Tag Archives: quyền lợi

Bạn có biết gì về quyền được nghỉ phép 1 ngày ở Thuỵ Điển ?

Đôi khi có những bất ngờ xảy ra trong cuộc sống buộc bạn phải nghỉ việc để giải quyết nó chẳng hạn như: chuyển nhà, tham dự đám tang hay hay đám cưới trong gia đình hoặc một ca cấp cứu nha khoa.

Ngay cả những người đã làm việc lâu dài ở Thụy Điển có thể không biết chính xác quyền của họ là gì trong những tình huống này, và thực tế nó cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các lĩnh vực và chủ công ty, hãng xưởng.

Theo luật lao động Thuỵ Điển thì chủ lao động phải cung cấp kỳ nghỉ có lương tối thiểu 25 ngày mỗi năm cho nhân viên toàn thời gian bên cạnh đó một số trường hợp được cung cấp nghỉ nhiều hơn thế và cũng có thể yêu cầu nghỉ không lương.

Nhưng trong một số tình huống đặc biệt, bạn có thể được nghỉ ngoài 25 ngày đó (hoặc bất kể phụ cấp tại nơi làm việc của bạn).

Trong một số trường hợp, việc nghỉ phép này được quy định bởi pháp luật, trong một số trường hợp nhất định cho phép nghỉ việc không lương.

Nhưng hầu hết thời gian, đây là những quyền được quy định trong các thỏa thuận thương lượng tập thể (Kollektivavtal) bao gồm đại đa số người lao động ở Thụy Điển, hoặc có thể trong các hợp đồng lao động cá nhân.

Bạn có thể tìm phần liên quan đến nghỉ phép (‘nghỉ phép ngắn hạn có lương’), thường đề cập đến khoảng thời gian tối đa một ngày làm việc mà bạn có thể nhận được toàn bộ lương của mình.

Trong những trường hợp khác, quyết định cho nghỉ phép sẽ do người chủ dụng lao động quyết định.

Nếu chủ nhân của bạn từ chối cho bạn nghỉ phép có lương, bạn có thể yêu cầu được bù phần thiếu hụt đó bằng một khoảng phụ cấp khác thường có tên gọi là Tid-bank.

Dưới đây là một số trường hợp khác nhau có thể xảy ra và những gì bạn được hưởng trong mỗi tình huống.

Bạn nên tìm hiểu quyền lợi của mình khi lao động ở Thuỵ Điển

1.Để gặp bác sĩ hoặc nha sĩ

Nếu bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ trong giờ làm việc, bạn có quyền yêu cầu nghỉ với tên gọi là :”tjänstledigt” , đây là thời gian nghỉ không lương và chủ lao động không có quyền từ chối.

Một số thỏa thuận tập thể sẽ bao gồm các trường hợp này và bao gồm quyền được nghỉ phép có lương (được gọi là phép) cho các cuộc hẹn khám bệnh, vì vậy bạn nên kiểm tra thỏa ước tập thể hoặc hợp đồng lao động hoặc sổ tay hướng dẫn của mình.

Thỏa thuận hoặc hợp đồng cũng có thể bao gồm thông tin về loại cuộc hẹn khám bệnh cụ thể được chi trả; ví dụ, bạn có thể được phép nghỉ có lương cho một ca cấp cứu (akut), ngược lại không được hưởng lương nếu đó là một cuộc hẹn thông thường, trong trường hợp đó, bạn có thể phải sắp xếp nó ngoài giờ làm việc hoặc nghỉ phép hàng năm hoặc không lương.

Nếu bạn có tùy chọn sử dụng giờ giấc linh hoạt, bạn có thể đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ trong thời gian làm việc nếu bạn làm bù giờ sau đó.

