Tag Archives: đại sứ quán

Cách thức liên lạc đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển

Cách 1: liên hệ với Đại Sứ Quán Việt Nam tại Thụy Điển qua Điện thoại trực tiếp

Số Hotline: +46-08-5562 1095/1077/1079/1071

Lưu ý: Đại Sứ Quán chỉ trả lời điện thoại vào các buổi chiều thứ 3, thứ 4, thứ 5 từ 14h đến 17h

Nếu liên hệ số hotlie không được, có thể trực tiếp liên hệ với cán bộ đại sứ, với các số điện thoại như sau:

Ông Trần Bảo Toàn – Tham tán, Người thứ hai – Sdt 0046-8-5562 1095
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán Thương mại – Sdt 0046-8-322 666
Ông Lê Việt Hà – Bí thư thứ nhất – Sdt 0046-8-5562 1074
Bà Phạm Thị Quyên – Bí thư thứ hai – Sdt 0046-8-5562 1079
Ông Nguyễn Thanh Tùng- Bí thư thứ hai – Sdt 0046-8-328 550​
Bà Vũ Thị Quỳnh Anh – Bí thư thứ ba – Sdt 0046-8-5562 1071

Lưu ý: Giờ trả lời điện thoại của cán bộ đại sứ vào các buổi chiều thứ 3, thứ 4, thứ 5 từ 14h đến 17h

Cách 2 liên lạc đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển thông qua internet :

Trang chủ đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển

Trang chủ của đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển1.https://vnembassy-stockholm.mofa.gov.vn/vi-vn/Trang/default.aspx

  1. CHUẨN BỊ HỒ SƠ MÌNH CẦN THEO ĐÚNG HƯỚNG DẪN TRÊN WEBSITE CỦA ĐẠI SỨ QUÁN + TRẢ PHÍ ĐÚNG THEO BẢNG GIÁ QUI ĐỊNH + GỬI POST ĐẾN ĐẠI SỨ QUÁN KÈM LUÔN THEO MỘT PHONG BÌ TRỐNG ĐỂ ĐẠI SỨ QUÁN GỬI NGƯỢC HỒ SƠ VỀ.

Tất cả gửi đến Orby Slottsvag 26, 12571 Alvsjo, Stockholm, Sweden

Các bạn thấy loại hồ sơ nào đúng với loại mình cần làm thì click vào, sẽ ra hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ. Nếu có gì chưa rõ thì comment vào post này, các admin sẽ hỗ trợ giúp bạn.
– Danh sách mức phí theo thông tư 264/2016/TT-BTC: https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=187952
Kinh nghiệm cho thấy đường link về mức phí hoạt động rất chập chờn, nếu bạn nhấn mãi mà nội dung không hiện ra thì lại comment, các admin sẽ hỗ trợ bạn.
– Số bankgiro của ĐSQ: BG-664 0742. Thanh toán mức phí theo qui định vào tài khoản bankgiro này, sau đó sẽ lưu lại kvitto và gửi cùng với hồ sơ.

Đại sứ Thụy Điển tại Trung Quốc bị thay thế vì sai lầm trong xử lý tính huống

Trong một vụ việc liên quan đến nhà xuất bản người Thụy Điển, có trụ sở tại Hồng Kông, chuyên xuất bản sách chỉ trích các lãnh đạo Trung Quốc đã bị bắt cóc ở Thái Lan vào năm 2015 và sau đó xuất hiện trong tình trạng bị giam giữ tại Trung Quốc đại lục.

Trước tòa đại sứ quán Thụy Điển tại Trung Quốc

Điều này đã dẫn đến quyết định về phía chính quyền Thụy Điển vào ngày 14/2 cho biết họ đã thay thế đại sứ tại Trung Quốc vì cách “xử lý sai” của bà khi tổ chức các cuộc họp không được cho phép nhằm giúp đỡ cho nhà xuất bản sách bất đồng chính kiến Quế Dân Hải, theo Reuters.

Con gái của ông, Angela Quế, hồi đầu tuần này nói rằng cô đã gặp Đại sứ Anna Lindstedt và hai doanh nhân ở Stockholm vào tháng 1, và họ khuyên cô nên giữ im lặng về trường hợp của cha mình trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết đó không phải là một cuộc họp chính thức, và bà Lindstedt hiện đã quay trở lại Thụy Điển và một phái viên tạm thời đã được điều đến Bắc Kinh trong một cuộc điều tra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Rasmus Eljanskog cho biết trong một email gửi cho Reuters rằng: “Cả Bộ Ngoại giao lẫn Ngoại trưởng đều không được thông báo cho đến sau khi sự kiện xảy ra”.

“Do hậu quả của việc làm sai trong cách thực hiện các cuộc họp nói trên, chúng tôi hiện đang điều tra nội bộ”.

Ông Quế, 54 tuổi, trở thành công dân Thụy Điển sau khi du học tại nước này vào những năm 1980. Sau vụ bắt cóc, ông đã được thả ra vào tháng 10 năm 2017, nhưng nơi ở của ông không rõ ràng cho đến tháng 1 năm ngoái, khi con gái ông nói rằng ông đã bị các đặc vụ Trung Quốc bắt giữ trên một chuyến tàu hướng về Bắc Kinh trước sự chứng kiến của các nhà ngoại giao Thụy Điển.

Trung Quốc sau đó xác nhận đã bắt giữ ông Quế.

