Tag Archives: thủ tục

Hướng dẫn thủ tục mua nhà Thuỵ Điển

Bạn cần mua nhà Thuỵ Điển để chuẩn bị cho một cuộc sống ổn định ? Dưới đây là những kiến thức cơ bản trong hoạt động mua bán nhà Thuỵ Điển.

1.Các bạn nên tìm hiểu thủ tục về điều kiện được mượn tiền tại các ngân hàng như đã có bài giới thiệu trước.

Tốt nhất là các bạn nên có sẵn lời hứa cho vay tiền – lånlöfte mua nhà của ngân hàng để yên tâm lựa chọn nhà như mong muốn

Có nhiều người có đủ tiền thanh toán khi mua nhà, mà không cần phải vay mượn ngân hàng. Thì chỉ cần tiền đó hợp pháp trong tài khoản là có thể đăng ký mua nhà. Nếu là tiền mặt thì các bạn cần cẩn thận với các giao dịch. Lời khuyên là bạn không nên thanh toán tiền nhà bằng tiền mặt. Vì tiền mặt khó chứng minh nguồn gốc. Việc thanh toán đen sẽ bất lợi cho bạn sau này khi muốn bán nhà. Có thể bạn sẽ phải chịu khoản thuế chênh lẹch cao hơn so với thực tế.

Ví dụ. Bạn mua 1 căn nhà trị giá 500.000 Thụy Điển – không qua công ty môi giới, thỏa thuận cá nhân với nhau là trên hợp đồng ghi bán 250.000 để chuyển khoản. Còn 250.000 sẽ chuyển tiền mặt. Vậy là trên giấy tờ đăng ký là bạn chỉ mua căn nhà này giá 250.000 kr. Sau này khi bạn bán đi được 1 triệu chắng hạn. Thì bạn sẽ phải chịu thuế cho khoản tiền lãi 750.000 kr (thay vì chỉ chịu trong khoản 500.000 kr thực tế). Do đó tránh việc sử dụng tiền mặt để thực hiện giao dịch.

2. Cách tìm kiếm để mua nhà Thuỵ Điển

Để mua Thuỵ Điển, có rất nhiều trang web có đăng nhà để bán ở các tỉnh như hemnet.se, blocket.se, fastighetsbyrån…thậm chí các ngân hàng, các công ty bảo hiểm hợp tác chung với các công ty môi giới đều có đăng quảng cáo nhà để bán. Các bạn có thể thỏa thích lựa chọn. Và lời khuyên là hemnet.se là một trang web lớn có uy tín, hầu hết các công ty môi giới đều đăng bán nhà cho khách hàng của họ ở trang web này. Bạn đăng nhập vào hemnet.se

Till salu – nhà để bán. Bạn vào område – viết tên tỉnh thành phố mình muốn mua nhà (utöka område med – vùng lân cận có bán kính bao nhiêu hm )
Sau đó bạn kick vào các loại nhà mà mình đã mua phía dưới villor – nhà có sân vườn riêng, radhus – nhà liền kề, có sân vườn, lägenhet – chung cư, fritidsboenden – nhà nhỏ để trồng hoa vào mùa hè thường nằm ở khu dành riêng cho trồng hoa ở trong thành phố, tomter – đất trống, gårdar/skogar -vườn, rừng, överiga – các loại khác. Kích vào ô màu xanh dương phía dưới là sẽ ra một loạt nhà theo ý muốn của bạn.

Slutpriset – bạn kiểm tra giá nhà bán ra ở khu vực này để tham khảo. Bạn chỉ cần nhấn vào slutpriset – giá cuối cùng, viết tên đường ra, là ra một loạt các nhà đã bán ở khu vực này để các bạn tham khảo.

3. Ví dụ cách một căn hộ ở stockholm

  • Visningstider – ngày đặt giờ xem nhà . bạn kick vào dấu cộng bên cạnh rồi đăng ký thông tin để đến xem nhà. Công ty môi giới đã có số điện thoại và thông tin cá nhân của bạn. Đồng thời trên tin quảng cáo nhà này, môi giới sẽ ghi rõ thông tin về nhà muốn bán như năm xây dưng, diện tích, chất liệu…..Nên cần tham khảo kỹ.
  • Trên tin này cũng có các link chỉ dẫn đến các ngân hàng đối tác để tính toán giúp bạn việc vay tiền mua nhà.
  • Sau khi đã xem nhà xong, thì những người muốn mua bắt đầu đấu giá, người nào trả giá cao nhất sẽ được mua.
  • Việc đấu giá thông qua gửi nhắn tin cho người môi giới nhà. Người môi giới có trách nhiệm nhận giá thách đấu của bạn và gửi tin nhắn đến những người đấu giá khác, đồng thời họ sẽ cập nhật lên trang cá nhân giá thách đâu nhưng ẩn tên của người đấu giá.
  • Người trả giá cao cuối cùng là người được quyền mua (Tuy nhiên nhiều khi có trục trặc với người trả giá cao nhất như ngân hàng không cho mượn tiền, công ty quản lý nhà của không chấp nhận … thì người môi giới sẽ liên lạc với người trả giá thứ 2, thứ 3 …)
  • Bên bán và bên mua sẽ hẹn một ngay nhất định để ký kết hợp đồng trước sự chứng kiến của công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ chịu trách nhiệm liên lạc, soạn thảo hợp đồng, kiểm tra thông tin về tài sản mua bán….gửi giấy tờ đến công ty quản lý nhà cửa – nếu là mua nhà chung cư. Vì nhà chung cư phải tra tiền thuê hàng tháng, nên công ty nhà của phải đảm bảo người mua có đủ thu nhập để trả tiền nhà hay không.
  • Trong vòng một tuần hoặc lâu hơn (tùy thuộc thỏa thuận) kể từ khi ký hợp đồng mua nhà phải thanh toán một khoản phí đặt cọc – handpenning – 10% giá trị ngôi nhà..Số tiền này sẽ chuyển vào tài khoản của công ty môi giới. Số tiền đặt cọc này là không hoàn trả nếu như người mua muốn thay đổi ý định.
    Khoản còn lại sẽ được thanh toán vào ngày giao chía khóa nhà. Công ty môi giới sẽ liên lạc trực tiếp với ngân hàng để thực hiện việc thanh toán này.

