Tag Archives: định cư

Chạnh lòng thân phận người Việt ở Thụy Điển

So với cuộc sống đua chen ồn ào ở Việt Nam thì cuộc sống ở Thụy Điển lặng lẽ và êm đềm như không khí lạnh lẽo của nó tại xứ sở Bắc Âu này.

Đã có rất nhiều bài viết nói về nơi đây gần như một thiên đường đối với con người với những đãi ngộ tốt nhất của xã hội nhưng có biết đâu đằng sau những hào quang ấy vẫn tồn tại những mảnh đời cô đơn và ngậm ngùi sống cho trọn kiếp với thân phận người Việt ở xứ người.

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người Việt xa quê giống như bạn bứng một cái cây từ vùng đất nó mọc lên từ nhỏ rồi cắm vào ở nơi xa lạ với thổ nhưỡng và không khí hoàn toàn trái ngược kể cả khi nơi đó là 1 vùng đất trù phú và màu mỡ. Cái cây đó thời gian đầu vẫn phát triển èo uột , quặt quẹo rồi mới từng bước đâm chồi mọc rể thích nghi với điều kiện mới.

Điều này sẽ được phản ánh rõ nét trong những cuộc đời mà tôi từng tiếp xúc và bắt gặp dưới đây. Chẳng hạn như bất chợt đâu đó tôi từng chứng kiến những tin nhắn, những lời than vãn thậm chí là chửi rủa khi mang thân phận của 1 di dân trên xứ người dù là thế hệ đầu tiên của người Việt định cư hay thế hệ thứ 2 thì vẫn tồn tại những phân biệt, kỳ thị giữa người phương Tây và người Á Châu hay thậm chí là giữa chủ lao động vào người lao động.

Vấn đề về lao động

Nói về các vấn đề lao động ở Thụy Điển thì việc bóc lột sức lao động đối với người làm thuê trong các nhà hàng, tiệm nail thì đã quá cũ và là vấn đề muôn thưở .

Thậm chí nhiều người lao động cực khổ sau 4 năm để mong chờ giấy định cư mới phát hiện ra chủ ” quên ” đóng thuế cho mình để rồi trượt mất cơ hội nhập quốc tịch cũng là chuyện bình thường.

Nhưng nhiều người cũng quên đi mất những chuyện nho nhỏ xung quanh cuộc sống như sức khỏe, hiểu biết xã hội cũng là vấn đề mà ít người để ý

Mới đây thôi một anh thợ nail sang Thụy Điển theo định cư lao động tâm sự với CDV rằng:
” Mình ho quá không biết phải làm sao ?
Mua thuốc uống rồi vẫn không khỏi ?
Mình mua 1 hộp thuốc 15 viên giá 65 kr
Nipaxon
50g
Noskapin
Mình qua 1 tháng rồi chưa có lương
Mình đi nhặt lon kiếm kr
Tuần cũng được 20 kr…

Tôi có 1 người bạn ở Việt Nam mới sang , thời gian đầu rất nhiệt quyết học tiếng Thụy Điển theo chương trình SFI ( Svenska för invandare – tiếng Thụy Điển cho người nhập cư miễn phí của chính phủ) nhưng chưa tới 2 năm anh lại khao khát được đi làm kiếm tiền .

Được người bạn giới thiệu vào 1 nhà máy sơn làm thử với nhiệm vụ là chỉ bê hàng móc lên các máng treo trên băng chuyền để đưa vào sơn , chỉ trong vòng 3 ngày làm việc anh đã bỏ cuộc không hề suy nghĩ. Hỏi tại sao anh bảo : ” Một là đi xe buss chuyển và chờ đợi mệt quá , nhất là sau khi tan ca xong rất mệt mà còn phải ngồi chờ . Hai là công việc nặng nhọc quá kham không nổi” .

( Ở tỉnh của mình đang sống rất dễ kiếm việc làm, thậm chí nói bập bẹ tiếng Thụy Điển hoặc không biết tiếng vẫn xin được việc làm chỉ là công việc như vừa mô tả hơi nặng , liệu các bạn muốn định cư theo diện lao động có kham nổi ? )

Vậy đấy , lao động ở Thụy Điển đâu phải chuyện dễ ? Nhưng rất nhiều bạn nhắn tin cho CDV nói rằng công việc nặng nhọc tới đâu cũng chịu được .

Hầu hết người Thụy Điển bản địa đều lao động đến 65 tuổi mới về hưu thậm chí có người còn xin làm việc kéo dài thêm 2 năm đến tận 67 tuổi rồi 69 tuổi . Thế mới biết thể trạng sức khỏe của người Thụy Điển tốt cỡ nào nhưng ngược lại người Việt sang đây chỉ đến 60 là ai cũng muốn về hưu non . Thậm chí có nhiều người lao động trong các nhà máy công nghiệp nặng vừa hết tuổi về hưu 65 tuổi cũng là lúc về với tổ tiên, không kịp hưởng khoảng lương hưu đóng cho nhà nước mấy chục năm.

Dù rằng thực phẩm sạch và không khí trong lành khiến Thụy Điển là 1 trong những đất nước có môi trường tốt nhất thế giới nhưng nó cũng tồn tại những điều kiện khắc nghiệt không tốt cho thể trạng người Việt như khí hậu lạnh lẽo cùng với lao động nặng nhọc khiến nhiều người Việt thường mắc các chứng bệnh về xương khớp , đặc biết là thoái hóa đốt sống, khô chất nhờn khớp gối.

Các căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đeo bám cảm giác đau nhức rất khó chịu làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Việt đang lao động tại đây.

Vấn đề về kỳ thị

Vài tháng trước vào hãng làm việc thì nghe Cô Bảy ( tên nhân vật đã được thay đổi) cự cãi với quản đốc của mình bằng tiếng Thụy Điển với giọng ngẹn ngào:
” Tao ngày nào cũng ăn khoai tây để tóc hết đen cho tụi bay khỏi kì thị ”

Hoặc chuyện lương bổng cũng vậy, người Việt khi làm công nhân trong các nhà máy lương bao giờ cũng thấp hơn so với người bản địa cùng vị trí. Chuyện không ai nói ra nhưng nó vẫn cứ là bức xúc cho thân phận người lao động Việt Nam khi làm cho các chủ là người Thụy Điển bản địa.

