Tag Archives: người Việt

Người Việt đầu tiên chết vì Covid 19 tại Thụy Điển

THỤY ĐIỂN-Ông Sang Phan qua đời sau 4 ngày gọi tới đường dây nóng để thông báo về các triệu chứng nhiễm nCoV, nhưng được yêu cầu tự cách ly ở nhà. 

Phuong Pham, vợ của ông Sang Phan, ở thành phố Nassjo, tỉnh Smaland, miền nam Thụy Điển, cho hay chồng bà bắt đầu đổ bệnh hôm 10/4, sau một thời gian ho khan. Bà đã gọi đến đường dây nóng y tế 1177 và mô tả ông bị sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên, nhân viên y tế yêu cầu ông Sang tự cách ly ở nhà cho đến khi hết triệu chứng.

“Anh ấy thực sự muốn gặp bác sĩ vì các triệu chứng rất đau đớn, nhưng không được”, Social News dẫn lời bà Phuong. “Anh ấy không muốn chống đối”.

Ông Sang đã nghe theo khuyến cáo từ dịch vụ y tế và tự cách ly trong phòng riêng ở tầng trên.

Ông Phan Sang trong nhà hàng của mình ở Smaland, Thụy Điển. Ảnh: Smålands Tidningen

“Tôi kiểm tra tình hình của anh ấy hàng ngày nhưng đến sáng 14/4, tôi giật mình tỉnh giấc vì tiếng xe cấp cứu. Anh ấy dường như đã gọi dịch vụ 112 từ trong phòng. Khi họ đến, anh ấy đã qua đời”, bà Phuong kể.

Theo tờ Smålands Tidningen, một bác sĩ ở bệnh viện Hogland xác nhận ông Sang tử vong do Covid-19.

Ông đến Thuỵ Điển từ 40 năm trước và hiện sở hữu nhiều nhà hàng ở Nassjo, trong đó có nhà hàng Matlyckan nổi tiếng. Ông và bà Phuong đã bên nhau 16 năm.

“Thật bi thảm khi bạn không thể được điều trị khi cần”, bà nói về người chồng vừa qua đời.

Tuy nhiên, bà Phuong cho hay vẫn muốn cảm ơn các nhân viên cấp cứu. “Họ đã ở đó suốt hai tiếng và làm mọi thứ để cứu sống anh ấy. Sau đó, họ còn gọi điện cho tôi và hỏi tôi cảm thấy thế nào, có cần hỗ trợ gì không”, bà kể.

Người phụ nữ cho biết sẽ đóng cửa nhà hàng vì hiện không thể tự mình điều hành.

Thuỵ Điển hiện ghi nhận hơn 15.300 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 1.700 ca tử vong. Chính phủ nước này đang đối mặt với nhiều chỉ trích từ trong nước và quốc tế vì cách ứng phó với Covid-19 “một mình một kiểu”.

Trước những số liệu ngày càng đáng báo động về Covid-19, Thụy Điển đã ban hành một vài biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, bao gồm cấm các cuộc tụ họp từ 50 người trở lên thay vì 500 người trước đây, các nhà hàng chỉ được phục vụ khách quen ngồi tại bàn thay vì tại quầy bar, các viện dưỡng lão cấm hoạt động thăm thân.

Thủ tướng Stefan Lofven cũng đã đưa ra các khuyến cáo rõ ràng hơn trước cho người dân Thụy Điển. Trong cuộc họp báo ngày 16/4, ông tuyên bố sẽ gia hạn các hạn chế với khách quốc tế cho tới 15/5, đồng thời cảnh báo những biện pháp kiểm soát dịch hiện tại có thể duy trì trong nhiều tháng.

Theo Vnexpress

Các qui tắc phát âm tiếng Thụy Điển

Cộng đồng Việt xin giới thiệu tới các bạn yêu thích tiếng Thụy Điển 4 quy tắc phát âm tương đối dễ nhớ:

Quy tắc 1
Phát âm tất cả các chữ cái xuất hiện trong từ, để phát âm được như vậy các bạn phải học thuộc lòng bảng chữ cái và cách phát âm phiên âm các chữ cái đó sang tiếng Việt. Ví dụ A = o, B = bia, e = ia…..
Bạn hãy ghi phiên âm tiếng Việt của các chữ cái xuất hiện trong cần phát âm ra. Sau đó ghép vần như tiếng Việt. Thực hành đọc nhiều lần. Tât nhiên những lần đầu tiên sẽ chậm, nhưng sau đó rất dễ cho các bạn có thể đọc được những từ mới mà không cần phải thực hành nhiều.

Ví dụ: Spenat (rau bina) khi viêt phiên âm sẽ là – sờ pia ia nờ o tia = Sờ.pia.no.t. Glas (cái cốc) khi viết phiên âm sẽ là – ghia lờ o es = gờ.lo.sss

Chú ý: quy tắc này không áp dụng cho một số trường hợp từ vay mượn, từ bất quy tắc,…..

