Tag Archives: Miljö

Lãnh đạo các Đảng ở Thụy Điển muốn chấm dứt tình trạng tội phạm gia tăng

Ngày hôm nay (thứ Tư) đã diễn ra một cuộc tranh luận giữa lãnh đạo các Đảng ở Thụy Điển tại Quốc Hội . Đây là cuộc tranh luận có qui mô lớn nhất đầu tiên trong năm nay.

Cuộc tranh luận nói về tệ nạn bạo lực đang gia tăng trong xã hội. Theo thống kê năm ngoái đã có 300 người bị bắn ở Thụy Điển và 40 người trong số họ đã bị tử vong.
– Thật khủng khiếp. Chúng tôi sẽ thay đổi nó. Thủ tướng Stefan Löfven nói rằng tình trạng phạm tội phải được chấm dứt.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven đang tranh luận với lãnh đạo các Đảng khác trong tại Quốc Hội

Lãnh đạo đảng Moderaternas – Ulf Kristersson cho rằng các biện pháp của chính phủ đang làm là chưa đủ để ngăn chặn vụ các vụ xả súng.

Ông ta muốn có nhiều cảnh sát hơn và phải chịu hình phạt nặng hơn cho những người phạm tội. Anh cũng muốn có nhiều camera quay phim những gì đang xảy ra trên đường phố và quảng trường.

“Nhà nước lấy lại quyền kiểm soát Thụy Điển,” ông nói.

Nhưng lãnh đạo của bên Miljö – Isabella Lövin nghĩ rằng các Đảng ở Thụy Điển đang phóng đại tình hình.

– Tôi thấy có nhiều vấn đề xảy ra nhưng tôi lo ngại rằng các chính trị gia đã phô trương không cần thiết về việc lo lắng các vấn đề tội phạm, bà nói.

Cuộc tranh luận tại Quốc Hội đã ngắt quãng trong một thời gian khi một số người bắt đầu hét lên trên khán đài. Họ đã hét to kêu gọi đóng cửa tất cả các trại tị nạn.

Tư tưởng chính trị đang ảnh hưởng đến các phán quyết của toàn án nhập cư

Những tòa án này quyết định rằng những người ở nước ngoài được ở loại Thụy Điển hay không. Tại tòa án có các hội thẩm để cùng với tòa án đứa ra các phán quyết. Các hội thẩm là những người được tuyển chọn từ các đại biểu của các đảng phái. Các hội thẩm thuộc về các đảng nào sẽ ảnh hưởng đến các phán quyết của họ, điều này được đưa ra trong một cuộc khảo sát mới đây.


-Xác suất xảy ra chuyện này là cao hơn khi các đảng viên của Krisdemokraterna, Miljöpartiet, hay bất cứ ai từ Vänsterpartiet tham gia. Nhưng xác suất sẽ tấp hơn nếu bất cứ ai thuộc đàng Sverigedemokraterna tham gia.

Vâng, khi một hội thẩm của Kristdemokraterna ngồi trong tòa án thì cơ hội để được ở lại Thụy Điển sẽ cao hơn 1 chút ít . Nhưng nếu ngồi trong tòa án là hội thẩm của Sverigedemokraterna thì quyến định đưa ra sẽ bị giảm cơ hội để được ở lại, Linna Marten phát biểu , cô đã khảo sát hơn 1500 phán quyết từ những tòa án nhập cư khác nhau.

Có cả chuyên gia luật và các hội thẩm .

Một người xin tị nạn để được ở lại Thụy Điển , đầu tiên sẽ nhận được một thông bán từ cơ quan là Migrationsverket (Sở Di Cư). Nếu cơ quan này nói không , người này khong được ở lại nên có thể việc xin tị nạn này được yêu cầu bởi một tòa án. Toàn án nhập cư sẽ kiểm tra điều này đúng hay sai để trả lời không được đến người làm đơn.

Tại toàn án nhập cư có 4 người sẽ phán quyết và quyết định cho người làm đơn tị nạn được ở lại Thụy Điển hay không. Một trong số họ là người được đào tạo bài bản trong chuyên ngành Luật Thụy Điển.

Còn lại 3 người hội thẩm khác nên điều này có nghĩa rằng họ là những người bình thường được chọn lựa từ các chính trị gia từ các đảng để tham gia trong tòa án.

Hội thẩm nào sẽ tham gia và phán quyết trong một ngày cụ thể sẽ được quyết định thông qua môt cuộc rút thăm. Vì vậy thực chất là sự ngẫu nhiên khi một hội thẩm từ Kristdemokraterna hay Sverigedemokraterna được tham gia phiên tòa và đưa ra quyết định về tương lai của người xin tị nạn.

Thực tế ý kiến cá nhân không được ảnh hưởng đến quyết định.

Trên thực tế điều này không có ý nghĩa gì bởi vì các hội thẩm không được cho phép ý kiến chính trị ảnh hưởng đến quyết định của họ. Đây là điều luật pháp qui định.

Vì vậy một luật sư Anne Ramberg nói rằng:

– Tòa án sẽ áp dụng luật pháp dựa trên nền tảng các quyền cơ bản và tôn trọng sự công bằng với tất cả mọi người trước pháp luật.

Nhưng nay những khảo sát của Linna Marten cho thấy các tư tưởng chính trị của các hội thẩm có thể ảnh hưởng đến quyết định từ các tòa án.

