Tag Archives: lao động

Nhà máy sản xuất pin ở Skellefteå đang tìm kiếm nhân công lao động

Theo tin của Đài tiếng nói Thụy Điển, một nhà máy lớn đang được xây dựng để sản xuất pin ở Skellefteå thuộc phía bắc Thụy Điển. Và tin cũng cho hay nhà máy này đang cần rất nhiều nhân công lao động. Tuy nhiên địa phương Skellefteå lại không có nhiều người đang thất nghiệp để ứng tuyển vào làm việc tại nhà máy. Vì vậy nhà máy đang tìm kiếm công nhân từ những tỉnh khác ngoài Skellefteå.

Công ty có tên là Northvolt là hiện là chủ xây dựng nhà máy mới sản xuất pin này tại Skellefteå . Chính quyền của Skellefteå rất hoan nghênh quyết định xây dựng nhà máy tại đây. Điều này sẽ giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho thành phố. Theo đó nhà máy sẽ cần 2500 lao động để phục vụ cho việc sản xuất.

Thành phố Skellefteå

-Tuy nhiên hiện nay tỉnh Skellefteå chỉ đang có khoảng 1700 người đang thất nghiệp do đó nhà máy phải tìm kiếm nguồn lao động bên ngoài những tỉnh thành khác hoặc từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó việc tuyển dụng cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm những ứng viên thích hợp cho công việc sản xuất tại nhà máy bởi vì trên thực tế không có nhiều người có kinh nghiệm trong việc sản xuất loại pin thế hệ mới này. Đó là phát ngôn của Katarina Borstedt tại Northvolt.

-Khi chúng ta nhìn nhận nguồn lao động có trình độ hoặc năng lực trong lĩnh vực sản xuất pin thì thấy rõ một điều là đang thiếu hụt rất nhiều kể cả cho toàn khu vực Châu Âu. Do đó chúng ta cần phải có sự quan tâm rộng hơn cho việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này. Phát biểu của cô Katarina cho đài tin tức P3.

Hiện nay công ty Northvolt muốn bắt đầu đào tạo cho những người sẽ làm việc với sản phẩm pin thế hệ mới của nhà máy. Họ muốn đào tạo nhân viên của mình. Nhưng họ cũng muốn Thụy Điển thích nghi với việc đào tạo của họ để có nhiều nhân viên có thể làm việc với loại sản phẩm pin thế hệ mới trong tương lai. Nhà máy Skellefteå sẽ bắt đầu đi vào sản xuất cuối năm 2020.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích hãy like và share để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập thông tin và phổ biến kinh nghiệm, tin tức về các chính sách định cư Thụy Điển giúp cho quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Chi phí 15000 usd để có giấy phép lao động ở Thụy Điển là mắc hay rẻ?

Vừa qua CDV nhận được 1 câu hỏi rất thú vị của bạn đọc về một số công ty trên mạng đăng giá chi phí 15000 usd để người lao động có thể sang Thụy Điển lao động . Chi phí này mắc hay rẻ  ? Nội dung câu hỏi như sau

Hỏi :

-Em chào anh chị ạ
-Em đang có 1 băn khoăn như này
-Mong anh chị có thể hỗ trợ em 1 chút ạ !
-Em có 1 đứa em con nhà bác đang được hướng sang Thụy Điển lao động. Tuy nhiên em thấy có nhiều điều không rõ ràng nên em muốn hỏi ý kiến mọi người có kiến thức về Thụy Điển có thể giải đáp giúp em ạ :
– Chi phí 15.000$ có phải là đắt không ạ
– Chỉ có hợp đồng với công ty tuyển dụng (1 công ty dọn dẹp) nhưng không có chữ kí hay đóng dấu của công ty. Em search tên công ty thì không có trụ sở tại Thụy Điển.
– Người làm hồ sơ nói xin visa hạn 2 năm/1lan có đúng không ạ.?
Em cảm ơn anh/chị rất nhiều ạ

Đáp :

chào bạn! liên quan đến thắc mắc bạn, CĐV xin trả lời như sau:

1. Chi phí 15.000 usd là đắt hay rẻ?: bạn đã theo dõi các bài viết về phóng sự điều tra lao động Việt Nam gần đây trên CĐV chưa? Theo như phóng sự này, bạn Thu – nhân vật chính của phóng sự sang đây lao động đã 2 năm, bạn ý phải trả chí phí 20.000 usd (giá cả của 2 năm về trước) và giờ sau 2 năm phải trả thêm 25.000 usd nữa. Có nghĩa là với chi phí mà em bạn phải trả, 2 năm trước cũng không rẻ đến vậy. Có nghĩa là khi đã là rẻ thì phải đặt 1 dấu chấm hỏi.

2. Công ty dọn dẹp hay công ty gì đi nữa đều có quyền sử dụng lao động. Vấn đề là công ty đó có tồn tại thật hay không? Bạn có thể truy cập vào allbolag.se . Nhập tên công ty. Nếu có xuất hiện trên đó có nghĩa là công ty có tồn tai. Nhiều khi có công ty quá nhỏ không có web riêng nên cũng khó để bạn truy tìm đơn giản trên google. Khi đã tìm ra công ty bạn cần tìm tại allabolag.se thì trên đó có ghi rõ các thông tin pháp lý của công ty. từ khi thành lập, vốn, chủ công ty, trụ sở,….thậm chí bạn có thể xem được mức lợi nhuận, hoặc thua lỗ, công ty tuyên bố phá sản khi nào…..Điều này có lợi cho việc xác định công ty có đủ điều kiện để bảo lãnh lao động hay không.

2. Thông thường người được visa lao động sẽ có hạn lao động 1-2 năm. Có trường hợp lao động thời vụ chỉ có vài tháng. Vi vậy sau 1-2 năm này bạn phải ra hạn visa. Sau 4 năm bạn mới có quyền gia hạn visa vĩnh viễn. Thời gian bạn gắn bó với chủ là khá lâu dài. 2 năm đầu tiên bạn bắt buộc phải làm việc cho chủ lãnh bạn sang. Hết 2 năm đầu tiên bạn co thể chuyển chủ lao động mới nếu chủ lao động mới đảm bảo mọi điều kiện cho bạn. Chúc em bạn may mắn!
Thân ái CĐV

Chia sẻ những kiến thức cần biết về lao động ở Thụy Điển

Kính thưa các bạn ! Vì sự vươn lên, vì một tương lai vững bền nên rất nhiều người tìm đủ mọi cách để hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng có đôi khi nó không tốt hơn mà ngược lại nó tàn phá tất cả một gia đình và hủy hoại cả một tương lai. Điều đó chính là sự cân nhắc thiển cận và sự liều lĩnh đó đã đưa gia đình đến một vực thẳm đắng cay.
Bài viết của tôi hôm nay được trình bày để đáp ứng với một số câu hỏi mà tôi thỉnh thoảng được đọc trên mạng. Tôi viết lên đây bằng sự chân thành không lệ thuộc vào một nguồn lợi nào và được vun đắp bằng hai chữ nhân ái.
Sau đây tôi xin được phân tách từng phần như sau :

1/ Xuất khẩu lao động :

Giữa chính quyền Việt nam và Thụy điển hoàn toàn không có sự ký kết hợp đồng lao động giữa hai quốc gia.

