy Điển làm việc hơn 50 giờ một tuần, một trong những tỷ lệ thấp nhất trong khối OECD.
Chất lượng cuộc sống nơi đây phải nói là tuyệt hảo.
Những cặp vợ chồng mới sinh con được nghỉ 480 ngày để chăm sóc con nhỏ, và họ được quyền phân chia số ngày này ra giữa bố và mẹ.
Việc nuôi con nhỏ được nhà nước trợ cấp rất nhiều. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi Thụy Điển được xem là nơi tốt nhất dành cho gia đình, theo một khảo sát của ngân hàng HSBC trong năm 2015.

“Đạt điểm tuyệt đối 10 trên 10,” Adam Webb, 34 tuổi, doanh nhân người Anh có một con nhỏ, nói.
“Mọi thứ đều được tổ chức sao cho những người có con nhỏ được hỗ trợ tốt nhất, từ việc cho phép những người cha được nghỉ làm nhưng vẫn lãnh gần trọn lương, cho tới việc những ai có xe nôi được đi xe buýt miễn phí.”
Ngành thiết kế và thời trang của Thụy Điển, đứng đầu là những thương hiệu toàn cầu như Ikea và H&M, thu hút rất nhiều người nước ngoài đến làm việc.
Các lĩnh vực phát triển mạnh khác của thành phố như khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng có rất nhiều việc làm.
Là thiên đường của những người lập dị, Stockholms hãnh diện về điều mà tạp chí Vogue gần đây đánh giá thành phố là ‘nơi hay ho nhất châu Âu’.
Trên đảo Sodermalm, nằm phía nam trung tâm thành phố, có những cửa hàng băng đĩa độc lập vẫn đang làm ăn phát đạt.
Những cửa hàng này tạo nên một khung cảnh cũ cũ với rất nhiều những quán cà phê ấm cúng.
Tất cả tạo khung cảnh rất thích hợp cho những cuộc tình kiểu Scandinavia không bao giờ lỗi thời, phảng phất mùi khói cà phê mới pha thơm lừng.
Ngành thiết kế và thời trang hùng mạnh ở quốc gia này, dẫn đầu là các thương hiệu hàng đầu thế giới như Ikea và H&M, là các nhà tuyển dụng thu hút nhiều nhân viên nước ngoài tới làm việc.
Thành phố cũng là thị trường việc làm tấp nập cho các ngành khoa học, xây dựng dân dụng và IT.

Tuy nhiên, chuyển tới sống và làm việc tại thủ phủ lớn nhất của quốc gia vùng Bắc Âu này không phải là không có vấn đề gì, nhất là trong những ngày lạnh lẽo, tối tăm mùa đông, và trong chuyện phải trả mức thuế cao khét tiếng ở Thuỵ Điển.
Dưới đây là một số nét chính bạn cần cân nhắc trước khi quyết định chọn Thuỵ Điển làm nơi dừng chân dài hạn sắp tới.
Chỗ ở
Những công ty quốc tế lớn như Spotify, H&M và Ericsson thường giúp nhân viên nước ngoài về chỗ ở trong ba tháng đầu ký hợp đồng ở Stockholm.
Nhưng những người khác đến thành phố này phải đối mặt với một thị trường bất động sản kỳ lạ và tình trạng thiếu hụt căn hộ nghiêm trọng.
Hơn một phần ba dân Thụy Điển sống trong những căn nhà thuê. Phân nửa trong số nhà này thuộc sở hữu của các hội đồng địa phương và các công ty cho thuê của nhà nước, và việc cho thuê được thực hiện với một số giới hạn nhất định.
Nếu bạn may mắn có được hợp đồng trực tiếp để thuê nhà kiểu này thì bạn có thể sống ở căn hộ đó trọn đời.
Người nước ngoài được hoan nghênh đăng ký thuê nhưng ở Stockholm họ phải xếp sau khoảng nửa triệu người dân địa phương đã đăng ký trước họ, và thời gian chờ đợi để đến lượt trung bình là chín năm.


