Tag Archives: sở di dân

Sở di trú Thụy Điển phải giải quyết đơn xin đoàn tụ trong thời hạn 6 tháng?

Gần đây do có một số thông tin về thời hạn chờ đợi giải quyết đơn đoàn tụ của Sở di trú Thụy Điển (Sở di dân) trong vòng 6 tháng. Hôm nay CĐV sẽ giới thiệu, hướng dẫn bạn đọc các quy định của luật cũng như cách thức kiểm tra theo dõi hồ sơ trên web của Sở di trú Thụy Điển.

1. Thông tin Sở di trú Thụy Điển phải ra quyết định trong vòng 6 tháng đúng hay sai?
– Xuất phát từ quy đinh thay đổi của luật Hành chính Thụy Điển(có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2018) về việc mở rộng quyền lợi của người dân khi liên lạc với các cơ quan nhà nước, cơ sở y tế.
– Theo quy định mới này: người dân trong nhiều trường hợp khi liên lạc với các cơ quan nhà nước nếu quá thời hạn 6 tháng, thì được quyền viết đơn yêu cầu cơ quan nhà nước đó phải giải quyết hồ sơ. Cơ quan nhà nước này buộc phải trả lời trong vòng 4 tuần kể từ ngày nộp đơn yêu cầu giải quyết hồ sơ.
– Sở di trú Điển cũng là 1 cơ quan nhà nước, nên việc luật hành chính mới này cũng sẽ được áp dụng. Trên trang web của Sở di trú Thụy Điển cũng quy định rõ về việc áp dụng luật này kèm theo đường link về đơn thư yêu cầu để người dân tiện theo dõi.
– Tuy nhiên ngay trong luật Hành chính mới này có những quy định khác dẫn đến việc Sở di trú Thụy Điển có quyền kéo dài thời gian ra quyết định.

2. Những quy định khiến Sở di trú Thụy Điển có thể kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ.
– Điều 4 luật Hành chính này quy định: Nếu như có quy định của luật khác, Quy định khác chồng chéo với quy định của luật này thì luật đó, Quy định đó sẽ được thực hiện.

– Điểu 11 cũng trong luật Hành chính này quy định: Nếu như trong trường hợp cơ quan nhà nước xét thấy việc giải quyết yêu cầu của người dân cần phải có nhiều thời gian, thì cơ quan nhà nước này sẽ thông báo lí do cho người dân về việc chậm trễ này.

Có nghĩa rằng Sở di trú Thụy Điển có thể kéo dài thời hạn trả lời hồ sơ của bạn nếu đưa lí do cần xem xét, điều tra hồ sơ. Bạn được quyền yêu cầu giải quyết hồ sơ trong vòng 6 tháng, nhưng việc ra quyết định hay không lại thuộc quyền của Cục di trú Thụy Điển.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ của Sở di trú Thụy Điển đối với các hồ sơ xin visa từ Việt Nam
– Tùy theo thời điểm, người giải quyết hồ sơ, hồ sơ chuẩn bị, mối quan hệ người thân, hoàn cảnh đặc biệt,….mà hồ sơ của bạn có quyết định nhanh hay chậm.
– Trên website của Sở di trú Thụy Điển có chỉ dẫn rõ ràng về thời gian đối với từng trường hợp nộp đơn xin visa.
https://www.migrationsverket.se/Kontakta-oss/Tid-till-beslut.html
Các bạn truy cập vào link này, trả lời các câu hỏi được nêu, thì sẽ ra thời hạn chờ đợi đơn của minh. CĐV lấy ví dụ về 1 trường hợp như sau:
+ câu hỏi 1: Đơn của bạn về việc gì – chọn: chuyển đến sống với 1 người tại Thuy Điển (kết hôn hoặc sống chung)
+ câu hỏi 2: Bạn nộp đơn lần thứ mấy – chọn: lần đầu
+ câu hỏi 3: người mà bạn chuyển đến sống cùng có quốc tich Thụy Điển hay visa vĩnh viễn – chọn: visa vĩnh viễn
+ câu hỏi 4: Bạn chuyển đến sống cùng ai? – chọn: chồng/vợ/ người yêu.
+ câu hỏi 5: bạn nộp đơn từ nước nào? – chọn: Việt Nam
+ câu hỏi 6: Bạn nộp đơn qua mạng hay nộp trực tiếp? – chọn: qua mạng
+ câu hỏi 7: Bạn đã bổ sung hồ sơ theo yêu cầu chủa? – chọn: đã bổ sung đủ
+ câu hỏi 8: Bạn và người yêu đã sống chung hay chưa? – chọn: đã sống chung
+ câu hỏi 9: Thời gian bạn sống chung là bao lâu? – chọn dưới 2 năm sống chong
+ câu hỏi 10: Bạn có chứng cứ chứng minh đã sống chung hay chưa? – chọn: có chứng cứ
Bạn sẽ được kết quả chờ đợi đơn là từ 14 – 22 tháng
Tùy theo trường hợp riêng của từng cá nhân và mức độ công việc của Sở di trú Thụy Điển mà thời gian sẽ là nhanh hay chậm. Nhưng việc yêu cầu Sở di trú Thụy Điển phải ra quyết đinh trong vòng 6 tháng là khó khăn. Bạn được nộp đơn yêu cầu Sở ra quyết định. Nhưng Sở co quyền kéo dài thời hạn xem xét hồ sơ của bạn.

4. Nếu bạn cần theo dõi tình trang hồ sơ của mình được xét duyệt đên đâu các bạn có thể truy cập vào link dưới đây:
https://www.migrationsverket.se/Kontakta-oss/Kontrollera-din-ansokan.html
– Sau đó đăng nhập bằng chứng minh thu điện tử (BankID) hoặc nếu không có chứng minh thư điện tử bạn phải có mã số hồ sơ (khi nộp đơn cho Sở di trú Thụy Điển bao giờ cũng sẽ có 1 mã quản lý hồ sơ của bạn).
– Nếu bạn chọn không dùng Bank ID (utan inloggning) thì bạn nhập mã số đơn mình có vào
beteckningsnummer = mã số đơn bạn nộp trực tiếp (mã đơn này sẽ được gửi về nhà bạn qua thư)
kontrollnummmer = mã số đơn bạn nộp qua web.
– Nhập các thông tin này vào, web sẽ đưa ra kết quả hồ sơ của bạn đã có quyết định hay chưa.

Với một số thông tin trên hy vọng sẽ giải quyết thắc mắc của bạn về thời hạn để giải quyết hồ sơ xin visa định cư Thụy Điển

Nguồn Migrationsverket.se och riksdag.se
Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

Cái giá cho tấm visa lao động Thụy Điển

Những ngày vừa qua scandal về visa lao động Thụy Điển trong ngành nail trên kênh truyền hình quốc gia Thụy Điển đã tạo lên một cơn địa chấn cho không chỉ cộng đồng người Việt sinh sống tại đây mà nó còn tạo ra 1 luồng sóng dư luận lớn cho toàn Thụy Điển cũng như các nước lân cận. Sự thật về thẻ visa lao động tại Thụy Điển của người Việt Nam đã được hé mở một phần.