2/ Xin qua làm việc và được tiếp nhận từ một công ty :

Có ! Tức có nghĩa người có tiệm bên này được phép mướn người, và có trả thuế cũng như công đoàn cho người nhân công đầy đủ theo yêu cầu của chính quyền bên này thì sẽ được định cư sau khoảng 3 năm trở lên.
Tuy nhiên nếu trong thời gian làm việc mà có vi phạm pháp luật hay trả thuế không đạt yêu cầu thì người nhân công đó vẫn phải trở về quê cũ.
3/ Cách tính thuế và thâu nhập như sau :
1/ Nếu lương bạn cầm trên tay sau thuế là 10 000 Kr.
2/ Thuế khấu trừ 32%,14 600 x 32 = 4672 Kr.
3/ Phí sử dụng lao động,bảo hiểm 45,17%= 6595 Kr.
4/ Lương ốm 1 ngày.Thuế khấu trừ + phí chủ 1062 Kr.
5/ Phí mướn người dự bị = 1062 Kr.
6/ Phí chi trả cho người dự bị = 1062 Kr.
7/ Chi phí tiền nghỉ hè cho nhân công = 2543 Kr.
8/ Phí mướn người dự bị cho nhânviên nghỉ hè 1063 Kr.

Chi phí của người chủ cho mỗi nhân công mỗi là : 28 059 Kr

Điều đó gần có nghĩa là : Bạn cầm 10 000 thì người chủ phải chi trả cho chính phủ 20 000 Kr. Đọc tới đây có lẽ bạn thấy cái gánh nặng của người chủ, mà họ không dễ vượt qua.Tuy vậy, vẫn có người tuyển nhân công và nói rằng : Qua làm việc với mức lương là 100 000 000 ( 1 trăm triệu mỗi tháng ) Thì xin bạn hãy suy nghĩ lại. Bởi vì nếu lương của bạn là 100 triệu mỗi tháng thì người chủ phải chi trả gần 300 triệu mỗi tháng cho mỗi nhân công. Tức có nghĩa lương của bạn hơn cả một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng có thâm niên trên 25 năm. Nó hơn cả nha sĩ và những kỹ sư nghiên cứu v.v…

Trong trường hợp người chủ trả ít thuế lại, thì lương của bạn sẽ được tăng cao hơn, nhưng sau vài năm thì bạn sẽ phải trở về nước và tiền kiếm được cũng không cánh mà bay, bởi vì tiền kiếm được thì bạn cũng cần phải chi tiêu tiền ăn ở chứ !

Trường hợp qua đây lao động thì người chủ là người tuyển dụng, người chủ tìm đến bạn và người chủ là người sử dụng sức lao động của bạn, vì thế bạn sẽ không cần phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào ngoại trừ tiền vé phi cơ… Thế nhưng các bạn cũng cần phải chú ý rằng người tuyển dụng thực sự có công ty bên Thụy điển hay không, vì vẫn phải được kiểm chứng kẻo những cú lừa ngoạn mục. Nếu họ thực sự có công ty thì họ sẽ không ngần ngại hay bắt bẻ khi bạn yêu cầu họ cung cấp thông tin về công ty của họ ví dụ như :
a/ Số công ty hoặc số chứng minh nhân dân.( Organisationsnr.)
b/ Tên của công ty. (Tên tiệm )

Sau khi có một trong hai tin tức trên thì bạn có thể tra khảo trên mạng ” BOLAGSVERKET ” hai vấn đề chính như sau :

1/ Tên và chủ công ty có thực sự hiện hữu hay không.
2/ Kiểm tra kinh tế của công ty suốt 3 năm, nhắm mục đích sự an toàn của chính mình và chủ có khả năng chi trả lương hay đó chỉ là một công ty nhưng hoàn toàn không có thu nhập…

Các bạn vẫn có thể liên lạc trực tiếp với chính quyền bản xứ như Sở thuế ( SKATTEVERKET ) 0046 771 567 567 để nắm rõ thêm thông tin.

Tuy nhiên, dẫu sao thì các bạn cũng không nên nghĩ tiêu cực về người chủ, bởi vì người chủ cũng có rất nhiều khổ tâm và cả hàng trăm ngàn cái khó đối với chính quyền và cũng đối với chính bạn. Họ cũng là người và cũng có gia đình nên sinh hoạt của họ vô cùng cơ cực và nhiều áp lực, chính vì thế, hãy nương nhau mà sống, hãy thành thật và thân thiện với người chủ của mình. Xin các bạn vui lòng chia sẻ hoặc lưu lại thông tin để trao lại cho những câu hỏi trong tương lai.
Chào thân ái.
Sưu tầm Facebook

Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

Phụ huynh Việt có nên đẩy con “ra đường” sớm để con học tự lập ?

Người Việt Nam có câu:” Hy sinh đời bố củng cố đời con” nên dẫn đến sai lầm của cha mẹ Việt là luôn nghĩ: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”.

Thiếu niên làm việc vào mùa hè là những hoạt động bình thường ở Thụy Điển

Ngay tại Thụy Điển, luôn có những chương trình lao động ở Thụy Điển dành cho thanh thiếu niên vào mùa hè gọi là “sommarjobb” . Cá nhân mình cảm thấy đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa dành cho con trẻ vì ngoài việc những đứa trẻ có thể kiếm thêm thu nhập cho mình thì chúng có cơ hội va chạm với các công việc thực tế để định hướng và tích lũy kĩ năng ra đời sau này. Các công việc có đủ loại từ đơn giản đến phức tạp : như phát báo, hoặc cắt cỏ , dọn dẹp vệ sinh trong các hãng xưởng đến công việc văn phòng thời vụ.

Nếu ai đã từng sang Singapore sẽ thấy học sinh cấp hai, cấp ba soát vé hoặc tham gia hướng dẫn, điều hành các trò chơi tại Thảo cầm viên hoặc vườn chim Jurong… dưới sự giám sát của người lớn vào các ngày cuối tuần.

Tại các quốc gia phát triển như Thụy Điển, trẻ em trong độ tuổi đến trường đi làm thêm vào thời gian rảnh không hiếm. Con gái 15 tuổi của cựu tổng thống Mỹ Obama đi làm thêm tại một nhà hàng hải sản khi cha cô còn đương nhiệm.

Trước Tết, tôi gặp một người bạn Mỹ. Do thân thiết nên chúng tôi hay hỏi chuyện gia đình của nhau. Anh khoe con gái đầu mùa hè rồi đã tham gia các hoạt đông thiện nguyện và học thêm nhạc, thể thao. Ngoài ra, cháu kiếm được hơn hai trăm đôla nhờ việc nhặt bóng và làm trọng tài tại câu lạc bộ thể thao của địa phương.

Con gái anh năm nay hơn 11 tuổi. Tiền cô bé kiếm được được cha mẹ cho thêm để mua một cây đàn Mandoline và một đôi giày thể thao mới. Anh khuyến khích con đi làm để cho thêm yêu lao động, biết quý trọng đồng tiền và có thêm nhiều kỹ năng, đặc biệt là giao tiếp. Đó đều là điều rất cần thiết khi bé lớn lên.

Lúc là sinh viên thực tập tại một khách sạn năm sao tại trung tâm Sài Gòn, tôi gặp một anh bạn sinh viên người Hàn Quốc, 18 tuổi sống cùng cha mẹ tại Việt Nam. Anh là con một chủ doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Cuối tuần, anh vẫn vào khách sạn làm nhân viên phục vụ bàn vì cha mẹ anh yêu cầu. Anh vừa học được tiếng Việt, tiếng Anh lại biết được cách ăn cách uống cho đúng điệu.

