Tag Archives: Việt Nam

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (phần tiếp)

Theo thống kê của cục thống kê thụy điển ngày 31/12/2017, có khoảng 18.700 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước Bắc Âu này. Vậy tại sao và làm thế nào trong vòng 40 năm qua số người Việt Nam ở Thụy Điện lại tăng 1 cách đáng kể như vậy.

PHẦN II: DI CƯ THỜI BÌNH

Cuộc di cư lớn nhất của người Việt đến Thụy Điển là cuộc di cư đầu tiên với khoảng 5000 thuyền nhân Việt Nam ,từ đây họ kết hôn và sinh con (có 6929 trẻ em nguồn gốc Việt Nam sinh ra tại Thụy Điển). Trong số những thuyền nhân này có rất nhiều người có vợ/chồng đoàn tụ từ Việt Nam sang.

Con đường thứ 2 của người Việt đến Thụy Điển là do hoàn cảnh lich sử xã hội có nhiều đổi thay ở cả Việt Nam và trên thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ tạo nên khủng hoảng về kinh tế xã hội chính trị tại các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Nên một số lương đông đảo nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên,người lao động được gửi đi đào tạo tại các nước Đông Âu trước đây bằng cách này hoặc cách khác di cư sang các nước tư bản Tây Âu và Bắc Âu và định cư lại.

Tại Việt Nam dân số tăng trưởng tỷ lệ nghịch với nền kinh tế,lực lượng lao động dư thừa. Từ những năm 90 trở đi xuất hiện nhiều các công ty xuất khẩu lao động thực hiên kết nối với các công ty nước ngoài để xuất khẩu lao động Việt Nam và phần lớn số lao động này không trở về. Thêm vào đó là chảy máu chất xám. Có rât nhiều du học sinh Việt Nam sau khi đào tạo xong ở nước ngoài cũng định cư ở lại.

Người Việt Nam di cư thời bình theo nhiều cách khác nhau: cả hợp pháp lẫn  bất hợp pháp.

Di cư bất hợp pháp là người di chuyển vào một nước mà không được sự cho phép của chính quyền nước sở tại: trốn qua đường biên giới, đường biển, hết hạn visa mà vẫn tiếp tục ở lai, có lệnh trục xuất mà bỏ trốn…….Hằng năm chính phủ Thụy Điển ngăn chặn đươc rất rất nhiều xe chở hàng có chứa người tỵ nạn, người không giấy tờ tùy thân, người không ro nguồn gốc xuất xứ từ các nước láng giềng, trong đó có người Việt Nam. Rồi khách du lịch, du học sinh, người lao động Việt Nam sau khi hết hạn visa cũng ở lại Thụy Điển mà không được sự cho phép của chính quyền. Số người này sống chủ yếu bằng việc bán sức lao động với đồng lương rẻ. Họ không được hưởng các quyền lợi gì từ bảo trợ xã hội, không được đi học, không được khám chữa bệnh…..Nếu bị phát hiện họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Di cư hợp pháp là một người di cư vào một nước được sự đồng ý của chính quyền nước sở tại. Người Việt Nam di cư thời bình đến Thụy Điển chủ yếu thông qua: đoàn tụ gia đình (Con cái đoàn tụ cha mẹ, vợ/chồng đoàn tụ theo chồng/vợ…), nhận con nuôi, lao động, du học, đầu tư….. Những người này đạt được các yếu cầu, điều kiện mà pháp luật Thụy Điển cho phép định cư, họ được cấp visa dài hạn, visa vĩnh viễn, quốc tịch, được hưởng các quyền lợi hợp pháp như những công dân khác: đi học, khám chữa bệnh, làm việc có đóng thuế, được trả lương xứng đáng với công sức lao đông.

Để được di cư hợp pháp mỗi người phụ thuộc vào từng trường hợp, từng yếu tố, từng quy định khác nhau của pháp luật. Mời các bạn tìm hiểu các quy định của pháp luật về các con đường di cư hợp pháp ở các phần tiếp theo.