Hôm nay CĐV sẽ giới thiệu thêm đôi điều về quy định của luật cũng như cái giá mà lao động Việt Nam phải trả cho tấm visa này. Nó không chỉ là cái giá bằng tiền, mồ hôi nước mắt được đưa lên phóng sự, mà nó thậm chí còn cả là tuổi thanh xuân, máu, đạo đức, nhân cách con người. Qua đó các bạn đã và đang có ý định đi lao động tại Thụy Điển nói riêng và các nước phát triển nói chung hiểu biết hơn để bảo vệ chính mình.

1. Khi có cầu ắt có cung : dịch vụ làm visa lao động Thụy Điển mọc lên như nấm sau mưa

Càng ngày càng có nhiều người Việt Nam khát khao làm các thủ tục xuất khẩu lao động ra nước ngoài hòng tìm kiếm cơ hội để đổi đời cũng như giúp đỡ gia đình, người thân. Ngoài những thị trường tiếp nhận lao động cũ như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…thì giờ đây thị trường này đã mở rộng sang cả Châu Âu trong đó có Thụy Điển. Có cầu khắc có cung là các trung tâm, công ty môi giới xuất khẩu lao động mọc lên như nấm để nhằm mục đích kinh doanh trục lợi.
2. Những kẻ hở trong pháp luật cấp visa lao động Thụy Điển giúp nhiều người Việt Nam có cơ hội định cư tại đây

Nhu cầu về nhập khẩu lao động ở các nước phát triển tăng cao do dân số ít, thiếu lao động. Pháp luật các nước này cũng thừa nhận và khá dễ dàng tạo điều kiên cho các doanh nghiệp tiếp nhận lao động từ nước khác.
Riêng tại Thụy Điển những năm gần đây tiếp nhận khá nhiều lao động từ Việt Nam chủ yếu là trong ngành nhà hàng và ngành nail. Luật pháp của Thụy điển có quy định rất rõ ràng về các loại công việc, thời hạn visa lao động, yêu cầu được cấp…. Theo đó: một người lao động có thể được visa lao đông chỉ trong vòng vài tuần kể từ ngày nộp đơn. Tùy thuộc vào thời gian được cấp visa lao động là bao nhiêu 6 tháng, 1 năm, 2 năm mà người lao động sẽ có cơ hội được gia hạn tiếp và có thể định cư ở lại Thụy Điển. Thậm chí nếu lương cao, người đó có thể kéo theo vợ/chồng, con.

3. Vấn đề nằm ở thỏa thuận giữa chủ lao động với người lao động để xin Sở di dân cấp visa lao động Thụy Điển

Tất nhiên việc được định cư ở lại là cả một quá trình gian nan cực khổ, mà người lao động hoàn toàn phải phụ thuộc vào chủ. Để được visa lao động bạn phải có được lời mời của chủ với khoản tiền lương ít nhất là 13.000 Thuy Điển trước thuế. Chủ của bạn phải chi trả bảo hiểm ốm đau, bảo kiểm tính mạng, bảo hiểm lao động, bảo hiểm hưu trí…

Thông thường bạn sẽ được visa lao động từ 1-2 năm để đến Thụy điển làm việc. Trong thời gian này chủ phải đóng đầy đủ các loại bảo hiểm và đóng thuế đầy đủ cho bạn theo quy định của luật. Nếu có bất kỳ sự sai xót nào của chủ, ví dụ như khai thiếu thuế, đóng sai bảo hiểm….. dù chỉ 1 đồng thôi là người lao động hoàn toàn không có cơ hội gia hạn tiếp visa và buộc phải về nước. Trong 1-2 năm đầu người lao động phải phụ thuộc hoàn toàn vào chủ.

4. Khi quy tắt ngầm về visa lao động Thụy Điển được phóng sự điều tra phanh khui

‘Quy tắc ngầm’ trong hợp tác lao động giữa người lao động Việt Nam và chủ bên phía Thụy Điển đã được đề cập trên phóng sự vừa qua: Người lao động phải mất 1 khoản tiền lớn hơn cả 1 gia tài để nhận được hợp đồng làm việc, với những lời hứa hẹn sẽ được gia hạn visa, làm việc lương cao, có chỗ ăn ở, chế độ ưu đãi, tương lai định cư ở lại….Do ước mơ về một tương lai chói lòa mà người lao động Việt Nam đã bất chấp tất cả, sẵn sàng vay mượn, bán nhà…để hòng có được visa.

5. Sự thật khắc nghiệt và cái giá phải trả cho tấm visa lao động Thụy Điển

Trái ngược với giấc mơ thì sự thật lại mang tới ngỡ ngàng mà rất nhiều người trong số họ có thể phải trả giá.
– Tại Thụy Điển có khá nhiều công ty ‘ma’ hoạt động hợp tác với các trung tâm môi giới tại Việt Nam để lừa đảo. Rất nhiều người mất trắng tiền mà không được nhận visa
– Những ai may mắn gặp được chủ lao đông thật sự. Họ nhân được visa sang lao động, thif lại bị bóc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạt, giờ làm việc nhiều, chỗ ở chật hẹp…. Vì chủ lao động biết chắc chắn rằng họ có quyền hạn rất lớn trong việc gia hạn cho người lao động.
– Trong suốt quá trình lao động để đợi visa gia hạn,người lao động thậm chí còn phải trả thêm một khoản tiền, hoặc các điều kiện khác của chủ để được gia hạn visa. Nếu không, họ chắc chắn sẽ phải về nước.
– Cũng có rất nhiều nguoi dù đã trả 1 một khoản tiền lớn rồi, đã chịu làm việc với đồng lương ít ỏi rồi, chấp nhận các điều kiện khác của chủ. Vậy mà chủ lao động vẫn xảo trá, gian lận giấy tờ, trốn thuế, không đóng bảo hiểm. Để người lao động không thể gia hạn được visa. Bao nhiêu công sức đổ xuống sông, xuống biển.
– Tại một số nước khác đã xuất hiện việc đe dọa, đánh đập, bạo hành, hãm hiếp lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ, buôn bán nội tạng thông qua hợp đồng lao động đói với các lao động đến từ đất nước thứ 3.

– Lừa lọc, dối trá, bán đứng bạn bè người thân, thay đổi bản chất nhân văn để có được visa là chuyện thường gặp trên hành trình tìm kiếm cơ hội định cư ở lại của người lao động.
– Sự tham lam, dối trá, bóc lột, bất chấp pháp luật cũng là cách mà phổ biến nhiều chủ lao động đã đối xử với nhân viên.