Sivert Holmberg là một đảng viên của Socialdemokraterna và đã là hội thẩm tại tòa án nhập cư tại Luleå trong nhiều năm và ông ta trở nên lo ngại khi ông ta nghe về khảo sát này:

– Vâng tôi sẽ nghiêm túc quan tâm nếu điều này là sự thật. Nếu những giá trị hay tư tưởng chính trị có thể điều khiển vậy thì nó trở nên thật sự không công bằng nên có thể nói rằng đây là điều mà không làm được trong luật pháp.

Những tòa án này có nên được thay đổi ?
Tại các tòa án hiện nay thực sự là những người tham gia và pháp quyết điều được lựa chọng từ các chính trị gia của các đảng phái. Điều này là hoàn toàn sai lầm theo suy nghĩ của nhiều người. Họ muốn rằng trong hệ thống có liên quan đến chính trị khi chọn ra các hội thẩm sẽ được bãi bỏ ở tất cả các tòa án. Thay vào đó nên chỉ có các chuyên gia luật được đào tạo bài bản để phán xét.

Những người khác muôn giữ lại các hội thẩm. Họ cho rằng chỉ cần tuyên truyền đến các hội thẩm để họ có thể biết nhiều hơn về luật pháp là đủ.

Nguồn : http://sverigesradio.se/sida/artikel.aspx?programid=493&artikel=6159190

Đảng Moderaterna muốn cấm các các tổ chức ăn xin

Nó đã trở nên phổ biến hơn với những người từ các quốc gia nghèo hơn trong khối liên minh Châu Âu đến Thụy Điển. Nhiều người đến đây để xin tiền trên đường phố. Giờ đây đại biểu của đảng Moderaterna nói rằng họ muốn ngăn cấm các tổ chức ăn xin này.

Hiện nay có rất nhiều người ăn xin ngồi ở nhiều góc của đường phố hay các siêu thị

Beatrice Ask là đại biểu của đảng Moderaterna. Vì thế cô giải thích việc liên quan đến các tổ chức ăn xin như sau :
-Ở đây có người sắp xếp du lịch, có sự phân phối vị trí ngồi của những người này. Có nhiều người tổ chức một số lượng lớn các thứ xung quanh việc diễn ra một phần của việc ăn xin và chúng tôi cho rằng điều này không công bằng bởi vì đây tồn tại việc khai thác những người dễ tổn thương. Tuy nhiên chúng tôi không cấm những người dân cần giúp đỡ., Beatrice Ask nói.

Nó có thể trở thành sự lợi dụng

Đảng Moderaterna cho rằng thực chất là đó có thể có những người sắp xếp và quyết định công việc ăn xin như thế nào. Ở đây tồn tại nguy cơ dẫn đến việc những người này bị ngược đãi, Beatrice Ask nói.
– Chúng tôi không muốn có những tổ chức nhằm khai thác, lợi dụng con người.
– Nhưng có chắc rằng đây là một sự khai thác ? phóng viên Đài phát thanh Thụy Điển thắc mắc.
– Không chắc, nhưng ở đây có nguy cơ để nó là một phần trong trường hợp này, Beatrice Ask nói. Đảng Moderaterna có thể đơn cử ví dụ ở đây là người nào đó có thể lấy đi tiền từ những người ăn xin bằng bạo lực và đe dọa. Hoặc là ai đó bị buộc phải ăn xin trái ý của họ.

Họ muốn dỡ bỏ lều của những người ăn xin.

Đảng Moderaterna cũng cho rằng có một vấn đề nữa là làm cách nào những người ăn xin sống khi họ ở Thụy Điển. Ví dụ như có thể họ dựng lều và ở trên đất của địa phương hoặc vùng đất có chủ nào đó. Đảng Moderaterna muốn rằng những người sở hữu đất sẽ dễ dàng đuổi đi những người này mà không cần có sự can thiệp của pháp luật. Ngoài ra có thể những người ăn xin cũng cần xin một giấy phép đặc biệt về nơi họ có thể thu nhặt tiền, Beatrice Ask nói thêm.

Thực tế là ở nhiều nơi của Thụy Điển , các tổ chức Chữ Thập Đỏ và bảo vể trẻ em nếu họ muốn quyên góp thì họ phải xin giấy phép và được phép biết nơi họ được quyên góp tiền, có một đạo luật như thế cho nó.
-Vậy người ăn xin cần xin giấy phép ? Phóng viên Đài phát Thanh Thụy Điển hỏi.

Đó là điều mà người ta cần phải suy tính tới. Beatrice Ask nói.

Đảng Miljö chỉ trích.

Những đảng khác trong quốc hội đã có nhiều phản ứng khác nhau về đề nghị của Đảng Moderaterna. Trong đó đảng Socialdemokraterna ở chính phủ cho rằng đề nghị này thú vị. Nhưng đảng Miljö đang đồng nắm giữ chính phủ với Đảng Socialdemokraterna hoàn toàn chống lại lại đề nghị của đảng Moderaterna. Maria Ferm là đại biểu của đảng Miljö. Cô ta nói rằng đã có một đạo luật như vậy ở Thụy điển , cái mà cấm con người làm những điều như khai thác người khác. Maria Ferm cho rằng đảng Moderaterna đưa ra một đề nghị không cần thiết chỉ để trở nên được nổi tiếng.
– Đó là một đề nghị bình dân nhưng lại không nói về việc giải quyết gốc rễ nguyên nhân vì sao những người bị buộc phải ăn xin hiện nay. Maria Ferm đã nói từ đảng Miljö.

Nguồn: http://sverigesradio.se/sida/artikel.aspx?programid=493&artikel=6155298