Tag Archives: Alliansen

Tin tức Thụy Điển tổng hợp ngày 25-10-2018

Tin tức Thụy Điển tổng hợp là những bản tin ngắn gọn nhằm giúp độc giả nắm được các thông tin tại Thụy Điển nhanh nhất mà không mất nhiều thời gian. Trong phần tin ngày 25 tháng 10-2018 sẽ bao gồm các tin chính :
1. Hàng ngàn người mất việc làm tại Handelsbanken (tạm dịch ngân hàng thương mại Thụy Điển)
2. Nhiều người buộc phải thôi việc tại SAAB
3. Sjöstedt muốn Thụy Điển dừng bán vũ khí cho Ả rập Saudi
4. Thụy Điển muốn giảm thuế cho người về hưu

Sau đây là phần nội dung chi tiết

1.Hàng ngàn người sẽ mất việc làm tại Handelsbanken (tạm dịch ngân hàng thương mại Thụy Điển)

Đó là thông tin mới nhất từ Handelsbanken khi họ thông báo  sẽ giảm tới 1600 việc làm trong thời gian tới. Những việc làm này tạm thời sẽ xóa bỏ trong vòng 4 năm tới .

Cắt giảm nhân sự tại ngân hàng thương mại Thụy Điển

Giám đốc ngân hàng không cho rằng sẽ phải buộc bất kỳ ai thôi việc tuy nhiên việc cắt giảm nhân sự vẫn sẽ được thực hiện dù thế nào đi nữa bởi vì ngân hàng muốn tiết kiệm chi phí vận hành.

Bên cạnh đó giám đốc Handelsbanken cũng thông báo rằng anh ta sẽ thôi việc trong cùng thời điểm.

2.Nhiều người buộc phải thôi việc tại SAAB

SAAB là một trong những tập đoàn cơ khí lớn nhất Thụy Điển trong đó có nhiều lĩnh vực như sản xuất vũ khí và xe hơi.
Năm nay tập đoàn này vừa công bố lợi nhuận thâm hụt và cần phải cắt giảm chi tiêu thông qua việc buộc hơn 800 nhân viên phải nghỉ việc.

Tập đoàn SAAB buộc phải cắt giảm nhiều việc làm

3.Sjöstedt muốn Thụy Điển dừng bán vũ khí cho Ả rập Saudi

Vừa qua một nhà báo người Mỹ gốc Ả Rập Saudi có tên Jamal Khashoggi đã bị sát hại một cách dã man trong đại sứ quán Ả Rập Sau đi tại Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các tin tức tình tiết của vụ án hết sức li kỳ khi ông này vào đại sứ quán để làm thủ tục bảo lãnh hôn thê nhưng đã không trở ra và có lẽ đã bị giết hại sau đó phân xác bằng axit để đem ra khỏi lãnh sự quán.

Jamal Khashoggi đã có nhiều năm trong việc viết các bài báo chỉ trích chính quyền Ả Rập Saudi cho nên có thể đây là lí do ông bị sát hại.

Hiện nay lãnh đạo của Vänsterpartiet ( tạm dịch là Đảng cánh tả) là Jonas Sjöstedt cho rằng Thụy Điển và các quốc gia khác thuộc liên hiệp Châu Âu cần phải phải dừng việc bán vũ khí sang nước này.

Nước Đức đã đi tiên phong trong việt chấm dứt xuất khẩu vũ khí sau khi có thông tin về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.

Tuy nhiên thủ tướng Thụy Điển lâm thời Stefan Löfven vẫn đang chờ đợi để ra quyết định vì ông muốn tham khảo ý kiến của các nước thuộc EU và các luật Thụy Điển.