Điều này khiến thị trường cho thuê lại trở nên rất cạnh tranh.
Người dân Thụy Điển thường cho thuê lại những căn hộ mà họ đã thuê được sau khi họ mua được nhà riêng hoặc dọn về sống chung với người yêu, người bạn đời.
Theo Cục Thống kê Thụy Điển, số liệu trong tháng 10/2015 cho thấy chi phí thuê trung bình một căn hộ hai phòng ngủ ở Stockholm là 6.518 kronor, tức tương đương 783 đô la Mỹ một tháng.
Tuy nhiên, khi căn hộ được đem cho thuê lại thì trở nên mắc hơn bất chấp những quy định được đưa ra nhằm đảm bảo rằng người thuê không phải trả thêm nhiều hơn 15% so với số tiền những người cho họ thuê lại phải trả.
“Kiếm chỗ ở là khó khăn lớn nhất khi chuyển đến Stockholm… nhưng chính quyền đang tìm cách giải quyết vấn đề,” Julika Lamberth thuộc Stockholm Business Region, một công ty do nhà nước cấp vốn với mục tiêu là làm tăng đầu tư vào thành phố, nói.
“Đừng ngại nhờ công ty nơi bạn làm việc giúp đỡ… và cần nhất là bạn phải đăng quảng cáo là mình đang cần thuê nhà trên các trang mạng xã hội như Facebook.”
Giao thông thuận tiện
Một lý do khiến nhiều người muốn sống ở trung tâm thành phố là do khu vực này nhỏ gọn, giúp tiết kiệm thời gian đi làm.
Bỏ ra 790 kronor (95 đô la), bạn có thể mua một vé tháng đi lại bằng các phương tiện xe điện ngầm, tàu hỏa và xe buýt ở khắp các khu vực trong thành phố.


Hoặc bạn có thể học theo nhiều người dân thành phố là đi lại bằng xe đạp.
“Tôi cảm thấy may mắn hơn rất nhiều so với bạn bè ở London hay Bắc Kinh, những người phải mất ba tiếng đồng hồ di chuyển mỗi ngày,” cô Irina Jingqi Liu, 28 tuổi, nói.
Cô sống ở vùng ngoại ô Sundbyberg phía bắc và đi làm bằng tàu điện ngầm chỉ mất có 15 phút để đến trung tâm thành phố.
“Bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi lại ở Stockholm. Nhờ vậy tôi tiết kiệm được năng lượng để tham gia các hoạt động khác,” cô nói.
Rào cản ngôn ngữ
Người dân Thụy Điển đứng đầu thế giới về khả năng nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, theo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu của EF.
Đa số những công ty quốc tế lớn cũng như nhiều công ty công nghệ tuyển dụng người tài từ nước ngoài đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc.
Tuy nhiên, đối với những ai chuyển đến Thụy Điển mà chưa có công việc sẵn thì việc biết tiếng Thụy Điển là một lợi thế lớn trong một thị trường lao động có trình độ cao và rất cạnh tranh.
Tỷ lệ thất nghiệp đối với người dân Thụy Điển là chưa tới 8% nhưng lại tăng vọt lên đến 17% đối với những người sinh ra ở nước ngoài, theo Cục Thống kê Thụy Điển.

Chính phủ Thụy Điển tổ chức các lớp học ngôn ngữ miễn phí cho di dân, gọi là SFI.
“Có vẻ lạ lùng khi mà rất nhiều công việc đòi hỏi biết tiếng Thụy Điển khi hầu như tất cả mọi người đều rất giỏi tiếng Anh,” Briton Webb, người chuyển đến Stockholm từ Paris cùng người bạn đời Thụy Điển và con gái hồi năm 2014, nói.
Ông hiện đang điều hành Gymgo, một công ty kinh doanh dịch vụ phòng tập thể hình cùng một đồng nghiệp người Anh.
Ông cho biết ông và người bạn đã nhờ đến ALMI, một cơ quan do chính phủ tài trợ để tư vấn miễn phí cho các doanh nhân nước ngoài, để giúp xử lý công việc giấy tờ.
“Mở công ty ở đây thực sự rất là nhanh nhưng nếu không nhờ ALMI thì bạn sẽ rất vất vả. Họ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều với các công việc hành chánh và dịch thuật.”
Xin thị thực
Các công dân châu Âu và Na Uy được phép làm việc ở Thụy Điển hay chuyển đến Thụy Điển để tìm việc mà không cần thị thực.
Tuy nhiên, công dân từ hầu hết các nước khác nhìn chung cần phải gửi đơn đến Sở di dân(Migrationsverket) để xin giấy phép làm việc và cần chứng minh rằng họ đã được một công ty Thụy Điển đồng ý tuyển dụng.
Có một số ít ngoại lệ.
Thị thực làm việc với thời hạn một năm được cấp cho những ai từ 18 đến 30 tuổi đến từ Úc, Canada, New Zeland và Nam Hàn.
Những ai chuyển đến Thụy Điển để sống với bạn đời người Thụy Điển hay người nước ngoài đã có giấy phép làm việc có thể xin giấy phép cư trú trước khi tìm được việc làm.