Nghỉ ốm đau thuộc một danh mục khác, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trong một bài viết dưới đây:

Qui định luật pháp khi nghỉ bệnh dành cho người lao động Thụy Điển

2. Tổ chức đám cưới của bạn hoặc một sinh nhật đặc biệt

Luật việc làm của Thụy Điển không cấp cho bạn quyền được nghỉ trong những dịp này, nhưng tin tốt là một số thỏa thuận tập thể có, đặc biệt là đối với sinh nhật “tròn số”, chẳng hạn như sinh nhật lần thứ 50 của bạn.

Nếu bạn thuộc phạm vi điều chỉnh của thỏa ước tập thể, bạn nên đọc các quy tắc liên quan trước khi sử dụng kỳ nghỉ hàng năm cho những dịp này. Nếu những sự kiện này như sinh nhật lần thứ 50 của bạn rơi vào cuối tuần hoặc ngày lễ, bạn sẽ không được nghỉ phép có lương riêng cho một ngày nghỉ phép.

Nếu đó là đám cưới của người khác hoặc một loại sự kiện đặc biệt khác, bạn khó có thể được nghỉ phép có lương mà không cần sử dụng quyền nghỉ phép hàng năm (25 ngày phép).

Tuy nhiên, một trường hợp mà bạn có thể tăng khả năng thương lượng là khi bạn đang thương lượng các điều khoản tuyển dụng trước khi bắt đầu một công việc mới.

Nếu bạn đã đặt lịch đi du lịch hoặc các cam kết chẳng hạn như đám cưới gia đình, bạn có thể thương lượng để nhận những việc này là nghỉ phép có lương hoặc không lương, nhưng điều đó sẽ do chủ nhân mới của bạn quyết định.

3.Chuyển nhà

Bạn vừa mua căn nhà đầu tiên ở Thụy Điển? Hay bạn phải chuyển nhà do hết hạn hợp đồng và không được thuê tiếp do mướn nhà không chính chủ ?

Một số thỏa thuận tập thể bao gồm một ngày nghỉ phép có lương vào ngày chuyển nhà, nhưng điều này không đặc biệt phổ biến.

Trong các trường hợp khác, bạn có thể phải xin nghỉ ngày đó là ngày nghỉ phép không lương hoặc sử dụng một trong những ngày nghỉ hàng năm của mình.

4.Chăm sóc người thân bị bệnh

Nếu bạn cần nghỉ việc vì lý do gia đình ốm đau, tai nạn hoặc “lý do gia đình khẩn cấp” khác cần sự hiện diện của bạn, bạn có quyền làm điều đó theo Luật (1998: 209) với tên gọi “om rätt till ledighet av trängande familjeskäl ” ( luật về quyền nghỉ việc vì lý do gia đình cấp bách). Không có qui định về thời gian tối thiểu số ngày nghỉ trong trường hợp này.

Luật này không đảm bảo cho bạn quyền được trả lương trong thời gian nghỉ phép này, nhưng một số thỏa thuận tập thể hoặc hợp đồng lao động bao gồm điều khoản đảm bảo tiền lương cho một số ngày nhất định – trong trường hợp này, bạn thường sẽ chỉ được trả nếu bạn đã đã vượt qua thời gian thử việc sáu tháng của bạn.

Các trường hợp khẩn cấp có thể bao gồm bệnh nặng hoặc thương tích của một thành viên thân thiết trong gia đình; không chỉ gia đình trực hệ, mà còn cả ông bà, cháu gái và cháu rể chẳng hạn (một lần nữa, hãy kiểm tra thỏa ước tập thể của bạn nếu bạn có, thường định nghĩa thuật ngữ ‘họ hàng gần’).

5.Đi dự đám tang

Luật tương tự có thể áp dụng cho việc tham dự đám tang của một thành viên thân thiết trong gia đình, hoặc nếu bạn cần thời gian để phân loại di sản của người thân đã qua đời. Do đó, các quy định tương tự cũng được áp dụng. Bạn không có quyền được trả lương trong thời gian nghỉ phép này, nhưng một số thỏa thuận tập thể bao gồm quyền được nghỉ phép có lương nếu bạn đã qua thử việc.