Trên trang blog của mình, cô Angela Quế cho biết bà Lindstedt đã mời cô đến Stockholm để gặp hai doanh nhân có thể giúp cho việc phóng thích cha cô.

“Các doanh nhân nói ‘Nếu cô thực sự lo cho bà Anna (Lindstedt) mà cô cứ tiếp tục nói chuyện với giới truyền thông, thì sẽ làm hại sự nghiệp của bà ấy. Cô không muốn bà ấy gặp bất kỳ tổn hại nào, phải không?’”, Reuters dẫn lời cô Quế trong bài đăng trên blog Medium.

“Để tốt cho việc đàm phán, họ bảo tôi cần phải im lặng. Tôi không nên nói với bất cứ ai về điều này, hoặc nói bất cứ điều gì công khai về vụ này”, cô Quế cho biết thêm.

“Tôi sẽ không im lặng để đổi lấy… một lời hứa bâng quơ rằng cha tôi ‘có thể” được phóng thích nữa. Những lời đe dọa, trấn áp, mua chuộc hoặc tâng bốc sẽ không thay đổi điều đó”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận sự việc này. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói bà không biết gì về tình hình mới nhất của ông Quế. Trên trang web chính thức, đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm cho biết họ không cho phép bất cứ ai liên hệ với con gái ông Quế.

“Phía Trung Quốc xử lý vụ Quế Dân Hải theo đúng luật pháp và thủ tục pháp lý”, Bộ này nói.

Vụ bắt cóc ông Quế ban đầu, cùng với bốn người khác một chợ sách ở Hồng Kông, đã gây ra những lo ngại về sự can thiệp của Bắc Kinh ở Hồng Kông, mặc dù cựu thuộc địa của Anh được đảm bảo các quyền tự do lớn hơn khi được trả lại cho Trung Quốc đại lục.

Bốn người khác đã trở về Hồng Kông sau đó. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã thúc đẩy cho việc phóng thích ông Quế.

Thụy Điển cho biết họ đang tiếp tục tìm tự do cho ông Quế, trong lúc bà Lindstedt phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt về điều mà lãnh đạo của Đảng Cánh tả Thụy Điển gọi là một vụ “bê bối thái quá”.

“Một đại sứ Thụy Điển lại thực hiện hành vi của độc tài và cố gắng bịt miệng con gái của một tù nhân chính trị Thụy Điển ở Trung Quốc”, Reuters dẫn lời ông Jon Jon Sjostedt nói với truyền hình địa phương.

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta từng có một vụ bê bối nào tồi tệ hơn trong chính quyền Thụy Điển ở nước ngoài trong nhiều thập niên”.

Bà Lindstedt chưa lên tiếng gì về vụ này.

Theo VOA
Link: https://www.voatiengviet.com/a/thuy-dien-dai-su-trung-quoc-nha-xuat-ban-hong-kong/4786703.html?nocache=1&fbclid=IwAR3wazaandUnVuUr2AuKsnXrHTMDQnE9H2pU_kMX5g3RTPFyUAn26LkMbCk

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (Phần tiếp)

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Phần III. DI CƯ HỢP PHÁP

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Ngày nay, người Việt Nam di cư đến Thụy Điển theo dạng hợp pháp ,chủ yếu do: lao động, kết hôn, du học, đầu tư, du lịch. Tức là đã được sự cho phép của chính quyền nước sở tại trước khi đến.

Tất nhiên những con đường này cũng không phải trải toàn hoa, niềm vui có, nước mắt và đau thưong cũng không kém phần.

Trong khuôn khổ của bài viết này Cộng đồng Việt không đi sau vào các hướng dẫn cụ thể hồ sơ, cách thức và quy định của Luật.

Mà chúng tôi chỉ nêu ra những vẫn đề chung để các bạn có thể hình dung một cách khái quát nhất về hành trình đến Thụy Điển trong cuộc dư cư thời bình.

Tại Thụy Điển, để được nhập cư hợp pháp không phải là một vấn đề đễ dàng, đặc biệt là đối với công dân của nước năm ngoài Châu âu và các nước thuộc thế giới thứ 3.

Vì Thụy Điển được cho là một đất nước đáng sống nhất trên thế giới, nên có rất rất nhiều người mơ ước để có được visa đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Và có một điều khá đặc biệt là có rất nhiều người trong đó có người Việt Nam gần như không năm được các được các quy định PL về việc cấp visa tại Thụy Điển.

Sự bất đồng về ngôn ngữ cộng với thiếu xót về kiến thức PL, dẫn đến sự bi dối trá, lừa lọc Vậy những quy định đó là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa tạm thời, visa vĩnh viễn, nhập quốc tịch.

– Sở di trú Thụy Điển: đây là cơ quan trực thuộc trung ưong thay mặt chính phủ Thụy Điển giải quyết các vấn đề nhập cư, du lich, đầu tư….. đây là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định về nhập cư.

Tất cả mọi Thủ tục giấy tờ đều gửi về sở di trú và được xem xét, ra quyết định tại đây.

Ngày ngày sở di trú nhận vài chục nghin đơn xin phép định cư tại Thụy Điển, nên việc hồ sơ kéo dài hằng năm, vài năm là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

– Đại sứ quán, lãnh sự quán tại các nước, chỉ thay mặt sở di trú để tiếp nhận hồ sơ, thự hiện phỏng vấn, đánh giá cuộc phỏng vấn và thông báo kết quả tới bạn. Đại sứ quán không có quyền quyết định bạn được visa tới Thụy Điển hay không.