Hướng dẫn thủ tục xin miễn thị thực khi về Việt Nam từ Thụy Điển

Dưới đây là hướng dẫn cách xin miễn thị thực khi bạn hay người thân muốn về Việt Nam từ Thụy Điển :

Cần phải chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ như sau

Điều quan trọng là phải gửi kèm:

  • 1 tờ khai điền miễn thị thực : download ti đây : link 
  • 1 giấy chứng nhận hô khẩu (personbevis) : giấy này các bạn có thể vào trang web skatteverket : (link sở skatt)  đăng nhập bằng 10 số personnummer và lấy về hoặc yêu cầu gửi về , nếu không có thể ra sở skatt yêu cầu nhân viên ở đó in ra cho bạn.
  • 1 giấy khai sinh hoặc hộ chiếu bằng chứng là bạn là nguồn gốc từ VN
  • 1 phong bì ghi địa chỉ của mình để họ gửi lại200kr + 50kr tiền tem gửi quay lại cho mình
  • Gửi lên Đại Sứ Quán bằng thư bảo đảm theo địa chỉ sau :
    Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển
    Örby Slottsvägen 26
    125 71 Älvsjö
    Stockholm, Sweden
    Hộp thư điện tử: info@vietnamemb.se
    Điện thoại: +46 8 5562 1071
    Fax: +46 8 5562 1080

    Giấy miễn thị thực

Ngoài ra có thể đọc thêm để hiểu rõ chi tiết thủ tục xin miễn thị thực đối với các trường hợp khác như sau :

1. Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCNN) được miễn thị thực nhập cảnh nếu: (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu/giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc NVNĐCNN được miễn thị thực nhập cảnh nếu (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực:

a. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực. Cần lưu ý đương sự chỉ khai về trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ khi trong hộ chiếu cha mẹ có ghi rõ tên (và/hoặc ảnh) của trẻ em đó. Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với bố mẹ nhưng có riêng hộ chiếu;

– Hai (02) ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 tấm ảnh dán vào tờ khai, 01 tấm ảnh để rời hoặc đính kèm vào tờ khai);

– Hộ chiếu nước ngoài (passport) hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để Cơ quan đại diện lưu hồ sơ);

– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (đề nghị nộp bản gốc hoặc bản sao có dấu), như sau:

· Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam

· Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam

· Giấy khai sinh

· Thẻ cử tri mới nhất

· Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị)

· Sổ hộ khẩu

· Sổ thông hành cấp trước 1975

· Thẻ căn cước cấp trước 1975

· Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975;

· Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

b. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực.

– Hai (02) ảnh (hình) màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội.

– Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của nước ngoài còn giá trít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam gồm:

· Giấy đăng ký kết hôn, kèm giấy tờ chứng minh rằng người vợ/chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy khai sinh, kèm giấy tờ chứng minh bố/mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con (familybevis do Sở Thuế Thụy Điển cấp), kèm giấy tờ chứng minh người có quan hệ cha/mẹ/con đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

3. Đối với trường hợp tên và tuổi trong giấy tờ cũ của phía Việt Nam cấp và giấy tờ do phía Thụy Điển cấp không khớp nhau, quý vị cần gửi thêm một bản xác nhận thay đổi chi tiết nhân thân do Cơ quan có chức năng của Thụy Điển hoặc Việt Nam cấp.

4. Phí và lệ phí xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: trả bằng cash hoặc bank transfer vào tài khoản của ĐSQ (bankgiro 664-0742). Nếu muốn ĐSQ gửi trả kết quả qua đường bưu điện, quý vị cần trả phí dịch vụ bưu điện gửi thư bảo đảm của ĐSQ.

5. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực:

Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới), đương đơn cần làm một Tờ khai, gửi kèm hộ chiếu cũ có trang Miễn thị thực cùng với hộ chiếu mới.

Những vấn đề cơ bản cần biết về lao động ở Thụy Điển

( Bài viết được trích dẫn từ 1 thành viên của trang Cộng đồng người Việt ở Thụy Điển)
Thân ái chào tất cả các bạn đọc.Bài viết của tôi hôm nay được trình bày để đáp ứng với một số câu hỏi mà tôi thỉnh thoảng được đọc trên mạng. Tôi viết lên đây bằng sự chân thành không lệ thuộc vào một nguồn lợi nào và được vun đắp bằng hai chữ nhân ái.

Kính thưa các bạn ! Vì sự vươn lên, vì một tương lai vững bền nên rất nhiều người tìm đủ mọi cách để hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng có đôi khi nó không tốt hơn mà ngược lại nó tàn phá tất cả một gia đình và hủy hoại cả một tương lai. Điều đó chính là sự cân nhắc thiển cận và sự liều lĩnh đó đã đưa gia đình đến một vực thẳm đắng cay.

