Tag Archives: nhập cư

Những điểm mới trong dự luật di trú Thụy Điển 2020

Vấn đề luật nhập cư và di trú Thụy Điển 2020 đang là đã và đang là đề tài gây chú ý nhiều nhất trong chính trường Thụy Điển khi mà phong trào bài ngoại và xu hướng chống di dân đang ngày một gia tăng.

Chính phủ Thụy Điển hôm thứ Tư thông báo; Liên minh 2 Đảng về cơ bản đã nhất trí về các bước tiếp theo cho một chính sách di cư mới của Thụy Điển sau hơn 1 năm ròng tranh cãi.

Vào tháng 9, Ủy ban Di trú trình chính phủ các đề xuất được ra bởi đại diện của mỗi Đảng trong quốc hội cũng như các chuyên gia độc lập. Nhưng các bên không thể đạt được thỏa thuận, do đó, báo cáo cuối cùng được đưa ra từ 26 đề xuất chứ không phải là một chính sách toàn diện, mỗi đề xuất được một số bên ủng hộ.

Dù sẽ có 1 số chỉnh sửa nhỏ từ nay cho đến 21/7 san năm, thời điểm luật có hiệu lực, nhưng về cơ bản là sẽ dựa trên 26 dự luật đã được thống nhất sơ bộ.

Vậy 26 đề xuất dài 600 trang của dự luật có gì?

Những thay đổi được đề xuất kể trên được chia thành năm nhóm và sẽ ảnh hưởng đến những người có ý định chuyển đến Thụy Điển như theo diện đoàn tụ, lao động, tị nạn hay “để được bảo vệ đặc biệt” sau đó xin định cư vĩnh viễn.

Sau đây là những thay đổi chính (lược dịch)

  1. Yêu cầu kiểm tra ngôn ngữ và kiến thức giáo dục đối với thường trú nhân: Hộ khẩu thường trú (vĩnh viễn) sẽ chỉ được cấp cho những người: “đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ và kiến ​​thức giáo dục của Thụy Điển, những người có thể tự nuôi sống bản thân và hòa nhập tốt vào xã hội Thụy Điển, không vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp được miễn trừ; là đối tượng người hưu trí, trẻ em hoặc các trường hợp ngoại lệ khác.

  2. Dễ dàng hơn trong việc đưa người thân đến Thụy Điển: Các thành viên gia đình của những người sống ở Thụy Điển theo giấy phép cư trú tạm thời sẽ đủ điều kiện để được cấp giấy phép cư trú gia đình. Điều đó bao gồm vợ / chồng, bạn đời chung sống, con cái chưa kết hôn của người bảo lãnh hoặc người bạn đời của người bảo lãnh và các thành viên gia đình thân thiết khác có “mối quan hệ phụ thuộc đặc biệt” ở nước sở tại.

  3. Miễn các yêu cầu về chu cấp cho các đối tượng là công dân Thụy Điển, EEA, Thụy Sĩ và Anh Quốc. Ngoài ra, bất kỳ ai đưa một thành viên gia đình hoặc vợ / chồng đến Thụy Điển hiện phải chứng minh rằng thu nhập và diện tích nhà của họ đủ để hỗ trợ các thành viên trong gia đình. Mọi lời mời làm việc không chính thống khác, hoặc khai là tiết kiệm hay thu nhập độc lập của thành viên trong gia đình thì đều không được tính vào thu nhập. Theo các đề xuất mới, điều này sẽ không còn áp dụng nếu thành viên gia đình đã ở Thụy Điển là công dân của Thụy Điển, một quốc gia EEA, Thụy Sĩ hoặc Vương quốc Anh và người xin giấy phép là vợ / chồng hoặc bạn đời chung sống của họ.

  4. Giấy phép cư trú tạm thời cho người tị nạn: Trước đây, giấy phép cư trú vĩnh viễn từng là “ba rem” ở Thụy Điển đối với người theo diện tị nạn, nhưng kể từ năm 2016, người theo diện tị nạn mặc định chỉ được giấy phép tạm trú. Và điều này đang tiếp có mặt trong dự thảo.

  5. Yếu tố nhân đạo: Chiếu theo luật hiện hành, mọi người có thể được cấp quyền cư trú ở Thụy Điển để được bảo vệ nếu họ thuộc diện người tị nạn hoặc “những người khác cần được bảo vệ”. Còn theo các đề xuất mới, nhằm không để bỏ lọt đồng thời khỏa lập bởi luật hiện hành, một giải pháp mới tinh mang tính toàn diện sẽ được đưa vào nhằm áp dụng chung cho tất cả các trường hợp thuộc diện cần phải ở lại Thụy Điển vì lý do nhân đạo. Nghĩa là sẽ có 1 quy tắc chung để giải quyết 1 cách thống nhất nếu như trường hợp đó thuộc diện nhân đạo, thay vì phân loại như hiện tại.

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Vào mùa hè năm nay 2019, người thân của hơn 20.000 người sẽ được cấp giấy phép cư trú ở Thụy Điển.


