Tag Archives: di dân

Làm thế nào để một di dân với nền tảng kiến thức có sẵn được chào đón ở Thụy Điển ?

Vừa qua đài truyền hình Thụy Điển có phỏng vấn một phụ nữ di dân đến từ Iran về hoàn cảnh của cô sau 4 năm sống ở Thụy Điển . Qua bài viết này hy vọng có thể truyền đạt thêm kinh nghiệm và kiến thức cho anh chị em chuẩn bị sang sinh sống và định cư ở Thụy Điển nhanh chóng hòa nhập với xã hội hơn.

Välkommen là từ dùng để chào đón 1 ai đó !

Khoảng bốn năm trước, Robabah Haidari đến Thụy Điển. Cô đến từ Iran nhưng có nguồn gốc Afghanistan. Ở Thụy Điển, cô đã đợi thêm khoảng 2,5 năm để có giấy phép cư trú. Khi đã có visa định cư cô bắt đầu tìm kiếm việc làm, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được công việc phù hợp.
– Tôi có chứng chỉ về ngành điều dưỡng ở đất nước của tôi, vì vậy tôi mong ước cót thể tiếp tục với công việc đó ở đây. Tạm thời tôi vẫn đang học SFI ( tiếng Thụy Điển danh cho người nhập cư), và vẫn tiếp tục tìm kiếm việc làm theo ý định mà tôi đã định hướng, Robabah Haidari nói.

Chúng tôi gặp cô ấy tại văn phòng Arbetsförmedlingen (Sở lao động)  ở Solna, phía bắc Stockholm, nơi cô ấy đến để xin việc. Cô nói tiếng Thụy Điển sau tám tháng học SFI, nhưng cô vẫn cần được phỏng vấn bằng tiếng Ba Tư. Asrin Sarhangi tại Arbetsförmedlingen đã giúp cô làm thông dịch viên.

Điều gì sẽ làm cho nó dễ dàng hơn để tìm một công việc?

-Ở Thụy Điển để kiếm được việc làm có thể bạn sẽ cần một chút giúp đỡ ban đầu như tìm kiếm công việc đó ở đâu và ai sẽ đứng ở giữa giúp kết nối bạn với các doanh nghiệp khi mà bạn hoàn toàn lạ lẫm với một đất nước mới như Thụy Điển.  Do đó một số tổ chức như Arbetsförmedlingen hoặc là các công ty , tổ chức môi giới nhân sự sẽ đáp ứng các yêu cầu đó cho bạn.

“Phụ nữ thì khó kiếm việc làm hơn những đối tượng khác”

Lần đầu tiên sau nhiều năm, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới cũng đã bằng với nam giới là 6,7%. Trước đây, nó đã cao hơn ở nam giới. Arbetsförmedlingen tin rằng một trong những lý do là phụ nữ sinh ở nước ngoài cảm thấy khó khăn khi tham gia vào thị trường lao động. Đây là một trong những điều mà Robabah Haidari cũng đồng tình với nhận định trên.

Là phụ nữ từ nước khác, có khó hơn đàn ông không?

– Tôi hoàn toàn tin rằng khó khăn hơn một chút, vì phụ nữ thường ở nhà với trẻ em và gia đình. Những người đàn ông năng động hơn và có sự tự do đó, chỉ là sự tự do mà tôi nghĩ làm cho họ có nhiều cơ hội việc làm hơn với phụ nữ, cô nói.

“Ngôn ngữ là chìa khóa”
Robabah Haidari tin rằng ngôn ngữ đóng vai trò trên hết nếu bạn muốn thành công có được việc làm

– Nó gần như là A và O, bởi vì nó là chìa khóa cho xã hội và thông qua ngôn ngữ bạnhòa  nhập và hiểu văn hóa về đất nước Thụy Điển theo một cách hoàn toàn khác. Ai cũng biết điều đó nhưng việc học được nó và sử dụng lưu loát được nó trong cuộc sống lại là một vấn đề khác !!

Bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm một công việc như làm y tá chứ?

– Tất nhiên là tôi sẽ làm vậy , tôi cần phải cố gắng phát triển kỹ năng hơn nữa để có thể làm việc trong lĩnh vực của tôi  nhưng cũng có chút liên quan đến tiếp xúc xã hội chẳng hạn như ý mà bạn đã gợi ý . Thật là không dễ để bạn được chào đón ở Thụy Điển với những nền tảng khả năng có sẵn !