Thị trường lao động ở Thụy Điển hiện nay đòi hỏi người lao động có kinh nghiệm thực tiễn, họ luôn để cho người ứng tuyển làm việc từ 6 tháng đến 2 năm mới đưa ra quyết định ký hợp đồng dài hạn hay không. Qua đó cho thấy người Thụy Điển chú trọng đến năng lực hơn là bằng cấp.

Theo tôi chúng ta cần phải nghiên cứu, học tập các mô hình giáo dục của các quốc gia tiên tiến mà điển hình là Thụy Điển. Cần đưa trẻ em được tiếp cận với môi trường lao động thực tế của xã hội khi còn đi học. Từ đó, các em định hình được đam mê và sở thích để không bị sai lầm khi bước vào ngưỡng cửa đại học.

Một phần cũng rất quan trọng đó là yếu tố gia đình. Cha mẹ người Việt rất yêu thương và chiều chuộng con cái vì cái tâm lý: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”. Điều này dẫn đến một thế hệ sống phụ thuộc và ỷ lại cha mẹ.

Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ năng động, tài năng và đam mê lao động. Đây là một nhiệm vụ cần phải có sự tham gia của ba thành phần: Gia đình, nhà trường và xã hội. Hãy vì thế hệ trẻ, hãy vì tương lai con em người Việt chúng ta mà để chúng tự bay với đôi cánh non nớt nhưng sẽ mạnh hơn về sau này.
Congdongviet.se tổng hợp

Chạnh lòng thân phận người Việt ở Thụy Điển

So với cuộc sống đua chen ồn ào ở Việt Nam thì cuộc sống ở Thụy Điển lặng lẽ và êm đềm như không khí lạnh lẽo của nó tại xứ sở Bắc Âu này.

Đã có rất nhiều bài viết nói về nơi đây gần như một thiên đường đối với con người với những đãi ngộ tốt nhất của xã hội nhưng có biết đâu đằng sau những hào quang ấy vẫn tồn tại những mảnh đời cô đơn và ngậm ngùi sống cho trọn kiếp với thân phận người Việt ở xứ người.

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người Việt xa quê giống như bạn bứng một cái cây từ vùng đất nó mọc lên từ nhỏ rồi cắm vào ở nơi xa lạ với thổ nhưỡng và không khí hoàn toàn trái ngược kể cả khi nơi đó là 1 vùng đất trù phú và màu mỡ. Cái cây đó thời gian đầu vẫn phát triển èo uột , quặt quẹo rồi mới từng bước đâm chồi mọc rể thích nghi với điều kiện mới.

Điều này sẽ được phản ánh rõ nét trong những cuộc đời mà tôi từng tiếp xúc và bắt gặp dưới đây. Chẳng hạn như bất chợt đâu đó tôi từng chứng kiến những tin nhắn, những lời than vãn thậm chí là chửi rủa khi mang thân phận của 1 di dân trên xứ người dù là thế hệ đầu tiên của người Việt định cư hay thế hệ thứ 2 thì vẫn tồn tại những phân biệt, kỳ thị giữa người phương Tây và người Á Châu hay thậm chí là giữa chủ lao động vào người lao động.

Vấn đề về lao động

Nói về các vấn đề lao động ở Thụy Điển thì việc bóc lột sức lao động đối với người làm thuê trong các nhà hàng, tiệm nail thì đã quá cũ và là vấn đề muôn thưở .

Thậm chí nhiều người lao động cực khổ sau 4 năm để mong chờ giấy định cư mới phát hiện ra chủ ” quên ” đóng thuế cho mình để rồi trượt mất cơ hội nhập quốc tịch cũng là chuyện bình thường.

Nhưng nhiều người cũng quên đi mất những chuyện nho nhỏ xung quanh cuộc sống như sức khỏe, hiểu biết xã hội cũng là vấn đề mà ít người để ý

Mới đây thôi một anh thợ nail sang Thụy Điển theo định cư lao động tâm sự với CDV rằng:
” Mình ho quá không biết phải làm sao ?
Mua thuốc uống rồi vẫn không khỏi ?
Mình mua 1 hộp thuốc 15 viên giá 65 kr
Nipaxon
50g
Noskapin
Mình qua 1 tháng rồi chưa có lương
Mình đi nhặt lon kiếm kr
Tuần cũng được 20 kr…

Tôi có 1 người bạn ở Việt Nam mới sang , thời gian đầu rất nhiệt quyết học tiếng Thụy Điển theo chương trình SFI ( Svenska för invandare – tiếng Thụy Điển cho người nhập cư miễn phí của chính phủ) nhưng chưa tới 2 năm anh lại khao khát được đi làm kiếm tiền .

Được người bạn giới thiệu vào 1 nhà máy sơn làm thử với nhiệm vụ là chỉ bê hàng móc lên các máng treo trên băng chuyền để đưa vào sơn , chỉ trong vòng 3 ngày làm việc anh đã bỏ cuộc không hề suy nghĩ. Hỏi tại sao anh bảo : ” Một là đi xe buss chuyển và chờ đợi mệt quá , nhất là sau khi tan ca xong rất mệt mà còn phải ngồi chờ . Hai là công việc nặng nhọc quá kham không nổi” .

( Ở tỉnh của mình đang sống rất dễ kiếm việc làm, thậm chí nói bập bẹ tiếng Thụy Điển hoặc không biết tiếng vẫn xin được việc làm chỉ là công việc như vừa mô tả hơi nặng , liệu các bạn muốn định cư theo diện lao động có kham nổi ? )

Vậy đấy , lao động ở Thụy Điển đâu phải chuyện dễ ? Nhưng rất nhiều bạn nhắn tin cho CDV nói rằng công việc nặng nhọc tới đâu cũng chịu được .

Hầu hết người Thụy Điển bản địa đều lao động đến 65 tuổi mới về hưu thậm chí có người còn xin làm việc kéo dài thêm 2 năm đến tận 67 tuổi rồi 69 tuổi . Thế mới biết thể trạng sức khỏe của người Thụy Điển tốt cỡ nào nhưng ngược lại người Việt sang đây chỉ đến 60 là ai cũng muốn về hưu non . Thậm chí có nhiều người lao động trong các nhà máy công nghiệp nặng vừa hết tuổi về hưu 65 tuổi cũng là lúc về với tổ tiên, không kịp hưởng khoảng lương hưu đóng cho nhà nước mấy chục năm.

Dù rằng thực phẩm sạch và không khí trong lành khiến Thụy Điển là 1 trong những đất nước có môi trường tốt nhất thế giới nhưng nó cũng tồn tại những điều kiện khắc nghiệt không tốt cho thể trạng người Việt như khí hậu lạnh lẽo cùng với lao động nặng nhọc khiến nhiều người Việt thường mắc các chứng bệnh về xương khớp , đặc biết là thoái hóa đốt sống, khô chất nhờn khớp gối.

Các căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đeo bám cảm giác đau nhức rất khó chịu làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Việt đang lao động tại đây.

Vấn đề về kỳ thị

Vài tháng trước vào hãng làm việc thì nghe Cô Bảy ( tên nhân vật đã được thay đổi) cự cãi với quản đốc của mình bằng tiếng Thụy Điển với giọng ngẹn ngào:
” Tao ngày nào cũng ăn khoai tây để tóc hết đen cho tụi bay khỏi kì thị ”

Hoặc chuyện lương bổng cũng vậy, người Việt khi làm công nhân trong các nhà máy lương bao giờ cũng thấp hơn so với người bản địa cùng vị trí. Chuyện không ai nói ra nhưng nó vẫn cứ là bức xúc cho thân phận người lao động Việt Nam khi làm cho các chủ là người Thụy Điển bản địa.

