Tag Archives: giấy phép định cư

Thụy Điển thắt chặt luật cấp giấy phép định cư lao động từ 1 tháng 6 năm 2022

Quốc hội Thụy Điển đã thông qua luật giấy phép lao động mới, điều này sẽ gây khó khăn hơn cho một số công dân không thuộc Châu Âu trong việc được cấp giấy phép lao động của Thụy Điển.

Thay đổi chính sách pháp luật Thụy Điển năm 2022

Tuy nhiên, gói luật nhập cư lao động mới cũng có một số luật có thể giúp một số người nhập cư dễ dàng hơn trong việc xin giấy phép lao động trong nước.

Một loại giấy phép cư trú mới, còn được gọi là “thị thực tài năng” sẽ được giới thiệu cho một số cá nhân có trình độ cao, học vấn cao.
Rasmus Ling, phát ngôn viên về di cư của Đảng Xanh cho biết: “Đây là một bước đi đúng hướng.

Đồng thời, cái gọi là trục xuất nhân tài đã được nhắm mục tiêu trong luật mới, mà các chính trị gia hy vọng sẽ dẫn đến giảm số lượng người nhập cư bị trục xuất vì những sai sót nhỏ trong thủ tục giấy phép lao động của họ.

“Trục xuất nhân tài đã là một vấn đề trong nhiều năm. Thật tốt khi chúng tôi, một lần và mãi mãi, kể từ ngày 1 tháng 6, giờ đây sẽ có luật pháp, ”Jonny Cato, phát ngôn viên di cư của Đảng Trung tâm nói với newswire TT.

Luật cũ có từ năm 2008. Một khía cạnh trọng tâm của gói luật mới là yêu cầu mới rằng người nộp đơn phải có hợp đồng làm việc đã ký trước khi họ có thể nhận được giấy phép lao động. Trước đây, một lời mời làm việc là đủ để đảm bảo một giấy phép.

Tuy nhiên, một số bên muốn luật pháp chặt chẽ hơn, chẳng hạn như phe ôn hòa, muốn yêu cầu mức lương ít nhất 85% mức lương trung bình hàng tháng của Thụy Điển – giới hạn khoảng 27.500 kronor một tháng, loại trừ lao động thời vụ.

“Tại sao những người đến từ bên kia thế giới cần làm công việc dọn dẹp vệ sinh ở Thụy Điển với mức lương 13.000 kronor một tháng?” Maria Malmer Stenergard, phát ngôn viên di cư của phe ôn hòa cho biết.

Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và Đảng Dân chủ Thụy Điển cũng muốn loại bỏ biện pháp thay đổi theo dõi, hiện cho phép người xin tị nạn xin giấy phép lao động nếu đơn xin tị nạn của họ bị từ chối. Các bên cũng muốn ngừng hoặc hạn chế việc nhập cư lao động cho các công việc hỗ trợ cá nhân, vì họ tin rằng chi nhánh này có vấn đề phổ biến về gian lận giấy phép lao động.

Đảng Dân chủ Xã hội sẵn sàng loại bỏ ‘sự thay đổi theo dõi’, với nghị sĩ Carina Ohlsson của Đảng Dân chủ Xã hội nói rằng những luật này là “bước đầu tiên” và đảng sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo trong tương lai.

Stenergard hứa rằng phe ôn hòa sẽ thắt chặt các quy định về giấy phép lao động hơn nữa nếu họ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 9.

Bà nói: “Chúng tôi sẽ hành động để ngăn chặn gian lận, ngăn chặn ‘sự thay đổi theo dõi’, ngừng nhập cư lao động để được hỗ trợ cá nhân, và chúng tôi sẽ đưa ra yêu cầu về mức lương cao hơn.

Luật mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6.

Luật Thụy Điển 2021 về điều kiện cấp giấy phép định cư Thụy Điển vĩnh viễn

Giấy phép định cư Thụy Điển vĩnh viễn là loại giấy phép cho phép bạn được định cư Thụy Điển dài hạn (thời hạn là 5 năm cho 1 lần cấp mới thẻ) . Khi bạn xin giấy phép cư trú tại Thụy Điển theo bất cứ hình thức nào như : hôn phu/hôn thê, lao động, hợp tác kinh doanh hay du học thì giấy phép đầu tiên được cấp thường là loại ngắn hạn có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm. Sau thời hạn này bạn sẽ phải gia hạn giấy phép này hoặc chuyển qua hình thức định cư dài hạn như nội dung của bài viết này để cập về điều kiện xin cấp phép định cư Thụy Điển theo luật mới 2021.

Theo Luật Cư trú sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 20/7/2021, Nếu bạn có giấy phép lao động với tư cách là người lao động hoặc tự kinh doanh hoặc nghiên cứu sinh tiến sĩ và đã hoặc sẽ xin giấy phép cư trú vĩnh viễn, bạn phải đáp ứng yêu cầu duy trì cuộc sống nếu thành viên gia đinh mình đăng ký giấy phép cư trú để tiếp tục sống với bạn ở Thụy Điển.

Khái niệm thành viên gia đình được tính tùy theo diện cư trú của bạn, cụ thể như sau:

  • Một thành viên gia đình của người lao động: vợ/chồng, người chung sống, bạn đời đã đăng ký và con cái dưới 21 tuổi chưa kết hôn. Trong một số trường hợp, con cái chưa kết hôn từ 21 tuổi trở lên (người phụ thuộc cuộc sống vào bạn/bạn đời của mình) cũng có thể được cấp phép.
  • Thành viên gia đình của người tự kinh doanh: vợ chồng, bạn đời sống chung hoặc đã đăng ký; con cái dưới 18 tuổi chưa kết hôn của bạn hoặc người bạn đời mình.
  • Thành viên gia đình của nghiên cứu sinh tiến sỹ: vợ chồng, bạn đời chung sống hoặc đã đăng ký; con cái dưới 18 tuổi chưa kết hôn.