Tất nhiên cũng có những người may mắn được gặp những người chủ tốt bụng nhưng được mấy người ?

Vấn đề về thế hệ

Một lần trong giờ giải lao , anh em ra ngoài hiên hút thuốc, tôi nghe anh đồng nghiệp hỏi 1 chú lớn tuổi người Việt : ” nghe nói con anh mới được nhận vào hãng mình làm luôn hả ? vui ha, cha con làm chung hãng rồi, cả 2 đời đều cống hiến cho hãng này rồi ”

Câu nói tưởng chừng nghe như 1 tin vui nhưng nghe sao bùi ngùi quá. Cả một đời người cha vất vả làm công nhân trong 1 hãng sắt nặng nhọc tưởng chừng hy sinh để đào tạo thế hệ sau tốt hơn có thể ngồi văn phòng hay ít nhất cũng có công việc nhẹ hơn nhưng rốt cuộc con cái lại cũng lao vào cái vòng lẩn quẩn theo cha vào tiếp tục 1 cuộc đời làm thuê hãng xưỡng.

Vấn đề gia đình

Hoặc đâu đó rất nhiều câu chuyện hôn nhân của nhiều gia đình Việt tan vỡ sau nhiều năm chung sống . Thậm chí có những người chồng cưới vợ ở Việt Nam sang chập nhận đi làm cực khổ nuôi người vợ trong thời gian đầu để hòa nhập được với cuộc sống mới rồi lại giúp cả gia đình vợ bảo lãnh anh em sang nhưng đến cuối vẫn đường ai nấy đi, chôn dấu đời mình trong lãng quên và cô đơn.

Hay nhiều ông chồng sống với vợ con mấy chục năm chịu cực chịu khổ , hạt muối chia đôi vậy mà chỉ sau 1 chuyến về Việt Nam thì lại lập “phòng nhì” . Đây không chỉ là câu chuyện của Thụy Điển mà là cả một thế hệ Việt Kiều khắp thế giới ! Nguyên nhân vì đâu liệu có ai đã chịu nhìn nhận và phân tích ?

Đừng nói tới riêng Việt Kiều mà gần đây phong trào cưới vợ Châu Á đặc biệt là Thái Lan cũng nở rộ ở Thụy Điển đến nỗi nó cũng trở thành vấn nạn đối với phụ nữ Thái Lan bởi vì người Thụy Điển rất thực dụng và không có nặng tình cảm, họ sẵn sàng bảo lãnh người vợ Thái Lan sang Thụy Điển nhưng khi người đó không vừa lòng hoặc không phục vụ họ như ý họ muốn, đàn ông Thụy Điển sẵn sàng gửi trả người đó về đất nước của họ.

Do vậy người Việt Nam thường bảo nhau rằng “đừng có mà dại cưới vợ hoặc cưới chồng từ Việt Nam sang Thụy Điển, ở vài năm chúng nó đủ lông đủ cánh rồi sẽ bay đi mất” . Đó là 1 thực trạng rất đau lòng của nhiều gia đình Việt Nam, câu nói đó hoàn toàn sai về mặt lý luận nhưng nó lại đúng về thực tế ly hôn của người Việt ở Thụy Điển.

Nhưng tình trạng ly hôn này không chỉ riêng của người Việt mà cả một đất nước, xã hội Thụy Điển đang gặp bế tắc vì tỉ lệ thống kê về hôn nhân của Thụy Điển cho thấy 50% người Thụy Điển đều ly hôn. Nguyên nhân nằm ở đâu đó của cuộc sống thực dụng, đời sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền khiến cho mọi người đều chỉ sống cho mình mà quên đi nhẫn nhịn và yêu thương mới là sợ dây kết nối gia đình.

Nếu bạn đang có ý định định cư ở Thụy Điển hãy cân nhắc kỹ các vấn đề trên để xem cái nào mình chấp nhận được, cái nào mình giải quyết và chịu đựng được.
Và nếu bạn thấy hay hãy like và share bài viết để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ với quí đọc giả về cuộc sống ở Thụy Điển cho mọi người hiểu rõ hơn.

Patriot – Congdongviet.se tổng hợp.

7 điều cần biết về định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư

Ngoài 2 diện định cư theo hôn nhân và hợp tác lao động thì Thụy Điển còn có 1 dạng định cư nữa là đầu tư. Con đường định cư Thụy Điển theo diện đầu tư thích hợp cho những ai có nguồn kinh tế khá giả, muốn vươn ra phát triển ngoài Việt Nam. Bên cạnh đó đầu tư cho tương lai không chỉ cho bản thân mình mà còn cho gia đình . Nhất là cho thế hệ sau tiếp thu và phát triển trên một nền văn minh, văn hóa khác.
Tuy nhiên định cư Thụy Điển theo diện hợp tác đầu tư cũng tồn tại một số vấn đề mà người đầu tư cần phải chuẩn bị tinh thần và kiến thức trước khi dấn thân vào con đường này. Dưới đây CDV xin trình bày về vấn đề này cho quí đọc giả tham khảo :


1. Mức sống và giá trị đồng tiền của Thụy Điển so với Việt Nam như thế nào ?

Nếu bạn muốn định cư theo diện đầu tư thì vấn đề lớn nhất bạn cần quan tâm chính là chuẩn bị nguồn kinh tế và dự trù nó sao cho đủ để bạn có thể sống và làm việc đến khi hòa nhập cũng như có được quốc tịch Thụy Điển.

So với mức sống bình quân ở Việt Nam thì giá cả hàng hóa, thực phẩm của Thụy Điển cao hơn từ 2,5 đến 3 lần. Nói 1 cách đơn giản là bạn cứ lấy giá 1 một mặt hàng ở Vn nhân lên 3 thì sẽ ra giá ở Thụy Điển.

