Tag Archives: Thụy Điển

Cân nhắc khi mua xe điện với những nước có nhiệt độ quá lạnh như Thụy Điển

Xu hướng giảm khí thải carbon đang là định hướng mà các nhà lập pháp Thụy Điển nói riêng và Châu Âu cũng như các nước tiên tiến trên thế giới đang hướng tới tuy nhiên giới hạn của khoa học kỹ thuật vẫn cho thấy giải pháp chạy xe điện vẫn chưa đáp ứng được sự khắc nghiệt của môi trường đặc biệt là các nước Bắc Âu như : Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland và Đan Mạch. Vì vậy người tiêu dùng cũng nên cân nhắc có nên mua xe điện ở Thụy Điển thời điểm này hay không khi giá còn quá cao và kỹ thuật vẫn còn hạn chế ?

Giới hạn kỹ thuật của xe điện vẫn còn gặp vấn đề với thời tiết lạnh thường xuyên ở các nước Bắc Âu

Bất lợi của xe điện ở Thụy Điển so với xe dùng động cơ đốt trong truyền thống trong trường hợp này đó là thay vì tận dụng luồng nhiệt thải từ động cơ để phục vụ hệ thống sưởi, xe điện cần năng lượng cấp từ pin để chạy hệ thống sưởi cũng như điều hòa. Như một điều hiển nhiên, pin bị tiêu thụ nhiều hơn đồng nghĩa với việc bạn cần sạc nó nhiều hơn, cuối cùng là làm tăng chi phí để vận hành xe. Nghiên cứu của Hiệp hội Ô tô Mỹ cho thấy khi nhiệt độ bên ngoài ở ngưỡng -6,7ºC, cứ mỗi 1.600 km, chi phí vận hành xe tăng lên 25 USD so với khi nhiệt độ môi trường vào khoảng 23,9ºC.

Trên thực tế, chủ sở hữu xe điện ở Thụy Điển ,miền Trung nước Mỹ và cả ở Canada cũng đã phát hiện ra điều này khi các đợt lạnh vừa quét qua gần đây. Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, người dùng Chevy Bolts và Tesla Model 3 cho rằng phạm vi hoạt động của xe giảm ít nhất một nửa so với ngày thường. Không chỉ với nhiệt độ thấp, thời tiết quá nóng cũng sẽ tác động tiêu cực đến khả năng hoạt động của xe điện. Khi nhiệt độ môi trường ở mức 35°C, điều hòa bên trong xe cũng sẽ vận hành hết mức, lúc bấy giờ, quãng đường chạy được sau mỗi lần sạc của xe điện có thể giảm 17%, theo số liệu từ Hiệp hội Ô tô Mỹ.

Nhiệt độ quá thấp được cho sẽ là thách thức nghiêm trọng nhất mà các nhà sản xuất ô tô cần phải vượt qua nếu muốn những chiếc xe điện do họ phát triển sớm lăn bánh trên khắp các con đường trên thế giới. Kết quả một nghiên cứu gần đây thực hiện bởi Hiệp hội Ô tô Mỹ cho thấy khi nhiệt độ môi trường giảm xuống mức -6,7ºC, quãng đường mà một chiếc xe điện có thể đi được sau mỗi lần sạc giảm trung bình 41%.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho chênh lệch này, nhưng đáng chú ý nhất có lẽ nằm ở việc hệ thống sưởi làm việc hết công suất trong thời tiết lạnh giá sẽ “bào” đáng kể dung lượng pin, khiến cho năng lượng dành cho hệ truyền động trở nên ít hơn. Ngoài ra, chất điện phân được dùng trong pin vốn ở dạng gel hữu cơ và khi nhiệt độ càng thấp, dòng electron di chuyển càng chậm, khiến cho pin không thể hoạt động theo cách tốt nhất.

“Sức hấp dẫn của xe điện ở Thụy Điển không ngừng gia tăng nhờ vào đặc điểm thiết kế cùng với phạm vi hoạt động ngày càng được cải thiện. Nhưng ngay khi những người lái xe hiểu rằng tồn tại các vấn đề nhất định khi xe vận hành ở vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, việc bị bất ngờ khi quãng đường chạy được bỗng bị rút ngắn là điều không thể tránh khỏi”, Greg Brannon, người đứng đầu bộ phận Kỹ thuật Ô tô và Quan hệ lao động của ngành, cho biết.

