Tag Archives: Di cư hợp pháp

Người Thụy Điển sẽ thấy được gì qua cuộc bạo loạn “Áo Gile vàng” tại Pháp cuối tuần vừa qua

Cuối tuần vừa qua tại Pháp đã nổ ra cuộc biểu tình ôn hòa sau đó chuyển thành 1 cuộc bạo loạn lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Phong trào biểu tình này mang tên “Áo Gile vàng” do người dân bất bình về chi phí tăng cao do Pháp đã áp thuế lên giá xăng  dầu.

“Bạo loạn lan rộng ở Pháp đã bước sang tuần thứ 3. Người Pháp đã thực hiện đủ combo đốt phá + cướp bóc khắp mọi mặt trận.

Ô tô bị thiêu rụi, quảng trường bị chiếm và các ngân hàng bị cướp giữa ban ngày. Paris hiện đang chìm trong biển lửa.

Phong trào “áo Gile vàng” từ phản đối tăng thuế nhiên liệu leo thang thành biểu tình chống Tổng thống Macron, bạo lực ở Paris bùng phát nghiêm trọng nhất trong hơn một thập niên.

Nước Pháp coi như đã xong, tiếp theo sẽ là nước Bỉ. Anh khôn khéo rút chân ra khỏi đống cứt nát EU, nhưng giờ e cũng đã muộn màng.

Pháp duy trì chủ trương KHÔNG công khai cơ cấu nhân chủng quốc gia, nhưng theo tính toán thì người Hồi, châu Phi và các nhóm sắc tộc khác chiếm khoảng 30% dân số và nếu xét tỉ lệ trẻ em được sinh ra mỗi năm, số lượng nhóm này vượt xa áp đảo français de souche – những người Pháp thuần chất.

Châu Âu sẽ là một bài học về sự suy tàn của các quốc gia cánh tả, một ví dụ rõ nét hơn là Venezuela.

Trên 30% GDP nước Pháp dành cho “phúc lợi”, đứng số trong top thế giới, nhưng y tế, giáo dục lại bét bảng khối OECD, vì đâu nên nỗi?

Một người bình thường cũng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể có chuyện một tá các chủng tộc hoàn toàn dị biệt có thể chung sống trong một quốc gia, với số lượng xấp xỉ nhau mà không cạnh tranh nhau nhau , phân biệt chủng tộc với nhau ?”

Đây là 1 bài phân tích được trích từ 1 facebooker để thấy được những tình trạng tồi tệ mà nước Pháp hứng chịu khi đi theo đường lối chính sách tỵ nạn chung của Châu Âu . Qua hình ảnh của nước Pháp liệu người Thụy Điển có thấy được bóng dáng của mình trong đó khi đã bắt đầu xuất hiện những vấn đề tương tự như :

1. Giá nhà ngày càng tăng cao và thậm chí hàng ngàn người phải xếp hàng để thuê nhà.

2. Giá xăng dầu đã tăng hơn 30% trong 3 năm trở lại đây dù rằng giá xăng dầu thế giới đã giảm bằng năm 2009

3. Tình hình an ninh ngày càng xấu đi khi liên tục xuất hiện nhiều vụ xả súng tại các thành phố lớn và tệ nạn ăn cắp khắp mọi nơi.

4. Bế tắc trong chính trị khi đã hơn 3 tháng sau bầu cử nhưng vẫn chưa thành lập được chính phủ.

Dưới đây là hình ảnh của cuộc bạo loạn tại Pháp:

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (phần tiếp)

Theo thống kê của cục thống kê thụy điển ngày 31/12/2017, có khoảng 18.700 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước Bắc Âu này. Vậy tại sao và làm thế nào trong vòng 40 năm qua số người Việt Nam ở Thụy Điện lại tăng 1 cách đáng kể như vậy.

PHẦN II: DI CƯ THỜI BÌNH

Cuộc di cư lớn nhất của người Việt đến Thụy Điển là cuộc di cư đầu tiên với khoảng 5000 thuyền nhân Việt Nam ,từ đây họ kết hôn và sinh con (có 6929 trẻ em nguồn gốc Việt Nam sinh ra tại Thụy Điển). Trong số những thuyền nhân này có rất nhiều người có vợ/chồng đoàn tụ từ Việt Nam sang.

Con đường thứ 2 của người Việt đến Thụy Điển là do hoàn cảnh lich sử xã hội có nhiều đổi thay ở cả Việt Nam và trên thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ tạo nên khủng hoảng về kinh tế xã hội chính trị tại các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Nên một số lương đông đảo nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên,người lao động được gửi đi đào tạo tại các nước Đông Âu trước đây bằng cách này hoặc cách khác di cư sang các nước tư bản Tây Âu và Bắc Âu và định cư lại.

Tại Việt Nam dân số tăng trưởng tỷ lệ nghịch với nền kinh tế,lực lượng lao động dư thừa. Từ những năm 90 trở đi xuất hiện nhiều các công ty xuất khẩu lao động thực hiên kết nối với các công ty nước ngoài để xuất khẩu lao động Việt Nam và phần lớn số lao động này không trở về. Thêm vào đó là chảy máu chất xám. Có rât nhiều du học sinh Việt Nam sau khi đào tạo xong ở nước ngoài cũng định cư ở lại.

Người Việt Nam di cư thời bình theo nhiều cách khác nhau: cả hợp pháp lẫn  bất hợp pháp.

Di cư bất hợp pháp là người di chuyển vào một nước mà không được sự cho phép của chính quyền nước sở tại: trốn qua đường biên giới, đường biển, hết hạn visa mà vẫn tiếp tục ở lai, có lệnh trục xuất mà bỏ trốn…….Hằng năm chính phủ Thụy Điển ngăn chặn đươc rất rất nhiều xe chở hàng có chứa người tỵ nạn, người không giấy tờ tùy thân, người không ro nguồn gốc xuất xứ từ các nước láng giềng, trong đó có người Việt Nam. Rồi khách du lịch, du học sinh, người lao động Việt Nam sau khi hết hạn visa cũng ở lại Thụy Điển mà không được sự cho phép của chính quyền. Số người này sống chủ yếu bằng việc bán sức lao động với đồng lương rẻ. Họ không được hưởng các quyền lợi gì từ bảo trợ xã hội, không được đi học, không được khám chữa bệnh…..Nếu bị phát hiện họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Di cư hợp pháp là một người di cư vào một nước được sự đồng ý của chính quyền nước sở tại. Người Việt Nam di cư thời bình đến Thụy Điển chủ yếu thông qua: đoàn tụ gia đình (Con cái đoàn tụ cha mẹ, vợ/chồng đoàn tụ theo chồng/vợ…), nhận con nuôi, lao động, du học, đầu tư….. Những người này đạt được các yếu cầu, điều kiện mà pháp luật Thụy Điển cho phép định cư, họ được cấp visa dài hạn, visa vĩnh viễn, quốc tịch, được hưởng các quyền lợi hợp pháp như những công dân khác: đi học, khám chữa bệnh, làm việc có đóng thuế, được trả lương xứng đáng với công sức lao đông.

Để được di cư hợp pháp mỗi người phụ thuộc vào từng trường hợp, từng yếu tố, từng quy định khác nhau của pháp luật. Mời các bạn tìm hiểu các quy định của pháp luật về các con đường di cư hợp pháp ở các phần tiếp theo.