Category Archives: Kiến thức hữu ích

Chuyên mục về các mẹo vặt hay kiến thức hữu ích cho cuộc sống hằng ngày

Những quyền lợi khi có quốc tịch Thụy Điển

Khác biệt gì khi bạn có quốc tịch Thụy Điển và  giấy định cư tạm thời hay vĩnh viễn ? Trong nội dung bài viết này congdongviet.se sẽ giải đáp vấn đề này cho quí đọc giả , bên cạnh đó cũng sẽ so sánh khi quí đọc giả có 2 quốc tịch tốt hơn hay chỉ giữ lại quốc tịch Thụy Điển tốt hơn ?

 

Giá trị của hộ chiếu Thụy Điển

 

I.Định nghĩa quốc tịch Thụy Điển với công dân là gì ?

Quốc tịch Thụy Điển là hợp đồng pháp lý gồm nhiều điều khoản ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa chính quyền và người dân. Đó là định nghĩa theo pháp luật về quốc tịch Thụy Điển.

Một khi có quốc tịch Thụy Điển bạn sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với Thụy Điển và trở thành người dân Thụy Điển. Chính quyền Thụy Điển sẽ phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn khi bản ở trong nước và ở ngoài nước .

Ví dụ :Khi bạn đi du lịch ở nước ngoài nếu bị quốc gia đó tạm giam vì nghi ngờ 1 lý do nào đó thì chính phủ Thụy Điển sẽ có nghĩa vụ yêu cầu quốc gia tạm giam bạn thả tự do cho bạn theo pháp luật Thụy Điển ( vấn đề pháp lý sẽ rắc rối hơn ví dụ này) nhưng để quí đọc giả hình dung được đó là quyền được bảo vệ khi là công dân Thụy Điển.
Ngược lại bạn cũng phải có nghĩa vụ như đóng thuế, nghĩa vụ quân dịch khi nhà nước Thụy Điển yêu cầu.

Khi có quốc tịch Thụy Điển bạn trở thành một thành viên chính thức trong cộng đồng dân Thụy Điển.

Định nghĩa chính thức về quốc tịch thường được xem là mối quan hệ chính thức giữa cá nhân và chính quyền bao gồm các quyền lợi và nghĩa vụ mà bạn phải tuân theo.

II.Quyền lợi trong việc có quốc tịch Thụy Điển bao gồm:

1.Bạn có quyền được sống và làm việc tại Thụy Điển và chỉ có khi trở thành dân Thụy Điển thì bạn mới có được quyền được bầu cử.

2.Bạn có thể được bầu cử trở thành thành viên của quốc hội Thụy Điển

3.Bạn có thể tham gia vào làm việc trong ngành Cảnh sát hoặc quân đội. Có một vài ngành nghề khác Bạn chỉ được làm nếu bạn có quốc tịch Thụy Điển

4.Khi có quốc tịch Thụy Điển bạn có thể dễ dàng hơn khi làm việc ở các nước thuộc cộng đồng Châu Âu khác.

Trên thực tế về nguyên tắc thì người nước ngoài có visa cư trú vĩnh viễn và người đã được đăng ký ở Thụy Điển thì có cùng quyền lợi và nghĩa vụ như người có quốc tịch Thụy Điển.

III.Hai quốc tịch hoặc là có nhiều quốc tịch:

Thụy Điển đồng ý bạn có thể có 2 quốc tịch. Người có hai quốc tịch là người có quốc tịch ở hai nước khác nhau và khi bạn có quốc tịch Thụy Điển bạn có thể lựa chọn giữ lại quốc tịch của của mình ở nước khác. Điều này cũng hợp pháp với những người dân Thụy Điển Nếu họ có quốc tịch Thụy Điển họ có thể nhận quốc tịch từ một nước khác. Bạn cần lưu ý rằng một vài quốc gia khác bạn không được phép có 2 quốc tịch. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở phần bị mất quốc tịch.

Lợi ích của việc có 2 quốc tịch:

1.Có hơn một quốc tịch có nghĩa rằng bạn có thêm những lợi ích sau đây:
Bạn có khả năng được làm việc ở nhiều nhiều quốc gia khác nhau

2.Bạn có thể nhận được những lợi ích về xã hội ở quốc gia khác ví dụ như chế độ hưu trí

3.Bạn có thể mua và sở hữu bất động sản hoặc được thừa kể các loại bất động sản hãy tài sản khác

4. Bạn có thể đi du lịch và sống ở nhiều nước khác nhau

Những rủi ro đối với việc có hai quốc tịch:

Có thể có những rủi ro do việc Có hai quốc tịch :

rủi ro đầu tiên là Quốc tịch Thụy Điển có thể không được chấp nhận bởi một vài Quốc gia nơi mà bạn có quốc tịch.

Ví dụ :điều này có nghĩa rằng chính quyền ở Quốc gia đấy có thể không chấp nhận Thụy Điển đưa ra những sự giúp đỡ nếu bạn bị bắt bởi cảnh sát và trong một vài trường hợp bạn cũng bị cấm gặp đại diện của đại sứ quán Thụy Điển.

Bạn có thể gặp một vấn đề khác ở những quốc gia thứ ba đặc biệt là nếu bạn vào những quốc gia đấy với hộ chiếu mà không phải là hộ chiếu Thụy Điển.

Ví dụ :bạn dùng hộ chiếu Việt Nam khi vào Việt Nam, trong trường hợp này chính phủ của nước Việt Nam sẽ xem rằng bạn là người dân Việt Nam và chính phủ Thụy Điển không có quyền lợi giúp bạn nếu bạn dính đến các vấn đề về pháp lý.

Như vậy tùy theo quyền lợi và mối liên hệ của bạn với quốc gia thứ 2 mà ví dụ ở đây thường là Việt Nam nhiều hay ít mà chúng ta cân nhắc có nên từ bỏ quốc tịch quốc gia cũ sau khi đã có quốc tịch Thụy Điển hay không ?

Nếu bạn có ý định đầu tư về lạ Việt Nam hay còn tài sản ở Việt Nam thì lời khuyên là đừng từ bỏ vì khi từ bỏ cũng có nghĩa quyền lợi của bạn là công dân Việt Nam cũng sẽ mất đi chẳng hạn như quyền sở hữu bất động sản đối với người không phải là công dân Việt Nam chỉ có giới hạn 50 năm. Ngoài ra nếu bạn là nhà đầu tư nước ngoài thì qui định việc đóng thuế cũng khác nhau. Bên cạnh đó cũng sẽ bị hạn chế về việc đi lại giữa 2 quốc gia về thời gian cư trú. v…v

Nội dung tiếp theo cũng liên quan đến quốc tịch mà congdongviet.se giới thiệu là : làm gì khi bị mất giấy tờ chứng minh mình có quốc tịch Thụy Điển. Mời quí đọc giả đón xem.

Hãy đừng tiếc 3 giây để click vào like và chia sẻ nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập và phổ biến kinh nghiệm, thông tin về các chính sách định cư Thụy Điển giúp quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

‘Hãy dắt con ốc sên đi dạo’– Bài học dạy con đầy ý nghĩa Thượng Đế chỉ cho các bà mẹ

Bài viết này, khiến những bà mẹ thiếu kiên nhẫn với con mình sau khi đọc đều phải suy ngẫm… Đừng làm con bạn trở thành một con ốc sên biết khóc.

Thượng Đế cho tôi một nhiệm vụ
Kêu tôi dắt một con ốc sên đi dạo.
Tôi không thể đi quá nhanh,
Ốc sên cũng đã dùng hết sức bò rồi…

Tại sao lần nào cũng luôn là một chút xíu đó thôi?
Tôi giục nó, tôi dọa nó, tôi trách mắng nó.
Ốc sên dùng ánh mắt hối lỗi nhìn tôi,
Như muốn nói: “Người ta đã cố gắng hết sức rồi mà”.

Tôi kéo nó, tôi lôi nó, thậm chí muốn đá nó.
Ốc sên bị thương, nó toát cả mồ hôi,
Thở hổn hển, bò về phía trước…

(Ảnh: dailymotion.com)

Thật kỳ lạ,

Tại sao Thượng Đế lại kêu tôi dắt một con ốc sên đi dạo chứ?