Sau đây tôi xin được phân tách từng phần như sau :

1/ Xuất khẩu lao động :
Giữa chính quyền Việt nam và Thụy điển hoàn toàn không có sự ký kết hợp đồng lao động giữa hai quốc gia.

2/ Xin qua làm việc và được tiếp nhận từ một công ty :
Có ! Tức có nghĩa người có tiệm bên này được phép mướn người, và có trả thuế cũng như công đoàn cho người nhân công đầy đủ theo yêu cầu của chính quyền bên này thì sẽ được định cư sau khoảng 3 năm trở lên.
Tuy nhiên nếu trong thời gian làm việc mà có vi phạm pháp luật hay trả thuế không đạt yêu cầu thì người nhân công đó vẫn phải trở về quê cũ.

3/ Cách tính thuế và thâu nhập như sau :
1/ Nếu lương bạn cầm trên tay sau thuế là 10 000 Kr.
2/ Thuế khấu trừ 32%,14 600 x 32 = 4672 Kr.
3/ Phí sử dụng lao động,bảo hiểm 45,17%= 6595 Kr.
4/ Lương ốm 1 ngày.Thuế khấu trừ + phí chủ 1062 Kr.
5/ Phí mướn người dự bị = 1062 Kr.
6/ Phí chi trả cho người dự bị = 1062 Kr.
7/ Chi phí tiền nghỉ hè cho nhân công = 2543 Kr.
8/ Phí mướn người dự bị cho nhânviên nghỉ hè 1063 Kr.

Chi phí của người chủ cho mỗi nhân công mỗi là : 28 059 Kr

Điều đó gần có nghĩa là : Bạn cầm 10 000 thì người chủ phải chi trả cho chính phủ 20 000 Kr. Đọc tới đây có lẽ bạn thấy cái gánh nặng của người chủ, mà họ không dễ vượt qua.Tuy vậy, vẫn có người tuyển nhân công và nói rằng : Qua làm việc với mức lương là 100 000 000 ( 1 trăm triệu mỗi tháng ) Thì xin bạn hãy suy nghĩ lại. Bởi vì nếu lương của bạn là 100 triệu mỗi tháng thì người chủ phải chi trả gần 300 triệu mỗi tháng cho mỗi nhân công. Tức có nghĩa lương của bạn hơn cả một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng có thâm niên trên 25 năm. Nó hơn cả nha sĩ và những kỹ sư nghiên cứu v.v…

Trong trường hợp người chủ trả ít thuế lại, thì lương của bạn sẽ được tăng cao hơn, nhưng sau vài năm thì bạn sẽ phải trở về nước và tiền kiếm được cũng không cánh mà bay, bởi vì tiền kiếm được thì bạn cũng cần phải chi tiêu tiền ăn ở chứ !

Trường hợp qua Thụy Điển lao động thì người chủ là người tuyển dụng, người chủ tìm đến bạn và người chủ là người sử dụng sức lao động của bạn, vì thế bạn sẽ không cần phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào ngoại trừ tiền vé phi cơ… Thế nhưng các bạn cũng cần phải chú ý rằng người tuyển dụng thực sự có công ty bên Thụy điển hay không, vì vẫn phải được kiểm chứng kẻo những cú lừa ngoạn mục. Nếu họ thực sự có công ty thì họ sẽ không ngần ngại hay bắt bẻ khi bạn yêu cầu họ cung cấp thông tin về công ty của họ ví dụ như :
a/ Số công ty hoặc số chứng minh nhân dân.( Organisationsnr.)
b/ Tên của công ty. (Tên tiệm )
Sau khi có một trong hai tin tức trên thì bạn có thể tra khảo trên mạng ” BOLAGSVERKET ” hai vấn đề chính như sau :
1/ Tên và chủ công ty có thực sự hiện hữu hay không.
2/ Kiểm tra kinh tế của công ty suốt 3 năm, nhắm mục đích sự an toàn của chính mình và chủ có khả năng chi trả lương hay đó chỉ là một công ty nhưng hoàn toàn không có thu nhập…

Các bạn vẫn có thể liên lạc trực tiếp với chính quyền bản xứ như Sở thuế ( SKATTEVERKET ) 0046 771 567 567 để nắm rõ thêm thông tin.