2. Thời gian để được visa, định cư, nhập quốc tịch Thụy Điển: Tùy theo các bạn đến Thụy Điển bằng cách nào mà hành trình nhanh hay chậm

– Dạng thăm thân nhân: khi đã nộp hồ sơ đầy đủ đến đại sứ quán thì trong vòng 2 tuần là bạn có thể được cấp visa luôn.

Tuy nhiên hết hạn visa bạn phải quay về nước, nếu không bạn lại trở thành người nhập cư không hợp pháp.

– Dạng lao động : bạn và chủ đã hoàn tất các thủ tục thì bạn sẽ được cấp visa trong vòng một vài tháng.

Tùy theo công việc của bạn mà thời hạn cấp visa được bao lâu. Nếu là các công việc không xác định được thời gian kết thúc công việc như nhà hàng, xưởng sản xuất…thì các bạn có thể được visa trong vòng 2 năm, sau 2 năm phải làm gia hạn lại.

Việc các bạn có được gia hạn tiếp hay không tùy thuộc phần lớn vào chủ sử dụng lao động. Có nhiều người được cấp visa lần đầu 2 năm nhưng không gia hạn tiếp được do các vi phạm của chủ, và buộc phải rời khỏi Thụy Điển.

– Dạng kết hôn, sống chung với vợ/chồng thì đây là con đường khá nhiều màu sắc và mất nhiều thời gian.

Thông thường khi các bạn nộp hồ sơ để sống chung, kết hôn với chồng/vợ tại Thụy Điển thì các bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán.

Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi phỏng vấn thì không có một quy định cụ thể nào để xác định. Chỉ chờ và chờ cho đến khi được thông báo.

Được phỏng vấn xong, lại chờ tiếp, hàng năm hoặc vài năm để nhận được quyết định sở di trú có cấp visa hay không? (tất nhiên bạn có quyền hài lòng hoặc không hài lòng với quyết định.

Nếu như cần phải kháng cáo thì thời gian chờ đợi còn lâu hơn nữa).

Nếu như được cấp visa đoàn tụ theo vợ chồng. Thời hạn visa là khoảng 2 năm, sau đó bạn phải xin gia hạn.

Lần gia hạn này bạn thường sẽ được visa vĩnh viễn ( trừ một số trường hợp đặc biệt cần có sự thử thách).

Có visa vĩnh viễn có nghĩa là bạn đã có quyền định cư tại đây đến hết đời.

Nhưng đó không phải là quốc tịch – có nghia là: bạn vẫn là công dân Việt nam, mọi việc liên quan đến nhập cảnh, mất pass, xác nhận thông tin….. bạn vẫn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu chồng/vợ bạn có quốc tịch Thụy Điển, cả 2 người vẫn cùng sống chung thì sau 3 năm bạn có quyền nộp đơn xin vào quốc tịch Thụy Điển.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn có cả 2 quốc tịch. Còn nếu chồng/vợ bạn không có quốc tịch Thụy Điển hoặc không còn sống chung nữa thì phải sau 5 năm ở Thụy Điển bạn mới có quyền nộp đơn xin quốc tịch.

– Theo con đường đầu tư, các bạn cũng phải tiến hành thủ tục rờm rà, chờ đợi quyết định của sở di trú. Sau 2 năm bạn được visa vĩnh viễn, và sau 5 năm có quyền xin gia nhập quốc tịch

3.  Quy trình giải quyết hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định === nộp đến đại sứ quán ( hoặc nộp qua website của sở di trú) === Đại sứ quán chuyển hồ sơ tới bộ phận xử lý hồ sơ của sở di trú === Sở di trú tiến hành xem xét xử lý hồ sơ, ra quyết định ==== Sở gửi quyết định đến Đại sứ quán === Đại sứ quán gửi quyết định tới người nộp đơn === Nếu được chấp nhận đơn, Đại sứ quán sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay gửi về Sở di trú để làm thẻ cứng ==== Sở di trú cấp thẻ và gửi lại Đại Sứ quán ==== người được chấp nhận đơn sẽ đến Đại sứ quán nhận thẻ.

4. Người Việt Nam hiện nay đa số định cư tại Thụy Điển theo dạng kết hôn

Con đường này khá gian nan và mất nhiều thời gian.

Có nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau mà Luật pháp Thụy Điển có thay đổi để thắt chặt hơn vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nhưng càng khó khăn thì lại càng có nhiều người mơ ước.

Nhiều người đánh đổi cả công việc, nhà của, tiền bạc….để nhận được quyết định ‘bị từ chối đơn’ và cũng rất nhiều người vui mừng đến òa khóc khi được nhận visa.

Họ lầm tưởng rằng họ đã được định cư tại đây mà khồng hề biết rằng đo mới chỉ là bước dạo đầu với nhiều thử thách mới về cuộc sống mới nơi xứ người và là bước dạo đầu cho cuộc chiến được quyền định cư vĩnh viễn.

Và hằng năm một số lượng không ít người Việt Nam đã sinh sống tại Thụy Điển vẫn phải rời khỏi do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong phần tiếp theo của hành trình đến với Thụy Điển, Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu về cuộc sống nơi xứ người và các quy định pháp luật liên quan. Mời các bạn đón đọc.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 4)

Để đảm bảo đơn của bạn có thể được xét duyệt thành công thì bạn cần phải hiểu quá trình giải quyết đơn từ đó đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của sở di trú Thụy Điển. Dưới đây CDV xin trình bày về quá trình này cho quí đọc giả hiểu rõ.