Nếu bạn thấy bài viết hay và có ý nghĩa xin hãy like và chia sẻ cho những người khác nhé ! Like và chia sẻ của đọc giả là động lực để chúng tôi tiếp tục tổng hợp và biên dịch thêm các thông tin hữu ích đến cộng đồng.

Vì sao người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Xu hướng mới trong xã hội Thụy Điển đó là người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư. Nó được thể hiện rõ nét trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất.

chúng ta có thể thấy điều đó trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Thụy Điển hiện nay . Quí độc giả vui lòng đọc thêm bài :

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng chính trị chưa từng có

Lời mở đầu

Người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Kỳ thị người nhập cư được được dẫn chứng trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất của Thụy Điển vào năm 2014 và 2018 khi mà đảng chính trị có xu hướng bài ngoại chống nhập cư là Sverige Demokraterna viết tắt là SD đang nhận được ngày càng nhiều phiếu bầu của người dân Thụy Điển.

Nhưng nguyên nhân nào khiến cho người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư hay người di dân tị nạn. Dưới đây là 1 số các nguyên nhân chủ quan của người viết :

Đất nước Thụy Điển từng là một quốc gia hảo tâm nhất thế giới

Vào những năm 1975 đến 1990 người Thụy Điển được biết đến như những người hảo tâm tốt bụng khi chào đón hàng chục ngàn người tị nạn Việt Nam đến đất nước của họ sinh sống. Những người Việt Nam khi đó được tận tình giúp đỡ trong cuộc sống từ nhà cửa, đồ dùng thiết yếu trong gia đình đến tiền trợ cấp sinh sống.

Và những năm sau đó vẫn chào đón hàng chục người tị nạn khác từ châu á như Hàn Quốc, Trung Quốc, , Campuchia hay cả Châu Phi , Nam Mỹ. Hiện nay gần như Thụy Điển đang là quốc gia hợp chủng quốc đa văn hóa và đa sắc tộc.

Nhưng vì sao cho đến nay Châu Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng khi đối diện với làn sóng di dân tị nạn  nhập cư vào lại đang có xu hướng kỳ thị và bài ngoại ?

1.Văn hóa yếu kém

Nguyên nhân ảnh hưởng to lớn đến tâm lý bài ngoại , kỳ thị chính là văn hóa yếu kém của những người tị nạn nhập cư vào Thụy Điển. Hình ảnh ví dụ điển hình như việc khạc nhổ, quăng rác nơi công cộng cũng cũng như không giữ vệ sinh chung bên cạnh đó đơn cử như người Trung Quốc nổi tiếng với việc ăn nói lớn tiếng ồn ào ở bất kỳ nơi đâu . Hút thuốc không đúng nơi, chen lấn khi xếp hàng cũng là những hành vi vô ý thức khiến nhiều người Thụy Điển chán ghét người nhập cư.

Khi sinh sống chung trong các khu nhà tập thể căn hộ chung cư thì hát hò karaoke ngay cả khi đã quá 10 giờ đêm . Đối với những gia đình có trẻ em nhỏ thì không giáo dục chúng giữ im lặng mà để mặc chúng chạy nhảy đùa giỡn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những hình ảnh đó khiến cho rất nhiều người Thụy Điển bản xứ khó chịu phải dọn nhà đến những khu vực tránh xa người di dân ở.

2.Trộm cắp và tệ nạn

Những năm gần đây tình trạng trộm cắp vặt ở Thụy Điển đang gia tăng lên đáng kể. Nếu như trước đây bạn có thể quăng chiếc xe đạp ở bất cứ đâu rồi 1 ngày sau quay lại thì nó vẫn nằm đó nhưng giờ đã khác. Mọi chiếc xe đạp đều phải có khóa móc vòng vào bánh xe và thậm chí phải trang bị cả những loại khóa thật xịn nếu như không muốn bị cắt khóa. Đó là một ví dụ điển hình về tình trạng trộm cắp mất an ninh tại các thành phố lớn và cả những địa phương nhỏ nơi từng được xem là bình yên và an toàn của Thụy Điển.

Bên cạnh đó các cửa hàng , hoặc chợ, siêu thị của Thụy Điển cũng gia tăng tình trạng khai báo mất đồ với cảnh sát . Thậm chí ở các thành phố lớn như Stockholm , Göteborg hay Malmö tình trạng mất cặp trong các cửa hàng đang gây đau đầu cho chủ cửa hàng và với cả cảnh sát.

Không chỉ dừng ở đó, tình trạng buôn bán các chất gây ghiện như cần sa , ma túy đá cũng đáng báo động. Những đường dây buôn bán chất cấm này nổi tiếng với sự tham gia của người Việt và người Nam tư.