Tuy nhiên sự so sánh này chỉ mang tính tương đối vì cũng có 1 số mặt hàng thực phẩm cũng ngang bằng hoặc đôi khi có chương trình giảm giá thì rẻ hơn Việt Nam . Ví dụ như thịt gà, thịt heo hoặc thịt bò ở Thụy Điển thì:

+ thịt gà (đùi gà) chỉ khoảng 75 000 vnd/kg hoặc gà đông đá nguyên con thì khoảng (55000 -60 000 vnd/kg)

+ thịt bò thường (tùy loại thịt ) trung bình từ 300 000 vnd/kg

Bên cạnh đó chính phủ cũng tính ra được mức sống tối thiểu của 1 người Thụy Điển là 135 kr/ngày (tương đương với 350.000 vnd/ngày) (chưa tính chi phí nhà ở)

Về nhà ở thì giá nhà ở Thụy Điển phụ thuộc vào vị trí (thành phố lớn, tỉnh , hoặc thị trấn ) hoặc loại nhà. Ở đây CDV sẽ đưa ra giá trung bình của 1 tỉnh tương đối phát triển để quí đọc giả dễ hình dung:

Giá nhà Villa ở Thụy Điển (tạm dịch là nhà có sân vườn riêng ) : thấp nhất 4 tỉ VND / (100 mét vuông diện tích ở + 500 m2 sân vườn) …nếu ở những thị trấn có thể rẻ hơn.

Giá nhà chung cư : 35 triệu vnd/m2

Giá nhà thuê : trung bình 13 triệu vnd/tháng cho nhà 2 phòng 50 m2 , 16 triệu vnd/ tháng nhà 3 phòng 80 m2.

Chú ý : Luật pháp Thụy Điển không cho phép nơi kinh doanh, văn phòng kinh doanh là nơi ở. Nếu định cư theo diện kinh doanh thì bạn cần chú ý điều này.

2. Giá cả về mặt bằng kinh doanh

Vì đây bạn muốn định cư theo diện đầu tư nên việc đặt số tiền đầu tư mới là vấn đề quan trọng nhất.

Nếu như bạn ở 1 thành phố nhỏ thì số vốn đầu tư là không lớn.

Tùy theo bạn đầu tư ngành nghề gì, diện tích to hây nhỏ, nhân viên nhiều hay ít.

Giá thuê mặt bằng ở 1 thành phố nhỏ cỡ 50.000 dân của Thụy Điển khoảng như sau: thuê mặt bằng trong trung tâm thương mại là 1000 kr = 2,5 triệu vnd/m vuông.

Nếu thuê ở ngoài thi tuy theo vị trí mà có giá từ 5- vài chục nghìn kr/m vuông. Tiền thuê nhân viên trung bình khoảng từ 20.000-25.000 thụy điển.

Nếu như bạn thuê nhà ở thành phố lớn như Stockholm, malmö, hay Göteborg thì mọi thứ là giá gấp vài lần, tiền lương cũng sẽ cao hơn các tỉnh nhỏ lẻ khác.

3.NGoại ngữ:

Người để được cục di trú cấp visa đầu tư thì bạn phải có vốn ngoại ngữ tiếng anh, tiếng thụy điển hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác liên quan đến lĩnh vực bạn đầu tư hoặc hợp tác với các công ty kinh doanh đối tác.

4.Lựa chọn ngành nghề đầu tư:

Đây là câu hỏi chính của bạn. Hiện nay người Việt ở Thụy Điển sinh sống chính bằng mở nhà hàng, tiệm nail, tiệm tạp hóa….qui mô làm ăn nhỏ lẻ.

Khu vực phía nam Thụy Điển xuất hiện một số công ty nhập khẩu thực phẩm và phâm phối thực phẩm châu á có qui mô nhưng không thể so sánh với các nước như Mỹ, Anh, Đực.

Khi mà kết hôn đi Thụy Điển bị thắt chặt lại thì định cư Thụy Điển theo diện lao động và đầu tư lại lên ngôi.

Đã xuất hiện các trường hợp thực hiện đầu tư tiệm nail và nhà hàng.

Vì cái này người Việt Nam có thế mạnh.

Đặc biệt là ngành nail vì không hiểu sao chỉ có người mình làm nail mới đẹp và kỹ thuật cao như vậy.

Nếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất: bạn hãy chú trọng các sản phẩm làm bằng tay tỉ mỉ.

Thụy Điển sống giản đơn và coi trọng các sản phẩm làm bằng tay mà không phải sản phẩm góp phần làm phá hủy môi trường.

Các sản phẩm về y tế cũng được coi trọng. Tại Thụy Điển đã xuất hiện 1 số công ty nhỏ của người Việt sản xuất theo dây truyền công nghiệp các sản phẩm thức ăn đạt chuẩn: giò, xúc xích.

Hoặc bạn có thể đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như công ty du lich Việt.

Tại sao không khi mà ngày càng có nhiều người muốn du lịch Việt Nam ?

5.Tay nghề:

Một trong những yêu cầu của Cục di trú là bạn phải có kinh nghiệm, tay nghề trong lĩnh vực mình định đầu tư.

Trong bản hồ sơ năng lực của công ty nộp để xin visa bạn phải chứng minh được bạn có tay nghề, kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đầu tư.

Do đó bạn phải có 1 số chứng chỉ cần thiết.

6 Mối quan hệ:

Tại sao cần có mối quan hệ? Nếu như bạn có người thân gia đình sinh sống ở Thụy Điển thì mọi việc quá dễ dàng. Nhưng nếu bạn không có thì cần cân nhắc kỹ. vì:

+ trong hồ sơ nộp cho Cục di trú bạn phải nộp các giấy tờ hợp đồng mua bán công ty, thuê mặt bằng, các hợp đồng nhà ở ………những hợp đồng này phải có người giúp bạn thực hiện để tránh bị gian dối, lừa đảo.

+ bạn hoàn toàn xa lạ với đất nước này, luật pháp không nắm vững, chỉ cần một sơ xuất nhỏ bạn có thể bị loại visa và những số tiền bạn đã bỏ ra sẽ không thu về được.

+ Sự dối tra, lừa lọc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, khi mà người có tiền nhẹ dạ và cả tin, lòng tham trỗi dậy là một mối lo lớn cho bạn.

Do đó bạn phải có người thật sự có thể tin tưởng được để giúp đỡ.

7. Lời khuyên cho bạn:

Hãy tìm ngành nghề sử dụng ít vốn nhất , tránh đầu tư lớn (ví dụ như ngành nail.

