Tag Archives: quốc phòng

Thụy Điển hôm nay: tin tức tổng hợp mới nhất ngày 15/12/2020

Tin tức nổi bật được tóm gọn trong 5 phút về tình hình đất nước Thuỵ Điển ngày 15/12/2020

1.Bệnh viện Thụy Điển thiếu nhân viên chống dịch Corona virus

Sáu trong số bảy bệnh viện đại học của Thụy Điển đã nói với chương trình tin tức Ekot của đài truyền hình công cộng Thụy Điển SR rằng họ đang thiếu nhân viên, đặc biệt là thiếu y tá.

Bệnh viện Đại học Norrland hiện là cơ sở duy nhất không di chuyển nhân viên giữa các phòng ban để lấp đầy khoảng trống trong lịch làm việc và Örebro là nơi duy nhất báo cáo rằng họ hiện không phải thuê nhân viên ngoài hoặc hoãn việc chăm sóc theo kế hoạch.

Tại Bệnh viện Đại học Uppsala, 415 y tá, trợ lý y tá và bác sĩ đã nghỉ việc trong 10 tháng đầu năm, nhiều hơn 72 người so với cùng kỳ năm ngoái, báo cáo của Ekot.

Nhân viên y tế Thuỵ Điển tại Uppsala

2.Thụy Điển thông qua ngân sách quốc phòng mới

Quốc hội hôm nay dự kiến sẽ bật đèn xanh cho dự luật mà Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hultqvist đã mô tả là dự luật ngân sách quốc phòng lớn nhất của Thụy Điển kể từ những năm 1950.

Hãng thông tấn Thụy Điển TT cho biết, đề xuất này bao gồm các năm 2021-2025, sẽ tăng từ gần 29 tỷ kronor (3,4 tỷ USD) trong năm nay lên 89 tỷ vào năm 2025.

Nó tạo cơ sở cho nỗ lực tăng biên chế Lực lượng vũ trang từ 60.000 lên 90.000 người vào năm 2030

3.Ủy ban corona của Thụy Điển trình bày báo cáo đầu tiên

‘Ủy ban chống dịch Corona’ của Thụy Điển sẽ gửi báo cáo sơ bộ đầu tiên cho chính phủ vào ngày hôm nay, lần này Uỷ ban sẽ đánh giá cách quốc gia này đối mặt với sự bùng phát của coronavirus tại các  viện dưỡng lão – những người bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi virus.

Ủy ban sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng vào tháng 2 năm 2022 và đây là báo cáo đầu tiên trong hai báo cáo sơ bộ.

Báo cáo thứ hai sẽ được trình bày trước ngày 31 tháng 10 năm 2021 và sẽ tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như các biện pháp chung để hạn chế sự lây lan, kiểm tra và truy tìm mối liên hệ, giao tiếp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Báo cáo sơ bộ đầu tiên dự kiến ban đầu vào ngày 30 tháng 11, nhưng ủy ban quyết định chờ cơ quan giám sát chăm sóc sức khỏe IVO của Thụy Điển hoàn thành báo cáo của riêng mình về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

4.Thụy Điển ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong hơn một thế kỷ qua vào tháng trước

Thụy Điển ghi nhận nhiều người chết vào tháng trước hơn bất kỳ tháng 11 nào khác kể từ năm 1918, khi một đại dịch khác hoành hành.

Tổng cộng, 8.088 trường hợp tử vong đã được đăng ký, cao hơn 10% so với mức trung bình 5 năm là 7.383 người (năm 1918, khoảng 16.600 người chết vào tháng 11).

Tổng dân số của Thụy Điển đã tăng gấp đôi kể từ đầu thế kỷ 20 và tính theo bình quân đầu người, tháng 11 là tháng chết chóc nhất trong một thập kỷ, với 77,9 người chết trên 100.000 dân, so với 79,2 người vào tháng 11 năm 2010.

Thụy Điển xích lại gần NATO vì lo ngại Nga ?

Thêm một quốc gia lân cận phát đi tín hiệu “răn đe” Nga bằng cách tăng cường hợp tác với khối quân sự NATO.

Kế hoạch bao vây Nga

Tờ “Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN)” số ra ngày 30/5 có bài viết nhận định Thụy Điển, nước vừa ký một thỏa thuận với NATO về việc triển khai quân sự, đang tìm cách gửi đến Nga một “tín hiệu răn đe”.

Hôm 25/5, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một thỏa thuận cho phép NATO tiếp cận nhiều hơn với quốc gia Bắc Âu trung lập này trong khuôn khổ các cuộc diễn tập huấn luyện và trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh ở khu vực.

Giới phân tích cho rằng bước đi này phản ánh những căng thẳng cao độ với Nga và Thụy Điển đã tìm ra cách tái lập quan hệ với NATO. Bộ Quốc phòng Thụy Điển giải thích sự cần thiết động thái này là do sự hiện diện của “mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga”.

Thụy Điển xích lại gần NATO nhằm đánh tiếng răn đe Nga

Thụy Điển không phải thành viên NATO nhưng đã xích lại gần liên minh này trong những năm gần đây, hợp tác với các nước thuộc NATO như Đan Mạch, Na Uy và Iceland, đồng thời tham gia các chiến dịch ở Afghanistan.

Những động thái như vậy đã khiến Moskva tức giận. Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng tuyên bố Moskva sẽ có hành động nếu Thụy Điển gia nhập NATO.

Thụy Điển trước nay vẫn tránh không tham gia bất kỳ liên minh nào cũng như né tránh các cuộc đối đầu quân sự. Tuy nhiên đến thời điểm này, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultkvista, chính sách của vương quốc cần “tương ứng với thời gian” và sẵn sàng đẩy lùi các nguy cơ tiềm tàng.

Ông Peter Hultqvist nhấn mạnh rằng “sẽ không có binh sĩ NATO nào trên đất Thụy Điển mà không có lời mời”, đồng thời khẳng định thỏa thuận sẽ không làm thay đổi mối quan hệ giữa nước này với NATO hay chính sách an ninh của Thụy Điển.

Mặc dù Bộ Quốc phòng Thụy Điển nhận định nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công từ phía Nga là khó có thể xảy ra, song Stockholm đã không bỏ lỡ cơ hội để “răn đe” Moskva với việc nước này xích lại gần NATO.

Tàu chiến HMS Visby của Thụy Điển săn lùng tàu ngầm lạ được cho là của Nga hồi tháng 10/2014

Trong khi đó, 4 quốc gia Trung Âu gồm Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia ngày 25/5 cho biết sẽ điều quân tới 3 nước đồng minh thuộc khối NATO ở vùng Baltic từ năm tới, trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng lên mức chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh.

Các nước này có kế hoạch triển khai 600 quân luân phiên hàng quý tới Estonia, Latvia và Lithuania. Phát biểu sau cuộc họp với những người đồng cấp Trung Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Séc Martin Stropnicky nói: “Chúng tôi sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2017”.

Dự kiến mỗi nước sẽ cung cấp 150 binh sĩ trong giai đoạn 3 tháng. Các quốc gia vùng Baltic và NATO sẽ quyết định vị trí triển khai chính xác của các lực lượng chủ yếu là trên bộ này sau hội nghị thượng đỉnh tại Warsaw (Ba Lan) vào tháng 7 tới.

Các quốc gia thành viên khác của NATO là Litva và Romania hôm 18/5 cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm hối thúc NATO can dự sâu hơn vào tình hình an ninh tại Đông Âu.