Thượng Đế ơi! Tại sao vậy?”

Trên trời vẫn yên tĩnh.

“Ôi! Có lẽ Thượng Đế bắt ốc sên đi mất rồi!”

Thôi được, buông tay thôi!

Dù sao Thượng Đế cũng không lo nữa, tôi còn lo làm gì?

Để ốc sên bò về phía trước, tôi ở phía sau hờn dỗi.

Ủa? Tôi ngửi thấy hương hoa,
Thì ra bên này còn có một vườn hoa,
Tôi cảm thấy gió nhẹ,
Thì ra cơn gió trong đêm lại dịu dàng đến vậy.

Đợi đã!
Tôi nghe tiếng chim hót, tôi nghe tiếng côn trùng kêu.
Tôi nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh khắp bầu trời!

Ủa? Sao trước giờ tôi chưa từng có sự cảm nhận tinh tế như vậy?
Tôi đột nhiên nhớ ra rồi… chẳng lẽ tôi đã sai?
Là Thượng Đế kêu tôi dắt một con ốc sên đi dạo.

(Ảnh: breakpoint.org)

Giáo dục con cái,
Cũng giống như là dắt một con ốc sên đi dạo.
Cùng với con,
Đi qua thời thơ ấu và tuổi thanh xuân của nó.

Tuy rằng,
Cũng có lúc bị làm cho tức điên và mất đi sự kiên nhẫn,

Nhưng rồi,

Trong lúc không hay biết gì thì đứa con lại thể hiện với chúng ta,
Khuôn mặt đẹp đẽ nhất lúc ban sơ trong cuộc đời.
Ánh mắt của trẻ nhỏ là ngây thơ nhất,
Góc nhìn của trẻ nhỏ thì rất đặc biệt,
Cha mẹ sao lại không buông chậm bước chân.
Gạt cách nghĩ chủ quan của mình sang một bên,
Cùng với con mình lặng lẽ trải nghiệm mùi vị của cuộc sống?

(Ảnh: saibeifeng.com)

Lắng nghe tiếng lòng của con trong tiếng vang dội của đời thường,
Để lại cho bản thân chút ít thời gian,
Bước phá thoát ra khỏi cuộc sống vô tận này,
Thành tựu bên trong đó, đâu chỉ là của trẻ nhỏ.

Suy ngẫm

Rất nhiều bậc cha mẹ đều sợ con mình bị thua trên vạch xuất phát, nhưng thật ra, họ đã quên mất rằng, đời người không phải cuộc chạy đua ngắn, cũng không phải cuộc chạy đua trung bình, mà là một cuộc chạy đua marathon. Mà chạy marathon trước giờ không ai giành chạy trước, chạy trước không giải quyết được gì bởi vạch đích đâu phải chỉ cách đó 1 mét.

Sự trưởng thành của trẻ nhỏ cần có quá trình, không phải uốn một cái là thành, mà là quá trình tiệm tiến có thứ tự. Vì vậy với con cái, bạn nhất định phải dạy dỗ một cách từ từ, giống như là đang dắt một con ốc sên đi dạo.

Hãy cùng con âm thầm cảm nhận mùi vị của cuộc sống, cùng với con trải qua thời thơ ấu và tuổi thanh xuân.

Các bậc cha mẹ, xin đừng làm con bạn trở thành một con ốc sên biết khóc.

Theo NTDTV
Châu Yến biên dịch

Muốn trở thành tỷ phú nhập cư trên đất Thụy Điển, hãy học theo ông tỷ phú Mỹ cũng là dân nhập cư Elon Musk !

Ngày nay , nhiều người Việt Nam đã và đang trên con đường nhập cư vào Thụy Điển để làm ăn và sinh sống. Nhiều người trong đó mang tiếng là Việt Kiều nhưng có biết đâu ngày ngày vẫn còng lưng ra lao động ngày lẫn đêm để trang trải cho chi phí sinh hoạt. Vì vậy muốn thoát khỏi cuộc sống đó hãy học theo tỷ phú nhập cư người Mỹ Elon Musk.

Elon Musk không phải người Mỹ, ông là một người nhập cư. Để trở thành người giầu thứ 40 thế giới, ông phải trải qua hành trình không dễ dàng.

Elon Musk không phải người Mỹ, ông là một người nhập cư. Để trở thành người giàu thứ 40 thế giới, ông phải trải qua hành trình không dễ dàng.

Theo xếp hạng tỷ phú Forbes, tính đến ngày 7/8/2019, Elon Musk – người vẫn được xem là “Iron Man” hay “gã điên” của giới công nghệ – đang có tài sản 19,7 tỷ USD, xếp hạng 40 trên thế giới. Để đạt đến vinh quang ngày nay, ông chủ hãng xe điện Tesla và công ty vũ trụ SpaceX phải trải qua con đường không mấy suôn sẻ.

Tháng 6/2018, Musk từng đăng hàng loạt tweet chia sẻ về những ngày đầu tiên của mình tại đất Mỹ. Ông cho biết mình đến Mỹ năm 17 tuổi với 2.000 USD, một ba lô và vali đầy sách. Ông tự trang trải chi phí học đại học. Tuy nhiên, ông cũng gia nhập câu lạc bộ “tỷ phú bỏ học” khi bỏ ngôi trường danh giá Stanford cùng khoản nợ 110.000 USD trên vai.

Elon Musk không phải người Mỹ, ông sinh ra tại Pretoria, Nam Phi. Ông từng chuyển đến Johannesburg và Durban nhưng luôn muốn đến Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn năm 2012 với Kevin Rose, Musk giải thích: “Dường như công nghệ mới hay điều gì thú vị đều xảy ra tại Mỹ, vì vậy mục tiêu của tôi khi còn nhỏ là tới Mỹ”.

Sau Nam Phi, Musk chuyển đến Canada sinh sống, nơi mà theo mẹ của ông hồi tưởng là họ “có rất ít tiền, sống trong căn hộ cho thuê tại Toronto còn Elon ngủ trên ghế sofa”. Cuối cùng, Musk được nhận học bổng tại Đại học Pennsylvania tại Mỹ. Ông không biết phải làm gì sau khi tốt nghiệp. Ông thừa nhận dù thích phát minh hay tạo ra điều gì đó hấp dẫn, ông không chắc về việc mở công ty hay làm việc cho một công ty như vậy.

Ông tìm việc tại Silicon Valley và nộp đơn vào một trong những công ty dot-com “hot” nhất khi đó, Netscape. Tuy nhiên, ông không được hồi đáp và tự mình đến công ty để thử sức. Dù vậy, ông ngượng tới mức không dám nói với ai, chỉ đứng như trời trồng ngoài hành lang. “Tôi quá sợ hãi để có thể nói chuyện với ai đó, vì thế tôi đã rời đi”.

Thay vào đó, Musk quyết định khởi nghiệp. Ông bỏ Stanford để mở công ty Zip2 với anh trai vào năm 1996. Ý tưởng ban đầu của ông là viết phần mềm giúp các công ty truyền thông như New York Times, Hearst… lên mạng.

Zip2 thành công và sau đó được Compaq mua lại với giá 340 triệu USD năm 1999. Số tiền đó đặt nền móng cho PayPal và sau này là SpaceX, Tesla. Hiện tại, Musk đang tham gia vào các công ty hứa hẹn như The Boring Company, Neuralink.

Nếu ngày đó Musk được nhận vào Netscape, giờ này thế giới đã không có dịch vụ thanh toán PayPal, xe điện Tesla và các dự án vũ trụ điên rồ, còn ông có lẽ đang ngồi viết code miệt mài trong căn phòng nhỏ của công ty Internet thất bại.
Theo Du Lam

ICT News

6 chính sách định cư Thụy Điển 2019 sẽ áp dụng khi nộp đơn xin nhập quốc tịch

Vừa qua đảng SD (Sverige Demoraterna) đã đệ trình lên quốc hội Thụy Điển về những dự luật về điều kiện xét duyệt để nhập quốc tịch và trở thành công dân Thụy Điển để quốc hội biểu quyết và đưa ra quyết định có ban hành thành luật hay không ?