Điều này là kết quả của luật di cư mới về đoàn tụ gia đình , là một phần trong thỏa thuận tháng 1 giữa các đảng Xã Hội (Social Demokraterna) , đảng Môi Trường (Miljöpartiet), đảng Trung Lập (Centerpartiet) và đảng Tụ Do (Liberal partiet).

– Khả năng đoàn tụ gia đình là điều quan trọng nếu nhìn từ quan điểm hội nhập . Bộ trưởng Di cư mới được bổ nhiệm Morgan Johansson nói.

Sau cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015, chính sách di cư của Thụy Điển đã được thắt chặt. Giấy phép cư trú tạm thời trở thành qui định chính, khả năng đoàn tụ gia đình bị hạn chế.

S, M và SD – ba đảng lớn nhất của Nghị viện – đều ủng hộ một đường di cư chặt chẽ tiếp tục.

Một sự bắt đầu trước nhất từ chính sách tị nạn mới đã được thực hiện với cái gọi là luật trung học, điều này đã mang lại cho 9.000 người không có cơ hội để có giấy phép cư trú. ( Nội dung của qui định này là những thanh thiếu niên quốc tịch nước ngoài nhập cư vào Thụy Điển theo chính sách tị nạn sẽ được ở lại Thụy Điển nếu như theo học chương trình Gymnasiet)

Đạo luật được điều hành bởi Đảng Môi Trường và được Đảng Trung Lập hỗ trợ, do đó 2 đảng này lần đầu tiên công khai chia rẽ trong liên minh.

Trong thỏa thuận tháng 1 mới, Đảng Môi Trường và được Đảng Trung Lập đã thông qua một vấn đề chung khác về nhu cầu nhân đạo: kể từ mùa hè này, các quyền thiết yếu của người dân sẽ một lần nữa được thay đổi trong đó có quyền được hưởng sự đoàn tụ gia đình.

Điều này có nghĩa là các nhân tố quan trọng trong gia đình của những người này như vợ / chồng, sambo, người sống chung và trẻ vị thành niên đã đăng ký – sẽ được cấp giấy phép cư trú tạm thời ở Thụy Điển.

“Một trong những quốc gia cho phép nhập cư dễ dàng nhất ở Châu Âu”

Vậy sẽ có bao nhiêu người sẽ đến Thụy Điển do kết quả của các qui định mới? Và các Đảng đằng sau thỏa thuận tháng 1 có biết câu trả lời cho câu hỏi đó không?

Theo dự báo từ Sở di dân từ mùa thu năm ngoái, theo lệnh của chính phủ, thay đổi này có nghĩa là tăng tổng số 7.700 giấy phép cư trú được cấp  trong giai đoạn, 2019-2021.

Nhưng trong cùng một dự báo, họ cũng viết như sau:

“Việc quay trở lại các quy định trước đây về di cư gia đình có nghĩa là Thụy Điển sẽ là một trong những quốc gia có chính sách nhập cư dễ dàng nhất ở EU để đoàn tụ gia đình, nơi mà không ít nước như Đức đã đi theo hướng hạn chế hơn”.

Ngoài dự báo của Sở di trú Thụy Điển, hậu quả của các quy tắc sửa đổi đã không được điều tra.

Sẽ không buộc cung cấp các giấy tờ về bảng lương trong 3 tháng gần nhất

Qua đánh giá của Expressen về số liệu thống kê của Sở di trú cho thấy người thân của hơn 20.000 người sẽ được cấp giấy phép cư trú ở Thụy Điển khi áp dụng các quy tắc mới này.

Điều này có nghĩa là không ai trong số 20.000 người sẽ phải chịu bất kỳ yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh khả năng tài chính trong 3 tháng gần nhất (bảng lương) nào cho người thân của họ để được cấp giấy phép cư trú. Họ không cần phải có thể tự nuôi sống bản thân hoặc người thân của họ.

Expressen gặp Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Di cư mới được bổ nhiệm Morgan Johansson (S) một ngày sau tuyên bố của chính phủ Stefan Löfven, cho một cuộc phỏng vấn về chính sách di cư trong thỏa thuận tháng một.

-Ông không nghĩ rằng các quy định mới sẽ dễ dàng hơn dẫn đến các mâu thuẫn trong các qui định về đoàn tụ gia đình với chính sách di cư của Đảng Dân chủ Xã hội( Social Demokraterna) ?

– Quyết định của quốc hội  trong một vài năm thực sự có hai lối vào: Một là Thụy Điển không thể có luật pháp đi chệch quá nhiều so với các nước EU khác. Và đó là kinh nghiệm từ năm 2015 cho chúng ta biết điều đó. Thứ hai là khả năng đoàn tụ gia đình rất quan trọng từ quan điểm hội nhập. Nó cũng được nêu trong hướng dẫn của chúng tôi. Vì vậy, người ta không thể nói rằng điều này đi ngược lại chính trị dân chủ xã hội, Morgan Johansson nói.

-Ông đã làm gì để phân tích điều này có ý nghĩa gì trong thực tế – có bao nhiêu kết quả của việc này?