4.Thụy Điển muốn giảm thuế cho người về hưu

Dù rằng hiện nay chính trị Thụy Điển vẫn đang chuyển biến phức tạp khi chưa thể thống nhất Đảng nào sẽ lên nắm chính phủ điều hành đất nước trong thời gian tới . Do đó Thụy Điển vẫn để cho chính phủ cũ của Thủ tướng Stefan Löfven tạm thời tiếp tục nhiệm vụ của họ. Tuy nhiên quốc hội vẫn phải quyết định ngân sách để điều hành đất nước năm sau như thế nào.
Một điểm quan trọng trong ngân sách Thụy Điển có thể thay đổi đó là nhiều Đảng đã đồng thuận về vấn đề giảm thuế cho những người về hưu. Cả chính phủ Thụy Điển cũ hiện đang tạm thời nắm quyền và cả phe đối lập là đảng Alliansen đều muốn hạ mức thuế này.

-Chúng tôi cho rằng đây là một việc làm tốt – Elisabeth Svantesson thuộc đảng Moderaterna phát biểu.

Các năm gần đây những người về hưu đã đóng thuế nhiều hơn so với cả lúc họ đi làm.

Chậm nhất là 15 tháng 11 -2018  một đề xuất ngân sách mới cho Thụy Điển sẽ phải được thông qua.

Congdongviet.se tổng hợp từ 8sidor

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng chính trị chưa từng có

Đất nước Thụy Điển đang đứng trước cơn khủng hoảng chính trị lần thứ 2 trong lịch sử khi cho đến hiện nay việc thành lập chính phủ mới vẫn đang gây tranh cãi. 

Nguyên nhân chính là do kết quả của cuộc bầu cử trên đất nước Thụy Điển vừa qua đã không có lợi cho bất cứ Đảng chính trị nào vì không có Đảng nào có đủ đa số phiếu trong quốc hội mà buộc phải liên minh với nhau để thành lập tân chính phủ mới.

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng sau bầu cử 2018

Tình hình nội tại của đất nước Thụy Điển

Nhưng vấn đề ở đây là trong lịch sử đất nước Thụy Điển trước đây chỉ có 2 liên minh Đảng lớn là : Liên minh Xanh Đỏ (de Röd Grön) do Đảng xã hội Social Demokraterna đứng đầu và Liên minh Alliansen do Moderaterna lãnh đạo . Tuy nhiên trong 2 cuộc bầu cử mới nhất của đất nước Thụy Điển lại có sự trỗi dậy của đảng mới là Đảng Sverige Demokraterna (tạm dịch là Đảng dân chủ Thụy Điển) .
Lý do của việc ngày càng lớn mạnh của Đảng Sverige Demokraterna là vì đảng này có chính sách bài ngoại và chống di dân mạnh mẽ, một xu hướng mà có lẽ không chỉ Thụy Điển mà các nước Châu Âu cũng đang hưởng ứng theo mạnh mẽ. Điều này đang gây chia rẽ trong nội bộ người dân và đất nước Thụy Điển hơn bao giờ hết.

Việc lớn mạnh của Đảng Sverige Demokraterna trên đất nước Thụy Điển khiến cho lá phiếu của người dân bị chia nhỏ ra và khiến cho không có một liên minh hay bất kỳ Đảng nào nắm đa số phiếu trong quốc hội để thành lập chính phủ . Vấn đề gây tranh cãi hơn nữa là không có liên minh nào và đảng chính trị nào lại muốn liên mình với Đảng Sverige Demokraterna để thành lập chính phủ.

Vậy sẽ như thế nào nếu Đất nước Thụy Điển không thành lập được chính phủ mới ?

Về mặt kỹ thuật, nỗ lực hình thành một chính phủ mới có thể kéo dài trong bốn năm, cho đến cuộc bầu cử tiếp theo. Điều này gây ra tốn kém thời gian và là kết quả xấu nhất nên có rất ít người nghĩ đến khả năng này có thể xay ra nhưng nó vẫn là một nguy cơ vẫn có thể xảy ra. Và một khi xảy ra Đất nước Thụy Điển sẽ như thế nào  ?

Ai đang điều hành đất nước Thụy Điển thật sự ?

Kể từ khi Thủ tướng Thụy Điển là Stefan Löfven (S) bị quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm vào ngày 24 tháng 9, Thụy Điển bị chi phối bởi một chính phủ lâm thời cũng vẫn do thủ tướng Stefan Löfven chỉ đạo.

Chính phủ Thụy Điển lâm thời có thể làm gì?