6. Hệ lụy khi sự thật về tấm visa lao động Thụy Điển được đưa ra ánh sáng

Bỏ qua sự thật ai đúng ai sai trong phóng sự ngành nail vừa qua. Scandal lần này đã tạo một hệ lụy ảnh hường không hề nhỏ nhoi.

– Cánh cửa visa lao động cho nhiều người sẽ gặp khó khăn hơn. Và đặc biệt có những người đang lao động miệt mài để mong có được visa gia hạn thì đứng ngồi không yên.
– Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nail, nhà hàng thường xuyên theo bảo lãnh người lao động sẽ thuộc tầm ngắm của chính quyền sở tại. Do đó các hoạt động kinh doanh thương mại của người Việt sẽ gặp rất nhiều hạn chế.
– Ánh mắt của người Thụy Điển, cũng như những nước khác đối với người Việt Nam cũng có nhiều thây đổi hơi tiêu cực.

7.Lời kết

cũng như lời khuyên chân thành đến các bạn đọc thân mến. Hãy tìm hiểu kiến thức xã hội, pháp luật và thực tiễn cuộc sống để bảo vệ chính mình, đặt lợi ích lâu dài lên trên. Đừng vì những lợi ích cá nhân trước mắt mà làm xấu đi cả một khuôn hình đẹp. Sống gắn bó và đoàn kết ắt hẳn sẽ có niềm vui. Các bạn nên nhớ Luật nhân quả bao giờ cũng tồn tại, chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi. Nhiều khi quả đến muộn hơn nên nhiều người lầm tưởng rằng nó sẽ không xảy ra. Chúc các bạn thành công.

Phóng sự điều tra tiết lộ “những qui luật ngầm” về làm nail ở Thụy Điển

Phóng sự điều tra của đài truyền hình nhà nước Thụy Điển đã và đang tiết lộ một hệ thống được mô tả là mang hình thức buôn người ngay giữa các trung tâm mua sắm tráng lệ của Thụy Điển.

Tiếp tục trong loạt phóng sự điều tra về nghề nail ở Thụy Điển là các tiết lộ về những người thợ nail phải dành một phần lớn tiền lương để trả ngược về cho chủ lao động.

3 nhân viên tại một trong những chuỗi của hàng làm nail lớn nhất của Thụy Điển đã đứng ra làm chứng rằng họ bị buộc phải trả một phần lớn tiền lương của họ cho chủ lao động mỗi tháng.Và khi họ phàn nàn về vấn đề này, họ có nguy cơ bị trục xuất khỏi Thụy Điển.

Các phóng viên điều tra đã gặp ba người phụ nữ làm việc cho một trong những chuỗi tiệm nail lớn nhất của Thụy Điển mang thương hiệu: Five Five Nails – với các tiệm trong tất cả các trung tâm lớn ở Stockholm và ở trung tâm thành phố Gothenburg. Họ đã đứng ra làm chứng về điều kiện làm việc giống như nô lệ. Mười giờ trong ngày làm việc, sáu ngày một tuần, không có thời gian làm thêm hoặc nghỉ phép.

Những thỏa thuận ngầm về nghề làm nail ở Thụy Điển mang tính hệ thống

Những người phụ nữ này đã mô tả về “một hệ thống các thỏa thuận ngầm” về trả tiền lương trông đẹp mắt trên giấy tờ, nhưng thực tế lại là một thứ hoàn toàn khác. Một hệ thống mà họ chỉ nhận được 1 phân tiền lương và họ phải trả lại hàng ngàn đô la cho người chủ tiệm mỗi tháng.

Chị Thu là một trong những nhân chứng trong phóng sự điều tra về tiền lương đã bị buộc phải tra ngược lại cho chủ lao động

Một trong số đó là chị Thu đến từ Việt Nam. Trước đây cô làm việc tại một trong những tiệm nail của chuỗi “Five Five Nails”. Nó được điều hành như một công ty riêng biệt nhưng dưới dạng hợp đồng nhượng quyền thương mại với thương hiệu Five five Nails.

– Tháng đầu tiên tôi không nhận được tiền lương. Tháng sau tôi nhận được 7.000 SEK ( tương đương với 18 triệu 200 ngàn VND) . Cô ấy nói: tôi đã nhận được tiền lương không như trong hợp đồng.

-Cô phải làm việc chăm chỉ và tôi sẽ kiểm tra cô. Nếu cô làm tốt, cô có thể nhận được một mức lương tốt, ngược cô sẽ phải nhận mức lương thấp – Thu tường thuật về những gì chủ tiệm nói với cô.

Những người thợ làm nail ở Thụy Điển như cá nằm trên thớt

Thu nhận được một mức lương tốt trong tài khoản của cô như cô ước tính, nhưng sau đó sẽ phải gửi lại một phần lớn cho người quản lý của cô.

– Chúng ta không thể dừng lại, chúng ta không thể làm bất cứ điều gì, bởi vì chúng ta đang ở trong tay họ như cá nằm trên thớt. Nếu chúng ta phạm sai lầm, chúng ta có thể gặp rắc rối.

Sau lần cuối cùng Thu phàn nàn về tiền lương, cô đã buộc phải thôi việc và phải trả lại căn phòng mà cô và chồng được thuê thông qua tiệm nail. Hiện nay Thu đã khởi kiện công ty này.

“Tôi nghĩ không thể chấp nhận được việc các công ty không tuân thủ luật pháp Thụy Điển, không tuân theo thỏa thuận lao động tập thể của Thụy Điển mà họ đã ký kết với một tổ chức công đoàn và không tuân theo hợp đồng lao động cá nhân”, luật sư Kristina Ahlström nói.

Đại diện của thẩm mỹ viện nói với Assign rằng tiền gửi lại mỗi tháng phụ thuộc vào chi phí thức ăn, tiền vay và họ đã giúp nhân viên của họ gửi tiền cho gia đình ở Việt Nam, điều mà Thu và người thân của cô cho là không đúng với pháp luật.

Qui luật ngầm về tiền lương cho người thợ nghề nail ở Thụy Điển được thể hiện qua những mẫu giấy nhỏ

Nhiều nhân viên tại tiệm Five Five nail đã đi từ Việt Nam sang làm việc ở Thụy Điển.

Phóng viên điều tra đã liên hệ với hai phụ nữ khác làm việc cho chuỗi tiệm nail này. Họ cũng nói gần giống như Thu, một khoản tiền lớn phải được trả lại cho chủ tiệm nail sau khi tiền lương đã được trả hết.

– Mỗi tháng anh ấy đưa cho tôi một ghi chú nhỏ, đó là số tiền tôi đã làm việc và sau đó tôi phải trả số tiền chênh lệch giữa tiền lương và tiền trong tài khoản ngân hàng của tôi, Kim, một trong những người phụ nữ nói được phỏng vấn kể lại.