3.Khác biệt về truyền thống văn hóa

Nếu như ở phần trước sự kỳ thị đến từ trình độ văn hóa thấp , vô ý thức của người nhập cư thì sự khác biệt về văn hóa cũng là vấn đề giữa người Thụy Điển bản địa và người nhập cư ví dụ như

Người Việt Nam khi sống trong các căn hộ chung cư tập thể có thói quen nấu ăn với các loại thức ăn có mùi nồng đậm như cá kho, khô mắm gây ra sự khó chịu với các hàng xóm lân cận.

Trong một lần ngồi tàu điện từ Jönköping đến Stockholm, người viết có dịp chứng kiến một tình huống khó chịu của người Thụy Điển với 1 người Việt Nam khi người Việt này trong khi ngồi tàu đã ăn món khô mực nướng thì một người Thụy Điển ngồi cách đó 2 ,3 hàng ghế đã đi ngang và cố tình nói lớn để cho anh ta nghe bằng câu tiếng anh : its smell is terrible ( mùi của nó thật kinh khủng)

Hoặc những người tị nạn theo đạo hồi thường sử dụng một loại dầu gió có mùi hương đặc biệt cũng tương tự như loại dầu khuynh diệp của người Việt Nam mà nếu như không quen nhũng người xung quanh ngửi vào rất khó chịu.

Đó là những ví dụ điển hình về sự khác biệt văn hóa đang gây ra sự khó chịu giữa các dân tộc khi sống chung.

4.Gian lận thuế và làm việc đen

Người Thụy Điển bản địa là những người rất đơn giản và ngay thẳng , họ thích sự thật và rất ghét sự gian dối nhưng những người nhập cư từ các quốc gia khác có thể do hoàn cảnh kinh tế hoặc nghĩ rằng mình khôn nhưng trên thực đó đó là những trò khôn vặt mà người Thụy Điển rất khinh ghét ví như tình trạng phổ biến của những người nhập cư trong lao động đó là việc gian lận thuế khi khai báo với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó như việc khai báo xăng đi làm, hoặc gian lận khai báo số ngày nghỉ ở nhà trông con của các bậc cha mẹ hoặc việc không khai báo tiền phí Tivi .

Một số chủ cửa hàng khi bán hàng thì nhận tiền mặt của khách hàng hoặc chủ lao động thông đồng với người lao động trả tiền trực tiếp mà không thông qua cơ quan khai báo thuế cho sở thuế được gọi là nhận tiền đen hoặc lao động đen.

Một số người dựa vào các kẻ hở của luật pháp Thụy Điển để trục lợi như việc khai báo bệnh để ăn tiền trợ cấp xã hội hoặc nhận trợ cấp theo diện người tàn tật mặc dù họ hoàn toàn có khả năng lao động.

5.Cạnh tranh việc làm và phá vỡ các qui tắc chung của xã hội

Một tình trạng cũng khác phổ biến trong các nhà máy công nghiệp của Thụy Điển là người di dân hiện nay đang cạnh tranh cũng như cướp đi khá nhiều việc làm của người Thụy Điển bằng cách chấp nhận mọi mức lương thấp để có việc làm hoặc thậm chí chấp nhận làm việc kể cả vào ngày thứ 7 chủ nhật mà không cần phải trả gấp đôi lương hoặc các loại phụ cấp như qui định của nghiệp đoàn. Điều này khiến cho 1 số chủ hãng rất thích nhận người di dân nhưng vô tình lại phá hoại chung các qui tắc chung của xã hội nói chung và các công đoàn lao động được lập ra để bảo vệ người lao động.

Một ví dụ khác là người Thụy Điển thường có phong cách lao động chậm mà chắc, từ từ làm việc và tuân thủ giờ giấc thì những người di dân ngược lại khi lao động lại cố gắng làm thật nhanh , càng tạo ra nhiều sản phẩm càng tốt , thậm chí tận  dụng giờ nghỉ giải lao làm việc khiến cho những đồng nghiệp Thụy Điển ngao ngán lắc đầu . Nhưng tình trạng đó chỉ diễn ra khi người nhập cư mới nhận vào làm việc khi chưa ký hợp đồng dài hạn, một khi được làm việc vĩnh viễn thì lại lười lao động hơn bất kỳ ai .