4. Mua nhà Thuỵ Điển thông qua công ty môi giới bất động sản

Nếu các bạn mua nhà thông qua công ty môi giới thì mọi việc rất thuận lợi, gần như các giấy tờ thủ tục họ thay mặt làm hết, bạn chỉ cần gặp ngân hàng ký vay tiền và ký hợp đồng mua nhà, nhận nhà là xong

Nhưng nếu bạn mua nhà trực tiếp từ một cá nhân. Thì bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn. Như liên lạc với công ty nhà cửa để hẹn ngày ký hợp đồng mua nhà. Hợp đồng này phải có sự chứng kiến của công ty bất động sản.

Tự thanh toán tiền đặt cọc cho người bán, tự hẹn ngày giao chìa khóa và thanh toán nốt tiền nhà….

Nói chung mua nhà thông qua cá nhân thường mạo hiểm hơn vì tình trạng ngôi nhà ra sao thì mình khó mà định lượng được. Do đó các bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn khi mua nhà.

Hướng dẫn thủ tục ly hôn tại Thụy Điển (Phần 2)

Đây là phần thứ 2 trong loạt bài viết về “Hướng dẫn thủ tục ly hôn tại Thụy Điển”. Nếu bạn chưa xem phần 1 thì bạn có thể click vào để xem tại đây : “Những điều cần biết khi bạn ly hôn tại Thụy Điển (Phần 1)

1.Thủ tục ly hôn tại Thụy Điển như thế nào?

Để bắt đầu thủ tục li hôn tại Thụy Điển bạn cần liên lạc với tòa án của quận nơi bạn sống (tingsrätt). Link:

http://www.domstol.se/Sok/?tab=contact&county=W

Tại đây nhớ chọn địa phương nơi bạn sống.

Bạn vào trang này và điền một hồ sơ 1 hồ sơ chung cho đơn ly dị.

Mẫu đơn bằng tiếng Anh có thể tìm ở đầy:

http://www.domstol.se/Publikationer/Blanketter/Andra_sprak/DV%20163%20(%c3%a4ktenskap)%20eng.pdf

Mẫu đơn bằng tiếng Thụy Điển :

http://www.domstol.se/Publikationer/Blanketter/Gemensam%20ans%c3%b6kan%20-%20%c3%a4ktenskapsskillnad%20eller%20uppl%c3%b6sning%20av%20registrerat%20partnerskap%20-%20DV%20163%20A.pdf

Mặc dù gọi là nộp một đơn xin ly dị chung, nhưng chỉ cần một người nộp hồ sơ cũng được.

Lúc đơn xin ly hôn, bạn cần phải gửi thêm thông tin cá nhân từ sở thuế (personbevis).

Thông tin này bạn có thể tải trên mạng với bank ID tại đây:

https://www.skatteverket.se/privat/folkbokforing/bestallpersonbevis/bestallpersonbevistilldinfolkbokforingsadress.4.361dc8c15312eff6fd1500e.html#!/valjare/steg1

Bắt đầu từ năm 2019, khi bạn lấy thông tin cá nhân này bạn phải trả phí là 900 kronor.

Hiện nay bạn có thể nộp đơn xin ly hôn trực tuyến.

Nếu bạn trong thời kỳ 6 tháng xem xét, thì trình tự nộp đơn ly hôn cũng như thế.

Sau khi nộp đơn, bạn sẽ nhận được thư từ tòa án của huyện.

Thư này có kèm theo số hồ sơ và kèm theo nội dung về thời gian 6 tháng xem xét bắt đầu.

Sau khi hết 6 tháng xem xét , nếu bạn vẫn quyết định ly hôn, bạn phải nộp lại đơn xin ly hôn và giấy về thông tin cá nhân từ số thuế (personbevis). Đơn xin ly hôn lần này, bạn chỉ cần ghi rất đơn giản:

Trong nội dung của đơn , bạn chỉ cần ghi rằng bạn muốn ly hôn và ghi kèm theo số hồ sơ của bạn đã nộp trước đấy.

Thực ra khi bạn muốn ly hôn thì không cần phải cả hai người cũng đồng ý ly hôn, tòa án vẫn sẽ xử lý hồ sơ cho bạn. Nếu hết 6 tháng xem xét, vợ hoặc chồng bạn không nộp đơn xin ly hôn lại, thì hồ sơ xử lý ly hôn của bạn sẽ được chuyển sang một năm xem xét.

Sau 1 năm này, nếu vợ hoặc chồng bạn không nộp đơn xin ly hôn, tòa án sẽ hủy đơn xin ly hôn của bạn và hai bạn vẫn là vợ chồng.

(Còn tiếp)

Phần 3: Sau khi ly hôn tại Thụy Điển, quyền lợi và tài sản được chia như thế nào ? (Phần 3)

Hãy đừng tiếc 3 giây để click vào like và chia sẻ nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập và phổ biến kinh nghiệm, thông tin về các chính sách định cư Thụy Điển giúp quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI TẠI THỤY ĐIỂN (Phần 1)

Thụy Điển là một trong những nước có tỷ lệ dân số tăng trưởng thấp trên thế giới, nhiều cặp vợ chồng có thể không sinh được con hoặc có thể không muốn sinh con. Họ lựa chọn phương pháp nhận con nuôi từ các nước khác trên thế giới. Da số những trẻ em được nhận này có hoàn cảnh thật đặc biệt. Trong bài viết này cộng đồng việt đi sâu vào giới thiệu thủ tục để nhận con nuôi từ Việt Nam đến Thụy Điển sinh sống với bố mẹ nuôi. Do đó sẽ có cả quy định pháp luật của Việt Nam và Thụy Điển.