Các dự luật về chính sách định cư, nhập quốc tịch Thụy Điển đã được trình lên và được quốc hội Thụy Điển thông qua

Dưới đây là nội dung chính định cư Thụy Điển đã được quốc hội thông qua:

được nộp đơn xin nhập quốc tịch Thụy Điển ( Hiện nay là 3 năm đối với người có vơ/chồng là người Thụy Điển và 5 năm với người bình thường.)

2. Quốc hội có thể sẽ thông qua việc phải điều tra điều kiện sinh sống (tiền lương, công ăn việc làm, nhà cửa ) của công dân và cung cấp thông tin này đến chính phủ . Nếu đáp ứng những điều kiện về khả năng tài chính nuôi sống bản thân và nhà cửa thì mới xét duyệt nhập quốc tịch Thụy Điển.

3.  Quốc hội có thể sẽ thông qua yêu cầu phải đáp ứng các chuẩn về ngôn ngữ thông qua kỳ thi tiếng Thụy Điển để xin nhập quốc tịch Thụy Điển.
4. Quốc hội thông qua yêu cầu phải trang bị cho người xin nhâp quốc tịch Thụy Điển các kiến thức căn bản về môn học xã hội (samhällskunskap) và cũng phải vượt qua kỳ thi về môn học này (samhällskunskapstest ) thì mới được xét duyệt trở thành công dân Thụy Điển.

5. Quốc hội có thể sẽ thông qua  chính sách điều khoản tuyên bố lòng trung thành của công dân đối với Thụy 
Điển trong đơn xin xét duyệt.

6. Quốc hội có thể sẽ thông qua  chính sách nhà nước Thụy Điển được quyền thu hồi và hủy bỏ quốc tịch của một người nếu người này vi phạm pháp luật Thụy Điển.

Dưới đây là những phân tích và lý do để Quốc hội Thụy Điển có thể sẽ thông qua những dự luật này :

1.Đảng SD (Sverige Demokraterna) là đảng đã đệ trình những dự luật này lên quốc hội cho rằng mối liên kết giữa quyền công dân và bản sắc dân tộc là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng xã hội phát triển bền vững.

Vì vậy bất cứ ai muốn trở thành công dân Thụy Điển phải trở thành một phần của Thụy Điển và xem Thụy Điển là quê hương của họ.

Và thông qua đơn xin nhập quốc tịch mối liên kết này được hình thành.

Có được quyền công dân Thụy Điển người này sẽ là 1 con người hoàn toàn mới và vĩnh viễn xem đây là quê hương của họ. Đây chính là mục đích chính của các nhà lập pháp Thụy Điển muốn người xin trở thành công dân Thụy Điển gắn kết với quốc gia này cùng với việc trở thành một phần của cộng đồng xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa người Thụy Điển bản địa và người nhập cư.

Việc nâng cao các điều kiện để được nhập quốc tịch Thụy Điển khiến cho người trở thành công dân Thụy Điển xem quốc tịch Thụy Điển như một phần thưởng mà công dân có được nó trong tay để học trân quí nó hơn.

Đồng thời giảm nguy cơ mọi người đến Thụy Điển chỉ để tận hưởng các chế độ an sinh xã hội tuyệt vời của Thụy Điển mà không đóng góp gì cho đất nước này hoặc những người sống ngoài vòng pháp luật của các đất nước khác lại trở thành công dân của Thụy Điển.

2. Kéo dài thời gian cư trú ở Thụy Điển để được nhập quốc tịch Thụy Điển

Lý luận cho chính sách bắt buộc người dân phải ở Thụy Điển dài hơn theo qui định hiện hành là 3 năm là việc người dân cần phải quen với cuộc sống ở Thụy Điển và có mối liên kết lâu dài với đất nước này như việc cây bén rễ vào trong đất . Do đó cần phải có 1 thời gian đủ dài mà 3 năm như hiện nay là chưa đủ.

Vì vậy theo dự luật này đề nghị muốn thắt chặt thời gian cư trú của công dân xin nhập quốc tịch theo đó đối với các công dân Bắc Âu sẽ tiếp tục có thể được cấp quốc tịch Thụy Điển sau 2 năm cư trú tại Thụy Điển và đối với công dân các nước khác là 10 năm.

Và thời gian sống tại đất nước khác ngoài Thụy Điển sẽ không được tính trong giấy phép cư trú. ( Có nghĩa là thời hạn 10 năm sống tại Thụy Điển phải là thời gian thực sống tại Thụy Điển 10 năm , nếu bạn đi du lịch về Việt Nam chẳng hạn quá 4 tuần sẽ không được tính là thời gian sống tại Thụy Điển ).

3. Yêu cầu về khả năng tự nuôi sống bản thân ( khả năng tài chính)

Để trở thành công dân Thụy Điển  thì người xin nhập quốc tịch cần phải được đánh giả về khả năng tài chính có nghĩa là họ phải có năng lực tự nuôi sống bản thân .

Năng lực tự nuôi sống bản thân là việc bạn phải làm việc, thực hiện đúng nghĩa quyền lao động của mình thông qua đó tạo nên mối liên kết xã hội với người Thụy Điển , đóng vai trò như một người bình thường tham gia xây dựng cộng đồng ngày càng tốt đẹp.

Do đó nhà nước Thụy Điển cần phải đưa ra một số yêu cầu nhất định để điều tra khả năng đảm bảo sinh kế của người xin nhập quốc tịch Thụy Điển .

Điều kiện về đảm bảo đáp ứng sinh kế (khả năng tài chính) không áp dụng với trẻ em, người bệnh và người về hưa hay những trường hợp tương tự.

4. Tiêu chuẩn ngôn ngữ và khảo thí ( kỳ thi ngôn ngữ ) cho người xin nhập quốc tịch

Ngôn ngữ Thụy Điển là công cụ gắn kết mọi người trong xã hội với nhau do đó nó phải là tiêu chuẩn chung , căn bản nhất cho tất cả những người ngoại quốc muốn trở thành công dân Thụy Điển.

Làm thế nào để đánh giá khả năng ngôn ngữ Thụy Điển của một người không cách nào khác ngoài việc tổ chức một kỳ thi với những tiêu chuẩn được thiết kế để đánh giá trình độ của người đó.

Vượt qua kì thi chính là bạn đã đủ tiêu chuẩn hội nhập với xã hội Thụy Điển.

5.  Tiêu chuẩn về kiến thức xã hội Thụy Điển và kỳ thi khảo thí (Samhällskunskaptest)

Để trở thành công dân Thụy Điển thì yêu cầu phải có kiến thức chung về xã hội Thụy Điển cũng là 1 yêu cầu hợp lý.

Kiến thức này sẽ được cung cấp qua môn học Xã hội (Samhällskunskap)  : nó sẽ trình bày cơ bản về lịch sử Thụy Điển, sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực khác nhau như quyền lao động, cách thức nền kinh tế Thụy Điển vận hành, cách tổ chức xã hội Thụy Điển như quốc hội, cách thức hoạt động của các đảng phái , an sinh xã hội.

Và dĩ nhiên các kiến thức này cũng phải được đánh giá qua kỳ thi khảo nghiệm và người xin cấp quốc tịch cũng phải vượt qua được kỳ thi này trước khi muốn được trở thành công dân Thụy Điển.

6. Cam kết về lòng trung thành

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện kể trên thì một người muốn trở thành công dân Thụy Điển cũng cần phải bị ràng buộc thông qua bước cuối cùng là cam kết về lòng trung thành trong thủ tục xin cấp quốc tịch .

Cam kết về lòng trung thành ở Thụy Điển sẽ được tổ chức cùng với việc thực hiện nghi lễ trở thành công dân Thụy Điển.

7. Thu hồi và bãi bỏ quyền công dân ( thu hồi quốc tịch Thụy Điển)

Không giống như một số quốc gia trong vùng lân cận Bắc Âu, Thụy Điển không có cơ chế để
thu hồi hoặc hủy bỏ quyền công dân Thụy Điển, ngay cả khi được cấp sai căn cứ.

Qui định này thậm chí được bảo về theo hiến pháp. Tuy nhiên sau những năm có các cuộc nhập cư khổng lồ vào Thụy Điển gần đây  đã cho thấy có những dữ liệu về khủng bố,  gian lận và hối lộ liên quan đến đến việc cấp quốc tịch đã tăng lên.