Những mẫu giấy nhỏ cho thấy những khoản trừ vào tài khoản của người lao động nghề nail ở Thụy Điển theo những qui định ngầm giờ mới được tiết lộ

Cô trưng ra những tờ giấy với những tính toán viết tay.( Để đọc giả dễ hình dung, congdongviet sẽ qui đổi tra tiền Việt Nam theo tỉ giá 1kr = 2600 vnd)

– Tháng này tôi làm việc 26 ngày và tôi kiếm được 384 SEK mỗi ngày (tương đương với 384 x 2600 vnd = 998 400 vnd – gần 1 triệu/ngày) nên tháng đó tôi có 10.000 ( tương đương 26 triệu vnd) . Anh ấy đã đưa 17.478 kr vào tài khoản ngân hàng của tôi, tôi chỉ được rút ra 10.000 (tương đương 26 triệu vnd) và phải trả lại cho chủ tiệm 7478 kr ( tương đương 19 442 800 vnd – gần 19 triệu 500 ngàn vnd).

-Vì vậy, bạn đã phải mang lại 7478 vào tài khoản ngân hàng của anh ấy, tại sao bạn buộc phải làm như vậy?

– Tôi không biết.

Người quản lý tại thẩm mỹ viện nơi Kim đang làm việc không muốn trả lời các câu hỏi điều tra này.

“Hợp tác lao động theo nghề làm nail ở Thụy Điển chỉ đơn thuần là buôn người thuần túy “

Để có được giấy phép làm việc ở Thụy Điển, phải có một chủ tiệm nail đưa ra lời mời làm việc cho một người ở nước ngoài. Nếu người chủ tiệm này không ký gia hạn hợp đồng lao động nữa thì người lao động làm nail ở Thụy Điển sẽ phải trở về nước của mình trước đó.(*)

Phóng viên điều tra đã nói chuyện với các nhân chứng về việc sa thải, các mối đe dọa và mất giấy phép làm việc sau khi họ phàn nàn về điều kiện làm việc.

– Tôi muốn nhấn mạnh rằng trong nhiều trường hợp, đó là buôn bán người thuần túy. Hơn thế nữa trong tương lai gần, chúng tôi có thể không xét duyệt các hồ sơ lao động tương tự như thế này nữa cho đến khi nó được điều tra rõ ràng hơn. Điều phối viên quốc gia tại Cơ quan Thuế Thụy Điển cho biết.

Sở Di Dân Thụy Điển đã báo cáo đến cảnh sát về nạn buôn người liên quan đến các trường hợp như vậy, trong khi một cuộc điều tra sơ bộ đang được tiến hành, riêng về Thu đã được cấp giấy phép cư trú mở rộng ở Thụy Điển. Kim, cùng với một đồng nghiệp, đã báo cáo trường hợp của mình với công đoàn sở tại, hiện đã bắt đầu một cuộc đàm phán.

(*) Giải thích thêm về về vấn đề lao động nghề nail ở Thụy Điển:

1- Để có được giấy phép làm việc ở Thụy Điển, phải có một chủ tiệm nail đưa ra lời mời làm việc cho một người ở nước ngoài. Nếu người chủ tiệm này không ký gia hạn hợp đồng lao động nữa thì người lao động làm nail sẽ phải trở về nước của mình trước đó.(*).

2- Tuy nhiên để có được giấy phép lao động này các chủ tiệm nail hoặc các công ty môi giới không cấp cho người lao động nghề nail ở Thụy Điển miễn phí mà bán lại cho họ với mức giá 20.000 USD ( theo như lời khai của Thu và chồng tên Hùng trong loạt phóng sự điều tra mà đài truyền hình Thụy Điển công bố ) và sau 2 năm lại tiếp tục trả thêm 25000 USD để gia hạn giấy phép này thêm 2 năm. Tuy nhiên sau 4 năm làm việc đóng thuế đầy đủ cho nhà nước Thụy Điển thì người lao động nghề nail có thể làm đơn nhập quốc tịch Thụy Điển. Và khi đã có quốc tịch thì không cần phải gia hạn giấy phép nữa. Như vậy có thể hiểu rằng để có quốc tịch Thụy Điển theo dạng hợp tác lao động thì người lao động nghề nail ở Thụy Điển phải tốn tổng cộng trung bình khoảng 45000 USD. Đó là lý do vì sao loạt phóng sự này lại đưa ra kết luận vì sao lao động nghề nail ở Thụy Điển là buôn người.

Congdongviet.se tổng hợp

1. Nếu bạn có ý kiến hoặc cảm nghĩ về vấn đề này hãy mail về cho chúng tôi tại hộp mail: congdongviet.se@gmail.com . Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến của các bạn để phản ánh lại với cộng đồng cho mọi người có cách nhìn khách quan hơn về nghề nail ở Thụy Điển.

2.Toàn bộ nội dung được dịch hoàn toàn từ bản tin của website chính thức thuộc Đài truyền hình Thụy Điển. Congdongviet.se mong muốn đem đến những thông tin trung thực nhất về tình hình nghề nail ở Thụy Điển đến cho đọc giả có cái nhìn chính xác về ngành công nghiệp đang hot này. Nếu đọc giả thấy hay hãy like và share để những người đang quan tâm có thể có thêm thông tin cho những quyết định sau này của mình cũng như theo dõi những diễn biến mới nhất do congdongviet cập nhật .

Link gốc :https://www.svt.se/nyheter/granskning/ug/uppdrag-granskning-avslojar-nagelskulptorer-blir-utan-stor-del-av-sin-lon-tvingas-betala-tillbaka-till-arbetsgivaren

Định cư Thụy Điển dễ hơn nhưng nhập quốc tịch Thụy Điển sẽ khó hơn với dự luật mới của tân chính phủ ?

Trong nhiệm kỳ 4 năm tới của tân chính phủ thủ tướng Stefan Löfven-II chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi về chính sách di dân cũng như luật nhập cư Thụy Điển.

Như đã trình bày trong bài viết trước đây được đăng :

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Thì luật nhập cư mới sẽ dễ dàng hơn cho những người muốn xin định cư ở Thụy Điển khi nội dung của dự luật này bãi bỏ 1 trong những đòi hỏi là phải có thu nhập trong vòng 3 tháng gần nhất để đảm bảo nhu cầu nuôi sống bản thân và người được bảo lãnh . Đây là 1 trong những yêu cầu gây khó khăn rất nhiều trong các đơn bảo lãnh. Và khi luật này được áp dụng sẽ giúp cho hơn 20 000 người được nhập cư vào Thụy Điển trong mùa hè tới theo tính toán của Sở Di Dân.