Mời các bạn cùng Cộng đồng Việt tham khảo quy định về nhận nuôi con nuôi.
I. Các quy định áp dụng cho cả 2 nước
1. Cơ quan có thẩm quyền
– MFoF là cơ quan trực thuộc chính phủ Thụy Điển có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về nhận con nuôi.
– Các  văn phòng thực hiện liên lạc hỗ trợ việc nuôi con nuôi Thụy Điển xuất hiện từ năm 1969. Hiện nay tại Thụy Điển có 3 văn phòng thực hiện hỗ trợ con nuôi tại khắp nơi gồm: adoptioncemtrum, barn framför allt (BFA-A) Barnens vänner (BV). Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu vấn đề nhận nuôi con nuôi gắn liền với văn phòng adoptioncemtrum vì đây là văn phòng có liên lạc với Việt Nam để thực hiện các thủ tục nhận nuôi con nuôi.
– Chính quyền địa phương nơi cha mẹ nuôi sống, và chính quyền địa phương nơi con được nhận nuôi.
– Cục con nuôi VN.
2. Phân loại con nuôi
a. Con nuôi không chỉ định: là con là bố mẹ nuôi khi nộp đơn xin con nuôi không xác đinh em bé đó là ai. Bố mẹ nuôi chỉ cần đưa ra yêu cầu: con có khỏe mạnh, màu da, bé trai hay gái, đến từ nước nào……….thì văn phòng hỗ trợ sẽ thực hiện tìm con theo yêu cầu của bạn và liên lạc với bạn khi đã tìm được con cho bạn.
b. Con nuôi chỉ định: là con mà bố mẹ nuôi khi nộp đơn xin chỉ xác định em bé đó là ai, sống ở đâu và có hoàn cảnh như nào. Đối với người Việt Nam chủ yếu là nhận nuôi con cháu họ hàng, người thân. Khi nhận đơn này văn phòng hỗ trợ sẽ tiền hành rất nhiều thủ tục, quy định khác nhau mà chúng ta sẽ tim hiểu ở phía dưới.
3. Các bước thực hiện việc nuôi con nuôi.
– Tiếnh hành đăng ký làm thành viên của tổ chức tìm kiếm con nuôi tại Thụy Điển – adoptioncentrum
– Liên lạc với chính quyền địa phương (socialnämnden) tại nơi bạn sống để nộp đơn xin phép nuôi con nuôi, tham gia khóa đào tạo để trở thành bố mẹ. Chính quyền sẽ tiến hành điều tra xác minh thân thế của bạn. Nếu đủ điều kiện bạn sẽ được quyết định chấp nhận (medgivande). Giấy này có hiệu lực trong 3 năm.
– Gửi quyết định của chính quyền đên Adoptioncemtrum hoặc MFoF trong trường hợp nhận con nuôi chỉ định và liên lạc với trung tâm để được tư vấn chọn con đến từ nước nào?
– Gửi đơn xin con đến nước bạn chọn
– Nếu được con. trung tâm sẽ gửi thông báo tới bạn.
– Bạn du lịch nước con bạn sống
– Tiến hành các thủ tục với chính quyền địa phương con sống.
– Các thủ thục hoàn thành thì con đã là của bạn.
II. Thủ tục nhận con bên phía Thụy Điển
1. Điều kiện được nhận con nuôi.

– Những cặp vợ chồng đã kết hôn, hoặc sống chung
– Độc thận cũng có quyền nhận con nuôi, nhưng số lượng không nhiều và còn phải phù hợp với quy định nước cho con nuôi. Ưu tiên cho trẻ em được nhận nuôi có cả bố lẫn mẹ.Tại Thụy Điển, những cặp đồng giới đều có quyền như những cặp vợ chồng khác và tất nhiên họ cũng có quyền nhận nuôi con nuôi
– Người xin con nuôi phải ít nhất 25 tuổi theo luật Thụy Điển
– Pháp luật không giới hạn độ tuổi cao nhất để nhận con nuôi. Nhưng văn phòng đồng ý việc nuôi con nuôi socialnämnden chấp nhận độ tuổi cao nhất là 42.

2. Các bước thực hiện

– Việc đầu tiên mà bạn phải làm là nộp đơn xin phép chính quyền địa phương để được xin con nuôi. Bạn liên lạc với socialnämnden tại nơi bạn sống để nộp đơn xin phép nuôi con nuôi. Chính quyền sẽ tiến hành điều tra xác minh thân thế của bạn. Nếu đủ điều kiện bạn sẽ được quyết định chấp nhận (medgivande). Giấy này có hiệu lực trong 3 năm. Bạn phải tham gia khóa học cho cơ quan này tổ chức để chứng minh bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm làm cha mẹ..

– Đăng ký thành viên và đóng lện phí cho trung tâm hỗ trợ nuôi con nuôi.
– Gửi quyết định đến trung tâm hỗ trợ việc nhận nuôi con nuôi.
Nếu là nhận nuôi con nuôi chỉ định (con của họ hàng, bạn bè thì việc quyết định thuộc về MFoF. Đây là trường hợp nhận con nuôi đặc biệt, để hạn chế việc mua bán trẻ em và những trẻ em được nhận phải có lí do đặc biệt ( bộ mẹ không còn, nghiên ngập, bị bỏ rơi…..) Nên MFoF yêu cầu bạn phải có những lí do hợp lý, thuyết phục
– Viết đơn chọn nước nào sẽ nhận con. Khi đã chọn được địa phương cần thiết bạn làm đơn xin con và liên lạc với chính quyền nơi con sống
–  Khi nhận con nuôi chỉ định ( họ hàng, con bạn bè) bạn phải tự liên lạc với chính quyền địa phương nơi con sinh sống . Chờ đợi phán quyết của chính quyền địa phương xem bạn có đủ điều kiện pháp luật quy định để nhận nuôi em bé này hay không ( các giấy tờ thủ tục này lại do phía việt nam cấp và theo quy định của Pháp luật Việt Nam – giới thiệu tại phần II)
– Khi bạn được chấp nhận của chính quyền địa phương nơi con bạn sống và quyết định chấp thuận việc nuôi con theo chỉ định. Thì bạn sẽ tiến hành các thủ tục xin visa cho con tại cục di trú Thụy Điển để xin giấy định cư hợp pháp cho con.
– Đi đón con về với ngôi nhà của bạn

Chi phí:

Để nhận được con nuôi bạn sẽ phải chuẩn bị khá nhiều tiền để trả các khoản phí. Chi phí xin con nuôi có thể lên đên khoảng 250.000 Thụy Điển. Trong đó đã bao gồm các chi phí cho 2 bên tổ chưc liên lạc hỗ trợ nuôi con nuôi, các thủ tục với chính quyền địa phương và chi phí đi lại ăn ở ở nước đến nhận con

Bạn có quyền được hỗ trợ của ngân hàng để được mượn tiền làm các thủ tục nhận con nuôi. Ngân hàng SEB thường xuyên có những khách hàng mượn tiền để nhận con nuôi

Sự hỗ trợ của chính phủ.