Tuy nhiên, dẫu sao thì các bạn cũng không nên nghĩ tiêu cực về người chủ, bởi vì người chủ cũng có rất nhiều khổ tâm và cả hàng trăm ngàn cái khó đối với chính quyền và cũng đối với chính bạn. Họ cũng là người và cũng có gia đình nên sinh hoạt của họ vô cùng cơ cực và nhiều áp lực, chính vì thế, hãy nương nhau mà sống, hãy thành thật và thân thiện với người chủ của mình. Xin các bạn vui lòng chia sẻ hoặc lưu lại thông tin để trao lại cho những câu hỏi trong tương lai.
Chào thân ái.

Đằng sau đồng USD Việt kiều Mỹ gửi về – Kỳ 2: Tỉ phú, thiếu nợ bởi nails

Từ 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.

Từ 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.

Người Việt không chỉ làm nails

Đi nhiều nơi mới thấy, chẳng hiểu sao người dân gốc Huế và Quảng Đà (Quảng Nam – Đà Nẵng) làm bác sĩ nhiều vô kể. Đi tới các phòng khám nào, cũng nghe tiếng Huế, tiếng Quảng thân thương.
Đặc biệt là dân Quảng Đà, lúc nào cũng có hội đoàn, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau. Chứ các nhóm khác, hôm trước hôm sau là… cãi lộn rồi tan đàng xẻ nghé.

Nhắc tới những nghề mưu sinh của người Việt ở Mỹ, đầu tiên phải kể đến nghề nails. Theo nhiều nguồn báo chí trên mạng, ngôi sao Hollywood Tippi Hedren, nữ chính của bộ phim The Birds, là người khởi xướng cho nghề nails trong cộng đồng người Việt.

Vào khoảng thập niên 1970s, khi còn là một nhân viên cứu trợ quốc tế, trong chuyến tới thăm làng Hy Vọng ở thành phố Sacramento, thủ phủ bang California, bà gặp khoảng 20 phụ nữ Việt Nam tỏ vẻ yêu thích bộ móng tay của bà.
Hedren bèn giúp họ học nghề làm móng bằng cách mỗi tuần đưa thợ tới dạy nghề và thuyết phục trường Citrus Heights Beauty nhận 20 phụ nữ gốc Việt làm sinh viên để được hành nghề một cách chính thức.

Một gian hàng thẩm mỹ của người Việt trong khu thương mại Eden ở Virginia (vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn)

Và trong vòng 40 năm, từ 20 người phụ nữ đầu tiên đó, nails đã trở thành một đế chế quyền lực của người Việt trên đất Mỹ.

Người Việt sở hữu tiệm nails khắp mọi nơi trên đất nước này, từ miền Florida, Houston nắng ấm, tới tiểu bang California trù phú, băng ngang Midwest đầy bão tố, lên miền Bắc lạnh lẽo của Minnesota, Wisconsin hay sang khu vực Washington D.C. ắp đầy lịch sử.
Đâu đâu cũng thấy người Việt mở tiệm và làm thợ, đánh bạt những tiệm nails của người Mỹ chính gốc bởi sự khéo tay, nhã nhặn và cần cù của mình.
Thời điểm cực thịnh nhất của nghề nails là những năm 1980 tới trước năm 2008.
Nhà nhà làm nails, người người làm nails, bất kì khu Mỹ đen hay trắng, đâu đâu cũng thấy tiệm nails do người Việt làm chủ.
Một bộ full-set ngày đó tới $50. Tiệm nào cũng đông nườm nượp khách. Để trở thành thợ nails khá dễ. Không đòi hỏi bằng cấp đại học hay nói tiếng Anh trôi chảy. Chỉ cần kiên nhẫn và khéo léo, học vài trăm giờ, thi đậu hai phần lý thuyết và thực hành, sẽ được cấp bằng.

Người Việt thường sống co cụm
Hầu hết cư dân Việt Nam định cư ở California (40%) và Texas (12%). Tiếp theo là Washington (4%), Florida (4%) và Virginia (3%). Ba county (quận hay hạt) có nhiều cư dân Việt nhất ở California là Orange, Los Angeles, và Santa Clara. Mười metropolitan (siêu đô thị) có đông cư dân Việt nhất là: Los Angeles, San Jose, Houston, San Francisco, Dallas, Washington D.C., Seattle, San Diego, New York và Atlanta.