Nguyên tắc chung là đơn xin giấy phép cư trú của người chính đơn sẽ được kiểm tra trước

Migrationsverket trước tiên sẽ kiểm tra đơn xin giấy phép cư trú vĩnh viễn của bạn là người lao động/ tự kinh doanh hoặc nghiên cứu sinh tiến sỹ. Nếu bạn được cấp giấy phép cư trú lâu dài thì đơn của gia đình bạn mới được xem xét.

Điều này có nghĩa là thành viên gia đình bạn không còn đăng ký với tư cách là người đồng nộp đơn với bạn như quy định trước đây nữa, mà họ sẽ là người thân của một người có giấy phép cư trú vĩnh viễn. Do đó, bạn phải đáp ứng yêu cầu duy trì cuộc sống trong hầu hết các trường hợp.

Chỉ khi các điều kiện về gia hạn giấy phép cư trú cho gia đinh mình được đáp ứng, thì đơn xin giấy phép cư trú vĩnh viễn của thành viên gia đình mới được xem xét.

Hình thức nộp đơn xin cư trú vĩnh viễn của thành viên gia đình

Thành viên gia đình sẽ nộp đơn xin giấy phép cư trú để sống cùng bạn ở Thụy Điển sau khi chính cá nhân bạn đã nhận được giấy phép cư trú lâu dài.

Hình thức nộp đơn xin gia hạn giấy phép cư trú: đơn xin gia hạn để sống với người thân tại Thụy Điển ( áp dụng như diện đoàn tụ hôn nhân). Bạn có thể đọc quy định chi tiết bằng tiếng Thụy Điển tại đây: https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Flytta-till-nagon-i-Sverige/Forlanga-tillstand.html

Nếu bạn có con trên 18 tuổi

Nếu con bạn đủ 18 tuổi, trong một số trường hợp, chúng có thể xin giấy phép cư trú để sống với người có giấy phép cư trú lâu dài tại Thụy Điển. Khi đó, các bạn phải sống cùng nhau và các bạn phải phụ thuộc vào nhau về mặt xã hội và tình cảm, và rất khó có thể sống xa nhau. (đọc thêm bài viết của chúng tôi về nội dung này tại đây)

YÊU CẦU VỀ DUY TRÌ CUỘC SỐNG

Điều kiện đối với chính đơn (là người lao động, tự kinh doanh hay nghiên cứu sinh tiến sỹ):

  • Có khả năng hỗ trợ bản thân, những người khác trong hộ gia đình và thành viên gia đình xin giấy phép cư trú
  • Có một nơi ở đủ diện tích và tiêu chuẩn để gia đình bạn sinh sống.

1. Về nguồn thu nhập của bạn

Bạn cần chứng minh rằng bạn có thu nhập liên quan đến việc làm thường xuyên để có thể hỗ trợ bản thân, những người khác trong hộ gia đình và các thành viên gia đình khi xin giấy phép cư trú. Ví dụ về những thu nhập liên quan đến việc làm sẽ được tính như sau:

  • Lương từ việc làm
  • Trợ cấp thất nghiệp
  • Trợ cấp ốm đau
  • Lương hưu dựa trên thu nhập

Bạn cũng có thể đáp ứng yêu cầu duy trì cuộc sống nếu bạn có tài sản đủ lớn mà bạn, những người khác trong hộ gia đình và các thành viên trong gia đình nộp đơn xin giấy phép cư trú có thể sống trong ít nhất 2 năm.

2. Mức thu nhập của bạn

Thu nhập của bạn phải đủ để có thể đáp ứng yêu cầu duy trì cuộc sống tùy thuộc vào quy mô gia đình và chi phí nhà ở thực tế của mình.

Bạn phải có khoản thu nhập sau thuế đủ cho 2 khoản mục sau đây:

2.1 Chi phí về nhà ở

2.2 Mức chi tiêu căn bản cho hộ gia đình mình.

Có nghĩa là sau khi đã trả chi phí nhà ở mỗi tháng, bạn phải có đủ tiền chi phí cho những khoản khác, như: ăn, mặc, vệ sinh, điện thoại, điện gia dụng, bảo hiểm và các chi phí lặt vặt khác cho nhu cầu tạm thời của cả gia đình.

Đối với năm 2021, mức tiền chi tiêu căn bản theo tháng được tính như sau:

  • 5,016 SEK/1 người lớn
  • 8,287 SEK/cặp đôi là vợ chồng, bạn đời
  • 2.662 SEK/1 trẻ em từ 6 tuổi trở xuống
  • 3.064 SEK/1 trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

3. Điều kiện về nhà ở của bạn

3.1 Diện tích và tiêu chuẩn nhà ở:

  • Đối với 2 người lớn không có trẻ em: có phòng bếp hoặc bếp nhỏ và có thêm ít nhất 1 phòng.
  • Nếu có trẻ em: phải có nhiều phòng hơn, 2 con có thể chung 1 phòng ngủ.

3.2 Nếu bạn thuê nhà ở

  • Nhà ở có thể theo hợp đồng cho thuê lại, nhưng việc cho thuê phải được sự đồng ý của chủ nhà, hiệp hội người thuê nhà (bostadsrättsförening) hoặc ủy ban cho thuê (hyresnämnd).
  • Việc sống chung nhà với người khác hoặc ở nhà với cha mẹ không được chấp nhận.

3.3 Thời điểm phải đáp ứng

Bạn phải có nhà ở kể từ khi các thành viên trong gia đình đến Thụy Điển.

