Category Archives: Hướng dẫn làm thủ tục

Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép du học Thụy Điển theo diện trao đổi đối với học sinh trung học (phần 4)

Đây là phần 4 trong loạt bài hướng dẫn thủ tục xin phép du học Thụy Điển nhưng áp dụng cho đối tượng là học sinh trung học đến Thụy Điển theo chương trình trao đổi ( exchange student) . Nếu bạn đang quan tâm đến các chính sách cũng như tìm hiểu cách nộp đơn xin du học Thụy Điển cho bản thân hay con em mình, vui lòng xem thêm các nội dung khác bằng cách nhấp chuột trái vào đây : Du học Thụy Điển.

Nếu chương trình học trao đổi của bạn hơn 3 tháng tại Thụy Điển thì bạn cần nộp visa cư trú. Bạn không thể nhập cảnh vào Thụy Điển cho đến khi bạn được cấp visa.
Nếu bạn đi học trao đổi dưới dạng tự túc chi phí thì bạn cần phải nộp hồ sơ không quá 3 tháng trước ngày bạn cần đến Thụy Điển nhập học bởi vì bạn cần chứng minh tài chính và giấy chứng minh tài chính theo qui định không được quá 3 tháng. Nếu giấy chứng minh tài chính quá 3 tháng thì sở di trú sẽ xem nó là không hợp lệ. Điều kiện này sẽ không áp dụng nếu bạn nhận được học bổng chi trả toàn bộ chi phí cho bạn. Nếu chương trình học trao đổi của bạn ngắn hơn ba tháng thì bạn chỉ cần nộp đơn xin giấy phép du lịch Thụy Điển. Bạn cần lưu ý rằng nếu bạn là công dân Châu Âu hoặc là định cư lâu dài ở châu Âu thì sẽ có những điều luật khác được áp dụng.

I.Những điều kiện để nộp đơn xin giấy phép du học Thụy Điển như sau:

1. Hộ chiếu hợp lệ
2. Giấy mời nhập học cho sinh viên trao đổi tại trường trung học nhiều nhất là một năm.
3. Bảo hiểm y tế toàn diện
4. Có giấy đồng ý của người giám hộ nếu bạn dưới 18 tuổi bạn cần phải nộp kèm theo hộ khẩu và giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ của bạn với người giám hộ.
5. Bạn cần phải có tiền trong tài khoản cho thời gian bạn ở Thụy Điển.

Chú ý : với giấy phép du học Thụy Điển bạn chỉ được đi làm nếu mà bạn có giấy phép đi làm.

II.Những trường phổ thông trung học được chấp nhận cho du học sinh đến du học Thụy Điển hiện nay có những trường sau:

1.AFS Intercultural studies
2.Aspect
3.EF Education
4.Rotary
5.Youth for Understanding (YFU)
6.Scandinavian Seminar
7.Student Travel Schools (STS)
8.Explorius

Nếu trường khác cấp giấy mời nhập học trao đổi cho bạn thì bạn cũng có thể được cấp visa nếu như trường ấy có tổ chức sinh viên trao đổi và bạn phải chứng minh bạn được chấp nhận học toàn thời gian trao đổi.
Nộp hồ sơ: bạn có thể nộp hồ sơ online bạn phải được sở di trú cấp visa thì bạn mới được vào Thụy Điển và nếu bạn dưới 18 tuổi thì người giám hộ phải nộp cho bạn.

III.Yêu cầu về tài chính

1. Ít nhất bạn phải có 8196 SEK mỗi tháng nếu bạn nộp hồ sơ vào năm 2018.
2. Ít nhất bạn phải có 8370 SEK hàng tháng nếu bạn nộp visa gia hạn sau năm 2019

Trong trường hợp trường học hoặc cơ quan cung cấp chỗ ở hay thức ăn miễn phí thì tài chính bạn cần chứng minh sẽ ít hơn.
Ví dụ nếu bạn được cung cấp thức ăn hoặc chỗ ở miễn phí thì bạn chỉ cần chứng minh số tiền hàng tháng là 1592,5 SEK đối với những người nộp visa năm 2018.
Nếu bạn nộp visa vào năm 2019, thì số tiền bạn phải chứng minh bạn có hàng tháng nếu bạn được miễn phí chỗ ở hoặc thức ăn là 1627,5 SEK.

Khi bạn nộp hồ sơ thì bạn phải đảm bảo bạn có đầy đủ tài chính để duy trì cho toàn thời gian học của mình và giấy chứng nhận tài chính được làm trong vòng 3 tháng trở lại.
Bạn cần phải nộp kèm theo giấy chứng nhận từ ngân hàng tài chính của bạn và lượng tài chính của bạn cần phải đủ để duy trì toàn bộ thời gian mà bạn nộp Visa.
Nếu bạn có tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau thì bạn cần phải lấy giấy chứng nhận từ tất cả những ngân hàng này.
Trong giấy chứng minh tài chính cần được ghi đầy đủ số tiền có trong tài khoản, tên chủ tài khoản và tiền tệ của tài khoản.
Điều quan trọng là khi bạn chứng minh tài chính thì chủ tài khoản phải là bạn, và từ tài khoản đấy chỉ có bạn mới có thể rút được tiền.
Nếu tài khoản mà bạn dùng chứng minh tài chính có nhiều người sở hữu trong đấy có bạn ví dụ như là bố mẹ hoặc là họ hàng và bạn cùng sở hữu chung một tài khoản thì tài chính trong ngân hàng không thuộc về bạn và sở di trú sẽ không chấp nhận việc chứng minh tài chính của bạn là hợp lệ.

Nếu bạn được nhận học bổng bạn cần phải nộp cùng giấy chứng nhận về việc nhận học bổng và trong đấy cần ghi rõ tên bạn và số tiền học hổng hàng tháng, tổng thời gian bạn sẽ nhận được.
Bạn cần phải có tiền trong tài khoản của mình và chỉ có bạn mới được rút tiền hoặc là giấy chứng nhận từ người giám hộ hoặc bố mẹ về tiền trong tài khoản hoặc là những giấy tương tự để chứng minh tài chính.

(Còn tiếp)

Phần 5: Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép du học Thụy Điển theo diện trao đổi đối với học sinh trung học (phần 5) sẽ tiếp tục nội dung hướng dẫn bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ, các công đoạn và thời gian xử lý hồ sơ theo qui định của sở di trú.

Hãy đừng tiếc 3 giây để click vào like và chia sẻ nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập và phổ biến kinh nghiệm, thông tin về các chính sách định cư Thụy Điển giúp quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Chính sách mới về cách tính tổng thời gian áp dụng cho giấy phép lao động Thụy Điển 2019

Sở di trú vừa ban hành quyết định mới về cách tính tổng thời gian áp dụng cho giấy phép lao động Thụy Điển 2019 . Theo đó chính sách pháp lý này nói rõ nếu một người đi làm mà chưa được nhận visa cư trú vĩnh viễn thì  có thể sẽ không nhận được giấy phép lao động cấp mới. Giấy phép lao động cấp mới chỉ được cấp sau 7 năm kể từ khi bạn  được cấp giấy phép lao động lần đầu tiên.

Theo luật thì nếu bạn có giấy phép lao động trong vòng 4 năm thì bạn có thể nộp hồ sơ xin cư trú vĩnh viễn tuy nhiên nếu hồ sơ xin cư trú vĩnh viễn của bạn không được chấp nhận và bị sở di trú từ chối thì bạn phải rời đi khỏi Thụy Điển. Nếu bạn muốn nộp đơn xin lại giấy phép lao động mới vậy thì bạn phải đợi sau bảy năm từ khi bạn có giấy phép lao động lần đầu tiên.

Ví dụ: nếu bạn đã có giấy phép lao động làm ở Thụy Điển trong vòng bốn năm và bạn nộp lại đơn xin giấy phép lao động mới từ nơi bạn đang cư trú  thì bạn phải đợi sau ba năm bạn mới được nộp lại đơn xin giấy phép lao động mới này. Bên cạnh đó bạn có thể được cấp giấy phép lao động nếu một năm trong vòng 4 năm và 3 năm còn lại bạn làm ở thời gian trước 7 năm thì bạn vẫn được cấp.

Thời gian trong lúc mà bạn sang lao động tại Thụy Điển do chuyển đổi công tác từ công ty mẹ hoặc là đi làm theo mùa thì sẽ không cần được tính theo điều kiện trên và bạn có thể nhận được visa lao động thậm chí là bạn đã có visa lao động bốn năm trong vòng 7 năm.

Ví dụ về tính thời gian  áp dụng cho giấy phép lao động Thụy Điển của sở di trú như sau:

David Do đã có có visa lao động tại Thụy Điển trong vòng 4 năm trước đây và bởi vì nhiều lý do anh ta không được nhận nhận visa cư trú vĩnh viễn khi anh ấy nộp lại giấy lao động mới. Bởi vì anh ấy đã làm trong vòng 4 năm cho nên khi anh ấy nộp lại visa lao động hồ sơ của anh ấy bị từ chối và anh ấy phải rời khỏi Thụy Điển. Khi rời khỏi Thụy Điển dù anh có nộp lại visa lao động thì cũng sẽ bị từ chối. Sở dĩ anh ấy bị từ chối là vì anh ấy phải đợi ba năm nữa mới được nộp lại đơn xin cấp giấy phép lao động tại Thụy Điển.