Mỗi một hoặc hai năm phải đóng tiền đăng kí mới lại. Nếu chuyển sang tiểu bang khác, phải đổi bằng hoặc thi lấy bằng mới tùy theo luật của từng bang.
Hồi đó, thứ Bảy hay Chủ nhật nào qua Eden, khu thương mại của người Việt nằm ở thành phố Falls Church (Virginia), tìm đỏ con mắt cũng không có chỗ đậu xe khi bà con Việt Nam tụ tập ăn hàng, mua sắm đông đúc quá.

Nhiều khi chạy lòng vòng cả tiếng trong vô vọng nhưng cũng không nỡ bỏ về vì thèm đồ Việt. Cuối cùng bạo gan nhét xe vô một chỗ bất kì rồi đi mua đồ mà cứ nơm nớp lo nó bị kéo đi. Hễ vô tiệm nào, thấy bà con xài tiền mặt nhiều (chủ yếu là tiền lẻ), mua đồ cả xe không ngần ngại, thì đoán chắc là dân làm nails. Không sai một tí.
Đó là nghề nuôi lớn không biết bao nhiêu sinh viên (trong đó có tôi) tốt nghiệp ra trường và đạt được giấc mơ Mỹ.
Nếu dân văn phòng kiếm mỗi tháng hai, ba ngàn, thì người làm nails vào mùa hè, có thể dễ dàng kiếm hơn $1.500/tuần, chưa tính tiền cò (tiền bo, tiền típ) lên tới vài trăm đô. Rủng rỉnh tiêu xài. Nhiều người trong số họ tiết kiệm, để dành vài năm, vay thêm ngân hàng, sang tiệm để làm chủ cho đỡ vất vả.

Đó là nghề nuôi lớn không biết bao nhiêu sinh viên (trong đó có tôi) tốt nghiệp ra trường và đạt được giấc mơ Mỹ.

Từ cực thịnh… đến thiếu nợ nhà băng
Nhưng bắt đầu từ năm 2008, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra cả Mỹ và toàn thế giới, nghề nails cũng đi vào suy thoái. Việc kiếm tiền trở nên chật vật hơn khi người Mỹ cắt giảm nhu cầu làm đẹp.

Các chủ tiệm cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá xuống cực thấp, để hút khách về mình. Bộ full-set giảm xuống còn $30, có nơi chỉ $20. Nhiều người làm nails thường mua nhà to, xe đẹp, đâm ra thiếu nợ lớn ở ngân hàng. Tới khủng hoảng, trả không nổi nên bị nhà bank (ngân hàng) kéo nhà, kéo xe tùm lum hết.

Nổi tiếng nhất trong “đế chế nails” là tỉ phú Charlie Tôn Quý, ông chủ của hệ thống Regal Nails với hơn 1.100 tiệm trên khắp nước Mỹ, trong lòng các siêu thị của gã khổng lồ Walmart. Với doanh thu mỗi năm lên tới 450 triệu USD, trong tổng số 8,5 tỷ USD của ngành nails, (theo số liệu của tạp chí Nails vào năm 2014), chỉ từ việc sơn sửa móng tay chân đã khẳng định ưu thế tuyệt đối của người Việt trong lĩnh vực này.

Phần lớn thợ nails thường được chủ trả bằng tiền mặt (hoặc nửa tiền mặt, nửa ngân phiếu) nên họ (và chủ tiệm) không đóng hay đóng rất ít thuế thu nhập cá nhân và phúc lợi xã hội. Bảo hiểm với họ là một điều xa lạ.

Tất nhiên sau này, họ sẽ không được lãnh (hoặc lãnh rất thấp) social security (tiền hưu trí). Bị tai nạn hay bệnh tật (nhất là dị ứng với các loại hóa chất), sẽ không có bảo hiểm chữa trị và thất nghiệp sẽ không được lãnh trợ cấp.

Làm việc trong tiệm nails cũng rất phức tạp bởi tiền “tươi” trước mắt, bà con tranh giành khách lẫn nhau, dẫn tới việc bất đồng, thù ghét. Rồi nhiều tiệm nằm trong các khu tội phạm, an toàn cho thợ lẫn khách cứ lơ lửng trên đầu.

Gần đây, ở một số tiểu bang, chính quyền bắt đầu siết chặt các tiệm nails về vệ sinh, luật lao động, nhận người không bằng cấp, trả lương bằng tiền mặt, không đóng thuế đủ đầy… Cho nên việc kiếm tiền từ nghề nails cũng không dễ dàng như vài mươi năm trước.