– Sở di cư Thụy Điển đã đưa ra các đánh giá, trên hết, liệu điều này có nghĩa là sẽ có nhiều người đến đây hơn. Và họ đã thực hiện một đánh giá vào mùa thu năm ngoái cho thấy rằng có những tác động rất, rất nhỏ của sự thay đổi đó. Bởi vì vẫn còn nhiều trường hợp tìm kiếm cơ hội đến châu Âu ít hơn trước đây và việc đi qua châu Âu khó khăn hơn nhiều so với trước đây.

 

 

Vì sao người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Xu hướng mới trong xã hội Thụy Điển đó là người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư. Nó được thể hiện rõ nét trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất.

chúng ta có thể thấy điều đó trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Thụy Điển hiện nay . Quí độc giả vui lòng đọc thêm bài :

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng chính trị chưa từng có

Lời mở đầu

Người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Kỳ thị người nhập cư được được dẫn chứng trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất của Thụy Điển vào năm 2014 và 2018 khi mà đảng chính trị có xu hướng bài ngoại chống nhập cư là Sverige Demokraterna viết tắt là SD đang nhận được ngày càng nhiều phiếu bầu của người dân Thụy Điển.

Nhưng nguyên nhân nào khiến cho người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư hay người di dân tị nạn. Dưới đây là 1 số các nguyên nhân chủ quan của người viết :

Đất nước Thụy Điển từng là một quốc gia hảo tâm nhất thế giới

Vào những năm 1975 đến 1990 người Thụy Điển được biết đến như những người hảo tâm tốt bụng khi chào đón hàng chục ngàn người tị nạn Việt Nam đến đất nước của họ sinh sống. Những người Việt Nam khi đó được tận tình giúp đỡ trong cuộc sống từ nhà cửa, đồ dùng thiết yếu trong gia đình đến tiền trợ cấp sinh sống.

Và những năm sau đó vẫn chào đón hàng chục người tị nạn khác từ châu á như Hàn Quốc, Trung Quốc, , Campuchia hay cả Châu Phi , Nam Mỹ. Hiện nay gần như Thụy Điển đang là quốc gia hợp chủng quốc đa văn hóa và đa sắc tộc.

Nhưng vì sao cho đến nay Châu Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng khi đối diện với làn sóng di dân tị nạn  nhập cư vào lại đang có xu hướng kỳ thị và bài ngoại ?

1.Văn hóa yếu kém

Nguyên nhân ảnh hưởng to lớn đến tâm lý bài ngoại , kỳ thị chính là văn hóa yếu kém của những người tị nạn nhập cư vào Thụy Điển. Hình ảnh ví dụ điển hình như việc khạc nhổ, quăng rác nơi công cộng cũng cũng như không giữ vệ sinh chung bên cạnh đó đơn cử như người Trung Quốc nổi tiếng với việc ăn nói lớn tiếng ồn ào ở bất kỳ nơi đâu . Hút thuốc không đúng nơi, chen lấn khi xếp hàng cũng là những hành vi vô ý thức khiến nhiều người Thụy Điển chán ghét người nhập cư.

Khi sinh sống chung trong các khu nhà tập thể căn hộ chung cư thì hát hò karaoke ngay cả khi đã quá 10 giờ đêm . Đối với những gia đình có trẻ em nhỏ thì không giáo dục chúng giữ im lặng mà để mặc chúng chạy nhảy đùa giỡn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những hình ảnh đó khiến cho rất nhiều người Thụy Điển bản xứ khó chịu phải dọn nhà đến những khu vực tránh xa người di dân ở.

2.Trộm cắp và tệ nạn

Những năm gần đây tình trạng trộm cắp vặt ở Thụy Điển đang gia tăng lên đáng kể. Nếu như trước đây bạn có thể quăng chiếc xe đạp ở bất cứ đâu rồi 1 ngày sau quay lại thì nó vẫn nằm đó nhưng giờ đã khác. Mọi chiếc xe đạp đều phải có khóa móc vòng vào bánh xe và thậm chí phải trang bị cả những loại khóa thật xịn nếu như không muốn bị cắt khóa. Đó là một ví dụ điển hình về tình trạng trộm cắp mất an ninh tại các thành phố lớn và cả những địa phương nhỏ nơi từng được xem là bình yên và an toàn của Thụy Điển.

Bên cạnh đó các cửa hàng , hoặc chợ, siêu thị của Thụy Điển cũng gia tăng tình trạng khai báo mất đồ với cảnh sát . Thậm chí ở các thành phố lớn như Stockholm , Göteborg hay Malmö tình trạng mất cặp trong các cửa hàng đang gây đau đầu cho chủ cửa hàng và với cả cảnh sát.

Không chỉ dừng ở đó, tình trạng buôn bán các chất gây ghiện như cần sa , ma túy đá cũng đáng báo động. Những đường dây buôn bán chất cấm này nổi tiếng với sự tham gia của người Việt và người Nam tư.

3.Khác biệt về truyền thống văn hóa

Nếu như ở phần trước sự kỳ thị đến từ trình độ văn hóa thấp , vô ý thức của người nhập cư thì sự khác biệt về văn hóa cũng là vấn đề giữa người Thụy Điển bản địa và người nhập cư ví dụ như

Người Việt Nam khi sống trong các căn hộ chung cư tập thể có thói quen nấu ăn với các loại thức ăn có mùi nồng đậm như cá kho, khô mắm gây ra sự khó chịu với các hàng xóm lân cận.