Emil Ly bắt đầu nhận được giấy phép lao động 2015 , sau 2 năm đến 2017 , Emil xin gia hạn giấy phép lao động và được tiếp tục làm việc đến 2019 . Đến 2019 , Emil bắt đầu nộp đơn xin định cư vĩnh viễn nhưng vì lý do nào đó , đơn bị từ chối và Emil buộc phải rời khỏi Thụy Điển. Tuy nhiên Emil sẽ không được nộp đơn xin lại giấy phép lao động ngay tức thì mà Emil phải chờ đến năm 2022 mới được nộp đơn bởi vì thời hạn cách nhau giữa 2 lần xét duyệt đơn phải là 7 năm. Trong trường hợp của Emil, đơn thứ 2 được tính từ năm 2015 .

Elena làm việc ở Thụy Điển từ năm 2010 tới năm 2014 và cô ấy quyết định trở về nước của mình để sống và cô ấy đã không xin cấp giấy phép lao động trong toàn bộ thời gian còn lại. Cho đến 2019 , khi cô ấy nhận được được giấy mời làm việc mới tại Thụy Điển thì cô ấy phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động mới. Kết quả cô ấy  được  chấp thuận cấp giấy phép lao động mới. Sở dĩ  cô ấy được cấp giấy phép lao động tại vì sở di trú tính từ thời gian luật này ban hành là năm 2019 trở về trước 7 năm tức là 2012 đến 2019 ( giấy phép đầu tiên của Elena là 2010 nằm ngoài 7 năm qui định)  , và cô không có bất kỳ đơn nào trong thời gian này nên Elena sẽ được cấp giấy phép lao động mới. Lần kế tiếp mà Elena có thể xin cấp là năm 2026.

Link tiếng Thụy Điển

https://lifos.migrationsverket.se/dokument?documentSummaryId=43118

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích hãy like và share để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập thông tin và phổ biến kinh nghiệm, tin tức về các chính sách định cư Thụy Điển giúp cho quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Giải đáp thắc mắc khi nộp hồ sơ xin cư trú Thụy Điển trong khi trước đó đã có một hồ sơ xin cư trú khác

Trong trang web chính thức của Migrationsverket vừa đưa ra một thông báo về để giải quyết tình trạng rắc rối trên. Qua đó họ sẽ giải đáp cách thức nộp hồ sơ xin cư trú Thụy Điển trong lúc người nộp  trước đó đã có một hồ sơ cư trú khác .

Tuy nhiên trong nội dung bài viết này sẽ có những đoạn khó hiểu do giữ nguyên văn khi  dịch từ tiếng Thụy Điển sang tiếng Việt bên cạnh đó bản thân loại văn bản pháp luật này cũng đã rắc rối nên nếu như quí đọc giả có khúc mắc xin hãy gửi mail hoặc nêu vấn đề trong Group page của congdongviet.se để được hỗ trợ thêm . Link tham gia group page tại đây : https://www.facebook.com/groups/congdongthuydien/

Theo đó tại văn kiện pháp lý (SR 13/2019), Sở Di Trú đã giải đáp rằng nếu cơ quan này nhận được đơn xin giấy phép cư trú mới từ một người đã có đơn xin cấp giấy phép cư trú trước đó và đang trong tình trạng giải quyết thì tất cả các đơn này phải được xem xét cùng một lúc.  Tình trạng phức tạp này chủ yếu xảy ra đối với các trường hợp đang xin giấy phép định cư Thụy Điển hoặc giấy phép lao động Thụy Điển để được cư trú với thân nhân cũng như là những người thuộc trường hợp xin giấy phép du lịch trong thời gian chờ đợi.

( Giải thích : trong văn bản này để giải đáp những trường hợp người làm đơn đã có giấy phép xin định cư hoặc xin giấy phép lao động mà sau đó lại tiếp tục nộp đơn xin thăm thân nhân hoặc du lịch Thụy Điển và các đơn này vẫn trong thời gian chờ kết quả xét duyệt).

Nội dung của văn bản như sau : Đối với những người nộp hồ sơ xin cư trú Thụy Điển nhưng trước đó  đang có một hồ sơ khác “cũng xin cư trú Thụy Điển nhưng thuộc diện cư trú khác ”  thì Sở Di Trú sẽ xét duyệt cả hai hồ sơ cùng lúc. Các quyết định sẽ được đưa ra theo kết quả có lợi nhất cho bạn, các loại hồ sơ này thường là đơn xin cấp giấy phép cư trú và đơn xin giấy phép lao động.

Trong trường hợp bạn đang có mặt ở Thụy Điển, thì ban đầu hồ sơ của người nộp đơn ở dạng thăm thân nhân hoặc du lịch sẽ chuyển thành hồ sơ xin cư trú hoặc hồ sơ xin giấy phép lao động, trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến kết quả là bác đơn và từ chối nhập cảnh thậm chí là trục xuất. Khi đơn xin giấy phép cư trú được đưa ra khi bạn ở ngoài Thụy Điển, quyết định sẽ được đưa ra cùng lúc với đơn xin giấy phép cư trú và giấy phép lao động, có nghĩa là thời gian của chuyến thăm đã trôi qua trước khi quyết định được đưa ra.

Khi đơn xin giấy phép cư trú được thực hiện trong lúc bạn đang ở bên ngoài Thụy Điển thì quyết định sẽ được đưa ra cùng lúc với đơn xin giấy phép cư trú và giấy phép lao động, điều đó có nghĩa là thời gian của chuyến thăm đã hết hạn trước khi quyết định được đưa ra.

Nếu bạn đã nộp đơn xin giấy phép cư trú cho các chuyến thăm trước khi Hội đồng di cư thay đổi đánh giá và chưa đưa ra quyết định, bạn có cơ hội rút đơn đăng ký và được hoàn lại phí đăng ký.

Đối với trường hợp đang du lịch Thụy Điển hoặc gia hạn thời hạn của chuyến thăm thăm mặc dù hồ sơ xin cư trú đang chờ đợi xét duyệt

Nếu chuyến thăm hoặc thời gian lưu trú được gia hạn kéo dài ở Thụy Điển của bạn không thể chờ đợi, bạn có thể yêu cầu đơn xin cư trú và giấy phép làm việc của bạn bị thu hồi. Sau đó, bạn sẽ cần phải nộp một hồ sơ hoàn toàn mới để xin cư trú và giấy phép làm việc sau khi bạn trở về nhà sau chuyến thăm Thụy Điển.

Bạn vẫn có thể nộp đơn xin thị thực du lịch đến Thụy Điển trong vòng chưa đầy 90 ngày. Ngay cả những người được miễn thị thực và chờ đợi quyết định cấp phép cư trú cũng có thể tạm thời đến thăm Thụy Điển. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn rời khỏi Thụy Điển khi thời gian miễn thị thực của bạn kết thúc để tránh chính quyền Thụy Điển khi đưa ra quyết định sẽ dẫn đến nguy cơ bị từ chối.

Đối với hồ sơ gia hạn hoặc giấy phép cư trú vĩnh viễn

Văn kiện pháp lý này cũng ảnh hưởng đến 2 trường hợp trên, những người muốn xin gia hạn giấy phép cư trú hoặc xin giấy phép cư trú vĩnh viễn. Vì không thể có hai giấy phép cư trú cùng một lúc, giấy phép cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn mới thường không thể được cấp sớm. Nếu bạn có giấy phép cư trú tạm thời và giấy phép lao động, bạn phải xin giấy phép mới trước khi giấy phép cũ hết hạn. Tuy nhiên, bạn không nên nộp đơn quá sớm vì ứng dụng có nguy cơ bị từ chối.

Thời gian sớm bạn có thể đăng ký gia hạn tùy thuộc vào những gì bạn đang đăng ký. Đọc thêm về những gì áp dụng cho từng loại trường hợp trong phần ” Hướng dẫn làm thủ tục” của congdongviet.se

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích hãy like và share để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se. Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập thông tin và phổ biến kinh nghiệm, tin tức về các chính sách định cư Thụy Điển giúp cho quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Hướng dẫn làm gì khi bị sở di dân từ chối cấp visa Thụy Điển

Tiếp tục loạt bài viết về hướng dẫn xin cấp visa du học Thụy Điển , trong phần 3 congdongviet.se sẽ hướng dẫn quí đọc giả làm gì khi bị sở di trú từ chối cấp visa Thụy Điển. Bài viết này áp dụng cho cả các loại visa khác chứ không chỉ riêng visa du học Thụy Điển.

Nếu quí vị chưa đọc 2 phần trước vui lòng xem lại tại đây : Phần 1 , Phần 2

Nếu sở di trú từ chối cấp visa cho bạn có nghĩa là bạn không được quyền ở lại Thụy Điển và bạn phải rời Thụy Điển.

Bạn có quyền chọn chấp nhận rời đi hoặc là nộp hồ sơ khiếu nại với quyết định của Sở Di Trú. Nếu bạn nộp hồ sơ xin khiếu nại trong thời gian sở di trú xem xét lại hồ sơ cho bạn bạn có thể ở Thụy Điển.

Thậm chí là kể cả khi bạn nộp xin khiếu nại nhưng bạn cũng nên chuẩn bị để rời đi Thụy Điển.

