Tag Archives: Thụy Điển

Máy bay Thụy Điển rơi ngoài vùng Umeå – 9 người chết

Một máy bay thể thao loại nhỏ chở chín người trên chuyến bay đã bị rơi khu vực bên ngoài Umeå, theo Trung tâm cứu hộ trên biển và trên không. Tất cả chín người đều đã chết, thông tin được xác nhận của chính quyền Västerbotten. Một số người thân của 9 nạn nhận đã được thông báo, nhưng cảnh sát vẫn đang làm việc để tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

Một máy bay GippsAero GA8 Airvan, cùng loại với phi cơ gặp nạn. Ảnh: Wikipedia.

Ngay sau 2 giờ chiều, báo động về một vụ tai nạn máy bay bên ngoài Umeå được gọi đến. Máy bay hạ cánh trên Storsandskär, một hòn đảo gần sân bay Umeå. Theo cảnh sát và các dịch vụ khẩn cấp, vụ tai nạn phải xảy ra liên quan đến việc cất cánh.

Tất cả chín người trên máy bay đã chết trong vụ tai nạn. Họ đều là cư dân ở Västerbotten và Norrbotten. Tất cả đều là công dân Thụy Điển, nhưng một người có hai quốc tịch.

Nus ( Norrlands Universitetssjukhus- Bệnh viện đại học Norrland) ở trong tình trạng khẩn cấp
Tại hiện trường vụ tai nạn, các bộ phận của máy bay được tìm thấy trong tình trạng vỡ nát , bao gồm một trong những chiếc cánh. Cảnh sát thông báo rằng những người tìm thấy các mảnh vỡ của vụ tai nạn máy bay đã liên hệ với họ qua điện thoại 114 14 và họ không chạm vào các bộ phận của đống đổ nát. Điều này cũng áp dụng nếu các bộ phận được tìm thấy trên hoặc dưới mặt nước.

Bệnh viện đại học của Norrland đã chuyển sang tình trạng khẩn cấp khi nhận được khai báo của Västerbotten.Bên cạnh đó chính quyền Västerbotten hợp tác với Giáo hội Thụy Điển và quản lý đô thị Umeå để cung cấp hỗ trợ tâm lý. Hiện tại, các cơ sở đặc biệt liền kề với Sân bay Umeå được mở cho người thân và các bên liên quan để được hỗ trợ.

Khu vực cũng thông báo rằng một phần của sân bay đã được cung cấp cho các tổ chức viện trợ chăm sóc tinh thần và xã hội. Các nhân chứng, người thân và những người khác cần nói chuyện hoặc nhận hỗ trợ cũng được mời đến Ålidhemskyrkan ở Umeå.

Một cư dân Trung Quốc được toàn án tối cao Thụy Điển trả tự do

Tòa án Tối cao (TATC) Thụy Điển đã quyết định rằng một công dân Trung Quốc có tên Qiao Jianjun, người đang được Trung Quốc yêu cầu dẫn độ về nước này, sẽ được trả tự do không còn bị giam giữ. Tòa án đã viết trong một thông cáo báo chí. Jianjun bị buộc tội biển thủ hơn 100 triệu SEK tại quê nhà và là một trong những người bị truy nã gắt gao nhất của Trung Quốc.

Công dân Trung Quốc đang được yêu cầu chính quyền Thụy Điển dẫn độ về nước

Luật sư Henrik Olsson Lilja xác nhận với SVT News rằng Qiao Jianjun đã được thả bởi Tòa án tối cao Thụy Điển.

Nhưng TATC Thụy Điển vẫn chưa đưa ra thông tin này cho báo chí theo lời của Luật sư .
– TATC Thụy Điển nghĩ rằng không có cơ sở để dẫn độ người đàn ông này về Trung Quốc, Henrik Olsson Lilja nói với SVT Nyheter.

Chính quyền Trung Quốc cáo buộc Jianjun đã chiếm đoạt hơn 100 triệu SEK từ kho ngũ cốc của nhà nước mà anh ta làm việc để sau đó chạy trốn khỏi đất nước. Người đàn ông này đã phủ nhận các cáo buộc, nhưng Trung Quốc đã yêu cầu anh ta dẫn độ khỏi Thụy Điển.

Vẫn có thể bị buộc phải rời khỏi Thụy Điển

TATC Thụy Điển hiện vẫn đang xác định về vấn đề pháp lý xem trường hợp này có buộc phải dẫn độ hay không ?. Tổng công tố viên đã trình bày vấn đề này và tin rằng việc dẫn độ có thể được thực hiện nếu Trung Quốc đảm bảo rằng Qiao Jianjun không bị tra tấn hoặc trừng phạt bằng cái chết ở nước này.

TATC Thụy Điển viết trong thông cáo báo chí rằng một ý kiến ​​trong trường hợp dẫn độ dự kiến ​​sẽ được đệ trình lên chính phủ trong vòng vài tuần.

Các thông tin về sự việc này sẽ tiếp tục được cập nhật !

Sở lao động Thụy Điển không thể giúp người thất nghiệp nhiều như trước

Nguyên nhân là do cơ quan Arbetsförmedlingen ( Sở lao động- Thụy Điển) nhận được ít tiền hơn nhiều từ ngân sách trong năm nay. Hàng trăm trụ sở sẽ bị đóng cửa, và vài nghìn nhân viên buộc nghỉ việc. Điều này hiện đang làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Arbetsförmedlingen ( Sở lao động- Thụy Điển) là giúp cho những người khó tìm được việc làm nhất có được việc làm. Điều này được chỉ ra trong một báo cáo của Arbetsförmedlingen ( Sở lao động- Thụy Điển).


Arbetsförmedlingen ( Sở lao động- Thụy Điển) nhận được ít tiền hơn từ Chính Phủ trong năm nay so với trước đây. Nó đã được quyết định trong ngân sách mà Quốc Hội Thụy Điển đã bỏ phiếu vào tháng 12. Chính những nghị sĩ thuộc đảng Moderaterna và Kristdemokraterna đã đề ra ra ngân sách này. Bây giờ chúng tôi có một chính phủ mới. Nhưng nó vẫn là ngân sách của Đảng Moderaterna và Kristdemokraterna. Chính phủ mới cũng đã quyết định rằng Arbetsförmedlingen ( Sở lao động- Thụy Điển) nên thay đổi. Các công ty tư nhân (như các công ty môi giới việc làm : Bemanningsföretag) nên đảm nhận công việc giúp người thất nghiệp tìm được việc làm.

Thay đổi này vẫn chưa kết thúc. Nhưng Arbetsförmedlingen vì thế sẽ nhận được ít tiền hơn trong năm nay. Khoảng một nửa trong số tất cả các trụ sở sẽ bị đóng cửa, và 2.900 nhân viên phải nghỉ việc.

Điều này có nghĩa là Arbetsförmedlingen ( Sở lao động- Thụy Điển) không thể giúp những người tìm kiếm việc làm nhiều như trước đây. Christina Storm Wiklander là giám đốc Arbetsförmedlingen ở miền bắc Thụy Điển. Cô nói rằng họ có ít tiền hơn cho thực tập và những thứ khác để có thể giúp những người đang tìm kiếm việc làm bây giờ.