Quy tắc 2
Phải phát âm được chữ cái cuối cùng của từ đó. Người Việt khi học ngoại ngữ thường không thể phát âm bật được chữ cái này. Vì tiếng Việt học theo ghép vần, không cần phát âm chữ cuối tận cùng. Và hơn nữa các thầy cô giáo tại Việt Nam thường nhắc đến cụm từ âm gió mà thường không giải thích âm gió là gì. Âm gió chính là phát âm bật được chữ cái cuối cùng cử từ. Do đó khi sang tiếng anh hoặc tiếng Thụy điển thường quên mất chữ cái này. Nếu không phat âm được chữ cái cuối cùng này thì không ai hiểu bạn đang nói gì.

Ví dụ djus = dj. iu. sssss ( hơi kéo dài và nhấn mạnh chữ s hơn 1 chút)

Chú ý: Người Việt khi phát âm tiếng Thụy điển hoặc tiếng Anh có 1 điểm sai khá trầm trọng là thường có chữ S ở cuối từ – dù từ đó không xuất hiện chữ S. Và cũng thường xuyên phát âm chữ S ở bất cứ vị trí nào trong cầu – dù chẳng chữ nào trong câu có chữ S.

Quy tắc 3
Phát âm ngắn (kort vokal) đó là trường hợp trong từ xuất hiện nguyên âm (a,e,i,o,u,y,å,ö,ä)
mà đứng sau nó là 2 phụ âm thường hoặc nhiều phụ âm thì sẽ đọc nhanh nguyên âm đó. Ví dụ: glass = gờ lass.

Phát âm dài (lång vokal) đó là các từ có xuất hiện 1 nguyên âm một phụ âm hoặc không có phụ âm đứng sau. Ví dụ: mat = m. óoo.ttt

Quy tắc 4 – các từ bất quy tắc
Đã là từ bất quy tắc thì buộc các ban phải học, nhưng số lượng không nhiều. Tuy nhiên nếu để ý kỹ các bạn sẽ nhận thấy 1 số mẹo nhỏ:

Các từ xuất hiện Tj, Sj, stj, sk,….đứng đầu câu mà đằng sau chúng là một nguyên âm thì phát âm gần gióng chữ Khờ trong tiếng Việt. Ví dụ: sju = khờ iu

Các từ xuất hiện ION ở cuối câu thường đọc là khun theo tiếng Việt. Ví dụ: station = sờ ta khunnnn. National = Na.khun.nolll

Các từ xuất hiện RG ở trong câu thường đọc gần giống J theo Tiếng Việt. Ví dụ: Berg = bie.r.jjj

Các từ xuất hiện dj, lj thì phát âm gần giống chữ dờ trong tiềng Việt. Ví dụ: djur = dờ.iu rờ….
Cả 4 quy các này các bạn phải vận dụng gần như cùng lúc , có thể trong cùng 1 từ. Vì vậy sẽ rất là khó khăn lúc ban đầu nhưng khi các ban đã quen với các quy tắc này. thì bạn có thể phát âm được rât nhiều từ khó. Chúc các bạn thành công

“Người Việt sẽ muôn đời khổ”

SKĐS – Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.
Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.
Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

ảnh minh họa

Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Phạm Trọng Thức
(Ghi theo lời kể của anh P.V.M, 40 tuổi, công nhân tại một doanh nghiệp Nhật Bản – khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội)

Đằng sau đồng USD Việt kiều gửi về – Kỳ 1: Làm nails hay làm hãng?

Nhiều người Việt ở Mỹ nói riêng và ở nước ngoài nói chung, có thói quen lo cuộc sống bên này thì ít, mà lo bên Việt Nam thì… nhiều.

Khách Mỹ đến tiệm nails của người Việt

Chắc do Mỹ là đất nước có nhiều cơ hội. Người có sức làm nhiều, sẽ kiếm được nhiều tiền. Người ít sức làm ít, sẽ có ít tiền. Nên ai cũng nghĩ nghĩ định cư nước ngoài như sang tới Mỹ rồi, có việc là kiếm được tiền, bên Việt Nam còn khó khăn, vất vả nên ít nhiều mình phải giúp.

Khổ vì cái “mác Việt kiều”

Mà cũng đúng, lúc chưa đi Mỹ, mỗi lần thấy Việt kiều về nước áo lụa quần là, xài tiền như nước nên nghĩ bên này sướng lắm. Viết thư qua lại với bạn bè, tôi cũng nghĩ bên đó không cần làm gì hết, tiền trên trời rớt xuống kịnh kịnh để xài, cứ như lá trên cây, ra nhón gót hái sẽ có cả rổ để xài. Bạn tôi cười như điên, bảo qua đây thì biết.

Mười mấy năm lặn ngụp xứ Mỹ. Rốt cục rồi cũng sáng mắt ra. Mỗi tháng mở mắt, bạn sẽ thấy đủ thứ các loại “bill” (hóa đơn) bọng. Từ hóa đơn nhà, tới xe, bảo hiểm, điện thoại, thức ăn, credit card, chi tiêu lặt vặt. Nợ nần tự lo, chứ chẳng mấy ai kí trả giùm, kể cả họ hàng, ruột thịt.