Được biết, các bài test được diễn ra trong một phòng kiến với nhiệt độ được kiểm soát hoàn toàn, đồng thời mô phỏng quá trình xe chạy trong thực tế nhờ một cỗ máy tương tự như máy chạy bộ mà chúng ta hay tập thể dục. Các mẫu xe tham gia thử nghiệm bao gồm BMW i3, Chevy Bolt, Nissan Leaf, Tesla Model S và Volkswagen e-Golf. Sau khi nghiên cứu Hiệp hội Ô tô Mỹ được công bố, không lâu sau, Tesla đã có phản hồi của họ về vấn đề.

Cụ thể, người đại diện của Tesla cho rằng dựa vào dữ liệu nội bộ của công ty thu được từ hàng triệu hành trình dài của các khách hàng sở hữu Model S, công ty khẳng định ngay khi hệ thống sưởi và điều hòa làm việc, phạm vi hoạt động của xe chỉ giảm khoảng 1% khi nhiệt độ môi trường là 35ºC. Hồi tháng trước, Elon Musk trên trang cá nhân của mình từng cho biết công ty sẽ khắc phục các vấn đề có liên quan đến ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến pin thông qua các bản cập nhật phần mềm OTA.
Theo The Verge​

Xe tự hành của Volvo sắp được chạy một cách hợp pháp trên đường phố Thụy Điển

Cơ quan Giao thông Thụy Điển vừa ra quyết định cho phép Zenuity – liên doanh giữa Volvo và Veoneer thực hiện những bài thử nghiệm đối với hệ thống tự hành ngay trên đường phố của quốc gia này.

Được biết, Veoneer là bên cung cấp phần cứng cũng như phần mềm liên quan đến các hệ thống an toàn chủ động dành cho xe hơi và tất nhiên là cũng có phát triển hệ thống tự lái. Dự kiến, các bài thử nghiệm sắp tới sẽ bắt đầu được thực hiện ở những con đường cao tốc, với tài xế ngồi sau vô lăng để kiểm soát tình hình ngay khi cần thiết.

“Việc chấp thuận để triển khai những bài test thực tế như thế này là điều rất cần thiết để thu được nhiều dữ liệu quan trọng, đồng thời kiểm tra những chức năng”, Nishant Batra, giám đốc công nghệ thuộc của liên doanh cho biết. Được biết, việc chạy thử sẽ được diễn ra trên tuyến đường cao tốc nối từ thủ đô Stockholm đến thành phố Malmo và 2 tuyến đường khác, với tốc độ tối đa sẽ chạy là khoảng 80 km/h. Phần mềm được sử dụng trong các bài thử nghiệm cho phép phương tiện của Volvo lưu thông ở cấp độ tự hành mức 4.

Mặc dù đã có những bước tiến nhất định trong kế hoạch đưa xe tự hành vào thực tiễn, Thomas Jonsson, người phát ngôn của Veoneer cho rằng vẫn còn quá sớm để nói khi nào thì các thử nghiệm như thế này được thực hiện mà không có sự có mặt của con người sau vô lăng. Nếu mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng thuận lợi nhất, Volvo dự định sẽ tung ra thị trường những chiếc xe bán tự hành ít nhất là sau năm 2021, hứa hẹn đến năm 2025 thì xe tự hành hoàn toàn sẽ chiếm 1/3 doanh số công ty.

Nguồn: Carscoops​

Cuộc sống lưu vong trên đất Thụy Điển

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Xin trích dẫn một phần của Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh để mở đầu cho bài viết về cuộc sống lưu vông nơi đất khách quê người.

