Tag Archives: Việt Nam

Rắc rối cách ly y tế nếu đi từ Thụy Điển về Việt Nam ?

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có chỉ thị chính thức nào về việc cách ly y tế bắt buộc đối với các hành khách từ Thụy Điển về Việt Nam, tuy nhiên những phát sinh bất ngờ do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp là không thể lường trước ?

Nguy cơ cách ly y tế khi đi du lịch mùa dịch

Hệ quả

Những phát sinh bất ngờ ?

Sự lây lan nhanh và mạnh của dịch bệnh Corona là điều không còn tranh cãi .
Chẳng hạn chỉ trong 2 ngày 7/3 và 8/3 Việt Nam đã tăng từ 16 ca lên đến 30 ca trong khi Việt Nam đã áp dụng những biện pháp phòng dịch gắt gao nhất.
Chưa kể đến Thụy Điển cũng nằm trong vùng phụ cận tâm dịch Châu Âu và số ca cũng đang tăng chóng mặt khi chỉ trong tuần lễ đầu tháng 3 đã tăng 203 cho đến nay ( Các số liệu được cập nhật tại thời điểm bài viết).
Bất ngờ hơn là chính phủ Ý cũng tuyên bố cách ly toàn bộ 16 triệu dân chiến 1/4 dân số nước Ý biến nơi đây thành Vũ Hán thứ 2 ngoài Trung Quốc.

Rủi ro khi quá cảnh ?

Trên đây chỉ mới đưa ra những tình huống từ Việt Nam và Thụy Điển , trong khi rủi ro trong việc quá cảnh cũng phải được tính đến bởi vì hiện nay giữa Việt Nam và Thụy Điển không có chuyến bay trực tiếp mà phải quá cảnh qua các nước trung gian.
Các nước quá cảnh hiện nay trong đường bay Thụy Điển Việt Nam thường là : Pháp , Anh , Dubai, Hà Lan hoặc Đan Mạch .

Trong đó Pháp , Anh cũng là những quốc gia cũng đang có dịch bệnh Corona hoành hành. Bên cạnh đó yếu tố các hành khách nhiễm bệnh không khai báo để được bay cũng đáng lo ngại như trường hợp của công dân Nguyễn Hồng Nhung của Việt Nam là hết sức nguy hiểm cho phi hành đoàn.
Do đó chúng ta không thể lường trước được việc bất ngờ 1 ngày đẹp trời ở Việt Nam, các nhân viên y tế chính phủ bất ngờ ập vào nhà thông báo rằng mình cần phải cách ly do đi chung với 1 hành khách đã nhiễm bệnh.

Đây rõ ràng không còn là 1 tinh huống giả tưởng khi ở Việt Nam các hành khách đi chung với Nguyễn Hồng Nhung trên chuyến bay Việt Nam Airline từ Anh về đã bị cách ly y tế.

Tất cả những điều trên chứng minh cho 1 việc là hiện nay các chính sách y tế của từng quốc gia sẽ thay đổi liên tục phụ thuộc vào tình hình bệnh đang lan rộng cho đến nay vẫn chưa được khống chế.

Điều đó nghĩa là không có gì chắc chắn cho việc chính phủ của Việt Nam hay Thụy Điển sẽ công bố cách ly y tế bất ngờ trong 1 thời gian gần.

Khả năng bị lây nhiễm cho hành khách trong quá trình bay

Nếu như điều đó xảy ra , phải chăng các chuyến bay của hành khách sẽ mắc kẹt ở những khu cách ly y tế của Việt Nam hay của Thụy Điển chẳng hạn.

Cập nhật :
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, lây lan nhanh và trên diện rộng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha (áp dụng từ ngày 12/3/2020). Trước đó, Việt Nam cũng đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân Italia (áp dụng từ ngày 03/3/2020) và Hàn Quốc (áp dụng từ ngày 29/2/2020).

Từ 19/03 ,những người thuộc diện cách ly bắt buộc khi từ nước ngoài về sẽ được đưa đến nơi tập trung rồi làm xét nghiệm chứ không làm luôn tại sân bay để giảm bớt ùn tắc tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, lây lan nhanh và trên diện rộng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha (áp dụng từ ngày 12/3/2020). Trước đó, Việt Nam cũng đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân Italia (áp dụng từ ngày 03/3/2020) và Hàn Quốc (áp dụng từ ngày 29/2/2020).

Về phía Thụy Điển : kể từ ngày 19/03/2020 : Thụy Điển cũng tạm dừng nhập cảnh đối với người dân không thuộc khối Châu Âu. Lệnh này có giá trị trong 30 ngày.

Đối với những người không có công ăn việc làm ở Thụy Điển như người lớn tuổi nghỉ hưu về Việt Nam chơi dài hạn 3 đến 6 tháng thì không vấn đề gì nhưng với những người đang đi làm hoặc nghỉ phép , thời hạn về Vn chỉ có vài tuần lễ đến 1 tháng thì rõ ràng cách ly y tế 14 ngày thì còn gì chuyến nghỉ dưỡng ?
Chưa kể gần đến ngày về lại Thụy Điển hoặc về đến Thụy Điển thì bị tuyên bố cần cách ly y tế sẽ dẫn đến những rắc rối với hãng xưởng hay chủ lao động , mất lương không nói gì , khả năng mất luôn việc vì chủ lao động sợ bị lây bệnh hoặc tạo tác động không tốt đến các nhân viên khác.
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân trình bày để khuyến cáo người Việt ở Thụy Điển nếu không có lý do quan trọng gì thì nên tránh đi lại giữa Việt Nam và Thụy Điển nói riêng và du lịch ở các nước khác nói chung.

Người Thụy Điển không du lịch đến Việt Nam , Thái Lan trong 2 tháng tới do lo ngại dịch cúm Corona

Theo tin tức từ SVT (đài tiếng nói Thụy Điển) thì hiện nay các công ty du lịch và hãng hàng không nhận được rất nhiều cuộc gọi  từ các hành khách lo lắng về tình hình dịch cúm Corona đang hoành hành ở Trung Quốc và sự lây lan ra các nước xung quanh như Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên bộ ngoại giao Thụy Điển vẫn chưa có khuyến cáo bãi bỏ các chuyến bay đến các nước này, chỉ duy nhất là không khuyến nghị các chuyến bay đến thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc nơi dịch bệnh Virus Corona bùng phát.

Không được hoàn tiền nếu hành khách hủy chuyến hoặc vé máy bay 

Hiện nay hãng du lịch lữ hành TUI là có các tour du lịch đến Thái Lan và Việt Nam và cũng đồng thời nhận được rất nhiều quan tâm lo lắng từ phía hành khách.

Đại diện hãng lữ hành này có phát biểu với phóng viên về tình trạng hiện nay như sau :

-Có khá nhiều hành khách gọi điện thắc mắc về các tour du lịch như thế vào sáng nay. Họ lo lắng và muốn biết rằng các chuyến bay có bị hủy hay có an toàn hay không ? Điều dĩ nhiên là phần lớn trong trong số họ muốn hủy chuyến bay.

Thực tế đã có rất nhiều người đặt vé cho kỳ nghĩ lễ “Sportloven” vào mùa hè này và nay họ muốn hủy vé nhưng sẽ không nhận lại được tiền bồi thường.

-Việc hủy vé và bồi thường sẽ được  thực hiện theo qui định bay thông thường. Chúng tôi tuân theo các khuyến nghị của bộ ngoại giao Thụy Điển và chỉ bồi thường khi phía Trung Quốc hay nơi mà hành khách du lịch đến tuyên bố đóng cửa cách ly.

“Nhiều hành khách liên hệ với bên dịch vụ Hỗ trợ ”
Hãng hàng không Apollo cũng nhận được nhiều cuộc gọi trong sáng thứ Hai.

– Chúng tôi không tiếp được hết các cuộc gọi  , nhưng có nhiều người gọi ngày hôm nay đều đề cập đến để được tư vấn hỗ trợ, nhân viên quản lý  của Apollo, Erika Butterworth nói.

