Tag Archives: bảo lãnh

Những điểm mới trong dự luật di trú Thụy Điển 2020

Vấn đề luật nhập cư và di trú Thụy Điển 2020 đang là đã và đang là đề tài gây chú ý nhiều nhất trong chính trường Thụy Điển khi mà phong trào bài ngoại và xu hướng chống di dân đang ngày một gia tăng.

Chính phủ Thụy Điển hôm thứ Tư thông báo; Liên minh 2 Đảng về cơ bản đã nhất trí về các bước tiếp theo cho một chính sách di cư mới của Thụy Điển sau hơn 1 năm ròng tranh cãi.

Vào tháng 9, Ủy ban Di trú trình chính phủ các đề xuất được ra bởi đại diện của mỗi Đảng trong quốc hội cũng như các chuyên gia độc lập. Nhưng các bên không thể đạt được thỏa thuận, do đó, báo cáo cuối cùng được đưa ra từ 26 đề xuất chứ không phải là một chính sách toàn diện, mỗi đề xuất được một số bên ủng hộ.

Dù sẽ có 1 số chỉnh sửa nhỏ từ nay cho đến 21/7 san năm, thời điểm luật có hiệu lực, nhưng về cơ bản là sẽ dựa trên 26 dự luật đã được thống nhất sơ bộ.

Vậy 26 đề xuất dài 600 trang của dự luật có gì?

Những thay đổi được đề xuất kể trên được chia thành năm nhóm và sẽ ảnh hưởng đến những người có ý định chuyển đến Thụy Điển như theo diện đoàn tụ, lao động, tị nạn hay “để được bảo vệ đặc biệt” sau đó xin định cư vĩnh viễn.

Sau đây là những thay đổi chính (lược dịch)

  1. Yêu cầu kiểm tra ngôn ngữ và kiến thức giáo dục đối với thường trú nhân: Hộ khẩu thường trú (vĩnh viễn) sẽ chỉ được cấp cho những người: “đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ và kiến ​​thức giáo dục của Thụy Điển, những người có thể tự nuôi sống bản thân và hòa nhập tốt vào xã hội Thụy Điển, không vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp được miễn trừ; là đối tượng người hưu trí, trẻ em hoặc các trường hợp ngoại lệ khác.

  2. Dễ dàng hơn trong việc đưa người thân đến Thụy Điển: Các thành viên gia đình của những người sống ở Thụy Điển theo giấy phép cư trú tạm thời sẽ đủ điều kiện để được cấp giấy phép cư trú gia đình. Điều đó bao gồm vợ / chồng, bạn đời chung sống, con cái chưa kết hôn của người bảo lãnh hoặc người bạn đời của người bảo lãnh và các thành viên gia đình thân thiết khác có “mối quan hệ phụ thuộc đặc biệt” ở nước sở tại.

  3. Miễn các yêu cầu về chu cấp cho các đối tượng là công dân Thụy Điển, EEA, Thụy Sĩ và Anh Quốc. Ngoài ra, bất kỳ ai đưa một thành viên gia đình hoặc vợ / chồng đến Thụy Điển hiện phải chứng minh rằng thu nhập và diện tích nhà của họ đủ để hỗ trợ các thành viên trong gia đình. Mọi lời mời làm việc không chính thống khác, hoặc khai là tiết kiệm hay thu nhập độc lập của thành viên trong gia đình thì đều không được tính vào thu nhập. Theo các đề xuất mới, điều này sẽ không còn áp dụng nếu thành viên gia đình đã ở Thụy Điển là công dân của Thụy Điển, một quốc gia EEA, Thụy Sĩ hoặc Vương quốc Anh và người xin giấy phép là vợ / chồng hoặc bạn đời chung sống của họ.

  4. Giấy phép cư trú tạm thời cho người tị nạn: Trước đây, giấy phép cư trú vĩnh viễn từng là “ba rem” ở Thụy Điển đối với người theo diện tị nạn, nhưng kể từ năm 2016, người theo diện tị nạn mặc định chỉ được giấy phép tạm trú. Và điều này đang tiếp có mặt trong dự thảo.

  5. Yếu tố nhân đạo: Chiếu theo luật hiện hành, mọi người có thể được cấp quyền cư trú ở Thụy Điển để được bảo vệ nếu họ thuộc diện người tị nạn hoặc “những người khác cần được bảo vệ”. Còn theo các đề xuất mới, nhằm không để bỏ lọt đồng thời khỏa lập bởi luật hiện hành, một giải pháp mới tinh mang tính toàn diện sẽ được đưa vào nhằm áp dụng chung cho tất cả các trường hợp thuộc diện cần phải ở lại Thụy Điển vì lý do nhân đạo. Nghĩa là sẽ có 1 quy tắc chung để giải quyết 1 cách thống nhất nếu như trường hợp đó thuộc diện nhân đạo, thay vì phân loại như hiện tại.

Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh người thân định cư Thụy Điển

“Bảo lãnh người thân định cư Thụy Điển” Đây là 1 chủ đề rất nhiều người quan tâm trong những năm gần đây do sự phát triển ngoại giao của Việt Nam và Thụy Điển nên việc di cư giữa 2 nước ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên đây là 1 chủ đề lớn bao gồm nhiều phần nên CDV sẽ chia tách thành 1 series với nhiều nội dung với mục đính viết các công đoạn chuẩn bị từ A-Z để bất kỳ ai cũng có thể tự chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh nộp cho Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển bao gồm các phần:

1. Thủ tục bảo lãnh vợ chồng , người yêu sang định cư Thụy Điển ( chuẩn bị giấy tờ , và các thứ liên quan )
2. Hướng dẫn điền hồ sơ định cư Thụy Điển theo diện bảo lãnh vợ chồng hoặc người yêu
3.Qui định của sở di dân Thụy Điển về các điều kiện của người bảo lãnh để bảo lãnh vợ chồng hoặc người yêu định cư Thụy Điển

Dưới đây là phần những hồ sơ và thủ tục bảo lãnh vợ chồng, người yêu định cư Thụy Điển :

1) Hai mẫu đơn số 161011 – 239011 đối với người lớn đối với người lớn và 163011 – 239011 đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Đơn phải được điền một cách sạch sẽ và đầy đủ các chi tiết bằng tiếng Anh . Đơn do Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển cấp miễn phí hoặc đương sự tự lấy trên trang web : www.swedenabroad.com/hanoi

2) Ba hình 3,5 x 4,5 mới chụp không quá 1 tháng (nền trắng) , dán vào tờ đơn 2 hình, 1 hình nộp rời.

3) Hai bản photo hộ chiếu

4) Hai photo khai sinh (*)

5) Hai bản photo hộ khẩu gia đình (*)

6) Giấy tờ liên quan giữa người mời và người được mời (hai bản mỗi loại):

– Nếu bảo lãnh diện hôn phu hôn thê : bản gốc giấy chứng nhận độc thân do Phường/Xã cấp (*)

– Nếu bảo lãnh diện vợ chồng : bản sao giấy hôn thú hoặc giấy đăng ký kết hôn tại nước ngoài.
○ Nếu đã ly dị phải nộp bản sao giấy quyết định ly dị của tòa án (*)
○ Nếu chồng/vợ trước đã mất phải nộp bản sao giấy chứng tử (*)

– Nếu bảo lãnh diện cha mẹ con cái : bản sao giấy khai sinh của người con (*)
○ Nếu là con nuôi phải nộp giấy cho phép nhận con nuôi (*).
○ Nếu đã ly dị và muốn đem con chung của vợ/chồng trước đi cùng thì phải nộp bản gốc giấy chấp thuận của người vợ/chồng (đã ly dị) đồng ý cho con đi Thụy Điển (*)

– Nếu bảo lãnh theo diện anh chị em: bản sao giấy khai sinh của cả hai bên (*)
Nếu không sao lục được giấy khai sinh Việt Nam thì phải nộp bản gốc giấy xác nhận của chính quyền địa phương rằng người bảo lãnh và người nộp đơn có mối quan hệ ruột thịt (*).
7) Hai bản trích lục đăng ký dân số (Personbevis hoặc Extract of Population Register) của người bảo lãnh ở Thụy Điển ( giấy này do Cục Thuế địa phương Thụy Điển cấp).
8) Hai bản photo hộ chiếu của người bảo lãnh
9) Biên lai đóng lệ phí. Nộp lệ phí tại bất kỳ ngân hàng ANZ nào tại Việt Nam (Kiểm tra mức lệ phí với Tổng Lãnh Sự trước khi nộp tiền )
+ Tên tài khoản : Embassy of Sweden-UM
+ Số tài khoản : 6143432

Ghi chú 1 (*) : Tất cả các loại giấy tờ có đánh dấu (*) ở mục 4, 5, 6 phải được dịch sang tiếng Anh bởi Phòng Tư pháp và được hợp thức hóa tại Sở Ngoại Vụ Tp, Hồ Chí Minh (địa chỉ : số 6 Alexandre de Rhodes, Quận 1 , Tp. HCM). Khi mang hồ sơ tới nộp, yêu cầu mang theo bản gốc để đối chiếu.
Ghi chú 2 : với các cá nhân khác ở Hà Nội thì sẽ hợp thức hóa hồ sơ tại Sở Ngoại Vụ Hà Nội.

Hồ sơ có thể được nộp tại Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển. Sau khi nhận hồ sơ, Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển sẽ thông báo ngày phỏng vẫn. Khi được chấp thuận, người nộp đơn phải ra Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội vào các chiều thứ ba hoặc thứ 5 hàng tuần để được chụp hình và lấy dầu vân tay.

Ngoài những giấy tờ cơ bản được đính kèm theo đơn xin như trên, người nộp đơn có thể sẽ được yêu cầu bổ túc thêm những giấy tờ cần thiết trước hoặc sau khi phỏng vấn. Dù được chấp thuận hay không, hồ sơ và lệ phí sẽ không được hoàn trả lại.