Nếu bạn mở 1 tiệm nail ở 1 thành phố loại vừa, vốn của bạn không quá 500.000.000 vnd. Con số này mình nghĩ hoàn toàn có thể đầu tư. hoặc mở 1 nhà hàng Á ở thành phố nhỏ khoảng từ 1-2 tỷ VND. Tốt nhất bạn nên mua lại 1 tiệm đã hoạt động có lãi vì khi nộp đơn xin visa cục di trú sẽ xem xét yếu tố làm ăn có lãi vào đóng thuế cho nhà nước.

Nếu không có người thân thì có lẽ hợp tác đầu tư sẽ là một phương thức hoàn hảo cho bạn. Bạn bỏ vốn và người sống ở Thụy Điển bỏ công sức và hồ sơ xin visa thì hoàn toàn như nhau.

Lê Chân- Cộng Đồng Việt.

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (Phần tiếp)

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Phần III. DI CƯ HỢP PHÁP

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Ngày nay, người Việt Nam di cư đến Thụy Điển theo dạng hợp pháp ,chủ yếu do: lao động, kết hôn, du học, đầu tư, du lịch. Tức là đã được sự cho phép của chính quyền nước sở tại trước khi đến.

Tất nhiên những con đường này cũng không phải trải toàn hoa, niềm vui có, nước mắt và đau thưong cũng không kém phần.

Trong khuôn khổ của bài viết này Cộng đồng Việt không đi sau vào các hướng dẫn cụ thể hồ sơ, cách thức và quy định của Luật.

Mà chúng tôi chỉ nêu ra những vẫn đề chung để các bạn có thể hình dung một cách khái quát nhất về hành trình đến Thụy Điển trong cuộc dư cư thời bình.

Tại Thụy Điển, để được nhập cư hợp pháp không phải là một vấn đề đễ dàng, đặc biệt là đối với công dân của nước năm ngoài Châu âu và các nước thuộc thế giới thứ 3.

Vì Thụy Điển được cho là một đất nước đáng sống nhất trên thế giới, nên có rất rất nhiều người mơ ước để có được visa đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Và có một điều khá đặc biệt là có rất nhiều người trong đó có người Việt Nam gần như không năm được các được các quy định PL về việc cấp visa tại Thụy Điển.

Sự bất đồng về ngôn ngữ cộng với thiếu xót về kiến thức PL, dẫn đến sự bi dối trá, lừa lọc Vậy những quy định đó là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa tạm thời, visa vĩnh viễn, nhập quốc tịch.

– Sở di trú Thụy Điển: đây là cơ quan trực thuộc trung ưong thay mặt chính phủ Thụy Điển giải quyết các vấn đề nhập cư, du lich, đầu tư….. đây là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định về nhập cư.

Tất cả mọi Thủ tục giấy tờ đều gửi về sở di trú và được xem xét, ra quyết định tại đây.

Ngày ngày sở di trú nhận vài chục nghin đơn xin phép định cư tại Thụy Điển, nên việc hồ sơ kéo dài hằng năm, vài năm là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

– Đại sứ quán, lãnh sự quán tại các nước, chỉ thay mặt sở di trú để tiếp nhận hồ sơ, thự hiện phỏng vấn, đánh giá cuộc phỏng vấn và thông báo kết quả tới bạn. Đại sứ quán không có quyền quyết định bạn được visa tới Thụy Điển hay không.

2. Thời gian để được visa, định cư, nhập quốc tịch Thụy Điển: Tùy theo các bạn đến Thụy Điển bằng cách nào mà hành trình nhanh hay chậm

– Dạng thăm thân nhân: khi đã nộp hồ sơ đầy đủ đến đại sứ quán thì trong vòng 2 tuần là bạn có thể được cấp visa luôn.

Tuy nhiên hết hạn visa bạn phải quay về nước, nếu không bạn lại trở thành người nhập cư không hợp pháp.

– Dạng lao động : bạn và chủ đã hoàn tất các thủ tục thì bạn sẽ được cấp visa trong vòng một vài tháng.

Tùy theo công việc của bạn mà thời hạn cấp visa được bao lâu. Nếu là các công việc không xác định được thời gian kết thúc công việc như nhà hàng, xưởng sản xuất…thì các bạn có thể được visa trong vòng 2 năm, sau 2 năm phải làm gia hạn lại.

Việc các bạn có được gia hạn tiếp hay không tùy thuộc phần lớn vào chủ sử dụng lao động. Có nhiều người được cấp visa lần đầu 2 năm nhưng không gia hạn tiếp được do các vi phạm của chủ, và buộc phải rời khỏi Thụy Điển.

– Dạng kết hôn, sống chung với vợ/chồng thì đây là con đường khá nhiều màu sắc và mất nhiều thời gian.

Thông thường khi các bạn nộp hồ sơ để sống chung, kết hôn với chồng/vợ tại Thụy Điển thì các bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán.

Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi phỏng vấn thì không có một quy định cụ thể nào để xác định. Chỉ chờ và chờ cho đến khi được thông báo.

Được phỏng vấn xong, lại chờ tiếp, hàng năm hoặc vài năm để nhận được quyết định sở di trú có cấp visa hay không? (tất nhiên bạn có quyền hài lòng hoặc không hài lòng với quyết định.

Nếu như cần phải kháng cáo thì thời gian chờ đợi còn lâu hơn nữa).

Nếu như được cấp visa đoàn tụ theo vợ chồng. Thời hạn visa là khoảng 2 năm, sau đó bạn phải xin gia hạn.

Lần gia hạn này bạn thường sẽ được visa vĩnh viễn ( trừ một số trường hợp đặc biệt cần có sự thử thách).

Có visa vĩnh viễn có nghĩa là bạn đã có quyền định cư tại đây đến hết đời.

Nhưng đó không phải là quốc tịch – có nghia là: bạn vẫn là công dân Việt nam, mọi việc liên quan đến nhập cảnh, mất pass, xác nhận thông tin….. bạn vẫn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu chồng/vợ bạn có quốc tịch Thụy Điển, cả 2 người vẫn cùng sống chung thì sau 3 năm bạn có quyền nộp đơn xin vào quốc tịch Thụy Điển.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn có cả 2 quốc tịch. Còn nếu chồng/vợ bạn không có quốc tịch Thụy Điển hoặc không còn sống chung nữa thì phải sau 5 năm ở Thụy Điển bạn mới có quyền nộp đơn xin quốc tịch.