Nhưng bên cạnh đó tân chính phủ vừa được thành lập với sự thỏa thuận giữa liên minh các đảng S, MP, L och C ( Social Demokraterna , Miljöpartiet , Liberal và Centerpartiet) cũng đã thông qua dự luật thắt chặt việc nhập quốc tịch Thụy Điển với nội dung chính là :

Đòi hỏi phải vượt qua kỳ thi sát hạch tiếng Thụy Điển để trở thành công dân Thụy Điển hay có quốc tịch Thụy Điển . Kỳ thi này sẽ bao gồm thi tiếng (nghe ,vấn đáp, đọc, viết) và kiến thức căn bản về Xã hội Thụy Điển ( Xã hội học – Samhällskunskap) sẽ trở thành 1 trong những yêu cầu bắt buộc nếu muốn xin quốc tịch trong thời gian tới.

Giấy chứng nhận quốc tịch Thụy Điển

Với qui định này chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người Việt nói riêng và các dân tộc khác nói chung vì tiếng Thụy Điển là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới .

Bên cạnh đó cũng có những đề xuất kéo dài thời gian xin nhập tịch như : tăng thời gian định cư tạm thời ở Thụy Điển thành 5 năm và sau 3 năm gia hạn nữa mới được xin quốc tịch ( trước đây định cư tạm thời ở Thụy Điển là 2 năm và thêm 3 năm sống tại Thụy Điển thì người dân có thể xin nhập tịch) như vậy tổng thời gian để có được quốc tịch Thụy Điển có thể sẽ kéo dài 8 năm.

Tuy nhiên việc tăng thời gian xin nhập tịch chỉ mới là đề xuất , CDV sẽ tiếp tục theo dõi và phổ cập thông tin đến quí đọc giả khi có thông tin mới nhất nhưng Luật thi sát hạch ngôn ngữ để xin nhập quốc tịch Thụy Điển chắc chắn sẽ được áp dụng trong thời gian tới cho nên những đọc giả nào còn trong thời gian tạm cư cần phải nỗ lực học tiếng Thụy Điển nếu muốn trở thành công dân của vương quốc này.

Bên cạnh đó CDV cũng trình bày thêm thông tin về các qui định nhập tịch khác của các nước Bắc Âu và Châu Âu để quí đọc giả có thể so sánh và thẩy rằng với qui định định cư và nhập tịch ở Thụy Điển hiện nay vẫn dễ dàng hơn so với các nước khác :

Ở Na Uy , chính phủ mới của Høyre, Venstre och Fremskrittspartiet đã thông qua luật kéo dài thời gian tạm cư từ 7 năm tăng lên thành 8 năm trước khi xin nhập quốc tịch ( Thụy Điển hiện nay chỉ mới có 5 năm )

Ở Thụy Sĩ với luật quốc tịch mới thì còn thắt chặt hơn khi qui định những người ăn trợ cấp xã hội trong 3 năm gần nhất thì không được xin nhập quốc tịch và trước đây từng nhận trợ cấp này buộc phải trả nợ hết trợ cấp mới được nhập tịch.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 3)

Tiếp tục phần hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang sống và học tập tại Thụy Điển muốn định cư theo dạng đầu tư hoặc hợp tác đầu tư.

PHẦN III-a: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP ĐỊNH CƯ CHO HỌC SINH; SINH VIÊN; NGHIÊN CỨU SINH TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TỪ; HỢP TÁC ĐẦU TƯ

Nếu bạn là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang sống và học tập tại Thụy Điển ( tạm gọi tắt là visa du học), bạn muốn nộp đơn xin phép định cư tại Thụy điển theo dạng hợp tác đầu tư, đầu tư (tạm gọi tắt là visa đầu tư) để không phải rời khỏi đất nước này thì ban cần phải nộp hồ sơ xin visa đầu tư trước khi visa du học của bạn hết hạn.

Kèm theo hồ sơ xin visa đầu tư (như đã giới thiệu tại phần I) bạn phải gửi kèm 1 bản chứng nhận chứng minh rằng bạn đã hoàn thành chương trình học ít nhất 30 điểm tại các trường cao đẳng hoặc đại học hoặc 1 kỳ nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh ở Thụy Điển.

Các thủ tục, cách thức nộp hồ sơ khác đều giống với các trường hợp khác.

PHẦN III-b: HỒ SƠ CỦA VỢ CHỒNG,CON CỦA NGƯỜI XIN PHÉP ĐỊNH CƯ THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ.

Nếu bạn là công dân của một nước khác nằm ngoài khối EU và bạn là thành viên gia đình có người được visa đầu tư tại Thụy Điển thì bạn được quyền được cấp visa theo thời hạn của thành viên trong gia đình. Cụ thể là:

1. Thành viên nào được ăn theo visa đầu tư:  Đó là vợ/chồng, người yêu, con dưới 18 tuổi chưa kết hôn.

2. Điều kiện được nộp hồ sơ :

Người được visa đầu tư có đủ điều kiện kinh tế để nuôi sống bạn trong vòng 2 năm đầu tiên. 100.000 kr cho vợ/chồng và 50.000 kr/con.

3. Cách thức nộp hồ sơ qua web hoặc đại sứ quán

a. Nếu tất cả các thành viên trong gia đình cùng nộp hồ sơ 1 lúc thì người chủ công ty là người sẽ đơn xin phép định cư cho các thành viên thông qua tài khoản riêng của công ty trên web của cục di trú

b. Nếu như người được visa đầu tư đã ở Thụy Điển rồi thì các thành viên phải tự nợp đơn xin visa. Mỗi thành viên một hồ sơ riêng. Nếu nộp qua web thì mỗi người phải thiết lập một tài khoản riêng và tự truy nhập
để điền đơn. Nếu bạn nộp đơn tay thì dùng mẫy đơn 132011 của cục di trú.

4. Hồ sơ gồm có:

a. đồi với người lớn

– Bản copy hộ chiếu đầy đủ thông tin ( nhớ là hộ chiếu dài hạn)

– Copy giấy kết hôn hoặc những giấy tờ chứng minh quan hệ khác

– Các bản hợp đồng thuê nhà, mua nhà, hộ khẩu, tài sản mua bán chung….. để chứng minh bạn và người đầu tư tại Thụy điẻn đã từng sống chung với nhau.

– Một lá thư ngắn từ người có visa đầu tư chứng nhận rằng họ muốn bạn đến sống chung tại Thụy Điển nếu như bạn không nộp hồ sơ cùng thời gian với người này.

b. Đối với trẻ em

– copy hộ chiếu còn dài hạn

– Giấy khai sinh chứng nhận tên bố, mẹ

– Các giây ủy quyền, giấy chứng nhận đồng ý cho con chuyển đên Thụy ĐIển nếu mẹ/bố không chuyển đến ở cùng

– copy pass của bố/mẹ

– Quyết định của tòa án nếu bố mẹ đã ly hôn

– Các giấy tờ chứng minh là con nuôi trong trường hợp đứa trẻ được nhận nuôi.