– Từ năm 2017 bạn sẽ được hỗ trợ con nuôi lên đến 75000 Thụy Điẻn từ chính phủ.  Cơ quan chi trả là försäkringskassa. Trong trường hợp nhận con nuôi chỉ định thì không được hỗ trợ này. Đơn xin hỗ trợ phải được xin trong vòng 1 năm sau khi quyết định được nhận con nuôi có hiệu lực.

– Tiền con – barnbidrag hàng tháng vẫn được hưởng như những trẻ em khác.

– Chế độ bố mẹ ở nhà nuôi con ( föräldrapenning) được thực hiện như các trường hợp sinh con.

III. Quy định pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam

Để hoàn thiện hồ sơ nhận nuôi con nuôi. Bạn cần phải tiến hành rất nhiều thủ tục xin phép tại Việt Nam do đó bạn cần phải có kiến thức về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam. Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo trong thời gian tới

Qui định pháp luật và cách gia hạn visa Thụy Điển theo diện du học (phần 3)

Bạn được cấp visa đến Thụy Điển theo dạng kết hôn, sống chung, đầu tư lao động, du học …..Khi hết hạn visa này bạn đều được quyền gia hạn visa mới. Vợ/chồng/con của bạn cũng được quyền gia hạn visa theo bạn. Các quy định cụ thể về việc gia hạn như sau.

PHẦN III.QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA HẠN VISA ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC VISA THEO DẠNG DU LỊCH

b. Thời điểm làm đơn gia hạn.

Tùy theo thời han bạn được nhận visa lần đầu là bao lâu:
Bạn được quyền làm đơn gia hạn khi sắp hết hạn visa . Chú ý bạn được nộp đơn sớm nhất là 6 tháng trước khi hết hạn visa này. Thời hạn để chờ đợi visa du học được gia hạn có thể kéo dài hơn 3 tháng. Nếu bạn có gia đình sống cùng tại Thụy Điển cần phải gia hạn visa thì bạn làm đơn cùng trên tài khoản của bạn

c. Điều kiện để được gia hạn visa

– Bạn phải được visa du học tại Thụy Điển lần đầu tiên
– Bạn phải được giấy chấp nhận học 100% của 1 trường cao đẳng, đại học của Thụy Điển hoặc giấy chấp nhận nghiên cứu sinh.
– Bạn phải có giấy tờ chứng minh, bạn đã đóng toàn bộ hoặc một phần học phí cho trường
–  Bạn phải có sao kê ngân hàng chứng minh bạn có tiền trang trải tri phí ăn ở Thụy Điển trong thời gian bạn học (Khoản tiền này tương đương với yêu cầu khi bạn nộp hồ sơ du học lúc ban đầu) . Hoặc nếu có người nhà giúp đỡ chỗ ở, tiền sinh hoạt thì bạn phải có giấy tờ liên quan chứng minh được quan hệ thân nhân.

d. Hồ sơ gồm có:

– Bản copy hộ chiếu của người được visa. Hộ chiếu phải có dài hạn
– Giấy nhập học 100% cho một chương trình học hoặc 1 khóa học ít nhất 30 điểm của một trường tại Thụy Điển
– Hoặc quyết định nghiên cứu sinh cho tiến sỹ
– Bản copy bảo hiểm ốm đau, bệnh tật nếu như bạn được nhận học ít hơn thời hạn 1 năm. Nếu bạn có bảo hiểm từ trường bạn học thì gửi bản coppy cho cục di trú.
– Sao kê tài khoản ngân hàng để chứng minh bạn có đủ tiền
– Các giấy tờ chứng minh bạn nhận được học bổng…
– Các giấy tờ chứng minh bạn được nhận lưong học tiến sỹ…..

e.Nếu các thành viên trong gia đình bạn cùng nộp đơn xin gia hạn thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Copy pass còn dài hạn của vợ/chồng/con
– Copy pass của người được visa du hoc
– Copy bản đăng ký kết hôn, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ thân nhân
– Các giấy tờ chứng minh bạn sống chung với nhau
– Giấy khai sinh cho con
– Giấy ủy quyền , hoặc trao toàn quyền nuôi con cho người được visa nếu như vợ chồng không còn sống chung
– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

– Chứng minh tài chính người được visa du học có đủ khả năng để nuôi sống người thân trong suốt thời gian học. Cụ thể là 3500kr/tháng/người lớn và 2100kr/tháng/trẻ em

Các giấy tờ này đều phải được dịch sang tiếng Thụy Điển hoặc Tiếng Anh

f. Cách nộp hồ sơ

– Qua web của cục di trú ( tiện lợi và nhanh nhất – bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất 6 tháng trước khi hết hạn visa) : Scan , chụp ảnh toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản tại web của cục di trú và đăng nhập vào và gửi hồ sơ đi.
– Qua thư : bạn có thẻ gửi các hồ sơ đã chuẩn bị đến địa chỉ Migrationsverket Box 3100, 90303 Umeå
Chú ý: để nộp được hồ sơ qua web: bạn phải đủ 18 tuổi. Bạn và vợ chồngcon bạn phải được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển và có 4 số , phải có 1 hòm thư điện tử, có thể trả lệ phí qua web, có thể scan tài liệu để gửi đi.