6.Tham dự uộc phỏng vấn cho một công việc mới

Có lẽ sẽ không có gì ngạc nhiên khi nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới theo ý muốn của mình, thì người sử dụng lao động hiện tại của bạn không có nghĩa vụ phải cho bạn thời gian nghỉ để tham gia một cuộc phỏng vấn. Lựa chọn tốt nhất ở đây thường là sử dụng kỳ nghỉ hàng năm của bạn.

Nhưng có một ngoại lệ.

Nếu bạn bị sa thải khỏi công việc của mình (uppsagd, trái ngược với sa thải được gọi là avskedad), Đạo luật bảo vệ việc làm của Thụy Điển sẽ được áp dụng. Điều này cho phép nhân viên có quyền “nghỉ việc hợp lý, trong khi vẫn được hưởng các quyền lợi việc làm” để tìm việc làm. Nếu bạn có một thỏa ước tập thể, điều đó có thể quy định chính xác những gì được định nghĩa là “hợp lý”.

Nói chung, trong hầu hết các tình huống khác với những tình huống nêu trên, bạn sẽ cần phải làm việc trong những ràng buộc của kỳ nghỉ hàng năm theo hợp đồng của bạn.

7.Đi dự đám tang

Luật tương tự có thể áp dụng cho việc tham dự đám tang của một thành viên thân thiết trong gia đình, hoặc nếu bạn cần thời gian để phân chia di sản của người thân đã qua đời.

Do đó, các quy định tương tự cũng được áp dụng. Bạn không có quyền được trả lương trong thời gian nghỉ phép này, nhưng một số thỏa thuận tập thể bao gồm quyền được nghỉ phép có lương nếu bạn đã qua thử việc.

Quyền lợi khi có con tại Thụy Điển ( Föräldrapenning)

Thụy Điển là một trong những nước có an sinh xã hội cao nhất thế giới , một trong số đó là chế độ qui định về trợ cấp khi bạn có con tại Thụy Điển hay nói cách khác là quyền lợi người làm cha mẹ được nhà nước Thụy Điển bảo vệ .

Những đãi ngộ này bao gồm trợ cấp tiền khi có con hay quy định về việc nghỉ làm để chăm sóc con khi còn nhỏ hoặc khi con ốm . Do vậy  bạn nên lưu lại hoặc hiểu rõ  đầy đủ các chế độ để  không bỏ lỡ quyền lợi của chính mình và con mình sau này.

I ĐỊNH NGHĨA VỀ TRỢ CẤP CHA MẸ

Trợ cấp cha mẹ là khoảng tiền mà bạn sẽ được nhận để ở nhà chăm sóc cho con bạn thay vì bạn phải làm việc, tìm việc làm hoặc đi học. Với trường hợp đứa trẻ được sinh ra từ năm 2014 trở về sau, bạn có thể lấy trợ cấp cha mẹ tới ngày đứa trẻ tròn 12 tuổi hoặc trước khi
đứa trẻ học xong chương trình lớp 5.
Bạn được nhận trợ cấp cha mẹ nếu như:

 Bạn là cha mẹ hoặc có quyền giám hộ của đứa trẻ.
 Bạn đã kết hôn hoặc sinh sống chung với cha mẹ của đứa trẻ.
 Bạn ở nhà với đứa trẻ thay vì làm việc, học tập hoặc tìm kiếm việc làm.
 Bạn có bảo hiểm tại Thụy Điển.
 Đứa trẻ sinh sống ở Thụy Điển hoặc ở các nước trong EU/ESS hoặc Thụy Sĩ.

II SỐ NGÀY BẠN ĐƯỢC NHẬN TRỢ CẤP CHA MẸ

Phần này bao gồm 4 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu cha và mẹ chia sẻ ngày nghỉ với nhau

Cha mẹ được nhận trợ cấp cha mẹ 480 ngày cho một đứa trẻ. Điều này có nghĩa rằng mỗi người có tổng cộng 240 ngày nghỉ phép.