Định cư nước ngoài mọi người đều ý thức cái sự thật hiển nhiên đó. Vì thế, đa số đều cố làm việc, lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng nếu không muốn vỡ nợ, ra đường mà ở.

Hồi ba tôi còn sống, cứ mỗi tháng anh chị lãnh lương, ba đều thầm thì, ráng nhín nhịn một ít gửi về bên nhà giúp đỡ anh chị tụi bây nhen. Mới qua mà, cuộc sống còn nhiều khó khăn, khốn khó trăm bề, đủ thứ phải chi tiêu.

Anh chị tôi đi làm gục mặt trong hãng không thấy mặt trời, nên nhiều bữa nghe ba nói hoài cũng bực, bảo, bộ chỉ có mấy người bên đó là con, bên này hổng phải, nên ba lo cho bên đó hơn heng.

Bên trong một tiệm nails do Thành Hưng, bạn tôi làm chủ, ở thành phố Greensburg, bang Philadelphia.

Thương nhất là cô chú chủ nhà, gốc Bến Tre. Gần sáu mươi rồi, mà sáng nào cũng dậy thiệt sớm nấu ăn cho cả nhà, để con cái có đồ ăn mới tươi ngon mang theo tới chỗ làm. Cô chú “cày” dữ lắm, tới hai ba job (công việc).

Thứ bảy, chủ nhật cô chú cũng không chẳng chịu ở nhà nghỉ ngơi. Hỏi nhà nhỏ xíu, trả gần hết rồi, cô chú đâu cần gì phải làm cho dữ? Cô chúm chím cười, làm để lo cho lũ nhỏ còn ở lại bên quê. Với lại để dành mua thêm đất, cất nhà, mai sau về dưỡng già chứ hổng chịu nổi mùa đông lạnh lẽo xứ này nữa.

Mười sáu năm sau gặp lại, cô chú đã bảy mấy, con cái mang qua đây gần hết, nhà cửa gì cũng cất xong, lương hưu cũng có rồi, mà hổng thấy về Việt Nam dưỡng già. Ngày ngày vẫn phải xách xe đi làm cho hãng mỹ phẩm.

Tối lãnh việc dọn dẹp, lau chùi mấy cái văn phòng. Hỏi sao cô chú không nghỉ ngơi cho khỏe, sao cứ cực khổ hoài. Cô cười móm mém, vẫn còn hai đứa bên đó, chưa qua được. Với lại cả đống bên này còn khó khăn. Thôi còn sức thì còn làm, lo cho tụi nó.

Đôi khi nghĩ lại, chính tính thởi lởi, bao đồng, ham lo của bà con bên này, tạo cho người thân và gia đình bên Việt Nam bản tính dựa dẫm và ỷ lại.

Nhiều gia đình tôi biết, có con gái lấy chồng Mỹ, vất vả làm nails kiếm tiền. Còn bên đó, cả nhà ba bốn thế hệ hổng chịu đi làm, cứ kéo về ở hết trong nhà, đợi mỗi tháng con gái gửi về ít trăm bạc tiêu xài, phè phởn.

Người Việt làm nails như thương hiệu

Có một sự mặc định trong nghề nghiệp hầu như ở Mỹ ai cũng biết.

– Người Mexico và các nước Nam Mỹ chuyên làm cầu đường, xây dựng và phụ bếp.

– Người Hoa buôn bán và mở nhà hàng trong các Chinatown.

– Người Việt làm nails và hớt tóc.

– Người Ấn Độ, Pakistan và các nước Nam Á làm chủ cây xăng, cửa hàng tiện lợi.

– Người Hàn làm giặt ủi và mở nhà hàng trong các Koreantown.

– Người Philippines và các nước gốc châu Phi làm y tá và giúp việc nhà…

Thỉnh thoảng ra ngoài, gặp người Việt, sau mấy câu xã giao kiểu: Tên gì? Ở đâu? Chạy xe gì? Mua nhà chưa? Lấy vợ chưa? Mấy cháu rồi? Thì sẽ nghe tiếp hai câu quen thuộc: Qua Mỹ lâu chưa? Làm neo hay làm hãng?

Lúc đầu tôi cũng hơi bực mình với mấy câu hỏi có phần soi mói, vô duyên kiểu này và nghĩ thầm trong bụng, bộ người Việt không biết làm gì khác hơn ngoài neo với hãng? Mà thôi riết cũng quen, có bực cũng chẳng được gì. Vì trong đầu họ đã có một sự mặc định như vậy rồi.

Vả lại nghề nào làm ra tiền bằng bàn tay với khối óc để nuôi sống bản thân và gia đình thì đều đáng được tôn trọng.

Nói vậy thôi chứ nhiều khi tôi cũng thấy tức anh ách trong bụng.

(còn tiếp)

Nguyễn Hữu Tài