3.4 Thời gian phải đáp ứng tối thiểu

Bạn phải có khả năng chứng minh rằng bạn có nhà ở trong thời gian ít nhất là 1 năm trong tương lai.

Thông tin thêm về những tài liệu bạn có thể chứng minh rằng bạn đáp ứng các điều kiện trên về duy trì cuộc sống, bạn có thể cụ thể hơn bằng tiếng Thụy Điển tại đây.

Nguồn thông tin gốc bằng tiếng Thụy Điển có thể xem tại đây

Hướng dẫn gia hạn visa hoặc giấy phép định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư

Trong phần trước CDV đã giới thiệu đến quí đọc giả hướng dẫn gia hạn visa hoặc giấy phép định cư Thụy Điển theo diện hôn nhân. Trong phần tiếp theo này sẽ là hướng dẫn gia hạn visa và giấy phép định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư:

PHẦN II.QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA HẠN VISA ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC VISA THEO DẠNG ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ

b. Thời điểm làm đơn gia hạn.

Tùy theo thời han bạn được nhận visa lần đầu là bao lâu:

Nếu bạn được thẻ visa 2 năm thì bạn quyền làm đơn gia hạn khi sắp hết hạn visa 2 năm.

Chú ý nếu nộp đơn qua mạng bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn visa này.

– Nếu bạn không được cấp thẻ visa 2 năm ngay từ đầu thì nộp đơn xin gia hạn khi sắp hết hạn trên thẻ của bạn.

Khi bạn đã nộp đơn xin gia hạn tại cục di trú bạn có quyền được sống và làm việc tại Thụy Điển, công ty của bạn vẫn được hoạt động như bình thường.

c. Điều kiện để được gia hạn visa

– Bạn phải được visa đầu tư tại Thụy Điển

– Công ty bạn phải hoạt động tại Thụy Điển

– Bạn phải đóng thuế đầy đủ

– Có báo cáo tài chính có lãi

– Bạn có đủ khả năng nuôi sống mình và gia đình đi theo

– Bạn và gia đình phải có chỗ ở tốt

– Bạn và gia đình phải sống ở Thụy Điển hơn 1 nửa thời hạn mà bạn được visa đầu tư lúc ban đầu

d. Hồ sơ gồm có:

– Bản copy hộ chiếu của người được visa đầu tư. Hộ chiếu phải có dài hạn

– bản báo cáo tài chính của các năm từ khi bạn được visa đầu tư

– Bản cân bằng tài chính của công ty hiện tại và các tháng gần nhất

– Các giấy tờ khai thuế của công ty, của bản thân bạn

– Bản sao ke tai fkhoanr thuê kể từ ngày bạn tiếp nhận công ty tại Thụy Điển

– Các chứng nhận đăng ký thanh toán băng quầy thanh toán

– Các bản copy của hồ sơ nhân sự của công ty

– Bản sao kê tài khoản ngân hàng với các khoản giao dịch trong vòng 6 tháng gần nhật

– Bảng lương của bạn trong 6 tháng gần nhất

– Các hợp đồng, cam kết với khách hành, nhà cung cấp, vận chuyển, thuê địa điểm

– Một bản báo cáo tóm tắt về việc bạn đã điều hành công ty như thế nào.

– Hợp đồng công ty thương mại, hoặc sổ cổ phần, hóa đơn mua bán công ty

– Nếu công ty bạn có khoản nợ được gửi đến Kronofogden thì bạn phải gửi kèm giấy chứng nhận đã thanh toán các khoản nợ

– Các giấy tờ liên quan đến nhà ở, thông tin về nhà ở….

e.Nếu các thành viên trong gia đình bạn cùng nộp đơn xin gia hạn thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Copy pass còn dài hạn của vợ/chồng/con

– Copy pass của người được visa đầu tư

– Copy bản đăng ký kết hôn, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ thân nhân

– Các giấy tờ chứng minh bạn sống chung với nhau

– Giấy khai sinh cho con

– Giấy ủy quyền , hoặc trao toàn quyền nuôi con cho người được visa đầu tư nếu như vợ chồng không còn sống chung

– Các giấy tờ chứng minh con tren 21 tuổi vẫn còn phụ thuộc bố mẹ: tật nguyền, thiểm năng trí tuệ

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Các giấy tờ này đều phải được dịch sang tiếng Thụy Điển hoặc Tiếng Anh

f. Cách nộp hồ sơ

– Qua web của cục di trú ( tiện lợi và nhanh nhất – bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất 1 tháng trước khi hết hạn visa) : Scan , chụp ảnh toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản tại web của cục di trú và đăng nhập vào và gửi hồ sơ đi.

– Qua thư : bạn có thẻ gửi các hồ sơ đã chuẩn bị đến địa chỉ Migrationsverket Box 3100, 90303 Umeå

Chú ý: để nộp được hồ sơ qua web: bạn phải đủ 18 tuổi. Bạn và con bạn phải được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển, phải có 1 hòm thư điện tử, có thể trả lệ phí qua web, có thể scan tài liệu để gửi đi.

g. Lệ phí

– Người lớn 2000kr/người đối với chủ công ty người đối với thành viên người lớn ăn theo visa đầu tư

– Trẻ em 500kr/người

h. Trách nhiệm của Cục di trú

– Khi bạn đã gửi đơn đi , bạn có quyền sống và làm việc tại Thụy Điển

– Thời gian giải quyết hồ sơ tùy thuộc vào công việc của cục di trú, người quản lý hồ sơ, và hồ sơ bạn gửi (cộng đồng Việt đã có bài giới thiệu về tỷ lệ thành công hồ sơ, các bạn tìm đọc lại)

– Nếu như hồ sơ của bạn được gửi đi sau khi visa của bạn đã hết hạn. thì cuc di trú sẽ có các thử thách và yêu cầu cứng rắn hơn đối với việc cấp visa gia hạn.