Nếu bạn chấp nhận quyết định không cấp Visa cho bạn của Sở Di Trú, bạn cần phải ký vào xác nhận đồng ý kết quả của sở di trú. Khi bạn ký xác nhận này thì bạn không có quyền được đòi khiếu nại về quyết định của Sở Di Trú và bạn cần phải chuẩn bị cho hành trình trời đi Thụy Điển của mình.
Lên kế hoạch cho hành trình rời đi Thụy Điển:
Bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho cuộc hành trình của bạn như là hộ chiếu và những giấy tờ cần thiết khác.
Sở di trú thông báo về kết quả xét hồ sơ của bạn:
Khi sở di trú thông báo kết quả về về xét hồ sơ của bạn, họ sẽ sử dụng những dịch vụ rất đơn giản như sau:
Sở di trú sẽ gửi thư về địa chỉ mà bạn đã đăng ký trong hồ sơ nộp visa của bạn.
Nếu bạn đã đăng ký dân cư ở Thụy Điển với một địa chỉ cụ thể thì kết quả này sẽ được gửi về địa chỉ đã được đăng ký với sở thuế.
Một ngày sau khi lá thư được gửi thì họ sẽ gửi cho bạn tin nhắn thông báo với bạn rằng họ đã gửi quyết định về địa chỉ nhà cho bạn. Việc gửi tin nhắn là để chắc chắn bạn có thể biết đã có quyết định về visa của bạn. Do đó, bạn sẽ nhận được hai lá thư từ Sở Di Trú sau một vài ngày. Bạn không cần phải liên lạc với sở di trú khi bạn nhận lá thư này.
Bạn sẽ được xem như là đã nhận được thông báo về quyết định kết quả visa của mình sau 2 tuần kể từ ngày có quyết định. Sau đấy bạn có thể nộp khiếu nại lên sở di trú về quyết định của họ trong vòng 3 tuần.
Cho nên, nếu bạn chưa nhận được lá thư do Sở Di Trú gửi bạn cần phải liên lạc với Sở Di Trú càng nhanh càng tốt. Bạn cần phải kiểm tra hộp thư của bạn thường xuyên và trên hộp thư của bạn cần có tên của bạn hoặc tên của bạn cần phải có được ghi trên cửa chính nhà của bạn.
Nếu bạn nộp khiếu nại thì Tòa án Tối cao có thể thông báo kết quả khiếu nại hồ sơ cho bạn thông qua những dịch vụ đơn giản. Trong một vài trường hợp bạn sẽ được thông báo bằng miệng ví dụ sở di trú sẽ gửi lời quyết định thông qua thông báo mà bạn sẽ cần đến để nhận được thông báo về quyết định của tòa án.
Nộp hồ sơ khiếu nại về kết quả mà sợ di trú cấp cho bạn:
Nếu bạn không nộp đơn khiếu nại thì kết quả của sở di trú sẽ có hiệu lực trong vòng 3 tuần sau khi sở di trú gửi quyết định cho bạn. Bạn cần phải ký xác nhận về  quyết định của bạn đối với kết quả từ Sở Di Trú đã xét cho bạn. Khi bạn ký xác nhận này thì bạn sẽ không có quyền nộp đơn khiếu nại nữa và bạn phải chuẩn bị cho hành trình rời đi Thụy Điển của mình. Nếu bạn không đồng ý với kết quả của sở di trú bạn có thể nộp đơn xin khiếu nại.
Bạn cần phải gửi đơn xin khiếu nại về Sở Di Trú. Đầu tiên sở di trú sẽ xem lại hồ sơ của bạn để xác nhận xem có nên thay đổi quyết định về Visa của bạn hay không. Nếu sở di trú không cảm thấy quyết định của họ cần thay đổi thì kết quả này sẽ được gửi đến tòa án di dân. Tòa án có thể đồng ý với quyết định của sở di trú hoặc thay đổi quyết định.
Hồ sơ khiếu nại của bạn phải được nộp trong vòng 3 tuần kể từ ngày bạn nhận được quyết định của Sở Di Trú, nếu hồ sơ  khiếu nại của bạn được chấp nhận thì bạn có thể ở lại Thụy Điển trong thời gian sở di trú xem xét lại hồ sơ của bạn. Ngược lại nếu hồ sơ của bạn không được chấp nhận bạn phải rời khỏi Thụy Điển bất kể bạn có nộp khiếu nại hay không.
Nếu bạn không tuân theo quyết định của Sở Di Trú:
khi quyết định của sở di trú có hiệu lực bạn không còn được khiếu nại nữa và bạn phải rời khỏi Thụy Điển. Trong lá thư từ chối về quyết định visa của bạn có ghi rõ thời gian nào bạn cần phải rời khỏi Thụy Điển.
Nếu bạn không rời khỏi Thụy Điển vào thời gian mà sở di trú đã nêu ra trong lá thư gửi cho bạn, bạn có thể bị cấm không được xin visa ở các nước Châu Âu lần sau và bạn có thể bị ghi vào danh sách đỏ của sở di trú hoặc cảnh sát hoặc bạn có thể bị ngồi tù trong lúc bạn đợi để rời khỏi Thụy Điển. Nếu sợ di trú xác nhận rằng bạn không rời khỏi Thụy Điển một cách tự giác khi họ sẽ liên lạc với cảnh sát để yêu cầu bạn rời khỏi Thụy Điển.
Rời khỏi Thụy Điển: bạn phải có trách nhiệm chứng minh cho Sở Di Trú rằng bạn đã rời đi khỏi Thụy Điển. Nếu việc rời đi của bạn không được xác nhận, sở di trú có thể ra quyết định về cấm cấm bạn trở lại Thụy Điển lần sau hoặc là cấm vào vùng châu Âu.
Trong thời gian này nếu bạn đi sang nước châu Âu khác mà không có visa thì Sở Di Trú sẽ liên lạc cảnh sát biên giới. Để sở di trú xác nhận được bạn đã rời Thụy Điển hay chưa bạn cần phải nộp bằng chứng bạn đã rời khỏi Thụy Điển khi bạn đi qua ra cổng kiểm soát hộ chiếu.
Bằng chứng này sẽ được gửi cho bạn bằng thư hoặc bạn có thể yêu cầu họ gửi cho bạn. Bạn nên lưu ý rằng bạn có thể không thể mua vé máy bay chuyển tiếp ở những nước châu Âu khác khi rời khỏi Thụy Điển  và  bằng chứng bạn đã rời khỏi Thụy Điển chỉ nộp ở sân bay Thụy Điển.
Bạn có thể chứng minh cho sở di trú bạn đã rời khỏi Thụy Điển thông qua việc gửi photo trang đầu tiên hộ chiếu của bạn và dấu tem khi bạn rời khỏi Thụy Điển mà cảnh sát in lên cho bạn khi bạn đi ra cửa khẩu ở Thụy Điển.
Thông tin về Thẻ lên máy bay hoặc lắm vé máy bay sẽ không có hiệu lực cho việc giải thích bạn đã rời khỏi Thụy Điển hay chưa. Đây là điều bạn phải làm khi bạn rời khỏi thì điện nếu sở di trú không nhận được được những những giấy tờ này này bạn sẽ bị ghi vào danh sách đỏ.
Cấm quay lại Thụy Điển lần sau
Nếu bạn không rời khỏi Thụy Điển trong thời gian cho phép bạn có thể bị cấm quay lại. Có nghĩa là bạn không thể quay lại tất cả các nước châu Âu hoặc là bạn có thể bị cấm không vào các nước Châu Âu nếu mà sở di trú nghĩ rằng bạn không rời đi Thụy Điển đúng thời gian cho phép.
Nếu bạn bị bị sở di trú từ chối visa thì bạn nên thực hiện trong thời gian cho phép còn không bạn sẽ luôn luôn bị cấm quay trở lại. Sau khi bạn rời khỏi Thụy Điển bạn có thể nộp lại hồ sơ xin visa và nếu bạn được sở di trú cấp visa thì bạn có thể quay trở lại.

Nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích hãy like và share để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập thông tin và phổ biến kinh nghiệm, tin tức về các chính sách định cư Thụy Điển giúp cho quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Những điều cần biết sau khi nhận được quyết định cho phép cư trú Thụy Điển (Phần 2)

Tiếp tục loạt bài viết về ” Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép cư trú Thụy Điển theo diện du học” , Congdongviet.se xin gửi đến các đọc giả phần 2 với nội dung “Những điều cần biết sau khi nhận được quyết định cho phép cư trú Thụy Điển theo diện du học”.

Trong nội dung bài viết này không chỉ giới hạn ở những người định cư ở Thụy Điển theo diện du học mà có thể áp dụng cho tất cả mọi người khi mới đến định cư tại Thụy Điển.

Quí đọc giả có thể đọc lại phần 1 tại đây : Hướng dẫn nộp hồ sơ xin cư trú ở các trường đại học khi đi du học Thụy Điển. (Phần 1)

1.Sau khi sở di trú đã có quyết định về Visa cư trú của bạn

Quyết định về Visa của bạn sẽ được gửi tới lãnh sự quán hoặc đại sứ quán nếu bạn muốn nhận visa của mình ở lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán bạn cần phải mang theo hộ chiếu vì quyết định này không thể gửi qua email.
Thẻ cư trú: Nếu bạn nhận được Visa cho khoảng thời gian hơn 3 tháng ở tại Thụy Điển bạn sẽ nhận được thẻ cư trú. Thẻ cư trú, hình của bạn và dấu vân tay là những bằng chứng chứng minh bạn được ở Thụy Điển.

Trong trường hợp bạn cần Visa khi đi vào Thụy Điển bạn cần phải đến lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Thụy Điển ngay khi mà bạn đã được cấp visa để chụp hình và lấy dấu vân tay sau khi chụp hình và lấy dấu vân tay thì bạn sẽ được cấp thẻ cư trú. Bạn cần phải chụp hình và lấy dấu vân tay kể cả khi bạn đã từng được cấp visa trước đấy vì những thông tin này không được lưu lại. Không phải tất cả những lãnh sự quán hoặc đại sứ quán đều có thể lấy dấu vân tay và chụp hình cho nên bạn cần phải liên lạc với lãnh sự quán hoặc đại sứ quán trước khi bạn đến để nộp lấy dấu vân tay và chụp hình và khi đi bạn phải mang theo hộ chiếu.

