Tag Archives: CSN

Những quyền lợi cần biết khi “bị” trở thành cha/mẹ đơn thân bất đắc dĩ ở Thụy Điển

Ở Thụy Điển làm bố/mẹ đơn thân không khổ về mặt vật chất như nhiều người lo lắng vì an sinh xã hội ở Thụy Điển thuộc hàng đầu thế giới. Luật pháp Thụy Điển đã có những chính sách đến không ngờ nhằm hỗ trợ cho một người cha/mẹ đơn thân nuôi con để trẻ phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó các quyền lợi này cũng áp dụng cho những cha/mẹ đơn thân dắt theo con mới định cư ở Thụy Điển chung sống với người Thụy Điển theo diện sambo/hôn phu/hôn thê hoặc kết hôn luôn nhé !

Trong bài viết này xin giới thiệu đến quí đọc giả về những quyền lợi  mà một người cha/mẹ đơn thân được hưởng để nuôi dạy thế hệ mầm non tương lai của Thụy Điển . Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên like và share để ủng hộ tác giả sẽ viết nhiều bài hay hơn trong tương lai.

So với cuộc sống ở Việt Nam, ở Thụy Điển khiến nhiều người rất dễ bị bệnh trầm cảm đặc biệt là nữ giới . Vậy nên theo thống kê của Thụy Điển, tỉ lệ ly dị của các đôi vợ chồng sống tại Thụy Điển hơn 50% . Do đó sẽ không ngạc nhiên khi việc làm cha/mẹ đơn thân ở Thụy Điển cũng là điều hết sức bình thường. Bên cạnh đó các nhà lập pháp Thụy Điển cũng đã chuẩn bị sẵn những tình huống như vậy xảy ra nên họ cũng xây dựng những chính sách rất tốt cho quyền lợi của những người phải nuôi con một mình. Dưới đây là những thông tin về quyền lợi của họ khi phải đơn thân nuôi con :

1.Đầu tiên là cha/mẹ đơn thân nuôi con ở Thụy Điển được tiền trợ cấp nuôi con được gọi là: barnbidrag 100% . Số tiền này được tính như sau : trợ cấp trẻ em là 1.250 kronor mỗi tháng và được miễn thuế. Ngoài ra, nếu một gia đình có nhiều con, thì  khoản trợ cấp con được trảs sẽ nhiều hơn cụ thể là : hai đứa trẻ cho 2.500 kronor cộng với một khoản bổ sung gọi là tiền cho nhiều trẻ em là 150 kronor. Với ba đứa trẻ số tiền này sẽ là: 3.750 SEK cộng với  730 kr, bốn đứa trẻ được : 5.000 kronor cộng với một bổ sung thêm là 1.740 kronor. Kể từ đứa trẻ thứ năm, 1.250 SEK bổ sung được trả cho mỗi đứa trẻ mỗi tháng.

2.Sô tiền thứ hai được gọi là tiền : underhållstöd 100% ( tạm dịch là tiền hỗ trợ sinh kế)  cho con xa cha/mẹ cũng trên: 1500kr/Tháng cho cha/mẹ đơn thân. Số tiền này  sẽ do försäkringskassan (cơ quan Bảo hiểm xã hội).

3. Sô tiền thứ ba được gọi là tiền bostadsbidrag ( tạm dịch là hỗ trợ tiền nhà) : số tiền này tùy theo thu nhập mà mỗi người được hưởng khác nhau. Nhung ở tình trạng cha/mẹ đơn thân thường sẽ được mức cao nhất .

4. Nếu không có thu nhập và con còn nhỏ thì cha/mẹ đơn thân sẽ không phải đóng tiền gửi nhà trẻ (dagis) . Số tiền này khác với tiền học phí dành cho trẻ đã đi học ở các trường học.

5.Tiền mama/papa ledigt (tạm dịch tiền ở nhà trông con) . Số tiền này sẽ được hưởng tùy theo thu nhập và tùy theo việc em bé có cha/mẹ cùng nuôi hay không. Nếu có cha nhưng không cùng nuôi thì người mẹ này vẫn đuoc chia 240 ngày. Còn nếu không có Cha thì người mẹ được hưởng trọn 480 ngày. ( Việc không có cha được căn cứ khi đứa nhỏ sinh ra người cha có ký giấy nhận con hay không ?)