g. Lệ phí
– Người lớn 1000kr/người
– Trẻ em 500kr/người

h. Trách nhiệm của Cục di trú
– Khi bạn đã gửi đơn đi , bạn có quyền sống và làm việc tại Thụy Điển
– Thời gian giải quyết hồ sơ tùy thuộc vào công việc của cục di trú, người quản lý hồ sơ, và hồ sơ bạn gửi (cộng đồng Việt đã có bài giới thiệu về tỷ lệ thành công hồ sơ, các bạn tìm đọc lại)
– Nếu như hồ sơ của bạn được gửi đi sau khi visa của bạn đã hết hạn. thì cuc di trú sẽ có các thử thách và yêu cầu cứng rắn hơn đối với việc cấp visa gia hạn.
– Nếu bạn đi du lich trong lúc visa hết hạn thì việc quay lại Thụy Điển là khá khó khăn. Bạn cần đợi quyết định mới ở bên ngoài Thụy Điển. Trong trường hợp cần thiết có thể bạn phải xin visa du lịch để vào Thụy Điển trong lúc đợi quyết định của Cục di trú. Thủ tục này làm tại đại sứ quán các nược
– Cục di trú sẽ ra quyết định sau khi đã xem xét hồ sơ. Và gửi quyết định này tới bạn.

k. Trách nhiệm của bạn
– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ , gửi đến cục di trú
– Thanh toán lệ phí nộp hồ sơ.
– Bố sung hồ sơ nếu Cục di trú có yêu cầu
– Nếu đơn của bạn được chấp nhận. Bạn phải liên lạc với Cuc di trú đặt giờ chụp ảnh, lấy dấu vân tay sớm nhất có thể
– thẻ này sẽ được gủi tới bạn trong thời gian sớm nhất.

-Nếu bạn bị từ chối đơn, bạn có quyền khiếu nại trong vòng 3 tuần kể từ ngày bạn nhận được quyết định từ chối.
– Bạn phải chuẩn bị rời khỏi Thụy Điển nếu như bạn chấp nhận quyết định từ chối hoặc khiếu nại không thành.

Trên đây là các quy định về gia hạn visa khi bạn kết hôn, sống chung. Phần III Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu các quy định về gia hạn trong trường hợp được visa du học

Tư vấn pháp lý miễn phí

Do gần đây Cộng Đồng Việt nhu cầu tư vấn pháp lý Thụy Điển về cách định cư, các vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc sống, học tập và làm việc tại Thụy Điển rất cao.  Cộng Đồng Việt lập thêm chuyên mục Tư vấn miễn phí nhằm giúp mọi người giải đáp . Trong khả năng và kiến thức hạn hẹp Cộng Đồng Việt sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc liên quan đến  :

– Thủ tục định cư tại Thụy Điển
– Thủ tục xin giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển
– Thủ tục xin công nhận trở thành công dân Thụy Điển ( xin cấp hộ chiếu Thụy Điển)
– Thủ tục và qui trình chuyển đổi bằng lái xe Việt nam hay quốc tế sang bằng lái xe Thụy Điển
– Các thủ tục xin học bổng theo chương trình CSN của Thụy Điển
– Các thủ tục xin trợ cấp khởi nghiệp hay sau khi thất nghiệp mà muốn đi làm lại
– Các thủ tục xin trợ cấp nghỉ ở nhà trông con của cha mẹ có con nhỏ
– Các thủ tục xin trợ cấp thất nghiệp
– Các thủ tục xin hỗ trợ con xa cha/mẹ
– Các thủ tục chuyển hộ khẩu
– Các thủ tục xin nhận con nuôi
– Các thủ tục du học
– Các thủ tục đăng ký học, thôi học.
– Các vấn đề khác liên quan đến người mới đến, người đã, đang sinh sống tại Thụy Điển………

Do công việc khá bận rộn, và lượng yêu cầu của các bạn nhiều nên Cộng đồng Việt chỉ xin phép được trả lời tư vấn miễn phí cho các thắc mắc gửi về địa chỉ congdongviet.se@gmail.com vào chủ nhật hằng tuần (thời gian nhận các câu hỏi là từ 11:00 đến 15:00). Chúng tôi sẽ giải quyết các thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.  Thân ái!

Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh người thân định cư Thụy Điển

“Bảo lãnh người thân định cư Thụy Điển” Đây là 1 chủ đề rất nhiều người quan tâm trong những năm gần đây do sự phát triển ngoại giao của Việt Nam và Thụy Điển nên việc di cư giữa 2 nước ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên đây là 1 chủ đề lớn bao gồm nhiều phần nên CDV sẽ chia tách thành 1 series với nhiều nội dung với mục đính viết các công đoạn chuẩn bị từ A-Z để bất kỳ ai cũng có thể tự chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh nộp cho Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển bao gồm các phần:

1. Thủ tục bảo lãnh vợ chồng , người yêu sang định cư Thụy Điển ( chuẩn bị giấy tờ , và các thứ liên quan )
2. Hướng dẫn điền hồ sơ định cư Thụy Điển theo diện bảo lãnh vợ chồng hoặc người yêu
3.Qui định của sở di dân Thụy Điển về các điều kiện của người bảo lãnh để bảo lãnh vợ chồng hoặc người yêu định cư Thụy Điển

Dưới đây là phần những hồ sơ và thủ tục bảo lãnh vợ chồng, người yêu định cư Thụy Điển :

1) Hai mẫu đơn số 161011 – 239011 đối với người lớn đối với người lớn và 163011 – 239011 đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Đơn phải được điền một cách sạch sẽ và đầy đủ các chi tiết bằng tiếng Anh . Đơn do Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển cấp miễn phí hoặc đương sự tự lấy trên trang web : www.swedenabroad.com/hanoi

2) Ba hình 3,5 x 4,5 mới chụp không quá 1 tháng (nền trắng) , dán vào tờ đơn 2 hình, 1 hình nộp rời.