Trong chương trình tư vấn vào Chủ nhật, chúng tôi sẽ sắp xếp hai chuyên gia tư vấn cho hành khách về vấn đề có nên đi du lịch Thái Lan lúc này không ?

Theo Erika Butterworth tại Apollo, doanh số vé du lịch đã giảm trong tuần qua.

– Tuần trước, chúng tôi đã thấy rằng chỉ bán khoảng được một nửa số chuyến bay đi đến các điểm đến như ở Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ so với thời gian trước khi dịch bệnh bùng phát. Và trong suốt cuối tuần, chúng tôi gần như không bán được bất kỳ chuyến bay nào đến các địa điểm nói trên trong hai tháng tới một cách bất thường. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu tất nhiên. Người dân đang rất lo lắng.

Cái giá cho tấm visa lao động Thụy Điển

Những ngày vừa qua scandal về visa lao động Thụy Điển trong ngành nail trên kênh truyền hình quốc gia Thụy Điển đã tạo lên một cơn địa chấn cho không chỉ cộng đồng người Việt sinh sống tại đây mà nó còn tạo ra 1 luồng sóng dư luận lớn cho toàn Thụy Điển cũng như các nước lân cận. Sự thật về thẻ visa lao động tại Thụy Điển của người Việt Nam đã được hé mở một phần.

Hôm nay CĐV sẽ giới thiệu thêm đôi điều về quy định của luật cũng như cái giá mà lao động Việt Nam phải trả cho tấm visa này. Nó không chỉ là cái giá bằng tiền, mồ hôi nước mắt được đưa lên phóng sự, mà nó thậm chí còn cả là tuổi thanh xuân, máu, đạo đức, nhân cách con người. Qua đó các bạn đã và đang có ý định đi lao động tại Thụy Điển nói riêng và các nước phát triển nói chung hiểu biết hơn để bảo vệ chính mình.

1. Khi có cầu ắt có cung : dịch vụ làm visa lao động Thụy Điển mọc lên như nấm sau mưa

Càng ngày càng có nhiều người Việt Nam khát khao làm các thủ tục xuất khẩu lao động ra nước ngoài hòng tìm kiếm cơ hội để đổi đời cũng như giúp đỡ gia đình, người thân. Ngoài những thị trường tiếp nhận lao động cũ như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…thì giờ đây thị trường này đã mở rộng sang cả Châu Âu trong đó có Thụy Điển. Có cầu khắc có cung là các trung tâm, công ty môi giới xuất khẩu lao động mọc lên như nấm để nhằm mục đích kinh doanh trục lợi.
2. Những kẻ hở trong pháp luật cấp visa lao động Thụy Điển giúp nhiều người Việt Nam có cơ hội định cư tại đây

Nhu cầu về nhập khẩu lao động ở các nước phát triển tăng cao do dân số ít, thiếu lao động. Pháp luật các nước này cũng thừa nhận và khá dễ dàng tạo điều kiên cho các doanh nghiệp tiếp nhận lao động từ nước khác.
Riêng tại Thụy Điển những năm gần đây tiếp nhận khá nhiều lao động từ Việt Nam chủ yếu là trong ngành nhà hàng và ngành nail. Luật pháp của Thụy điển có quy định rất rõ ràng về các loại công việc, thời hạn visa lao động, yêu cầu được cấp…. Theo đó: một người lao động có thể được visa lao đông chỉ trong vòng vài tuần kể từ ngày nộp đơn. Tùy thuộc vào thời gian được cấp visa lao động là bao nhiêu 6 tháng, 1 năm, 2 năm mà người lao động sẽ có cơ hội được gia hạn tiếp và có thể định cư ở lại Thụy Điển. Thậm chí nếu lương cao, người đó có thể kéo theo vợ/chồng, con.

3. Vấn đề nằm ở thỏa thuận giữa chủ lao động với người lao động để xin Sở di dân cấp visa lao động Thụy Điển

Tất nhiên việc được định cư ở lại là cả một quá trình gian nan cực khổ, mà người lao động hoàn toàn phải phụ thuộc vào chủ. Để được visa lao động bạn phải có được lời mời của chủ với khoản tiền lương ít nhất là 13.000 Thuy Điển trước thuế. Chủ của bạn phải chi trả bảo hiểm ốm đau, bảo kiểm tính mạng, bảo hiểm lao động, bảo hiểm hưu trí…

Thông thường bạn sẽ được visa lao động từ 1-2 năm để đến Thụy điển làm việc. Trong thời gian này chủ phải đóng đầy đủ các loại bảo hiểm và đóng thuế đầy đủ cho bạn theo quy định của luật. Nếu có bất kỳ sự sai xót nào của chủ, ví dụ như khai thiếu thuế, đóng sai bảo hiểm….. dù chỉ 1 đồng thôi là người lao động hoàn toàn không có cơ hội gia hạn tiếp visa và buộc phải về nước. Trong 1-2 năm đầu người lao động phải phụ thuộc hoàn toàn vào chủ.

4. Khi quy tắt ngầm về visa lao động Thụy Điển được phóng sự điều tra phanh khui

‘Quy tắc ngầm’ trong hợp tác lao động giữa người lao động Việt Nam và chủ bên phía Thụy Điển đã được đề cập trên phóng sự vừa qua: Người lao động phải mất 1 khoản tiền lớn hơn cả 1 gia tài để nhận được hợp đồng làm việc, với những lời hứa hẹn sẽ được gia hạn visa, làm việc lương cao, có chỗ ăn ở, chế độ ưu đãi, tương lai định cư ở lại….Do ước mơ về một tương lai chói lòa mà người lao động Việt Nam đã bất chấp tất cả, sẵn sàng vay mượn, bán nhà…để hòng có được visa.

5. Sự thật khắc nghiệt và cái giá phải trả cho tấm visa lao động Thụy Điển

Trái ngược với giấc mơ thì sự thật lại mang tới ngỡ ngàng mà rất nhiều người trong số họ có thể phải trả giá.
– Tại Thụy Điển có khá nhiều công ty ‘ma’ hoạt động hợp tác với các trung tâm môi giới tại Việt Nam để lừa đảo. Rất nhiều người mất trắng tiền mà không được nhận visa
– Những ai may mắn gặp được chủ lao đông thật sự. Họ nhân được visa sang lao động, thif lại bị bóc lột sức lao động với đồng lương rẻ mạt, giờ làm việc nhiều, chỗ ở chật hẹp…. Vì chủ lao động biết chắc chắn rằng họ có quyền hạn rất lớn trong việc gia hạn cho người lao động.
– Trong suốt quá trình lao động để đợi visa gia hạn,người lao động thậm chí còn phải trả thêm một khoản tiền, hoặc các điều kiện khác của chủ để được gia hạn visa. Nếu không, họ chắc chắn sẽ phải về nước.
– Cũng có rất nhiều nguoi dù đã trả 1 một khoản tiền lớn rồi, đã chịu làm việc với đồng lương ít ỏi rồi, chấp nhận các điều kiện khác của chủ. Vậy mà chủ lao động vẫn xảo trá, gian lận giấy tờ, trốn thuế, không đóng bảo hiểm. Để người lao động không thể gia hạn được visa. Bao nhiêu công sức đổ xuống sông, xuống biển.
– Tại một số nước khác đã xuất hiện việc đe dọa, đánh đập, bạo hành, hãm hiếp lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ, buôn bán nội tạng thông qua hợp đồng lao động đói với các lao động đến từ đất nước thứ 3.

– Lừa lọc, dối trá, bán đứng bạn bè người thân, thay đổi bản chất nhân văn để có được visa là chuyện thường gặp trên hành trình tìm kiếm cơ hội định cư ở lại của người lao động.
– Sự tham lam, dối trá, bóc lột, bất chấp pháp luật cũng là cách mà phổ biến nhiều chủ lao động đã đối xử với nhân viên.

6. Hệ lụy khi sự thật về tấm visa lao động Thụy Điển được đưa ra ánh sáng

Bỏ qua sự thật ai đúng ai sai trong phóng sự ngành nail vừa qua. Scandal lần này đã tạo một hệ lụy ảnh hường không hề nhỏ nhoi.