6.Việc xin hỗ trợ xã hội nếu muố nhận trợ cấp xã hội cũng sẽ dễ dàng hơn do vậy mà khi con còn nhỏ các bậc phụ huynh thường chọn cách đi học . 1 là bổ sung năng lực kiến thức để chuẩn bị cho tương lai, 2 là sẽ có nhiều thời gian trông con hơn.

7. Khi chọn cách đi học cha/mẹ đơn thân có thể xin thêm tiền csn ( Được dịch là tiền hỗ trợ học bổng) . Vi theo cách này học sẽ được nhận tiền học bổng ngoài ra có thể vay thêm chính phủ .

Chú ý : Tiền CSN có 2 loại : 1 là tiền hỗ trợ không hoàn lại và tiền vay. Tiền vay này sẽ phải trả lại khi bạn đi làm nhưng được tính lãi suất rất thấp.

Lý giải thêm vì sao cha/mẹ đơn thân thường chọn cách đi học vì theo cách này việc tính thu nhập của họ sẽ được tính là không có thu nhập và do đó họ được nhận tiền hỗ trợ tiền học  + thêm có thể vay +  tiền hỗ trợ tiền nhà được tính ở mức cao  + tiền  con xacha/mẹ  + tiền hỗ trợ tiền con + không phải đóng tiền cho trẻ đi nhà trẻ hoặc fritid .

Từ cách tính trên cho thấy quyền lợi của cha/mẹ đơn thân nếu không có đi làm vẫn  có thể đạt được thu nhập như một người đi làm bình thường 100% và còn có nhiều thời gian hơn để chăm sóc con . Tức là thu nhập có thể đạt đến 15000 đến 16000 kronor khi vào đến tài khoản.

Và nếu cha /mẹ đơn thân không đi làm thì cũng được hưởng ưu đãi là tiền gửi nhà trẻ không phải đóng: khoảng 1000 kronor nữa .

So với những người đi làm thì họ phải đóng 1000 kronor/tháng nên cũng có thể xem là 1 khoảng thu nhập không hiện hữu đối với cha/mẹ đơn thân.

Bên cạnh đó còn 1 điều nữa là những người cha/mẹ đơn thân khi đi làm thì họ cũng phải chọn ít thời gian làm việc hơn cho việc trong chăm sóc trẻ  để nhận được hỗ trợ tiền nhà theo mức thu nhập.

Qua bài viết này mong rằng sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho những cha/mẹ đơn thân đang khó khăn về tài chính có thể nhờ sự trợ giúp của nhà nước. Nếu quí vị gặp khó khăn gì hãy mail về cho chúng tôi tại địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com để nhận được sự tư vấn thích hợp nhất.

Hãy đừng tiếc 3 giây để click vào like và chia sẻ nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập và phổ biến kinh nghiệm, thông tin về các chính sách định cư Thụy Điển giúp quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Kiến thức cơ bản cho người Việt sống tại Thụy Điển

Lời mở đầu : Xuất phát từ việc mong muốn chia sẻ thông tin và giúp cho cộng đồng người Việt đang sống tại Thụy Điển hay ngoài Thụy Điển hiểu rõ hơn những vấn đề khái niệm cơ bản mà 1 người cần phải biết khi muốn định cư tại Thụy Điển, https://congdongviet.se (CDV) cố gắng thực hiện 1 số bài viết hướng dẫn cũng như giải thích các thủ tục hành chính cơ bản để mọi người khi cần có thể tham khảo theo hướng dẫn sau đây.

Nội dung trong các bài viết này  CDV sẽ đề cập đến các vấn đề mà nhiều người rất quan tâm :

1. Thủ tục khai báo cơ quan chính quyền khi vào Thụy Điển

2.Thủ tục xin cấp mã số cá nhân (personbevis) mà Việt nam gọi là : số chứng minh nhân dân.