Thụy Điển là một đất nước tự do (trong khuôn khổ pháp luật cho phép) Người dân sống rất tự giác và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm tục. Vì vậy tại Thụy Điển nếu như bạn không phạm pháp, không có sai lầm lớn dẫn đến kiẹn tụng, tố giác…. thì gần như không có việc kiểm tra giáy tờ tùy thân trên đường, lục xét nhà…..Bạn hoàn toàn có thể sống, đi lại, làm việc (làm chui không trả thuế nếu chủ tiếp nhận) tại đây trong nhiều năm mà không cần giấy tờ hợp pháp.

Do đó có người Việt sinh sống bất hợp pháp. Họ di cư vào Thụy Điển thông qua đường biên giới, lao đông, du lich, du học hết hạn visa trốn ở lại….Những người này sống giải rác ở khắp nơi, không có giấy tờ hợp pháp, không được hưởng các quyền lợi từ chính phủ. Vậy cuộc sống của họ diễn ra như thế nào?

Vào buối chiều cuối thu khá lạnh tình cờ gặp gỡ một nhóm người khoảng hơn 10 người chen chúc trong một căn phòng chật hẹp. Một hàng giường dài xếp dọc 2 bên phòng, trong phòng không có đồ đạc gì khác, vật dụng cá nhân được xếp gọn dưới gậm giường. Họ tâm sự: Bọn em theo xe chở hàng qua cũng được mấy ngày. Đang đợi liên hệ tìm việc làm, mà sốt ruột quá. Ngày nào chưa có việc làm là ngày đó còn phải tự bỏ tiền túi…..Họ hiếm khi bước chân ra khỏi cửa, có thể do thời tiết giá lạnh, cũng có thể tránh ánh mắt dị nghị của những người xung quanh. Ở mọi ngõ ngách xứ Bắc Âu này, cái rét buốt đã len lỏi khắp nơi.

Những công việc mà họ đang cố gắng liên hệ có thể là những công việc như phụ bếp trong các nhà hàng, với đồng lương rẻ mạt bằng 1/2 hoặc 1/3 mức lương bình thường. Nhiều khi có đoàn kiểm tra những lao đông không giấy tờ này phải trốn tránh trong các thùng chứa đồ, tủ bếp, nhà kho….bất cứ nơi nào có thể trốn tránh được mà không bị phát giác. Họ cũng có thể làm thuê cho những tiệm nail, những chủ vườn rau ở những vùng nông thôn hẻo lánh, trông trẻ em cho các gia đình người Việt, nhặt lon, cào tuyết, dọn dẹp… …..Họ làm tât cả các công việc có thể để kiếm miếng cơm và tiết kiêm được để gửi về quê nhà. Cuộc sống khá chật vật, họ đang bán sức lao động rẻ mà chưa tính đến khi ốm đau sẽ ra sao. Họ sẽ không được hưởng bất cứ một quyền lợi gì. Họ chấp nhận bất cứ giá nào để có được miếng cơm, và nuôi ước vong có thể được định cư ở lại.

Có những câu chuyện dở khóc dở cười thương thay cho những cuộc đời lưu vong, họ trả giá tuổi xuân, hạnh phúc, sự tự do thậm chí cả mạng sống cho cái giá được mang tên định cư. Những câu chuyện dưới đấy là một trong những nỗi xót xa mà nhiều người nếm trải.

A một thanh niên thư sinh, hiền lành thật thà, 27 tuổi – A sang Thụy Điển theo dạng hợp đồng lao động cho một chủ làm vườn người Việt. Trong thời gian lao động tại đây chủ của A đột ngột qua đời, để lại vợ góa bụa cờ bạc đã ngoài 50. Sự cô đơn của góa bụa kèm với ước muốn có giấy tờ khiến A và bà chủ đã xích lại gần nhau như một lẽ tự nhiên chỉ vài tháng sau đám tang. Sự khập khiễng về ngoại hìn, tuổi tác, tính cách hiện lên rõ rệt. Dù đang đắm chìm trong tình yêu nhưng ánh mắt của A không dấu khỏi nỗi buồn, sụ ngại ngùng khi đỗi diện với nhứng người quen. Mối tình diễn ra gần 2 năm, rồi cũng rạn nứt đường ai nấy đi.