Khi thẻ cư trú đã có lãnh sự quán hoặc đại sứ quán sẽ gửi cho bạn hoặc liên lạc với bạn. Bạn nên lưu ý rằng sau khi bạn nhận được kết quả xét hồ sơ của bạn có thể sau 1 tháng bạn mới nhận được thẻ cư trú tại lãnh sự quán hoặc đại sứ quán sau khi bạn đã chụp hình và lấy dấu vân tay. Khi bạn đi vào Thụy Điển cùng với hộ chiếu và thẻ này sẽ được trình ra khi nhập cảnh. Bạn không thể đẩy nhanh tiến độ cấp thẻ hoặc gửi thẻ visa bạn thậm chí là sau khi thẻ đã được gửi cho bạn thì bạn không thể thay đổi bất kỳ thông tin nào.

Nếu bạn không cần Visa khi đi vào Thụy Điển, bạn cần phải trình diện copy giấy quyết định về Visa của bạn khi bạn tới Thụy Điển. Ngay khi bạn tới Thụy Điển bạn cần phải hẹn gặp Sở Di Trú để lấy dấu vân tay và chụp hình. Khi bạn để sở di trú bạn cần phải mang theo hộ chiếu. Khi thẻ visa đã được cấp, thẻ Di Trú sẽ được gửi về địa chỉ của bạn ở Thụy Điển sau khi bạn đến chụp ảnh và lấy dấu vân tay ở Sở Di Trú. Sau khi thẻ đã được cấp thì bạn sẽ không thể thay đổi bất kỳ thông tin nào trong trường hợp thẻ có thông tin sai bạn phải liên lạc với Sở Di Trú để thay đổi.

2.Thời gian hiệu lực của visa:

Bạn có thể được ở Thụy Điển trong khoảng thời gian bạn học nhưng bạn sẽ không được ở quá thời gian trong hộ chiếu của bạn. Cho nên trước khi làm hồ sơ Bạn nên kiểm tra thôi hạn hộ chiếu của bạn, nếu hộ chiếu của bạn có thể hết hạn trong thời gian bạn học thì bạn nên thay mới trước khi nộp xin visa. Nếu bạn được chấp nhận học khoa học 4 năm, khi xin visa, visa chỉ được cấp trong khoảng thời gian 1 năm một lần. Đối với sinh viên học nghiên cứu sinh thì cư trú được cấp 2 năm 1 lần, nếu bạn có kế hoạch ở lại Thụy Điển sau khi visa của bạn hết hạn thì bạn nên nộp hồ sơ mới để xin visa mới. Bạn nên nộp hồ sơ trước khi visa của bạn hết hạn.

3.Thông tin quan trọng về bảo hiểm y tế.

Nếu visa của bạn có thời hạn một năm trở lên và bạn có khả năng ở Thụy Điển lâu dài mày bạn nên đến sở ở thuế thế để đăng ký dân cư và lấy số dân cư (personnumer?) riêng của mình, thì khi đi khám hoặc chữa bệnh bạn sẽ chịu phí thấp hơn. Nếu bạn không có số đăng ký dân cư thì bạn phải chịu toàn bộ chi phí khi bạn sử dụng các dịch vụ khám bệnh hoặc các dịch vụ y tế. Nếu bạn đăng ký dân cư ở Thụy Điển thì bạn sẽ được bảo hiểm xã hội cấp bởi cơ quan bảo hiểm xã hội Thụy Điển, cho nên bạn nên đăng ký tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu bạn không còn ở Thụy Điển nữa thì bạn cũng nên đến sở thuế để báo là mình sẽ rời đi.

4.Bạn có thể đi làm:

Nếu bạn nhận được Visa học cao học bạn có quyền được làm việc ở Thụy Điển trong suốt thời gian bạn có visa. Bạn không cần phải xin giấy phép làm việc. Nếu visa của bạn có thời hạn ít nhất 6 tháng thì bạn có thể nộp gia hạn Visa trước khi visa của bạn hết hạn. Trong trường hợp này bạn vẫn có quyền được đi làm cho đến khi có kết quả gia hạn Visa của bạn.

Nếu bạn đang xin việc làm thì bạn phải có visa hoặc là giấy chứng nhận chứng minh bạn có quyền được ở lại và làm việc ở Thụy Điển, bên cạnh đấy bạn cần phải mang theo thẻ cư trú khi đi phỏng vấn vì người tuyển dụng muốn biết được bạn có thể ở lại Thụy Điển bao lâu và bạn có bị hạn chế về Visa hay không. Nếu bạn được tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ cần copy những giấy tờ này của bạn bạn và họ sẽ thông báo với thuế rằng họ đã thuê bạn làm việc.

Sở di trú có quyền thu hồi visa của bạn: visa của bạn có thể bị thu nếu bạn cung cấp sai thông tin cho Sở Di Trú hoặc bạn cung cấp thiếu thông tin mà thông tin đấy rất quan trọng cho việc quyết định cấp visa cho bạn thì thẻ Visa vẫn bị thu hồi. Visa của bạn có thể bị thu hồi nếu bạn không còn thỏa mãn điều kiện khi bàn nộp visa nữa, ví dụ bạn học xong.

5.Nếu sở di trú từ chối không cấp visa cho bạn:

Khi bạn bị từ chối không cấp Visa, bạn có thể khiếu nại trong vòng 3 tuần kể từ ngày bạn được thông báo quyết định về Visa các bạn. Thông tin về khiếu nại như thế nào nó sẽ đi kèm trong quyết định về Visa của bạn.

6.Thông tin cho người mới đến Thụy Điển với thẻ cư trú:

Khi đến Thụy Điển bạn nên mang theo quyết định về Visa của bạn. Việc mang theo quyết định này sẽ rất có lợi khi mà bạn liên lạc với những tổ chức các bộ phận hành chính khác ở Thụy Điển.
Sau khi đến Thụy Điển bạn nên đến đăng ký dân cư ở sở thuế:
https://www.skatteverket.se/servicelankar/otherlanguages/inenglish/individualsandemployees/livinginsweden/movingtosweden.4.7be5268414bea064694c40c.html

Đăng ký bảo hiểm xã hội

https://www.forsakringskassan.se/privatpers/!ut/p/z1/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfIjo8ziTTxcnA3dnQ28LdyNTQ0cAwMMjU38jby8gg30w_Wj9KOASgxwAEcD_eDUPP2C7LxyAOydBro!/dz/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/

Một vài tỉnh có thể cung cấp nhà ở cho bạn hoặc là có thể cho những lời khuyên về việc thuê nhà và giữ trẻ hoặc là đi học của con bạn, bạn có thể liên lạc với trường để hiểu thêm.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe bạn có thể liên lạc trung tâm hỗ trợ khám sức khỏe 1177 tại:

https://www.1177.se/en/other-languages/other-languages/

Bạn có thể tham gia học tiếng Thụy Điển cho người nhập cư tại SFI

https://skl.se/tjanster/englishpages.411.html

Nếu bạn muốn xin việc bạn có thể liên lạc với cơ quan hỗ trợ tìm viêc tại

https://arbetsformedlingen.se/other-languages

Thông tin về các trường đại học và cao đẳng

https://www.universityadmissions.se/intl/start

Thông tin về vay nợ để đi học hay là hỗ trợ học bổng

https://www.csn.se/languages/english.html

Thông tin về thi bằng lái xe

http://transportstyrelsen.se/en/road/Driving-licences/

Thông tin về hệ thống giáo dục của Thụy Điển

http://www.omsvenskaskolan.se/

Thông tin về quyền bầu cử

https://www.val.se/

Thông tin về học tiếng Thụy Điển

http://www.informationsverige.se/Engelska/Pages/Start.aspx

Thông tin chung về cộng đồng Thụy Điển

https://sweden.se/

Thông tin về tự học các khóa học tiếng Thụy Điển

http://www.informationsverige.se/Engelska/lara-svenska/Pages/Lara-svenska.aspx

UR Nyanländ là chương trình dành cho những người mới nhập cư để bàn tìm hiểu những thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ khi ở Thụy Điển.

 

Nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích hãy like và share để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập thông tin và phổ biến kinh nghiệm, tin tức về các chính sách định cư Thụy Điển giúp cho quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Hướng dẫn nộp hồ sơ xin cư trú ở các trường đại học khi đi du học Thụy Điển. (Phần 1)

Du học Thụy Điển hiện nay là một trong những xu hướng rất tốt cho tương lai con em chúng ta du học nước ngoài nói riêng và sau đó có khả năng xin định cư vĩnh viễn  để nhập quốc tịch Thụy Điển nếu như con em chúng ta có thể tốt nghiệp, tìm được việc làm lâu dài tại đây . 

Trong series hướng dẫn về thủ tục xin visa cư trú Thụy Điển theo diện du học sẽ trình bày toàn bộ qui trình hoàn tất từ a đến z giúp cho quí phụ huynh và con em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận hồ sơ này.

Do đây là 1 qui trình gồm nhiều bài viết nên quí đọc giả vui lòng like hoặc share bài viết để nhận được thông báo khi trang lần lượt đăng tải các qui trình tiếp theo.

Dưới đây là phần 1 của thủ tục này.