– Nếu bạn đi du lich trong lúc visa hết hạn thì việc quay lại Thụy Điển là khá khó khăn.

Bạn cần đợi quyết định mới ở bên ngoài Thụy Điển.

Trong trường hợp cần thiết có thể bạn phải xin visa du lịch để vào Thụy Điển trong lúc đợi quyết định của Cục di trú. Thủ tục này làm tại đại sứ quán các nước

– Cục di trú sẽ ra quyết định sau khi đã xem xét hồ sơ. Và gửi quyết định này tới bạn.

k. Trách nhiệm của bạn

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ , gửi đến cục di trú

– Thanh toán lệ phí nộp hồ sơ.

– Bố sung hồ sơ nếu Cục di trú có yêu cầu

– Nếu đơn của bạn được chấp nhận. Bạn phải liên lạc với Cuc di trú đặt giờ chụp ảnh, lấy dấu vân tay sớm nhất có thể

– thẻ này sẽ được gủi tới bạn trong thời gian sớm nhất.

-Nếu bạn bị từ chối đơn, bạn có quyền khiếu nại trong vòng 3 tuần kể từ ngày bạn nhận được quyết định từ chối.

– Bạn phải chuẩn bị rời khỏi Thụy Điển nếu như bạn chấp nhận quyết định từ chối hoặc khiếu nại không thành.

Trên đây là các quy định về gia hạn visa khi bạn kết hôn, sống chung. Phần III Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu các quy định về gia hạn trong trường hợp được visa du học

HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA HOẶC GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DIỆN HÔN NHÂN

Bạn được cấp visa hoặc giấy phép định cư ngắn hạn tại Thụy Điển theo dạng kết hôn, sống chung, đầu tư lao động ( tiếng Thụy Điển loại giấy phép này gọi là : tillfälligt uppehållstillstånd)…..Khi hết hạn visa này bạn được quyền gia hạn visa mới. Các quy định cụ thể và hướng dẫ về việc gia hạn như sau:

PHẦN I. HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA HOẶC GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DIỆN HÔN NHÂN

1. Đối với trường hợp kết hôn sống chung được visa định cư theo vợ/chồng

a. Đối tượng được gia hạn:

– Vợ/chồng – trường hợp bạn có giấy đăng ký kết hôn

– Bạn gái/bạn trai nếu bạn chỉ đăng ký sống chung nhu vợ chồng

b. Thời điểm làm đơn gia hạn.

Tùy theo thời hạn bạn được nhận visa lần đầu là bao lâu:

– Nếu bạn được thẻ visa 2 năm thì bạn quyền làm đơn gia hạn khi sắp hết hạn visa 2 năm. Chú ý nếu nộp đơn qua mạng bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn visa này.

– Nếu bạn không được cấp thẻ visa 2 năm ngay từ đầu thì nộp đơn xin gia hạn khi sắp hết hạn trên thẻ của bạn.

Khi bạn đã nộp đơn xin gia hạn tại cục di trú bạn có quyền được sống , học tập và làm việc tại Thụy Điển như bình thường.

c. Điều kiện để được gia hạn visa

– Bạn và vợ/chồng, bạn gái/bạn trai phải vẫn còn chung sống (như chúng ta vẫn hiểu là cùng ở chung một địa chỉ)

– Trong trường hợp bạn không còn chung sống với người kia. Bạn vẫn có quyền có visa trong các trường hợp sau:

+ Bạn gặp người yêu mới có đầy đủ giấy tờ hợp pháp tại Thụy Điển và chuyển đến sống chung với người này. Bạn sẽ gửi thông tin của người yêu mới đến cục di trú.

+ Bạn đã chia tay chồng/vợ nhưng có con chung với người này thì bạn vẫn có quyền xin ra hạn visa theo con của bạn.

+ Bạn đã đi làm, đóng thuế đầy đủ, có hợp đồng lao động, có bảng lương trong 1 khoảng thời gián nhất định, chứng minh rằng bạn có thể tự lo được cho mình. Bạn cũng có thể nộp đơn xin visa mà không cần phải sống chung với chồng/vợ cũ.

+ Bạn có thể xin visa gia hạn nếu bạn chứng minh được bạn đang đi học, quản lý 1 công ty….với đày đủ các bằng chứng nhận.

+ Nếu bạn hoặc con bạn bị chồng/vợ bạo hành, ngược đãi. Hạn visa của bạn đã kết thúc, bạn vẫn được quyền gia hạn visa. Trường hợp này bạn truy nhập vào web của cục di trú và điền vào mẫu đơn 160011. Trường hợp này có thể báo cảnh sát điều tra và các cơ quan liên quan khác.

+ Bạn cũng có thể được gia hạn visa nếu như trong trường hợp chứng minh được rằng nếu bạn quay về đất nước mình, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro về mặt xã hội, bị ốm đau bệnh tật, tật nguyền…Bạn điền đơn 160011 gửi cho cục tri trú kèm theo các chứng nhận từ bác sỹ về bệnh tình của bạn.

d. Hồ sơ gồm có:

– Đơn xin ra hạn visa mã đơn 160011 ( nếu dăng ký qua web bạn có thể điền câu hỏi trực tiếp)

– Bản copy hộ chiếu còn hạn dài

– Bản copy hộ chiếu chồng/vợ hoặc chứng minh thư nếu bạn còn chung sống với người này

– Chồng/vợ bạn phải nộp bản cam kết tiếp tục chung sống với bạn.