– Đúng vậy. Một mặt, chúng tôi đã nhận được ít tiền hơn để làm mọi việc, ví dụ như các quỹ phần mềm, chẳng hạn như ngân sách cho các loại hỗ trợ việc làm khác nhau. Chúng tôi cũng đã nhận được ít tiền hơn cho thực tập và những thứ như vậy, và điều đó có nghĩa là bạn không thể có được nhiều khả năng tìm kiếm các cơ hội việc làm nữa, Christina Storm Wiklander nói với Ekot.

Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những người đang trong tình trạng rất khó tìm việc làm và những người thất nghiệp trong một thời gian dài, những người khuyết tật và những người gặp khó khăn trong việc học tiếng Thụy Điển. Chính họ là những người cần sự giúp đỡ nhiều nhất từ ​​các nhân viên tại Dịch vụ việc làm. Và hiện giờ, có ít người làm việc tại Arbetsförmedlingen

Hiện nay đã có ít hơn những người thất nghiệp lâu năm đã được tuyển dụng hoặc đã bắt đầu học tập trong những tháng gần đây hơn trước đây. Đó là số liệu thống kê từ Arbetsförmedlingen .

Học và nghe tin tức bằng tiếng Thụy Điển từ bài dịch trên tại đây :

Arbetsförmedlingen kan inte hjälpa arbetslösa lika mycket som tidigare

Myndigheten Arbetsförmedlingen får mycket mindre pengar i år. Flera hundra kontor ska stängas, och flera tusen anställda ska sluta. Det här påverkar nu Arbetsförmedlingens hjälp till de som har svårast att få jobb. Det visar en rapport som Arbetsförmedlingen har gjort.

Arbetsförmedlingen får mycket mindre pengar från staten i år än tidigare. Det bestämdes i budgeten som riksdagen röstade igenom i december. Det var Moderaterna och Kristdemokraterna som gjorde budgeten. Nu har vi en ny regering. Men det är fortfarande Moderaternas och Kristdemokraternas budget som gäller. Den nya regeringen har också bestämt att Arbetsförmedlingen ska förändras. Privata företag ska ta över arbetet med att hjälpa arbetslösa att få jobb.

Den här förändringen är inte klar ännu. Men Arbetsförmedlingen har ändå fått mindre pengar i år. Ungefär hälften av alla kontor ska stängas, och 2900 anställda måste sluta sina jobb.

Det här gör att Arbetsförmedlingen inte kan hjälpa de som söker jobb lika mycket som tidigare. Christina Storm Wiklander är chef för Arbetsförmedlingen i norra Sverige. Hon säger att de har mindre pengar till praktik och andra saker som kan hjälpa de som söker jobb nu.

– Det stämmer. Dels har vi fått mindre pengar att göra saker, det vill säga programmedel, till exempel budget för olika typer av anställningsstöd. Vi har också fått mindre pengar till praktik och sådana saker och det gör ju att man inte kommer ut lika mycket i jobb, säger Christina Storm Wiklander till Ekot.

De som drabbas mest är de som har väldigt svårt att hitta jobb. Som personer som varit arbetslösa länge, personer med funktionsnedsättning och personer som har svårt att lära sig svenska språket. Det är de som behöver mest hjälp av personalen på Arbetsförmedlingen. Och nu ska alltså färre personer jobba på Arbetsförmedlingen.

Färre långtidsarbetslösa personer har fått jobb eller börjat studera de senaste månaderna, än tidigare. Det visar statistik från Arbetsförmedlingen.

Congdongviet tại Thụy Điển biên dịch.

Nếu các bạn thấy hay và hữu ích hãy like và chia sẻ để giúp chúng tôi mang thông tin đến mọi người Việt sống tại Thụy Điển nhiều hơn. Chân thành cảm ơn.

Chia sẻ những kiến thức cần biết về lao động ở Thụy Điển

Kính thưa các bạn ! Vì sự vươn lên, vì một tương lai vững bền nên rất nhiều người tìm đủ mọi cách để hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng có đôi khi nó không tốt hơn mà ngược lại nó tàn phá tất cả một gia đình và hủy hoại cả một tương lai. Điều đó chính là sự cân nhắc thiển cận và sự liều lĩnh đó đã đưa gia đình đến một vực thẳm đắng cay.
Bài viết của tôi hôm nay được trình bày để đáp ứng với một số câu hỏi mà tôi thỉnh thoảng được đọc trên mạng. Tôi viết lên đây bằng sự chân thành không lệ thuộc vào một nguồn lợi nào và được vun đắp bằng hai chữ nhân ái.
Sau đây tôi xin được phân tách từng phần như sau :

1/ Xuất khẩu lao động :

Giữa chính quyền Việt nam và Thụy điển hoàn toàn không có sự ký kết hợp đồng lao động giữa hai quốc gia.

2/ Xin qua làm việc và được tiếp nhận từ một công ty :

Có ! Tức có nghĩa người có tiệm bên này được phép mướn người, và có trả thuế cũng như công đoàn cho người nhân công đầy đủ theo yêu cầu của chính quyền bên này thì sẽ được định cư sau khoảng 3 năm trở lên.
Tuy nhiên nếu trong thời gian làm việc mà có vi phạm pháp luật hay trả thuế không đạt yêu cầu thì người nhân công đó vẫn phải trở về quê cũ.
3/ Cách tính thuế và thâu nhập như sau :
1/ Nếu lương bạn cầm trên tay sau thuế là 10 000 Kr.
2/ Thuế khấu trừ 32%,14 600 x 32 = 4672 Kr.
3/ Phí sử dụng lao động,bảo hiểm 45,17%= 6595 Kr.
4/ Lương ốm 1 ngày.Thuế khấu trừ + phí chủ 1062 Kr.
5/ Phí mướn người dự bị = 1062 Kr.
6/ Phí chi trả cho người dự bị = 1062 Kr.
7/ Chi phí tiền nghỉ hè cho nhân công = 2543 Kr.
8/ Phí mướn người dự bị cho nhânviên nghỉ hè 1063 Kr.

Chi phí của người chủ cho mỗi nhân công mỗi là : 28 059 Kr

Điều đó gần có nghĩa là : Bạn cầm 10 000 thì người chủ phải chi trả cho chính phủ 20 000 Kr. Đọc tới đây có lẽ bạn thấy cái gánh nặng của người chủ, mà họ không dễ vượt qua.Tuy vậy, vẫn có người tuyển nhân công và nói rằng : Qua làm việc với mức lương là 100 000 000 ( 1 trăm triệu mỗi tháng ) Thì xin bạn hãy suy nghĩ lại. Bởi vì nếu lương của bạn là 100 triệu mỗi tháng thì người chủ phải chi trả gần 300 triệu mỗi tháng cho mỗi nhân công. Tức có nghĩa lương của bạn hơn cả một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng có thâm niên trên 25 năm. Nó hơn cả nha sĩ và những kỹ sư nghiên cứu v.v…

Trong trường hợp người chủ trả ít thuế lại, thì lương của bạn sẽ được tăng cao hơn, nhưng sau vài năm thì bạn sẽ phải trở về nước và tiền kiếm được cũng không cánh mà bay, bởi vì tiền kiếm được thì bạn cũng cần phải chi tiêu tiền ăn ở chứ !