5. Lệ phí nộp hồ sơ

1000kr/hồ sơ/ người lớn và 500 kr/hồ sơ/trẻ em

Các thủ tục nhận đơn, xét duyệt đơn sẽ được giới thiệu tại phần cuối.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DẠNG ĐẦU TƯ, HỢP TÁC ĐẦU TƯ (PHẦN 2)

Theo như phần trước đã trình bày về hồ sơ xin phép định cư theo dạng đầu tư và hợp tác đầu tư. Sau khi bạn đã chuẩn bị đủ những điều kiện cần thiết, bạn tiến hành nộp đơn tại trang web của cục di trú, đại sứ quán Thụy Điển.

PHẦN II: CÁCH NỘP ĐƠN XIN PHÉP ĐỊNH CƯ THEO DẠNG ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ

1. Nộp đơn tại trang web của cục di trú. Bạn cần truy cập vào website của cục di trú Migrationsverket.se.

Cục di trú có 1 số yêu cầu đặc biệt cho trường hợp bạn nộp đơn qua website như sau:

– Bạn phải đủ 18 tuổi

– bạn phải có 1 tài khoản email hoạt động bình thường

– Bạn có thể trả phí nộp đơn qua thẻ visa, thẻ master…

– Bạn phải scan , hoặc chụp ảnh các tài liệu liên quan đến hồ sơ để gửi kèm

– Bạn phải có file có đuôi pdf, doc. docx. jpg…. ở máy tính

– Bạn ưu tiên sử dụng internet Explorer, nếu như không thể thì bạn sẽ sử dụng Google Chrome, Mozilla Firefox.

Tất cả các tài liệu gửi đi đều được viết bằng chữ latinh, các tài liệu không được quá 2 megabyte (MB) và phải đọc được rõ ràng.

Bạn cần truy cập vào website của sở di trú Migrationsverket.se. Để đăng ký được qua trang web của sở di trú. Bạn phải đồng ý với các điều kiện về đăng ký qua website mà sở di trú yêu cầu. Các bước tiến hành như sau:

– Tiến hành đăng ký tài khoản cá nhân tại trang web của cục di trú. Khi bạn đã đăng ký tk cá nhân thì sẽ nhận được một thư về hòm thư của bạn trong đó có tên sử dụng, mật khẩu, và một đường link để đăng nhập vào tài khoản

– Bạn có 1,5 giờ cho mỗi trang hồ sơ bạn phải điền các thông tin.

– Chỉ sử dụng các ký tự tiến hoặc lùi xuất hiên trên màn hình, nếu không bạn sẽ phải làm lại từ đầu.

– Nếu như bạn hủy đơn hoặc sai kỹ thuật, bạn phải đăng nhập trong 48 giờ để các thông tin bạn đã điền không bị xóa bỏ hoàn toàn.

– Nếu bạn muốn thay đổi, hoặc quên mật khẩu, bạn đăng ký quên mật khẩu và sẽ nhận được mật khẩu mới tại hòm thư.

– Khi bạn đã điền đủ các thông tin thì bạn nên chọn in ra giấy để kiểm tra lại.

– Khi bạn đã nhấn đồng ý các thông tin thì bạn không thể sửa được nữa.

– Khi bạn đã gửi hồ sơ đi thì bạn sẽ nhận được một email xác nhận rằng sở di dân đã tiếp nhận đơn của bạn.

2. Nộp đơn tại  đại sứ quán Thụy Điển hoặc lãnh sự quán

Bạn cần gọi điện đến đại sứ quán để đặt giờ nộp hồ sơ.

Chuẩn bị các giấy tờ tài liệu theo hồ sơ đã giới thiệu tại phần I:

Mời quí đọc giả xem lại tại đây : Quy định về đầu tư và hợp tác đầu tư tại Thụy Điển.

Mỗi hồ sơ đựơc thực hiện làm 2 bộ.

Một bộ lưu tại đại sứ quán và một bộ được gửi cho Sở di trú Thụy Điển.

Bạn sẽ đóng lệ phí trực tiếp tại đại sứ quán.

Đối với trường hợp học sinh, nghiên cứu sinh đang học tập tại Thụy Điển thì pháp luật có những yêu cầu gì để đươc đầu tư tại đây?

Mời các bạn đón xem phần III. Những quy định về cấp phép định cư cho học sinh, sinh viên nghiên cứu sinh tại Thụy Điển theo dạng đầu tư.

Hướng dẫn kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện xin cấp quốc tịch Thụy Điển ?

Hiện nay trên trang web của sở di dân Thụy Điển (Migrationsveket) có 1 chức năng rất hay đó là cho phép bạn kiểm tra xem tình trạng hiện tại của mình có đủ để xin quốc tịch Thụy Điển hay không . Để sử dụng chức năng này bạn vui lòng truy cập vào đường link dưới đây :
https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Bli-svensk-medborgare/Medborgarskap-for-vuxna/Testa-om-du-kan-bli-svensk-medborgare.html

Trong phần kiểm tra tình trạng này sẽ có 7 câu hỏi và bạn cần phải trả lời đúng như tình trạng của bạn hiện tại và trang web sẽ cho bạn biết bạn có đủ điều kiện để xin cấp quốc tịch hay không.
Nếu như trang web trả về kết quả rằng bạn đủ điều kiện thì bạn hãy làm đơn còn ngược lại thì đừng làm đơn vì nếu tiếp tục làm đơn xin cấp bạn sẽ chỉ tốn tiền (1500 kr cho 1 người lớn/1 lần làm đơn ) mà thôi.

Dưới đây là nội dung các câu hỏi :

1.Hur gammal är du ? – Bạn bao nhiêu tuổi ?

1. Under 18 år – dưới 18 tuổi.
2. 18 -21 år – 18 -21 tuổi.
3. Övẻ 21 år – Trên 21 tuổi.

2.Vad har du för medborgarskap ? Hiện nay bạn mang quốc tịch nào ?

( Chọn quốc gia mà bạn đang mang quốc tịch )

3. Har du ett permanent uppehållstillstånd (PUT) i Sverige ? Bạn có thẻ định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển hay không ?

(Ja là có – Nej là không ) – Click chuột chọn câu trả lời cho bạn.

Nếu bạn trả lời Nej sẽ có câu hỏi
3A .Har du upphållsrätt i Sverige ? Bạn có quyền định cư ở Thụy Điển ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

4. Hur länge har du varit bosatt i Sverige ? Bạn đã ở Thụy Điển bao nhiêu lâu ?

0-2 ( 0-2 năm)
2-3
3-4
4-5
5-8
Över 8 år ( trên 8 năm)

Nếu bạn từ 18 -21 tuổi thì sẽ có thêm câu hỏi này

4A .När fyllde du 13 år? Thời điểm bạn đủ 13 tuổi là lúc ?