Một chính phủ Thụy Điển lâm thời có thể thực sự làm những việc giống như một chính phủ chính thức như bình thường, chỉ có một điều chính phủ này không được phép làm đó là hứa hẹn thêm những điều họ sẽ làm trong tương lai. Một sự khác biệt quan trọng khác nữa là một chính phủ lâm thời sẽ thiếu sự hỗ trợ trong quốc hội Thụy Điển.

– Theo thực tế, chính phủ lâm thời thường tránh các quyết định mang tính chính trị. Nó cũng không trả lời các câu hỏi hoặc những lời chỉ trích từ các đại biểu quốc hội, ”Johan Welander, thư ký nghị viện cho biết.

Do đó, đất nước Thụy Điển có thể tiếp tục hoạt động, mặc dù chính phủ đã bị loại bỏ. Nhưng nó sẽ bắt đầu khá sớm nếu một chính phủ mới được thông qua một dự luật ngân sách mới cho năm 2019. Thời hạn để bỏ phiếu ngân sách hoạt động của chính phủ là ngày 15 tháng 11.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có chính phủ vào hạn chót để đệ trình ngân sách lên quốc hội Thụy Điển?

Nếu nỗ lực hình thành chính phủ tiếp tục thất bại, thì Chính phủ lâm thời sẽ nộp ngân sách. Đây là điều chưa bao giờ xảy ra trước đây.

“Đó là điều chúng ta chưa từng thấy trong thời hiện đại”, Johan Welander nói.

Tại Bộ Tài chính, mọi người đã bắt đầu chuẩn bị cho một tình huống như vậy, mặc dù ai cũng nhấn mạnh rằng điều lo lắng về trường hợp tồi tệ khó có thể xảy ra là không cần thiết.

Gösta Brunnander, thư ký bộ trưởng tài chính Magdalena Andersson nói: “Chúng tôi đã soạn thảo một khung sườn các đòi hỏi mà chúng tôi cần yêu cầu từ chính quyền”.

Theo một bản ghi nhớ năm 1990, một chính phủ lâm thời không nên đưa ra các đề xuất gây tranh cãi về mặt chính trị hoặc có định hướng chính sách đối tác rõ ràng. Nhưng Gösta Brunnander nhấn mạnh rằng hạn chế duy nhất trong Hiến pháp là một chính phủ chuyển tiếp không nên công bố các cuộc bầu cử bổ sung.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ngân sách chính phủ  lâm thời lại gây tranh cãi và cần phải bỏ phiếu?

Một dự luật ngân sách không cần phải nhận được đa số phiếu trong quốc hội, nhưng nó phải nhận được nhiều phiếu bầu nhất.

Nếu một đề xuất ngân sách từ phe đối lập, một cái gọi là ngân sách dự phòng, sẽ nhận được nhiều phiếu nhất, thì chính phủ lâm thời sẽ phải kiểm soát ngân sách đó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có được một chính phủ mới sau khi chính phủ lâm thời đã hình thành được ngân sách?

– Một ngân sách chuyển đổi có thể được thay đổi bởi chính phủ mới thông qua, ví dụ, Ngân sách thay đổi mùa xuân hoặc ngân sách thay đổi đặc biệt, Johan Welander nói.

Congdongviet.se biên dịch và soạn thảo.

 

Đảng Sverige Demokraterna theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan bành trướng thế lực qua bầu cử Thụy Điển 9-9-2018

Tuy chưa phải là « trận động đất » như hy vọng của Jimmie Åkesson, người đã mơ đến chuyện vượt qua bức tường tâm lý 20%, đưa đảng «Sverige Demokraterna- Những Người Dân chủ Thụy Điển » của ông trở thành đảng thứ hai, thậm chí đảng hàng đầu ở nước này, nhưng với 17,6% số phiếu, lãnh đạo cực hữu (*) nay có một trọng lượng lớn chưa từng có trong lịch sử vương quốc Thụy Điển vùng Scandinavi.