Trong một lần ngồi tàu điện từ Jönköping đến Stockholm, người viết có dịp chứng kiến một tình huống khó chịu của người Thụy Điển với 1 người Việt Nam khi người Việt này trong khi ngồi tàu đã ăn món khô mực nướng thì một người Thụy Điển ngồi cách đó 2 ,3 hàng ghế đã đi ngang và cố tình nói lớn để cho anh ta nghe bằng câu tiếng anh : its smell is terrible ( mùi của nó thật kinh khủng)

Hoặc những người tị nạn theo đạo hồi thường sử dụng một loại dầu gió có mùi hương đặc biệt cũng tương tự như loại dầu khuynh diệp của người Việt Nam mà nếu như không quen nhũng người xung quanh ngửi vào rất khó chịu.

Đó là những ví dụ điển hình về sự khác biệt văn hóa đang gây ra sự khó chịu giữa các dân tộc khi sống chung.

4.Gian lận thuế và làm việc đen

Người Thụy Điển bản địa là những người rất đơn giản và ngay thẳng , họ thích sự thật và rất ghét sự gian dối nhưng những người nhập cư từ các quốc gia khác có thể do hoàn cảnh kinh tế hoặc nghĩ rằng mình khôn nhưng trên thực đó đó là những trò khôn vặt mà người Thụy Điển rất khinh ghét ví như tình trạng phổ biến của những người nhập cư trong lao động đó là việc gian lận thuế khi khai báo với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó như việc khai báo xăng đi làm, hoặc gian lận khai báo số ngày nghỉ ở nhà trông con của các bậc cha mẹ hoặc việc không khai báo tiền phí Tivi .

Một số chủ cửa hàng khi bán hàng thì nhận tiền mặt của khách hàng hoặc chủ lao động thông đồng với người lao động trả tiền trực tiếp mà không thông qua cơ quan khai báo thuế cho sở thuế được gọi là nhận tiền đen hoặc lao động đen.

Một số người dựa vào các kẻ hở của luật pháp Thụy Điển để trục lợi như việc khai báo bệnh để ăn tiền trợ cấp xã hội hoặc nhận trợ cấp theo diện người tàn tật mặc dù họ hoàn toàn có khả năng lao động.

5.Cạnh tranh việc làm và phá vỡ các qui tắc chung của xã hội

Một tình trạng cũng khác phổ biến trong các nhà máy công nghiệp của Thụy Điển là người di dân hiện nay đang cạnh tranh cũng như cướp đi khá nhiều việc làm của người Thụy Điển bằng cách chấp nhận mọi mức lương thấp để có việc làm hoặc thậm chí chấp nhận làm việc kể cả vào ngày thứ 7 chủ nhật mà không cần phải trả gấp đôi lương hoặc các loại phụ cấp như qui định của nghiệp đoàn. Điều này khiến cho 1 số chủ hãng rất thích nhận người di dân nhưng vô tình lại phá hoại chung các qui tắc chung của xã hội nói chung và các công đoàn lao động được lập ra để bảo vệ người lao động.

Một ví dụ khác là người Thụy Điển thường có phong cách lao động chậm mà chắc, từ từ làm việc và tuân thủ giờ giấc thì những người di dân ngược lại khi lao động lại cố gắng làm thật nhanh , càng tạo ra nhiều sản phẩm càng tốt , thậm chí tận  dụng giờ nghỉ giải lao làm việc khiến cho những đồng nghiệp Thụy Điển ngao ngán lắc đầu . Nhưng tình trạng đó chỉ diễn ra khi người nhập cư mới nhận vào làm việc khi chưa ký hợp đồng dài hạn, một khi được làm việc vĩnh viễn thì lại lười lao động hơn bất kỳ ai .

6. Mua bán bằng lái giả dẫn đến gây tai nạn giao thông.

Một tệ nạn cũng phổ biến của người nhập cư là việc mua bán bằng lái giả . Việc này gây nguy hiểm cho an toàn giao thông của Thụy Điển vì Thụy Điển vận hành theo cơ chế tôn trọng pháp luật , chỉ cần 1 hành động vô ý thức không tuân theo luật giao thông sẽ dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Ngược lại người khi mua bằng lái để tham gia giao thông không ý thức được điều đó vì không được giáo dục về giao thông của Thụy Điển mà cứ lái xe ẩu như không xi nhan, uống rượu khi lái xe như thói quen ở các nước bản địa đã dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.

7.Khủng bố gây mất an ninh xã hội, uy hiếp người Thụy Điển

Theo đoàn người nhập cư tị nạn đã có những thành phần khủng bố trộn lẫn trong đó và đã gây ra bất ổn xã hội như thực hiện các hành vi khủng bố như đặt bom nơi công cộng, lao xe và các khu vực đông dân cư mà điển hình là vụ khủng bố tại Stockholm tại đường Drottninggatan đã gây kinh hoàng cho dân cư dẫn đến 5 người chết và 14 người khác bị thương nghiêm trọng.