Trường hợp qua đây lao động thì người chủ là người tuyển dụng, người chủ tìm đến bạn và người chủ là người sử dụng sức lao động của bạn, vì thế bạn sẽ không cần phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào ngoại trừ tiền vé phi cơ… Thế nhưng các bạn cũng cần phải chú ý rằng người tuyển dụng thực sự có công ty bên Thụy điển hay không, vì vẫn phải được kiểm chứng kẻo những cú lừa ngoạn mục. Nếu họ thực sự có công ty thì họ sẽ không ngần ngại hay bắt bẻ khi bạn yêu cầu họ cung cấp thông tin về công ty của họ ví dụ như :
a/ Số công ty hoặc số chứng minh nhân dân.( Organisationsnr.)
b/ Tên của công ty. (Tên tiệm )

Sau khi có một trong hai tin tức trên thì bạn có thể tra khảo trên mạng ” BOLAGSVERKET ” hai vấn đề chính như sau :

1/ Tên và chủ công ty có thực sự hiện hữu hay không.
2/ Kiểm tra kinh tế của công ty suốt 3 năm, nhắm mục đích sự an toàn của chính mình và chủ có khả năng chi trả lương hay đó chỉ là một công ty nhưng hoàn toàn không có thu nhập…

Các bạn vẫn có thể liên lạc trực tiếp với chính quyền bản xứ như Sở thuế ( SKATTEVERKET ) 0046 771 567 567 để nắm rõ thêm thông tin.

Tuy nhiên, dẫu sao thì các bạn cũng không nên nghĩ tiêu cực về người chủ, bởi vì người chủ cũng có rất nhiều khổ tâm và cả hàng trăm ngàn cái khó đối với chính quyền và cũng đối với chính bạn. Họ cũng là người và cũng có gia đình nên sinh hoạt của họ vô cùng cơ cực và nhiều áp lực, chính vì thế, hãy nương nhau mà sống, hãy thành thật và thân thiện với người chủ của mình. Xin các bạn vui lòng chia sẻ hoặc lưu lại thông tin để trao lại cho những câu hỏi trong tương lai.
Chào thân ái.
Sưu tầm Facebook

Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

Sở di trú Thụy Điển phải giải quyết đơn xin đoàn tụ trong thời hạn 6 tháng?

Gần đây do có một số thông tin về thời hạn chờ đợi giải quyết đơn đoàn tụ của Sở di trú Thụy Điển (Sở di dân) trong vòng 6 tháng. Hôm nay CĐV sẽ giới thiệu, hướng dẫn bạn đọc các quy định của luật cũng như cách thức kiểm tra theo dõi hồ sơ trên web của Sở di trú Thụy Điển.

1. Thông tin Sở di trú Thụy Điển phải ra quyết định trong vòng 6 tháng đúng hay sai?
– Xuất phát từ quy đinh thay đổi của luật Hành chính Thụy Điển(có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2018) về việc mở rộng quyền lợi của người dân khi liên lạc với các cơ quan nhà nước, cơ sở y tế.
– Theo quy định mới này: người dân trong nhiều trường hợp khi liên lạc với các cơ quan nhà nước nếu quá thời hạn 6 tháng, thì được quyền viết đơn yêu cầu cơ quan nhà nước đó phải giải quyết hồ sơ. Cơ quan nhà nước này buộc phải trả lời trong vòng 4 tuần kể từ ngày nộp đơn yêu cầu giải quyết hồ sơ.
– Sở di trú Điển cũng là 1 cơ quan nhà nước, nên việc luật hành chính mới này cũng sẽ được áp dụng. Trên trang web của Sở di trú Thụy Điển cũng quy định rõ về việc áp dụng luật này kèm theo đường link về đơn thư yêu cầu để người dân tiện theo dõi.
– Tuy nhiên ngay trong luật Hành chính mới này có những quy định khác dẫn đến việc Sở di trú Thụy Điển có quyền kéo dài thời gian ra quyết định.

2. Những quy định khiến Sở di trú Thụy Điển có thể kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ.
– Điều 4 luật Hành chính này quy định: Nếu như có quy định của luật khác, Quy định khác chồng chéo với quy định của luật này thì luật đó, Quy định đó sẽ được thực hiện.

– Điểu 11 cũng trong luật Hành chính này quy định: Nếu như trong trường hợp cơ quan nhà nước xét thấy việc giải quyết yêu cầu của người dân cần phải có nhiều thời gian, thì cơ quan nhà nước này sẽ thông báo lí do cho người dân về việc chậm trễ này.

Có nghĩa rằng Sở di trú Thụy Điển có thể kéo dài thời hạn trả lời hồ sơ của bạn nếu đưa lí do cần xem xét, điều tra hồ sơ. Bạn được quyền yêu cầu giải quyết hồ sơ trong vòng 6 tháng, nhưng việc ra quyết định hay không lại thuộc quyền của Cục di trú Thụy Điển.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ của Sở di trú Thụy Điển đối với các hồ sơ xin visa từ Việt Nam
– Tùy theo thời điểm, người giải quyết hồ sơ, hồ sơ chuẩn bị, mối quan hệ người thân, hoàn cảnh đặc biệt,….mà hồ sơ của bạn có quyết định nhanh hay chậm.
– Trên website của Sở di trú Thụy Điển có chỉ dẫn rõ ràng về thời gian đối với từng trường hợp nộp đơn xin visa.
https://www.migrationsverket.se/Kontakta-oss/Tid-till-beslut.html
Các bạn truy cập vào link này, trả lời các câu hỏi được nêu, thì sẽ ra thời hạn chờ đợi đơn của minh. CĐV lấy ví dụ về 1 trường hợp như sau:
+ câu hỏi 1: Đơn của bạn về việc gì – chọn: chuyển đến sống với 1 người tại Thuy Điển (kết hôn hoặc sống chung)
+ câu hỏi 2: Bạn nộp đơn lần thứ mấy – chọn: lần đầu
+ câu hỏi 3: người mà bạn chuyển đến sống cùng có quốc tich Thụy Điển hay visa vĩnh viễn – chọn: visa vĩnh viễn
+ câu hỏi 4: Bạn chuyển đến sống cùng ai? – chọn: chồng/vợ/ người yêu.
+ câu hỏi 5: bạn nộp đơn từ nước nào? – chọn: Việt Nam
+ câu hỏi 6: Bạn nộp đơn qua mạng hay nộp trực tiếp? – chọn: qua mạng
+ câu hỏi 7: Bạn đã bổ sung hồ sơ theo yêu cầu chủa? – chọn: đã bổ sung đủ
+ câu hỏi 8: Bạn và người yêu đã sống chung hay chưa? – chọn: đã sống chung
+ câu hỏi 9: Thời gian bạn sống chung là bao lâu? – chọn dưới 2 năm sống chong
+ câu hỏi 10: Bạn có chứng cứ chứng minh đã sống chung hay chưa? – chọn: có chứng cứ
Bạn sẽ được kết quả chờ đợi đơn là từ 14 – 22 tháng
Tùy theo trường hợp riêng của từng cá nhân và mức độ công việc của Sở di trú Thụy Điển mà thời gian sẽ là nhanh hay chậm. Nhưng việc yêu cầu Sở di trú Thụy Điển phải ra quyết đinh trong vòng 6 tháng là khó khăn. Bạn được nộp đơn yêu cầu Sở ra quyết định. Nhưng Sở co quyền kéo dài thời hạn xem xét hồ sơ của bạn.