PHẦN V. QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT ĐƠN

Bạn phải chắc chắn rằng các hồ sơ của bạn về việc xin visa đầu tư cùng người thân trong gia đình đã có đầy đủ thông tin cần thiết. đây là cơ sở cho cục di trú có thể xét duyệt hồ sơ của bạn nhanh hay chậm. Có nhiều trường hợp sở di trú cần phải tiến hành điều tra với các cơ quan nhà nước khác để thẩm tra các tài liệu mà bạn gửi trong đơn. Như vậy sẽ kéo dài thời gian ra quyết định.

Sẽ xảy ra các trường hợp sau:

– Bạn bị bác đơn xin visa do chưa đủ các yếu tố cần thiết

– Bạn phải bổ sung hồ sơ cho hợp lệ: cục di trú sẽ yêu cầu bạn bố sung hồ sơ

– Bạn đựoc cấp visa đầu tư.

Bất cứ bạn rơi vào trường hợp nào. Sở di trú cũng ra quyết định cho bạn. Quyết định này sẽ được gửi về đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nơi bạn sống. Khi bạn đến nhận quyết định, bạn phải mang theo hộ chiếu có hạn.

Nếu như bạn được cấp visa đầu tư nhiều hơn 3 tháng thì bạn sẽ được nhận 1 thẻ cứng. Thẻ này là chứng cứ cho việc bạn được phép định cư ở Thụy Điển. Trên thẻ có ảnh và dấu vân tay của ban. Khi thẻ này được làm xong đại sứ quán sẽ gửi đến bạn trong thời gian 4 tuần hoặc lâu hơn một chút.

Bạn có thể được cấp visa tới 2 năm nhưng không được quá hạn của hộ chiếu của bạn ( vì vậy trước khi nộp dơn bạn phải ra hạn hộ chiếu).

Sau khi hết hạn visa này bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn gia hạn. Hết 2 năm sống ở Thụy Điển bạn có thể được visa vĩnh viễn nếu ban chứng minh được khả năng tài chính của công ty, và phải ở Thụy Điển nhiều hơn 6 tháng/năm.

Khi đã có được visa vĩnh viễn bạn đã được một số quyên lợi như các công dân khác sinh sống tại Thụy Điển ( trừ một số quyền chỉ dành riêng cho Công dân mang quốc tich Thụy Điển).

Các bạn đã cùng Cộng Đồng Việt tìm hiểu một số quy định chính về việc xin phép định cư theo dạng đầu tư, hợp tác đầu tư tại Thuy Điển. Mọi thắc mắc liên quan các bạn có thể gửi câu hỏi cho Cộng đồng Việt theo địa chỉ congdongviet.se@gmail.com. Hẹn gặp lại quí đọc giả tại các chuyên đề khác.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 3)

Tiếp tục phần hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang sống và học tập tại Thụy Điển muốn định cư theo dạng đầu tư hoặc hợp tác đầu tư.

PHẦN III-a: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP ĐỊNH CƯ CHO HỌC SINH; SINH VIÊN; NGHIÊN CỨU SINH TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TỪ; HỢP TÁC ĐẦU TƯ

Nếu bạn là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang sống và học tập tại Thụy Điển ( tạm gọi tắt là visa du học), bạn muốn nộp đơn xin phép định cư tại Thụy điển theo dạng hợp tác đầu tư, đầu tư (tạm gọi tắt là visa đầu tư) để không phải rời khỏi đất nước này thì ban cần phải nộp hồ sơ xin visa đầu tư trước khi visa du học của bạn hết hạn.

Kèm theo hồ sơ xin visa đầu tư (như đã giới thiệu tại phần I) bạn phải gửi kèm 1 bản chứng nhận chứng minh rằng bạn đã hoàn thành chương trình học ít nhất 30 điểm tại các trường cao đẳng hoặc đại học hoặc 1 kỳ nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh ở Thụy Điển.

Các thủ tục, cách thức nộp hồ sơ khác đều giống với các trường hợp khác.

PHẦN III-b: HỒ SƠ CỦA VỢ CHỒNG,CON CỦA NGƯỜI XIN PHÉP ĐỊNH CƯ THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ.

Nếu bạn là công dân của một nước khác nằm ngoài khối EU và bạn là thành viên gia đình có người được visa đầu tư tại Thụy Điển thì bạn được quyền được cấp visa theo thời hạn của thành viên trong gia đình. Cụ thể là:

1. Thành viên nào được ăn theo visa đầu tư:  Đó là vợ/chồng, người yêu, con dưới 18 tuổi chưa kết hôn.

2. Điều kiện được nộp hồ sơ :

Người được visa đầu tư có đủ điều kiện kinh tế để nuôi sống bạn trong vòng 2 năm đầu tiên. 100.000 kr cho vợ/chồng và 50.000 kr/con.

3. Cách thức nộp hồ sơ qua web hoặc đại sứ quán

a. Nếu tất cả các thành viên trong gia đình cùng nộp hồ sơ 1 lúc thì người chủ công ty là người sẽ đơn xin phép định cư cho các thành viên thông qua tài khoản riêng của công ty trên web của cục di trú

b. Nếu như người được visa đầu tư đã ở Thụy Điển rồi thì các thành viên phải tự nợp đơn xin visa. Mỗi thành viên một hồ sơ riêng. Nếu nộp qua web thì mỗi người phải thiết lập một tài khoản riêng và tự truy nhập
để điền đơn. Nếu bạn nộp đơn tay thì dùng mẫy đơn 132011 của cục di trú.