Bên cạnh đó người ta tìm thấy được các trường hợp điển hình ở các quốc gia láng giềng khi những công dân của họ tham gia các tổ chức khủng bố ở đất nước của họ và kết quả là quyền công dân bị thu hồi.

(Ví dụ là một số công dân của các nước Châu Âu , có thể là dân bản địa hay dân nhập cư tham gia các tổ chức khủng bố, thánh chiến Hồi giáo quay trở lại chiến đấu ở các đất nước Trung Đông , khi bị bắt họ lại yêu cầu các quốc gia Châu Âu bảo vệ quyền lợi công dân của họ, điều này gây ra các tranh chấp pháp lý gây tranh cãi dữ dội. Do đó để tránh các trường hợp này đã đang và sẽ xảy ra cho Thụy Điển, các nhà lập pháp muốn ngăn chặn ngay từ đầu để buộc công dân của mình cần phải sống trong vòng pháp luật và thực hiện những gì pháp luật Thụy Điển cho phép nếu không muốn bị thu hồi quốc tịch).

Nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích hãy like và share để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập thông tin và phổ biến kinh nghiệm, tin tức về các chính sách định cư Thụy Điển giúp cho quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.

Chia sẻ những kiến thức cần biết về lao động ở Thụy Điển

Kính thưa các bạn ! Vì sự vươn lên, vì một tương lai vững bền nên rất nhiều người tìm đủ mọi cách để hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng có đôi khi nó không tốt hơn mà ngược lại nó tàn phá tất cả một gia đình và hủy hoại cả một tương lai. Điều đó chính là sự cân nhắc thiển cận và sự liều lĩnh đó đã đưa gia đình đến một vực thẳm đắng cay.
Bài viết của tôi hôm nay được trình bày để đáp ứng với một số câu hỏi mà tôi thỉnh thoảng được đọc trên mạng. Tôi viết lên đây bằng sự chân thành không lệ thuộc vào một nguồn lợi nào và được vun đắp bằng hai chữ nhân ái.
Sau đây tôi xin được phân tách từng phần như sau :

1/ Xuất khẩu lao động :

Giữa chính quyền Việt nam và Thụy điển hoàn toàn không có sự ký kết hợp đồng lao động giữa hai quốc gia.

2/ Xin qua làm việc và được tiếp nhận từ một công ty :

Có ! Tức có nghĩa người có tiệm bên này được phép mướn người, và có trả thuế cũng như công đoàn cho người nhân công đầy đủ theo yêu cầu của chính quyền bên này thì sẽ được định cư sau khoảng 3 năm trở lên.
Tuy nhiên nếu trong thời gian làm việc mà có vi phạm pháp luật hay trả thuế không đạt yêu cầu thì người nhân công đó vẫn phải trở về quê cũ.
3/ Cách tính thuế và thâu nhập như sau :
1/ Nếu lương bạn cầm trên tay sau thuế là 10 000 Kr.
2/ Thuế khấu trừ 32%,14 600 x 32 = 4672 Kr.
3/ Phí sử dụng lao động,bảo hiểm 45,17%= 6595 Kr.
4/ Lương ốm 1 ngày.Thuế khấu trừ + phí chủ 1062 Kr.
5/ Phí mướn người dự bị = 1062 Kr.
6/ Phí chi trả cho người dự bị = 1062 Kr.
7/ Chi phí tiền nghỉ hè cho nhân công = 2543 Kr.
8/ Phí mướn người dự bị cho nhânviên nghỉ hè 1063 Kr.

Chi phí của người chủ cho mỗi nhân công mỗi là : 28 059 Kr

Điều đó gần có nghĩa là : Bạn cầm 10 000 thì người chủ phải chi trả cho chính phủ 20 000 Kr. Đọc tới đây có lẽ bạn thấy cái gánh nặng của người chủ, mà họ không dễ vượt qua.Tuy vậy, vẫn có người tuyển nhân công và nói rằng : Qua làm việc với mức lương là 100 000 000 ( 1 trăm triệu mỗi tháng ) Thì xin bạn hãy suy nghĩ lại. Bởi vì nếu lương của bạn là 100 triệu mỗi tháng thì người chủ phải chi trả gần 300 triệu mỗi tháng cho mỗi nhân công. Tức có nghĩa lương của bạn hơn cả một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng có thâm niên trên 25 năm. Nó hơn cả nha sĩ và những kỹ sư nghiên cứu v.v…

Trong trường hợp người chủ trả ít thuế lại, thì lương của bạn sẽ được tăng cao hơn, nhưng sau vài năm thì bạn sẽ phải trở về nước và tiền kiếm được cũng không cánh mà bay, bởi vì tiền kiếm được thì bạn cũng cần phải chi tiêu tiền ăn ở chứ !

Trường hợp qua đây lao động thì người chủ là người tuyển dụng, người chủ tìm đến bạn và người chủ là người sử dụng sức lao động của bạn, vì thế bạn sẽ không cần phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào ngoại trừ tiền vé phi cơ… Thế nhưng các bạn cũng cần phải chú ý rằng người tuyển dụng thực sự có công ty bên Thụy điển hay không, vì vẫn phải được kiểm chứng kẻo những cú lừa ngoạn mục. Nếu họ thực sự có công ty thì họ sẽ không ngần ngại hay bắt bẻ khi bạn yêu cầu họ cung cấp thông tin về công ty của họ ví dụ như :
a/ Số công ty hoặc số chứng minh nhân dân.( Organisationsnr.)
b/ Tên của công ty. (Tên tiệm )

Sau khi có một trong hai tin tức trên thì bạn có thể tra khảo trên mạng ” BOLAGSVERKET ” hai vấn đề chính như sau :

1/ Tên và chủ công ty có thực sự hiện hữu hay không.
2/ Kiểm tra kinh tế của công ty suốt 3 năm, nhắm mục đích sự an toàn của chính mình và chủ có khả năng chi trả lương hay đó chỉ là một công ty nhưng hoàn toàn không có thu nhập…

Các bạn vẫn có thể liên lạc trực tiếp với chính quyền bản xứ như Sở thuế ( SKATTEVERKET ) 0046 771 567 567 để nắm rõ thêm thông tin.

Tuy nhiên, dẫu sao thì các bạn cũng không nên nghĩ tiêu cực về người chủ, bởi vì người chủ cũng có rất nhiều khổ tâm và cả hàng trăm ngàn cái khó đối với chính quyền và cũng đối với chính bạn. Họ cũng là người và cũng có gia đình nên sinh hoạt của họ vô cùng cơ cực và nhiều áp lực, chính vì thế, hãy nương nhau mà sống, hãy thành thật và thân thiện với người chủ của mình. Xin các bạn vui lòng chia sẻ hoặc lưu lại thông tin để trao lại cho những câu hỏi trong tương lai.
Chào thân ái.
Sưu tầm Facebook

Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

Thuế thu nhập cá nhân khi làm việc tại Thụy Điển được tính như thế nào?

Liên quan đến thắc mắc của các bạn gửi về cho CĐV về vấn đề tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào cho đúng? Đặc biệt là các bạn đang có visa lao động tại Thụy Điển. CĐV xin phép giới thiệu một số các quy định của luật, cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Thụy Điển để các bạn tiện theo dõi.

1. Tại Thụy Điển thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu lớn của nhà nước. Ai đi làm cũng đều trả thuế. Tất cả lao động dù là lao động chân tay, trí thức, lao động thu nhập cao, thu nhập thấp, công dân Thụy Điển, người có visa sống và làm việc tại đây…. đi làm đều phải trả thuế. Những trường hợp đi làm không đóng thuế cho nhà nước mà vẫn được gọi là làm đen – Nhà nước nghiêm cấm các trường hợp này.

2. Căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân. Việc tính thuế thu nhập cá nhân từng người dựa vào yếu tố khác nhau:
A. Dựa vào từng địa phương, mỗi địa phương có mức thu thuế thu nhập khác nhau. Nhưng mức thu thuế trung bình cho toàn thụy điển năm 2019 là 32,19%. Có thể có tỉnh thành phố thu cao hơn mức này, có tỉnh thu thấp hơn. B. Dựa vào mức thu nhập của từng cá nhân. Tùy từng công việc ngành nghề mà mỗi người có các mức thu nhập khác nhau. có người thu nhập dưới 100.000 kr/ năm, người thu nhập trên 300.000 kr/ năm thậm chí trên 500.000 kr/năm. Do vậy mức thu thuế của mỗi người sẽ khác nhau để đảm bảo công bằng cho xã hội. Dưới đây là ví dụ về việc rút thuế theo thu nhập năm 2019

thu nhập mức thu thuế %
100.000 12.768 kr 13
300.000 68.109 kr 23
500.000 136.824 kr 27
1.000.000 426.717 43

Mức thu nhập càng cao thì các bạn sẽ phải trả thuế càng nhiều. Tùy theo địa phương bạn sinh sống có thể thu nhập của bạn là 25.000 kr/ tháng bạn sẽ trả thuế khoảng 32-33%. Nhưng nếu thu nhập của bạn là 30.000 kr/tháng thì bạn sẽ chịu 2 mức thuế khác nhau
– Từ 0 -25.000 kr/ tháng mức thuế là 32-33%
– Từ 25.000 – 30.000 kr/tháng mức thuế là 50%
Khi các bạn làm việc, chủ sẽ tính thuế và rút luôn từ lương thực tế của các bạn. Thông thường là rút trực tiếp hàng tháng trên 30% khoản thu nhập. Các bạn không cần quá lo lắng, nếu như chủ rút tiền thuế này đóng cho sở thuế thực sự. Nếu như rút quá số % quy định thì đến năm sau các bạn sẽ được trả lại thuế. Người có thu nhập dưới 19.670 kr/ năm sẽ không phải chịu thuế

C. Căn cứ vào độ tuổi làm việc, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ được ưu đại về thuế. Ví dụ học sinh, sinh viên đi làm thêm sẽ chịu thuế thấp, người già, người tàn tật…được ưu tiên về thuế.

D. Căn cứ vào việc bạn có tham gia nhà thờ hay tôn giáo khác nhau bạn sẽ chịu thêm mức thuế khác. Ví dụ như bạn đi nhà thờ thì bạn chịu thêm một vài % thuế/lương.

3.Cách tự kiểm tra bảng thuế thu nhập cá nhân
A. Bảng lương
Khi bạn làm việc bạn phải có bảng lương từ chủ, trên bảng lương này sẽ có 1 số thông tin bạn cần nắm bắt được:
– Bruttolönn = Tổng thu nhập của bạn trong tháng chưa trả thuế
– Avdragskatt= % thuế chủ sẽ rút từ lương để đóng cho nhà nước
– Nettolönn = Số tiền về tài khoản của bạn sau khi đã đóng thuế.
Ngoài 1 số thông tin này thì trên bảng lương của bạn có thể có thêm thông tin về lương nghỉ phép, lương thu nhập tổng trên năm, số thuế đã thu trong năm…..

B. Tự tính lương và tính thuế cho riêng mình theo trang web của sở thuế
Dưới đây là link của sở thuế, các bạn có thể vào link này theo sự chỉ dẫn dưới đây để tự tính thuế cho mình để tránh bị sai xót về thuế.

https://www.skatteverket.se/privat/skatter/arbeteochinkomst/skattetabeller.4.18e1b10334ebe8bc80005221.html

Các bạn cần nhập thông tin vào bảng tính thuế này như sau:
– Dina uppgiter = thông tin của bạn. Trong đó bạn cần nhập năm và tỉnh bạn sinh sống. Ví dụ bạn nhập stockholm rồi nhấn vào hämta skattetabell thì sẽ ra như sau
Bảng thuế mà vùng stockholm phải chịu là:
Kommunalskatt = mức thuế mà chính quyền thu 17.74%
Landstingsskatt = Mức thuế là bên ytế thu 12.08%
Begravningsavgift= Mức thuế mang táng 0.065%
Summa = Tổng cộng 29.885%
Do vậy bảng thuế của Stockholm là bảng thuế 30. Các bạn nhấn mở tiếp file Öppna skattetabell 30. Trong bảng thuế này có ghi cụ thể từng mức thu nhập và từng % phải trả thuế. Các bạn có thể tra theo bảng này để tính thuế thu nhập cụ thể chính xác nhất.

C. Bảng tính lương theo một số trang web  :
Ngoài trang của sở thuế các bạn có thể truy cập vào 1 số trang web khác để tính lương cho mình. Ví dụ: https://www.ekonomifakta.se/Fakta/Skatter/Rakna-pa-dina-skatter/Rakna-ut-din-skatt/

– Các trang web này rất dẽ sử dụng để giúp các bạn tính lương, và các khoản chi phí khác mà chủ phải trả cho bạn. Ví dụ theo trang ekonomifakta.se này, các bạn tính nhu sau:

fyll i dina uppgifter = điền các thông tin của bạn
månadslönn i kr = số lương 1 tháng
annans inkomst = các khoản thu nhập khác (làm thêm)
sjuk eller aktivitet = tiền ốm hoặc các hoạt động khác
Kommun = tỉnh mình sinh sống
födds år = Năm sinh

– CĐV lấy ví dụ một bạn sinh năm 1985, thu nhập trước thuế là 25.000 kr/tháng, sống tại Stockholm, không có các khoản thu nhập khác, thành viên của nhà thờ thì sẽ ra như sau:

Din bruttolön                                  = lương của bạn 25 000 kr
Kommunalskatt inkl. kyrkoavgift    = thuế bạn trả 7 154 kr
Jobbskatteavdrag                           = 1 938 kr
Arbetsgivaren   = tổng chi phí thực tế chủ  trả  = 32 855 kr/tháng
Arbetsgivaravgift = mức chi phí chủ trả thêm ngoài lương thỏa thuận là  =7 855 kr
På ditt lönebesked                          = luơng về tay 19 672 kr
Summa skatter                                = tổng thuế 13 183 kr/tháng

Theo bảng tính này, có nghĩa là ngoài việc bạn đi làm phải trả thuế theo bảng thuế, chủ sẽ phải trả cho sở thuế 1 khoản chi phí tuơng đương với mức thuế mà bạn phải trả cộng thêm với các loại bảo hiểm khác. Có lẽ đây cũng là lí do mà chủ lao động thường có những thỏa thuân ngầm làm đen hoặc hoàn lương đỗi với người lao động.

Hy vọng với một số thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về việc tính lương và trả thuế.

Nguồn Skatteverket.se, ekonimifakta.se

Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

Định cư Thụy Điển dễ hơn nhưng nhập quốc tịch Thụy Điển sẽ khó hơn với dự luật mới của tân chính phủ ?

Trong nhiệm kỳ 4 năm tới của tân chính phủ thủ tướng Stefan Löfven-II chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi về chính sách di dân cũng như luật nhập cư Thụy Điển.

Như đã trình bày trong bài viết trước đây được đăng :

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Thì luật nhập cư mới sẽ dễ dàng hơn cho những người muốn xin định cư ở Thụy Điển khi nội dung của dự luật này bãi bỏ 1 trong những đòi hỏi là phải có thu nhập trong vòng 3 tháng gần nhất để đảm bảo nhu cầu nuôi sống bản thân và người được bảo lãnh . Đây là 1 trong những yêu cầu gây khó khăn rất nhiều trong các đơn bảo lãnh. Và khi luật này được áp dụng sẽ giúp cho hơn 20 000 người được nhập cư vào Thụy Điển trong mùa hè tới theo tính toán của Sở Di Dân.

Nhưng bên cạnh đó tân chính phủ vừa được thành lập với sự thỏa thuận giữa liên minh các đảng S, MP, L och C ( Social Demokraterna , Miljöpartiet , Liberal và Centerpartiet) cũng đã thông qua dự luật thắt chặt việc nhập quốc tịch Thụy Điển với nội dung chính là :

Đòi hỏi phải vượt qua kỳ thi sát hạch tiếng Thụy Điển để trở thành công dân Thụy Điển hay có quốc tịch Thụy Điển . Kỳ thi này sẽ bao gồm thi tiếng (nghe ,vấn đáp, đọc, viết) và kiến thức căn bản về Xã hội Thụy Điển ( Xã hội học – Samhällskunskap) sẽ trở thành 1 trong những yêu cầu bắt buộc nếu muốn xin quốc tịch trong thời gian tới.