4. Nếu bạn cần theo dõi tình trang hồ sơ của mình được xét duyệt đên đâu các bạn có thể truy cập vào link dưới đây:
https://www.migrationsverket.se/Kontakta-oss/Kontrollera-din-ansokan.html
– Sau đó đăng nhập bằng chứng minh thu điện tử (BankID) hoặc nếu không có chứng minh thư điện tử bạn phải có mã số hồ sơ (khi nộp đơn cho Sở di trú Thụy Điển bao giờ cũng sẽ có 1 mã quản lý hồ sơ của bạn).
– Nếu bạn chọn không dùng Bank ID (utan inloggning) thì bạn nhập mã số đơn mình có vào
beteckningsnummer = mã số đơn bạn nộp trực tiếp (mã đơn này sẽ được gửi về nhà bạn qua thư)
kontrollnummmer = mã số đơn bạn nộp qua web.
– Nhập các thông tin này vào, web sẽ đưa ra kết quả hồ sơ của bạn đã có quyết định hay chưa.

Với một số thông tin trên hy vọng sẽ giải quyết thắc mắc của bạn về thời hạn để giải quyết hồ sơ xin visa định cư Thụy Điển

Nguồn Migrationsverket.se och riksdag.se
Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

Thuế thu nhập cá nhân khi làm việc tại Thụy Điển được tính như thế nào?

Liên quan đến thắc mắc của các bạn gửi về cho CĐV về vấn đề tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào cho đúng? Đặc biệt là các bạn đang có visa lao động tại Thụy Điển. CĐV xin phép giới thiệu một số các quy định của luật, cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Thụy Điển để các bạn tiện theo dõi.

1. Tại Thụy Điển thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu lớn của nhà nước. Ai đi làm cũng đều trả thuế. Tất cả lao động dù là lao động chân tay, trí thức, lao động thu nhập cao, thu nhập thấp, công dân Thụy Điển, người có visa sống và làm việc tại đây…. đi làm đều phải trả thuế. Những trường hợp đi làm không đóng thuế cho nhà nước mà vẫn được gọi là làm đen – Nhà nước nghiêm cấm các trường hợp này.

2. Căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân. Việc tính thuế thu nhập cá nhân từng người dựa vào yếu tố khác nhau:
A. Dựa vào từng địa phương, mỗi địa phương có mức thu thuế thu nhập khác nhau. Nhưng mức thu thuế trung bình cho toàn thụy điển năm 2019 là 32,19%. Có thể có tỉnh thành phố thu cao hơn mức này, có tỉnh thu thấp hơn. B. Dựa vào mức thu nhập của từng cá nhân. Tùy từng công việc ngành nghề mà mỗi người có các mức thu nhập khác nhau. có người thu nhập dưới 100.000 kr/ năm, người thu nhập trên 300.000 kr/ năm thậm chí trên 500.000 kr/năm. Do vậy mức thu thuế của mỗi người sẽ khác nhau để đảm bảo công bằng cho xã hội. Dưới đây là ví dụ về việc rút thuế theo thu nhập năm 2019

thu nhập mức thu thuế %
100.000 12.768 kr 13
300.000 68.109 kr 23
500.000 136.824 kr 27
1.000.000 426.717 43

Mức thu nhập càng cao thì các bạn sẽ phải trả thuế càng nhiều. Tùy theo địa phương bạn sinh sống có thể thu nhập của bạn là 25.000 kr/ tháng bạn sẽ trả thuế khoảng 32-33%. Nhưng nếu thu nhập của bạn là 30.000 kr/tháng thì bạn sẽ chịu 2 mức thuế khác nhau
– Từ 0 -25.000 kr/ tháng mức thuế là 32-33%
– Từ 25.000 – 30.000 kr/tháng mức thuế là 50%
Khi các bạn làm việc, chủ sẽ tính thuế và rút luôn từ lương thực tế của các bạn. Thông thường là rút trực tiếp hàng tháng trên 30% khoản thu nhập. Các bạn không cần quá lo lắng, nếu như chủ rút tiền thuế này đóng cho sở thuế thực sự. Nếu như rút quá số % quy định thì đến năm sau các bạn sẽ được trả lại thuế. Người có thu nhập dưới 19.670 kr/ năm sẽ không phải chịu thuế

C. Căn cứ vào độ tuổi làm việc, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ được ưu đại về thuế. Ví dụ học sinh, sinh viên đi làm thêm sẽ chịu thuế thấp, người già, người tàn tật…được ưu tiên về thuế.

D. Căn cứ vào việc bạn có tham gia nhà thờ hay tôn giáo khác nhau bạn sẽ chịu thêm mức thuế khác. Ví dụ như bạn đi nhà thờ thì bạn chịu thêm một vài % thuế/lương.

3.Cách tự kiểm tra bảng thuế thu nhập cá nhân
A. Bảng lương
Khi bạn làm việc bạn phải có bảng lương từ chủ, trên bảng lương này sẽ có 1 số thông tin bạn cần nắm bắt được:
– Bruttolönn = Tổng thu nhập của bạn trong tháng chưa trả thuế
– Avdragskatt= % thuế chủ sẽ rút từ lương để đóng cho nhà nước
– Nettolönn = Số tiền về tài khoản của bạn sau khi đã đóng thuế.
Ngoài 1 số thông tin này thì trên bảng lương của bạn có thể có thêm thông tin về lương nghỉ phép, lương thu nhập tổng trên năm, số thuế đã thu trong năm…..

B. Tự tính lương và tính thuế cho riêng mình theo trang web của sở thuế
Dưới đây là link của sở thuế, các bạn có thể vào link này theo sự chỉ dẫn dưới đây để tự tính thuế cho mình để tránh bị sai xót về thuế.

https://www.skatteverket.se/privat/skatter/arbeteochinkomst/skattetabeller.4.18e1b10334ebe8bc80005221.html

Các bạn cần nhập thông tin vào bảng tính thuế này như sau:
– Dina uppgiter = thông tin của bạn. Trong đó bạn cần nhập năm và tỉnh bạn sinh sống. Ví dụ bạn nhập stockholm rồi nhấn vào hämta skattetabell thì sẽ ra như sau
Bảng thuế mà vùng stockholm phải chịu là:
Kommunalskatt = mức thuế mà chính quyền thu 17.74%
Landstingsskatt = Mức thuế là bên ytế thu 12.08%
Begravningsavgift= Mức thuế mang táng 0.065%
Summa = Tổng cộng 29.885%
Do vậy bảng thuế của Stockholm là bảng thuế 30. Các bạn nhấn mở tiếp file Öppna skattetabell 30. Trong bảng thuế này có ghi cụ thể từng mức thu nhập và từng % phải trả thuế. Các bạn có thể tra theo bảng này để tính thuế thu nhập cụ thể chính xác nhất.