Innan jag kom till Sverige – Trước khi tôi đến Thụy Điển
Efter att jag kom till Sverige – Sau khi tôi đến Thụy Điển

5.Har du ett pass eller nationellt id-kort från ditt hemland som visar vem du är? ( Bạn có hộ chiếu hay thẻ quốc tịch để chứng minh lý lịch của bạn ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

Nếu bạn chọn Nej sẽ có thêm câu hỏi :
5A.Har du någon annan typ av id-handling som visar vem du är? Bạn có bất ký loại giấy hoặc hồ sơ nào khác để chứng minh lý lịch của bạn ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

Nếu bạn chọn nej sẽ có thêm câu hỏi :
5B.Kan en nära anhörig som är svensk medborgare styrka din identitet ? Bạn có người thân nào khác là người mang quốc tịch Thụy Điển có thể chứng minh lý lịch của bạn ?

Chọn Ja là có ; nej là không.

6. Har du dömts till böter, fängelse eller annat straff? Bạn có từng bị phán quyết phạt tiền, phạt tù hoặc hình phạt khác ?

Chọn Ja là có; nej là không

Nếu bạn chọn Ja sẽ có thêm câu hỏi
6A Anser du att du har uppfyllt kraven på hur lång tid som måste gå efter att du dömts till straff? Bạn có nghĩ rằng bạn đã đáp ứng các yêu cầu về thời gian xóa án phạt sau khi bạn bị kết án phạt?

Chọn Ja là có; nej là không

7. Har du (eller har du haft) skulder som gått vidare till Kronofogden? Bạn có hoặc từng có thiếu nợ tại cơ quan quản lý nợ Kronofogden không ?

Chọn Ja là có; nej là không

Nếu chọn Ja bạn sẽ có thêm câu hỏi :
7a .Har det gått två år sedan du betalade dina skulder hos Kronofogden? Đã hai năm kể từ khi bạn thanh toán các khoản nợ của mình tại Kronofogden?

Chọn Ja là có; nej là không

Nếu như phần cuối hiện lên câu sau :
Du verkar uppfylla kraven på svenskt medborgarskap!

Có nghĩa là : bạn dường như đáp ứng đủ yêu cầu để xin quốc tịch Thụy Điển .

Còn nếu như phần cuối hiện lên :

Tyvärr, du verkar inte uppfylla kraven på svenskt medborgarskap!

Có nghĩa là bạn không đủ điều kiện để xin cấp quốc tịch. Vậy bạn không nên xin cấp quốc tịch nữa vì chắc chắn đơn bạn sẽ bị từ chối.

Đi làm và đóng thuế hơn 9 năm nhưng vẫn bị trục xuất khỏi Thụy Điển

Vừa mới đây trong 1 tờ báo lớn của Thụy Điển là tờ Dagens nyheter (DN) đã viết về việc Naveed Ur Rahman bị trục xuất khỏi Thụy Điển khi mà ông đã kiếm ít tiền hơn trên 1 giờ làm việc của mình.


Trong bài phỏng vấn ông đã cho biết :
– Đó không phải lỗi của tôi, tôi đã không làm gì sai cả. Tôi đã làm việc và đóng thuế trong chín năm, tôi thích Thụy Điển, ông nói với DN.
Naveed Ur Rahman, 31 tuổi, đến Thụy Điển từ Pakistan khi anh 22 tuổi. Sau khi học tập, anh bắt đầu làm việc tại một nhà hàng, nhưng bây giờ, sau chín năm ở Thụy Điển, anh bị trục xuất vì anh chỉ kiếm được ít tiền vài năm trước.
– Chủ lao động đã sửa lương sau đó. Nhưng vấn đề là họ gia hạn giấy phép lao động của tôi nhiều lần sau năm 2012 . Nhưng tôi thắc mắc là tại sao họ không nói thông báo cho tôi vào năm 2013 ? Tôi đã không nhận được câu trả lời, “Naveed Ur Rahman nói.
Ông đã kháng nghị quyết định của Sở di trú (Migrationsverket) đến Tòa án di cư (Migrationsdomstolen) nhưng vẫn bị thua kiện. Bây giờ ông vẫn kháng cáo đến tòa án di cư tối cao nhưng chắc không có hy vọng.
“Luật sư của tôi nói rằng họ chỉ chắc có 1% trong trường hợp này của tôi”

Kinh nghiệm phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng

Trong thời gian qua, CDV nhận được 1 số yêu cầu của đọc giả muốn hỏi về các kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng nên CDV xin phép được viết 1 bài mang tính chất là tập hợp các kinh nghiệm để giúp cho các bạn sắp và sẽ sang Thụy Điển theo diện hôn nhân vợ chồng hay sambo có thêm sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Ảnh minh họa

Lưu ý là đây chỉ là những kinh nghiệm của những người đã trải qua phỏng vấn nên các bạn đọc để tham khảo thôi nhé !
Phải chứng minh được tính chân thật và cho thấy mức độ sâu đậm trong mối quan hệ yêu đương/ vợ chồng.
Điều đầu tiên các bạn cần phải hiểu cốt lõi của buổi phỏng vấn này là để cho Sở Di Dân Thụy Điển cũng nhưng Đại Sứ Quán Việt Nam có thể hiểu rõ về tính ” chân thật” cũng như mức độ tình cảm của quan hệ vợ chồng /sambo mà các bạn nộp hơ để định cư Thụy Điển theo diện này. Điều này có nghĩa rằng các bạn càng đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho thấy mối quan hệ của các bạn càng sâu đậm và chân thật thì thời gian giải quyết hồ sơ cũng như quyết định có hay không cấp visa định cư Thụy Điển cho các bạn càng có lợi. Vậy cho nên 1 số người thường chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này những bằng chứng xác thực nhất như : hình ảnh đám cưới, đính hôn, hay đi chơi chung của các bạn . Ngoài ra các bạn cũng thể mang theo các bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ của các bạn đang diễn ra tốt đẹp như : vé đi chơi, xem phim, du lịch hay các đoạn tin nhắn chat cũng như thư từ các bạn trao đổi trong thời gian yêu nhau. Càng nhiều bằng chứng thì càng có lợi cho hồ sơ của bạn.
Câu trả lời và thái đô phải trơn tru
Quan trọng hơn trong buổi phỏng vấn chính là bạn sẽ trả lời các câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ đưa ra và bắt buộc các bạn phải trả lời 1 cách trơn tru, không ngập ngừng. Lưu ý thái độ ngập ngừng hay mơ hồ về các câu trả lời sẽ vô cùng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Bởi vì điều này thể hiện mối quan hệ của bạn và người vợ hoặc chồng tương lai của bạn không trao đổi và tương tác với nhau nhiều nên bạn sẽ không hiểu rõ về cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh của người đó. Bạn cần phải nhớ 1 nguyên lý vô cùng đơn giản nhưng lại là tiêu chí cốt lõi để đánh giá mối quan hệ của bạn chính là : ” nếu là vợ chồng của nhau trong tương lại thì phải hiểu nhau và phải biết rõ về cuộc sống của nhau”
Không có lí do gì mà bạn không biết được nhà của người bạn đời của bạn có bao nhiêu phòng, thu nhập của anh/cô ta bao nhiêu…v..v
Câu trả lời phải mang tính thống nhất
Bên cạnh đó buổi phỏng vấn mang tính chất vấn nên việc bạn sẽ bị quần trong các câu hỏi sẽ không tránh khỏi, vậy cho nên nhưng lời bạn trả lời phải mang tính thống nhất từ đầu cho đến cuối .Điều đó có nghĩa là người phỏng vấn có thể hỏi bạn cùng 1 chủ đề nhưng sẽ theo nhiều cách nhưng câu trả lời phải là giống nhau dù có thay đổi cách hỏi như thế nào. Ví dụ :
anh chị quen nhau hồi nào ? Quen nhau bao lâu ? Lần gặp mặt đầu tiên lúc nào ?
Rõ ràng câu hỏi trên chỉ có 1 mục đích duy nhất là hỏi về thời điểm 2 người quen nhau. Vậy cho nên các bạn phải thống nhất câu trả lời , đừng có trả lời loanh quanh ko thống nhất với nhau như quen nhau từ năm 2014 nhưng lần gặp mặt đầu tiên là năm 2010 và quen nhau đã 10 năm…..
Cần lưu ý là câu chuyện của các bạn cũng phải đồng nhất giữa bạn và người vợ chồng hay sambo của bạn. Tránh tình trạng ông nói 1 đằng, bà khai 1 kiểu. Vậy cho nên kinh nghiệm là bạn cần phải viết xuống giấy những gì bạn và người kia thống nhất khai với nhau khi phỏng vấn nếu là trước khi phỏng vấn và sau phỏng vấn thì bạn cũng nên ghi lại những gì bạn đã trả lời để phòng trường hợp người kia ở bên Thụy Điển cũng sẽ bị kêu lên phỏng vấn.
Dưới đây là những câu hỏi mà thường người phỏng vấn sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng :

1. Sơ lược về bạn : ngày sinh, nơi ở hiện tại, công việc và trình độ học vấn.
2. Có hay không người thân của bạn ở Thụy Điển, những ai, mối quan hệ thế nào
3. Ngày sinh , nơi ở hiện tại , công việc và trình độ của người vơ hoặc chồng /sambo.
4. Nhà của người vợ hoặc chồng như thế nào, bao nhiêu phòng, thu nhập bao nhiêu
5. Thông tin về những người thân của người vợ hoặc chồng / sambo : ngày sinh , nơi ở, công việc. Mối quan hệ thế nào, có bao nhiêu anh chị em, làm nghề gì, có gia đình hay chưa
6. 2 người quen nhau thế nào ? Gặp nhau lần đầu tiên lúc nào ?
7. 1 ngày nói chuyện với nhau bao lâu, bằng phương tiện gì ?
8. 2 người gặp nhau bao nhiêu lần ? Thời điểm nào ? Đi chơi những đâu ?
9. Người kia về vn bao nhiêu lần ? Thời gian chính xác ?
10. Dự định của bạn khi qua Thụy Điển như thế nào ? Bạn dự định sẽ đem bao nhiêu tiền qua Thụy Điển
11. Bạn có câu hỏi hay có gì muốn nói trước khi kết thúc buổi phỏng vấn

Trên đây là những kinh nghiệm mà CDV thu thập được, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn sẽ vượt qua thành công buổi phỏng vấn và nhanh chóng được visa định cư Thụy Điển. CDV cũng mong nhận được thêm những thông tin bổ sung hoặc kinh nghiệm quí báu của quí anh chị nhằm giúp có thêm nhiều thông tin cho những người chuẩn bị phỏng vấn cũng như giúp cho cộng đồng người Việt tại Thụy Điển ngày càng phát triển lớn mạnh.

Thụy Điển hỗ trợ doanh nghiệp trả tới 100% lương cho người mới định cư

Nhằm khuyến khích những người mới định cư tại Thụy Điển tìm kiếm việc làm và dễ dàng được các doanh nghiệp thuê mướn, chính phủ Thụy Điển đã có chương trình Nystartsjobb ( tạm dịch là khởi nghiệp). Chương trình này chính phủ giao cho Arbetsförmedlingen (sở lao động ) trực tiếp thực hiện.

Nếu bạn sống ở Thụy Điển trong 1 thời gian dài mà không có việc làm hoặc là mới định cư tại Thụy Điển thì các chủ doanh nghiệp, xí nghiệp hay công ty có thể được hỗ trợ tài chính từ chính phủ để bạn được tuyển lao động tại đó. HỖ trợ này được gọi là Nystartsjobb.

Điều kiện để được hưởng chế độ này như sau :
+ Nếu bạn từ 21 đến 26 tuổi bị thất nghiệp ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 9 tháng gần nhất hoặc nếu bạn thuộc nhóm tuổi khác kể trên thì yêu cầu là bạn bị thất nghiệp ít nhất 12 tháng trong khoảng thời gian 15 tháng gần nhất.
+ Đối với những người mới định cư tại Thụy Điển sẽ được chương trình này nếu bạn chỉ mới định cư tại đây dưới 3 năm tính từ ngày bạn được cấp thẻ định cư (uppehållstillstånd) .
+Những người tị nạn hoặc những người thuộc khối cộng đồng chung châu âu (EES)
+ Ngoài ra nó cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho những người có kế hoạch rõ ràng với Sở Lao Động.

Để nhận được trợ cấp từ Nystartsjobb bạn cần phải đăng ký với Sở Lao Động. Mức trợ cấp mà chương trình Nystartsjobb phụ thuộc vào mức độ trong thỏa thuận lao động của từng lĩnh vực việc làm.

Hướng dẫn thủ tục xin nhận trợ cấp từ chương trình Nystartsjobb :

+ Bạn cần phải có 1 chủ doanh nghiệp đồng ý thuê mướn bạn.
+ Download mẫu giấy sau đây và điền đầy đủ thông tin của bạn và doanh nghiệp mà bạn sẽ làm việc :
http://www.arbetsformedlingen.se/download/18.3485b9a713b6ad32ce19bb5/Ans%C3%B6kan+om+nystartsjobb.pdf
Và gửi lại cho người quản lý của bạn tại Sở Lao động (handläggare)

( Nếu bạn không biết điền như thế nào vui lòng mail vê địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com để chúng tôi có thể giúp bạn )

+ Nếu bạn mới nhập cư và định cư tại Thụy Điển dưới 3 năm, bạn cần phải có quyết định cấp giấy phép nhập cư hoặc giấy phép tạm trú từ Migrationsverket (sở di dân)
+Bạn cần phải gặp chủ doanh nghiệp mướn bạn và yêu cầu họ gửi đơn xin Nystartsjobb về cho Sở Lao Động
+Bạn phải là người thất nghiệp khi sở lao động đưa ra quyết định cho bạn .