3.Thủ tục xin nhập học SFI

4.Thủ tục xin gia hạn hay xin giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển

5. Thủ tục xin cấp quốc tịch

6. Thủ tục xin trợ cấp tiền học từ CSN

7. Các thủ tục khác….

Trước khi đi vào các thủ tục CDV sẽ bắt đầu giải thích 1 số tên cơ quan chính quyền Thụy Điển có liên quan để các anh chị em hiểu rõ hơn sau này sẽ làm các thủ tục khác.

Trên tinh thần xây dựng và cung cấp thông tin đến cộng đồng không vì bất kỳ mục đích lợi nhuận nào khác nên CDV mong muốn nhận được ý kiến đóng góp chân thành của đọc giả trong trường hợp các thông tin dưới đây có sai hoặc không chính xác. Mong nhận được sự hợp tác.

Khi bạn đặt chân đến Thụy Điển để định cư điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là :

1. ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU (link : skatteverket.se)

Tại sao phải đến Sở Thuế để làm việc này ?

Khi đến Thụy Điển định cư bạn cần phải đến cơ quan này tại địa phương để thông báo bạn đã đến để họ có thể cấp cho bạn mã số cá nhân ( gọi là personnumer gồm có 10 số theo cấu trúc sau : namsinh-thangsinh-ngaysinh-4 số đuôi) . Với 10 con số này bạn sẽ được các quyền lợi cơ bản như sau:

1. Được pháp luật Thụy Điển bảo vệ

2. Được đi học theo chương trình ngôn ngữ dành cho người di dân gọi tắt là SFI – mình sẽ giải thích sau.

3.Được khám bệnh và chữa bệnh theo qui định y tế Thụy Điển ( Việc này rất quan trọng vì nếu bạn không có 10 con số cá nhân (personnummer) thì chi phí khám và chữa bệnh sẽ khác hoàn toàn đấy nhé ! )

4. Các quyền lợi khác : như xin tiền trợ cấp con cái v.v…

Khi đến Sở thuế nhớ mang theo hộ chiếu và những giấy tờ mà chứng minh được là bạn được phép định cư hoặc tạm trú. Mang theo cả giấy kết hôn hoặc giấy khai sinh của các con, nếu bạn có những giấy tờ đó. Tùy thuộc vào từng vùng và thành phố mà quyền lợi và nghĩa vụ của bạn sẽ có khác 1 chút so với tỉnh khác.

Ngoài ra cơ quan này còn có các chức năng khác :

1. Khai báo khi bạn di chuyển chỗ ở

2.Xin đổi tên

3.Đăng ký kết hôn

Một số thủ tục trên bạn có thể thực hiện khai báo qua trang web mà không cần đế trực tiếp Sở Thuế qua đường dẫn sau:

https://www.skatteverket.se/privat.4.76a43be412206334b89800052864.html

(Sẽ có bài hướng dẫn khai báo các thủ tục trên thông qua trang web ở các loạt bài kế tiếp)

2. GIẤY CHỨNG MINH ( LEGITIMATION hay ID-kort )


Như đã nói trên , khi bạn đã đến Sở Thuế khai báo thông tin thì họ sẽ cấp cho bạn cái gọi là ID-kort, trên đó sẽ có mã số cá nhân gọi là personnummer bao gồm 10 số. Bạn buộc phải có 10 con số này khi muốn sống và định cư hợp pháp trên đất Thụy Điển. Cũng giống như ở VN bạn phải có giấy Chứng Minh Nhân Dân ). Ngoài ra Thụy Điển cũng chấp nhận giấy phép lái xe như một ID-kort thứ 2 của bạn.

Tuy nhiên người dưới 13 tuổi thì không có thủ tục này.

Thủ tục xin cấp ID-kort và Personnummer:

1. Phải đóng tiền lệ phí là 400 kr.

2. Thời gian khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

3.Khi đi làm thủ tục này : phải mang theo hộ chiếu, giấy phép tạm trú hoặc các giấy tờ có liên quan chứng minh bạn được cấp phép sống tại Thụy Điển.