C. Bảng tính lương theo một số trang web  :
Ngoài trang của sở thuế các bạn có thể truy cập vào 1 số trang web khác để tính lương cho mình. Ví dụ: https://www.ekonomifakta.se/Fakta/Skatter/Rakna-pa-dina-skatter/Rakna-ut-din-skatt/

– Các trang web này rất dẽ sử dụng để giúp các bạn tính lương, và các khoản chi phí khác mà chủ phải trả cho bạn. Ví dụ theo trang ekonomifakta.se này, các bạn tính nhu sau:

fyll i dina uppgifter = điền các thông tin của bạn
månadslönn i kr = số lương 1 tháng
annans inkomst = các khoản thu nhập khác (làm thêm)
sjuk eller aktivitet = tiền ốm hoặc các hoạt động khác
Kommun = tỉnh mình sinh sống
födds år = Năm sinh

– CĐV lấy ví dụ một bạn sinh năm 1985, thu nhập trước thuế là 25.000 kr/tháng, sống tại Stockholm, không có các khoản thu nhập khác, thành viên của nhà thờ thì sẽ ra như sau:

Din bruttolön                                  = lương của bạn 25 000 kr
Kommunalskatt inkl. kyrkoavgift    = thuế bạn trả 7 154 kr
Jobbskatteavdrag                           = 1 938 kr
Arbetsgivaren   = tổng chi phí thực tế chủ  trả  = 32 855 kr/tháng
Arbetsgivaravgift = mức chi phí chủ trả thêm ngoài lương thỏa thuận là  =7 855 kr
På ditt lönebesked                          = luơng về tay 19 672 kr
Summa skatter                                = tổng thuế 13 183 kr/tháng

Theo bảng tính này, có nghĩa là ngoài việc bạn đi làm phải trả thuế theo bảng thuế, chủ sẽ phải trả cho sở thuế 1 khoản chi phí tuơng đương với mức thuế mà bạn phải trả cộng thêm với các loại bảo hiểm khác. Có lẽ đây cũng là lí do mà chủ lao động thường có những thỏa thuân ngầm làm đen hoặc hoàn lương đỗi với người lao động.

Hy vọng với một số thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về việc tính lương và trả thuế.

Nguồn Skatteverket.se, ekonimifakta.se

Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy like và share để giúp thông tin được đến với nhiều người hơn và giúp chúng tôi , những thành viên của Cộng Đồng Việt có thêm động lực để chia sẻ thông tin đến các bạn !

Phóng sự điều tra tiết lộ “những qui luật ngầm” về làm nail ở Thụy Điển

Phóng sự điều tra của đài truyền hình nhà nước Thụy Điển đã và đang tiết lộ một hệ thống được mô tả là mang hình thức buôn người ngay giữa các trung tâm mua sắm tráng lệ của Thụy Điển.

Tiếp tục trong loạt phóng sự điều tra về nghề nail ở Thụy Điển là các tiết lộ về những người thợ nail phải dành một phần lớn tiền lương để trả ngược về cho chủ lao động.

3 nhân viên tại một trong những chuỗi của hàng làm nail lớn nhất của Thụy Điển đã đứng ra làm chứng rằng họ bị buộc phải trả một phần lớn tiền lương của họ cho chủ lao động mỗi tháng.Và khi họ phàn nàn về vấn đề này, họ có nguy cơ bị trục xuất khỏi Thụy Điển.

Các phóng viên điều tra đã gặp ba người phụ nữ làm việc cho một trong những chuỗi tiệm nail lớn nhất của Thụy Điển mang thương hiệu: Five Five Nails – với các tiệm trong tất cả các trung tâm lớn ở Stockholm và ở trung tâm thành phố Gothenburg. Họ đã đứng ra làm chứng về điều kiện làm việc giống như nô lệ. Mười giờ trong ngày làm việc, sáu ngày một tuần, không có thời gian làm thêm hoặc nghỉ phép.

Những thỏa thuận ngầm về nghề làm nail ở Thụy Điển mang tính hệ thống

Những người phụ nữ này đã mô tả về “một hệ thống các thỏa thuận ngầm” về trả tiền lương trông đẹp mắt trên giấy tờ, nhưng thực tế lại là một thứ hoàn toàn khác. Một hệ thống mà họ chỉ nhận được 1 phân tiền lương và họ phải trả lại hàng ngàn đô la cho người chủ tiệm mỗi tháng.

Chị Thu là một trong những nhân chứng trong phóng sự điều tra về tiền lương đã bị buộc phải tra ngược lại cho chủ lao động

Một trong số đó là chị Thu đến từ Việt Nam. Trước đây cô làm việc tại một trong những tiệm nail của chuỗi “Five Five Nails”. Nó được điều hành như một công ty riêng biệt nhưng dưới dạng hợp đồng nhượng quyền thương mại với thương hiệu Five five Nails.

– Tháng đầu tiên tôi không nhận được tiền lương. Tháng sau tôi nhận được 7.000 SEK ( tương đương với 18 triệu 200 ngàn VND) . Cô ấy nói: tôi đã nhận được tiền lương không như trong hợp đồng.

-Cô phải làm việc chăm chỉ và tôi sẽ kiểm tra cô. Nếu cô làm tốt, cô có thể nhận được một mức lương tốt, ngược cô sẽ phải nhận mức lương thấp – Thu tường thuật về những gì chủ tiệm nói với cô.

Những người thợ làm nail ở Thụy Điển như cá nằm trên thớt

Thu nhận được một mức lương tốt trong tài khoản của cô như cô ước tính, nhưng sau đó sẽ phải gửi lại một phần lớn cho người quản lý của cô.

– Chúng ta không thể dừng lại, chúng ta không thể làm bất cứ điều gì, bởi vì chúng ta đang ở trong tay họ như cá nằm trên thớt. Nếu chúng ta phạm sai lầm, chúng ta có thể gặp rắc rối.

Sau lần cuối cùng Thu phàn nàn về tiền lương, cô đã buộc phải thôi việc và phải trả lại căn phòng mà cô và chồng được thuê thông qua tiệm nail. Hiện nay Thu đã khởi kiện công ty này.

“Tôi nghĩ không thể chấp nhận được việc các công ty không tuân thủ luật pháp Thụy Điển, không tuân theo thỏa thuận lao động tập thể của Thụy Điển mà họ đã ký kết với một tổ chức công đoàn và không tuân theo hợp đồng lao động cá nhân”, luật sư Kristina Ahlström nói.

Đại diện của thẩm mỹ viện nói với Assign rằng tiền gửi lại mỗi tháng phụ thuộc vào chi phí thức ăn, tiền vay và họ đã giúp nhân viên của họ gửi tiền cho gia đình ở Việt Nam, điều mà Thu và người thân của cô cho là không đúng với pháp luật.

Qui luật ngầm về tiền lương cho người thợ nghề nail ở Thụy Điển được thể hiện qua những mẫu giấy nhỏ

Nhiều nhân viên tại tiệm Five Five nail đã đi từ Việt Nam sang làm việc ở Thụy Điển.

Phóng viên điều tra đã liên hệ với hai phụ nữ khác làm việc cho chuỗi tiệm nail này. Họ cũng nói gần giống như Thu, một khoản tiền lớn phải được trả lại cho chủ tiệm nail sau khi tiền lương đã được trả hết.

– Mỗi tháng anh ấy đưa cho tôi một ghi chú nhỏ, đó là số tiền tôi đã làm việc và sau đó tôi phải trả số tiền chênh lệch giữa tiền lương và tiền trong tài khoản ngân hàng của tôi, Kim, một trong những người phụ nữ nói được phỏng vấn kể lại.