Hồ sơ xin giấy phép cư trú ở Thụy Điển theo diện du học có thể bằng tiếng Anh, hoặc tiếng Thụy Điển.
Để cư trú ở Thụy Điển trong thời gian học bạn phải đã nộp hồ sơ xin cư trú và đã được chấp nhận cư trú trước khi vào Thụy Điển.

Nếu mà bạn du học tự túc thì bạn phải nộp hồ sơ không sớm hơn 3 tháng trước ngày bạn muốn đến cư trú tại Thụy Điển. Chỉ có như thế bạn mới có thể chứng minh rằng bạn có thể tự túc về học phí và chi phí khác trong khoảng thời gian học. Vì nếu bạn nộp hồ sơ sớm quá, tính minh xác của chứng minh tài chính sẽ không hiệu quả. Điều kiện này sẽ không có hiệu lực nếu bạn được nhận học bổng.

Bạn có thể nộp hồ sơ xin cư trú online và hầu như tất cả các trường hợp thì bạn phải đóng lệ phí khi xin cứ trú vào Thụy Điển.

Nộp hồ sơ xin vào Thụy Điển vào thủy điện bàn cần chuẩn bị những bước sau :

1. Thứ nhất bạn phải có giấy chấp nhận từ trường đại học:

Để thỏa mãn điều kiện xin vào cư trú ở Thụy Điển bạn phải được chấp nhận học toàn thời gian một chương trình hoặc một khóa học mà cần có sự hiện diện của bạn ở trường đại học hoặc cao đẳng.

Thụy Điển có đưa ra một danh sách các trường đại học và trường cao đẳng được chấp nhận tuyển sinh sinh viên nước ngoài vào học và danh sách này có thể tìm thấy ở trang studyinsweden.se.

Bạn cũng nên lưu ý rằng trường đại học World Maritime and Folkuniversitetet thì không được công nhận là trường đại học hay trường cao đẳng ở Thụy Điển, cho nên, nếu bạn được thư chấp nhận học khóa học hay chương trình học từ các trường này thì bạn vẫn không đạt tiêu chuẩn xin cư trú vào học ở Thụy Điển.

Nếu bạn học về tôn giáo hoặc là những vấn đề liên quan đến tôn giáo hay là học ở những trường dạy nghề, những trường này không được công nhận là những trường đại học hay là cao đẳng cho nên bạn cũng sẽ không được chấp nhận xin cư trú và Thụy Điển.

Nếu bạn xin vào học trường trường phổ thông trung học thì sẽ có những luật khác ( sẽ có một bài khác về xin cư trú khi học phổ thông trung học)

2. Điều thứ hai là bạn phải đóng một phần học phí trước khi bạn nộp hồ sơ xin cư trú ở Thụy Điển.
Để biết thêm về các phí du học Thụy Điển bạn vui lòng xem tại bài viết này :
Học phí, chi phí sinh hoạt và các chi phí khác để chuẩn bị lập kế hoạch du học Thụy Điển

3.Thứ ba là điền hồ sơ:

Bạn có thể nộp hồ sơ online, trong hồ sơ của bạn thì bạn điền những thông tin về bản thân của bạn và chương trình học của bạn. Có một số giấy tờ bạn phải nộp kèm theo. Giấy tờ phải được công chứng ở quận hay huyện. Hồ sơ phải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển. Nếu bạn muốn gia đình đi cùng thì bạn nên cân nhắc nộp hồ sơ của các thành viên gia đình cùng lúc mà nộp hồ sơ của bạn khi bạn nộp Online. Tốt nhất là bạn nên nộp hồ sơ của thành viên gia đình cùng lúc với nộp hồ sơ của bạn thì như thế hồ sơ của thành viên gia đình sẽ được xét nhanh hơn và có kết quả cùng thời gian với thời gian đi của bạn. Nếu hồ sơ của thành viên gia đình bạn nộp sau thì thời gian xét hồ sơ sẽ rất lâu có thể lên tới một năm đến hai năm.
Nếu bạn nộp đơn xin cư trú ở Thụy Điển lần đầu tiên thì bạn phải nộp kèm theo những giấy tờ sau:

1. 1 bộ hộ chiếu có công chứng

2. Giấy báo nhập học của trường đại học hoặc cao đẳng ở Thụy Điển và thư ấy có đi kèm thông tin chứng minh bạn học toàn thời gian của chương trình hay là khóa học mà bạn cần phải có mặt ở Thụy Điển. Ở Thụy Điển, học toàn thời gian có nghĩa là bạn phải học 30 tín chỉ trên một học kỳ.

3. Nếu bạn theo chương trình học tiến sĩ khi bạn phải có giấy chấp nhận học tiến sĩ ở trường đại học và thời gian bắt đầu làm tiến sĩ. Bên cạnh đấy bạn cần một giấy chứng nhận với thông tin cụ thể về việc học tiến sĩ của bạn được cấp bởi nơi bạn sẽ học tiến sĩ ( sẽ có bài viết khác về xin cư trú khi đi học tiến sĩ)

4. Hồ sơ về bảo hiểm sức khỏe cho toàn thời gian khi bạn học ở Thụy Điển. Thường thì các trường đại học ở Thụy Điển sẽ có giới thiệu một vài một vài hãng bảo hiểm cho học sinh của mình, bạn có thể liên lạc với trường để biết thêm thông tin. Nếu trường đại học hay cao đẳng có bảo hiểm về sức khỏe cho bạn trong toàn thời gian học thì bạn chỉ cần nộp thư chấp nhận học như là một bằng chứng bạn đã có bảo hiểm về sức khỏe trong thời gian bạn học ở Thụy Điển.

5. Giấy chứng nhận tài chính: giấy chứng nhận tài chính phải ghi rõ ràng về thông tin tài chính chứng minh bạn có thể trang trải tất cả mọi chi phí cho bạn trong thời gian bạn học. Giấy chứng nhận tài chính phải được đi kèm trong trong lúc bạn nộp hồ sơ xin cư trú ở Thụy Điển và giấy chứng nhận tài chính phải được chứng nhận ngày tháng năm rõ ràng và phải được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển.

6. Nếu bạn được học bổng thì bạn phải có giấy chứng nhận cấp học bổng kèm theo thông tin của số tiền hàng tháng và khoảng thời gian bạn sẽ được nhận được học bổng.

7. Nếu bạn làm tiến sĩ thì phải có giấy cấp học bổng làm tiến sĩ hoặc là giấy tuyển dụng làm tiến sĩ đi kèm với thông tin về tổng số tiền và thời gian bạn sẽ được nhận trong suốt thời gian làm tiến sĩ.

Trong trường hợp bạn cần phải xin giấy từ ngân hàng khi chuyển tiền sang Thụy Điển thì bạn cũng cần phải nộp giấy này khi bạn nộp hồ sơ xin cư trú ở Thụy Điển. Bạn cần phải đảm bảo những hồ sơ bản nộp phải rõ ràng đặc biệt là hộ chiếu của bạn ( sẽ có bài viết về hướng dẫn nộp hồ sơ cho thành viên gia đình)

4. Thứ tư, nộp lệ phí xét hồ sơ:

Lệ phí đóng để xử lý hồ sơ là 1000 Sek nếu bạn nộp hồ sơ online. Còn nếu bạn nộp hồ sơ ở lãnh sự quán hoặc đại sứ quán thì mức phí là do lãnh sự quán hoặc đại sứ quán quy định.

Nếu bạn nộp online thì bạn có thể trả phí xét hồ sơ bằng thẻ và thẻ của bạn phải được kích hoạt chế độ trả tiền thông qua internet. Bạn cần phải liên lạc với ngân hàng của bạn để kích hoạt chế độ trả tiền bằng thể trên internet trước khi bạn nộp hồ sơ vì nếu bạn nộp hồ sơ online thì nộp lệ phí sẽ là bước cuối cùng để hoàn thành hồ sơ của bạn.

5.Thứ 5, sở di trú sẽ xét hồ sơ của bạn:

Nếu bàn nộp hồ sơ online thì sở di trú sẽ xét hồ sơ của bạn ngay khi bạn hoàn thành nộp hồ sơ trên internet. Để sở di trú xét hồ sơ của bạn nhanh thì bạn phải nộp kèm tất cả những giấy tờ mà sợ di trú yêu cầu như đã trình bày ở trên. Bạn cũng nên lưu ý rằng một vài trường hợp thì sở di trú sẽ phải cần nhiều thời gian hơn để xét hồ sơ ngay cả khi bạn nộp đầy đủ hồ sơ.

6. Nhận visa ở lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Thụy Điển.

Trong trường hợp bạn cần Visa khi đi vào Thụy Điển bạn cần phải đến lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Thụy Điển ngay khi mà bạn đã được cấp visa để chụp hình và lấy dấu vân tay sau khi chụp hình và lấy dấu vân tay thì bạn sẽ được cấp thẻ cư trú. Bạn cần phải chụp hình và lấy dấu vân tay kể cả khi bạn nộp Visa không phải lần đầu tiên vì những thông tin này không được lưu lại. Không phải tất cả những lãnh sự quán hoặc đại sứ quán đều có thể lấy dấu vân tay và chụp hình cho nên bạn cần phải liên lạc với lãnh sự quán hoặc đại sứ quán trước khi bạn đến để nộp lấy dấu vân tay và chụp hình.
Nếu bạn không cần Visa khi đi vào Thụy Điển, bạn có thể tới Thụy Điển không cần thẻ cư trú. Nhưng bạn phải chứng minh được với sở di trú khi bạn vào Thụy Điển. Trong trường hợp này bạn không phải đến Đại Sứ Quán để nhận thẻ cư trú thay vào đấy bạn nộp những hồ sơ này cho Sở Di Trú khi bạn đến Thụy Điển. Tuy nhiên bạn cần phải xin được giấy chấp nhận vào Thụy Điển trước khi đi tới Thụy Điển.