3) Hai bản photo hộ chiếu

4) Hai photo khai sinh (*)

5) Hai bản photo hộ khẩu gia đình (*)

6) Giấy tờ liên quan giữa người mời và người được mời (hai bản mỗi loại):

– Nếu bảo lãnh diện hôn phu hôn thê : bản gốc giấy chứng nhận độc thân do Phường/Xã cấp (*)

– Nếu bảo lãnh diện vợ chồng : bản sao giấy hôn thú hoặc giấy đăng ký kết hôn tại nước ngoài.
○ Nếu đã ly dị phải nộp bản sao giấy quyết định ly dị của tòa án (*)
○ Nếu chồng/vợ trước đã mất phải nộp bản sao giấy chứng tử (*)

– Nếu bảo lãnh diện cha mẹ con cái : bản sao giấy khai sinh của người con (*)
○ Nếu là con nuôi phải nộp giấy cho phép nhận con nuôi (*).
○ Nếu đã ly dị và muốn đem con chung của vợ/chồng trước đi cùng thì phải nộp bản gốc giấy chấp thuận của người vợ/chồng (đã ly dị) đồng ý cho con đi Thụy Điển (*)

– Nếu bảo lãnh theo diện anh chị em: bản sao giấy khai sinh của cả hai bên (*)
Nếu không sao lục được giấy khai sinh Việt Nam thì phải nộp bản gốc giấy xác nhận của chính quyền địa phương rằng người bảo lãnh và người nộp đơn có mối quan hệ ruột thịt (*).
7) Hai bản trích lục đăng ký dân số (Personbevis hoặc Extract of Population Register) của người bảo lãnh ở Thụy Điển ( giấy này do Cục Thuế địa phương Thụy Điển cấp).
8) Hai bản photo hộ chiếu của người bảo lãnh
9) Biên lai đóng lệ phí. Nộp lệ phí tại bất kỳ ngân hàng ANZ nào tại Việt Nam (Kiểm tra mức lệ phí với Tổng Lãnh Sự trước khi nộp tiền )
+ Tên tài khoản : Embassy of Sweden-UM
+ Số tài khoản : 6143432

Ghi chú 1 (*) : Tất cả các loại giấy tờ có đánh dấu (*) ở mục 4, 5, 6 phải được dịch sang tiếng Anh bởi Phòng Tư pháp và được hợp thức hóa tại Sở Ngoại Vụ Tp, Hồ Chí Minh (địa chỉ : số 6 Alexandre de Rhodes, Quận 1 , Tp. HCM). Khi mang hồ sơ tới nộp, yêu cầu mang theo bản gốc để đối chiếu.
Ghi chú 2 : với các cá nhân khác ở Hà Nội thì sẽ hợp thức hóa hồ sơ tại Sở Ngoại Vụ Hà Nội.

Hồ sơ có thể được nộp tại Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển. Sau khi nhận hồ sơ, Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển sẽ thông báo ngày phỏng vẫn. Khi được chấp thuận, người nộp đơn phải ra Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội vào các chiều thứ ba hoặc thứ 5 hàng tuần để được chụp hình và lấy dầu vân tay.

Ngoài những giấy tờ cơ bản được đính kèm theo đơn xin như trên, người nộp đơn có thể sẽ được yêu cầu bổ túc thêm những giấy tờ cần thiết trước hoặc sau khi phỏng vấn. Dù được chấp thuận hay không, hồ sơ và lệ phí sẽ không được hoàn trả lại.

Hướng dẫn thủ tục xin miễn thị thực khi về Việt Nam từ Thụy Điển

Dưới đây là hướng dẫn cách xin miễn thị thực khi bạn hay người thân muốn về Việt Nam từ Thụy Điển :

Cần phải chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ như sau

Điều quan trọng là phải gửi kèm:

  • 1 tờ khai điền miễn thị thực : download ti đây : link 
  • 1 giấy chứng nhận hô khẩu (personbevis) : giấy này các bạn có thể vào trang web skatteverket : (link sở skatt)  đăng nhập bằng 10 số personnummer và lấy về hoặc yêu cầu gửi về , nếu không có thể ra sở skatt yêu cầu nhân viên ở đó in ra cho bạn.
  • 1 giấy khai sinh hoặc hộ chiếu bằng chứng là bạn là nguồn gốc từ VN
  • 1 phong bì ghi địa chỉ của mình để họ gửi lại200kr + 50kr tiền tem gửi quay lại cho mình
  • Gửi lên Đại Sứ Quán bằng thư bảo đảm theo địa chỉ sau :
    Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển
    Örby Slottsvägen 26
    125 71 Älvsjö
    Stockholm, Sweden
    Hộp thư điện tử: info@vietnamemb.se
    Điện thoại: +46 8 5562 1071
    Fax: +46 8 5562 1080

    Giấy miễn thị thực

Ngoài ra có thể đọc thêm để hiểu rõ chi tiết thủ tục xin miễn thị thực đối với các trường hợp khác như sau :

1. Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCNN) được miễn thị thực nhập cảnh nếu: (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu/giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc NVNĐCNN được miễn thị thực nhập cảnh nếu (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực:

a. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực. Cần lưu ý đương sự chỉ khai về trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ khi trong hộ chiếu cha mẹ có ghi rõ tên (và/hoặc ảnh) của trẻ em đó. Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với bố mẹ nhưng có riêng hộ chiếu;

– Hai (02) ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 tấm ảnh dán vào tờ khai, 01 tấm ảnh để rời hoặc đính kèm vào tờ khai);

– Hộ chiếu nước ngoài (passport) hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để Cơ quan đại diện lưu hồ sơ);

– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (đề nghị nộp bản gốc hoặc bản sao có dấu), như sau:

· Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam

· Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam

· Giấy khai sinh

· Thẻ cử tri mới nhất

· Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị)

· Sổ hộ khẩu

· Sổ thông hành cấp trước 1975

· Thẻ căn cước cấp trước 1975

· Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975;

· Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

b. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực.

– Hai (02) ảnh (hình) màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội.

– Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của nước ngoài còn giá trít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam gồm:

· Giấy đăng ký kết hôn, kèm giấy tờ chứng minh rằng người vợ/chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy khai sinh, kèm giấy tờ chứng minh bố/mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con (familybevis do Sở Thuế Thụy Điển cấp), kèm giấy tờ chứng minh người có quan hệ cha/mẹ/con đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

3. Đối với trường hợp tên và tuổi trong giấy tờ cũ của phía Việt Nam cấp và giấy tờ do phía Thụy Điển cấp không khớp nhau, quý vị cần gửi thêm một bản xác nhận thay đổi chi tiết nhân thân do Cơ quan có chức năng của Thụy Điển hoặc Việt Nam cấp.

4. Phí và lệ phí xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: trả bằng cash hoặc bank transfer vào tài khoản của ĐSQ (bankgiro 664-0742). Nếu muốn ĐSQ gửi trả kết quả qua đường bưu điện, quý vị cần trả phí dịch vụ bưu điện gửi thư bảo đảm của ĐSQ.

5. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực:

Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới), đương đơn cần làm một Tờ khai, gửi kèm hộ chiếu cũ có trang Miễn thị thực cùng với hộ chiếu mới.

Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa du lịch thăm thân nhân tại Thụy Điển

Hiện nay, Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Việt Nam đã mở trung tâm tiếp nhận thị thực VFS. Như vậy, thay vì phải đến Đại Sứ Quán để nộp hồ sơ xin thị thực, hồ sơ xin thị thực có thể được nộp tại hai địa chỉ sau:
Thành phố HCM: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại:0084-8-39390891

Hà Nội: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển. Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoai: 0084-4-39729449

1. PHÍ THỊ THỰC

Schengen Thị thực (cho người lớn) 60 EURO hoặc 1,450,000 VND
Schengen Thị thực (trẻ em từ 6 đến 12 tuổi) 35 EURO hoặc 850, 000 VND
Phí thị thực phải được thu bằng tiền mặt việt nam đồng theo tỷ giá hiện tại và có thể thay đổi mà không cần báo trước
Ngoài phí thị thực, người nộp đơn phải trả phí dịch vụ của VFS là 700,000 VND cho mỗi hồ sơ bằng tiền mặt
Tất cả các loại phí phải được trả trước và không hoàn lại
Người nộp đơn có thể lựa chọn dịch vụ SMS với mức phí là 60000 đồng cho mỗi hồ sơ
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí thị thực Schengen ngắn hạn tới Thụy Điển

2. HỒ SƠ YÊU CẦU

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN

a. Đơn xin cấp visa Schengen – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link tải: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312919/1473412281555/blvisa_119031_en.pdfb. Mẫu đơn chi tiết về gia đình (số 239011 ) – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link để tải đơn: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba631288c/1475142021187/bl_fam_239011_en.pdf c. Bảng câu hỏi Questionnaire. Link để tải bảng câu hỏi: https://www.vfsglobal.se/vietnam/pdf/Questionnaire_VFS_friends_and_family_110615.pdf
d. Hộ chiếu gốc – còn hạn ít nhất 3 tháng sau khi rời khỏi các nước thuộc khối Schengen và phải có ít nhất 2 trang chưa sử dụng.
e. Lệ phí visa
f. Bản sao Sổ hộ khẩu
g. Bản sao Giấy khai sinh
h. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
j. Giấy chứng nhận gốc của cơ quan đang công tác hoặc tương đương (nếu có) – nêu rõ vị trí, thời gian công tác, bảng lương ba tháng gần nhất, và xác nhận của cơ quan cho phép người nộp đơn được nghỉ phép
i. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tự kinh doanh (nếu phù hợp) –một bản sao giấy đăng ký kinh doanh và hóa đơn thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
k. Sinh viên (nếu phù hợp) – giấy xác nhận của trường. Nếu người nộp đơn đi du lịch trong kỳ nghỉ, cần nộp thêm giấy xác nhận của trường về việc người nộp đơn sẽ theo học trong năm học/học kỳ tiếp theo
l. Nghỉ hưu (nếu phù hợp) – Xác nhận lương hưu
m. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi (nếu có) – Một bản sao Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Mức sinh hoạt ở Thụy Điển đòi hỏi phải có 450 SEK mỗi ngày cho một người
n. Bằng chứng về mối quan hệ – chứng minh mối quan hệ giữa người nộp đơn và người mời (ví dụ: Bản sao hộ khẩu hoặc giấy khai sinh)
o. Bản sao Đặt vé máy bay khứ hồi (người nộp đơn không nên mua vé máy bay cho đến khi thị thực đã được cấp) – xin lưu
y’ nếu được cấp, thời hạn visa sẽ được dựa trên bản sao đặt vé khứ hồi này
p. Bản sao Bảo hiểm du lịch – có giá trị cho tất cả các nước trong khối Schengen và bao gồm toàn bộ thời gian của chuyến đi, kể cả thời gian quá cảnh. Trị giá bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO

B. NGƯỜI MỜI

a. Giấy mời gốc (số 241011) – phải là bản gốc và được điền đầy đủ thông tin bởi người mời. Link tải: http://www.migrationsverket.se/…/14…/Inbjudan_241011_eng.pdf
b. Bản sao Personbevis của người mời (Khi đến skatteverket phải trình bày rõ xin personbevis với mục đích mời người thân sang thăm)
c. Bản sao hộ chiếu của người mời – cùng với bản sao các trang thị thực xuất /nhập cảnh vào Việt Nam
d. Giấy phép định cư ở Thụy Điển được cấp gần đây của người mời (nếu có)
e. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi của người nộp đơn (nếu phù hợp) – nếu người mời hỗ trợ tài chính cho cả chuyến đi , cần cung cấp tài liệu chứng minh tài chính của người mời (ví dụ như Giấy xác nhận thu nhập hàng năm, giấy nộp thuế, xác nhận lương hưu hoặc sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất… vv)

C. TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI

a. Bản sao Giấy khai sinh của trẻ
b. Bằng chứng về sự giám hộ/hoặc đồng ý (nếu có) – Nếu người nộp đơn nằm dưới sự giám hộ duy nhất của cha hoặc mẹ, cần phải nộp giấy xác nhận giám hộ. Tài liệu phải là bản gốc và do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp.
c. nếu đi du lịch một mình –Thư chấp thuận của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp kèm theo bản sao CMTND/hộ chiếu còn giá trị của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ
d. Nếu đi thăm cha hoặc mẹ – thư chấp thuận có chữ ký của người còn lại và bản sao CMTND/hộ chiếu hợp lệ
e. Bản sao Sổ hộ khẩu
f. Xác nhận của trường nơi trẻ đang theo học cho phép trẻ vắng mặt trong thời gian chuyến đi
g. Bản sao Giấy chứng tử (nếu có) – nếu cha hoặc mẹ đã mất

CHÚ Ý: Các tài liệu trên cần được nộp cho Trung tâm VFS bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển vào ngày nộp đơn. Tài liệu bằng tiếng Việt phải được nộp kèm theo bản dịch tiếng Anh do một văn phòng dịch thuật có chức năng dịch và được hợp thức hoá lãnh sự

Nguồn thông tin: https://www.vfsglobal.se/vietnam/

Không rõ ràng các khoản thu phí làm thủ tục của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

Để ngăn chặn việc lạm thu phí, Bộ Ngoại giao đã quy định các đại sứ quán phải niêm yết công khai biểu mức phí và lệ phí tại các phòng khách và các trang web của các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài, nhưng cho đến nay không phải đại sứ quán nào cũng thực hiện việc này. Cùng với đó, việc lạm thu các loại phí, nhiều hình thức vòi tiền khác bằng cách “giam” hộ chiếu, giấy tờ với các lý do quá nhiều việc hay máy in hỏng… xuất hiện ở một số nơi.