Tất nhiên cũng có những người may mắn được gặp những người chủ tốt bụng nhưng được mấy người ?

Vấn đề về thế hệ

Một lần trong giờ giải lao , anh em ra ngoài hiên hút thuốc, tôi nghe anh đồng nghiệp hỏi 1 chú lớn tuổi người Việt : ” nghe nói con anh mới được nhận vào hãng mình làm luôn hả ? vui ha, cha con làm chung hãng rồi, cả 2 đời đều cống hiến cho hãng này rồi ”

Câu nói tưởng chừng nghe như 1 tin vui nhưng nghe sao bùi ngùi quá. Cả một đời người cha vất vả làm công nhân trong 1 hãng sắt nặng nhọc tưởng chừng hy sinh để đào tạo thế hệ sau tốt hơn có thể ngồi văn phòng hay ít nhất cũng có công việc nhẹ hơn nhưng rốt cuộc con cái lại cũng lao vào cái vòng lẩn quẩn theo cha vào tiếp tục 1 cuộc đời làm thuê hãng xưỡng.

Vấn đề gia đình

Hoặc đâu đó rất nhiều câu chuyện hôn nhân của nhiều gia đình Việt tan vỡ sau nhiều năm chung sống . Thậm chí có những người chồng cưới vợ ở Việt Nam sang chập nhận đi làm cực khổ nuôi người vợ trong thời gian đầu để hòa nhập được với cuộc sống mới rồi lại giúp cả gia đình vợ bảo lãnh anh em sang nhưng đến cuối vẫn đường ai nấy đi, chôn dấu đời mình trong lãng quên và cô đơn.

Hay nhiều ông chồng sống với vợ con mấy chục năm chịu cực chịu khổ , hạt muối chia đôi vậy mà chỉ sau 1 chuyến về Việt Nam thì lại lập “phòng nhì” . Đây không chỉ là câu chuyện của Thụy Điển mà là cả một thế hệ Việt Kiều khắp thế giới ! Nguyên nhân vì đâu liệu có ai đã chịu nhìn nhận và phân tích ?

Đừng nói tới riêng Việt Kiều mà gần đây phong trào cưới vợ Châu Á đặc biệt là Thái Lan cũng nở rộ ở Thụy Điển đến nỗi nó cũng trở thành vấn nạn đối với phụ nữ Thái Lan bởi vì người Thụy Điển rất thực dụng và không có nặng tình cảm, họ sẵn sàng bảo lãnh người vợ Thái Lan sang Thụy Điển nhưng khi người đó không vừa lòng hoặc không phục vụ họ như ý họ muốn, đàn ông Thụy Điển sẵn sàng gửi trả người đó về đất nước của họ.

Do vậy người Việt Nam thường bảo nhau rằng “đừng có mà dại cưới vợ hoặc cưới chồng từ Việt Nam sang Thụy Điển, ở vài năm chúng nó đủ lông đủ cánh rồi sẽ bay đi mất” . Đó là 1 thực trạng rất đau lòng của nhiều gia đình Việt Nam, câu nói đó hoàn toàn sai về mặt lý luận nhưng nó lại đúng về thực tế ly hôn của người Việt ở Thụy Điển.

Nhưng tình trạng ly hôn này không chỉ riêng của người Việt mà cả một đất nước, xã hội Thụy Điển đang gặp bế tắc vì tỉ lệ thống kê về hôn nhân của Thụy Điển cho thấy 50% người Thụy Điển đều ly hôn. Nguyên nhân nằm ở đâu đó của cuộc sống thực dụng, đời sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền khiến cho mọi người đều chỉ sống cho mình mà quên đi nhẫn nhịn và yêu thương mới là sợ dây kết nối gia đình.

Nếu bạn đang có ý định định cư ở Thụy Điển hãy cân nhắc kỹ các vấn đề trên để xem cái nào mình chấp nhận được, cái nào mình giải quyết và chịu đựng được.
Và nếu bạn thấy hay hãy like và share bài viết để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ với quí đọc giả về cuộc sống ở Thụy Điển cho mọi người hiểu rõ hơn.

Patriot – Congdongviet.se tổng hợp.

HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA HOẶC GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DIỆN HÔN NHÂN

Bạn được cấp visa hoặc giấy phép định cư ngắn hạn tại Thụy Điển theo dạng kết hôn, sống chung, đầu tư lao động ( tiếng Thụy Điển loại giấy phép này gọi là : tillfälligt uppehållstillstånd)…..Khi hết hạn visa này bạn được quyền gia hạn visa mới. Các quy định cụ thể và hướng dẫ về việc gia hạn như sau:

PHẦN I. HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA HOẶC GIẤY PHÉP ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DIỆN HÔN NHÂN

1. Đối với trường hợp kết hôn sống chung được visa định cư theo vợ/chồng

a. Đối tượng được gia hạn:

– Vợ/chồng – trường hợp bạn có giấy đăng ký kết hôn

– Bạn gái/bạn trai nếu bạn chỉ đăng ký sống chung nhu vợ chồng

b. Thời điểm làm đơn gia hạn.

Tùy theo thời hạn bạn được nhận visa lần đầu là bao lâu:

– Nếu bạn được thẻ visa 2 năm thì bạn quyền làm đơn gia hạn khi sắp hết hạn visa 2 năm. Chú ý nếu nộp đơn qua mạng bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn visa này.

– Nếu bạn không được cấp thẻ visa 2 năm ngay từ đầu thì nộp đơn xin gia hạn khi sắp hết hạn trên thẻ của bạn.

Khi bạn đã nộp đơn xin gia hạn tại cục di trú bạn có quyền được sống , học tập và làm việc tại Thụy Điển như bình thường.

c. Điều kiện để được gia hạn visa

– Bạn và vợ/chồng, bạn gái/bạn trai phải vẫn còn chung sống (như chúng ta vẫn hiểu là cùng ở chung một địa chỉ)

– Trong trường hợp bạn không còn chung sống với người kia. Bạn vẫn có quyền có visa trong các trường hợp sau:

+ Bạn gặp người yêu mới có đầy đủ giấy tờ hợp pháp tại Thụy Điển và chuyển đến sống chung với người này. Bạn sẽ gửi thông tin của người yêu mới đến cục di trú.

+ Bạn đã chia tay chồng/vợ nhưng có con chung với người này thì bạn vẫn có quyền xin ra hạn visa theo con của bạn.

+ Bạn đã đi làm, đóng thuế đầy đủ, có hợp đồng lao động, có bảng lương trong 1 khoảng thời gián nhất định, chứng minh rằng bạn có thể tự lo được cho mình. Bạn cũng có thể nộp đơn xin visa mà không cần phải sống chung với chồng/vợ cũ.

+ Bạn có thể xin visa gia hạn nếu bạn chứng minh được bạn đang đi học, quản lý 1 công ty….với đày đủ các bằng chứng nhận.

+ Nếu bạn hoặc con bạn bị chồng/vợ bạo hành, ngược đãi. Hạn visa của bạn đã kết thúc, bạn vẫn được quyền gia hạn visa. Trường hợp này bạn truy nhập vào web của cục di trú và điền vào mẫu đơn 160011. Trường hợp này có thể báo cảnh sát điều tra và các cơ quan liên quan khác.