4. Hồ sơ gồm có:

a. đồi với người lớn

– Bản copy hộ chiếu đầy đủ thông tin ( nhớ là hộ chiếu dài hạn)

– Copy giấy kết hôn hoặc những giấy tờ chứng minh quan hệ khác

– Các bản hợp đồng thuê nhà, mua nhà, hộ khẩu, tài sản mua bán chung….. để chứng minh bạn và người đầu tư tại Thụy điẻn đã từng sống chung với nhau.

– Một lá thư ngắn từ người có visa đầu tư chứng nhận rằng họ muốn bạn đến sống chung tại Thụy Điển nếu như bạn không nộp hồ sơ cùng thời gian với người này.

b. Đối với trẻ em

– copy hộ chiếu còn dài hạn

– Giấy khai sinh chứng nhận tên bố, mẹ

– Các giây ủy quyền, giấy chứng nhận đồng ý cho con chuyển đên Thụy ĐIển nếu mẹ/bố không chuyển đến ở cùng

– copy pass của bố/mẹ

– Quyết định của tòa án nếu bố mẹ đã ly hôn

– Các giấy tờ chứng minh là con nuôi trong trường hợp đứa trẻ được nhận nuôi.

5. Lệ phí nộp hồ sơ

1000kr/hồ sơ/ người lớn và 500 kr/hồ sơ/trẻ em

Các thủ tục nhận đơn, xét duyệt đơn sẽ được giới thiệu tại phần cuối.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 2)

Theo như phần trước đã trình bày về hồ sơ xin phép định cư theo dạng đầu tư và hợp tác đầu tư. Sau khi bạn đã chuẩn bị đủ những điều kiện cần thiết, bạn tiến hành nộp đơn tại trang web của cục di trú, đại sứ quán Thụy Điển.

PHẦN II: CÁCH NỘP ĐƠN XIN PHÉP ĐỊNH CƯ THEO DẠNG ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ

1. Nộp đơn tại trang web của cục di trú. Bạn cần truy cập vào website của cục di trú Migrationsverket.se.

Cục di trú có 1 số yêu cầu đặc biệt cho trường hợp bạn nộp đơn qua website như sau:

– Bạn phải đủ 18 tuổi

– bạn phải có 1 tài khoản email hoạt động bình thường

– Bạn có thể trả phí nộp đơn qua thẻ visa, thẻ master…

– Bạn phải scan , hoặc chụp ảnh các tài liệu liên quan đến hồ sơ để gửi kèm

– Bạn phải có file có đuôi pdf, doc. docx. jpg…. ở máy tính

– Bạn ưu tiên sử dụng internet Explorer, nếu như không thể thì bạn sẽ sử dụng Google Chrome, Mozilla Firefox.

Tất cả các tài liệu gửi đi đều được viết bằng chữ latinh, các tài liệu không được quá 2 megabyte (MB) và phải đọc được rõ ràng.

Bạn cần truy cập vào website của sở di trú Migrationsverket.se. Để đăng ký được qua trang web của sở di trú. Bạn phải đồng ý với các điều kiện về đăng ký qua website mà sở di trú yêu cầu. Các bước tiến hành như sau:

– Tiến hành đăng ký tài khoản cá nhân tại trang web của cục di trú. Khi bạn đã đăng ký tk cá nhân thì sẽ nhận được một thư về hòm thư của bạn trong đó có tên sử dụng, mật khẩu, và một đường link để đăng nhập vào tài khoản

– Bạn có 1,5 giờ cho mỗi trang hồ sơ bạn phải điền các thông tin.

– Chỉ sử dụng các ký tự tiến hoặc lùi xuất hiên trên màn hình, nếu không bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

– Nếu như bạn hủy đơn hoặc sai kỹ thuật, bạn phải đăng nhập trong 48 giờ để các thông tin bạn đã điền không bị xóa bỏ hoàn toàn.

– Nếu bạn muốn thay đổi, hoặc quên mật khẩu, bạn đăng ký quên mật khẩu và sẽ nhận được mật khẩu mới tại hòm thư.

– Khi bạn đã điền đủ các thông tin thì bạn nên chọn in ra giấy để kiểm tra lại.

– Khi bạn đã nhấn đồng ý các thông tin thì bạn không thể sửa được nữa.

– Khi bạn đã gửi hồ sơ đi thì bạn sẽ nhận được một email xác nhận rằng sở di dân đã tiếp nhận đơn của bạn.

2. Nộp đơn tại  đại sứ quán Thụy Điển hoặc lãnh sự quán

Bạn cần gọi điện đến đại sứ quán để đặt giờ nộp hồ sơ.

Chuẩn bị các giấy tờ tài liệu theo hồ sơ đã giới thiệu tại phần I:

Mời quí đọc giả xem lại tại đây : Quy định về đầu tư và hợp tác đầu tư tại Thụy Điển.

Mỗi hồ sơ đựơc thực hiện làm 2 bộ.

Một bộ lưu tại đại sứ quán và một bộ được gửi cho Sở di trú Thụy Điển.

Bạn sẽ đóng lệ phí trực tiếp tại đại sứ quán.

Đối với trường hợp học sinh, nghiên cứu sinh đang học tập tại Thụy Điển thì pháp luật có những yêu cầu gì để đươc đầu tư tại đây?

Mời các bạn đón xem phần III. Những quy định về cấp phép định cư cho học sinh, sinh viên nghiên cứu sinh tại Thụy Điển theo dạng đầu tư.