– Theo con đường đầu tư, các bạn cũng phải tiến hành thủ tục rờm rà, chờ đợi quyết định của sở di trú. Sau 2 năm bạn được visa vĩnh viễn, và sau 5 năm có quyền xin gia nhập quốc tịch

3.  Quy trình giải quyết hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định === nộp đến đại sứ quán ( hoặc nộp qua website của sở di trú) === Đại sứ quán chuyển hồ sơ tới bộ phận xử lý hồ sơ của sở di trú === Sở di trú tiến hành xem xét xử lý hồ sơ, ra quyết định ==== Sở gửi quyết định đến Đại sứ quán === Đại sứ quán gửi quyết định tới người nộp đơn === Nếu được chấp nhận đơn, Đại sứ quán sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay gửi về Sở di trú để làm thẻ cứng ==== Sở di trú cấp thẻ và gửi lại Đại Sứ quán ==== người được chấp nhận đơn sẽ đến Đại sứ quán nhận thẻ.

4. Người Việt Nam hiện nay đa số định cư tại Thụy Điển theo dạng kết hôn

Con đường này khá gian nan và mất nhiều thời gian.

Có nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau mà Luật pháp Thụy Điển có thay đổi để thắt chặt hơn vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nhưng càng khó khăn thì lại càng có nhiều người mơ ước.

Nhiều người đánh đổi cả công việc, nhà của, tiền bạc….để nhận được quyết định ‘bị từ chối đơn’ và cũng rất nhiều người vui mừng đến òa khóc khi được nhận visa.

Họ lầm tưởng rằng họ đã được định cư tại đây mà khồng hề biết rằng đo mới chỉ là bước dạo đầu với nhiều thử thách mới về cuộc sống mới nơi xứ người và là bước dạo đầu cho cuộc chiến được quyền định cư vĩnh viễn.

Và hằng năm một số lượng không ít người Việt Nam đã sinh sống tại Thụy Điển vẫn phải rời khỏi do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong phần tiếp theo của hành trình đến với Thụy Điển, Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu về cuộc sống nơi xứ người và các quy định pháp luật liên quan. Mời các bạn đón đọc.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 4)

Để đảm bảo đơn của bạn có thể được xét duyệt thành công thì bạn cần phải hiểu quá trình giải quyết đơn từ đó đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của sở di trú Thụy Điển. Dưới đây CDV xin trình bày về quá trình này cho quí đọc giả hiểu rõ.

PHẦN V. QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT ĐƠN

Bạn phải chắc chắn rằng các hồ sơ của bạn về việc xin visa đầu tư cùng người thân trong gia đình đã có đầy đủ thông tin cần thiết. đây là cơ sở cho cục di trú có thể xét duyệt hồ sơ của bạn nhanh hay chậm. Có nhiều trường hợp sở di trú cần phải tiến hành điều tra với các cơ quan nhà nước khác để thẩm tra các tài liệu mà bạn gửi trong đơn. Như vậy sẽ kéo dài thời gian ra quyết định.

Sẽ xảy ra các trường hợp sau:

– Bạn bị bác đơn xin visa do chưa đủ các yếu tố cần thiết

– Bạn phải bổ sung hồ sơ cho hợp lệ: cục di trú sẽ yêu cầu bạn bố sung hồ sơ

– Bạn đựoc cấp visa đầu tư.

Bất cứ bạn rơi vào trường hợp nào. Sở di trú cũng ra quyết định cho bạn. Quyết định này sẽ được gửi về đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nơi bạn sống. Khi bạn đến nhận quyết định, bạn phải mang theo hộ chiếu có hạn.

Nếu như bạn được cấp visa đầu tư nhiều hơn 3 tháng thì bạn sẽ được nhận 1 thẻ cứng. Thẻ này là chứng cứ cho việc bạn được phép định cư ở Thụy Điển. Trên thẻ có ảnh và dấu vân tay của ban. Khi thẻ này được làm xong đại sứ quán sẽ gửi đến bạn trong thời gian 4 tuần hoặc lâu hơn một chút.

Bạn có thể được cấp visa tới 2 năm nhưng không được quá hạn của hộ chiếu của bạn ( vì vậy trước khi nộp dơn bạn phải ra hạn hộ chiếu).

Sau khi hết hạn visa này bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn gia hạn. Hết 2 năm sống ở Thụy Điển bạn có thể được visa vĩnh viễn nếu ban chứng minh được khả năng tài chính của công ty, và phải ở Thụy Điển nhiều hơn 6 tháng/năm.

Khi đã có được visa vĩnh viễn bạn đã được một số quyên lợi như các công dân khác sinh sống tại Thụy Điển ( trừ một số quyền chỉ dành riêng cho Công dân mang quốc tich Thụy Điển).

Các bạn đã cùng Cộng Đồng Việt tìm hiểu một số quy định chính về việc xin phép định cư theo dạng đầu tư, hợp tác đầu tư tại Thuy Điển. Mọi thắc mắc liên quan các bạn có thể gửi câu hỏi cho Cộng đồng Việt theo địa chỉ congdongviet.se@gmail.com. Hẹn gặp lại quí đọc giả tại các chuyên đề khác.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 3)

Tiếp tục phần hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang sống và học tập tại Thụy Điển muốn định cư theo dạng đầu tư hoặc hợp tác đầu tư.

PHẦN III-a: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP ĐỊNH CƯ CHO HỌC SINH; SINH VIÊN; NGHIÊN CỨU SINH TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TỪ; HỢP TÁC ĐẦU TƯ

Nếu bạn là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang sống và học tập tại Thụy Điển ( tạm gọi tắt là visa du học), bạn muốn nộp đơn xin phép định cư tại Thụy điển theo dạng hợp tác đầu tư, đầu tư (tạm gọi tắt là visa đầu tư) để không phải rời khỏi đất nước này thì ban cần phải nộp hồ sơ xin visa đầu tư trước khi visa du học của bạn hết hạn.