3.QUĨ BẢO HIỂM XÃ HỘI (FÖRSÄKRINGSKASSAN)

link : Click vào đây để vào trang chủ của Försakringskassan


Khi nào bạn được số cá nhân thì hãy đến đăng ký tại Quĩ bảo hiểm xã hội. Hãy mang bản sao giấy phép cư trú khi bạn đến đăng ký. Bạn phải đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì mới được giúp đỡ để được những tiêu chuẩn bạn được hưởng. Ví dụ về một số trợ cấp về kinh tế từ Quĩ bảo hiểm xã hội: Trợ cấp nhà ở (Bostadsbidrag) Trợ cấp nhà ở để giúp bạn có khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà. Nếu bạn không có nhà ở thì có thể xin trợ cấp nhà ở nếu bạn sống cùng các con của bạn. Điều quan trọng là bạn phải thông báo cho Quĩ bảo hiểm xã hội biết nếu bạn chuyển đi, nếu gia đình thêm người, tăng thu nhập hoặc tiền thuê nhà thay đổi. Nếu bạn nhận được trợ cấp nhà ở nhiều thì sẽ phải trả lại. Trợ cấp trẻ em (Barnbidrag) Nếu bạn đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì sẽ được trợ cấp cho con dưới 16 tuổi và có giấy phép định cư. Tiền trợ cấp được trả tự động khi bạn đăng ký con mình vào Quĩ bảo hiểm xã hội. Tiền hỗ trợ nuôi con (Underhållsstöd) Nếu bạn ly hôn và sống cùng con thì người cha/mẹ kia phải trả tiền hỗ trợ nuôi con. Nếu người cha/mẹ kia không trả được, thì bạn có thể được giúp đỡ của Quĩ bảo hiểm xã hội. Nếu người cha/mẹ kia bị chết, thì bạn có thể được hỗ trợ của Quĩ hưu trí. Tiền nghỉ đẻ (Föräldrapenning) Gia đình với trẻ em dưới 8 tuổi được tiêu chuẩn nghỉ đẻ. Nếu bạn ở nhà để chăm sóc con bạn thì bạn được tiền nghỉ đẻ.

4.SFI – TIẾNG THỤY ĐIỂN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (SVENSKA FÖR INVANDRARE)

Khi bạn đến Thụy Điển , bạn được quyền tham gia khóa học SFI là khóa học ngôn ngữ Thụy Điển dành cho người di dân. Tất cả học phí và sách vở đều hoàn toàn miễn phí. Thời gian bạn được học tối đa hiện nay khoảng 600 giờ . Bạn buộc phải hoàn thành khóa học này để có thể tiếp tục được đi học ở các trường bình thường dành cho người dân Thụy Điển hoặc bạn muốn học nghề. Ngoài ra bạn muốn nhận được tiền học bổng từ cơ quan CSN thì bạn cũng buộc phải hoàn thành khóa học SFI này. Cho nên cố gắng hoàn thành SFI này nhanh càng tốt nhé ( Để sau đó vừa đi học vừa có tiền 🙂 )

Hiện nay có rất nhiều trang web học SFI online: (mình sẽ cập nhật khi trong thời gian tới để cho người nào cần)

1. http://www.digitalasparet.se/

5.Sở lao động (ARBETSFÖRMEDLINGEN)

(link: www.arbetsformedlingen.se)

Đây là cơ quan có chức năng giới thiệu việc làm cho bạn khi bạn cần kiếm việc làm. Bạn cần phải đăng ký với cơ quan này để họ cử người theo dõi và giúp đỡ bạn trong việc tư vấn chọn nghề cũng như hướng dẫn bạn các thủ tục khác. Người này gọi là : handläggare. Khi đi gặp người này bạn nhớ mang theo tất cả các bằng cấp bạn từng học hoặc từng hoàn tất để họ có thể biết được khả năng của bạn và giúp bạn chọn công việc phù hợp.

6.CSN: Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cho việc học

(link : http://csn.se)

Đây là trung tâm giúp cho những bạn có nhu cầu học sau chương trình SFI tiếp tục học trung học, hay đại học. Điều kiện bắt buộc của trung tâm này hiện nay là bạn phải hoàn thành xong khóa học SFI và có giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển (Upperhållstillstånd). Hoặc trong 1 số trường hợp đặc biệt như bạn chưa có giấy định cư nhưng có con sinh tại Thụy Điển thì vẫn có thể làm đơn xin cứu xét.