Những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Houston… tiệm và thợ quá đông, cạnh tranh dữ dội, hạ giá sát đáy. Muốn kiếm nhiều tiền, phải chấp nhận “hy sinh” đi tới những tiểu bang ít người Việt, lạnh lẽo ở miền Bắc hay khỉ ho cò gáy vùng Midwest.
Lan, bạn tôi, sống ở Los Angeles, đầu năm 2016 nhận được lời mời đi làm tận thành phố Wausau, tiểu bang Wisconsin với lời hứa lương mỗi tháng nếu ít hơn $5,000 thì sẽ bao lương, còn nhiều hơn thì ăn chia 4/6 (chủ 40%, thợ 60%).

Trong vòng một tháng, thu nhập của cô hơn $7,000, chưa tính tiền tip. Chỉ có điều, tiệm nằm giữa vùng hẻo lánh. Thành phố buồn hắt hiu, ngoài việc đi làm xong cũng chả đi đâu ngoài về phòng trọ, chui vào mền cho bớt lạnh.

Có người từ California quen với cuộc sống sôi động, đông đúc, bay qua vì lời mời quá ư hấp dẫn, làm đúng một buổi, chịu không nổi cái lạnh và buồn, lật đật nhờ người chở ra phi trường bay về lại nhà liền, chứ ở lâu, chắc chết vì tự kỷ. Sau một tháng làm ở Wausau, nhớ con quá, Lan cũng bay về lại Los Angeles. Cô gọi đó là thành phố “Quá sầu”. Chưa kịp quen hơi, béng tiếng, thì đã vội vã bỏ đi.

Nhưng dù sao đi nữa, tới bây giờ nails vẫn là nghề mặc định nuôi sống cho rất nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ. Nó giúp nhiều người Việt mới tới Mỹ không rành tiếng Anh ổn định được cuộc sống, kiếm đủ tiền nuôi nấng thế hệ thứ hai, thứ ba giỏi tiếng Anh, vô đại học, có bằng cấp, tìm công việc tốt hơn, thoát khỏi cái kiếp “ôm chân Mỹ đen” như nhiều người ác miệng vẫn hay nói.
Chả trách, đi đến đâu, nhìn mặt tôi, sau mấy lời xã giao bâng quơ, người ta cũng hỏi: “làm nails hay làm hãng?”.

 

160.000 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp
Theo thống kê dân số năm 2010 (thống kê 10 năm một lần) của U.S Census Bureau (cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ), có tổng cộng 40.738.224 người nhập cư (U.S Census Bureau định nghĩa người nhập cư – hay cư dân là những người khi sinh ra không mang quốc tịch Mỹ) đang sống trên đất Mỹ.
Đông nhất là từ Mexico (11.489.387 người), kế tới là Ấn Độ (1.974.305), Phillipines (1.861.996), Trung Quốc (1.719.819), Việt Nam (1.264.188), El Salvador (1.254.501), Cuba (1.114.864), Hàn Quốc (1.105.653)…
Đến nay, hầu hết cư dân Việt Nam đến Hoa Kỳ là những người thuộc diện thường trú hợp pháp qua các chương trình ra đi có trật tự như HO, ODP, diện đoàn tụ, hoặc được gia đình bảo lãnh.
Có rất ít cư dân Việt Nam sang Mỹ bằng đường tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, tính đến tháng 1.2012, uớc tính khoảng 160.000 người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 1% trong tổng số 11,4 triệu người, đứng thứ mười ở Mỹ.
Họ chủ yếu là những sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, OPT (Optional Practical Training, một dạng giấy phép lao động dành cho sinh viên quốc tế) hết hạn, hay người du lịch tìm cách trốn ở lại luôn không về nữa.
Theo thống kê, khoảng 23% cư dân Việt Nam trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên đã có bằng cử nhân hoặc cao hơn (so với 37% của cư dân gốc Đông Nam Á và 28% của tổng số cư dân Mỹ). Bình quân thu nhập của mỗi gia đình cư dân Việt Nam là 55.736 USD, thấp hơn đáng kể so với thu nhập bình quân của cư dân gốc Đông Nam Á (65.488 USD), nhưng cao hơn so với bình quân cư dân tại Mỹ (46.983 USD) và người Mỹ gốc (51.975 USD).
Mặc định là thế, nhưng theo thống kê của U.S Census Bureau, có tới 28% cư dân Việt làm trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, khoa học và nghệ thuật (so với 30% toàn bộ cư dân), 32% trong lĩnh vực dịch vụ, 14% làm ở lĩnh vực liên quan tới bán hàng và văn phòng, 5% trong lĩnh vực khai khoáng, cầu đường, bảo dưỡng, và 20% làm ở lĩnh vực sản xuất, vận tải và vận chuyển hàng hóa.
Suy ra, nghề nails (làm móng), hãng hay phục vụ chỉ chiếm một phần không lớn trong cộng đồng cư dân Việt.
Nhiều người (trong đó có tôi) với tấm bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cũng bon chen làm quản lý, kinh doanh, khoa học, luật sư, hay bác sĩ, làm rạng danh hai chữ Việt Nam trên xứ người.

