Thụy Điển xích lại gần NATO vì lo ngại Nga ?

Thêm một quốc gia lân cận phát đi tín hiệu “răn đe” Nga bằng cách tăng cường hợp tác với khối quân sự NATO.

Kế hoạch bao vây Nga

Tờ “Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN)” số ra ngày 30/5 có bài viết nhận định Thụy Điển, nước vừa ký một thỏa thuận với NATO về việc triển khai quân sự, đang tìm cách gửi đến Nga một “tín hiệu răn đe”.

Hôm 25/5, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một thỏa thuận cho phép NATO tiếp cận nhiều hơn với quốc gia Bắc Âu trung lập này trong khuôn khổ các cuộc diễn tập huấn luyện và trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh ở khu vực.

Giới phân tích cho rằng bước đi này phản ánh những căng thẳng cao độ với Nga và Thụy Điển đã tìm ra cách tái lập quan hệ với NATO. Bộ Quốc phòng Thụy Điển giải thích sự cần thiết động thái này là do sự hiện diện của “mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga”.

Thụy Điển xích lại gần NATO nhằm đánh tiếng răn đe Nga
Thụy Điển xích lại gần NATO nhằm đánh tiếng răn đe Nga

Thụy Điển không phải thành viên NATO nhưng đã xích lại gần liên minh này trong những năm gần đây, hợp tác với các nước thuộc NATO như Đan Mạch, Na Uy và Iceland, đồng thời tham gia các chiến dịch ở Afghanistan.

Những động thái như vậy đã khiến Moskva tức giận. Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng tuyên bố Moskva sẽ có hành động nếu Thụy Điển gia nhập NATO.

Thụy Điển trước nay vẫn tránh không tham gia bất kỳ liên minh nào cũng như né tránh các cuộc đối đầu quân sự. Tuy nhiên đến thời điểm này, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultkvista, chính sách của vương quốc cần “tương ứng với thời gian” và sẵn sàng đẩy lùi các nguy cơ tiềm tàng.

Ông Peter Hultqvist nhấn mạnh rằng “sẽ không có binh sĩ NATO nào trên đất Thụy Điển mà không có lời mời”, đồng thời khẳng định thỏa thuận sẽ không làm thay đổi mối quan hệ giữa nước này với NATO hay chính sách an ninh của Thụy Điển.

Mặc dù Bộ Quốc phòng Thụy Điển nhận định nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công từ phía Nga là khó có thể xảy ra, song Stockholm đã không bỏ lỡ cơ hội để “răn đe” Moskva với việc nước này xích lại gần NATO.

Tàu chiến HMS Visby của Thụy Điển săn lùng tàu ngầm lạ được cho là của Nga hồi tháng 10/2014
Tàu chiến HMS Visby của Thụy Điển săn lùng tàu ngầm lạ được cho là của Nga hồi tháng 10/2014

Trong khi đó, 4 quốc gia Trung Âu gồm Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia ngày 25/5 cho biết sẽ điều quân tới 3 nước đồng minh thuộc khối NATO ở vùng Baltic từ năm tới, trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng lên mức chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh.

Các nước này có kế hoạch triển khai 600 quân luân phiên hàng quý tới Estonia, Latvia và Lithuania. Phát biểu sau cuộc họp với những người đồng cấp Trung Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Séc Martin Stropnicky nói: “Chúng tôi sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2017”.

Dự kiến mỗi nước sẽ cung cấp 150 binh sĩ trong giai đoạn 3 tháng. Các quốc gia vùng Baltic và NATO sẽ quyết định vị trí triển khai chính xác của các lực lượng chủ yếu là trên bộ này sau hội nghị thượng đỉnh tại Warsaw (Ba Lan) vào tháng 7 tới.

Các quốc gia thành viên khác của NATO là Litva và Romania hôm 18/5 cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm hối thúc NATO can dự sâu hơn vào tình hình an ninh tại Đông Âu.

Xem thêm

Hưu bổng do Pensionmyndigheter quản lý

Chế độ lương hưu của người Thụy Điển như thế nào ?

Một chủ đề rất đáng được quan tâm của chúng ta, mỗi người Việt Nam …

Trạm kiểm soát giữa biên giới Thuỵ Điển và Đan Mạch

Thụy Điển hôm nay: tin tức tổng hợp mới nhất ngày 22/12/2020

Tin tức mới nhất được tóm gọn trong 5 phút về tình hình đất nước …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.