Với trường hợp đứa trẻ được sinh ra từ năm 2016 trở về sau, mỗi cha hoặc mẹ có 195 ngày nghỉ được hưởng trợ cấp ở mức tiền bệnh (mức cao nhất), trong đó, 105 ngày cha hoặc mẹ có thể chuyển qua lại cho nhau, 90 ngày bắt buộc mỗi người phải có, và 45 ngày hưởng trợ cấp ở mức thấp nhất 180 kr/ngày (có thể chuyển cho nhau).

Trường hợp 2: Nếu cả cha và mẹ muốn nghỉ phép cùng lúc

Trong giai đoạn từ lúc đứa trẻ được sinh ra cho đến lúc tròn một tuổi, cả cha và mẹ được
quyền nhận trợ cấp cha mẹ cùng ngày với nhau.

Trường hợp 3: Nếu đứa bé chỉ có cha hoặc mẹ
Bạn được nhận trợ cấp cha mẹ 480 ngày cho một đứa trẻ. Trong 390 ngày, bạn sẽ được nhận
trợ cấp dựa vào thu nhập của bạn ở mức tiền bệnh (mức cao nhất). Trong 90 ngày, bạn được
nhận trợ cấp 180 kr/ngày (mức thấp nhất).

Trường hợp 4: Nếu bạn sinh đôi hoặc sinh ba

Trợ cấp cha mẹ được trả 480 ngày cho một đứa trẻ. Nếu bạn sinh đôi, bạn sẽ nhận được 660 ngày nghỉ phép. Nếu bạn sinh ba, bạn sẽ nhận được 840 ngày nghỉ phép.

III: SỐ TIỀN TRỢ CẤP BẠN SẼ ĐƯỢC NHẬN

Tùy theo từng trường hợp mà số tiền trợ cấp bạn được nhận khác nhau. Có 5 trường hợp
chính:

Trường hợp 1: Nếu bạn đã có thu nhập

Bạn sẽ nhận được 80% thu nhập nếu như bạn nghỉ phép 7 ngày trong tuần, tuy nhiên chỉ được nhận tối đa 1006 kr/ngày.

Bạn phải có thu nhập năm nhiều hơn 82300 kr trong ít nhất 240 ngày trước khi đứa trẻ được sinh ra để được nhận trợ cấp ở mức tiền bệnh (mức tối đa).

Nếu bạn đã làm việc ít hơn 240 ngày, bạn sẽ được nhận 250 kr/ngày trong 390 ngày (7500 kr/tháng), sau đó 180 kr/ngày (mức thấp nhất).

Trường hơp 2: Nếu bạn không có hoặc thu nhập thấp

Nếu bạn không có thu nhập hoặc có thu nhập dưới 117 590 kr một năm, bạn sẽ được nhận
250 kr/ngày trong 390 ngày (7500 kr/tháng), sau đó 180 kr/ngày (mức thấp nhất).

Trường hợp 3: Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm
Nếu bạn có việc làm trước khi thất nghiệp, bạn cũng có quyền được hưởng tiền trợ cấp cha
mẹ dựa trên thu nhập bạn đã có trước đó. Tuy nhiên bạn phải báo thất nghiệp với Sở Lao
Động vào ngày đầu tiên bạn thất nghiệp.
Nếu bạn đã làm việc hơn 6 tháng, điều kiện để được nhận thất nghiệp là bạn chỉ cần báo thất
nghiệp trong vòng 3 tháng sau khi bạn thất nghiệp.

Trường hợp 4: Nếu bạn có công ty riêng
Bạn sẽ được nhận mức trợ cấp theo thu nhập của công ty (đối với enskild firma) hoặc dựa
theo tiền lương mà bạn đã lấy ra từ công ty (đối với aktiebolag).

Trường hợp 5: Nếu bạn đang đi học
Nếu bạn chưa có thu nhập, bạn được nhận 250 kr/ngày (khoảng 7500 kr/tháng).