Giấy chứng nhận quốc tịch Thụy Điển

Với qui định này chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người Việt nói riêng và các dân tộc khác nói chung vì tiếng Thụy Điển là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới .

Bên cạnh đó cũng có những đề xuất kéo dài thời gian xin nhập tịch như : tăng thời gian định cư tạm thời ở Thụy Điển thành 5 năm và sau 3 năm gia hạn nữa mới được xin quốc tịch ( trước đây định cư tạm thời ở Thụy Điển là 2 năm và thêm 3 năm sống tại Thụy Điển thì người dân có thể xin nhập tịch) như vậy tổng thời gian để có được quốc tịch Thụy Điển có thể sẽ kéo dài 8 năm.

Tuy nhiên việc tăng thời gian xin nhập tịch chỉ mới là đề xuất , CDV sẽ tiếp tục theo dõi và phổ cập thông tin đến quí đọc giả khi có thông tin mới nhất nhưng Luật thi sát hạch ngôn ngữ để xin nhập quốc tịch Thụy Điển chắc chắn sẽ được áp dụng trong thời gian tới cho nên những đọc giả nào còn trong thời gian tạm cư cần phải nỗ lực học tiếng Thụy Điển nếu muốn trở thành công dân của vương quốc này.

Bên cạnh đó CDV cũng trình bày thêm thông tin về các qui định nhập tịch khác của các nước Bắc Âu và Châu Âu để quí đọc giả có thể so sánh và thẩy rằng với qui định định cư và nhập tịch ở Thụy Điển hiện nay vẫn dễ dàng hơn so với các nước khác :

Ở Na Uy , chính phủ mới của Høyre, Venstre och Fremskrittspartiet đã thông qua luật kéo dài thời gian tạm cư từ 7 năm tăng lên thành 8 năm trước khi xin nhập quốc tịch ( Thụy Điển hiện nay chỉ mới có 5 năm )

Ở Thụy Sĩ với luật quốc tịch mới thì còn thắt chặt hơn khi qui định những người ăn trợ cấp xã hội trong 3 năm gần nhất thì không được xin nhập quốc tịch và trước đây từng nhận trợ cấp này buộc phải trả nợ hết trợ cấp mới được nhập tịch.

Vì sao người Thụy Điển sống lâu hơn các dân tộc khác ?

Bên cạnh đời sống vật chất đầy đủ thì đời sống tinh thần của người Thụy Điển đã giúp họ bình thản trong cuộc sống và nhờ đó mà tuổi thọ của người Thụy Điển hiện nay nằm trong số những dân tộc có tuổi thọ cao nhất thế giới.

Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất của mình- “Power vs Force‘.

Sau hơn 20 năm dài thử nghiệm lâm sàng, trong đó đối tượng thử nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên trên khắp Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Nam Mỹ, Bắc Âu và những nơi khác, bao gồm các chủng tộc khác nhau, văn hóa, ngành nghề, khác biệt tuổi tác, tích lũy qua hàng ngàn lượt người và hàng triệu tư liệu ghi lại. Sau khi thông qua các phân tích thống kê phức tạp, ông đã phát hiện ra rằng các tầng ý thức khác nhau của con người đều tương ứng với các chỉ số năng lượng, từ đó thống kê ra được những mức tần số .

Theo đó, mỗi người có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau tùy theo tinh thần của họ, nằm trong khoảng từ 1 đến 1000. Ví dụ như:

Khai ngộ chính giác: 700 ~ 1000
Điềm tĩnh thanh thản: 600
Vui vẻ, thanh tĩnh: 540
Tình yêu và sự tôn kính: 500
Lý tính, thấu hiểu: 400
Khoan dung độ lượng: 350
Hy vọng lạc quan: 310
Tin cậy: 250
Can đảm, khẳng định: 200
Tự cao, khinh thường: 175
Ghét, thù hận: 150
Dục vọng, khao khát: 125
Sợ hãi, lo lắng: 100
Đau buồn, tiếc nuối: 75
Thờ ơ, tuyệt vọng: 50
Khiển trách, tội ác: 30
Nhục nhã, hổ thẹn: 20

Vị tiến sĩ cũng cung cấp những thực tế thú vị mà ít người biết về tần số rung động dưới đây:

– 85% dân số trên toàn thế giới có tần số rung động ở mức dưới 200.

– Tần số rung động cao gắn với sự khỏe mạnh, tần số rung động thấp gây ra trạng thái ốm yếu/bệnh tật. Từng suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, hành động, cũng như mỗi khoảnh khắc mà con người trải qua trong ngày đều đi về một trong hai hướng nêu trên.

– Sách, thực phẩm, nước uống, quần áo, người, động vật, các tòa nhà, xe hơi, phim ảnh, thể thao, âm nhạc… đều có thể hiệu chỉnh tần số rung động từ thấp lên cao.

– Hầu hết phim ảnh sẽ làm suy yếu những người xem chúng bằng cách đưa các mức năng lượng xuống dưới 200.

– Những cuốn sách/tri thức mang tần số rung động cao: Kinh Vệ Đà (910), sử thi Ramayana (810), giáo lý Thiền (795), sử thi Mahabarata (780), Tâm Kinh và Kinh Pháp Hoa (cùng 780), Kinh Koran và Kinh Kim Cương (cùng 700)…

Thụy Điển ‘từ lề trái sang lề phải’ chỉ sau một đêm

“Hồi hộp” là từ mà Jan Ramqvist nhắc đi nhắc lại để mô tả cảm giác của ông khi tham gia vào chiến dịch toàn quốc thay đổi thói quen cố hữu xe cộ chạy bên trái ở Thụy Điển và lần đầu tiên chạy bên phải đường.

Jan Sondergaard

‘Ngày H’

“Ai cũng nói về việc đó cả, nhưng chúng tôi thật sự không biết làm sao thực hiện được,” ông lão 77 tuổi nói. Khi đó, ông mới 26 tuổi và là một kỹ sư giao thông vừa mới được công nhận làm việc ở thành phố Malmö khi sự thay đổi có thể gây ra hỗn loạn diễn ra vào ngày 3/9/1967.

Ngày đó được gọi chính thức là ngày ‘chuyển đổi giao thông sang tay phải’ hay đơn giản là ngày H (Dagen H trong tiếng Thụy Điển). Mục đích của nó là đưa Thụy Điển đồng nhất với các nước láng giềng thuộc phần còn lại của châu Âu lục địa mà đa số các nước này từ lâu đã đi theo xu hướng toàn cầu là lái xe về bên phải.

Bên cạnh hy vọng củng cố danh tiếng quốc tế của đất nước, Chính phủ Thụy Điển cũng ngày càng quan ngại về an toàn, với số lượng xe đăng ký lưu thông trên đường tăng vọt từ 862.992 xe một thập niên trước đó lên 1.976.248 xe vào ngày H, theo số liệu do Cục Thống kê Thụy Điển ghi lại. Dân số Thụy Điển lúc đó vào khoảng 7,8 triệu người.

Mặc dù lái xe về bên trái, nhiều người Thụy Điển sở hữu xe với vô-lăng nằm bên trái do mua xe từ nước ngoài và các hãng sản xuất xe lớn của Thụy Điển như Volva đã chọn đi theo xu thế.

Tuy nhiên, có quan ngại rằng đây là một nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông chết người ngày càng tăng, từ 595 vụ vào năm 1950 lên 1.313 vào năm 1966, bên cạnh tần suất các vụ va chạm ngày càng tăng ở khu vực biên giới giữa Thụy Điển với Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan.

“Thị trường xe hơi ở Thụy Điển không lớn lắm và do đó chúng tôi có xu hướng mua xe tay lái nghịch,” ông Lars Magnusson, giáo sư về lịch sử kinh tế tại Đại học Uppsala, cho biết. “Nhưng điều đó có nghĩa là bạn phải ngồi ở vị trí không thuận lợi cho việc lái xe và quan sát đường… vừa lái vừa nhìn xuống rãnh.”