Biểu tượng của đảng Sverige Demokraterna trong cuộc tranh cử năm 2018

Là một diễn giả rất khéo léo và dè dặt, khác hẳn với những tuyên bố nẩy lửa của lãnh đạo đảng cực hữu Ý Matteo Salvini, Jimmie Åkesson, 39 tuổi, biết khai thác mối lo ngại của dân Thụy Điển trước những thay đổi do sự hiện diện quá lớn, theo cái nhìn của họ, của những người nhập cư. Lập luận của ông rất đơn giản : Mô hình Bắc Âu đang suy thoái do tình trạng nhập cư không được kiểm soát chặt chẽ.

Từ năm 2013 đến nay, Thụy Điển, quốc gia chỉ có 10,5 triệu dân, đã đón nhận đến 400 ngàn người tị nạn. Đây là một con số kỷ lục ở châu Âu : tính trên dân số, chưa có quốc gia nào đón nhận nhiều như thế, kể cả nước Đức. Nhưng thật ra, làn sóng nhập cư không phải là hiện tượng gì mới mẻ ở Thụy Điển. Với 1 phần 5 dân số là người gốc nước ngoài, trong vòng 4 thập niên, quốc gia Bắc Âu này đã thay đổi hẳn. Sau những đợt nhập cư từ Nam Mỹ, châu Phi và Nam Tư củ, nay đến làn sóng nhập cư Afghanistan, Irak và Syria. Kể từ nay, trên đường phố Thụy Điển, với rất nhiều phụ nữ đội khăn chùm kín mặt, tính đa văn hóa ngày càng rõ rệt.

Theo L’Express, tuy hiện không có đảng nào, dù là cánh tả (liên minh De Gröna) hay cánh hữu (liên minh Alliansen), chấp nhận thương lượng với đảng của Jimmie Åkesson, thậm chí họ có thể sẽ liên minh với nhau để ngăn đảng cực hữu tham gia cầm quyền, nhưng đà lớn mạnh của xu hướng dân túy( chủ nghĩa dân tộc cực đoan)  ở Thụy Điển sẽ không dừng ở đó.

Tuy Thụy Điển hiện vẫn đạt mức tăng trưởng 2% và tỷ lệ thất nghiệp ở nước này chỉ là khoảng 6%, nhưng chính phủ mới sẽ đối đầu với nhiều thách thức : cải thiện hoạt động của hệ thống bệnh viện, nâng cao giáo dục và nhất là giải quyết khủng hoảng về nhà ở, nhất là nhà xã hội (nhà giá rẻ). Tuần báo Pháp trích lời một nữ hộ lý về hưu đã bầu cho « Jimmie » lo ngại nói : « Một số người dân Thụy Điển chờ được cấp nhà từ 3 năm nay, thế mà đùng một cái, cả một gia đình người Afghanistan được cấp trước họ ».

Nhà viết xã luận của tờ nhật báo lớn Dagens Nyheter, Erik Helmerson, nhận xét : « Cách đây vài năm, các chiến dịch tranh cử thường xoay quanh vấn đề nam nữ bình quyền hay tăng ngân sách giáo dục, nhưng nay, các ứng cử viên chđề cập đến vấn đề biên giới, tội phạm ». Một điều chắc chắn là chưa bao giờ xã hội Thụy Điển bị chia rẽ đến như thế. Trong một quốc gia nổi tiếng là luôn có sự đồng thuận, đang có một sự thay đổi sâu rộng. Một điều không thể tưởng tượng được chỉ cách đây 4 năm, đó là vào tháng trước một phóng sự điều tra truyền hình đã đề cập đến một chủ đề cấm kỵ : nguồn gốc sắc tộc của những người bị kết án vì tội hiếp dâm. Kết quả điều tra : trên 843 kẻ hiếp dâm, có đến 85% sinh ở nước ngoài. Kể từ nay, 1/4 số phụ nữ Thụy Điển tuyên bố không cảm thấy an toàn vào một số thời điểm nào đó trong ngày.

Giải thích :

Trường phái chính trị cánh hữu và cánh tả là ý chỉ những đường lối chính trị thiên về cấp tiến hay bảo thủ.