Những thông tin trên được qui định rất rõ ràng tại trang web của Cơ quan bảo hiểm Thụy Điển :
https://www.forsakringskassan.se/privatpers/foralder

Những quyền lợi khi có quốc tịch Thụy Điển

Khác biệt gì khi bạn có quốc tịch Thụy Điển và  giấy định cư tạm thời hay vĩnh viễn ? Trong nội dung bài viết này congdongviet.se sẽ giải đáp vấn đề này cho quí đọc giả , bên cạnh đó cũng sẽ so sánh khi quí đọc giả có 2 quốc tịch tốt hơn hay chỉ giữ lại quốc tịch Thụy Điển tốt hơn ?

 

Giá trị của hộ chiếu Thụy Điển

 

I.Định nghĩa quốc tịch Thụy Điển với công dân là gì ?

Quốc tịch Thụy Điển là hợp đồng pháp lý gồm nhiều điều khoản ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa chính quyền và người dân. Đó là định nghĩa theo pháp luật về quốc tịch Thụy Điển.

Một khi có quốc tịch Thụy Điển bạn sẽ có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với Thụy Điển và trở thành người dân Thụy Điển. Chính quyền Thụy Điển sẽ phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn khi bản ở trong nước và ở ngoài nước .

Ví dụ :Khi bạn đi du lịch ở nước ngoài nếu bị quốc gia đó tạm giam vì nghi ngờ 1 lý do nào đó thì chính phủ Thụy Điển sẽ có nghĩa vụ yêu cầu quốc gia tạm giam bạn thả tự do cho bạn theo pháp luật Thụy Điển ( vấn đề pháp lý sẽ rắc rối hơn ví dụ này) nhưng để quí đọc giả hình dung được đó là quyền được bảo vệ khi là công dân Thụy Điển.
Ngược lại bạn cũng phải có nghĩa vụ như đóng thuế, nghĩa vụ quân dịch khi nhà nước Thụy Điển yêu cầu.

Khi có quốc tịch Thụy Điển bạn trở thành một thành viên chính thức trong cộng đồng dân Thụy Điển.

Định nghĩa chính thức về quốc tịch thường được xem là mối quan hệ chính thức giữa cá nhân và chính quyền bao gồm các quyền lợi và nghĩa vụ mà bạn phải tuân theo.

II.Quyền lợi trong việc có quốc tịch Thụy Điển bao gồm:

1.Bạn có quyền được sống và làm việc tại Thụy Điển và chỉ có khi trở thành dân Thụy Điển thì bạn mới có được quyền được bầu cử.

2.Bạn có thể được bầu cử trở thành thành viên của quốc hội Thụy Điển

3.Bạn có thể tham gia vào làm việc trong ngành Cảnh sát hoặc quân đội. Có một vài ngành nghề khác Bạn chỉ được làm nếu bạn có quốc tịch Thụy Điển

4.Khi có quốc tịch Thụy Điển bạn có thể dễ dàng hơn khi làm việc ở các nước thuộc cộng đồng Châu Âu khác.

Trên thực tế về nguyên tắc thì người nước ngoài có visa cư trú vĩnh viễn và người đã được đăng ký ở Thụy Điển thì có cùng quyền lợi và nghĩa vụ như người có quốc tịch Thụy Điển.

III.Hai quốc tịch hoặc là có nhiều quốc tịch:

Thụy Điển đồng ý bạn có thể có 2 quốc tịch. Người có hai quốc tịch là người có quốc tịch ở hai nước khác nhau và khi bạn có quốc tịch Thụy Điển bạn có thể lựa chọn giữ lại quốc tịch của của mình ở nước khác. Điều này cũng hợp pháp với những người dân Thụy Điển Nếu họ có quốc tịch Thụy Điển họ có thể nhận quốc tịch từ một nước khác. Bạn cần lưu ý rằng một vài quốc gia khác bạn không được phép có 2 quốc tịch. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở phần bị mất quốc tịch.