7.Kết quả của nộp hồ sơ di trú du học ở Thụy Điển:

bạn sẽ nhận được một email khi mà hồ sơ của bạn có kết quả và bạn cần phải liên lạc với lãnh sự quán hoặc đại sứ quán để nhận kết quả và có thể để để đặt lịch hẹn cho chụp hình và lấy dấu vân tay nếu đoạn được cấp visa. Khi bạn đến nhận visa hoặc thẻ cư trú ở lãnh sự quán hoặc đại sứ quán bạn cần phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân.

8.Một vài lưu ý sau:

Nếu chương trình học của bạn là một phần trong toàn bộ chương trình học của bạn ở một nơi khác thì bạn sẽ không được nộp hồ sơ này nếu như bạn không được chấp nhận học ở trường đại học hay cao đẳng ở Thụy Điển thay vào đấy vạn có thể nộp theo dạng visa đến thăm ( visitor’s permit) nếu bạn muốn vào học ở Thụy Điển.
Nếu bạn là sinh viên làm tiến sĩ và chương trình nghiên cứu của bạn có một phần ở Thụy Điển thì bạn có thể đọc visa dạng tham gia nghiên cứu ở Thụy Điển (visiting researcher)
Nếu bạn không nộp hồ sơ online bạn cần phải điện vào bảng mẫu hồ sơ 113011 và nộp hồ sơ ở Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán thủy điện ở Việt Nam. Trong bảng mẫu hồ sơ có đi kèm những thông tin và những giấy tờ cần phải nộp cùng. Bạn cần phải liên lạc với Đại Sứ quán hoặc lãnh sự quán trước khi bạn muốn nộp hồ sơ. Nếu thành viên gia đình mình đi cùng với bạn tới Thụy Điển thì mỗi thành viên gia đình phải là một hồ sơ riêng và phải nộp riêng. Link để tải mẫu đơn

https://www.migrationsverket.se/download/18.4100dc0b159d67dc61487f2/1493821517769/stud_113011_en.pdf
https://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312ebc/1499071534136/studmedfolj_135011_en.pdf

Bạn có thể tìm địa chỉ đại sứ quán gần nhất nơi bạn sống tại đây : https://www.swedenabroad.se/

Nếu mà nộp hồ sơ ở lãnh sự quán hoặc đại sứ quán thì bạn cần phải đóng lệ phí khi bạn nộp hồ s

Theo kinh nghiệm của mình thì tốt nhất là nên nộp hồ sơ online vì thủ tục ở Đại sứ quán hẹn giờ rất mất thời gian, Mặt khác nộp hồ sơ online người ta sẽ xét hồ sơ của mình nhanh hơn đặc biệt là khi nộp hồ sơ thành viên gia đình đi cùng. Nếu bạn muốn hồ sơ được xét nhanh hơn, thì sau một tháng khi bạn nộp hồ sơ bạn có thể liên lạc với Sở Di Trú để hỏi họ đã xử lý hồ sơ của bạn đến đâu rồi và nói với họ rằng mình cần sang Thụy Điển ngày nào để cụ thể thì người ta sẽ cho mình rất nhanh.

Nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích hãy like và share để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập thông tin và phổ biến kinh nghiệm, tin tức về các chính sách định cư Thụy Điển giúp cho quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi thông tin trích dẫn hoặc post trên các trang web hoặc báo chí , vui lòng ghi rõ nguồn từ congdongviet.se.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Học phí, chi phí sinh hoạt và các chi phí khác để chuẩn bị lập kế hoạch du học Thụy Điển

Lập kế hoạch ngân sách du học Thụy Điển là một phần quan trọng của việc chuẩn bị học tập tại Thụy Điển. Dưới đây là tổng quan về các chi phí khác nhau mà bạn nên chuẩn bị cho ngân sách du học của mình.

Để thực hiện ước mơ du học Thụy Điển bạn cần chuẩn bị ngân sách riêng cho những năm học của mình

Ở Thụy Điển, loại tiền được sử dụng là đồng krona (SEK). Chúng tôi đã đưa ra chi phí bằng đơn vị SEK; sử dụng công cụ chuyển đổi tiền tệ như Google hoặc xe.com để tìm tỷ giá hối đoái cập nhật mới nhất. Vào tháng 1 năm 2019:

1 EUR = khoảng 10,2 SEK
1 USD = khoảng 9.0 SEK
10 INR = khoảng 1,3 SEK

1. Phí nộp đơn

Lệ phí nộp đơn cho các sinh viên không phải là công dân của một quốc gia EU / EEA / Bắc Âu hoặc Thụy Sĩ đang học ở cấp độ cử nhân hoặc master.

Lệ phí nộp đơn là 900 SEK. Phí này được trả như một phần của đơn đăng ký trực tuyến của bạn tại Universityadmissions.se.

Học phí ở Thụy Điển khác nhau tùy thuộc vào đối tượng. Lệ phí trung bình cho một chương trình Master là 129.000 SEK / năm; chương trình cử nhân nói chung là ít tốn kém hơn.

Tiêu chuẩn học phí căn bản cho các môn học khác nhau được hiển thị dưới đây (khoảng phí có thể thay đổi theo thời gian).

Khoa học xã hội và nhân văn: 80.000 – 110.000 SEK/ năm (tương đương với : 200 triệu vnd – 275 triệu vnd/năm- tỉ giá 1 sek = 2500 vnd)
Các chương trình kỹ thuật và khoa học tự nhiên: 120.000 – 145.000 SEK/ năm (tương đương với : 300 triệu vnd – 362 triệu vnd/năm- tỉ giá 1 sek = 2500 vnd)
Kiến trúc và thiết kế: 190.000 – 270.000 SEK/ năm (tương đương với : 475 triệu vnd – 675 triệu vnd/năm- tỉ giá 1 sek = 2500 vnd)

Học phí cho mỗi chương trình được liệt kê tại Universityadmissions.se và trên mỗi trang web của chương trình.

Đọc thêm về học phí và tìm hiểu xem bạn có cần phải trả phí tại Universityadmissions.se không.

2.Chi phí sinh hoạt

Ngân sách trung bình cho chi phí sinh hoạt hàng tháng của một sinh viên là khoảng 8.370 SEK / tháng (vào khoảng 21 triệu VND/tháng) . Tất nhiên, chi phí của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào nơi bạn sống và sở thích sinh hoạt cá nhân của bạn.
Đọc thêm về chi phí sinh hoạt tại đây : phí sinh hoạt .
Và blog về sinh viên Thụy Điển để có thêm các kinh nghiệm sống tại Thụy Điển : http://blogs.studyinsweden.se/

3.Bảo hiểm y tế

Xem Bảo hiểm y tế và chăm sóc y tế để biết thông tin về bảo hiểm y tế cho sinh viên quốc tế ở Thụy Điển.

Học phí hội sinh viên

Sinh viên du học Thụy Điển thường tham gia hội sinh viên địa phương với một khoản phí thành viên nhỏ. Điều này cho phép bạn truy cập vào các hoạt động khác nhau của sinh viên và các chương trình giảm giá. Lệ phí dao động từ 50-350 SEK mỗi học kỳ, tùy thuộc vào công đoàn. Hội sinh viên có liên quan của bạn sẽ cung cấp thông tin về phí thành viên và liệt kê các lợi ích khi tham gia.

4.Sách giáo khoa

Khoản phí dự kiến sẽ chi khoảng 750 SEK mỗi tháng cho việc mua sách giáo khoa. Trong một số môn học, như luật và khoa học tự nhiên, số tiền này có khả năng cao hơn. Nhiều công đoàn sinh viên tổ chức bán sách nơi sinh viên có thể mua sách giáo khoa đã qua sử dụng với giá rẻ; Nó cũng phổ biến cho các sinh viên đăng thông báo trong khuôn viên trường bán các bản sao đã sử dụng của họ trong những năm trước. Trang web để mua sách giáo khoa cũng rất phổ biến để các du học sinh có thể truy cập và tìm kiếm.

Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách like và share để trang web được phổ biến hơn nữa đến người đọc. Đây sẽ là động lực để ban biên tập tiếp tục làm việc đăng tải thêm nhiều bài viết hơn nữa về Thụy Điển.

Sở di trú Thụy Điển phải giải quyết đơn xin đoàn tụ trong thời hạn 6 tháng?

Gần đây do có một số thông tin về thời hạn chờ đợi giải quyết đơn đoàn tụ của Sở di trú Thụy Điển (Sở di dân) trong vòng 6 tháng. Hôm nay CĐV sẽ giới thiệu, hướng dẫn bạn đọc các quy định của luật cũng như cách thức kiểm tra theo dõi hồ sơ trên web của Sở di trú Thụy Điển.