Cách nhanh nhất và tốt nhất để làm đơn bạn truy cập vào trang web sau và tạo 1 tài khoản : https://www.csn.se/bas/

(Sẽ có 1 bài hướng dẫn về cách thức xin tiền hỗ trợ CSN)

7.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG MẪU GIÁO (FÖRSKOLA)

Trẻ em được đi nhà trẻ từ khi một tuổi, cho đến hết năm đủ tuổi đi học. Hãy đăng ký cho con bạn bốn tháng trước khi ngày bạn muốn con bắt đầu. Bạn hãy làm như sau để xin cho con bạn vào trường mẫu giáo công lập (kommunala förskolor): Hãy điền vào mẫu đơn mà có thể lấy từ phòng công dân trong trang (medborgarkontor) Bạn được thông báo khi nào có chỗ chống. Để được chỗ đó thì bạn phải nhận lời bằng cách trả lời vào thư trả lời theo thời gian nhất định. Nếu bạn không trả lời thì con bạn mất chỗ và đơn đăng ký chỗ bị hủy. Khi bạn được chỗ thì bạn phải gửi thông tin về thu nhập tới phòng kinh tế (Debiteringsenheten). Nếu bạn không làm việc này thì phải trả lệ phí cao nhất. Bạn cũng có thể đăng ký chỗ ở các trường dân lập. Đăng ký trực tiếp tại các trường mẫu giáo. Thông tin về các trường đó có tại Trường mẫu giáo công lập mở cửa các ngày thường, thứ hai – thứ sáu 06.15 – 17.30. Nếu cần thiết thì kéo dài đến 18.30. Tất cả trẻ em có quyền xin vào trường công lập, 15 tiếng mỗi tuần, từ mùa thu đứa trẻ sinh nhật ba tuổi.

8.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG (GRUNDSKOLA)

Trẻ em mới nhập cư, ở độ tuổi 6 đến 16 phải đến phòng Mosaikskolan để đăng ký vào trường. It nhất một cha/mẹ hoặc người giám hộ phải đi cùng đứa trẻ. Trường phổ thông là bắt buộc với trẻ em từ 7-16 tuổi. Trẻ em và phụ huynh hoặc người giám hộ phải trình giấy chứng minh thư. Thẻ được phép cư trú do Cục di dân cấp cũng dùng được. Nếu bạn đi làm hoặc đi học thì con bạn được chỗ ở nhà sinh hoạt ngoài giờ (fritidshem). Tiêu chuẩn này dành cho trẻ em bắt đầu đi mẫu giáo cho đến khi 13 tuổi. Nhà sinh hoạt này mở cửa trước khi buổi học bắt đầu và sau khi buổi học kết thúc. Hãy hỏi trường học của con bạn xem thủ tục đăng ký chỗ như thế nào.

9.CỤC DI DÂN (MIGRATIONSVERKET)

( link : http://www.migrationsverket.se)

 

Cục di dân là cơ quan xét đơn của những người muốn cư trú tại Thụy điển, sang thăm, xin vào quốc tịch hoặc cần bảo vệ vì bị truy nã. Tại Cục di dân bạn được giúp về những việc:
• gia hạn giấy phép tạm trú (uppehållstillstånd)
• đăng ký quyền cư trú (uppehållsrätt)
• quốc tịch Thụy điển (medborgarskap)
• giấy thông hành (resedokument)
• hộ chiếu cho người vô quốc tịch (främlingspass)
• gia hạn giấy phép sang thăm (besökstillstånd)

Y TẾ (SJUKVÅRD)