Tác động của việc này rất nghiêm trọng dấy lên tâm lý lo sợ người nhập cư dẫn đến sự thù ghét ,ghê sợ trong người Thụy Điển bản địa.

Hệ quả của tâm lý bài ngoại , kỳ thị người nhập cư

Một hệ quả rõ ràng nhất đối với người nhập cư hay người di dân đó là tâm lý cực đoan thù ghét người di dân dẫn đến sự xô sát thậm chí dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đó là gây hiểm đến sức khỏe tính mạng thông qua các hành động xả súng, đánh đập, đâm chém ở các địa phương kỳ thị mạnh mẽ. Ở Đức hay ở Nga có những băng nhóm như thế là ví dụ điển hình.

Tác động cũng không kém quan trọng đó là các chính sách nhập cư sẽ ngày càng khó khăn hơn như việc xét duyệt bão lãnh sẽ kéo dài , gắt gao kiểm soát khó khăn hơn và tỉ lệ chấp nhận cấp visa hay quóc tịch sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó các qui định khi cho phép người di dân nhập quốc tịch sẽ rắc rối hơn như phải vượt qua các kỳ thi  quốc tịch khảo nghiệm về tiếng nói và kiến thức mà có lẽ trong tương lai sẽ được áp dụng.

Lời kết

Hòa nhập giữa các sắc tộc trong một quốc gia hợp chủng quốc là một vấn đề nan giải đối với các nhà lãnh đạo Thụy Điển mà cho đến nay gây rất nhiều tranh cãi trong chính sách nhập cư Thụy Điển. Hậu quả là người Thụy Điển đang có sự chia rẻ chưa từng có trong lịch sử.

Người Thụy Điển đã từng là những người nhân ái tốt bụng nhưng vì sao đến nỗi này có lẽ những người di dân nên tự suy nghĩ .

Trên đây là quan điểm cá nhân có tính chất chủ quan dựa trên những trải nghiệm thực tế của người viết chỉ mong đóng góp và xây dựng cho đất nước Thụy Điển thay đổi ngày một tốt đẹp hơn chứ không có ý chỉ trích hay bôi xấu bất cứ một sắc tộc hay dân tộc nào. Mong nhận được xây dựng và góp ý từ độc giả.

Congdongviet.se tổng hợp

Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về – Kỳ 2: Tỉ phú, thiếu nợ bởi nails

Từ 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.

Từ 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.

Người Việt không chỉ làm nails

Đi nhiều nơi mới thấy, chẳng hiểu sao người dân gốc Huế và Quảng Đà (Quảng Nam – Đà Nẵng) làm bác sĩ nhiều vô kể. Đi tới các phòng khám nào, cũng nghe tiếng Huế, tiếng Quảng thân thương.
Đặc biệt là dân Quảng Đà, lúc nào cũng có hội đoàn, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau. Chứ các nhóm khác, hôm trước hôm sau là… cãi lộn rồi tan đàng xẻ nghé.

Nhắc tới những nghề mưu sinh của người Việt ở Mỹ, đầu tiên phải kể đến nghề nails. Theo nhiều nguồn báo chí trên mạng, ngôi sao Hollywood Tippi Hedren, nữ chính của bộ phim The Birds, là người khởi xướng cho nghề nails trong cộng đồng người Việt.

Vào khoảng thập niên 1970s, khi còn là một nhân viên cứu trợ quốc tế, trong chuyến tới thăm làng Hy Vọng ở thành phố Sacramento, thủ phủ bang California, bà gặp khoảng 20 phụ nữ Việt Nam tỏ vẻ yêu thích bộ móng tay của bà.
Hedren bèn giúp họ học nghề làm móng bằng cách mỗi tuần đưa thợ tới dạy nghề và thuyết phục trường Citrus Heights Beauty nhận 20 phụ nữ gốc Việt làm sinh viên để được hành nghề một cách chính thức.

Một gian hàng thẩm mỹ của người Việt trong khu thương mại Eden ở Virginia (vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn)

Và trong vòng 40 năm, từ 20 người phụ nữ đầu tiên đó, nails đã trở thành một đế chế quyền lực của người Việt trên đất Mỹ.

Người Việt sở hữu tiệm nails khắp mọi nơi trên đất nước này, từ miền Florida, Houston nắng ấm, tới tiểu bang California trù phú, băng ngang Midwest đầy bão tố, lên miền Bắc lạnh lẽo của Minnesota, Wisconsin hay sang khu vực Washington D.C. ắp đầy lịch sử.
Đâu đâu cũng thấy người Việt mở tiệm và làm thợ, đánh bạt những tiệm nails của người Mỹ chính gốc bởi sự khéo tay, nhã nhặn và cần cù của mình.
Thời điểm cực thịnh nhất của nghề nails là những năm 1980 tới trước năm 2008.
Nhà nhà làm nails, người người làm nails, bất kì khu Mỹ đen hay trắng, đâu đâu cũng thấy tiệm nails do người Việt làm chủ.
Một bộ full-set ngày đó tới $50. Tiệm nào cũng đông nườm nượp khách. Để trở thành thợ nails khá dễ. Không đòi hỏi bằng cấp đại học hay nói tiếng Anh trôi chảy. Chỉ cần kiên nhẫn và khéo léo, học vài trăm giờ, thi đậu hai phần lý thuyết và thực hành, sẽ được cấp bằng.