– Cánh cửa visa lao động cho nhiều người sẽ gặp khó khăn hơn. Và đặc biệt có những người đang lao động miệt mài để mong có được visa gia hạn thì đứng ngồi không yên.
– Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nail, nhà hàng thường xuyên theo bảo lãnh người lao động sẽ thuộc tầm ngắm của chính quyền sở tại. Do đó các hoạt động kinh doanh thương mại của người Việt sẽ gặp rất nhiều hạn chế.
– Ánh mắt của người Thụy Điển, cũng như những nước khác đối với người Việt Nam cũng có nhiều thây đổi hơi tiêu cực.

7.Lời kết

cũng như lời khuyên chân thành đến các bạn đọc thân mến. Hãy tìm hiểu kiến thức xã hội, pháp luật và thực tiễn cuộc sống để bảo vệ chính mình, đặt lợi ích lâu dài lên trên. Đừng vì những lợi ích cá nhân trước mắt mà làm xấu đi cả một khuôn hình đẹp. Sống gắn bó và đoàn kết ắt hẳn sẽ có niềm vui. Các bạn nên nhớ Luật nhân quả bao giờ cũng tồn tại, chỉ có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi. Nhiều khi quả đến muộn hơn nên nhiều người lầm tưởng rằng nó sẽ không xảy ra. Chúc các bạn thành công.

Chỉ phàn nàn về tiền lương, Thu đã bị đuổi việc và mất luôn cơ hội định cư Thụy Điển theo diện lao động

Vừa qua trên kênh truyền hình nhà nước Thụy Điển và website đã đăng tải một trường hợp hết sức đáng tiếc về hành trình định cư Thụy Điển của 1 đôi vợ chồng Việt Nam tên là Thu và Hùng, qua đây là lời cảnh báo cho hiện trạng rất phổ biến việc nhiều tiệm nail và nhà hàng sử dụng nhu cầu định cư của người lao động Việt Nam như một công cụ để chèn ép họ và thậm chí có thể khiến họ mất cả cơ hội định cư Thụy Điển.

Câu chuyện được bắt đầu khi đôi vợ chồng Thu và Hùng nhận được hợp đồng rằng họ sẽ được làm việc trong một tiệm nail với mức lương rất tốt nhưng ngược lại Thu phải trả gần 200.000 kronor (tương đương khoảng 520 triệu VND) cho một giấy phéo lao động tại Thụy Điển. Nhưng sau khi đến làm việc tại Thụy Điển họ mới nhận ra hợp đồng đó có vấn đề không phù hợp. Thu chỉ nhận được một phần tiền lương khi được trả ra và phần còn lại cô phải đưa lại cho người chủ tiệm nail.

Tiệm nail mà Thu làm việc được điều hành như một công ty tư nhân theo dạng nhượng quyền thương hiệu “Five five Nail” là một chuỗi tiệm nail lớn nhất Thụy Điển. Vì cảm thấy bất công nên cô đã phàn nàn về mức lương đó và điều đó khiến cô phải nghỉ việc.

Hiện cô đã kiện công ty và nhận được giấy phép cư trú tạm thời khi Sở di cư đã báo cáo đến cảnh sát về vụ việc có liên quan đến nạn buôn người. Đồng thời, chủ nhân mới của cô đang cố gắng sắp xếp giấy phép làm việc mới.

Nhưng chồng chị , anh Hùng có nguy cơ phải quay về Việt Nam. Thu lo lắng cho tương lai, vì cô đang mang thai.

-Tôi phải đi làm mỗi ngày và chăm lo tất cả mọi việc ở nhà. Nếu đột nhiên một ngày nào đó tôi sanh nở thì tôi không biết ai sẽ giúp tôi đến bệnh viện – Thu tâm sự.

Thu và Hùng kể về hành trình định cư và lao động tại Thụy Điển với lời hứa có thể kiếm “2000 đến 3000 usd mỗi tháng”

Theo phát biểu của người sáng lập thương hiệu “Five Five Nails” : cần phải đảm bảo tuân thủ các thỏa thuận lao động giữa Thu và tiệm nail nơi cô làm việc , bên cạnh đó họ cũng giải thích với Hội đồng thanh tra rằng số tiền mà doanh nghiệp này trả lại cho Thu phụ thuộc vào chi phí ăn uống, các khoản vay mượn mà họ đã giúp nhân viên của họ gửi tiền cho gia đình ở Việt Nam, điều mà Thu và người thân của cô ấy cho rằng không hợp lý.

Người sáng lập Five Five Nails, Wing Lưu, đã trả lời thông đại diện rằng ông rất tiếc rằng nhân viên của các cơ sở nhượng quyền không hài lòng với tình huống như vậy tại các tiệm. Cơ sở đại diện cũng viết trong e-mail rằng Wing Lưu sẽ đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng tuân thủ luật pháp Thụy Điển – và các thỏa thuận tập thể cũng sẽ phải tuân thủ như vậy.

Ghi chú :
1. Nếu bạn có ý kiến hoặc cảm nghĩ về vấn đề này hãy mail về cho chúng tôi tại hộp mail: congdongviet.se@gmail.com . Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến của các bạn để phản ánh lại với cộng đồng cho mọi người có cách nhìn khách quan hơn về nghề nail ở Thụy Điển.

2.Toàn bộ nội dung được dịch hoàn toàn từ bản tin của website chính thức của Đài truyền hình Thụy Điển. Congdongviet.se mong muốn đem đến những thông tin trung thực nhất về tình hình nghề nail ở Thụy Điển đến cho đọc giả có cái nhìn chính xác về ngành công nghiệp đang hot này. Nếu đọc giả thấy hay hãy like và share để những người đang quan tâm có thể có thêm thông tin cho những quyết định sau này của mình.

Tổng hợp từ SVT , link gốc : https://www.svt.se/nyheter/granskning/ug/thu-klagade-pa-lonen-och-fick-sluta-pa-jobbet-forlorade-sitt-arbetstillstand

Chạnh lòng thân phận người Việt ở Thụy Điển

So với cuộc sống đua chen ồn ào ở Việt Nam thì cuộc sống ở Thụy Điển lặng lẽ và êm đềm như không khí lạnh lẽo của nó tại xứ sở Bắc Âu này.

Đã có rất nhiều bài viết nói về nơi đây gần như một thiên đường đối với con người với những đãi ngộ tốt nhất của xã hội nhưng có biết đâu đằng sau những hào quang ấy vẫn tồn tại những mảnh đời cô đơn và ngậm ngùi sống cho trọn kiếp với thân phận người Việt ở xứ người.

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người Việt xa quê giống như bạn bứng một cái cây từ vùng đất nó mọc lên từ nhỏ rồi cắm vào ở nơi xa lạ với thổ nhưỡng và không khí hoàn toàn trái ngược kể cả khi nơi đó là 1 vùng đất trù phú và màu mỡ. Cái cây đó thời gian đầu vẫn phát triển èo uột , quặt quẹo rồi mới từng bước đâm chồi mọc rể thích nghi với điều kiện mới.

Điều này sẽ được phản ánh rõ nét trong những cuộc đời mà tôi từng tiếp xúc và bắt gặp dưới đây. Chẳng hạn như bất chợt đâu đó tôi từng chứng kiến những tin nhắn, những lời than vãn thậm chí là chửi rủa khi mang thân phận của 1 di dân trên xứ người dù là thế hệ đầu tiên của người Việt định cư hay thế hệ thứ 2 thì vẫn tồn tại những phân biệt, kỳ thị giữa người phương Tây và người Á Châu hay thậm chí là giữa chủ lao động vào người lao động.

Vấn đề về lao động

Nói về các vấn đề lao động ở Thụy Điển thì việc bóc lột sức lao động đối với người làm thuê trong các nhà hàng, tiệm nail thì đã quá cũ và là vấn đề muôn thưở .

Thậm chí nhiều người lao động cực khổ sau 4 năm để mong chờ giấy định cư mới phát hiện ra chủ ” quên ” đóng thuế cho mình để rồi trượt mất cơ hội nhập quốc tịch cũng là chuyện bình thường.