Khối lượng công việc khổng lồ

Trong thời gian hướng đến ngày H, mỗi địa phương đều phải xử lý các vấn đề từ vẽ lại biển hiệu đường sá cho đến dời các trạm xe buýt và đèn tín hiệu giao thông và thiết kế lại các giao lộ, làn đường dành cho xe đạp và đường một chiều.

Một vài thành phố gồm cả Stockholm, Malmö và Helsingborg đều tận dụng thay đổi này để áp dụng những thay đổi về giao thông ở quy mô rộng, chẳng hạn đóng cửa các tuyến xe điện để chuyển sang thêm nhiều tuyến xe buýt hơn. Hàng trăm chiếc xe buýt được các địa phương trên khắp đất nước mua mới, và khoảng 8.000 chiếc xe buýt cũ được điều chỉnh lại thiết kế để cửa mở ra cả hai bên. Tổng cộng chi phí để điều chỉnh các phương tiện giao thông công cộng là 301.457.972 kronor, đồng nội tệ của Thụy Điển.

Khoảng 360.000 biển hiệu giao thông phải được thay đổi trên khắp đất nước mà phần lớn là diễn ra chỉ trong một ngày trước khi chuyển sang lái xe về bên phải, với các nhân viên hội đồng địa phương cùng với quân đội làm việc đến tối muộn để đảm bảo rằng công việc được hoàn tất trước khi Ngày H khởi động vào sáng Chủ nhật. Tất cả phương tiện giao thông trừ các phương tiện thiết yếu bị cấm lưu thông.

“Tôi làm việc vất vả không thể tin nổi vào chính đêm đó,” Ramqvist nhớ lại. Ông cùng những người khác có trách nhiệm đảm bảo 3.000 biển hiệu giao thông ở Malmö được di dời chính xác.

“Sếp của tôi rất tự hào bởi vì chúng tôi là một trong những khu vực đầu tiên gọi về cho Stockholm để thông báo cho người đứng đầu ủy ban rằng chúng tôi đã hoàn tất,” ông nói và nhớ lại bầu không khí vui mừng đầy xảm xúc. “Chúng tôi đã ăn bánh và uống cà phê vào lúc nửa đêm.”

Những người khác thì nhớ lại rất rõ áp lực của công việc.

Chuyển đổi suôn sẻ

“Điều thách thức nhất là thiếu thời gian. Chúng tôi không hề có ngày nghỉ, làm việc quá nhiều giờ trong ngày trong nhiều tháng, và tôi mệt mỏi gần như chết đi được,” ông Arthur Olin, giờ đây đã 82 tuổi, hồi đó là chuyên gia tư vấn giao thông ở thành phố Helsingborg, nói. Ông cho biết ông mất trọn một năm ngập đầu trong việc lên kế hoạch cho các công việc hậu cần.

Áp lực công việc khiến ông lâm vào tình thế bí bách một năm sau đó. “Tôi đã phải đi châu Phi trong hai tuần chỉ để cắt đứt mọi liên hệ công việc – theo hướng dẫn nghiêm khắc của bác sỹ.”

Kỷ nguyên mới

Nhưng khi Ngày H cuối cùng cũng đến, tất cả những vất vả dường như đã được đền đáp. Trên khắp cả nước, người dân Thuỵ Điển bắt đầu cẩn thận lái xe về bên tay phải vào đúng 5 giờ sáng ngày 3/9/1967, sau khi đài phát thanh đếm ngược.

Arthur Olin, 82 tuổi, là nhà tư vấn giao thông trong thời kỳ Ngày H, người khi đó đã làm việc suốt cả năm không có ngày nghỉ nào

Olof Palme, Bộ trưởng Thông tin Thụy Điển (người sau này trở thành thủ tướng) đã lên sóng để phát biểu rằng sự kiện đó đánh dấu “một thay đổi rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”.

“Tôi dám nói rằng chưa từng có quốc gia bỏ ra nhiều nhân lực và tiền của đến thế để đạt được các luật lệ giao thông quốc tế đồng nhất,” ông phát biểu.

Tính tổng cộng, dự án tiêu tốn hết 628 triệu kronor, tức khoảng trên 5% ngân sách ước tính của chính phủ hai năm trước và tương đương với thời giá hiện nay là 2,6 tỷ kronor (tức 316 triệu đô la Mỹ).

‘Tương đối rẻ’

Tuy nhiên, nhà lịch sử kinh tế Lars Magnusson lập luận rằng con số này thật ra tương đối nhỏ nếu xét theo quy mô sự chuyển đổi – vốn là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất mà Thụy Điển từng thực hiện.

Để so sánh, ông nhắc đến tổng ngân sách dành cho đường bộ và đường sắt của Cục giao thông Vận tải Thụy Điển năm 2017 là khoảng 25 tỷ kronor (2,97 tỷ đô la).

“Ngày H là một sự chuyển đổi tương đối rẻ – đó không phải là một số tiền lớn vào thời điểm đó,” ông giải thích.

Điều này, ông nói, một phần là do các quan chức Thụy Điển đáp ứng được danh tiếng toàn cầu của họ về sự hiệu quả và lên kế hoạch cẩn thận, bên cạnh các vấn đề hậu cần vào thời điểm đó.

“Hệ thống đường sá vào lúc đó chưa được phát triển như bây giờ do đó chi phí cơ sở hạ tầng không cao quá mức và cũng vì chúng tôi đã có xe tay lái thuận,” ông cho biết.

Nếu xét trên các tiêu chí an toàn, thì dự án ngay sau đó được tuyên bố là một thành công. Khi người dân Thụy Điển bắt đầu một tuần làm việc và ngày đầu tiên sau ngày H, chỉ có 157 tai nạn giao thông nhẹ được ghi nhận trên khắp cả nước, ít hơn một chút so với mức trung bình của một ngày thứ Hai. Không có ai thiệt mạng.

Peter Kronborg, một nhà tư vấn về giao thông ở Stockholm và tác giả của cuốn sách viết về Ngày H (Hãy đi về bên phải, Svensson), chỉ mới 10 tuổi vào ngày chuyển đổi và nhớ lại ông đã hào hứng chạy xe đạp ở bên phải đường lần đầu tiên như thế nào, cũng như sự xôn xao của truyền thông quốc tế tập trung ở thủ đô Thụy Điển để tường thuật về sự kiện.

“Đó là sự kiện quan trọng nhất ở Thụy Điển vào năm 1967,” ông nói. “Các nhà báo – nhất là các nhà báo của BBC – họ đang đợi những cảnh đầy máu me với rất nhiều những vụ tai nạn. Họ hơi thất vọng một chút. Ít nhất đó là những gì tôi đọc được!”

Tổng cộng có 1.077 người chết và 21.001 người bị thương vào năm 1967, giảm xuống từ 1.313 người chết và 23.618 người bị thương vào năm 1965, vốn được nhiều người xem là kết quả của sự cẩn thận hơn của người dân Thụy Điển sau khi chuyển đổi và chiến dịch trên toàn quốc. Phải mất ba năm thì con số bị thương và tử vong trở lại như mức ban đầu. Trong suốt khoảng thời gian đó, tỷ lệ sở hữu xe tiếp tục gia tăng nhanh chóng trên khắp đất nước.

Tuyên truyền rầm rộ

Đầu tư vào việc hoạch địch và công tác hậu cần cần thiết để chuẩn bị đường sá rõ ràng đã giúp cho các tài xế không bị lẫn lộn.

Tuy nhiên, phần lớn ngân sách của chính phủ cho Ngày H cũng được chi cho các ý tưởng truyền thông nhằm để nâng cao ý thức của công chúng Thụy Điển và tranh thủ sự đồng tình của họ cho sự chuyển đổi. Trên giấy tờ thì mọi thứ có vẻ như không hề dễ dàng: trong một cuộc trưng cầu ý kiến công chúng vào năm 1955, 83% những người đi bỏ phiếu đã chống lại sự chuyển đổi này.