1. Thông tin Sở di trú Thụy Điển phải ra quyết định trong vòng 6 tháng đúng hay sai?
– Xuất phát từ quy đinh thay đổi của luật Hành chính Thụy Điển(có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2018) về việc mở rộng quyền lợi của người dân khi liên lạc với các cơ quan nhà nước, cơ sở y tế.
– Theo quy định mới này: người dân trong nhiều trường hợp khi liên lạc với các cơ quan nhà nước nếu quá thời hạn 6 tháng, thì được quyền viết đơn yêu cầu cơ quan nhà nước đó phải giải quyết hồ sơ. Cơ quan nhà nước này buộc phải trả lời trong vòng 4 tuần kể từ ngày nộp đơn yêu cầu giải quyết hồ sơ.
– Sở di trú Điển cũng là 1 cơ quan nhà nước, nên việc luật hành chính mới này cũng sẽ được áp dụng. Trên trang web của Sở di trú Thụy Điển cũng quy định rõ về việc áp dụng luật này kèm theo đường link về đơn thư yêu cầu để người dân tiện theo dõi.
– Tuy nhiên ngay trong luật Hành chính mới này có những quy định khác dẫn đến việc Sở di trú Thụy Điển có quyền kéo dài thời gian ra quyết định.

2. Những quy định khiến Sở di trú Thụy Điển có thể kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ.
– Điều 4 luật Hành chính này quy định: Nếu như có quy định của luật khác, Quy định khác chồng chéo với quy định của luật này thì luật đó, Quy định đó sẽ được thực hiện.

– Điểu 11 cũng trong luật Hành chính này quy định: Nếu như trong trường hợp cơ quan nhà nước xét thấy việc giải quyết yêu cầu của người dân cần phải có nhiều thời gian, thì cơ quan nhà nước này sẽ thông báo lí do cho người dân về việc chậm trễ này.

Có nghĩa rằng Sở di trú Thụy Điển có thể kéo dài thời hạn trả lời hồ sơ của bạn nếu đưa lí do cần xem xét, điều tra hồ sơ. Bạn được quyền yêu cầu giải quyết hồ sơ trong vòng 6 tháng, nhưng việc ra quyết định hay không lại thuộc quyền của Cục di trú Thụy Điển.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ của Sở di trú Thụy Điển đối với các hồ sơ xin visa từ Việt Nam
– Tùy theo thời điểm, người giải quyết hồ sơ, hồ sơ chuẩn bị, mối quan hệ người thân, hoàn cảnh đặc biệt,….mà hồ sơ của bạn có quyết định nhanh hay chậm.
– Trên website của Sở di trú Thụy Điển có chỉ dẫn rõ ràng về thời gian đối với từng trường hợp nộp đơn xin visa.
https://www.migrationsverket.se/Kontakta-oss/Tid-till-beslut.html
Các bạn truy cập vào link này, trả lời các câu hỏi được nêu, thì sẽ ra thời hạn chờ đợi đơn của minh. CĐV lấy ví dụ về 1 trường hợp như sau:
+ câu hỏi 1: Đơn của bạn về việc gì – chọn: chuyển đến sống với 1 người tại Thuy Điển (kết hôn hoặc sống chung)
+ câu hỏi 2: Bạn nộp đơn lần thứ mấy – chọn: lần đầu
+ câu hỏi 3: người mà bạn chuyển đến sống cùng có quốc tich Thụy Điển hay visa vĩnh viễn – chọn: visa vĩnh viễn
+ câu hỏi 4: Bạn chuyển đến sống cùng ai? – chọn: chồng/vợ/ người yêu.
+ câu hỏi 5: bạn nộp đơn từ nước nào? – chọn: Việt Nam
+ câu hỏi 6: Bạn nộp đơn qua mạng hay nộp trực tiếp? – chọn: qua mạng
+ câu hỏi 7: Bạn đã bổ sung hồ sơ theo yêu cầu chủa? – chọn: đã bổ sung đủ
+ câu hỏi 8: Bạn và người yêu đã sống chung hay chưa? – chọn: đã sống chung
+ câu hỏi 9: Thời gian bạn sống chung là bao lâu? – chọn dưới 2 năm sống chong
+ câu hỏi 10: Bạn có chứng cứ chứng minh đã sống chung hay chưa? – chọn: có chứng cứ
Bạn sẽ được kết quả chờ đợi đơn là từ 14 – 22 tháng
Tùy theo trường hợp riêng của từng cá nhân và mức độ công việc của Sở di trú Thụy Điển mà thời gian sẽ là nhanh hay chậm. Nhưng việc yêu cầu Sở di trú Thụy Điển phải ra quyết đinh trong vòng 6 tháng là khó khăn. Bạn được nộp đơn yêu cầu Sở ra quyết định. Nhưng Sở co quyền kéo dài thời hạn xem xét hồ sơ của bạn.

4. Nếu bạn cần theo dõi tình trang hồ sơ của mình được xét duyệt đên đâu các bạn có thể truy cập vào link dưới đây:
https://www.migrationsverket.se/Kontakta-oss/Kontrollera-din-ansokan.html
– Sau đó đăng nhập bằng chứng minh thu điện tử (BankID) hoặc nếu không có chứng minh thư điện tử bạn phải có mã số hồ sơ (khi nộp đơn cho Sở di trú Thụy Điển bao giờ cũng sẽ có 1 mã quản lý hồ sơ của bạn).
– Nếu bạn chọn không dùng Bank ID (utan inloggning) thì bạn nhập mã số đơn mình có vào
beteckningsnummer = mã số đơn bạn nộp trực tiếp (mã đơn này sẽ được gửi về nhà bạn qua thư)
kontrollnummmer = mã số đơn bạn nộp qua web.
– Nhập các thông tin này vào, web sẽ đưa ra kết quả hồ sơ của bạn đã có quyết định hay chưa.

Với một số thông tin trên hy vọng sẽ giải quyết thắc mắc của bạn về thời hạn để giải quyết hồ sơ xin visa định cư Thụy Điển

Nguồn Migrationsverket.se och riksdag.se
Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

THÔNG TIN DU HỌC THỤY ĐIỂN (Phần 2)

Trong phần trước CĐV đã giới thiệu tới các bạn các bước nộp hồ sơ xin học tại 1 trường Đại học của Thụy Điển. Trong phần này CĐV sẽ đi sâu vào việc giới thiệu điều kiện và thủ tục tiến hành xin visa du học tại cục di trú hoặc tại đại sứ quán Thụy Điển.

I. Điều kiện để được visa du học:
Trước khi nộp hồ sơ xin visa du học các bạn cần thao khảo các điều kiện về chi phí sinh hoạt mà cục di trú yêu cầu cho mỗi học sinh, sinh viên nước ngoài theo học tại Thụy Điển. Các điều kiện đó là:

1. Bạn phải được giấy thông báo chấp nhận cho bạn nhập học tại một trong các trường đại học, cao đẳng của Thụy Điển. Giấy nhập học này phải chấp nhận bạn đi học 100%.
2. Có hộ chiếu có hạn dài
3. Có mua bảo hiểm toàn diện ở Thụy Điển
4. Trong trường hợp bạn chưa đủ 18 tuổi thì cần phải có giấy đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho bạn đi học. Trên giấy này phải có đầy đủ thông tin của người đó.
5. Có đủ khả năng tài chính: Ngoài học phí bạn phải đóng cho trường thì bạn phải có tiền sinh hoạt ăn, ở tại Thụy Điển
a. Trong trường hợp không có người thân thích. Bạn phải đáp ứng được yêu cầu tối thiểu như sau:

Kể từ 1 tháng 1 năm 2018 trở đi mức sinh hoạt cho học sinh du học là
Thời gian học  Số tiền tối thiểu bạn phải có
6 Tháng. 49 140 kronor (6 x 8 190 kronor)
12 Tháng. 81 900 kronor (10 x 8 190 kronor) Ở Thụy Điển 1 năm học chỉ kéo dài 10 tháng
13 Tháng. 90 090 kronor (11 x 8 190 kronor)

b. Nếu bạn chứng minh được có chỗ ăn ở miễn phí thì yêu cầu tối thiểu được giảm xuống như sau: 1592,50 đồng/tháng cho tiền ăn và 1592,50 đồng/tháng cho tiền ở. Sau đó nhân với số tháng mà bạn được phép đi học tại trường

II. Hồ sơ xin visa du học nộp cho cục di trú hoặc đại sứ quán Thụy Điển.

1. Đơn xin visa du học
– Nếu nộp vào đại sứ quán thì lấy mã đơn 112011 – nếu là lần đầu tiên bạn nộp đơn
– Nếu nộp vào web của cục di trú thì lấy mã đơn 105031W_A – nếu là lần đầu tiên bạn nộp đơn qua web
2. Giấy báo nhập học 100% thời gian
3. Bản coppy các giấy tờ chứng nhận bạn đã mua bảo hiểm toàn bộ thời gian bạn đi học ở Thụy Điển, cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả mọi chi phí ốm đau, bệnh tật…..trong thời gian bạn đi học tại đây.
4. Bản sao kê tài khoản ngân hàng chứng minh bạn có đủ tiền ăn học theo yêu cầu
5. Bản sao kê quyết định bạn được học bổng hoặc lương đi học….chứng minh bạn có tiền ăn học
6. Bản viết tay chứng minh sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ cho bạn đi du học, nếu bạn chưa đủ 18 tuổi.
7. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người đồng ý cho bạn đi học.
8. Có thể cục di trú sẽ yêu cầu bạn phải trích nộp giấy chứng nhận của ngân hàng có thể rút tiền tại Thụy Điển ( nêu cần thiết)

9. Đại sứ quán tùy từng nước sẽ yếu cầu thêm 1 số giấy tờ như: giấy khai sinh, hộ khẩu …

III. Quy trình giải quyết hồ sơ
1. Bạn chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên, nộp vào cục di trú hoặc làm trực tiếp trên web
2. Đóng lệ phí nộp đơn 1000 kr/người
3. Cục di trú hoặc đại sứ quán nhận đơn và xét duyệt hồ sơ – chú ý chỉ duy nhất cục di trú có quyền quyết định cấp visa
4. Khi Cục di trú có quyết định se gửi tới đại sứ quán. Nếu được chấp nhận đại sứ quán sẽ thông báo tới bạn.
5. Bạn sẽ phải hen giờ đại sứ quán để đến chụp ảnh và lấy dấu vân tay.
6. Bạn nhận thẻ cứng – ít nhất là sau một vài tuần và chuẩn bị đặt vé máy bay.