Kèm theo hồ sơ xin visa đầu tư (như đã giới thiệu tại phần I) bạn phải gửi kèm 1 bản chứng nhận chứng minh rằng bạn đã hoàn thành chương trình học ít nhất 30 điểm tại các trường cao đẳng hoặc đại học hoặc 1 kỳ nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh ở Thụy Điển.

Các thủ tục, cách thức nộp hồ sơ khác đều giống với các trường hợp khác.

PHẦN III-b: HỒ SƠ CỦA VỢ CHỒNG,CON CỦA NGƯỜI XIN PHÉP ĐỊNH CƯ THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ.

Nếu bạn là công dân của một nước khác nằm ngoài khối EU và bạn là thành viên gia đình có người được visa đầu tư tại Thụy Điển thì bạn được quyền được cấp visa theo thời hạn của thành viên trong gia đình. Cụ thể là:

1. Thành viên nào được ăn theo visa đầu tư:  Đó là vợ/chồng, người yêu, con dưới 18 tuổi chưa kết hôn.

2. Điều kiện được nộp hồ sơ :

Người được visa đầu tư có đủ điều kiện kinh tế để nuôi sống bạn trong vòng 2 năm đầu tiên. 100.000 kr cho vợ/chồng và 50.000 kr/con.

3. Cách thức nộp hồ sơ qua web hoặc đại sứ quán

a. Nếu tất cả các thành viên trong gia đình cùng nộp hồ sơ 1 lúc thì người chủ công ty là người sẽ đơn xin phép định cư cho các thành viên thông qua tài khoản riêng của công ty trên web của cục di trú

b. Nếu như người được visa đầu tư đã ở Thụy Điển rồi thì các thành viên phải tự nợp đơn xin visa. Mỗi thành viên một hồ sơ riêng. Nếu nộp qua web thì mỗi người phải thiết lập một tài khoản riêng và tự truy nhập
để điền đơn. Nếu bạn nộp đơn tay thì dùng mẫy đơn 132011 của cục di trú.

4. Hồ sơ gồm có:

a. đồi với người lớn

– Bản copy hộ chiếu đầy đủ thông tin ( nhớ là hộ chiếu dài hạn)

– Copy giấy kết hôn hoặc những giấy tờ chứng minh quan hệ khác

– Các bản hợp đồng thuê nhà, mua nhà, hộ khẩu, tài sản mua bán chung….. để chứng minh bạn và người đầu tư tại Thụy điẻn đã từng sống chung với nhau.

– Một lá thư ngắn từ người có visa đầu tư chứng nhận rằng họ muốn bạn đến sống chung tại Thụy Điển nếu như bạn không nộp hồ sơ cùng thời gian với người này.

b. Đối với trẻ em

– copy hộ chiếu còn dài hạn

– Giấy khai sinh chứng nhận tên bố, mẹ

– Các giây ủy quyền, giấy chứng nhận đồng ý cho con chuyển đên Thụy ĐIển nếu mẹ/bố không chuyển đến ở cùng

– copy pass của bố/mẹ

– Quyết định của tòa án nếu bố mẹ đã ly hôn

– Các giấy tờ chứng minh là con nuôi trong trường hợp đứa trẻ được nhận nuôi.

5. Lệ phí nộp hồ sơ

1000kr/hồ sơ/ người lớn và 500 kr/hồ sơ/trẻ em

Các thủ tục nhận đơn, xét duyệt đơn sẽ được giới thiệu tại phần cuối.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ

Bạn đang sống ở ngoài Thụy Điển có ý tưởng, có nguồn vốn cần thiết và muốn đầu tư hoặc hợp tác đầu tư tại Thụy Điển?

Bạn là sinh viên đang du học tại Thụy Điển muốn thành lập công ty tại đây? Bạn muốn tìm hiểu về thông tin hợp tác đầu tư.

Xin mời các bạn cùng Cộng đồng Việt tìm hiểu các quy định của pháp luật về định cư tại Thụy điển theo dang đầu tư và hợp tác đầu tư dưới các hình thức thành lập các công ty.

PHẦN I: QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ TẠI THỤY ĐIỂN

1.Cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép định cư cho người muốn thành lập công ty tại Thụy Điển: Sở di trú – Migrationverket

2. Thời gian làm thủ tục:

Khi bạn muốn thành lập và điều hành một công ty có hoạt động trên 3 tháng ở Thụy Điển.

Bạn bắt buộc phải có giấy phép định cư được cấp bởi Sở di trú Thụy Điển.

Giấy phép này phải được hoàn thành trước khi bạn đến Thụy Điển.

3. Điều kiện để được cấp phép định cư dưới dạng thành lập công ty

– Bạn phải có hộ chiếu có thời hạn sử dụng ít nhất là 6 tháng

– Bạn phải có một báo cáo hoặc hồ sơ năng lực chứng tỏ bạn có kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn sẽ điều hành công ty được thiết lập tại Thụy Điển

– Bạn phải có kiến thức về tiếng Thuy Điển hoặc tiếng Anh

– Bạn phải khẳng định được rằng bạn sẽ là người quản lý công ty này, có trách nhiệm và là chủ của ít nhất 1 phần  của công ty mình đầu tư.

– Bạn phải chứng minh được rằng các hoạt động dich vụ, sản phẩm sẽ được sản xuất, bán hoặc thực hiên dịch vụ tại Thụy điển

– Bạn phải chứng minh mình có đử năng lực tài chính bằng vốn của mình để nuôi sống bạn và gia đình ban trong ít nhất 2 năm đầu tiên bạn thành lập công ty tại Thụy điển ( số tiền này là 200.000 curon Thụy Điển cho bản thân bạn và 100.000 curon Thụy Điển cho chông/vợ bạn và 50.000 curon Thụy Điển cho mỗi con của bạn)

– Bạn phải chỉ ra được cơ sở đáng tin cậy cho nguồn võn bạn sẽ đầu tư

– Bạn phải chỉ ra được bạn đã thiết lập quan hệ với khách hàng hoặc mạng lưới khách hàng tại Thụy Điển

– Bạn phải khẳng định được rằng công ty bạn sau thời hạn thử thách ( 2 năm) có sự cân bằng về kinh tế, lợi nhuận và đủ khả năng để đảm bảo nuôi sống bạn cùng gia đình (việc đảm bảo này dựa trên mức sống tối thiểu và tiền thuê nhà).