– Nếu bạn có con dưới 18 tuổi cùng xin gia hạn thì bạn gửi kèm bản copy của con bạn. Còn con trên 18 tuổi thì người con này phải tự nộp đơn riêng.

e. Cách nộp hồ sơ

– Qua web của cục di trú ( tiện lợi và nhanh nhất – bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất 1 tháng trước khi hết hạn visa) : Scan , chụp ảnh toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản tại web của cục di trú và đăng nhập vào và gửi hồ sơ đi.

– Qua thư : bạn có thẻ gửi các hồ sơ đã chuẩn bị đến địa chỉ Migrationsverket Box 3100, 90303 Umeå

Chú ý: để nộp được hồ sơ qua web: bạn phải đủ 18 tuổi. Bạn và con bạn phải được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển, phải có 1 hòm thư điện tử, có thể trả lệ phí qua web, có thể scan tài liệu để gửi đi.

f. Lệ phí

– Người lớn 1500 kr/người

– Trẻ em 750kr/người

g. Trách nhiệm của Cục di trú

– Khi bạn đã gửi đơn đi , bạn có quyền sống và làm việc tại Thụy Điển

– Thời gian giải quyết hồ sơ tùy thuộc vào công việc của cục di trú, người quản lý hồ sơ, và hồ sơ bạn gửi (cộng đồng Việt đã có bài giới thiệu về tỷ lệ thành công hồ sơ, các bạn tìm đọc lại)

– Nếu như hồ sơ của bạn được gửi đi sau khi visa của bạn đã hết hạn. thì cuc di trú sẽ có các thử thách và yêu cầu cứng rắn hơn đối với việc cấp visa gia hạn.

– Nếu bạn đi du lich trong lúc visa hết hạn thì việc quay lại Thụy Điển là khá khó khăn. Bạn cần đợi quyết định mới ở bên ngoài Thụy Điển. Trong trường hợp cần thiết có thể bạn phải xin visa du lịch để vào Thụy Điển trong lúc đợi quyết định của Cục di trú. Thủ tục này làm tại đại sứ quán các nước

– Cục di trú sẽ ra quyết định sau khi đã xem xét hồ sơ. Và gửi quyết định này tới bạn.

h. Trách nhiệm của bạn

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ , gửi đến cục di trú

– Thanh toán lệ phí nộp hồ sơ.

– Bố sung hồ sơ nếu Cục di trú có yêu cầu

– Nếu đơn của bạn được chấp nhận. Bạn phải liên lạc với Cuc di trú đặt giờ chụp ảnh, lấy dấu vân tay sớm nhất có thể

– thẻ này sẽ được gủi tới bạn trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là các quy định về gia hạn visa khi bạn kết hôn, sống chung.

Phần II Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu các quy định về gia hạn trong trường hợp bạn làm thủ tục đầu tư, hợp tác đầu tư tại Thụy Điển

Hướng dẫn thủ tục chuyển giấy phép lao động sang giấy tự kinh doanh để định cư ở Thụy Điển

Dành cho những bạn muốn chuyển giấy phép lao động sang giấy phép tự làm chủ.
Đây là 1 bài chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn nào sang TĐ lao động hay người ăn theo, ko may có những trục trặc ko làm việc tiếp với chủ cũ đc nữa mà visa còn hạn( chú ý từ lúc nghỉ việc cho đến lúc nộp hồ sơ mới ko quá 3 tháng).

Cái này thì người lao động chính tự làm chủ cũng đc hay người ăn theo là vợ, hay chồng làm chủ đều đc. Kinh nghiệm từ chính bản thân mình và sau đó mình chỉ cho một người bạn của mình sau này và cả hai đều được giấy tờ egen företag. Vì vừa rồi có 1 người bạn nữa mới sang cũng hỏi thủ tục nhưng mình cũng khuyên gọi cho cty tư vấn, nhưng đc trả lời là họ chưa làm cho trường hợp nào như vậy mà chỉ có kinh nghiệm làm trong các lĩnh vực hôn nhân, lao động,.. thôi nên mình viết bài này cho các bạn tham khảo. Vì phần đầu này ko có hướng dẫn trên website nên mình phải tự tìm hiểu và làm.

– Trước tiên bạn phải có 1 tờ đơn xin phường hay xã ở Việt nam xác nhận là họ tên, địa chỉ, số chúng minh thư và số passpor, hiện bạn sống tại thụy điển: Không có nợ thuế ở Việt Nam.

– Sau khi bạn có giấy xác nhận đó thì lên Skatteveket ở Thụy điển lấy mẫu xin đăng ký kinh doanh tự làm chủ tiệm mà bạn đã thỏa thuận mua, nộp kèm giấy xác nhận không nợ thuế ở VN, lúc mình làm nó ko đòi hỏi nộp kèm giấy xác nhận nhưng 10 ngày sau nó có thư gửi về bắt mình có giấy xác nhận ko nợ thuế ở VN, nên bạn làm trước nộp luôn cho nhanh.

– Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh bạn nộp kèm với các giấy ờ sau lên Migrationveket:

+ Bản sao của các trang trong hộ chiếu của bạn hiển thị thông tin cá nhân, hình ảnh, chữ ký, số hộ chiếu, nước cấp, có giá trị, và nếu bạn được phép sống ở các quốc gia khác ngoài đất nước của bạn
hiển thị giấy chứng nhận của ngân hàng rằng bạn có đủ tiền cho bản thân và gia đình của bạn trong thời gian 2 năm đầu tiên (tương ứng với 200 SEK 000 cho bạn, 100.000 cho người phối ngẫu của bạn kèm theo và SEK 50 000 cho mỗi đứa trẻ đi kèm): giấy này xin xác nhận ỏ VN bằng tiếng anh, tiền việt Nam tính ra tương đương với đô la luôn, là tài khoản của bạn có bao nhiêu đô.