IV. Trường hợp visa du học có thể mang theo người thân
Đối với những bạn đã có gia đình (vợ/chồng, con) khi bạn được chấp nhận đơn nhập học tại một trường đại học của Thụy Điển. Vợ/chồng, con bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn xin visa theo bạn. Các quy định về trường hợp này CĐV sẽ giới thiệu tại phần sau.

 

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI TẠI THỤY ĐIỂN (Phần 1)

Thụy Điển là một trong những nước có tỷ lệ dân số tăng trưởng thấp trên thế giới, nhiều cặp vợ chồng có thể không sinh được con hoặc có thể không muốn sinh con. Họ lựa chọn phương pháp nhận con nuôi từ các nước khác trên thế giới. Da số những trẻ em được nhận này có hoàn cảnh thật đặc biệt. Trong bài viết này cộng đồng việt đi sâu vào giới thiệu thủ tục để nhận con nuôi từ Việt Nam đến Thụy Điển sinh sống với bố mẹ nuôi. Do đó sẽ có cả quy định pháp luật của Việt Nam và Thụy Điển.

Mời các bạn cùng Cộng đồng Việt tham khảo quy định về nhận nuôi con nuôi.
I. Các quy định áp dụng cho cả 2 nước
1. Cơ quan có thẩm quyền
– MFoF là cơ quan trực thuộc chính phủ Thụy Điển có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về nhận con nuôi.
– Các  văn phòng thực hiện liên lạc hỗ trợ việc nuôi con nuôi Thụy Điển xuất hiện từ năm 1969. Hiện nay tại Thụy Điển có 3 văn phòng thực hiện hỗ trợ con nuôi tại khắp nơi gồm: adoptioncemtrum, barn framför allt (BFA-A) Barnens vänner (BV). Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu vấn đề nhận nuôi con nuôi gắn liền với văn phòng adoptioncemtrum vì đây là văn phòng có liên lạc với Việt Nam để thực hiện các thủ tục nhận nuôi con nuôi.
– Chính quyền địa phương nơi cha mẹ nuôi sống, và chính quyền địa phương nơi con được nhận nuôi.
– Cục con nuôi VN.
2. Phân loại con nuôi
a. Con nuôi không chỉ định: là con là bố mẹ nuôi khi nộp đơn xin con nuôi không xác đinh em bé đó là ai. Bố mẹ nuôi chỉ cần đưa ra yêu cầu: con có khỏe mạnh, màu da, bé trai hay gái, đến từ nước nào……….thì văn phòng hỗ trợ sẽ thực hiện tìm con theo yêu cầu của bạn và liên lạc với bạn khi đã tìm được con cho bạn.
b. Con nuôi chỉ định: là con mà bố mẹ nuôi khi nộp đơn xin chỉ xác định em bé đó là ai, sống ở đâu và có hoàn cảnh như nào. Đối với người Việt Nam chủ yếu là nhận nuôi con cháu họ hàng, người thân. Khi nhận đơn này văn phòng hỗ trợ sẽ tiền hành rất nhiều thủ tục, quy định khác nhau mà chúng ta sẽ tim hiểu ở phía dưới.
3. Các bước thực hiện việc nuôi con nuôi.
– Tiếnh hành đăng ký làm thành viên của tổ chức tìm kiếm con nuôi tại Thụy Điển – adoptioncentrum
– Liên lạc với chính quyền địa phương (socialnämnden) tại nơi bạn sống để nộp đơn xin phép nuôi con nuôi, tham gia khóa đào tạo để trở thành bố mẹ. Chính quyền sẽ tiến hành điều tra xác minh thân thế của bạn. Nếu đủ điều kiện bạn sẽ được quyết định chấp nhận (medgivande). Giấy này có hiệu lực trong 3 năm.
– Gửi quyết định của chính quyền đên Adoptioncemtrum hoặc MFoF trong trường hợp nhận con nuôi chỉ định và liên lạc với trung tâm để được tư vấn chọn con đến từ nước nào?
– Gửi đơn xin con đến nước bạn chọn
– Nếu được con. trung tâm sẽ gửi thông báo tới bạn.
– Bạn du lịch nước con bạn sống
– Tiến hành các thủ tục với chính quyền địa phương con sống.
– Các thủ thục hoàn thành thì con đã là của bạn.
II. Thủ tục nhận con bên phía Thụy Điển
1. Điều kiện được nhận con nuôi.

– Những cặp vợ chồng đã kết hôn, hoặc sống chung
– Độc thận cũng có quyền nhận con nuôi, nhưng số lượng không nhiều và còn phải phù hợp với quy định nước cho con nuôi. Ưu tiên cho trẻ em được nhận nuôi có cả bố lẫn mẹ.Tại Thụy Điển, những cặp đồng giới đều có quyền như những cặp vợ chồng khác và tất nhiên họ cũng có quyền nhận nuôi con nuôi
– Người xin con nuôi phải ít nhất 25 tuổi theo luật Thụy Điển
– Pháp luật không giới hạn độ tuổi cao nhất để nhận con nuôi. Nhưng văn phòng đồng ý việc nuôi con nuôi socialnämnden chấp nhận độ tuổi cao nhất là 42.

2. Các bước thực hiện

– Việc đầu tiên mà bạn phải làm là nộp đơn xin phép chính quyền địa phương để được xin con nuôi. Bạn liên lạc với socialnämnden tại nơi bạn sống để nộp đơn xin phép nuôi con nuôi. Chính quyền sẽ tiến hành điều tra xác minh thân thế của bạn. Nếu đủ điều kiện bạn sẽ được quyết định chấp nhận (medgivande). Giấy này có hiệu lực trong 3 năm. Bạn phải tham gia khóa học cho cơ quan này tổ chức để chứng minh bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm làm cha mẹ..

– Đăng ký thành viên và đóng lện phí cho trung tâm hỗ trợ nuôi con nuôi.
– Gửi quyết định đến trung tâm hỗ trợ việc nhận nuôi con nuôi.
Nếu là nhận nuôi con nuôi chỉ định (con của họ hàng, bạn bè thì việc quyết định thuộc về MFoF. Đây là trường hợp nhận con nuôi đặc biệt, để hạn chế việc mua bán trẻ em và những trẻ em được nhận phải có lí do đặc biệt ( bộ mẹ không còn, nghiên ngập, bị bỏ rơi…..) Nên MFoF yêu cầu bạn phải có những lí do hợp lý, thuyết phục
– Viết đơn chọn nước nào sẽ nhận con. Khi đã chọn được địa phương cần thiết bạn làm đơn xin con và liên lạc với chính quyền nơi con sống
–  Khi nhận con nuôi chỉ định ( họ hàng, con bạn bè) bạn phải tự liên lạc với chính quyền địa phương nơi con sinh sống . Chờ đợi phán quyết của chính quyền địa phương xem bạn có đủ điều kiện pháp luật quy định để nhận nuôi em bé này hay không ( các giấy tờ thủ tục này lại do phía việt nam cấp và theo quy định của Pháp luật Việt Nam – giới thiệu tại phần II)
– Khi bạn được chấp nhận của chính quyền địa phương nơi con bạn sống và quyết định chấp thuận việc nuôi con theo chỉ định. Thì bạn sẽ tiến hành các thủ tục xin visa cho con tại cục di trú Thụy Điển để xin giấy định cư hợp pháp cho con.
– Đi đón con về với ngôi nhà của bạn

Chi phí:

Để nhận được con nuôi bạn sẽ phải chuẩn bị khá nhiều tiền để trả các khoản phí. Chi phí xin con nuôi có thể lên đên khoảng 250.000 Thụy Điển. Trong đó đã bao gồm các chi phí cho 2 bên tổ chưc liên lạc hỗ trợ nuôi con nuôi, các thủ tục với chính quyền địa phương và chi phí đi lại ăn ở ở nước đến nhận con

Bạn có quyền được hỗ trợ của ngân hàng để được mượn tiền làm các thủ tục nhận con nuôi. Ngân hàng SEB thường xuyên có những khách hàng mượn tiền để nhận con nuôi

Sự hỗ trợ của chính phủ.

– Từ năm 2017 bạn sẽ được hỗ trợ con nuôi lên đến 75000 Thụy Điẻn từ chính phủ.  Cơ quan chi trả là försäkringskassa. Trong trường hợp nhận con nuôi chỉ định thì không được hỗ trợ này. Đơn xin hỗ trợ phải được xin trong vòng 1 năm sau khi quyết định được nhận con nuôi có hiệu lực.

– Tiền con – barnbidrag hàng tháng vẫn được hưởng như những trẻ em khác.

– Chế độ bố mẹ ở nhà nuôi con ( föräldrapenning) được thực hiện như các trường hợp sinh con.

III. Quy định pháp luật về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam

Để hoàn thiện hồ sơ nhận nuôi con nuôi. Bạn cần phải tiến hành rất nhiều thủ tục xin phép tại Việt Nam do đó bạn cần phải có kiến thức về nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam. Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo trong thời gian tới