Người Việt thường sống co cụm
Hầu hết cư dân Việt Nam định cư ở California (40%) và Texas (12%). Tiếp theo là Washington (4%), Florida (4%) và Virginia (3%). Ba county (quận hay hạt) có nhiều cư dân Việt nhất ở California là Orange, Los Angeles, và Santa Clara. Mười metropolitan (siêu đô thị) có đông cư dân Việt nhất là: Los Angeles, San Jose, Houston, San Francisco, Dallas, Washington D.C., Seattle, San Diego, New York và Atlanta.

Mỗi một hoặc hai năm phải đóng tiền đăng kí mới lại. Nếu chuyển sang tiểu bang khác, phải đổi bằng hoặc thi lấy bằng mới tùy theo luật của từng bang.
Hồi đó, thứ Bảy hay Chủ nhật nào qua Eden, khu thương mại của người Việt nằm ở thành phố Falls Church (Virginia), tìm đỏ con mắt cũng không có chỗ đậu xe khi bà con Việt Nam tụ tập ăn hàng, mua sắm đông đúc quá.

Nhiều khi chạy lòng vòng cả tiếng trong vô vọng nhưng cũng không nỡ bỏ về vì thèm đồ Việt. Cuối cùng bạo gan nhét xe vô một chỗ bất kì rồi đi mua đồ mà cứ nơm nớp lo nó bị kéo đi. Hễ vô tiệm nào, thấy bà con xài tiền mặt nhiều (chủ yếu là tiền lẻ), mua đồ cả xe không ngần ngại, thì đoán chắc là dân làm nails. Không sai một tí.
Đó là nghề nuôi lớn không biết bao nhiêu sinh viên (trong đó có tôi) tốt nghiệp ra trường và đạt được giấc mơ Mỹ.
Nếu dân văn phòng kiếm mỗi tháng hai, ba ngàn, thì người làm nails vào mùa hè, có thể dễ dàng kiếm hơn $1.500/tuần, chưa tính tiền cò (tiền bo, tiền típ) lên tới vài trăm đô. Rủng rỉnh tiêu xài. Nhiều người trong số họ tiết kiệm, để dành vài năm, vay thêm ngân hàng, sang tiệm để làm chủ cho đỡ vất vả.

Đó là nghề nuôi lớn không biết bao nhiêu sinh viên (trong đó có tôi) tốt nghiệp ra trường và đạt được giấc mơ Mỹ.

Từ cực thịnh… đến thiếu nợ nhà băng
Nhưng bắt đầu từ năm 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.

Các chủ tiệm cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá xuống cực thấp, để hút khách về mình. Bộ full-set giảm xuống còn $30, có nơi chỉ $20. Nhiều người làm nails thường mua nhà to, xe đẹp, đâm ra thiếu nợ lớn ở ngân hàng. Tới khủng hoảng, trả không nổi nên bị nhà bank (ngân hàng) kéo nhà, kéo xe tùm lum hết.

Nổi tiếng nhất trong “đế chế nails” là tỉ phú Charlie Tôn Quý, ông chủ của hệ thống Regal Nails với hơn 1.100 tiệm trên khắp nước Mỹ, trong lòng các siêu thị của gã khổng lồ Walmart. Với doanh thu mỗi năm lên tới 450 triệu USD, trong tổng số 8,5 tỷ USD của ngành nails, (theo số liệu của tạp chí Nails vào năm 2014), chỉ từ việc sơn sửa móng tay chân đã khẳng định ưu thế tuyệt đối của người Việt trong lĩnh vực này.

Phần lớn thợ nails thường được chủ trả bằng tiền mặt (hoặc nửa tiền mặt, nửa ngân phiếu) nên họ (và chủ tiệm) không đóng hay đóng rất ít thuế thu nhập cá nhân và phúc lợi xã hội. Bảo hiểm với họ là một điều xa lạ.

Tất nhiên sau này, họ sẽ không được lãnh (hoặc lãnh rất thấp) social security (tiền hưu trí). Bị tai nạn hay bệnh tật (nhất là dị ứng với các loại hóa chất), sẽ không có bảo hiểm chữa trị và thất nghiệp sẽ không được lãnh trợ cấp.

Làm việc trong tiệm nails cũng rất phức tạp bởi tiền “tươi” trước mắt, bà con tranh giành khách lẫn nhau, dẫn tới việc bất đồng, thù ghét. Rồi nhiều tiệm nằm trong các khu tội phạm, an toàn cho thợ lẫn khách cứ lơ lửng trên đầu.

Gần đây, ở một số tiểu bang, chính quyền bắt đầu siết chặt các tiệm nails về vệ sinh, luật lao động, nhận người không bằng cấp, trả lương bằng tiền mặt, không đóng thuế đủ đầy… Cho nên việc kiếm tiền từ nghề nails cũng không dễ dàng như vài mươi năm trước.