6. Mua bán bằng lái giả dẫn đến gây tai nạn giao thông.

Một tệ nạn cũng phổ biến của người nhập cư là việc mua bán bằng lái giả . Việc này gây nguy hiểm cho an toàn giao thông của Thụy Điển vì Thụy Điển vận hành theo cơ chế tôn trọng pháp luật , chỉ cần 1 hành động vô ý thức không tuân theo luật giao thông sẽ dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Ngược lại người khi mua bằng lái để tham gia giao thông không ý thức được điều đó vì không được giáo dục về giao thông của Thụy Điển mà cứ lái xe ẩu như không xi nhan, uống rượu khi lái xe như thói quen ở các nước bản địa đã dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.

7.Khủng bố gây mất an ninh xã hội, uy hiếp người Thụy Điển

Theo đoàn người nhập cư tị nạn đã có những thành phần khủng bố trộn lẫn trong đó và đã gây ra bất ổn xã hội như thực hiện các hành vi khủng bố như đặt bom nơi công cộng, lao xe và các khu vực đông dân cư mà điển hình là vụ khủng bố tại Stockholm tại đường Drottninggatan đã gây kinh hoàng cho dân cư dẫn đến 5 người chết và 14 người khác bị thương nghiêm trọng.

Tác động của việc này rất nghiêm trọng dấy lên tâm lý lo sợ người nhập cư dẫn đến sự thù ghét ,ghê sợ trong người Thụy Điển bản địa.

Hệ quả của tâm lý bài ngoại , kỳ thị người nhập cư

Một hệ quả rõ ràng nhất đối với người nhập cư hay người di dân đó là tâm lý cực đoan thù ghét người di dân dẫn đến sự xô sát thậm chí dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đó là gây hiểm đến sức khỏe tính mạng thông qua các hành động xả súng, đánh đập, đâm chém ở các địa phương kỳ thị mạnh mẽ. Ở Đức hay ở Nga có những băng nhóm như thế là ví dụ điển hình.

Tác động cũng không kém quan trọng đó là các chính sách nhập cư sẽ ngày càng khó khăn hơn như việc xét duyệt bão lãnh sẽ kéo dài , gắt gao kiểm soát khó khăn hơn và tỉ lệ chấp nhận cấp visa hay quóc tịch sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó các qui định khi cho phép người di dân nhập quốc tịch sẽ rắc rối hơn như phải vượt qua các kỳ thi  quốc tịch khảo nghiệm về tiếng nói và kiến thức mà có lẽ trong tương lai sẽ được áp dụng.

Lời kết

Hòa nhập giữa các sắc tộc trong một quốc gia hợp chủng quốc là một vấn đề nan giải đối với các nhà lãnh đạo Thụy Điển mà cho đến nay gây rất nhiều tranh cãi trong chính sách nhập cư Thụy Điển. Hậu quả là người Thụy Điển đang có sự chia rẻ chưa từng có trong lịch sử.

Người Thụy Điển đã từng là những người nhân ái tốt bụng nhưng vì sao đến nỗi này có lẽ những người di dân nên tự suy nghĩ .

Trên đây là quan điểm cá nhân có tính chất chủ quan dựa trên những trải nghiệm thực tế của người viết chỉ mong đóng góp và xây dựng cho đất nước Thụy Điển thay đổi ngày một tốt đẹp hơn chứ không có ý chỉ trích hay bôi xấu bất cứ một sắc tộc hay dân tộc nào. Mong nhận được xây dựng và góp ý từ độc giả.

Congdongviet.se tổng hợp

Ông Trump bình luận tin tức trên TV về di dân ở Thụy Điển

Một ngày sau khi có tin tức không chính xác về một sự cố an ninh liên quan đến di dân dân tại Thụy Điển, hôm Chủ Nhật Tổng thống Donald Trump nói rằng bình luận của ông đưa ra là dựa trên một bản tin trên truyền hình mà ông đã xem trước đó.

Tổng thống Donald Trump tại một cuộc họp báo.

Ông Trump, ngay trong tuần đầu tiên khi nhậm chức đã cố gắng thắt chặt vấn đề an ninh biên giới, phát biểu tại cuộc mít-tinh hôm thứ Bảy rằng Thụy Điển đã gặp vấn đề nghiêm trọng với những người nhập cư.

Ông Trump nói: “Bạn hãy xem những gì đang xảy ra đêm qua ở Thụy Điển. Chính tại Thụy Điển. Ai sẽ tin này chứ? Thụy Điển tiếp nhận lấy số lượng lớn người nhập cư. Họ đang gặp phải các vấn đề mà trước đó họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ xảy ra.”

Thật ra không có sự cố gì xảy ra ở Thụy Điển và chính quyền Thụy sĩ rất bối rối, đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giải thích.