Nguồn: thanhnien.vn /Nguyễn Hữu Tài

Hướng dẫn chuyển bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe Thụy Điển

Trước đây Cộng Đồng Việt (CDV) đã có một số bài nói về những qui định của Thụy Điển về bằng lái xe hay giấy phép lái xe. Nhưng nay CDV sẽ viết 1 bài riêng nói rõ cho anh chị em biết về cách chuyển đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái Thụy Điển. Đối với những anh chị em có những bằng lái xe ở các quốc gia khác thì vui lòng xem các bài viết sau lại sau .

Qui định về lái xe quốc tế tại Thụy Điển

Qui định về bằng lái nước ngoài tại Thụy Điển

Qui định về đổi bằng lái xe Thụy Điển (phần 1)

Qui định về đổi bằng lái xe Thụy Điển (Phần 2)

  1. Hiệu lực của bằng lái xe Việt Nam

Sau đây chúng ta bắt đầu làm việc. Ở đây chúng ta cần phải làm rõ về tính chất có hiệu lực của bằng lái mà anh chị em đang có để biết hướng xử lý.

Trước hết CDV xin làm rõ các khái niệm về bằng lái xe của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang có 3 hình thức bằng lái xe như sau :

  1. Loại 1  : Bằng lái xe trong nước : đây là bằng lái xe được lưu hành trong nội địa , không có giá trị quốc tế .
Bằng lái xe trong nước
  • Loại 2 : Bằng lái xe quốc tế nhưng do 1 số cơ quan hoặc dịch vụ pháp luật trong nước thực hiện. Tính pháp lý của bằng lái xe này thì không đảm bảo cần phải xem xét lại ở từng quốc gia.
Bằng lái xe quốc tế
  • Loại 3: Bằng lái xe quốc tế do Tổng cục đường bộ ban hành và chỉ mới bắt đầu cấp kế từ ngày 1/11/2015. Tính pháp lý của bằng lái xe này được Nhà Nước Việt Nam cam kết là có hiệu lực tại 85 quốc gia trong đó có Thụy Điển và thời hạn có hiệu lực là 3 năm.

2.Thụy Điển chấp nhận hình thức bằng lái nào của Việt Nam ?

Nếu như anh chị em có theo dõi các bài viết trước đây của CDV sẽ thấy rằng : hiện nay tại Thụy Điển chỉ có 2 loại bằng lái xe hợp pháp được phép lưu hành đó là  :

  1. Bằng lái xe do Transportstyrelsen (tạm dịch : Sở Giao Thông) của Thụy Điển cấp.
  2. Bằng lái xe do các nước trong khối EES (Khối cộng đồng Châu Âu) cấp.

Điều này có nghĩa là dù tất cả các bắng lái còn lại do các quốc gia khác cấp kể cả bằng lái quốc tế thì Thụy Điển cũng không chấp nhận.

Như vậy 1 số người thắc mắc rằng Thụy Điển có thông gia Công Ước Vienna thì tại sao lại không chấp nhận bằng lái quốc tế được cấp bởi các nước tham gia Công Ước này.

Nếu đọc kỹ luật thì chúng ta sẽ thấy rằng Thụy Điển chỉ chấp nhận bằng lái do chính cơ quan Transportstyrelsen cấp có nghĩa rằng theo qui định này Thụy Điển bắt buộc tất cả các bằng lái do các nước ngoại trừ các quốc gia thuộc khối EES phải được giám định và chuyển đổi thành bằng lái Thụy Điển.

Như vậy nếu như bạn có 1 trong 3 loại bằng lái xe do Việt Nam cấp kể trên thì bạn có thể làm thủ tục với Transportstyrelsen và yêu cầu họ giám định và cấp cho bạn bằng lái tạm thời của Thụy Điển.