+ Hiển thị chứng chỉ ngân hàng mà bạn có đủ tiền cho bạn để mua các công ty và các chi phí và các khoản đầu tư mà bạn mong đợi để điều hành công ty, cái này là tài khoản ở THụy điển, tiền trong TK của bạn.
+ Hợp đồng mua bán tiệm.

+ Thêm 1 hợp đồng thuê tiệm , cái này phải có mặc dù không nghi trên mạng.

+ Thêm 1 hợp đồng thuê nhà , vì nó đòi hỏi cả gia đình phải có chỗ ở đảm bảo, cái này không thiếu được mà nó không nghi trên mạng đâu.

+ Tài liệu cho thấy rằng bạn đã trả giá mua, hoặc một phần của giá mua, nếu bạn mua doanh nghiệp hoặc kinh doanh, cái này là bạn chuyển trả tiền mua tiệm , in chuyển khoản tiền đã trả tiền mua tiệm ra, và in sổ phụ ngân hàng bên này ra, vào mạng tự in.

+ Báo cáo tài chính hàng năm hoặc 2 năm gần nhất (nếu công ty đã hoạt động trong quá khứ), bảo chủ bán tiệm cho mình để họ bảo kế toán làm báo cáo tài chính 2 năm gần nhất in ra hay tiệm mới hđ thì từ lúc hoạt động đến lúc bán cho mình.
+ Giấy chứng nhận khóa học, hoặc các bằng chứng khác mà bạn có thể biết tiếng Thụy Điển và / hoặc tiếng Anh.

+ Bằng tốt nghiệp từ chương trình của bạn.

+ Viết thêm một chút kinh nghiệm bạn đã từng kinh doanh hay làm ăn ở VN.

Sau đó in mẫu 124011 trên trang web của di dân ra và điền vào, bảo kế toán của chủ bán tiệm điền giúp vì có những số liệu phải kế toán sau khi làm sổ sách mới có mới biết và điền được.

Còn chồng và con của bạn thì in mẫu 132011, mỗi người 1 bản, cái này thì tự bạn làm được.–

Đó là giấy tờ cơ bản , ngoài ra bạn còn phải nộp phí như web yêu cầu cho cả nhà, pho tô hộ chiếu, visa cũ,.. của cả nhà nộp kèm, ,,,,như trang web yêu cầu, và có khi mình tự bổ sung vào cho đủ.

Bạn lưu ý là bạn cũng phải có kiến thức về kinh doanh, khi bạn miua tiệm dù là 100% hay trên 51% cổ phần cũng đc, nhưng bạn phải biết chắc là cái tiệm đó có lời trên sổ sách, số tiền lời đó sau khi trừ thuế đi thì phải nuôi sống cả gia đình bạn, nếu là cổ phần trên 51% thì số tiền lời bạn đc chia cũng sau khi trừ thuế đi cũng phải nuôi sống cả ggia đình bạn mới đc. Vì visa egen företag là cấp cho 2 năm, sau 2 năm họ bắt nộp báo cáo tài chình của tiệm cho họ xem, nếu mình đạt tiêu chuẩn thì đc cấp visa vĩnh viễn luôn, còn ko đạt thì sẽ rủi ro cao, hoặc họ chỉ cấp 2 năm thử thách tiếp, hoặc bị utvisa. Khi tự làm chủ thì các bạn phải tự mình vận động trí óc về giấy tờ là chính, ko nên ko biết gì phụ thuộc vào người khác, phải hiểu rõ về thuế: thuế có 2 loại là thuế moms và skatt, moms la thuế đầu ra đầu trừ đi đầu vào, còn skatt là thuế thu nhập từ lợi nhuận cua bạn hay từ tiền lương của bạn, ngoài ra còn arbetsgivaravgifter nữa nếu bạn chung cổ phần thì bạn cũng phải trả phí này hàng tháng nữa,… nói chung là bạn phải tìm hiểu để chủ động về lợi nhuận, ko đc nghe ai vì người VN hay ăn đen nên nhiều khi thực lãi cao nhưng trên giấy tờ lãi ít hay lỗ thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả duyệt visa của bạn sau này.
Mình sang đây lúc đứng ra kinh doanh cũng bập bõm tiếng TĐ thôi, tự đọc trên trang web và làm giấy tờ, sau này mình chỉ cho bạn mình cũng vậy, lúc đó tiếng TĐ cũng chưa biết mấy… Nhưng phải công nhận là ben này họ công bằng văn minh nên bọn mình mới đc như vậy, cứ đáp ứng đủ tiêu chuẩn như website yêu cầu là đc.

– Mình quên 1 yếu tố nữa là các bạn phải mua bảo hiểm ốm đau+ tai nạn nữa.
Bạn nào muốn làm thì đường link hướng dẫn chi tiết của cục di dân đây:
www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Eget-foretag.html
Nguồn: Facebook

Thủ tục gia hạn giấy phép định cư tại Thụy Điển

Hiện nay có rất nhiều người Việt không biết hay chưa hiểu cách làm thủ tục gia hạn giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển nên mình xin mạn phép viết 1 hướng dẫn làm thủ tục này. Thật ra thủ tục này rất đơn giản và được định rất rõ ràng trong trang web của Sở Di Dân sau : https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Flytta-till-nagon-i-Sverige/Forlanga-tillstand.html

Nếu bạn am hiểu tiếng Thụy Điển hay tiếng Anh thì bạn nên trực tiếp truy cập vào trang web trên để tìm hiểu sẽ chính xác hơn. Còn nếu tiếng Thụy Điển hay tiếng Anh của bạn hạn chế thì hãy bỏ chút thời gian để đọc phần mình dịch từ trang web trên để bạn có thể hiểu rõ cách thức làm cũng như sẽ làm tăng khả năng bạn được nhận giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển sau thời gian 2 năm thử thách. Nào chúng ta bắt đầu thôi !!! Chúc các bạn may mắn !

permanent uppehållstillstånd

Nếu bạn đã có giấy phép định cư tạm thời và muốn tiếp tục sống tại Thụy Điển sau khi giấy phép của bạn hết hạn , bạn phải làm thủ tục gia hạn giấy phép định cư của bạn.