Nhưng nhiều người cũng quên đi mất những chuyện nho nhỏ xung quanh cuộc sống như sức khỏe, hiểu biết xã hội cũng là vấn đề mà ít người để ý

Mới đây thôi một anh thợ nail sang Thụy Điển theo định cư lao động tâm sự với CDV rằng:
” Mình ho quá không biết phải làm sao ?
Mua thuốc uống rồi vẫn không khỏi ?
Mình mua 1 hộp thuốc 15 viên giá 65 kr
Nipaxon
50g
Noskapin
Mình qua 1 tháng rồi chưa có lương
Mình đi nhặt lon kiếm kr
Tuần cũng được 20 kr…

Tôi có 1 người bạn ở Việt Nam mới sang , thời gian đầu rất nhiệt quyết học tiếng Thụy Điển theo chương trình SFI ( Svenska för invandare – tiếng Thụy Điển cho người nhập cư miễn phí của chính phủ) nhưng chưa tới 2 năm anh lại khao khát được đi làm kiếm tiền .

Được người bạn giới thiệu vào 1 nhà máy sơn làm thử với nhiệm vụ là chỉ bê hàng móc lên các máng treo trên băng chuyền để đưa vào sơn , chỉ trong vòng 3 ngày làm việc anh đã bỏ cuộc không hề suy nghĩ. Hỏi tại sao anh bảo : ” Một là đi xe buss chuyển và chờ đợi mệt quá , nhất là sau khi tan ca xong rất mệt mà còn phải ngồi chờ . Hai là công việc nặng nhọc quá kham không nổi” .

( Ở tỉnh của mình đang sống rất dễ kiếm việc làm, thậm chí nói bập bẹ tiếng Thụy Điển hoặc không biết tiếng vẫn xin được việc làm chỉ là công việc như vừa mô tả hơi nặng , liệu các bạn muốn định cư theo diện lao động có kham nổi ? )

Vậy đấy , lao động ở Thụy Điển đâu phải chuyện dễ ? Nhưng rất nhiều bạn nhắn tin cho CDV nói rằng công việc nặng nhọc tới đâu cũng chịu được .

Hầu hết người Thụy Điển bản địa đều lao động đến 65 tuổi mới về hưu thậm chí có người còn xin làm việc kéo dài thêm 2 năm đến tận 67 tuổi rồi 69 tuổi . Thế mới biết thể trạng sức khỏe của người Thụy Điển tốt cỡ nào nhưng ngược lại người Việt sang đây chỉ đến 60 là ai cũng muốn về hưu non . Thậm chí có nhiều người lao động trong các nhà máy công nghiệp nặng vừa hết tuổi về hưu 65 tuổi cũng là lúc về với tổ tiên, không kịp hưởng khoảng lương hưu đóng cho nhà nước mấy chục năm.

Dù rằng thực phẩm sạch và không khí trong lành khiến Thụy Điển là 1 trong những đất nước có môi trường tốt nhất thế giới nhưng nó cũng tồn tại những điều kiện khắc nghiệt không tốt cho thể trạng người Việt như khí hậu lạnh lẽo cùng với lao động nặng nhọc khiến nhiều người Việt thường mắc các chứng bệnh về xương khớp , đặc biết là thoái hóa đốt sống, khô chất nhờn khớp gối.

Các căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đeo bám cảm giác đau nhức rất khó chịu làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Việt đang lao động tại đây.

Vấn đề về kỳ thị

Vài tháng trước vào hãng làm việc thì nghe Cô Bảy ( tên nhân vật đã được thay đổi) cự cãi với quản đốc của mình bằng tiếng Thụy Điển với giọng ngẹn ngào:
” Tao ngày nào cũng ăn khoai tây để tóc hết đen cho tụi bay khỏi kì thị ”

Hoặc chuyện lương bổng cũng vậy, người Việt khi làm công nhân trong các nhà máy lương bao giờ cũng thấp hơn so với người bản địa cùng vị trí. Chuyện không ai nói ra nhưng nó vẫn cứ là bức xúc cho thân phận người lao động Việt Nam khi làm cho các chủ là người Thụy Điển bản địa.

Tất nhiên cũng có những người may mắn được gặp những người chủ tốt bụng nhưng được mấy người ?

Vấn đề về thế hệ

Một lần trong giờ giải lao , anh em ra ngoài hiên hút thuốc, tôi nghe anh đồng nghiệp hỏi 1 chú lớn tuổi người Việt : ” nghe nói con anh mới được nhận vào hãng mình làm luôn hả ? vui ha, cha con làm chung hãng rồi, cả 2 đời đều cống hiến cho hãng này rồi ”

Câu nói tưởng chừng nghe như 1 tin vui nhưng nghe sao bùi ngùi quá. Cả một đời người cha vất vả làm công nhân trong 1 hãng sắt nặng nhọc tưởng chừng hy sinh để đào tạo thế hệ sau tốt hơn có thể ngồi văn phòng hay ít nhất cũng có công việc nhẹ hơn nhưng rốt cuộc con cái lại cũng lao vào cái vòng lẩn quẩn theo cha vào tiếp tục 1 cuộc đời làm thuê hãng xưỡng.

Vấn đề gia đình

Hoặc đâu đó rất nhiều câu chuyện hôn nhân của nhiều gia đình Việt tan vỡ sau nhiều năm chung sống . Thậm chí có những người chồng cưới vợ ở Việt Nam sang chập nhận đi làm cực khổ nuôi người vợ trong thời gian đầu để hòa nhập được với cuộc sống mới rồi lại giúp cả gia đình vợ bảo lãnh anh em sang nhưng đến cuối vẫn đường ai nấy đi, chôn dấu đời mình trong lãng quên và cô đơn.

Hay nhiều ông chồng sống với vợ con mấy chục năm chịu cực chịu khổ , hạt muối chia đôi vậy mà chỉ sau 1 chuyến về Việt Nam thì lại lập “phòng nhì” . Đây không chỉ là câu chuyện của Thụy Điển mà là cả một thế hệ Việt Kiều khắp thế giới ! Nguyên nhân vì đâu liệu có ai đã chịu nhìn nhận và phân tích ?

Đừng nói tới riêng Việt Kiều mà gần đây phong trào cưới vợ Châu Á đặc biệt là Thái Lan cũng nở rộ ở Thụy Điển đến nỗi nó cũng trở thành vấn nạn đối với phụ nữ Thái Lan bởi vì người Thụy Điển rất thực dụng và không có nặng tình cảm, họ sẵn sàng bảo lãnh người vợ Thái Lan sang Thụy Điển nhưng khi người đó không vừa lòng hoặc không phục vụ họ như ý họ muốn, đàn ông Thụy Điển sẵn sàng gửi trả người đó về đất nước của họ.

Do vậy người Việt Nam thường bảo nhau rằng “đừng có mà dại cưới vợ hoặc cưới chồng từ Việt Nam sang Thụy Điển, ở vài năm chúng nó đủ lông đủ cánh rồi sẽ bay đi mất” . Đó là 1 thực trạng rất đau lòng của nhiều gia đình Việt Nam, câu nói đó hoàn toàn sai về mặt lý luận nhưng nó lại đúng về thực tế ly hôn của người Việt ở Thụy Điển.

Nhưng tình trạng ly hôn này không chỉ riêng của người Việt mà cả một đất nước, xã hội Thụy Điển đang gặp bế tắc vì tỉ lệ thống kê về hôn nhân của Thụy Điển cho thấy 50% người Thụy Điển đều ly hôn. Nguyên nhân nằm ở đâu đó của cuộc sống thực dụng, đời sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền khiến cho mọi người đều chỉ sống cho mình mà quên đi nhẫn nhịn và yêu thương mới là sợ dây kết nối gia đình.

Nếu bạn đang có ý định định cư ở Thụy Điển hãy cân nhắc kỹ các vấn đề trên để xem cái nào mình chấp nhận được, cái nào mình giải quyết và chịu đựng được.
Và nếu bạn thấy hay hãy like và share bài viết để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ với quí đọc giả về cuộc sống ở Thụy Điển cho mọi người hiểu rõ hơn.