Chiến dịch truyền thông này – tiêu tốn khoảng 43 triệu kronor (trong tổng số 628.349.774 kronor được chi ra) – bao gồm quảng cáo trên truyền hình, sóng phát thanh và báo chí và các cuộc nói chuyện trong nhà trường. Ngày H có logo riêng được vẽ trên các bảng quảng cáo, xe buýt và hộp carton đựng sữa.

Thậm chí còn có một cuộc thi hát để chọn giai điệu chủ đề cho sự chuyển đổi này với bản nhạc “Hãy đi về bên phải, Svensson” được bình chọn trong một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc và leo lên được vị trí số 5 trong danh sách những bài hát hay nhất của Thụy Điển.

Trong khi đó, các đài truyền hình công mời các nhân vật nổi tiếng trên thế giới xuất hiện trong những chương trình ăn khách nhất với mục đích là để thu hút đông đảo khán giả biết về Ngày H trong cùng chương trình.

“Các chính trị gia nhận thấy rằng chương trình truyền thông là không đủ, họ cần một chiến dịch tuyên truyền,” Kronborg cười cho biết. “Tham vọng của họ là tiếp cận được không chỉ 99% mà là 100% dân số.”

Trong khi đó, Lars Magnusson nói thêm rằng ‘nền văn hóa phục tùng’ nói chung’ và sự tin tưởng chính quyền rất phổ biến vào thời đó ở Thụy Điển đã tạo điều kiện cho sự chuyển đổi trong suy nghĩ của công chúng.

“Truyền thông vào lúc đó ít phê phán hơn và họ tường thuật những gì các chuyên gia nói với họ và nếu các chuyên gia nói rằng việc này chẳng tốn kém lắm đâu và tất cả mọi người đều có lợi thì, vâng, báo chí sẽ chấp nhận điều đó và tôi cho rằng công chúng cũng chấp nhận.”

Magnusson tin rằng bên cạnh tầm quan trọng cho danh tiếng quốc tế của Thụy Điển, khi được xem như là một phần trong nỗ lực lớn hơn của đất nước này để được xem là một tiếng nói quan trọng ở châu Âu, sự chuyển đổi cũng có thể có những chi phí và lợi ích về lâu dài chẳng hạn như giao thương và giao thông tăng lên từ những nơi khác trên lục địa.

Tuy nhiên, tác động kinh tế lớn hơn này ông cho là ‘khó mà ước tính’ do sự chuyển đổi xảy ra vào thời điểm khi mà nền kinh tế Thụy Điển đang tăng trưởng rất nhanh, do đó khó mà tách bạch những lợi ích có được từ giao thương và giao thông.

Có thể làm được vào ngày nay không?

Vậy thì ngày nay liệu Thụy Điển có khả năng làm được những điều giống như Ngày H hay không?

Vừa được xếp hạng đầu ở châu Âu trong bảng xếp hạng sáng tạo toàn cầu của Bloomberg với chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông trên mức trung bình của châu Âu và là một trong những nền kinh tế số mạnh nhất khu vực, quốc gia Bắc Âu này chắc chắn sẽ có khởi đầu tốt nếu họ quyết định thực thiện một dự án giao thông tương tự.

Tuy nhiên, suy nghĩ phổ biến trong những người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về Ngày H và môi trường chính trị, kinh tế và truyền thông ngày nay sẽ đem đến rất nhiều những thách thức mới so với điều kiện vào lúc chuyển đổi Ngày H diễn ra.

Lập luận chính của Peter Kronborg là các bộ trưởng và giới chức sẽ rất vất vả để thay đổi suy nghĩ của công chúng và tạo được một sự đồng thuận mới đầy bất ngờ như vậy.

Ông cho rằng ‘tất cả mọi thứ của xã hội Thụy Điển đã trở nên mang tính cá nhân chủ nghĩa hơn một chút” chỉ một năm sau Ngày H trong bối cảnh chủ nghĩa cực đoan ở sinh viên và chủ nghĩa phản văn hóa diễn ra trên khắp châu Âu.

Ông tin rằng ngày nay công chúng Thụy Điển sẽ giận dữ nếu các chính trị gia cứ tiến hành một dự án bị phản đối dữ dội đến như vậy trong cuộc thăm dò ý kiến.

Trong khi đó, ông cũng cho rằng với việc công chúng tiếp cận truyền thông chủ yếu qua YouTube và Netflix và sự cáo chung của “truyền thông giờ vàng” sẽ khiến mọi thứ trở nên phức tạp cho các chính khách và những nhà vận động tiếp cận với toàn thể mọi người, trong khi vào thời điểm ngày H chỉ có duy nhất một đài truyền hình và một đài phát thanh mà “ai cũng xem cũng nghe”.

Dưới góc độ kinh tế, Lars Magnusson ước tính rằng chi phí tài chính để thực hiện Ngày H ngày nay sẽ bị đội lên rất nhiều do hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng của Thụy Điển ngày nay đã “phát triển hơn rất nhiều” so với 50 năm trước.

“Khó mà đưa ra ước lượng chính xác, nhưng tôi có thể cho rằng chi phí sẽ bị đội lên ít nhất 10 lần. Đó là phỏng đoán của tôi,” ông nói.

Ngay cả những chiến lược gia giao thông hiện nay của Thụy Điển cũng nghi ngờ rằng một sự kiện tương tự như Ngày H ngày nay có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới một cách suôn sẻ như vào năm 1967.

“Cá nhân tôi tin rằng nó sẽ rất khó khăn,” ông Mattias Lundberg, người đứng đầu cơ quan quy hoạch giao thông của thành phố Stockholm, nhận định.

“Ngày nay, ít người có thể thật sự nắm rất nhiều quyền lực để gây tác động đến mọi việc ở một quy mô lớn. Xã hội ngày nay đa dạng hơn nhiều,” ông nói thêm.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

[Có thể bạn chưa biết] Quyền lực của tấm visa Schengen

Visa Schengen hay chúng ta quen gọi là Visa Châu Âu không dễ để xin được. Nhưng có thể bạn không biết visa Schengen là 1 trong những tấm visa quyền lực nhất thế giới. Với nó, bạn có thể nhập cảnh vào 26 quốc gia Châu Âu và một vài quốc gia khác nữa, cũng như hưởng những đặc quyền khi xin visa của 1 số nước thuộc Châu lục khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng visa Schengen không phải là tấm visa chung của cả Châu Âu như cách chúng ta hay gọi quen là Visa Châu Âu bởi 1 số nước Châu Âu không nằm trong danh sách này.

Danh sách 26 quốc gia mà bạn có thể dùng Visa Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Czech, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ, Liechtenstein. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vào lãnh thổ của Công quốc Monaco nằm trong Pháp, San Marino và Vatican nằm trong Italy, Andorra nằm giữa Pháp với Tây Ban Nha.

Để sở hữu visa Schengen, anh em chỉ cần xin visa của 1 nước mà mình sẽ đến đầu tiên thuộc khối Schengen. Visa Schengen sẽ có 3 loại là Single Entry – nhập cảnh 1 lần, Double Entry – nhập cảnh 2 lần và Multiple Entry – nhập cảnh nhiều lần.

Ngoài 26 quốc gia trên, bạn sẽ có thể đi đến một số quốc gia khác và hưởng một số đặc quyền khác như:
+ nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với điều kiện visa Schengen còn hiệu lực, bay với hãng của Thổ và đóng phí E-visa online.
+ miễn Visa Đài Loan kể cả khi Visa Schengen hết hạn
+ miễn chứng minh tài chính khi xin visa Hàn nếu từng có Visa Schengen trong 2 năm gần nhất

Đối với Visa Multiple và double entry, bạn sẽ có thể nhập cảnh vào các quốc gia:
+ Albania, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cyprus, Georgia, Serbia (tối đa 90 ngày)
+ Romania với điều kiện đã đóng dấu nhập cảnh vào 1 nước Schengen trước
+ Montenegro, Belarus (tối đa 30 ngày)
+ Sao Tome, Principe, Bosnia, Herzegovina, Kosovo (tối đa 15 ngày)

Tóm lại, nếu sở hữu Visa Schengen Multiple hay Double entry thì bạn sẽ có thể đặt chân đến khoảng 40 quốc gia. Quá ngon. Mọi người đã sở hữu Visa Schengen đã đặt chân đến bao nhiêu quốc gia rồi?