Hướng dẫn thủ tục xin miễn thị thực khi về Việt Nam từ Thụy Điển

Dưới đây là hướng dẫn cách xin miễn thị thực khi bạn hay người thân muốn về Việt Nam từ Thụy Điển :

Cần phải chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ như sau

Điều quan trọng là phải gửi kèm:

  • 1 tờ khai điền miễn thị thực : download ti đây : link 
  • 1 giấy chứng nhận hô khẩu (personbevis) : giấy này các bạn có thể vào trang web skatteverket : (link sở skatt)  đăng nhập bằng 10 số personnummer và lấy về hoặc yêu cầu gửi về , nếu không có thể ra sở skatt yêu cầu nhân viên ở đó in ra cho bạn.
  • 1 giấy khai sinh hoặc hộ chiếu bằng chứng là bạn là nguồn gốc từ VN
  • 1 phong bì ghi địa chỉ của mình để họ gửi lại200kr + 50kr tiền tem gửi quay lại cho mình
  • Gửi lên Đại Sứ Quán bằng thư bảo đảm theo địa chỉ sau :
    Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển
    Örby Slottsvägen 26
    125 71 Älvsjö
    Stockholm, Sweden
    Hộp thư điện tử: info@vietnamemb.se
    Điện thoại: +46 8 5562 1071
    Fax: +46 8 5562 1080

    Giấy miễn thị thực

Ngoài ra có thể đọc thêm để hiểu rõ chi tiết thủ tục xin miễn thị thực đối với các trường hợp khác như sau :

1. Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCNN) được miễn thị thực nhập cảnh nếu: (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu/giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc NVNĐCNN được miễn thị thực nhập cảnh nếu (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực:

a. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực. Cần lưu ý đương sự chỉ khai về trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ khi trong hộ chiếu cha mẹ có ghi rõ tên (và/hoặc ảnh) của trẻ em đó. Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với bố mẹ nhưng có riêng hộ chiếu;

– Hai (02) ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 tấm ảnh dán vào tờ khai, 01 tấm ảnh để rời hoặc đính kèm vào tờ khai);

– Hộ chiếu nước ngoài (passport) hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để Cơ quan đại diện lưu hồ sơ);

– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (đề nghị nộp bản gốc hoặc bản sao có dấu), như sau:

· Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam

· Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam

· Giấy khai sinh

· Thẻ cử tri mới nhất

· Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị)

· Sổ hộ khẩu

· Sổ thông hành cấp trước 1975

· Thẻ căn cước cấp trước 1975

· Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975;

· Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

b. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực.

– Hai (02) ảnh (hình) màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội.

– Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của nước ngoài còn giá trít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam gồm:

· Giấy đăng ký kết hôn, kèm giấy tờ chứng minh rằng người vợ/chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy khai sinh, kèm giấy tờ chứng minh bố/mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con (familybevis do Sở Thuế Thụy Điển cấp), kèm giấy tờ chứng minh người có quan hệ cha/mẹ/con đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

3. Đối với trường hợp tên và tuổi trong giấy tờ cũ của phía Việt Nam cấp và giấy tờ do phía Thụy Điển cấp không khớp nhau, quý vị cần gửi thêm một bản xác nhận thay đổi chi tiết nhân thân do Cơ quan có chức năng của Thụy Điển hoặc Việt Nam cấp.

4. Phí và lệ phí xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: trả bằng cash hoặc bank transfer vào tài khoản của ĐSQ (bankgiro 664-0742). Nếu muốn ĐSQ gửi trả kết quả qua đường bưu điện, quý vị cần trả phí dịch vụ bưu điện gửi thư bảo đảm của ĐSQ.

5. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực:

Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới), đương đơn cần làm một Tờ khai, gửi kèm hộ chiếu cũ có trang Miễn thị thực cùng với hộ chiếu mới.

Kinh nghiệm phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng

Trong thời gian qua, CDV nhận được 1 số yêu cầu của đọc giả muốn hỏi về các kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng nên CDV xin phép được viết 1 bài mang tính chất là tập hợp các kinh nghiệm để giúp cho các bạn sắp và sẽ sang Thụy Điển theo diện hôn nhân vợ chồng hay sambo có thêm sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Ảnh minh họa