Patriot – Congdongviet.se tổng hợp.

Người bị viêm gan B có được xét duyệt nhập cảnh Thụy Điển không ?

Xin phép được hỏi ace là có ai biết case nào hoặc thông tin từ website có nêu ra thông tin khi xin PR (đơn xin nhập cảnh Thụy Điển theo diện du học)  sẽ check sức khỏe mà spouse của đương đơn xin PR  bị Viêm gan B thì có bị ảnh hưởng gì không ạ?

Rất mong nhận được thông tin từ cộng đồng.

Trả lời câu hỏi của đọc giả như sau :

Trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Cả gia đình bạn mang quốc tịch Việt nam. Bạn chỉ cần hoàn tất hồ sơ xin visa theo như quy định gửi đến đại sứ quan Thụy Điển tại úc hoặc gửi trưc tiếp tại trang web cục di trú Thụy Điển. Đều có tiếng Anh nên rất dễ dàng cho bạn. Mình chỉ lưu ý 1 điều là để được Visa cho cả gia đình thì lương của bạn phải đảm bảo điều kiện sinh sống. Cụ thể là:
Cụ thể là: 8190 đồng Thụy Điển/tháng cho riêng bạn tiền ăn
           3500 đồng Thụy Điển/tháng cho vợ bạn
           2100 đồng Thụy Điển/ tháng cho con
Luơng bạn khoảng 2,5 nghìn eu = 25000 Thụy Điển trừ thuế bạn còn khoảng 18-20.000 Thụy Điển. CDV thấy rằng bạn có đủ điều kiện để đảm bảo cho cả gia đình
2. Theo như thôn tin bạn cung cấp – bạn đã được chấp nhận đi học PhD tại Thụy Điển và có HB. sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
– Bạn thuộc trường hợp trao đổi nghiên cứu sinh giữa 2 trường đại học. Bạn được chấp nhận nghiên cứu tại Thụy Điển 1 phần của chương trình tiến sỹ của đại học Úc. Nếu bạn là trường hợp này thì bạn nộp đơn xin visa theo dạng đến thăm Thụy Điển có hạn từ 90 ngày đến cao nhất là 1 năm. Thông thường chỉ được 6 tháng. Bạn hoàn toàn có lương như giáo sư bạn đã nói. Với visa dạng này bạn không được nhận số chứng minh (người tai Thụy Điển vẫn gọi là 4 số). Do đó việc bạn (riêng mình bạn) ốm đau đều là do bảo hiểm ốm đau của trường học trả. Việc có visa dưới 1 năm là rất thiệt thòi. Bạn không được đăng ký hộ khẩu lấy số chứng minh của Thụy Điển do đó, việc ốm đau bạn phải có bảo hiểm của trường học hoặc các bảo hiểm cá nhân khác chi trả
Vợ và con bạn trong trường hợp này xin visa theo diện thăm thân nhân ( được visa cao nhất 90 ngày và sau đo được xin gia hạn tiếp). Trong hồ sơ xin visa thăm thân của vợ con bạn buộc phải mua bảo hiểm du lịch để chi trả chi phí ốm đau cho từng người.(theo quy định vợ bạn phải mua 1 loại bảo hiểm mà nhà bảo hiểm có thể bồi thường đến 30.000 euro)
– Nếu bạn thuộc trường hợp thứ 2: Bạn nhận được quyết định chấp nhận bạn đi học toàn bộ chương trình tiến sỹ tại Thụy Điển và sẽ lấy bằng PhD tại Thụy Điển thì: bạn sẽ được xin giấy phép định cư Thụy Điển theo dạng đi học trên 1 năm hoặc cao nhất là 2 năm 1 lần (yêu cầu về được visa đi học 2 năm có trên web cục di trú bạn có thể tham khảo thêm). Với dạng visa vào Thụy Điển này, bạn được cấp chứng minh và được bảo hiểm toàn diện tại Thụy Điển. Noi việc ốm đau của bạn sẽ được quyền như những công dân sinh sống khác tại đất nước này.
Vợ và con bạn sẽ được cấp visa theo visa cùng với hạn visa của bạn theo đó 2 người này cũng được cấp chứng minh và bảo hiểm toàn phần tại Thụy Điển và được quyền khám chữa bệnh như bạn.
3. Việc bạn bị ốm:
– Người đi học là bạn – không phải vợ bạn. Bạn là người mà trường học cho phép đi học, nên bạn được quyền xin visa . vì bạn có đủ sức khỏe để học tập và công tác tại đây. Bạn không có vấn đề gi bận tâm.
– Con bạn có quyền đi theo cha nếu lương của bạn đủ chi trả ( quy định về kiều kiện thu nhập khi xin visa có sẵn trên trang cục di trú)
– Với người bị bệnh. Có quyền đi theo chồng, cục di trú không có quy định nào về việc vợ bạn bị ốm thì không được phép đi theo chồng. Cục di trú chỉ quan tâm tiền lương của bạn có đủ trả chi phí sinh hoạt cho vợ con hay không? loại bảo hiểm mà vợ bạn mua là loại bảo hiểm nào?. Và nếu bạn may mắn là trường hợp được visa trên 1 năm được đăng ký hộ khẩu tại Thụy Điển thì vợ của bạn được khám chữa bệnh miễn phí tại Thụy Điển.
4. Như nào để được khám chữa bệnh tại Thụy Điển.
– Nếu bạn được visa trên 1 năm. Sau khi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu tại sở thuế, có được 4 số chứng minh (chú ý: vì vợ bạn phải uống thuốc hằng ngày, mà tại thụy điển thủ tục xin  4 số này kéo dài tử 10 ngày đến 3 tháng tùy địa phương, tuy thời điểm bạn đến Thụy Điển. Do đó trước khi chuyển đi vợ bạn phải dự trữ sắn thuốc cho ít nhất 3 tháng)
Có số chứng minh rồi bạn sẽ liên lac đặt giờ với cơ sở y tế nơi bạn đến sống – vårdcentralen để được thăm khám. Bác sý khám sẽ viết đơn thuốc cho vợ bạn – Bạn sẽ đến 1 hiệu thuốc bất ky nào nào trên Thụy Điển để lấy thuốc. Vì thuốc của vợ bạn là đặc trị nên chỉ có bác sỹ mới có quyền kê thuốc cho bạn. Tùy theo bác sỹ kê đơn thuốc nhiều hay ít mà vợ bạn đi tái khám sớm hay muộn.
– Nếu bạn chỉ được visa thăm thân thì việc khám chữa bệnh của vợ bạn thực hiện như bình thường với chi phí của người nước ngoài và bạn phải liên lạc với bên bảo hiểm để thanh toán.
Nếu có gì thắc mắc có thể viết thư cho mình và đừng quên theo dõi trang CDV để tìm thêm thông tin về xã hội Thụy Điển

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (Phần tiếp)

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Phần III. DI CƯ HỢP PHÁP

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Ngày nay, người Việt Nam di cư đến Thụy Điển theo dạng hợp pháp ,chủ yếu do: lao động, kết hôn, du học, đầu tư, du lịch. Tức là đã được sự cho phép của chính quyền nước sở tại trước khi đến.

Tất nhiên những con đường này cũng không phải trải toàn hoa, niềm vui có, nước mắt và đau thưong cũng không kém phần.

Trong khuôn khổ của bài viết này Cộng đồng Việt không đi sau vào các hướng dẫn cụ thể hồ sơ, cách thức và quy định của Luật.

Mà chúng tôi chỉ nêu ra những vẫn đề chung để các bạn có thể hình dung một cách khái quát nhất về hành trình đến Thụy Điển trong cuộc dư cư thời bình.

Tại Thụy Điển, để được nhập cư hợp pháp không phải là một vấn đề đễ dàng, đặc biệt là đối với công dân của nước năm ngoài Châu âu và các nước thuộc thế giới thứ 3.