Nếu bạn đã có giấy phép định cư trong 6 tháng hoặc hơn và phải làm thủ tục gia hạn trước khi giấy phép hiện tại hết hạn. Bạn có quyền tiếp tục chờ đợi quyết định mới. Thủ tục làm đơn yêu cầu phải làm sớm nhất trước 30 ngày trước khi giấy phép hiện tại của bạn hết hạn.

Khi bạn làm thủ tục bằng trang web, bạn được hướng dẫn rõ ràng về cách bạn điền đơn và nơi bạn sẽ gửi đơn. Nó sẽ trở nên dễ dàng hơn để làm đúng và làm tăng khả năng nhận quyết định mới nhanh hơn. Lưu ý rằng bạn không thể làm thủ tục đăng ký qua trang web nếu mối quan hệ của bạn đã kết thúc.

Bạn có thể xem thủ tục xin gia hạn giấy định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển trong trường hợp mối quan hệ của bạn với người sambo hoặc chồng/vợ của bạn đã kết thúc.

Thủ tục

Bước 1: Điền vào đơn:

Trong đơn bạn cần phải điền đầy đủ thông tin cá nhân của bạn và người vợ hoặc chồng hay người liên quan. Nếu bạn có con nhỏ dưới 18 tuổi cũng cần giấy phép thì bạn phải làm thủ tục cùng lúc.

Để có thể làm thủ tục qua trang web thì bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1 Bạn và người sẽ đến sống tại Thụy Điển đã hơn 18 tuổi.
2 Bạn và những đứa trẻ cùng làm thủ tục với bạn phải đã đăng ký hộ khẩu ở Thụy Điển.
3 Bạn phải có địa chỉ email.
4 Bạn có khả năng trả tiền phí thủ tục qua thẻ nhà băng loại Visa hay Mastercard hay Eurocard-kort
5 Bạn phải có máy scan (máy quét chữ ) hay chụp hình các loại giấy tờ được yêu cầu gửi kèm.

Bước 2:  các hồ sơ gửi kèm

Đây là các hồ sơ bạn sẽ scan hoặc chụp lại và gửi kèm theo yêu cầu gia hạn của bạn

 

1 Bản sao hay copy của passport (hộ chiếu) cái mà chứng minh lý lịch của bạn, hình , chữ ký, số hộ chiếu, quốc gia cấp, thời hạn có hiệu lực và nếu bạn có giấy phép được sống ở quốc gia nào khác ngoài quốc gia của bạn. Nếu như hộ chiếu của bạn đã hết hiệu lực bạn buộc phải gia hạn bởi vì bạn không thể nhận được giấy phép định cư mới với thời gian dài hơn thời gian có hiệu lực của hộ chiếu. Bạn có thể gia hạn hộ chiếu tại nước của bạn hay đại sứ quán của quốc gia bạn.
2 Bản sao hộ chiếu hay giấy chứng minh (hay còn gọi là ID-kort) có thông tin cá nhân của người mà bạn nộp đơn xin giấy phép cư trú ở lại với họ.
3 Điền và gửi kèm mẫu đơn : “giấy chứng nhận sống chung”   <—– ( nhấn chuột trái để download mẫu đơn).  Lưu ý rằng bạn và người bạn đời của bạn không cần phải in và viết vào mẫu đơn này bằng tay khi bạn làm thủ tục qua trang web nếu bạn biết sử dụng phần mềm sau để điền và lưu lại trên máy tính . Bạn download phần mềm này tại đây > . Vì như thế bạn sẽ dễ dàng gửi kèm theo bộ hồ sơ của bạn. Nếu bạn không thể lưu mẫu đơn trên vào máy tính thì bạn cần phải in ra và sau đó dùng máy scan (quét văn bản) hoặc chụp hình lại mẫu đơn này sau khi đã điền và gửi kèm theo trong bộ hồ sơ trên mạng.

Kiểm tra thông tin trong hồ sơ bạn gửi cho chúng tôi phải rõ ràng.  Tại các bạn sao hộ chiếu phải có số hiệu và ký tự nằm ở trên và ở dưới của bản sao phải rõ ràng.

Với những người làm đơn cho con nhỏ thì bạn cũng phải gửi kèm theo hồ sơ sau:

  • Bản sao trang hộ chiếu có thông tin cá nhân , hình ảnh, chữ ký, số hiệu hộ chiếu, quốc gia cấp và thời hạn có hiệu lực và nếu đứa nhỏ có giấy phép cư trú ở quốc gia khác ngoài quốc gia của chúng thì cũng phải gửi theo.

Nếu con bạn đã hơn 18 tuổi thì bạn có thể không cần làm chung với chúng qua trang web. Thay vào đó người đó có thể làm riêng thủ tục bằng mẫu đơn : Thủ tục xin giấy phép định cư tại thụy điển số 160011.

Bước 3: Trả tiền phí và gửi mẫu đơn yêu cầu.