Hướng dẫn chuyển đổi Bằng lái Việt Nam sang bằng lái Thụy Điển sẽ được viết dưới đây.

3. Thời hạn có hiệu lực của các bằng lái xe Việt Nam sau khi chuyển đổi thành bằng lái Thụy Điển

1 số anh chị em thắc mắc về thời hạn hay thời gian có hiệu lực của bằng lái xe tạm thời của Thụy Điển sau khi chuyển đổi thì CDV xin trả lời như sau  :

  1. Đối với loại 1 và loại 2 thì chỉ được 1 năm và ngày bắt đầu có hiệu lực được tính từ ngày bạn có 10 số cá nhân Personnummer hay ngày bạn đăng ký lưu trú tại Thụy Điển với sở Thuế.
  2. Đối với loại 3 thì hiện nay do loại này chỉ mới được Nhà Nước Việt Nam ban hành gần đây ( và theo công ước thì thời hạn có hiệu lực của bằng lái xe này lên đến 3 năm đổi với tất cả các nước tham gia công ước) nên CDV không thể trả lời chính xác thời hạn có hiệu lực của loại bằng lái này sau khi chuyển đổi là 1 năm hay 3 năm. Muốn biết chính xác thì CDV cần phải có 1 bằng lái của anh chị em nào đó cần chuyển đổi, gửi lên giám định và họ sẽ cấp lại bằng lái mới có ghi thời hạn có hiệu lực thì mới có câu trả lời chính xác cho anh chị em.

Cho nên nếu như anh chị em nào có nhu cầu chuyển đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe Thụy Điển mà không rõ cách làm có thể liên hệ với CDV để chúng tôi có thể giúp đỡ anh chị em mặt khác cũng là giúp đỡ lại CDV có thêm thông tin về thời hạn của loại bằng lái này sau chuyển đổi và cung cấp cho những anh chị em đến sau.

Mọi thông tin liên lạc vui lòng comment dưới bài viết này hoặc gửi về địa chỉ mail:

congdongviet.se@gmail.com

Hoặc inbox qua fanpage : https://www.facebook.com/congdongviet.se/?ref=hl

4. Hướng dẫn chuyển đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe Thụy Điển

Dù là bằng lái xe quốc tế loại 3 hay 1, 2 thì muốn sử dụng hợp pháp tại Thụy Điển đều phải chuyển đổi sang bằng lái Thụy Điển và do chính Transportstyrelsen cấp. Sau đây là thủ tục xin chuyển đổi và cấp bằng lái mới như sau  :

  1. Đặt mẫu giấy ” Đăng ký chuyển đổi bằng lái nước ngoài ” tại đây : “

Beställ blankett ” . Bạn sẽ cũng cần phải đặt thêm 1  trong 2 mẫu đơn dưới đây:

1a. Mẫu ” Khám sức khỏe” và “Chứng nhận về sức khỏe mắt ” nếu bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : AM, A1 , A2, A, B hoặc BE

1b. Mẫu ” Giấy chứng nhận của bác sĩ ” nếu như bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : C1, C1E, CE, D1, D1E, D hoặc DE.

  1. Tiền phí : 150 kronor. Bạn sẽ trả tiền phí đăng ký này thông giấy trả tiền từ Sở Giao Thông (Transportstyrelsen) sẽ gửi về nhà cho bạn.
  2. Sau khi điền thông tin và các mẫu đơn thì bạn sẽ gửi tất cả hồ sơ bao gồm : Mẩu đơn đăng ký, các giấy chứng nhận sức khỏe, bằng lái xe gốc của bạn đến địa chỉ : Transportstyrelsen , 701 97 Örebro

Nếu như Sở Giao Thông chấp nhận hồ sơ của bạn thì bạn sẽ nhận được một quyết định  với thư mời bạn đến Văn phòng của Sở Giao thông.  Tại đây bạn sẽ chụp hình và ký tên . Khi đi bạn cần phải mang theo ID kort.

Trước khi bằng lái xe mới của bạn được sản xuất , bạn cần phải trả tiền phí sản xuất thẻ nhựa là 150 kronor cho Sở Giao Thông. Giấy trả tiền này sẽ được gửi kèm theo quyết định về nhà bạn.

Bằng lái xe mới sẽ được gửi về nhà bạn qua thư bảo đảm.

Sở Giao Thông cũng sẽ gửi trả  bằng lái xe nước ngoài của bạn đến cơ quan nơi cấp phép lái xe của bạn.