+ Bạn cũng có thể được gia hạn visa nếu như trong trường hợp chứng minh được rằng nếu bạn quay về đất nước mình, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro về mặt xã hội, bị ốm đau bệnh tật, tật nguyền…Bạn điền đơn 160011 gửi cho cục tri trú kèm theo các chứng nhận từ bác sỹ về bệnh tình của bạn.

d. Hồ sơ gồm có:

– Đơn xin ra hạn visa mã đơn 160011 ( nếu dăng ký qua web bạn có thể điền câu hỏi trực tiếp)

– Bản copy hộ chiếu còn hạn dài

– Bản copy hộ chiếu chồng/vợ hoặc chứng minh thư nếu bạn còn chung sống với người này

– Chồng/vợ bạn phải nộp bản cam kết tiếp tục chung sống với bạn.

– Nếu bạn có con dưới 18 tuổi cùng xin gia hạn thì bạn gửi kèm bản copy của con bạn. Còn con trên 18 tuổi thì người con này phải tự nộp đơn riêng.

e. Cách nộp hồ sơ

– Qua web của cục di trú ( tiện lợi và nhanh nhất – bạn chỉ được nộp đơn sớm nhất 1 tháng trước khi hết hạn visa) : Scan , chụp ảnh toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản tại web của cục di trú và đăng nhập vào và gửi hồ sơ đi.

– Qua thư : bạn có thẻ gửi các hồ sơ đã chuẩn bị đến địa chỉ Migrationsverket Box 3100, 90303 Umeå

Chú ý: để nộp được hồ sơ qua web: bạn phải đủ 18 tuổi. Bạn và con bạn phải được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển, phải có 1 hòm thư điện tử, có thể trả lệ phí qua web, có thể scan tài liệu để gửi đi.

f. Lệ phí

– Người lớn 1500 kr/người

– Trẻ em 750kr/người

g. Trách nhiệm của Cục di trú

– Khi bạn đã gửi đơn đi , bạn có quyền sống và làm việc tại Thụy Điển

– Thời gian giải quyết hồ sơ tùy thuộc vào công việc của cục di trú, người quản lý hồ sơ, và hồ sơ bạn gửi (cộng đồng Việt đã có bài giới thiệu về tỷ lệ thành công hồ sơ, các bạn tìm đọc lại)

– Nếu như hồ sơ của bạn được gửi đi sau khi visa của bạn đã hết hạn. thì cuc di trú sẽ có các thử thách và yêu cầu cứng rắn hơn đối với việc cấp visa gia hạn.

– Nếu bạn đi du lich trong lúc visa hết hạn thì việc quay lại Thụy Điển là khá khó khăn. Bạn cần đợi quyết định mới ở bên ngoài Thụy Điển. Trong trường hợp cần thiết có thể bạn phải xin visa du lịch để vào Thụy Điển trong lúc đợi quyết định của Cục di trú. Thủ tục này làm tại đại sứ quán các nước

– Cục di trú sẽ ra quyết định sau khi đã xem xét hồ sơ. Và gửi quyết định này tới bạn.

h. Trách nhiệm của bạn

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ , gửi đến cục di trú

– Thanh toán lệ phí nộp hồ sơ.

– Bố sung hồ sơ nếu Cục di trú có yêu cầu

– Nếu đơn của bạn được chấp nhận. Bạn phải liên lạc với Cuc di trú đặt giờ chụp ảnh, lấy dấu vân tay sớm nhất có thể

– thẻ này sẽ được gủi tới bạn trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là các quy định về gia hạn visa khi bạn kết hôn, sống chung.

Phần II Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu các quy định về gia hạn trong trường hợp bạn làm thủ tục đầu tư, hợp tác đầu tư tại Thụy Điển

8 lý do đất nước Thụy Điển là quốc gia đáng sống nhất thế giới

Một trong những lý do mà nhiều người Việt mong muốn định cư Thuỵ điển đó là : Chế độ xã hội cực tốt, hệ thống giáo dục hoàn thiện được phổ cập miễn phí dành cho ngừoi dân, chế độ an sinh – y tế cực tốt, người dân của nước thuỵ điển chỉ phải chi trả một khoản phí nho nhỏ cho chi phí y tế, các chi phí khác bạn có bảo hiểm và tiền thuế mà bạn đóng cho đất nước chi trả một phần.

Bạn đang có ý định du học Thuỵ điển hoặc muốn đưa cả gia đình đi định cư Thuỷ điện? bạn sẽ cần những thông tin về đất nước, con người Thuỵ điển mà tôi chia sẻ ở dứới đây:

 

Thụy Điển-Đất nước tốt nhất trên thế giới cho trẻ em.

1.Quốc gia của sự công bằng xã hội

Dù rằng sự công bằng chỉ là khái niệm mang tính tương đối nhưng ở Thụy Điển, hiến pháp và các nhà điều hành đất nước luôn hướng quốc gia này sao cho bảo vệ tối đa quyền lợi của kẻ yếu như : trẻ con, phụ nữ, người già, người tàn tật hay người nghèo và người thu nhập thấp.

Tiền thuế trung bình của 1 người lao động phổ thông của đất nước Thụy Điển từ 25% đến 33% . Tuy nhiên tiền lương càng cao thì tiền thuế cũng tăng theo mô hình thuế lũy tiến.

Tại Thụy Điển người càng giàu càng phải đóng thuế cao để nhà nước lấy tiền đó trợ cấp cho những người nghèo , đảm bảo nhu cầu tối thiểu của một con người về nhà ở, ăn mặc và y tế.

Bên cạnh đó người tàn tật được nhà nước trang bị cho những chế độ chăm sóc đặc biệt như xe đưa rước tận nhà khi đi khám chữa bệnh hoặc đi học, có nhân viên chính phủ đến chăm sóc riêng như đưa đi dạo hoặc giúp đi chợ, nấu ăn.

2.Quốc gia không có người chết vì đói khát và lạnh giá

Mùa đông tại đất nước Thụy Điển vô cùng khắc nghiệt vì có những lúc nhiệt độ xuống đến mức âm 20 độ nhưng tại quốc gia này không có người chết vì lạnh giá hay đói rét vì chính phủ đã tính toán trung bình 1 người cần khoảng tối thiểu 8000 kr để chi tiêu cho chỗ ở, thực phẩm và quần áo nên đây cũng là mức trợ cấp xã hội dành cho những người không có thu nhập ở Thụy Điển.
Có nghĩa là nếu bạn là công dân Thụy Điển mà bạn không có khả năng lao động do bệnh tật hoặc già yếu thì bạn sẽ được nhà nước trợ cấp cho 8000 kr tương đương với khoảng 900 USD để chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như mướn nhà , mua thức ăn, quần áo.

3.Giáo dục phổ cập miễn phí

Tại Thụy Điển trẻ em sẽ được miễn phí giáo dục cho đến hết trung học và chất lượng giáo dục của Thụy Điển cũng thuộc top những quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó đối với người nhập cư mới đến Thụy Điển , chính phủ cũng tổ chức chương trình SFI viết tắt là Svenska För Invandrare .

Có nghĩa là Tiếng Thụy Điển cho người nhập cư và chương trình này hoàn toàn miễn phí ( sách vở với học phí ) với thời gian đào tạo là 2 năm . Sau đó nếu bạn có khả năng tiếp tục học lên thì tiếp đến chương trình Grund (tạm dịch là căn bản ) đến Gymnasiet (trung học phổ thông) thì vẫn là miễn phí nhưng 1 số môn bạn phải tự mua giáo trình để học .