Hầu hết tất cả các trường hợp bạn phải trả phí làm thủ tục. Bạn trả tiền bằng Visa hoặc Masterkort.  Khi bạn hoàn tất làm thủ tục và gửi thì sẽ xuất hiện trang web yêu cầu trả phí. Bạn sẻ nhận được mail với xác nhận rằng hồ sơ thủ tục của bạn đã chấp thuận. Sở di dân sẽ liên lạc với bạn nếu như cần được bổ sung thêm thông tin.

Biểu giá cấp giấy giấy phép cư trú tại Thụy Điển :

Người lớn 1500 kronor
Trẻ em dưới 18 tuổi 750 kronor

Lưu ý : Bạn sẽ không được nhận lại phí làm thủ tục nếu như đơn của bạn bị từ chối.

Thông tin chi tiết về chi phí cho thủ tục cấp giấy cư trú xem thêm:  tại đây  <— (nhấp chuột trái )

Bước 4 : Phỏng vấn tại Sở di dân

Có 2 trường hợp :

Nếu bạn làm đơn cùng với con riêng của bạn thì sở di dân sẽ gặp bạn để phỏng vấn. Bạn sẽ nhận được một thông báo về thời gian từ sở di dân gửi đến địa chỉ mail bạn khai báo trước đó khi bạn hoàn tất hồ sơ.

Nếu bạn và người bạn đời của bạn không có con chung đôi khi Sở di dân muốn gặp bạn và người bạn đời của bạn hoặc cả người thân của bạn để phỏng vấn. Trong trường hợp bạn đến phỏng vấn bạn sẽ được nhận một thư thông báo về thời gian từ sở di dân  gửi đến địa chỉ mail bạn khai báo trước đó khi bạn hoàn tất hồ sơ.

Bước 5 : Giai đoạn sở di dân xử lý

Trong thời gian bạn gửi đơn xin gia hạn giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển bạn vẫn có quyền ở lại Thụy Điển cho đến khi Sở Di Dân đưa ra quyết định. Bạn cũng sẽ có quyền tiếp tục làm việc nếu bạn có giấy phép trong 6 tháng hoặc hơn và thủ tục này đã được làm trước khi giấy phép hiện tại hết hạn.

Hãy nhớ rằng bạn chỉ có quyền tiếp tục lao động trong thời gian chờ đợi nếu hồ sơ của bạn đã gửi đến Sở Di Dân trước khi giấy phép trước đó của bạn hết hạn.

Đọc thêm về thời gian xử lý hồ sơ (đang cập nhật)

Nếu trước đó bạn đã có một quyết định từ chối hoặc trục xuất và bạn làm thủ tục sau khi giấy phép trước đó của bạn hết hạn thì hồ sơ của bạn sẽ được kiểm tra dựa trên những qui định về cản trở thực thi và lúc đó sẽ áp dụng những qui định khác cũng như những yêu cầu khắt khe hơn để có được giấy phép.

Trong trường hợp Sở di dân cần thêm thông tin từ bạn:

Sở di dân sẽ liên lạc với bạn nếu như chúng tôi cần thêm thông tin hoặc hồ sơ từ bạn. Bạn không cần liên lạc với Sở Di Dân. Nếu bạn làm thủ tục qua trang web và sở di dân yêu cầu bạn hoàn tất hồ sơ thì bạn nên làm điều đó qua mail. Bạn không được gửi hồ sơ đến sở di dân bằng đường bưu điện thông thường. Bạn có thể đọc thêm về làm cách nào để hoàn tất trường hợp của bạn trong email Sở Di Dân gửi cho bạn nếu bạn cần phải gửi thêm thông tin.

Đi ra khỏi ngoài Thụy Điển trong thời gian xử lý hồ sơ:

Nếu bạn đi nước ngoài trong cùng thời gian với giấy phép định cư bạn hết hạn thì rất khó để bạn có thể đến Thụy Điển trước khi nhận được giấy phép mới được cấp. Bạn cần phải chờ quyết định mới của bạn ngoài Thụy Điển.

Bước 6 Qui định về thẻ cư trú

Nếu bạn nhận được giấy phép định cư bạn sẽ được nhận một thẻ cư trú. Thẻ này là một căn cứ để bạn có giấy phép được ở lại Thụy Điển và trong đó sẽ có bao gồm hình thẻ và dấu vân tay của bạn. Bạn sẻ phải đặt giờ với Sở Di Dân để chụp hình và lăn tay càng sớm càng tốt.  Điều này là cần thiết ngay cả khi trước đó bạn đã có thẻ cư trú vì hình và dấu vân tay của bạn không được lưu lại trong hồ sơ dữ liệu của Sở Di Dân.

Bước 7: Nhận quyết định

Bạn sẽ nhận giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển nếu như bạn với người bạn đời hay người thân ở cùng với nhau trong 2 năm. Giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển  của bạn qui định thời gian bạn được đinh cư ở Thụy Điển . Hãy nhớ rằng nếu như bạn không ở Thụy Điển trong một thời gian dài trong thời gian thử thách 2 năm thì nó có khả năng ảnh hưởng đến việc bạn được nhận giấy định cư vĩnh viễn.

Khiếu nại về quyết định của giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển

Bạn có thể khiếu nại về quyết định của giấy phép định cư. Khiếu này này cần được gửi đến Sở Di Dân trong ba tuần gần nhất kể từ ngày bạn nhận được một phần của quyết định. Bạn được quyền thuê luật sư hay ủy quyền cho bất kỳ ai để đại diện cho bạn khiếu nại. Trẻ em dưới 18 tuổi thì không thể tự khiếu nại. Điều này sẽ được thực hiện bởi cha mẹ chúng hay người nào bảo cho trẻ để khiếu nại cho chúng.