B và C quen nhau trong những ngày đầu lưu vong từ séc đến Thụy Điển, cả 2 đều trẻ đều độc thân. 2 người đến với nhau bằng tình yêu và khát khao xây đắp hạnh phúc. Cả 2 cùng làm thuê cho cùng 1 chủ. Cuộc sống của họ khá êm đềm hạnh phúc. Cho đến 1 ngày C có bầu. Do không có giấy tờ tuy thân nên việc sinh nở ở Thụy Điển là hết sức khó khăn. Vì trong trường hợp này, C tự phải chi trả chi phí theo thang giá người nước ngoài. Và cơ quan nhà nước sẽ biêt việc C không có giấy tờ để làm khai sinh cho con. Mọi thứ trở nên sáo trộn, C buộc phải xin về nước, và cơ hội để quay lại Thụy Điển gần như không có. B vẫn phải ở lại Thụy Điển tiếp tục làm việc mà không thể về Việt Nam để thăm lại vợ con. Sự chia ly, xa cách đã phá hủy hạnh phúc của 1 gia đình, cả 2 còn quá trẻ.

Có nhiều người sang lưu vong tại Thụy Điển, không may trên đường qua biên giới bị phát giác thường được đưa vào trại tập trung. Chờ điều tra và đợi ngày về nước. Hoặc có người phải trốn chui lủi ngủ trong các đường hầm, gầm cầu, nhà giặt, …..Có một số người may mắn thoát qua biên giới có người thân quen, thì có cuộc sống tốt đẹp hơn là họ được giúp đỡ chỗ ăn ở trong thời gian đầu chưa kiếm được việc. Nhưng họ có thể gặp một số những rủi ro khác, như bị chủ bắt nạt, ép làm việc, trả lưong không tốt, quát tháo. Bị tố giác, bị bắt,…..

Tất cả bọn họ sống quá thiệt thòi, không được hưởng bất cứa quyền lợi gì trên đất nước này. Đại đa số họ còn khá trẻ, có sức khỏe, có thể lao động. Nên họ không hề nghĩ đến khi ốm đau bệnh tật sẽ ra sao? Nếu phải cấp cứu, mổ xẻ thì sẽ như thế nào? Dù có bệnh nặng đến đâu họ cũng có gắng chịu đựng hoặc mua tạm ít thuốc không cần đơn của bác sỹ để uống cho qua ngày. Có trường hợp hết sức đau lòng là một bác lớn tuổi sang du lịch thăm con cháu, do con cái đã định cư hết tại Thụy Điển, nên hết hạn visa bác cũng không về Việt Nam mà ở lại. Cũng nhiều năm trôi qua, tuổi già kèm theo bệnh tật bác chỉ thăm khám của mấy cơ sở đông y tư nhân, hoặc nhờ người quen mua thuốc từ Việt Nam uống. Mà hoàn toàn không có sự tham khám, chữa trị gì của y bác. Thế rồi một ngày bác đột ngột ra đi do bệnh tim mà trước đó không ai biết bác có tiền sử về tim. Vì lí do không được thăm khám, không được cảnh báo, phòng ngừa về bệnh. Trên đây là chỉ một trong số rất ít ví dụ những mành đời lưu vong nơi đất khách.

Thông thường các bạn đọc được tiếp cận Thụy Điển với những góc độ, khía cạnh hoàn hảo đến từng mm. Nhưng bài viết này CĐV nêu lên một phần những mặt trái đang tồn tại để các bạn có những nghĩ đúng đắn hơn về ước vọng định cư. Nhất là những bạn đang có ý định di cư đến Thụy Điển, hay lựa chọn cho mình những chuẩn bị tốt nhất để có được quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. ´´Đoạn đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thắm đau vi những mũi gai´´.

Trưng Nhị.

Định cư Thụy Điển dễ hơn nhưng nhập quốc tịch Thụy Điển sẽ khó hơn với dự luật mới của tân chính phủ ?

Trong nhiệm kỳ 4 năm tới của tân chính phủ thủ tướng Stefan Löfven-II chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi về chính sách di dân cũng như luật nhập cư Thụy Điển.