Môi trường làm việc
Stockholm coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới.
“Đó là một sự khác biệt lớn so với khi tôi làm việc ở Anh, nơi mà các khách hàng muốn liên lạc trong những ngày cuối tuần và cả buổi tối,” Ameek Grewal, người Canada 29 tuổi chuyển từ London đến trụ sở Bắc Âu của ngân hàng Citibank một năm trước, nói.
Mặc dù lúc đầu có cảm thấy ‘bực mình’ khi phải chờ đợi lâu khách hàng mới trả lời, giờ đây anh đã cảm thấy thích sự ‘tôn trọng lẫn nhau’ ở Thụy Điển.
“Tôi phải đợi đến ngày làm việc mới gọi điện hoặc email khách hàng và tôi cũng biết rằng không ai gọi điện đến làm phiền tôi khi tôi đang đi nghỉ,” Grewal nói.
Bình đẳng giới
Thụy Điển thường được khen ngợi là nơi có tỷ lệ các bà mẹ làm việc cao nhất ở châu Âu và mới đây được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ tư trong danh sách bình đẳng giới trên thế giới.
“Anh sẽ cảm thấy rằng các công ty ra quyết định dựa trên năng lực và khả năng chứ không phải vì anh là nam giới hay phụ nữ,” Jingqi Liu, một quản lý dự án IT đến từ Trung Quốc, nói.
Tuy nhiên, cô cho biết một số phụ nữ người nước ngoài phải đối phó với một xã hội quân bình hơn trong các mối quan hệ bên ngoài công sở. Ở đây, tính ga lăng của nam giới hoàn toàn không có.
“Nam giới không dám giúp đỡ phụ nữ với những việc như xách giỏ bởi vì điều đó không đúng – họ sợ rằng phụ nữ sẽ cảm thấy bị xúc phạm,” cô giải thích. “Nhiều người bạn của tôi cũng than phiền rằng các hóa đơn đều phải chia đều ra.”
Kết bạn
Về lĩnh vực giao tiếp xã hội, Thụy Điển được xem là nơi tệ nhất trên thế giới để người nước ngoài có thể tìm bạn mới, theo khảo sát của ngân hàng HSBC.
“Người Thụy Điển rất lịch sự, nhưng họ không nói chuyện phiếm. Và mặc dù họ trông có vẻ rụt rè nhưng thực ra đó là bởi họ tôn trọng sự riêng tư của bạn,” các tác giả của báo cáo này cho biết.
Tuy nhiên cũng theo khảo sát này thì ‘một khi bạn đã có bạn là người Thụy Điển, bạn sẽ thấy họ rất gắn bó và nồng nhiệt’.
Nguồn BBC tiếng Việt.

Stockholm đang phát triển nhanh nhất trong Châu Âu

Stockholm là th đô (huvudstad) trong Châu Âu phát trin nhanh nht. Trưc đây, th đô Oslo ca Nauy đng đu trong bng xếp hng nhưng hin nay Stockholm đã vưt qua.

Stockholm đang là thành phố phát triển nhanh nhất Châu Âu

Đây là tin tt cho cho nhiu doanh nghip đ h có th d dàng hơn trong vic tìm kiếm nhân tài cho mình. Điu này có nghĩa là khi mt tnh thành phát trin, nó thưng s thu hút nhng ngưi có nhiu sáng kiến cho doanh nghip hoc nhng th khác. Mt khác nó cũng mang li mt phn nhng vn đ rc ri. Đó là vn đ v kt xe và hơn na là khó hơn đ kiếm đưc ch .

  • Chúng tôi nghĩ rng rt tt khi thành ph phát trin nhưng điu này cũng buc các nhà lãnh đo phi đu tư thêm tin đ gii quyết nhng vn đ phát sinh kèm theo. Đó là phát biu ca Maria Rankka ti Thi Báo Thy Đin (Svenska Dagbladet).

Bà làm giám đc ca phòng thương mi Stockholm (Stockholm Handelskammare) ngưi mà đã thc hin cuc kho sát ý kiến.