Vì Thụy Điển được cho là một đất nước đáng sống nhất trên thế giới, nên có rất rất nhiều người mơ ước để có được visa đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Và có một điều khá đặc biệt là có rất nhiều người trong đó có người Việt Nam gần như không năm được các được các quy định PL về việc cấp visa tại Thụy Điển.

Sự bất đồng về ngôn ngữ cộng với thiếu xót về kiến thức PL, dẫn đến sự bi dối trá, lừa lọc Vậy những quy định đó là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa tạm thời, visa vĩnh viễn, nhập quốc tịch.

– Sở di trú Thụy Điển: đây là cơ quan trực thuộc trung ưong thay mặt chính phủ Thụy Điển giải quyết các vấn đề nhập cư, du lich, đầu tư….. đây là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định về nhập cư.

Tất cả mọi Thủ tục giấy tờ đều gửi về sở di trú và được xem xét, ra quyết định tại đây.

Ngày ngày sở di trú nhận vài chục nghin đơn xin phép định cư tại Thụy Điển, nên việc hồ sơ kéo dài hằng năm, vài năm là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

– Đại sứ quán, lãnh sự quán tại các nước, chỉ thay mặt sở di trú để tiếp nhận hồ sơ, thự hiện phỏng vấn, đánh giá cuộc phỏng vấn và thông báo kết quả tới bạn. Đại sứ quán không có quyền quyết định bạn được visa tới Thụy Điển hay không.

2. Thời gian để được visa, định cư, nhập quốc tịch Thụy Điển: Tùy theo các bạn đến Thụy Điển bằng cách nào mà hành trình nhanh hay chậm

– Dạng thăm thân nhân: khi đã nộp hồ sơ đầy đủ đến đại sứ quán thì trong vòng 2 tuần là bạn có thể được cấp visa luôn.

Tuy nhiên hết hạn visa bạn phải quay về nước, nếu không bạn lại trở thành người nhập cư không hợp pháp.

– Dạng lao động : bạn và chủ đã hoàn tất các thủ tục thì bạn sẽ được cấp visa trong vòng một vài tháng.

Tùy theo công việc của bạn mà thời hạn cấp visa được bao lâu. Nếu là các công việc không xác định được thời gian kết thúc công việc như nhà hàng, xưởng sản xuất…thì các bạn có thể được visa trong vòng 2 năm, sau 2 năm phải làm gia hạn lại.

Việc các bạn có được gia hạn tiếp hay không tùy thuộc phần lớn vào chủ sử dụng lao động. Có nhiều người được cấp visa lần đầu 2 năm nhưng không gia hạn tiếp được do các vi phạm của chủ, và buộc phải rời khỏi Thụy Điển.

– Dạng kết hôn, sống chung với vợ/chồng thì đây là con đường khá nhiều màu sắc và mất nhiều thời gian.

Thông thường khi các bạn nộp hồ sơ để sống chung, kết hôn với chồng/vợ tại Thụy Điển thì các bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán.

Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi phỏng vấn thì không có một quy định cụ thể nào để xác định. Chỉ chờ và chờ cho đến khi được thông báo.

Được phỏng vấn xong, lại chờ tiếp, hàng năm hoặc vài năm để nhận được quyết định sở di trú có cấp visa hay không? (tất nhiên bạn có quyền hài lòng hoặc không hài lòng với quyết định.

Nếu như cần phải kháng cáo thì thời gian chờ đợi còn lâu hơn nữa).

Nếu như được cấp visa đoàn tụ theo vợ chồng. Thời hạn visa là khoảng 2 năm, sau đó bạn phải xin gia hạn.

Lần gia hạn này bạn thường sẽ được visa vĩnh viễn ( trừ một số trường hợp đặc biệt cần có sự thử thách).

Có visa vĩnh viễn có nghĩa là bạn đã có quyền định cư tại đây đến hết đời.

Nhưng đó không phải là quốc tịch – có nghia là: bạn vẫn là công dân Việt nam, mọi việc liên quan đến nhập cảnh, mất pass, xác nhận thông tin….. bạn vẫn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu chồng/vợ bạn có quốc tịch Thụy Điển, cả 2 người vẫn cùng sống chung thì sau 3 năm bạn có quyền nộp đơn xin vào quốc tịch Thụy Điển.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn có cả 2 quốc tịch. Còn nếu chồng/vợ bạn không có quốc tịch Thụy Điển hoặc không còn sống chung nữa thì phải sau 5 năm ở Thụy Điển bạn mới có quyền nộp đơn xin quốc tịch.

– Theo con đường đầu tư, các bạn cũng phải tiến hành thủ tục rờm rà, chờ đợi quyết định của sở di trú. Sau 2 năm bạn được visa vĩnh viễn, và sau 5 năm có quyền xin gia nhập quốc tịch

3.  Quy trình giải quyết hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định === nộp đến đại sứ quán ( hoặc nộp qua website của sở di trú) === Đại sứ quán chuyển hồ sơ tới bộ phận xử lý hồ sơ của sở di trú === Sở di trú tiến hành xem xét xử lý hồ sơ, ra quyết định ==== Sở gửi quyết định đến Đại sứ quán === Đại sứ quán gửi quyết định tới người nộp đơn === Nếu được chấp nhận đơn, Đại sứ quán sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay gửi về Sở di trú để làm thẻ cứng ==== Sở di trú cấp thẻ và gửi lại Đại Sứ quán ==== người được chấp nhận đơn sẽ đến Đại sứ quán nhận thẻ.

4. Người Việt Nam hiện nay đa số định cư tại Thụy Điển theo dạng kết hôn

Con đường này khá gian nan và mất nhiều thời gian.

Có nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau mà Luật pháp Thụy Điển có thay đổi để thắt chặt hơn vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nhưng càng khó khăn thì lại càng có nhiều người mơ ước.

Nhiều người đánh đổi cả công việc, nhà của, tiền bạc….để nhận được quyết định ‘bị từ chối đơn’ và cũng rất nhiều người vui mừng đến òa khóc khi được nhận visa.

Họ lầm tưởng rằng họ đã được định cư tại đây mà khồng hề biết rằng đo mới chỉ là bước dạo đầu với nhiều thử thách mới về cuộc sống mới nơi xứ người và là bước dạo đầu cho cuộc chiến được quyền định cư vĩnh viễn.

Và hằng năm một số lượng không ít người Việt Nam đã sinh sống tại Thụy Điển vẫn phải rời khỏi do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong phần tiếp theo của hành trình đến với Thụy Điển, Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu về cuộc sống nơi xứ người và các quy định pháp luật liên quan. Mời các bạn đón đọc.

Bộ KH&CN hợp tác với chi nhánh Ericsson phát triển chương trình IoT Innovation Hub

Ericsson là một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất của Thụy Điển đã từng nổi tiếng với thương hiệu điện thoại Sony Ericsson.

Và chương trình IoT Innovation Hub tạm dịch là : Trung Tâm đổi mới sáng tạo về Internet Vạn Vật.

Vừa ngày 28/11/2018 Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Công ty Ericsson vừa tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác thiết lập “IoT Innovation Hub” đặt tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Thỏa thuận hợp tác chiến lược được ký kết bởi ông Chu Ngọc Anh – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – và ông Denis Brunetti – Tổng giám đốc Công ty Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào tại buổi lễ “Nobel Inspired Gala Dinner” do Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức tại Hà Nội. Sự hợp tác này đánh dấu 50 năm quan hệ song phương giữa Thụy Điển và Việt Nam cũng như kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ericsson tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những sáng kiến nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động đổi mới sáng tạo năm 2018 tại Việt Nam cho Bộ KH&CN chủ trì.

Lễ ký diễn ra ngày 28/11/2018 tại Hà Nội

“IoT Innovation Hub” sẽ là một môi trường thuận lợi hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về IoT. Trung tâm này cũng sẽ hỗ trợ các nhóm nghiên cứu tạo ra các ứng dụng IoT mới, hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, hỗ trợ kết nối các nhà đầu tư và thương mại hóa sản phẩm.