Lưu ý là đây chỉ là những kinh nghiệm của những người đã trải qua phỏng vấn nên các bạn đọc để tham khảo thôi nhé !
Phải chứng minh được tính chân thật và cho thấy mức độ sâu đậm trong mối quan hệ yêu đương/ vợ chồng.
Điều đầu tiên các bạn cần phải hiểu cốt lõi của buổi phỏng vấn này là để cho Sở Di Dân Thụy Điển cũng nhưng Đại Sứ Quán Việt Nam có thể hiểu rõ về tính ” chân thật” cũng như mức độ tình cảm của quan hệ vợ chồng /sambo mà các bạn nộp hơ để định cư Thụy Điển theo diện này. Điều này có nghĩa rằng các bạn càng đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho thấy mối quan hệ của các bạn càng sâu đậm và chân thật thì thời gian giải quyết hồ sơ cũng như quyết định có hay không cấp visa định cư Thụy Điển cho các bạn càng có lợi. Vậy cho nên 1 số người thường chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này những bằng chứng xác thực nhất như : hình ảnh đám cưới, đính hôn, hay đi chơi chung của các bạn . Ngoài ra các bạn cũng thể mang theo các bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ của các bạn đang diễn ra tốt đẹp như : vé đi chơi, xem phim, du lịch hay các đoạn tin nhắn chat cũng như thư từ các bạn trao đổi trong thời gian yêu nhau. Càng nhiều bằng chứng thì càng có lợi cho hồ sơ của bạn.
Câu trả lời và thái đô phải trơn tru
Quan trọng hơn trong buổi phỏng vấn chính là bạn sẽ trả lời các câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ đưa ra và bắt buộc các bạn phải trả lời 1 cách trơn tru, không ngập ngừng. Lưu ý thái độ ngập ngừng hay mơ hồ về các câu trả lời sẽ vô cùng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Bởi vì điều này thể hiện mối quan hệ của bạn và người vợ hoặc chồng tương lai của bạn không trao đổi và tương tác với nhau nhiều nên bạn sẽ không hiểu rõ về cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh của người đó. Bạn cần phải nhớ 1 nguyên lý vô cùng đơn giản nhưng lại là tiêu chí cốt lõi để đánh giá mối quan hệ của bạn chính là : ” nếu là vợ chồng của nhau trong tương lại thì phải hiểu nhau và phải biết rõ về cuộc sống của nhau”
Không có lí do gì mà bạn không biết được nhà của người bạn đời của bạn có bao nhiêu phòng, thu nhập của anh/cô ta bao nhiêu…v..v
Câu trả lời phải mang tính thống nhất
Bên cạnh đó buổi phỏng vấn mang tính chất vấn nên việc bạn sẽ bị quần trong các câu hỏi sẽ không tránh khỏi, vậy cho nên nhưng lời bạn trả lời phải mang tính thống nhất từ đầu cho đến cuối .Điều đó có nghĩa là người phỏng vấn có thể hỏi bạn cùng 1 chủ đề nhưng sẽ theo nhiều cách nhưng câu trả lời phải là giống nhau dù có thay đổi cách hỏi như thế nào. Ví dụ :
anh chị quen nhau hồi nào ? Quen nhau bao lâu ? Lần gặp mặt đầu tiên lúc nào ?
Rõ ràng câu hỏi trên chỉ có 1 mục đích duy nhất là hỏi về thời điểm 2 người quen nhau. Vậy cho nên các bạn phải thống nhất câu trả lời , đừng có trả lời loanh quanh ko thống nhất với nhau như quen nhau từ năm 2014 nhưng lần gặp mặt đầu tiên là năm 2010 và quen nhau đã 10 năm…..
Cần lưu ý là câu chuyện của các bạn cũng phải đồng nhất giữa bạn và người vợ chồng hay sambo của bạn. Tránh tình trạng ông nói 1 đằng, bà khai 1 kiểu. Vậy cho nên kinh nghiệm là bạn cần phải viết xuống giấy những gì bạn và người kia thống nhất khai với nhau khi phỏng vấn nếu là trước khi phỏng vấn và sau phỏng vấn thì bạn cũng nên ghi lại những gì bạn đã trả lời để phòng trường hợp người kia ở bên Thụy Điển cũng sẽ bị kêu lên phỏng vấn.
Dưới đây là những câu hỏi mà thường người phỏng vấn sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng :

1. Sơ lược về bạn : ngày sinh, nơi ở hiện tại, công việc và trình độ học vấn.
2. Có hay không người thân của bạn ở Thụy Điển, những ai, mối quan hệ thế nào
3. Ngày sinh , nơi ở hiện tại , công việc và trình độ của người vơ hoặc chồng /sambo.
4. Nhà của người vợ hoặc chồng như thế nào, bao nhiêu phòng, thu nhập bao nhiêu
5. Thông tin về những người thân của người vợ hoặc chồng / sambo : ngày sinh , nơi ở, công việc. Mối quan hệ thế nào, có bao nhiêu anh chị em, làm nghề gì, có gia đình hay chưa
6. 2 người quen nhau thế nào ? Gặp nhau lần đầu tiên lúc nào ?
7. 1 ngày nói chuyện với nhau bao lâu, bằng phương tiện gì ?
8. 2 người gặp nhau bao nhiêu lần ? Thời điểm nào ? Đi chơi những đâu ?
9. Người kia về vn bao nhiêu lần ? Thời gian chính xác ?
10. Dự định của bạn khi qua Thụy Điển như thế nào ? Bạn dự định sẽ đem bao nhiêu tiền qua Thụy Điển
11. Bạn có câu hỏi hay có gì muốn nói trước khi kết thúc buổi phỏng vấn

Trên đây là những kinh nghiệm mà CDV thu thập được, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn sẽ vượt qua thành công buổi phỏng vấn và nhanh chóng được visa định cư Thụy Điển. CDV cũng mong nhận được thêm những thông tin bổ sung hoặc kinh nghiệm quí báu của quí anh chị nhằm giúp có thêm nhiều thông tin cho những người chuẩn bị phỏng vấn cũng như giúp cho cộng đồng người Việt tại Thụy Điển ngày càng phát triển lớn mạnh.

Không rõ ràng các khoản thu phí làm thủ tục của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

Để ngăn chặn việc lạm thu phí, Bộ Ngoại giao đã quy định các đại sứ quán phải niêm yết công khai biểu mức phí và lệ phí tại các phòng khách và các trang web của các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài, nhưng cho đến nay không phải đại sứ quán nào cũng thực hiện việc này. Cùng với đó, việc lạm thu các loại phí, nhiều hình thức vòi tiền khác bằng cách “giam” hộ chiếu, giấy tờ với các lý do quá nhiều việc hay máy in hỏng… xuất hiện ở một số nơi.