Những mẫu giấy nhỏ cho thấy những khoản trừ vào tài khoản của người lao động nghề nail ở Thụy Điển theo những qui định ngầm giờ mới được tiết lộ

Cô trưng ra những tờ giấy với những tính toán viết tay.( Để đọc giả dễ hình dung, congdongviet sẽ qui đổi tra tiền Việt Nam theo tỉ giá 1kr = 2600 vnd)

– Tháng này tôi làm việc 26 ngày và tôi kiếm được 384 SEK mỗi ngày (tương đương với 384 x 2600 vnd = 998 400 vnd – gần 1 triệu/ngày) nên tháng đó tôi có 10.000 ( tương đương 26 triệu vnd) . Anh ấy đã đưa 17.478 kr vào tài khoản ngân hàng của tôi, tôi chỉ được rút ra 10.000 (tương đương 26 triệu vnd) và phải trả lại cho chủ tiệm 7478 kr ( tương đương 19 442 800 vnd – gần 19 triệu 500 ngàn vnd).

-Vì vậy, bạn đã phải mang lại 7478 vào tài khoản ngân hàng của anh ấy, tại sao bạn buộc phải làm như vậy?

– Tôi không biết.

Người quản lý tại thẩm mỹ viện nơi Kim đang làm việc không muốn trả lời các câu hỏi điều tra này.

“Hợp tác lao động theo nghề làm nail ở Thụy Điển chỉ đơn thuần là buôn người thuần túy “

Để có được giấy phép làm việc ở Thụy Điển, phải có một chủ tiệm nail đưa ra lời mời làm việc cho một người ở nước ngoài. Nếu người chủ tiệm này không ký gia hạn hợp đồng lao động nữa thì người lao động làm nail ở Thụy Điển sẽ phải trở về nước của mình trước đó.(*)

Phóng viên điều tra đã nói chuyện với các nhân chứng về việc sa thải, các mối đe dọa và mất giấy phép làm việc sau khi họ phàn nàn về điều kiện làm việc.

– Tôi muốn nhấn mạnh rằng trong nhiều trường hợp, đó là buôn bán người thuần túy. Hơn thế nữa trong tương lai gần, chúng tôi có thể không xét duyệt các hồ sơ lao động tương tự như thế này nữa cho đến khi nó được điều tra rõ ràng hơn. Điều phối viên quốc gia tại Cơ quan Thuế Thụy Điển cho biết.

Sở Di Dân Thụy Điển đã báo cáo đến cảnh sát về nạn buôn người liên quan đến các trường hợp như vậy, trong khi một cuộc điều tra sơ bộ đang được tiến hành, riêng về Thu đã được cấp giấy phép cư trú mở rộng ở Thụy Điển. Kim, cùng với một đồng nghiệp, đã báo cáo trường hợp của mình với công đoàn sở tại, hiện đã bắt đầu một cuộc đàm phán.

(*) Giải thích thêm về về vấn đề lao động nghề nail ở Thụy Điển:

1- Để có được giấy phép làm việc ở Thụy Điển, phải có một chủ tiệm nail đưa ra lời mời làm việc cho một người ở nước ngoài. Nếu người chủ tiệm này không ký gia hạn hợp đồng lao động nữa thì người lao động làm nail sẽ phải trở về nước của mình trước đó.(*).

2- Tuy nhiên để có được giấy phép lao động này các chủ tiệm nail hoặc các công ty môi giới không cấp cho người lao động nghề nail ở Thụy Điển miễn phí mà bán lại cho họ với mức giá 20.000 USD ( theo như lời khai của Thu và chồng tên Hùng trong loạt phóng sự điều tra mà đài truyền hình Thụy Điển công bố ) và sau 2 năm lại tiếp tục trả thêm 25000 USD để gia hạn giấy phép này thêm 2 năm. Tuy nhiên sau 4 năm làm việc đóng thuế đầy đủ cho nhà nước Thụy Điển thì người lao động nghề nail có thể làm đơn nhập quốc tịch Thụy Điển. Và khi đã có quốc tịch thì không cần phải gia hạn giấy phép nữa. Như vậy có thể hiểu rằng để có quốc tịch Thụy Điển theo dạng hợp tác lao động thì người lao động nghề nail ở Thụy Điển phải tốn tổng cộng trung bình khoảng 45000 USD. Đó là lý do vì sao loạt phóng sự này lại đưa ra kết luận vì sao lao động nghề nail ở Thụy Điển là buôn người.

Congdongviet.se tổng hợp

1. Nếu bạn có ý kiến hoặc cảm nghĩ về vấn đề này hãy mail về cho chúng tôi tại hộp mail: congdongviet.se@gmail.com . Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến của các bạn để phản ánh lại với cộng đồng cho mọi người có cách nhìn khách quan hơn về nghề nail ở Thụy Điển.

2.Toàn bộ nội dung được dịch hoàn toàn từ bản tin của website chính thức thuộc Đài truyền hình Thụy Điển. Congdongviet.se mong muốn đem đến những thông tin trung thực nhất về tình hình nghề nail ở Thụy Điển đến cho đọc giả có cái nhìn chính xác về ngành công nghiệp đang hot này. Nếu đọc giả thấy hay hãy like và share để những người đang quan tâm có thể có thêm thông tin cho những quyết định sau này của mình cũng như theo dõi những diễn biến mới nhất do congdongviet cập nhật .

Link gốc :https://www.svt.se/nyheter/granskning/ug/uppdrag-granskning-avslojar-nagelskulptorer-blir-utan-stor-del-av-sin-lon-tvingas-betala-tillbaka-till-arbetsgivaren

Phụ huynh Việt có nên đẩy con “ra đường” sớm để con học tự lập ?

Người Việt Nam có câu:” Hy sinh đời bố củng cố đời con” nên dẫn đến sai lầm của cha mẹ Việt là luôn nghĩ: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”.

Thiếu niên làm việc vào mùa hè là những hoạt động bình thường ở Thụy Điển

Ngay tại Thụy Điển, luôn có những chương trình lao động ở Thụy Điển dành cho thanh thiếu niên vào mùa hè gọi là “sommarjobb” . Cá nhân mình cảm thấy đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa dành cho con trẻ vì ngoài việc những đứa trẻ có thể kiếm thêm thu nhập cho mình thì chúng có cơ hội va chạm với các công việc thực tế để định hướng và tích lũy kĩ năng ra đời sau này. Các công việc có đủ loại từ đơn giản đến phức tạp : như phát báo, hoặc cắt cỏ , dọn dẹp vệ sinh trong các hãng xưởng đến công việc văn phòng thời vụ.

Nếu ai đã từng sang Singapore sẽ thấy học sinh cấp hai, cấp ba soát vé hoặc tham gia hướng dẫn, điều hành các trò chơi tại Thảo cầm viên hoặc vườn chim Jurong… dưới sự giám sát của người lớn vào các ngày cuối tuần.

Tại các quốc gia phát triển như Thụy Điển, trẻ em trong độ tuổi đến trường đi làm thêm vào thời gian rảnh không hiếm. Con gái 15 tuổi của cựu tổng thống Mỹ Obama đi làm thêm tại một nhà hàng hải sản khi cha cô còn đương nhiệm.

Trước Tết, tôi gặp một người bạn Mỹ. Do thân thiết nên chúng tôi hay hỏi chuyện gia đình của nhau. Anh khoe con gái đầu mùa hè rồi đã tham gia các hoạt đông thiện nguyện và học thêm nhạc, thể thao. Ngoài ra, cháu kiếm được hơn hai trăm đôla nhờ việc nhặt bóng và làm trọng tài tại câu lạc bộ thể thao của địa phương.