Phát biểu tại Lễ Ký kết Bản Ghi nhớ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Chu Ngọc Anh đánh giá cao việc ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác với Công ty Ericsson của Thụy Điển và tin tưởng sự hợp tác sẽ có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Ông Denis Brunetti, Tổng Giám đốc Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, đồng thời là đồng chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Tại Ericsson, chúng tôi ủng hộ tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam phát triển kinh tế – xã hội thông qua việc ứng dụng đổi mới khoa học và công nghệ. Ericsson ủng hộ “Chương trình Mạng lưới Đổi mới Quốc gia” của Chính phủ trong việc nhìn nhận nhu cầu nâng cao năng lực đổi mới của Việt Nam để đáp ứng những thách thức và nắm bắt các cơ hội liên quan đến Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là cần thiết”.

Ông Denis Brunetti cũng nhấn mạnh: “Bằng việc thiết lập IoT Innovation Hub phối hợp với Bộ KH&CN, Ericsson đang kỷ niệm 25 năm thành lập tại Việt Nam bằng cách đầu tư vào tương lai của đất nước, lấy đổi mới công nghệ thông tin là động cơ cho sự tăng trưởng và thịnh vượng của quốc gia”.

Theo báo cáo của Ericsson Mobility Report, ấn bản tháng 11 năm 2018, số lượng kết nối IoT di động dự kiến đạt 4,1 tỷ vào năm 2024 – với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 27%.

Dự kiến “IoT Innovation Hub” sẽ được đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và triển khai hoạt động vào Quý I năm 2019.

Cũng tại Buổi lễ này, ông Denis Brunetti được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc trao tặng Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp phát triển doanh nghiệp.

Nguồn : vnreview.vn

Tin tức Thụy Điển tổng hợp ngày 24 tháng 11-2018

Trong bảng tin tức Thụy Điển tổng hợp ngày 24 tháng 11-2018 sẽ tiếp tục với những tin tức tóm gọn về tình hình xã hội Thụy Điển cho các đọc giả dễ theo dõi. Nội dung chính của các bản tin được tổng hợp được trình bày dưới đây:

  1. Chính sách của tập đoàn lớn nhất Thụy Điển IKEA đang thay đổi
  2.  Tỉ lệ mắc nợ của giới trẻ Thụy Điển ngày càng nhiều
  3.  Công ty trên Internet ngày càng tạo ra nhiều việc làm
  4.  Phân nữa người Thụy Điển có thể chất không tốt

Sau đây là bản tin chi tiết :

1. Chính sách của tập đoàn lớn nhất Thụy Điển IKEA đang thay đổi

IKEA là một trong những tập đoàn sản xuất đồ nội thất và tiêu dùng lớn nhất Thụy Điển. Tập đoàn này hiện nay có hơn 400 chi nhánh trên khắp thế giới.

Nhưng nay sẽ có hơn 7000 việc làm sẽ được giảm bớt tại tập đoàn này. Tập đoàn này sẽ được sắp xếp và tổ chức nhân sự lại trong đó sẽ có khoảng 650 nhân viên cấp cao buộc thôi việc.

Bên cạnh đó IKEA sẽ tuyển thêm nhân sự từ các ngành đào tạo khác mà chủ yếu là các chuyên gia trong lĩnh vực máy tính và mạng.

Ikea là một trong nhữn tậo đoàn hàng đầu của Thụy Điển

Với động thái này cho thấy tập đoàn lớn nhất Thụy Điển đang muốn cải tổ phương thức kinh doanh theo hướng bán hàng qua mạng.

Giám đốc IKEA cho rằng sẽ tuyển hơn 10000 nhân viên về lĩnh vực này trong những năm sắp tới.

Ông cho hay trong buổi phỏng vấn :

Chúng tôi sẽ xây dựng thêm các Trung tâm bán hàng nhưng tập đoàn sẽ kinh doanh bán hàng theo hướng mới. Đó là phát biểu của Tolga Öncu tại IKEA.

2. Tỉ lệ mắc nợ của giới trẻ Thụy Điển ngày càng nhiều

Rất nhiều người thanh niên Thụy Điển hiện nay lâm vào tình trạng khó khăn trong việc chi trả các khoảng nợ vay tín dụng của mình và đặc biệt hơn là họ mắc nợ với cơ quan Kronofogden ( Kronofogden là 1 cơ quan phụ trách việc quản lý, và đòi nợ của nhà nước Thụy Điển)

Theo thống kê mới nhất thì trong vòng 3 năm vừa qua đã có 8700 thanh niên trong độ tuổi 18 đến 20 đang nợ cơ quan này . Và trong năm nay số liệu này vẫn đang tăng nhiều hơn.

-Với sự phát triển công nghệ thanh niên Thụy Điển hiện nay rất dễ dàng mua sắm qua internet nhưng họ lại có tình trạng thu nhập không tốt. Nhiều người đã không lường trước được tình trạng nếu họ mất khả năng chi trả thì sẽ ra làm sao . Đó là phát biểu của Kim Jonsson nhân viên làm việc trong Kronofogden.

Một cách đơn giản để giải thích hậu quả nếu như bạn bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả khi được đưa vào diện quản lý của cơ quan quản lý nợ nhà nước Thụy Điển Kronofogden như sau : lý lịch tín dụng của bạn sẽ có vết đen và từ đó bạn sẽ không thể mướn nhà hoặc mượn tiền ngân hàng trong tương lai.

3. Các công ty internet ngày càng tạo ra nhiều việc làm

Ngày càng nhiều công ty đang chuyển sang hướng bán hàng qua internet.

Nguyên nhân là do việc bán hàng theo phương thức này sẽ giảm chi phí mặt bằng và chi phí nhân viên rất nhiều mà lại mang hiệu suất bán hàng rất cao.

Đặc biệt là trong những năm gần đây các công ty đến từ Châu Á đã thực hiện rất tốt tiêu biểu là công ty Alibaba của Trung Quốc.

Bán hàng qua internet đang ngày càng là xu hướng tất yếu của thế giới

Theo thống kê thì các công ty bán hàng qua mạng đã tạo ra 8 triệu việc làm mới cho các quốc gia ở Đông Nam Á trong những năm gần đây.

Nếu như bạn quan tâm đến Việt Nam thì có thể bạn sẽ biết đến các thương hiệu của các công ty kinh doanh qua mạng như : tiki.vn, lazada.vn hoặc shopee.vn.

Andreas Ehn là nhân viên làm việc trong 1 công ty của Singapore cho hay :

Hiện nay các công ty Thụy Điển và Châu Âu vẫn chưa phát triển mảng kinh doanh này và việc bán hàng qua mạng của họ tệ hơn các công ty Châu Á rất nhiều.

4. Phân nữa người Thụy Điển có thể chất không tốt

Có rất nhiều người Thụy Điển ít tập luyện thể dục và có tình trạng sức khỏe yếu.

Theo một thống kê mới chất cho thấy 1/2 người Thụy Điển không thường xuyên tập luyện thể thao dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe trong điều kiện thời tiết ở các nước Bắc Âu khắc nghiệt cũng như dinh dưỡng lại quá tốt dẫn đến các bệnh phổ biến như : béo phì, gan nhiễm mỡ hoặc cao huyết áp.

Hiện nay 1/2 người Thụy Điển ít tập thể dục mỗi ngày

Việc không tập luyện thể thao khiến cho người Thụy Điển có sức khỏe kém và dễ mắc bệnh khi Thụy Điển thường hay thay đổi thời tiết bất thường.

Những số liệu phân tích cho thấy những người có tình trạng sức khỏe kém đã gia tăng từn 27% đến 46% trong 20 năm vừa qua.

– Chúng ta cần phải vận động nhiều hơn. Hiện nay người Thụy Điển chúng ta đã gần như không vận động hầu hết tất cả các ngày trong tuần. Nhà nghiên cứ Elin Ekblom Bak phát biểu.