Ông Trump cho biết trong một tweet vào ngày Chủ Nhật: “Tuyên bố của tôi về những gì đang diễn ra ở Thụy Điển là dựa theo một câu chuyện trên kênh truyền hình FoxNews có liên quan đến di dân & Thụy Điển.”

Fox News, một kênh truyền hình của Hoa Kỳ được ông Trump ủng hộ, hôm thứ Sáu đưa tin về vấn đề tội phạm được cho là có liên quan đến người nhập cư ở Thụy Điển.

Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói với các phóng viên hôm Chủ nhật rằng ông Trump đã đề cập việc tăng tội phạm nói chung, chứ không phải là một vụ việc cụ thể ở một nước Bắc Âu.

Số liệu thống kê chính thức cho thấy tỷ lệ tội phạm của Thụy Điển đã giảm kể từ năm 2005, ngay cả khi nước này tiếp nhận hàng trăm ngàn người nhập cư từ các nước có chiến tranh tàn phá như Syria và Iraq.

Lời bình luận của ông Trump làm Stockholm cảm thấy hổ thẹn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Catarina Axelsson nói: “Chúng tôi đang cố gắng để mọi thông tin được rõ ràng.”

Đại sứ quán Thụy Điển tại Mỹ lặp lại lời bình trên twiter của ông Trump về bản tin trên kênh truyền hình Fox, và nói thêm rằng: “Chúng tôi mong muốn thông báo cho chính quyền Hoa Kỳ rõ về chính sách nhập cư và hội nhập của Thụy Điển.”

Ông Trump đã bị chỉ trích rất nhiều khi đưa ra những phán xét mà không có bằng chứng hoặc ít chứng cứ.

Theo VOA

Thụy Điển sẵn sàng giúp đỡ những người tị nạn

Điều này làm tôi nhớ đến những người Việt Nam tị nạn những năm 1975 , hàng trăm ngàn người đã chôn xác dưới biển đông . Có thể nói đó là một trong những cuộc di dân vĩ đại nhất trong lịch sử lòai người. Trong đó Thụy Điển là một trong những quốc gia đã mở rộng vòng tay đón lấy hàng ngàn những người Việt Nam khốn khổ.

Khi bạn đọc xong bài này vui lòng liên hệ với những tổ chức từ thiện để giúp họ quyên góp những vật dụng hay ít nhất cũng góp tiếng nói để giúp những người tị nạn kia vượt qua gia đoạn này.
“Chúng tôi có đủ khả năng để giúp đỡ” – Đây là phát ngôn của bô trưởng bộ di dân Thụy Điển.
Hiện nay Thụy Điển sẽ tiếp nhận một phần lớn người tị nạn đến từ Châu Âu. Sẽ không có bất kỳ kế hoạch thay đổi nào về chuyện đó , chính phủ Thụy Điển hứa như thế.
-Việc chúng tôi có đủ khả năng giúp đỡ hiện nay là hoàn toàn rõ ràng khi chúng ta đang có một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất cho loài người xảy ra tại thời đại này – Bộ trưởng di dân Morgan Johansson nói.

Nhưng ông cũng nói rằng Thụy Điển không hoàn toàn làm việc này một mình. Phần còn lại của các nước trong liên minh Châu Âu , khối EU , cũng phải bắt đầu giúp đỡ họ.
Ông ta nghĩ rằng khối EU cần phải bắt đầu buộc cái nước tiếp nhận người tị nạn. Hôm nay các nước này sẽ tự chọn những người tị nạn cho mình.
Morgan Johansson cho rằng khối EU và quốc gia Ungary đã làm sai khi không thu xếp nhà ở cho tất cả những người tị nạn đến quốc gia này.
-Những người tị nạn không muốn ở lại Ungary. Nhưng cũng không công bằng trong việc đối xử với họ tại nơi đây, Johansson nói.
Những ngày gần đây ,nhiều người đã nhìn thấy một bức ảnh một bé trai còn nhỏ đã bị chết đuổi. Trong bức tranh này cho thấy cháu bé đã nằm chết trên một bãi biển tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Một bé trai tị nạn nằm chết trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ trưởng bộ di dân mong muốn rằng bức ảnh sẽ làm cho nhiều bắt đầu hiểu rằng việc đúng đắn là giúp đỡ họ, những người tị nạn, chứ không phải là ngăn chặn họ .
– Hãy nghĩ rằng điều này có thể xảy ra với tôi, có thể xảy ra với bạn hoặc thậm chí đó có thể xảy ra với những đứa con tôi – ông nói.