Điều đặc biệt hơn là nếu bạn học xong chương trình SFI và sau 2 năm bạn có giấy định cư vĩnh viễn bạn có thể xin trợ cấp tiền học lên cấp cao hơn là Grund và Gymnasiet có thể lên đến 7000 kronor mỗi tháng.
Với các sinh viên đại học bạn có thể mượn tiền chính phủ để chi tiêu trong suốt thời gian học và được trả góp lại sau đó với lãi suất thấp khi đã có việc làm.

Vậy cho nên nếu bạn có dự định định cư ở Thụy Điển thì cũng không cần phải học tiếng Thụy Điển trước vì khi qua đến đây bạn sẽ được giảng dạy miễn phí tốt hơn với việc giao tiếp trực tiếp với giáo viên người bản xứ chưa kể nếu có khả năng học lên cao hơn còn xin được trợ cấp không hoàn lại.

4.Quyền lợi của người lao động được bảo vệ tối đa : Chỉ cần bạn chăm chỉ lao động, bạn sẽ không bao giờ nghèo

(Mức lương tối thiểu tại Thụy Điển được nhà nước qui định hiện nay là 18000 kronor/ tháng tương đương với 2000 USD.)
Chính phủ Thụy Điển luôn khuyến khích tối đa người dân lao động bằng những chương trình thiết thực như :

a.Nếu bạn là người nhập cư mới đến Thụy Điển thì chính phủ có chương trình Nystartsjobb . Mục đích của chương trình này là khuyến khích những người chủ hãng, chủ công ty thuê mướn những người mới đến như bạn bằng cách chính phủ sẽ trả tiền lương trực tiếp cho bạn chứ chủ hãng, chủ không ty sẽ không cần trả lương trong 1 năm đầu tiên.
Ý nghĩa của chương trình này sẽ giúp cho chủ hãng tiết kiệm được khoảng tiền lương từ đó giúp họ mạnh dạn nhận bạn vào làm việc và đào tạo bạn trong 1 năm đầu tiên cũng như cho bạn có cơ hội chứng tỏ năng lực và tay nghề của bạn với chủ hãng để họ quyết định có thuê mướn bạn dài hạn hay không.

b.Với những thanh niên mới đi làm hoặc những người thất nghiệp trên 2 năm thì chính phủ cũng có chương trình hỗ trợ việc làm tương tự như trên với tên gọi Introduktionsjobb.
Bên cạnh đó hiện nay Thụy Điển có 2 hình thức cơ quan hỗ trợ và giới thiệu việc làm là Arbetsförmedlingen (nhà nước) và Bemaning (tư nhân) được lập ra để kết nối bạn với các chủ hãng, chủ công ty cần thuê mướn lao động.

Nếu như bạn không có nghề , hoặc không biết làm gì bạn có thể nhờ cơ quan Arbetsförmedlingen tư vấn và giới thiệu cho bạn các loại hình nghề nghiệp mà bạn muốn học thì họ sẽ giúp bạn đến học miễn phí tại các trung tâm dạy nghề.

Nếu bạn đi làm và đóng thuế đầy đủ cũng như đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng thì trong trướng hợp bạn thất nghiệp sau đó bạn sẽ được trợ cấp thất nghiệp trong vòng 1 năm đầu tiên với tiền lương thất nghiệp lên đến 80% – 100% so với lúc đi làm.

Nếu bạn làm việc liên tục trong 40 năm ở Thụy Điển thì khi về hưu bạn sẽ nhận được lương hưu bằng với mức lương bạn đi làm.
Trong quá trình lao động bạn có quyền nghỉ bệnh ở nhà 1 tuần mà không cần giấy phép bác sĩ , và trong 1 năm bạn có quyền nghỉ bệnh 6 lần tương đương với 1 tháng .

Bên cạnh đó khi lao động ở Thụy Điển mỗi năm bạn sẽ có khoảng 25 ngày phép tùy theo qui định của mỗi hãng không bao gồm các ngày lễ tết có nghĩa là 25 ngày đó cùng với các ngày lễ khác bạn được nghỉ mà vẫn được trả 100% lương.

Các ngày nghĩ trong năm bao gồm Lễ Noel , Lễ phục sinh, Tết Tây , Lễ Lao Động , Lễ quốc khánh và 1 số ngày lễ khác của Thụy Điển . Tổng cộng số ngày nghĩ lễ mỗi năm có thể lên đến 15 ngày.

( Quyền lợi 1 người lao động ở Thụy Điển có thể được nghỉ lên đến 50 ngày mỗi năm ( 25 ngày phép, 15 ngày nghỉ lễ và 10 ngày nghỉ bệnh tương đương với làm việc chỉ khoảng 10 tháng mỗi năm).

Ở Thụy Điển , chỉ trừ khi bạn không muốn đi làm chứ không bao giờ nhà nước để cho bạn thất nghiệp.

5.Người dân Thụy Điển chi tiêu cho chi phí y tế cực thấp

Trong 1 năm mỗi người dân Thụy Điển chỉ phải trả tối đa 1000 kronor cho việc khám chữa bệnh. Những chi phí lớn hơn số tiền đó đều do nhà nước chi trả.

Ở Thụy Điển tiền khám chữa bệnh là 250 kronor cho mỗi lần nhưng nếu như trong năm đó bạn nhiều hơn 4 lần thì bạn chỉ trả tối đa lên đến 1000 cho 4 lần đầu tiên , còn sau đó nhà nước sẽ chi trả hết cho bạn kể cả chi phí giải phẫu hay điều trị ung thư.

Chú thích; 1000 kronor tương đương với khoảng 110 USD cho mỗi năm.

6.Quốc gia có chế độ thai sản tuyệt vời

Quan niệm chính sách thai sản của Thụy Điển là chăm sóc con cái cũng là lao động nên nếu bạn ở nhà chăm sóc con bạn vẫn được nhà nước trả lương như khi đi làm tuy có thấp hơn 1 chút.
Bên cạnh đó những quyền lợi cơ bản khi bạn có con đó là :

a.Người cha được nghỉ 10 ngày (vẫn có lương trợ cấp của chính phủ) để chăm sóc vợ và con khi mới sinh

b.Cả người cha và người mẹ sẽ có tổng cộng 480 ngày để ở nhà chăm sóc 1 bé. Trong đó người cha hoặc người mẹ phải nghỉ ở nhà tối thiểu 90 ngày để chăm sóc con.

c. Khi con bệnh có quyền nghỉ tối thiểu 3 ngày mà không cần giấy bác sĩ. ( Trợ cấp lương 80% theo thu nhập)

Với mỗi trẻ em được sinh ra, chính phủ sẽ có 1 khoản trợ cấp được gọi là barnbidrag là 1250 kronor/bé. Tuy nhiên càng sinh nhiều con sẽ còn có thêm tiền trợ cấp sinh nhiều con. Có nghĩa là nếu bạn sinh 2 bé số tiền sẽ là : 1250 x2 + 150 = 2650.

Dưới đây là bảng tiền trợ cấp dựa trên số con mà bạn sinh

Số con Tiền trợ cấp Trợ cấp nhiều con Tổng cộng
1 1250 kr 1250 kr
2 2500 kr 150 kr 2650 kr
3 3750 kr 730 kr 4480 kr
4 5000 kr 1740 kr 6740 kr
5 6250 kr 2990 kr 9240 kr
6 7500 kr 4240 kr 11 740 kr

Bên cạnh đó chính phủ qui định tiêu chuẩn mỗi đứa bé cần có 1 phòng riêng để sinh hoạt nên nếu bạn mướn nhà lớn mà không đủ khả năng chi trả bạn cũng có thể xin thêm trợ cấp tiền nhà.
Nhiều người vẫn hay đùa rằng ở Thụy Điển sinh nhiều con thì khỏi cần đi làm cũng có nhà Villa là vậy.