Con gái anh năm nay hơn 11 tuổi. Tiền cô bé kiếm được được cha mẹ cho thêm để mua một cây đàn Mandoline và một đôi giày thể thao mới. Anh khuyến khích con đi làm để cho thêm yêu lao động, biết quý trọng đồng tiền và có thêm nhiều kỹ năng, đặc biệt là giao tiếp. Đó đều là điều rất cần thiết khi bé lớn lên.

Lúc là sinh viên thực tập tại một khách sạn năm sao tại trung tâm Sài Gòn, tôi gặp một anh bạn sinh viên người Hàn Quốc, 18 tuổi sống cùng cha mẹ tại Việt Nam. Anh là con một chủ doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Cuối tuần, anh vẫn vào khách sạn làm nhân viên phục vụ bàn vì cha mẹ anh yêu cầu. Anh vừa học được tiếng Việt, tiếng Anh lại biết được cách ăn cách uống cho đúng điệu.

Thị trường lao động ở Thụy Điển hiện nay đòi hỏi người lao động có kinh nghiệm thực tiễn, họ luôn để cho người ứng tuyển làm việc từ 6 tháng đến 2 năm mới đưa ra quyết định ký hợp đồng dài hạn hay không. Qua đó cho thấy người Thụy Điển chú trọng đến năng lực hơn là bằng cấp.

Theo tôi chúng ta cần phải nghiên cứu, học tập các mô hình giáo dục của các quốc gia tiên tiến mà điển hình là Thụy Điển. Cần đưa trẻ em được tiếp cận với môi trường lao động thực tế của xã hội khi còn đi học. Từ đó, các em định hình được đam mê và sở thích để không bị sai lầm khi bước vào ngưỡng cửa đại học.

Một phần cũng rất quan trọng đó là yếu tố gia đình. Cha mẹ người Việt rất yêu thương và chiều chuộng con cái vì cái tâm lý: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”. Điều này dẫn đến một thế hệ sống phụ thuộc và ỷ lại cha mẹ.

Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ năng động, tài năng và đam mê lao động. Đây là một nhiệm vụ cần phải có sự tham gia của ba thành phần: Gia đình, nhà trường và xã hội. Hãy vì thế hệ trẻ, hãy vì tương lai con em người Việt chúng ta mà để chúng tự bay với đôi cánh non nớt nhưng sẽ mạnh hơn về sau này.
Congdongviet.se tổng hợp

Đại sứ Thụy Điển tại Trung Quốc bị thay thế vì sai lầm trong xử lý tính huống

Trong một vụ việc liên quan đến nhà xuất bản người Thụy Điển, có trụ sở tại Hồng Kông, chuyên xuất bản sách chỉ trích các lãnh đạo Trung Quốc đã bị bắt cóc ở Thái Lan vào năm 2015 và sau đó xuất hiện trong tình trạng bị giam giữ tại Trung Quốc đại lục.

Trước tòa đại sứ quán Thụy Điển tại Trung Quốc

Điều này đã dẫn đến quyết định về phía chính quyền Thụy Điển vào ngày 14/2 cho biết họ đã thay thế đại sứ tại Trung Quốc vì cách “xử lý sai” của bà khi tổ chức các cuộc họp không được cho phép nhằm giúp đỡ cho nhà xuất bản sách bất đồng chính kiến Quế Dân Hải, theo Reuters.

Con gái của ông, Angela Quế, hồi đầu tuần này nói rằng cô đã gặp Đại sứ Anna Lindstedt và hai doanh nhân ở Stockholm vào tháng 1, và họ khuyên cô nên giữ im lặng về trường hợp của cha mình trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết đó không phải là một cuộc họp chính thức, và bà Lindstedt hiện đã quay trở lại Thụy Điển và một phái viên tạm thời đã được điều đến Bắc Kinh trong một cuộc điều tra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Rasmus Eljanskog cho biết trong một email gửi cho Reuters rằng: “Cả Bộ Ngoại giao lẫn Ngoại trưởng đều không được thông báo cho đến sau khi sự kiện xảy ra”.

“Do hậu quả của việc làm sai trong cách thực hiện các cuộc họp nói trên, chúng tôi hiện đang điều tra nội bộ”.

Ông Quế, 54 tuổi, trở thành công dân Thụy Điển sau khi du học tại nước này vào những năm 1980. Sau vụ bắt cóc, ông đã được thả ra vào tháng 10 năm 2017, nhưng nơi ở của ông không rõ ràng cho đến tháng 1 năm ngoái, khi con gái ông nói rằng ông đã bị các đặc vụ Trung Quốc bắt giữ trên một chuyến tàu hướng về Bắc Kinh trước sự chứng kiến của các nhà ngoại giao Thụy Điển.

Trung Quốc sau đó xác nhận đã bắt giữ ông Quế.

Trên trang blog của mình, cô Angela Quế cho biết bà Lindstedt đã mời cô đến Stockholm để gặp hai doanh nhân có thể giúp cho việc phóng thích cha cô.

“Các doanh nhân nói ‘Nếu cô thực sự lo cho bà Anna (Lindstedt) mà cô cứ tiếp tục nói chuyện với giới truyền thông, thì sẽ làm hại sự nghiệp của bà ấy. Cô không muốn bà ấy gặp bất kỳ tổn hại nào, phải không?’”, Reuters dẫn lời cô Quế trong bài đăng trên blog Medium.

“Để tốt cho việc đàm phán, họ bảo tôi cần phải im lặng. Tôi không nên nói với bất cứ ai về điều này, hoặc nói bất cứ điều gì công khai về vụ này”, cô Quế cho biết thêm.

“Tôi sẽ không im lặng để đổi lấy… một lời hứa bâng quơ rằng cha tôi ‘có thể” được phóng thích nữa. Những lời đe dọa, trấn áp, mua chuộc hoặc tâng bốc sẽ không thay đổi điều đó”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận sự việc này. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói bà không biết gì về tình hình mới nhất của ông Quế. Trên trang web chính thức, đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm cho biết họ không cho phép bất cứ ai liên hệ với con gái ông Quế.

“Phía Trung Quốc xử lý vụ Quế Dân Hải theo đúng luật pháp và thủ tục pháp lý”, Bộ này nói.

Vụ bắt cóc ông Quế ban đầu, cùng với bốn người khác một chợ sách ở Hồng Kông, đã gây ra những lo ngại về sự can thiệp của Bắc Kinh ở Hồng Kông, mặc dù cựu thuộc địa của Anh được đảm bảo các quyền tự do lớn hơn khi được trả lại cho Trung Quốc đại lục.

Bốn người khác đã trở về Hồng Kông sau đó. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã thúc đẩy cho việc phóng thích ông Quế.

Thụy Điển cho biết họ đang tiếp tục tìm tự do cho ông Quế, trong lúc bà Lindstedt phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt về điều mà lãnh đạo của Đảng Cánh tả Thụy Điển gọi là một vụ “bê bối thái quá”.

“Một đại sứ Thụy Điển lại thực hiện hành vi của độc tài và cố gắng bịt miệng con gái của một tù nhân chính trị Thụy Điển ở Trung Quốc”, Reuters dẫn lời ông Jon Jon Sjostedt nói với truyền hình địa phương.

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta từng có một vụ bê bối nào tồi tệ hơn trong chính quyền Thụy Điển ở nước ngoài trong nhiều thập niên”.

Bà Lindstedt chưa lên tiếng gì về vụ này.

