Những điểm mới trong dự luật di trú Thụy Điển 2020

Vấn đề luật nhập cư và di trú Thụy Điển 2020 đang là đã và đang là đề tài gây chú ý nhiều nhất trong chính trường Thụy Điển khi mà phong trào bài ngoại và xu hướng chống di dân đang ngày một gia tăng.

Chính phủ Thụy Điển hôm thứ Tư thông báo; Liên minh 2 Đảng về cơ bản đã nhất trí về các bước tiếp theo cho một chính sách di cư mới của Thụy Điển sau hơn 1 năm ròng tranh cãi.

Vào tháng 9, Ủy ban Di trú trình chính phủ các đề xuất được ra bởi đại diện của mỗi Đảng trong quốc hội cũng như các chuyên gia độc lập. Nhưng các bên không thể đạt được thỏa thuận, do đó, báo cáo cuối cùng được đưa ra từ 26 đề xuất chứ không phải là một chính sách toàn diện, mỗi đề xuất được một số bên ủng hộ.

Dù sẽ có 1 số chỉnh sửa nhỏ từ nay cho đến 21/7 san năm, thời điểm luật có hiệu lực, nhưng về cơ bản là sẽ dựa trên 26 dự luật đã được thống nhất sơ bộ.

Vậy 26 đề xuất dài 600 trang của dự luật có gì?

Những thay đổi được đề xuất kể trên được chia thành năm nhóm và sẽ ảnh hưởng đến những người có ý định chuyển đến Thụy Điển như theo diện đoàn tụ, lao động, tị nạn hay “để được bảo vệ đặc biệt” sau đó xin định cư vĩnh viễn.

Sau đây là những thay đổi chính (lược dịch)

  1. Yêu cầu kiểm tra ngôn ngữ và kiến thức giáo dục đối với thường trú nhân: Hộ khẩu thường trú (vĩnh viễn) sẽ chỉ được cấp cho những người: “đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ và kiến ​​thức giáo dục của Thụy Điển, những người có thể tự nuôi sống bản thân và hòa nhập tốt vào xã hội Thụy Điển, không vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp được miễn trừ; là đối tượng người hưu trí, trẻ em hoặc các trường hợp ngoại lệ khác.

  2. Dễ dàng hơn trong việc đưa người thân đến Thụy Điển: Các thành viên gia đình của những người sống ở Thụy Điển theo giấy phép cư trú tạm thời sẽ đủ điều kiện để được cấp giấy phép cư trú gia đình. Điều đó bao gồm vợ / chồng, bạn đời chung sống, con cái chưa kết hôn của người bảo lãnh hoặc người bạn đời của người bảo lãnh và các thành viên gia đình thân thiết khác có “mối quan hệ phụ thuộc đặc biệt” ở nước sở tại.

  3. Miễn các yêu cầu về chu cấp cho các đối tượng là công dân Thụy Điển, EEA, Thụy Sĩ và Anh Quốc. Ngoài ra, bất kỳ ai đưa một thành viên gia đình hoặc vợ / chồng đến Thụy Điển hiện phải chứng minh rằng thu nhập và diện tích nhà của họ đủ để hỗ trợ các thành viên trong gia đình. Mọi lời mời làm việc không chính thống khác, hoặc khai là tiết kiệm hay thu nhập độc lập của thành viên trong gia đình thì đều không được tính vào thu nhập. Theo các đề xuất mới, điều này sẽ không còn áp dụng nếu thành viên gia đình đã ở Thụy Điển là công dân của Thụy Điển, một quốc gia EEA, Thụy Sĩ hoặc Vương quốc Anh và người xin giấy phép là vợ / chồng hoặc bạn đời chung sống của họ.

  4. Giấy phép cư trú tạm thời cho người tị nạn: Trước đây, giấy phép cư trú vĩnh viễn từng là “ba rem” ở Thụy Điển đối với người theo diện tị nạn, nhưng kể từ năm 2016, người theo diện tị nạn mặc định chỉ được giấy phép tạm trú. Và điều này đang tiếp có mặt trong dự thảo.

  5. Yếu tố nhân đạo: Chiếu theo luật hiện hành, mọi người có thể được cấp quyền cư trú ở Thụy Điển để được bảo vệ nếu họ thuộc diện người tị nạn hoặc “những người khác cần được bảo vệ”. Còn theo các đề xuất mới, nhằm không để bỏ lọt đồng thời khỏa lập bởi luật hiện hành, một giải pháp mới tinh mang tính toàn diện sẽ được đưa vào nhằm áp dụng chung cho tất cả các trường hợp thuộc diện cần phải ở lại Thụy Điển vì lý do nhân đạo. Nghĩa là sẽ có 1 quy tắc chung để giải quyết 1 cách thống nhất nếu như trường hợp đó thuộc diện nhân đạo, thay vì phân loại như hiện tại.

Xem thêm

nghề nail ở Thụy Điển thường tuyển lao động từ Việt Nam

Định cư Thụy Điển theo diện lao động tốn bao nhiêu tiền ?

Cộng Đồng Việt thường hay nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề định cư …

Hưu bổng do Pensionmyndigheter quản lý

Chế độ lương hưu của người Thụy Điển như thế nào ?

Một chủ đề rất đáng được quan tâm của chúng ta, mỗi người Việt Nam …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.