“Đục nước, béo cò”

Theo Biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự tại nước ngoài hiện nay (ban hành kèm theo Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 9.11.2012 sửa đổi bổ sung Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15.12.2009 của Bộ Tài chính) thì cấp mới hộ chiếu là 70USD (tương đương 65EUR), gia hạn là 30USD (tương đương 27EUR); bổ sung, sửa đổi dán ảnh trẻ em là 15USD (tương đương 13EUR), cấp lại hộ chiếu bị mất là 150USD (tương đương 133EUR)…

Tuy nhiên do tình trạng không niêm yết công khai biểu mức lệ phí tại  đại sứ quán VN tại Bỉ khiến người đi làm thủ tục không biết đường nào mà lần và chỉ nhận được báo giá từ nhân viên lãnh sự, với nhiều cách giải thích mập mờ và khác nhau.

Một ví dụ thực tế để so sánh 2 trường hợp giống hệt nhau là đi làm khai sinh và hộ chiếu cho con mới sinh, một lưu học sinh VN – anh Lương Thiện Tài ở Leuven (Bỉ) – viết mail gửi đại sứ quán để hỏi thì được thông báo các mức phí: Làm hộ chiếu mới là 65EUR (phí quy định là 62EUR); Hợp pháp hóa giấy khai sinh do Bỉ cấp 25EUR (phí quy định là 9EUR); Ghi sổ hộ tịch là 25EUR (phí quy định là 4EUR); Đăng ký công dân 16EUR (phí quy định là 4EUR) với lời giải thích là “lệ phí dành cho lưu học sinh, chỉ thu dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường và tùy theo hồ sơ của từng trường hợp mà lệ phí có thể nhiều mục hơn hoặc ít hơn”.

Email của ông Nguyễn Thanh Đức – Bí thư thứ nhất – Lãnh sự trả lời chị Hải Yến về việc chậm trễ cấp hộ chiếu cho con gái chị Hải Yến và anh Cuypers Thierry.

Cũng đi khai sinh và làm hộ chiếu mới cho con, chị Hải Yến – công dân VN có chồng anh Thierry Cuypers sống tại Binche, Bỉ – lại nhận được “báo giá” làm hộ chiếu mới là 126EUR (cao hơn 61EUR so với quy định); Ghi sổ hộ tịch 25EUR (cao hơn 21EUR); Hợp pháp hóa khai sinh Bỉ 40EUR (cao hơn 31EUR); Cấp giấy khai sinh VN 20EUR (cao hơn 11EUR); 2 Bản sao khai sinh 10EUR/bản (so với phí quy định là 4EUR, 2 bản sao là cao hơn 12EUR) và Đăng ký công dân 16EUR (cao hơn quy định 11EUR). Phí cấp miễn thị thực cho vợ/chồng người nước ngoài kết hôn với công dân VN là 20USD/lần đầu và 10USD cho những lần sau thì anh Thierry đã bị đại sứ quán VN tại Bỉ thu tới 50EUR. Tính sơ sơ so với Biểu mức quy định của Bộ Tài chính thì gia đình chị Hải Yến đã bị lạm thu thêm 177EUR (đúng theo quy định là 105EUR).

Ai quản lý nguồn lệ phí ngoại tệ?

Trên thực tế, mức cấp hộ chiếu mới 65EUR (tương đương 70USD) là mức phí đúng theo biểu mức của Bộ Tài chính cho tất cả các đối tượng và tất cả các đại sứ quán chứ không hề có quy định nào riêng cho “lưu học sinh” và thu “dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường” và cũng không có bất cứ quy định nào phân biệt lệ phí khai sinh cho con của cặp vợ chồng đều là người VN với cặp vợ chồng là người VN kết hôn với người nước ngoài.

Bằng cách nói tỏ ra thông cảm với lưu học sinh, thực chất họ đã 2 lần gian dối: Vẫn thu hơn giá làm hộ chiếu mới chứ không có giảm gì, và lạm thu cao ở các mục khác. Ngoài ra, với một số trường hợp, việc giải thích miệng và thu thêm phí không hóa đơn là “phải gửi hồ sơ về xác minh lý lịch ở VN” hoàn toàn trái với quy định.

Vì các giấy tờ nộp làm hồ sơ đã đều là giấy tờ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong nước cấp, không có việc phải “xác minh lại lý lịch” hoặc nếu có thì nằm trong nghiệp vụ của đại sứ quán phải làm, và nếu điều này không có trong danh mục của biểu mức phí và lệ phí quy định thì không được phép “thu thêm”.

Chưa kể, đại sứ quán VN tại Bỉ chỉ thu tiền mặt và phát hóa đơn không theo biểu mẫu quy định nào trong nước (hoặc mẫu của Bộ Tài chính phát hành hoặc mẫu quy định của Bộ Ngoại giao). Hóa đơn thu phí tại đại sứ quán VN tại Bỉ không có bất cứ một dòng chữ, con dấu nào để định danh đây là hóa đơn do đại sứ quán phát hành. Như vậy làm sao Ngân sách nhà nước có thể quản lý minh bạch được nguồn lệ phí tại các cơ quan đại diện VN ở  nước ngoài?

Nguồn: http://laodong.com.vn/xa-hoi/lam-thu-phi-cua-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-map-mo-cac-muc-phi-322242.bld

Tham khảo thêm ở forum: https://congdongviet.se/forums/chu-de/buc-xuc-ve-dai-su-quan-cua-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai

Vietnamese community in Sweden