Sở di trú sẽ làm một đánh giá cho các kế hoạch thành lập công ty của bạn.

3. Hồ sơ xin cấp phép định cư theo đạng đầu tư cần có:

– Bản coppy các trang của hộ chiếu để chỉ ra đầu đủ thông tin cá nhân của bạn. Chú ý hộ chiếu phải còn hạn dài.

Nếu hạn còn ngắn thì bạn nên gia hạn hộ chiếu. Bởi vì bạn không thể được cấp visa định cư theo dại đầu tư quá thời hạn bạn có trong hộ chiếu.

Và để có được đăng ký hộ khẩu (folbokförd) tại Thụy Điển thì bạn phải có giấy phép cư trú ít nhật 1 năm.

Việc được đăng ký hộ khẩu là rất quan trọng đảm bảo quyền lợi cho bạn và gia đình khi sinh sống tại Thụy Điển.

– Giấy tờ ngân hàng chứng minh bạn có đủ tài chính để nuôi sống mình cùng gia đình trong vòng 2 năm đầu tiên (số tiền này là 200.000 curon Thụy Điển cho bản thân bạn và 100.000 curon Thụy Điển cho chồng/vợ bạn và 50.000 curon Thụy Điển cho mỗi con của bạn)

– Giấy tờ ngân hàng chứng minh bạn có đủ tiền để mua công ty và các khoản đầu tư mua máy móc thiết bị đủ để điều hành công ty

– Hợp đồng mua bán nếu bạn đã mua hoặc có ý định hoặc có hoạt động mướn mua công ty

-Hợp đồng công ty thương mại hoặc sổ cổ phần

– Các chứng từ chứng minh bạn đã mua toàn bộ hoặc một phần công ty hoặc hoặt động muốn mua công ty

– Hợp đồng với khách hành hoặc hợp đồng thuê địa điểm

– 2 năm gần nhất các quyết toán thuế, báo cáo kế toán của công ty ( nếu công ty đã hoạt đọng từ trước)

– Báo cáo lợi nhuận , cân bằng đầu ra đầu vào của công ty hiện tại và các tháng gần nhất

– Các chứng chỉ khóa học tiếng chứng minh bạn có kiên thức vê tiếng thụy điển hoặc tiếng anh

– Các bằng cấp từ các ngành nghề bạn được đào tạo

– Các chứng chỉ về sử dụng lao động từ trước đó ( trường hợp công ty đã hoạt đọng trước)

– Giấy đăng ký kinh doanh công ty nếu bạn đã từng có hoăc đang có công ty khác ngoài Thụy Điển

Các giấy tờ này đều phải được dịch ra tiếng Thụy Điển hoặc tiếng Anh .

4. Lệ phí

Lệ phí cho việc xin giấy phếp định cư theo dạng đầu tư hợp tác đầu tư là 2000 kr/đơn. Và tùy từng ngày nghề mà có các mức thu phí khác nhau. Ví dụ nghệ sỹ 1000 kr, vận động viên 1000 kr

Lệ phí cho các thành viên trong gia đình bạn là 1000kr/người lớn và 500 kr/trẻ em.

Các khoản lệ phí này là không hoàn lại bất kể đơn của bạn có được chấp nhận hay không.

Bạn có thể trả qua web hoặc qua đại sứ quán, lãnh sự quán, hoặc qua autogiro

Bạn muốn nộp đơn bằng cách nào? sẽ được giới thiệu tại phần tiếp theo…..

Tư vấn pháp lý miễn phí

Do gần đây Cộng Đồng Việt nhu cầu tư vấn pháp lý Thụy Điển về cách định cư, các vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc sống, học tập và làm việc tại Thụy Điển rất cao.  Cộng Đồng Việt lập thêm chuyên mục Tư vấn miễn phí nhằm giúp mọi người giải đáp . Trong khả năng và kiến thức hạn hẹp Cộng Đồng Việt sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc liên quan đến  :

– Thủ tục định cư tại Thụy Điển
– Thủ tục xin giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển
– Thủ tục xin công nhận trở thành công dân Thụy Điển ( xin cấp hộ chiếu Thụy Điển)
– Thủ tục và qui trình chuyển đổi bằng lái xe Việt nam hay quốc tế sang bằng lái xe Thụy Điển
– Các thủ tục xin học bổng theo chương trình CSN của Thụy Điển
– Các thủ tục xin trợ cấp khởi nghiệp hay sau khi thất nghiệp mà muốn đi làm lại
– Các thủ tục xin trợ cấp nghỉ ở nhà trông con của cha mẹ có con nhỏ
– Các thủ tục xin trợ cấp thất nghiệp
– Các thủ tục xin hỗ trợ con xa cha/mẹ
– Các thủ tục chuyển hộ khẩu
– Các thủ tục xin nhận con nuôi
– Các thủ tục du học
– Các thủ tục đăng ký học, thôi học.
– Các vấn đề khác liên quan đến người mới đến, người đã, đang sinh sống tại Thụy Điển………

Do công việc khá bận rộn, và lượng yêu cầu của các bạn nhiều nên Cộng đồng Việt chỉ xin phép được trả lời tư vấn miễn phí cho các thắc mắc gửi về địa chỉ congdongviet.se@gmail.com vào chủ nhật hằng tuần (thời gian nhận các câu hỏi là từ 11:00 đến 15:00). Chúng tôi sẽ giải quyết các thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.  Thân ái!

Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh người thân định cư Thụy Điển

“Bảo lãnh người thân định cư Thụy Điển” Đây là 1 chủ đề rất nhiều người quan tâm trong những năm gần đây do sự phát triển ngoại giao của Việt Nam và Thụy Điển nên việc di cư giữa 2 nước ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên đây là 1 chủ đề lớn bao gồm nhiều phần nên CDV sẽ chia tách thành 1 series với nhiều nội dung với mục đính viết các công đoạn chuẩn bị từ A-Z để bất kỳ ai cũng có thể tự chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh nộp cho Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển bao gồm các phần:

1. Thủ tục bảo lãnh vợ chồng , người yêu sang định cư Thụy Điển ( chuẩn bị giấy tờ , và các thứ liên quan )
2. Hướng dẫn điền hồ sơ định cư Thụy Điển theo diện bảo lãnh vợ chồng hoặc người yêu
3.Qui định của sở di dân Thụy Điển về các điều kiện của người bảo lãnh để bảo lãnh vợ chồng hoặc người yêu định cư Thụy Điển

Dưới đây là phần những hồ sơ và thủ tục bảo lãnh vợ chồng, người yêu định cư Thụy Điển :

1) Hai mẫu đơn số 161011 – 239011 đối với người lớn đối với người lớn và 163011 – 239011 đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Đơn phải được điền một cách sạch sẽ và đầy đủ các chi tiết bằng tiếng Anh . Đơn do Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển cấp miễn phí hoặc đương sự tự lấy trên trang web : www.swedenabroad.com/hanoi

2) Ba hình 3,5 x 4,5 mới chụp không quá 1 tháng (nền trắng) , dán vào tờ đơn 2 hình, 1 hình nộp rời.

3) Hai bản photo hộ chiếu

4) Hai photo khai sinh (*)

5) Hai bản photo hộ khẩu gia đình (*)

6) Giấy tờ liên quan giữa người mời và người được mời (hai bản mỗi loại):

– Nếu bảo lãnh diện hôn phu hôn thê : bản gốc giấy chứng nhận độc thân do Phường/Xã cấp (*)

– Nếu bảo lãnh diện vợ chồng : bản sao giấy hôn thú hoặc giấy đăng ký kết hôn tại nước ngoài.
○ Nếu đã ly dị phải nộp bản sao giấy quyết định ly dị của tòa án (*)
○ Nếu chồng/vợ trước đã mất phải nộp bản sao giấy chứng tử (*)

– Nếu bảo lãnh diện cha mẹ con cái : bản sao giấy khai sinh của người con (*)
○ Nếu là con nuôi phải nộp giấy cho phép nhận con nuôi (*).
○ Nếu đã ly dị và muốn đem con chung của vợ/chồng trước đi cùng thì phải nộp bản gốc giấy chấp thuận của người vợ/chồng (đã ly dị) đồng ý cho con đi Thụy Điển (*)

– Nếu bảo lãnh theo diện anh chị em: bản sao giấy khai sinh của cả hai bên (*)
Nếu không sao lục được giấy khai sinh Việt Nam thì phải nộp bản gốc giấy xác nhận của chính quyền địa phương rằng người bảo lãnh và người nộp đơn có mối quan hệ ruột thịt (*).
7) Hai bản trích lục đăng ký dân số (Personbevis hoặc Extract of Population Register) của người bảo lãnh ở Thụy Điển ( giấy này do Cục Thuế địa phương Thụy Điển cấp).
8) Hai bản photo hộ chiếu của người bảo lãnh
9) Biên lai đóng lệ phí. Nộp lệ phí tại bất kỳ ngân hàng ANZ nào tại Việt Nam (Kiểm tra mức lệ phí với Tổng Lãnh Sự trước khi nộp tiền )
+ Tên tài khoản : Embassy of Sweden-UM
+ Số tài khoản : 6143432

Ghi chú 1 (*) : Tất cả các loại giấy tờ có đánh dấu (*) ở mục 4, 5, 6 phải được dịch sang tiếng Anh bởi Phòng Tư pháp và được hợp thức hóa tại Sở Ngoại Vụ Tp, Hồ Chí Minh (địa chỉ : số 6 Alexandre de Rhodes, Quận 1 , Tp. HCM). Khi mang hồ sơ tới nộp, yêu cầu mang theo bản gốc để đối chiếu.
Ghi chú 2 : với các cá nhân khác ở Hà Nội thì sẽ hợp thức hóa hồ sơ tại Sở Ngoại Vụ Hà Nội.

Hồ sơ có thể được nộp tại Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển. Sau khi nhận hồ sơ, Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển sẽ thông báo ngày phỏng vẫn. Khi được chấp thuận, người nộp đơn phải ra Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội vào các chiều thứ ba hoặc thứ 5 hàng tuần để được chụp hình và lấy dầu vân tay.

Ngoài những giấy tờ cơ bản được đính kèm theo đơn xin như trên, người nộp đơn có thể sẽ được yêu cầu bổ túc thêm những giấy tờ cần thiết trước hoặc sau khi phỏng vấn. Dù được chấp thuận hay không, hồ sơ và lệ phí sẽ không được hoàn trả lại.

Chính phủ thay đổi dự luật về người tị nạn

Chính phủ muốn thay đổi những điều khoản trong dự luật khiến chúng sẽ khó khăn hơn cho người tị nạn được ở lại Thụy Điển.

Điều đó có nghĩa là hầu hết những người tị nạn đến Thụy Điển sẽ chỉ được lại trong thời gian ngắn. Họ sẽ không thể bão lãnh qua Thụy Điển gia đình của họ và lao động kiếm tiền để được ở lại Thụy Điển. Chính phủ đã đạt được sự đồng thuận này với các đảng khác trong Liên minh các đảng thuộc Alliansen.

Nhưng hiện nay chính phủ lại muốn thay đổi vài điều trong dự luật này. Trong đó có khả năng những trẻ vị thành niên không có người thân sẽ được học hết gymnasiet. Tại dự luật trước đó thì qui định rằng tất cả những người đủ 18 tuổi phải đi làm . Những trẻ em bị bệnh nặng cũng sẽ được ở lại Thụy Điển thời gian dài mà không phải chỉ là vài năm.

Dự luật mới này cũng đã nhận được nhiều chỉ trích.
-Điều này khiến phát sinh vấn đề nghiêm trọng bởi vì những người không được định cư lại Thụy Điển sẽ gặp khó khăn hơn khi kiếm việc làm. Và nhiều gia đình sẽ bị chia rẽ với những luật lệ này. Lãnh đạo đảng Vänsterpartiet Jonas Sjöstedt phát biểu.

Bên cạnh đó đảng Sverigedemokraterna cũng tức giận vì điều này. Họ cho rằng chính phủ cần giữ những điều luật khó khăn hơn như trước đây.

Vào mùa hè tới đây chính phủ sẽ bỏ phiếu để quyết định về dự luật này.

Theo 8sidor.se