Cánh tả dùng để chỉ những người có tư tưởng cấp tiến , theo chủ nghĩa xã hội dân chủ .

Cánh hữu dùng để chỉ những người có tư tưởng bảo thủ , theo đường lối chủ nghĩa dân tộc.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan dùng để chỉ đường lối chính sách thiên về đảm bảo quyền lợi cho người dân bản địa , kỳ thị , bài xích với người di dân.

Nguồn : Thời sự RFI

Chuyển biến xã hội Thụy Điển sau cuộc bầu cử đã và đang bắt đầu

Cũng giống như những gì đã diễn trong kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội, kết quả của cuộc bầu cử vào chính quyền cấp tỉnh/ thành phố cũng đã rất đồng đều giữa các các Đảng phái ở nhiều tỉnh trong Thụy Điển . Tuy nhiên điều này đã dẫn đến sự thay đổi  xã hội Thụy Điển ở 3 khu vực lớn nhất Thụy Điển đó chính là Stockholm , Göteborg và Malmö.

Trong đó ở Stockholm khi mà trước đây họ được điều hành bởi Đảng Social Demokraterna cùng với Miljöpartiet, Vänsterpartiet và Feministiskt thì nay họ đã mất tiếng nói và có thể mất luôn cả quyền lực.

Điều này cũng diễn ra tương tự đối với việc điều hành của các Đảng phái ở Göteborg. Trong cuộc bầu cử năm 2018 vừa qua, một Đảng có tên gọi là Demokraterna vừa mới thành lập bỗng nhiên được nhiều phiếu bầu và trở nên lớn mạnh hơn. Họ nhận được đến 17% phiếu bầu của người dân và hiện nay không rõ rằng các Đảng nào ở Göteborg sẽ hợp tác với nhau để cùng điều hành thành phố này.

Đảng Demokraterna mới thành lập trong thời gian gần đây đang ăn mừng chiến thắng
của họ trong cuộc bầu cử tại Göteborg .

Điều bất ngời nhất là ở Malmö , Đảng Social Demokraterna đã nắm quyền quản lý trong 24 năm qua nhưng bây giờ vị trí đó đang lung lay có thể thay đổi . Kết quả của cuộc bầu cử đang giúp cho phe đối lập của Đảng Social là Alliansen nói rằng có thể họ sẽ tiếp nhận quyền lực nhưng để làm được việc này họ cần sự hợp tác với Đảng Sverige Demokraterna , điều mà họ không hề muốn.

Như đã nói trên vì kết quả bầu cử gần như đồng đều ở cấp Tỉnh/thành phố nên sẽ còn nhiều thành phố lớn khác của xã hội Thụy Điển bắt đầu thay đổi việc quản lý chính quyền.
Theo 8sidor.

Kết quả cuộc bầu cử Thụy Điển năm 2018

Như vậy là cuộc bầu cử Thụy Điển lớn nhất trong 4 năm qua đã kết thúc vào đêm hôm qua và ban kiểm phiếu đã làm việc cật lực suốt đêm để cho ra kết quả như sau :

Đảng Socialdemokraterna (Dân chủ Xã hội) chiếm : 28,4%

Đảng Moderaterna: 19,8%

Đảng Sverigedemokraterna (Dân chủ Thụy Điển) : 17,6%

Đảng Centerpartiet  : 8,6%

Đảng Vänsterpartiet : 7,9%

Đảng Kristdemokraterna: 6,4%

Đảng Liberalerna: 5,5 phần trăm

Đảng Miljöpartiet: 4,3%

Với kết quả này thì

Biểu đồ thống kê tỉ lệ các Đảng trong quốc hội Thụy Điển

*Liên minh De rödgröna :  bao gồm các đảng  ( Socialdemokraterna, Miljöpartiet và Vänsterpartiet) nhận được 144 ghế trong Quốc hội tương đương với tỉ lệ 41,2 %.

* Liên minh Alliansen : Moderaterna, Centerpartiet, Kristdemokraterna và Liberalerna nhận được 143 ghế trong quốc hội tương đương 40,9%.