Tin tức Thụy Điển tổng hợp ngày 23 tháng 11-2018

Tin tức Thụy Điển tổng hợp là bản tin tóm tắt dành cho đọc giả không có nhiều thời gian nhưng quan tâm đến tình hình xã hội Thụy Điển.  Trong phần điểm tin này sẽ bao gồm các nội dung quan trọng sau đây :

    1.  Thụy Điển chính thức thu phí Tivi và dịch vụ truyền thanh radio cho tất cả người dân vào 1-1-2019
    2. Ngày hội mua sắm giá rẻ “Black Friday” ở Thụy Điển
    3.  Bảng đánh giá về tình hình tình hình phát triển và thu hút nhân tài của cơ quan IMD ở các quốc gia trên thế giới. Thụy Điển đứng thứ mấy ?
    4. Tình hình chính trị Thụy Điển vẫn bế tắc sau 2 tháng bầu cử.
    5.  Luật Thụy Điển mới cấm kết hôn với trẻ vị thành niên
    6.  Đội bóng đá Thụy Điển chiến thắng trước Nga để giành vé vào Euro Cup

Dưới đây là bản tin chi tiết :

1.Thụy Điển chính thức thu phí Tivi và dịch vụ truyền thanh radio cho tất cả người dân vào 1-1-2019

Vừa qua quốc hội Thụy Điển đã thông qua luật thuế mới , theo đó thuế cá nhân mới sẽ bao gồm cả phí Tivi và dịch vụ truyền thanh, truyền hình trên mỗi công dân Thụy Điển.

Mức thuế này sẽ thay thuế cho phí Tivi trước đây.

Mỗi công dân Thụy Điển sẽ phải đóng thuế Tivi bắt đầu từ năm 2019

Nghĩa là trước đây trung bình mỗi hộ gia đình có tivi phải đóng trung bình khoảng 2400 kr mỗi năm.

Nhưng nay mức phí này sẽ được thu trực tiếp dựa trên thu nhập cá nhân của mỗi người và tất cả người dân Thụy Điển có thu nhập đều phải đóng mức phí này bất kể có hay không có tivi với tỉ lệ là 1% mức thu nhập nhưng không quá 1300 kr/năm.

Đối với các gia đình chỉ có 1 nguồn thu nhập mà có tivi trước đây thì sẽ tiết kiệm được 1100kr/năm .

Nhưng nếu gia đình có 2 nguồn thu nhập trên 130 000 kr/năm thì phải đóng mức phí này 2600 kr/năm. Mặt khác mức phí này cũng gây nhiều tranh cãi khi có những người dân không sở hữu tivi hoặc có tivi nhưng không xem các đài Thụy Điển nhất là các người nhập cư vẫn phải đóng mức phí này ?

Bạn nghĩ sao về luật mới này ? Vui lòng đóng góp ý kiến cho CDV nhé.

2.Ngày hội mua sắm giá rẻ “Black Friday” ở Thụy Điển

Hôm nay thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2018 như mọi năm được gọi là ngày “Black Friday” , ngày của lễ hội mua sắm giá rẻ . Tên gọi này xuất phát từ Mỹ khi họ tổ chức ngày lễ Tạ Ơn theo công giáo và các công dân được nghỉ 4 ngày kể từ thứ 5 . Các nhà kinh doanh đã tận dụng dịp nghỉ lễ này để tung ra các chiến dịch giảm giá nhằm nâng cao doanh số bán hàng và giải tỏa bớt hàng tồn kho của cả năm. Điều này đã làm lan tỏa nguồn cảm hứng đến các quốc gia khác trên toàn thế giới trong đó có Thụy Điển.

Lễ mua sắm Black Friday

Hiện nay gần như các công ty kinh doanh đồ gia dụng và cả siêu thị Thụy Điển đều tung ra các khẩu hiệu và chiến dịch giảm giá như : Elgiganten, MediaMarkt , Dustin, Citi Gross v.v  Trên thực tế có 1 số mặt hàng giảm giá nhưng cũng có 1 số mặt hàng được nâng giá lên sau đó trên bảng quảng cáo thì đề giảm giá (giảm giá ảo). Do đó người mua hàng nên tham khảo giá qua các ứng dụng hoặc trang web như : prisjakt.nu hoặc pricerunner.se để tham khảo giá để tránh bị lầm. Mong rằng quí đọc giả sẽ săn được những món hàng giá hời trong dịp lễ này.

3.Bảng đánh giá về tình hình phát triển và thu hút nhân tài của cơ quan IMD ở các quốc gia trên thế giới. Thụy Điển đứng thứ mấy ?

Ngày 21 tháng 11 năm 2018 , IMD cơ quan xếp hạng Thế giới vừa công bố một bảng xếp hạng về tình hình phát triển và thu hút nhấn tài của các nước trên thế giới.

Theo đó Thụy Điển đứng thứ 9 trong năm 2018 và tăng 1 bậc trong năm 2017 về mức độ thu hút nhân lực tài năng.

3 nước đứng đầu trong bảng xếp hạng lần lượt là : Thụy Sĩ, Đan Mạch và Na-Uy. Quí đọc giả có thể xem thêm trong bảng xếp hạng dưới đây.

Tiếc là khảo sát này không có Việt Nam nên không biết họ đánh giá gì về Việt Nam. Quí đọc giả quan tâm theo dõi có thể xem trong bảng xếp hạng dưới đây.

Bảng đánh giá tình hình phát triển và thu hút nhân tài của các nước trên thế giới.

4.Tình hình chính trị Thụy Điển vẫn bế tắc sau 2 tháng bầu cử

Vừa mới đây Annie Lööf , lãnh đạo đảng Centerpartiet đến từ Värnamo cũng đã bỏ cuộc sau khi cố gắng thành lập liên minh chính phủ thất bại.
Đây là thất bại thứ 3 sau khi 2 lãnh đạo khác của đảng Social Demokraterna là Stefan Löfven (hiện vẫn là thủ tướng đương nhiệm tạm thời) và Ulf Kristersson (lãnh đạo Moderaterna) cũng không thành công trong việc thành lập chính phủ.

Cho đến nay sau 2 tháng bầu cử , Thụy Điển vẫn chưa thành lập được chính phủ chính thức để điều hành Thụy Điển.

Thụy Điển hiện nay vẫn đang được điều hành tạm thời bởi chính phủ cũ cho đến khi có được chính phủ mới.

Những diễn biến về tình hình chính trị phức tạp của Thụy Điển cho thấy đất nước Thụy Điển đang có những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ về những tranh cãi xung quanh các chính sách như kinh tế, chính sách nhập cư và ngân sách cho chính phủ.

5. Luật Thụy Điển mới cấm kết hôn với trẻ vị thành niên

Theo qui định của các nước trên thế giới thì trẻ vị thành niên là người có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Riêng ở Thụy Điển là người từ 10 đến 18 tuổi.

Theo đó , luật mới của Thụy Điển sẽ cấm kết hôn với người trong độ tuổi này.

Trước đây những người đến từ các quốc gia khác có thể kết hôn với trẻ vị thành niên thuộc quốc gia khác nếu quốc gia đó cho phép.

Tuy nhiên nếu những người này đã kết hôn trước khi đến Thụy Điển thì tình trạng kết hôn nhân của họ sẽ vẫn tiếp tục.

Nhưng nay luật mới sẽ cấm tất cả công dân Thụy Điển kết hôn với bất kể ai ở bất kỳ quốc gia nào với người chưa đủ 18 tuổi. ( Khái niệm này có lẽ hơi phức tạp 1 chút – Nếu quí đọc giả chưa hiểu, vui lòng comment để được giải thích thêm).

Theo nhân viên làm cho tổ chức GAPF thì đây là 1 quyết định rất hay của Thụy Điển vì nó cho thấy Thụy Điển quan tâm đến quyền lợi tốt nhất cho trẻ em.

6. Đội bóng đá Thụy Điển chiến thắng trước Nga để giành vé vào Euro Cup

Đêm thứ 3 ngày 23 thágn 11-2018 , đội bóng Thụy Điển đã giành chiến thắng thuyết phục 2 -0 trước đội bóng Nga trên sân Friend Arena tại Stockholm để giành quyền vào thi đấu trong bảng A của giải bóng đá hấp dẫn nhất Châu Lục Euro Cup 2020.

Hai cầu thủ ghi bàn là Victor Nilsson Lindelöf và Marcus Berg.