Thụy Điển là đất nước của bình đẳng giới nhưng phụ nữ được bảo vệ hơn cả cánh mày râu.

Ở Thụy Điển luôn đề cao bình đẳng nam nữ thông qua các chính sách lương , chính sách thai sản và đặc biệt bạo hành phụ nữ là nghiêm cấm và có thể lãnh án tù lên đến 6 tháng .
Mặt khác phụ nữ có quyền xin lệnh của tòa án cấm người đàn ông bạo hành cô ta đến gần mình trong 1 phạm vi cho phép. Chỉ cần bạn có nhận thấy bất kỳ người đàn ông nào có hành vi vũ lực với mình hãy gọi cho cảnh sát , họ sẽ mời anh ta về đồn làm việc ngay lập tức dù chỉ là 1 hành động xô xát nhỏ.

Khi bạn có con chung và vì lí do nào đó mà dẫn đến li dị , bạn giành được quyền nuôi con thì bạn có quyền yêu cầu người cha hoặc mẹ còn lại ( đa số người mẹ sẽ được quyền ưu tiên nuôi con) phải có nghĩa vụ chu cấp cho con với 1 số tiền cố định hàng tháng. Các cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm truy thu số tiền đó cho bạn.

Cho nên ở Thụy Điển có câu nói 1 lần ly hôn bằng 3 lần cháy nhà là vậy.

7.Quốc gia có nền văn minh và khoa học công nghệ tiên tiến nhất nhân loại

Khi nói đến khoa học kỹ thuật chúng ta thường nghĩ ngay đến Mỹ nhưng ít người lại ngờ rằng Thụy Điển mới chính là quốc gia có những sáng kiến và tập trung nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiến tiến nhất nhân loại thông qua giải Nobel nổi tiếng trên toàn thế giới.

Xe buýt điện đầu tiên trên thế giới tại Värnamo

Hãy nghĩ đến việc Thụy Điển có một hội đồng thẩm định các công trình khoa học được khắp nơi trên thế giới gửi về hằng năm thì mỗi năm như thế Thụy Điển tích lũy được bao kiến thức mới của nhân loại.
Đơn cử như 1 tỉnh nhỏ của Thụy Điển – Värnamo là thành phố đầu tiên trên thế giới dùng xe buýt công cộng chạy bằng điện 100% hoặc như Arlanda đã bắt đầu xây dựng những tuyến đường có trang bị công nghệ sạc pin trên đó mà các loại phương tiện giao thông sử dụng điện khi chạy trên đó sẽ là vừa chạy vừa sạc .

 

Tham khảo thêm bài : Thụy Điển mở đường cao tốc sạc điện đầu tiên trên thế giới

8.Đất nước của tự do ,minh bạch

Tại Thụy Điển mỗi công dân đều có quyền xem xét mọi hoạt động của nhà nước mà không có bất kỳ bí mật nào được quyền dấu người dân.
Mọi công dân đều được quyền truy cập vào các hồ sơ hoạt động của nhà nước từ ngân sách chi tiêu cho những khoản nào của địa phương đến cấp chính phủ cho đến việc trả lương cho các công chức nhà nước như thế nào đều được ghi rõ trong bản báo cáo công khai.
Congdongviet tổng hợp.

Thay đổi luật nhằm giảm việc trục xuất lao động nước ngoài bị chỉ trích là “không đủ” hiệu quả.

Sự thay đổi luật mới nhằm giảm số lượng công nhân ngoài khối EU bị trục xuất khỏi Thụy Điển vì những sai lầm nhỏ đã bắt đầu có hiệu lực – nhưng nó đã bị chỉ trích rộng rãi vì không đủ ” hiệu quả”.

Một sửa đổi của chính phủ có hiệu lực vào ngày thứ Sáu sẽ ngăn không cho người lao động nước ngoài bị trục xuất về vì những sai lầm trong giấy tờ của họ nếu những sai sót này được sửa chữa trước khi Bộ Di trú tiếp nhận.

Theo báo cáo của “The Local”, hàng trăm chuyên gia nước ngoài đã được ra lệnh rời Thụy Điển do các quy định nghiêm ngặt về giấy phép lao động. Điều này là do luật pháp đưa ra nhằm ngăn chặn người nước ngoài bị lạm dụng bởi người sử dụng lao động không trả lương và thỏa thuận lao động về các điều kiện khi giấy phép được cấp.

Nhưng luật mới về trục xuất được áp dụng ngay cả khi người lao động và người sử dụng lao động của họ đã làm hết sức mình để làm đúng theo luật thì họ vẫn có thể thấy mình đối mặt với diện bị trục xuất.


Theo sửa đổi mới, người lao động sẽ có thể ở lại trong nước nếu nhà tuyển dụng sửa chữa những sai lầm đã thực hiện, nhưng chỉ khi điều này được khắc phục trước khi Cơ quan di trú phát hiện ra những sai lầm.

“Việc thu hồi giấy phép trong trường hợp người sử dụng lao động đã sửa chữa sai sót có thể có những hậu quả nghiêm trọng đối với từng trường hợp cụ thể”, Cơ quan di cư lưu ý. “Vì vậy, các nhà lập pháp muốn làm cho Cơ quan Di trú có thể không được rút giấy phép cư trú và làm việc trong một số trường hợp”.

Tuy nhiên, các nhà vận động cho rằng biện pháp này sẽ không ảnh hưởng đến phần lớn các trường hợp, và Hiệp hội Giấy phép Lao động của Thụy Điển đã gọi nó là “quá ít, quá muộn”.

Một điều nữa, luật sửa đổi sẽ không ảnh hưởng đến những trường hợp đã được tiến hành. Và những sai sót trong câu hỏi thường chỉ là thiểu số, chẳng hạn như một khoản chênh lệch nhỏ khi trả lương dùn chỉ trong một thời gian ngắn, hoặc không thực hiện tất cả các chính sách bảo hiểm cần thiết ngay khi người đó được thuê – một thứ thậm chí không thể có được thời gian nếu, ví dụ, người lao động đã không được ban hành với một mã số cá nhân. Điều này có nghĩa là họ không bao giờ được tiếp nhận trước việc đánh giá của Cơ quan di trú.

Chính phủ cũng đã yêu cầu một cuộc điều tra để đưa ra các văn bản pháp luật thay thế để giải quyết các giới hạn của đề xuất này và đảm bảo rằng các quyết định về giấy phép lao động được thực hiện bằng cách sử dụng “nguyên tắc tỷ lệ”. Báo cáo này sẽ được trình bày vào cuối năm nay, nhưng bất kỳ thay đổi nào về luật pháp từ báo cáo này dường như không có hiệu lực trước mùa hè năm 2018.

Các nhóm bao gồm Phòng Thương mại Stockholm và Hiệp hội Người xin Giấy phép Lao động đã kêu gọi chính phủ hành động nhanh hơn và ưu tiên giải quyết vấn đề.

Hơn 1.500 gia hạn giấy phép lao động đã bị từ chối vào năm ngoái và mặc dù rất khó để nói có bao nhiêu người từ chối vì rào cản kỹ thuật pháp lý, con số đã tăng gần gấp đôi từ bốn năm trước.