* Đảng SverigeDemokraterna ( Dân chủ Thụy Điển) đã không hợp tác với bất cứ ai. Họ nhận được 62 ghế trong quốc hội tương đương 17,7%.

Điều này cho thấy rằng tuy rằng chính  phủ của thủ tướng Stefan Löfven có thể sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành Thụy Điển tuy nhiên thời gian tới sẽ càng thêm khó khăn vì kết quả này sẽ khiến cho các dự luật hay các đề nghị của chính phủ đương nhiệm khi đưa ra quốc hội Thụy Điển biểu quyết sẽ khó được thông qua vì không thể nắm đa số 51% . Vì thế nếu muốn được thông qua họ cần phải làm việc hợp tác với các Đảng khác như liên minh Alliansen hay đặc biệt là đảng SverigeDemokraterna

Chính phủ thay đổi dự luật về người tị nạn

Chính phủ muốn thay đổi những điều khoản trong dự luật khiến chúng sẽ khó khăn hơn cho người tị nạn được ở lại Thụy Điển.

Điều đó có nghĩa là hầu hết những người tị nạn đến Thụy Điển sẽ chỉ được lại trong thời gian ngắn. Họ sẽ không thể bão lãnh qua Thụy Điển gia đình của họ và lao động kiếm tiền để được ở lại Thụy Điển. Chính phủ đã đạt được sự đồng thuận này với các đảng khác trong Liên minh các đảng thuộc Alliansen.

Nhưng hiện nay chính phủ lại muốn thay đổi vài điều trong dự luật này. Trong đó có khả năng những trẻ vị thành niên không có người thân sẽ được học hết gymnasiet. Tại dự luật trước đó thì qui định rằng tất cả những người đủ 18 tuổi phải đi làm . Những trẻ em bị bệnh nặng cũng sẽ được ở lại Thụy Điển thời gian dài mà không phải chỉ là vài năm.

Dự luật mới này cũng đã nhận được nhiều chỉ trích.
-Điều này khiến phát sinh vấn đề nghiêm trọng bởi vì những người không được định cư lại Thụy Điển sẽ gặp khó khăn hơn khi kiếm việc làm. Và nhiều gia đình sẽ bị chia rẽ với những luật lệ này. Lãnh đạo đảng Vänsterpartiet Jonas Sjöstedt phát biểu.

Bên cạnh đó đảng Sverigedemokraterna cũng tức giận vì điều này. Họ cho rằng chính phủ cần giữ những điều luật khó khăn hơn như trước đây.

Vào mùa hè tới đây chính phủ sẽ bỏ phiếu để quyết định về dự luật này.

Theo 8sidor.se

Nhiều cử tri muốn hợp tác với Sverigedemokraterna

Đảng Sverigedemokraterna (SD) là một đảng mà không có đảng nào muốn hợp tác. Tất cả những đại biểu quốc hội đã nói không với việc này. Những Đảng này cho rằng Sverigedemokraterna là kẻ đổi lập với người nhập cư. Một phần khác cho rằng Sverigedemokraterna thì kỳ thị chủng tộc.

Nhưng nhiều người trong số họ đã bỏ phiếu cho Moderaterna , Centerpartiet, Folkpartiet và Kristdemokraterna không nghĩ như vậy. Họ muốn rằng đảng của họ sẽ bắt đầu hợp tác với Sverigedemokraterna. Hầu hết các cử tri của các đảng này nghĩ như vậy.

Cử tri của Kristdemokraterna là những người thích Sverigedemokraterna nhất. 60% cử tri của đảng này muốn hợp tác với SD.

Hầu hết các Cử tri của Folkpartiet ( Đảng tự do) chống lại việc Sverigedemokraterna hợp tác với các Đảng của Alliansen. Nhưng 38% của cử tri Folkpartiet muốn có một sự hợp tác với Sverigedemokraterna

Nhưng lãnh đạo của các đảng không nghĩ sẽ làm theo mong muốn của các đảng viên. Họ vẫn từ chối hợp tác với Sverigedemokraterna.
Trên đây là thông tin từ doanh nghiệp Ipsos đã thực hiện cuộc khảo sát này.