“Đục nước, béo cò”

Theo Biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự tại nước ngoài hiện nay (ban hành kèm theo Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 9.11.2012 sửa đổi bổ sung Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15.12.2009 của Bộ Tài chính) thì cấp mới hộ chiếu là 70USD (tương đương 65EUR), gia hạn là 30USD (tương đương 27EUR); bổ sung, sửa đổi dán ảnh trẻ em là 15USD (tương đương 13EUR), cấp lại hộ chiếu bị mất là 150USD (tương đương 133EUR)…

Tuy nhiên do tình trạng không niêm yết công khai biểu mức lệ phí tại  đại sứ quán VN tại Bỉ khiến người đi làm thủ tục không biết đường nào mà lần và chỉ nhận được báo giá từ nhân viên lãnh sự, với nhiều cách giải thích mập mờ và khác nhau.

Một ví dụ thực tế để so sánh 2 trường hợp giống hệt nhau là đi làm khai sinh và hộ chiếu cho con mới sinh, một lưu học sinh VN – anh Lương Thiện Tài ở Leuven (Bỉ) – viết mail gửi đại sứ quán để hỏi thì được thông báo các mức phí: Làm hộ chiếu mới là 65EUR (phí quy định là 62EUR); Hợp pháp hóa giấy khai sinh do Bỉ cấp 25EUR (phí quy định là 9EUR); Ghi sổ hộ tịch là 25EUR (phí quy định là 4EUR); Đăng ký công dân 16EUR (phí quy định là 4EUR) với lời giải thích là “lệ phí dành cho lưu học sinh, chỉ thu dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường và tùy theo hồ sơ của từng trường hợp mà lệ phí có thể nhiều mục hơn hoặc ít hơn”.

Email của ông Nguyễn Thanh Đức – Bí thư thứ nhất – Lãnh sự trả lời chị Hải Yến về việc chậm trễ cấp hộ chiếu cho con gái chị Hải Yến và anh Cuypers Thierry.

Cũng đi khai sinh và làm hộ chiếu mới cho con, chị Hải Yến – công dân VN có chồng anh Thierry Cuypers sống tại Binche, Bỉ – lại nhận được “báo giá” làm hộ chiếu mới là 126EUR (cao hơn 61EUR so với quy định); Ghi sổ hộ tịch 25EUR (cao hơn 21EUR); Hợp pháp hóa khai sinh Bỉ 40EUR (cao hơn 31EUR); Cấp giấy khai sinh VN 20EUR (cao hơn 11EUR); 2 Bản sao khai sinh 10EUR/bản (so với phí quy định là 4EUR, 2 bản sao là cao hơn 12EUR) và Đăng ký công dân 16EUR (cao hơn quy định 11EUR). Phí cấp miễn thị thực cho vợ/chồng người nước ngoài kết hôn với công dân VN là 20USD/lần đầu và 10USD cho những lần sau thì anh Thierry đã bị đại sứ quán VN tại Bỉ thu tới 50EUR. Tính sơ sơ so với Biểu mức quy định của Bộ Tài chính thì gia đình chị Hải Yến đã bị lạm thu thêm 177EUR (đúng theo quy định là 105EUR).

Ai quản lý nguồn lệ phí ngoại tệ?

Trên thực tế, mức cấp hộ chiếu mới 65EUR (tương đương 70USD) là mức phí đúng theo biểu mức của Bộ Tài chính cho tất cả các đối tượng và tất cả các đại sứ quán chứ không hề có quy định nào riêng cho “lưu học sinh” và thu “dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường” và cũng không có bất cứ quy định nào phân biệt lệ phí khai sinh cho con của cặp vợ chồng đều là người VN với cặp vợ chồng là người VN kết hôn với người nước ngoài.

Bằng cách nói tỏ ra thông cảm với lưu học sinh, thực chất họ đã 2 lần gian dối: Vẫn thu hơn giá làm hộ chiếu mới chứ không có giảm gì, và lạm thu cao ở các mục khác. Ngoài ra, với một số trường hợp, việc giải thích miệng và thu thêm phí không hóa đơn là “phải gửi hồ sơ về xác minh lý lịch ở VN” hoàn toàn trái với quy định.

Vì các giấy tờ nộp làm hồ sơ đã đều là giấy tờ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong nước cấp, không có việc phải “xác minh lại lý lịch” hoặc nếu có thì nằm trong nghiệp vụ của đại sứ quán phải làm, và nếu điều này không có trong danh mục của biểu mức phí và lệ phí quy định thì không được phép “thu thêm”.

Chưa kể, đại sứ quán VN tại Bỉ chỉ thu tiền mặt và phát hóa đơn không theo biểu mẫu quy định nào trong nước (hoặc mẫu của Bộ Tài chính phát hành hoặc mẫu quy định của Bộ Ngoại giao). Hóa đơn thu phí tại đại sứ quán VN tại Bỉ không có bất cứ một dòng chữ, con dấu nào để định danh đây là hóa đơn do đại sứ quán phát hành. Như vậy làm sao Ngân sách nhà nước có thể quản lý minh bạch được nguồn lệ phí tại các cơ quan đại diện VN ở  nước ngoài?

Nguồn: http://laodong.com.vn/xa-hoi/lam-thu-phi-cua-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-map-mo-cac-muc-phi-322242.bld

Tham khảo thêm ở forum: https://congdongviet.se/forums/chu-de/buc-xuc-ve-dai-su-quan-cua-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai

Vietnamese community in Sweden