Những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Houston… tiệm và thợ quá đông, cạnh tranh dữ dội, hạ giá sát đáy. Muốn kiếm nhiều tiền, phải chấp nhận “hy sinh” đi tới những tiểu bang ít người Việt, lạnh lẽo ở miền Bắc hay khỉ ho cò gáy vùng Midwest.
Lan, bạn tôi, sống ở Los Angeles, đầu năm 2016 nhận được lời mời đi làm tận thành phố Wausau, tiểu bang Wisconsin với lời hứa lương mỗi tháng nếu ít hơn $5,000 thì sẽ bao lương, còn nhiều hơn thì ăn chia 4/6 (chủ 40%, thợ 60%).

Trong vòng một tháng, thu nhập của cô hơn $7,000, chưa tính tiền tip. Chỉ có điều, tiệm nằm giữa vùng hẻo lánh. Thành phố buồn hắt hiu, ngoài việc đi làm xong cũng chả đi đâu ngoài về phòng trọ, chui vào mền cho bớt lạnh.

Có người từ California quen với cuộc sống sôi động, đông đúc, bay qua vì lời mời quá ư hấp dẫn, làm đúng một buổi, chịu không nổi cái lạnh và buồn, lật đật nhờ người chở ra phi trường bay về lại nhà liền, chứ ở lâu, chắc chết vì tự kỷ. Sau một tháng làm ở Wausau, nhớ con quá, Lan cũng bay về lại Los Angeles. Cô gọi đó là thành phố “Quá sầu”. Chưa kịp quen hơi, béng tiếng, thì đã vội vã bỏ đi.

Nhưng dù sao đi nữa, tới bây giờ nails vẫn là nghề mặc định nuôi sống cho rất nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ. Nó giúp nhiều người Việt mới tới Mỹ không rành tiếng Anh ổn định được cuộc sống, kiếm đủ tiền nuôi nấng thế hệ thứ hai, thứ ba giỏi tiếng Anh, vô đại học, có bằng cấp, tìm công việc tốt hơn, thoát khỏi cái kiếp “ôm chân Mỹ đen” như nhiều người ác miệng vẫn hay nói.
Chả trách, đi đến đâu, nhìn mặt tôi, sau mấy lời xã giao bâng quơ, người ta cũng hỏi: “làm nails hay làm hãng?”.

 

160.000 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp
Theo thống kê dân số năm 2010 (thống kê 10 năm một lần) của U.S Census Bureau (cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ), có tổng cộng 40.738.224 người nhập cư (U.S Census Bureau định nghĩa người nhập cư – hay cư dân là những người khi sinh ra không mang quốc tịch Mỹ) đang sống trên đất Mỹ.
Đông nhất là từ Mexico (11.489.387 người), kế tới là Ấn Độ (1.974.305), Phillipines (1.861.996), Trung Quốc (1.719.819), Việt Nam (1.264.188), El Salvador (1.254.501), Cuba (1.114.864), Hàn Quốc (1.105.653)…
Đến nay, hầu hết cư dân Việt Nam đến Hoa Kỳ là những người thuộc diện thường trú hợp pháp qua các chương trình ra đi có trật tự như HO, ODP, diện đoàn tụ, hoặc được gia đình bảo lãnh.
Có rất ít cư dân Việt Nam sang Mỹ bằng đường tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, tính đến tháng 1.2012, uớc tính khoảng 160.000 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 1% trong tổng số 11,4 triệu người, đứng thứ mười ở Mỹ.
Họ chủ yếu là những sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, OPT (Optional Practical Training, một dạng giấy phép lao động dành cho sinh viên quốc tế) hết hạn, hay người du lịch tìm cách trốn ở lại luôn không về nữa.
Theo thống kê, khoảng 23% cư dân Việt Nam trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên đã có bằng cử nhân hoặc cao hơn (so với 37% của cư dân gốc Đông Nam Á và 28% của tổng số cư dân Mỹ). Bình quân thu nhập của mỗi gia đình cư dân Việt Nam là 55.736 USD, thấp hơn đáng kể so với thu nhập bình quân của cư dân gốc Đông Nam Á (65.488 USD), nhưng cao hơn so với bình quân cư dân tại Mỹ (46.983 USD) và người Mỹ gốc (51.975 USD).
Mặc định là thế, nhưng theo thống kê của U.S Census Bureau, có tới 28% cư dân Việt làm trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, khoa học và nghệ thuật (so với 30% toàn bộ cư dân), 32% trong lĩnh vực dịch vụ, 14% làm ở lĩnh vực liên quan tới bán hàng và văn phòng, 5% trong lĩnh vực khai khoáng, cầu đường, bảo dưỡng, và 20% làm ở lĩnh vực sản xuất, vận tải và vận chuyển hàng hóa.
Suy ra, nghề nails (làm móng), hãng hay phục vụ chỉ chiếm một phần không lớn trong cộng đồng cư dân Việt.
Nhiều người (trong đó có tôi) với tấm bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cũng bon chen làm quản lý, kinh doanh, khoa học, luật sư, hay bác sĩ, làm rạng danh hai chữ Việt Nam trên xứ người.