Cụ thể, nó đã có một ảnh hưởng rất lớn đến khu vực công nghệ đang phát triển của Thụy Điển mà đã thấy các nhà phát triển “tầm cỡ thế giới” bị trục xuất khỏi những sai lầm thiểu số. Một số nhà tuyển dụng đã nói với The Local rằng điều này cũng có ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, với việc ít các công nhân sẵn sàng chuyển sang Thụy Điển khi họ cảm thấy họ sẽ phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn ở đó.

Một giải pháp khác cũng tốt như việc thay thế luật của chính phủ, con đường thông qua việc giải quyết vấn đề có thể được giải quyết là tòa án – và đó có thể chứng minh là giải pháp nhanh nhất.

Theo phán quyết của Toà án cấp phúc thẩm về di dân trong trường hợp đầu bếp pizza Danyar Mohammed ở phía bắc Thụy Điển, có thể đưa ra phán quyết về việc làm thế nào để xử lý giấy phép lao động. Mohammed đã được trả 460 korron (khoảng $ 55) bên cạnh mức lương hàng tháng đã đồng ý trong một vài tháng, mặc dù ông chủ của ông đã tăng lương và bồi thường trả lại tiền cho anh ta một khi những sai lầm đã được nhận thấy.

Nếu Toà án ra phán quyết trong sự ủng hộ của Mohammed, quyết định này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc Cơ Quan Di Chuyển xử lý việc gia hạn giấy phép làm việc và Trung tâm Tư pháp Thu Sweden Điển, cơ quan hỗ trợ Mohammed với kháng cáo của ông, được thông báo vào tháng 10 rằng quyết định sẽ được đưa ra trong tháng mười một.

Tuy nhiên, Fredrik Bergman, Cố vấn pháp lý của tổ chức luật sư về lợi ích cồng đồng phi lợi nhuận, đã xác nhận với The Local rằng quyết định vẫn chưa được tiếp nhận.

Chính sách về định cư Thụy Điển theo diện lao động

Trong nội dung bài viết này sẽ nói tới các vấn đề :
– Gia hạn giấy phép lao động khi giấy phép cũ hết hạn.
– Điều kiện để được định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển khi tổng thời gian lao động là 4 năm.

Nếu bạn có giấy phép lao động tại Thụy Điển và muốn tiếp tục làm việc sau khi giấy phép của bạn hết hạn thì bạn cần phải đăng ký gia hạn giấy phép của bạn. Bên cạnh đó giấy phép phải có thời hạn lao động là sáu tháng trở lên do người chủ doanh nghiệp đã ký và bạn phải đăng ký gia hạn trước khi giấy phép hiện tại của bạn hết hạn thì bạn có quyền tiếp tục làm việc trong khi chờ đợi quyết định.

Trong trường hợp bạn có giấy phép lao động hoặc giấy phép định cư nào khác ( đã có giấy phép lao động của chủ hãng A và liên hệ thêm với chủ hãng B để ký thêm 1 công việc khác ) để cho phép bạn tiếp tục làm việc thì bạn phải có 1 giấy phép có thời hạn 6 tháng trở lên để được tiếp tục làm việc trong thời gian chờ đợi. Nó áp dụng cho cả những giấy phép khác như du học hoặc thăm thân nhân ở Thụy Điển. Nếu như trong thời gian này bạn thay đổi chủ lao động, công việc và gửi thư xin đăng ký giấy phép lao động mới trước khi giấy phép lao động trước đó của bạn hết hạn thì bạn có thể bắt đầu làm việc cho đến khi bạn nhân được quyết định cấp giấy phép mới dù cho thời hạn trong giấy phép cũ có hết hạn hay bao lâu đi chăng nữa.

Gia hạn giấy phép cho lao động ở Thụy Điển

Để bạn có thể gia hạn giấy phép lao động , thì mức lương và những điều kiện khác trong hợp đồng lao động ít nhất phải đáp ứng được ở mức thỏa ước lao động tập thể hoặc thực tập trong ngành nghề đó. Và công việc đó cũng phải có mức lương thấp nhất là 13000 kronor /tháng trước thuế. Và những điều kiện khác cũng phải được đảm bảo trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn phải được đảm bảo về bảo hiệm bệnh tật, bảo hiểm nhân mạng , bảo hiểm an toàn lao động và bảo hiểm hưu trí trong suốt thời gian của giấy phép lao động. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Thay đổi chủ doanh nghiệp hay nghề nghiệp

Giấy phép lao động giữa bạn với chủ hãng cùng với ngành nghề mà bạn được cấp trong quyết định chỉ có thời hạn áp dụng trong thời gian 24 tháng. Nếu như doanh nghiệp thay đổi số đăng ký kinh doanh , bạn có chủ mới hoặc công việc mới, hoặc những điều kiện lao động bị thay đổi không giống như trong giáy phép lao động của bạn thì lúc đó bạn cần phải đăng ký một hồ sơ xin giấy phép lao động mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó cho các yêu cầu lao động vẫn được áp dụng.

Khi bạn có giấy phép lao động trong 24 tháng và bạn đã được gia hạn giấy phép lao động thi bạn có thể thay đổi chủ lao động mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nào khác trong cùng ngành nghề của bạn.
Nếu như công việc mới của bạn bao gồm việc bạn thay đổi nghề nghiệp thì bạn phải làm thủ tục đăng ký mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó về giấy phép lao động của bạn sẽ bị hạn chế trong phạm vi giới hạn của nghề nghiệp đó.

Khi bạn đã nộp hồ sơ đăng ký thì bạn có thể bắt đầu làm việc trước khi bạn được nhận kết quả miễn là bạn đã làm thủ tục đăng ký trước khi giấy phép cũ của bạn hết hạn. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp của bạn phải đăng báo tuyển dụng lao động trong Thụy Điển và trong khối Châu Âu và Thụy Sỹ trước khi bắt đầu tuyển dụng bạn. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Giấy phép định cư vĩnh viễn

Khi bạn đã có giấy phép lao động do chủ doanh nghiệp ký và làm việc trong tổng cộng 4 năm kể từ 7 năm gần đây nhất thi bạn sẽ được cấp giấy phép định cư vĩnh viễn. Bạn sẽ được làm việc cho chủ lao động cùng với ngành nghề mà bạn được đã được ký trong giấy phép lao động của bạn.

Những trường hợp xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian

Nếu như bạn đã đăng ký xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian thì bạn vẫn có thể được giấy phép định cư vĩnh viễn khi giấy phép của bạn hết hạn và lúc đó bạn có một công việc mà nó có thề nuôi sống bạn. Nó áp dụng cả cho những người có giấy phép cư trú tạm thời do hoàn cảnh đặc biệt thương tâm hoặc những người thuộc diện chính sách của chính phủ. Ngoài tiền lương và các điều kiện khác phải được đảm bảo ít nhất ở mức độ giống với với các thoả ước tập thể Thụy Điển hoặc các điều kiên thực hành trong nghề nghiệp đó thì bạn phải là 25 tuổi trở lên. Nếu bạn dưới 25 tuổi có thể nhận được cư trú vĩnh viễn vì công việc mà bạn đang làm đã được đào tạo từ một nền giáo dục trung học hoặc tương đương. Người chủ lao động của bạn cũng phải báo cáo cho cơ quan Thuế Thụy Điển rằng bạn làm việc đó. Việc thông báo được thực hiện không muộn hơn một tháng sau khi bạn đã bắt đầu làm việc.

Nguồn :  http://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Forlanga-tillstand.html