Lợi ích của việc có 2 quốc tịch:

1.Có hơn một quốc tịch có nghĩa rằng bạn có thêm những lợi ích sau đây:
Bạn có khả năng được làm việc ở nhiều nhiều quốc gia khác nhau

2.Bạn có thể nhận được những lợi ích về xã hội ở quốc gia khác ví dụ như chế độ hưu trí

3.Bạn có thể mua và sở hữu bất động sản hoặc được thừa kể các loại bất động sản hãy tài sản khác

4. Bạn có thể đi du lịch và sống ở nhiều nước khác nhau

Những rủi ro đối với việc có hai quốc tịch:

Có thể có những rủi ro do việc Có hai quốc tịch :

rủi ro đầu tiên là Quốc tịch Thụy Điển có thể không được chấp nhận bởi một vài Quốc gia nơi mà bạn có quốc tịch.

Ví dụ :điều này có nghĩa rằng chính quyền ở Quốc gia đấy có thể không chấp nhận Thụy Điển đưa ra những sự giúp đỡ nếu bạn bị bắt bởi cảnh sát và trong một vài trường hợp bạn cũng bị cấm gặp đại diện của đại sứ quán Thụy Điển.

Bạn có thể gặp một vấn đề khác ở những quốc gia thứ ba đặc biệt là nếu bạn vào những quốc gia đấy với hộ chiếu mà không phải là hộ chiếu Thụy Điển.

Ví dụ :bạn dùng hộ chiếu Việt Nam khi vào Việt Nam, trong trường hợp này chính phủ của nước Việt Nam sẽ xem rằng bạn là người dân Việt Nam và chính phủ Thụy Điển không có quyền lợi giúp bạn nếu bạn dính đến các vấn đề về pháp lý.

Như vậy tùy theo quyền lợi và mối liên hệ của bạn với quốc gia thứ 2 mà ví dụ ở đây thường là Việt Nam nhiều hay ít mà chúng ta cân nhắc có nên từ bỏ quốc tịch quốc gia cũ sau khi đã có quốc tịch Thụy Điển hay không ?

Nếu bạn có ý định đầu tư về lạ Việt Nam hay còn tài sản ở Việt Nam thì lời khuyên là đừng từ bỏ vì khi từ bỏ cũng có nghĩa quyền lợi của bạn là công dân Việt Nam cũng sẽ mất đi chẳng hạn như quyền sở hữu bất động sản đối với người không phải là công dân Việt Nam chỉ có giới hạn 50 năm. Ngoài ra nếu bạn là nhà đầu tư nước ngoài thì qui định việc đóng thuế cũng khác nhau. Bên cạnh đó cũng sẽ bị hạn chế về việc đi lại giữa 2 quốc gia về thời gian cư trú. v…v

Nội dung tiếp theo cũng liên quan đến quốc tịch mà congdongviet.se giới thiệu là : làm gì khi bị mất giấy tờ chứng minh mình có quốc tịch Thụy Điển. Mời quí đọc giả đón xem.

Hãy đừng tiếc 3 giây để click vào like và chia sẻ nếu quí đọc giả thấy bài viết hay và bổ ích để ủng hộ tinh thần của ban biên tập congdongviet.se.
Lượt like và share của quí vị sẽ là nguồn động lực cho chúng tôi tiếp tục hoạt động ,thu thập và phổ biến kinh nghiệm, thông tin về các chính sách định cư Thụy Điển giúp quí đọc giả thực hiên ước mơ định cư Thụy Điển 1 cách nhanh và dễ dàng nhất.

Mọi nội dung copy, chia sẻ và đăng tải lên các trang web khác vui lòng ghi rõ nguồn được trích dẫn từ congdongviet.se, nếu không chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp khiếu nại DCMA với google và các search engine khác. Ghi rõ nguồn sao chép là 1 trong những phép lịch sự tối thiểu để thể hiện sự tôn trọng đối với công sức biên dịch của các thành viên trong nhóm chúng tôi.

Congdongviet.se tổng hợp và biên dịch.