Nguồn: thanhnien.vn /Nguyễn Hữu Tài

Tại sao mất rất lâu để có quốc tịch Thụy Điển ?

Đây là 1 chủ đề đang được quan tâm và được đặt ra tại www.8sidor.se.

Sở di dân

Hầu hết người nhập cư có thể trở thành cư dân Thụy Điển khi họ sống ở đây trong 5 năm. Nhưng nhiều người từ Somali đã viết thư gửi tới “Alla Valjare”. Họ viết rằng họ phải chờ đến 8 năm mới trở thành người dân Thụy Điển.

_ Tôi muốn hỏi các chính trị gia vì sao chúng tôi những người đến từ Somali phải chờ rất lâu để được nhập cư ? Điều này là sai bởi vì chẳng phải tất cả mọi người đều có quyền lợi như nhau, Hassan đã viết.

Ehsan từ Afghanistan cũng có vấn đề tương tự như vậy.

_Mặc dù tôi có tất cả các giấy tờ từ Afghanistan nhưng Sở Di dân nói tằng tôi phải có hộ chiều được làm từ trước năm 1992. Tại sao lại có điều này ? Ehsan viết.

 

Dưới đây là trả lời của các đảng trong Quốc Hội Thụy Điển.

 

Socialdemokraterna – Đảng xã hội dân chủ

Trước đây để một người có thể trở thành cư dân tại Thụy Điển chúng tôi phải xác định người đó là ai. Điều nay quan trọng để những người phạm tội không thể lẩn trốn ở một nước khác.

Tại Somalia không có 1 cơ quan chính quyền quyền nào có thể làm hộ chiếu hoặc thẻ ID hợp lệ. Do đó Thụy Điển không chấp nhận bất cứ thẻ ID nào từ Somalia. Điều này khiến cho rất khó để biết được thực sự người đang khai báo họ là ai. Vì vậy để một người từ Somali nhập quốc tịch, Thụy Điển phải làm một cuộc kiểm tra lớn. Và đó là lí do vì sao mất rất nhiều thời gian để người Somali trở thành cư dân Thụy Điển.

 

Moderaterna

Tòa ăn đã quyết định vào tháng 1 năm 2012 rằng Thụy Điển sẽ có những yêu cầu khó hơn về cấp thẻ ID. Có nghĩa là Thụy Điển sẽ không còn chấp nhận bất cứ hộ chiều nào từ Somali , những cái mà đã được làm sau 31 tháng 1 năm 1991.

 

Sverigedemokraterna – Đảng dân chủ Thụy Điển

Sở Di Dân có rất nhiều việc để làm và do đó công việc của họ diễn ra chậm. Ngoài ra Thụy Điển đã nhận nhiều hơn số lượng người di dân hơn số lượng mà chúng ta có thể quản lý. Để cho công việc nhanh hơn thì chúng ta cần phải nhận ít người nhập cư hơn.

Sở Di dân không chấp nhận hộ chiều từ Afghanistan hoặc Somali bởi vì họ không đủ điều kiện.

 

Miljöpartiet : đảng môi trường

 

Tại Somalia và Af không có chính quyền nào họa động để có thể cấp thẻ ID đủ để Thụy Điển tin tưởng. Nhưng Đảng môi trường cho rằng không công bằng khi những người từ những nơi đó phải chờ lâu như vậy.

 

Centerpartiet-

Có một qui định đặc biệt nói rằng một bộ phận người được phép trở thành người dân Thụy Điển  phải sau 8 năm. Điều này áp dụng cho những người không có hộ chiếu hoặc thẻ ID khác.

Rõ ràng người ta có thể phán xét qui định trong trường hợp này là tốt hay không. Nhưng điều này là quan trọng để tìm ra cách giải quyết cho những người tị nạn nhanh chóng có thể chứng minh được họ là ai và từ đâu đến.

 

Vänsterpartiet- Đảng cánh tả

 

Ở đây bàn luận về vấn đề khó xác định một người là ai. Điều này phụ thuộc vào việc Thụy Điển không chấp nhận hồ sơ từ Somali và AF. Hộ chiếu của họ không đủ điều kiện. Thật sự chúng tôi  không muốn làm mất thời gian dài cho bất kỳ ai đến từ AF hay Somalia hơn bất cứ những người nào khác đang chờ trở thành cư dân Thụy Điển.

 

Folkpartiet – Đảng nhân dân

 

Câu hỏi ở đây dành cho Sở Di Dân và họ nói rằng những hộ chiếu đó không đủ điều kiện.

Ở Afghanistan, một người được nhận hộ chiều nếu có hai người đi cùng nói rằng anh ta là ai.

Điều này không hợp lệ ở Thụy Điển. Hộ Chiều Somali cũng không đủ điều kiện tương tự vì ở đó việc mua bán hộ chiếu rất thông dụng.

 

Kristdemokraterna – Đảng dân chủ thiên chúa giáo

Điều này áp dụng cho người dân để  chính quyền có thể làm tốt hơn các yêu cầu về các vấn đề như vậy cụ thể ở đây là Sở Di dân. Đây là điều mà các chính trị gia ở trong quốc hội và chính phụ đã quyết định.