Tất cả mọi người sống và đăng ký hộ khẩu tại Thụy điển đều có tiêu chuẩn hưởng dịch vụ y tế. Nếu bạn cần khám bệnh thì đầu tiên nên liên lạc với trung tâm y tế (vårdcentral). Bạn có thể tự chọn trung tâm y tế để đăng ký xin khám ở đó. Nếu bạn ốm và cần hỏi gì đó, bạn có thể gọi điện đến trung tâm tư vấn y tế (Sjukvårdsupplysningen). Ở đó có người y tá có thể cho bạn lời khuyên hoặc hướng dẫn bạn đến đúng nơi để khám chữa bệnh. Khi bị bệnh nặng và phải cấp cứu hoặc bị tai nạn thì bạn có thể đến phòng cấp cứu (Akutmottagningen). Hãy gọi đến 1177 trước khi đi, để được cố vấn nếu bạn có phải vào cấp cứu không. Nếu rất vội và nếu bạn cần xe cứu thương thì gọi đến 112. Tại www.1177.se bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về y tế ở Skåne. Ở đó bạn có thể tìm thấy các trung tâm y tế mà bạn có thể lựa chọn, được thông tin về các căn bệnh và các quyền lợi về y tế vv. Nếu bạn cần phiên dịch thì phòng y tế có thể dàn xếp. Bạn được quyền có người phiên dịch miễn phí. Trẻ em dưới sáu tuổi nên liên lạc với trung tâm chăm sóc trẻ em (barnavårdscentral). Ở đó họ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em và tiêm chủng. Ở đó bạn cũng được cố vấn về mọi việc và theo dõi về sự phát triển của con bạn. Phụ nữ mang thai được kiểm tra sức khỏe của mình và thai nhi tại phòng phụ khoa (barnmorskemottagning). Ở đó bạn được cố vấn về các vấn đề liên quan đến tình dục. Phòng phụ khoa cũng có cùng số điện thoại với ”Bác sĩ phụ khoa trực tiếp” (”Barnmorska direkt”). Xem dưới đây để dược các thông tin liên lạc. Khi bạn đi khám bác sĩ thì thường phải trả một lệ phí. Bạn có thể sưu tập vào thẻ chi phí cao(högkostnadskort). Bạn trả lệ phí nhiều nhất 1100:- trong một năm. Nếu bạn không đến khám như lời hẹn thì bạn phải trả gấp đôi tiền lệ phí. Tiền phạt này không được tính vào thẻ chi phí cao. Nếu bạn biết là không thể đi khám được theo giờ hẹn thì phải gọi điện hủy giờ trước 24 giờ

DỊCH VỤ NHA KHOA (TANDVÅRD)

Bạn có thể được tự chọn dịch vụ nha khoa tư nhân hoặc dịch vụ nha khoa nhà nước. Người lớn phải trả phần lớn tiền lệ phí dịch vụ. Một phần được được Quĩ bảo hiểm xã hội trợ cấp, nếu bạn đăng ký hộ khẩu ở khu vực đó. Trẻ em dưới 20 tuổi được dịch vụ miễn phí. Các cháu được kiểm tra thường xuyên từ lúc 3 tuổi. Nếu con bạn cần khám cấp cứu thì bạn tự gọi điện đến nha sĩ. Nếu cần dịch vụ cấp cứu thì trước tiên bạn hãy liên lạc với nha sĩ mà bạn thường hay gặp. Nếu bạn cần giúp đỡ vào buổi tối hoặc ngày lễ thì gọi điện đến 1177, để được thông tin của bác trực.

NHÀ Ở (BOSTAD)

Ở Malmö có phòng giới thiệu nhà ở tên là Boplats Syd. Bạn có thể xếp hàng ở đó để được thuê căn hộ. Họ xắp xếp theo thứ tự. Thời gian xếp hàng càng lâu thì cơ hội được căn hộ càng cao. Bạn có thể đăng ký trong trang web của Boplats syd hoặc tại văn phòng của họ. Bạn cũng có thể xin nhà ở qua mối quan hệ cá nhân hoặc liên hệ trực tiếp với các chủ nhà. Họ thường có những qui định riêng và các hệ thống bếp riêng.

TỪ VỰNG (ORDLISTA)

    • Hộ khẩu (Folkbokföring) Hộ khẩu có nghĩa là nơi bạn đăng ký cư trú. Nhiều quyền lợi và nghĩa vụ liên qua đến việc bạn có đăng ký hộ khẩu hay không, và đăng ký ở đâu.

Dich vụ nha khoa của nhà nước (Folktandvården) Dịch vụ nha khoa của nhà nước là dịch vụ nha khoa do nhà nước thực hiện. Ngoài ra có dịch vụ nha khoa tư nhân do các công ty tư nhân thực hiện.