Theo VOA
Link: https://www.voatiengviet.com/a/thuy-dien-dai-su-trung-quoc-nha-xuat-ban-hong-kong/4786703.html?nocache=1&fbclid=IwAR3wazaandUnVuUr2AuKsnXrHTMDQnE9H2pU_kMX5g3RTPFyUAn26LkMbCk

Tiếp tục scandal về nghề nail ở Thụy Điển, thêm 2 nhân công Việt Nam bị đình chỉ công việc

Scandal về nghề nail ở Thụy Điển đang có những diễn biến mới : ” Vấn đề bây giờ không chỉ là tiền lương nữa “.

Tiếp tục trong chương trình “Phóng sự điều tra” của đài truyền hình quốc gia Thụy Điển là trường hợp của 2 nhân công Việt Nam lao động trong nghề nail ở Thụy Điển. Câu chuyện bắt đầu với Kim và Phương khi họ đã nhờ công đoàn can thiệp về tiền lương của họ.

Cùng nghe Kim và Phuong kể về nghề nail ở Thụy Điển- Video phỏng vấn ở cuối bài viết.

Điều này khiến chủ doanh nghiệp tiệm nail mà họ đang lao động đã đình chỉ công việc và tất nhiên sẽ không họ sẽ không được trả lương trong thời gian tới. Bây giờ họ đang lo sợ những gì có thể xảy ra sau khi công đoàn đại diện cho quyền lợi của họ liên lạc với công ty để đàm phán.

– Gia đình tôi đã biết hết tất cả những gì họ đang làm – đó là lời của người quản lý doanh nghiệp mà Kim Và Phương làm việc trong một đoạn băng ghi âm của chương trình phóng sự điều tra thu được.

Kim và Phương đến từ Việt Nam đã làm nail ở Thụy Điển trong các tiệm nails thuộc chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương mại lớn nhất Thụy Điển: Five Five Nails. Họ đã đứng ra làm chứng rằng Kim và Phượng đã làm việc nhiều hơn so với những gì được nêu trong hợp đồng lao động của họ, mà không được trả tiền làm thêm giờ hoặc được nghỉ phép.

Họ cũng nói rằng họ phải trả tiền để được giúp đỡ để gia hạn giấy phép làm việc ở Thụy Điển.
Dưới đây là trích đoạn phỏng vấn :

– Chúng tôi đã liên lạc trên Facebook và người làm trong dịch vụ nói rằng tôi phải trả 25.000 đô la, Kim nói.

-Bạn đã phải trả 25.000 đô la để đến Thụy Điển? Bạn có tiền không ?

– Vâng, tôi đã mượn của bố mẹ tôi.

-Bạn đã làm việc được hai năm rồi, bạn đã xoay sở để trả lại số tiền đó chưa?

– Không, sẽ mất thêm hai năm nữa , tôi nghĩ vậy.

Số tiền lương thực tế từ nghề nail ở Thụy Điển

Trên tờ giấy, có vẻ như Kim và Phương đã nhận được một mức lương được phê duyệt bởi cơ quan sở tại như họ ước tính.

Nhưng trên thực tế họ nói rằng họ không kiếm được nhiều tiền như đã hứa khi họ tham gia lao động về nghề nail ở Thụy Điển, thay vào đó họ phải trả lại một phần tiền lương mỗi tháng. Họ cho thấy những mẩu giấy nhỏ với những tính toán mà họ nói rằng họ đã nhận được từ ông chủ của họ. Trên giấy lương của Kim, cô nói rằng cô nhận được 10.000 tiền lương sau khi tiền được trả ra.

Phuong cho thấy tổng số tiền cô đã trả nhận mỗi tháng: 10.000, 11.000, 12.000 SEK.

-Bạn có nói chuyện với sếp về mức lương chưa và tại sao bạn lại chỉ nhận được bao nhiêu đây ?

– Không, vì nó giống nhau cho tất cả mọi người.

Ai cũng làm như vậy?

– Vâng, tất cả nhân viên từ Việt Nam, như tôi.

Mất việc

Sau khi được phỏng vấn bởi chương trình “Phóng sự điều tra” Kim và Phương quyết định nhờ công đoàn Handels can thiệp, công đoàn mà công ty có một thỏa thuận tập thể. Ở đó, họ nói với chúng tôi tất cả mọi thứ và công đoàn hiện đã bắt đầu đàm phán với chủ lao động.

Mặc dù theo luật pháp Thụy Điển, công đoàn nơi mà hiệp hội nghề nail ở Thụy Điển tham gia có quyền đại diện người lao động liên lạc với chủ doanh nghiệp do đó khi họ liên lạc với chủ doanh nghiệp nơi Kim và Phương làm việc. Điều này khiến họ đã bị đình chỉ công việc và không được trả tiền lương. Một trong số họ đã ghi âm đoạn đối thoại giữa cô và người quản lý :

– Có một bức thư mà công đoàn đã gửi cho tôi, trong đó có tên của bạn. Tôi phải dừng công việc của bạn cho đến khi tôi nói rõ với công đoàn về những gì trong đó đề cập đến. Gia đình tôi biết tất cả mọi thứ về những gì bạn đang làm. Đừng nghĩ rằng chúng ta không biết. Bây giờ bạn lấy quần áo của bạn và về nhà.

“Họ đã đe dọa chúng tôi”
Lúc đầu, Kim và Phương muốn ẩn danh với câu chuyện của họ – nhưng sau đó họ quyết định đi tiếp, vì sợ những gì có thể xảy ra liên quan đến các thỏa thuận của họ với chủ doanh nghiệp.

-Nếu ai đó nói xấu về chúng tôi, chúng tôi muốn mọi người phải biết những người đó là ai – Kim nói.

– Không phải là vấn đề về tiền nữa, đó là về cuộc sống của chúng ta. Họ đã đe dọa chúng tôi. Tôi cảm thấy chúng ta không thể từ bỏ bây giờ. Nếu chúng ta tiếp tục im lặng, câu chuyện này sẽ chỉ được lặp lại.

Ghi chú :
1. Nếu bạn có ý kiến hoặc cảm nghĩ về vấn đề này hãy mail về cho chúng tôi tại hộp mail: congdongviet.se@gmail.com . Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến của các bạn để phản ánh lại với cộng đồng cho mọi người có cách nhìn khách quan hơn về nghề nail ở Thụy Điển.

2.Toàn bộ nội dung được dịch hoàn toàn từ bản tin của website chính thức của Đài truyền hình Thụy Điển. Congdongviet.se mong muốn đem đến những thông tin trung thực nhất về tình hình nghề nail ở Thụy Điển đến cho đọc giả có cái nhìn chính xác về ngành công nghiệp đang hot này. Nếu đọc giả thấy hay hãy like và share để những người đang quan tâm có thể có thêm thông tin cho những quyết định sau này của mình.

Mời mọi người xem đoạn phỏng vấn giữa phóng viên và Kim , Phương được trình chiếu trên kênh truyền hình quốc gia Thụy Điển trong” chương trình phóng sự điều tra” nghề nail ở Thụy Điển

Link gốc : https://www.svt.se/nyheter/granskning/ug/kim-och-phuong-gick-till-facket-blev-avstangda-och-utan-lon?fbclid=IwAR2m4O5T8Bh1fQmpZKwSs5MzbbYQAxOXQ5hpNAflvhpUHIcXyNanPcFdtZU