Như đã trình bày trong bài viết trước đây được đăng :

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Thì luật nhập cư mới sẽ dễ dàng hơn cho những người muốn xin định cư ở Thụy Điển khi nội dung của dự luật này bãi bỏ 1 trong những đòi hỏi là phải có thu nhập trong vòng 3 tháng gần nhất để đảm bảo nhu cầu nuôi sống bản thân và người được bảo lãnh . Đây là 1 trong những yêu cầu gây khó khăn rất nhiều trong các đơn bảo lãnh. Và khi luật này được áp dụng sẽ giúp cho hơn 20 000 người được nhập cư vào Thụy Điển trong mùa hè tới theo tính toán của Sở Di Dân.

Nhưng bên cạnh đó tân chính phủ vừa được thành lập với sự thỏa thuận giữa liên minh các đảng S, MP, L och C ( Social Demokraterna , Miljöpartiet , Liberal và Centerpartiet) cũng đã thông qua dự luật thắt chặt việc nhập quốc tịch Thụy Điển với nội dung chính là :

Đòi hỏi phải vượt qua kỳ thi sát hạch tiếng Thụy Điển để trở thành công dân Thụy Điển hay có quốc tịch Thụy Điển . Kỳ thi này sẽ bao gồm thi tiếng (nghe ,vấn đáp, đọc, viết) và kiến thức căn bản về Xã hội Thụy Điển ( Xã hội học – Samhällskunskap) sẽ trở thành 1 trong những yêu cầu bắt buộc nếu muốn xin quốc tịch trong thời gian tới.

Giấy chứng nhận quốc tịch Thụy Điển

Với qui định này chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người Việt nói riêng và các dân tộc khác nói chung vì tiếng Thụy Điển là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới .

Bên cạnh đó cũng có những đề xuất kéo dài thời gian xin nhập tịch như : tăng thời gian định cư tạm thời ở Thụy Điển thành 5 năm và sau 3 năm gia hạn nữa mới được xin quốc tịch ( trước đây định cư tạm thời ở Thụy Điển là 2 năm và thêm 3 năm sống tại Thụy Điển thì người dân có thể xin nhập tịch) như vậy tổng thời gian để có được quốc tịch Thụy Điển có thể sẽ kéo dài 8 năm.

Tuy nhiên việc tăng thời gian xin nhập tịch chỉ mới là đề xuất , CDV sẽ tiếp tục theo dõi và phổ cập thông tin đến quí đọc giả khi có thông tin mới nhất nhưng Luật thi sát hạch ngôn ngữ để xin nhập quốc tịch Thụy Điển chắc chắn sẽ được áp dụng trong thời gian tới cho nên những đọc giả nào còn trong thời gian tạm cư cần phải nỗ lực học tiếng Thụy Điển nếu muốn trở thành công dân của vương quốc này.

Bên cạnh đó CDV cũng trình bày thêm thông tin về các qui định nhập tịch khác của các nước Bắc Âu và Châu Âu để quí đọc giả có thể so sánh và thẩy rằng với qui định định cư và nhập tịch ở Thụy Điển hiện nay vẫn dễ dàng hơn so với các nước khác :

Ở Na Uy , chính phủ mới của Høyre, Venstre och Fremskrittspartiet đã thông qua luật kéo dài thời gian tạm cư từ 7 năm tăng lên thành 8 năm trước khi xin nhập quốc tịch ( Thụy Điển hiện nay chỉ mới có 5 năm )

Ở Thụy Sĩ với luật quốc tịch mới thì còn thắt chặt hơn khi qui định những người ăn trợ cấp xã hội trong 3 năm gần nhất thì không được xin nhập quốc tịch và trước đây từng nhận trợ cấp này buộc phải trả nợ hết trợ cấp mới được nhập tịch.

Thụy Điển ‘từ lề trái sang lề phải’ chỉ sau một đêm

“Hồi hộp” là từ mà Jan Ramqvist nhắc đi nhắc lại để mô tả cảm giác của ông khi tham gia vào chiến dịch toàn quốc thay đổi thói quen cố hữu xe cộ chạy bên trái ở Thụy Điển và lần đầu tiên chạy bên phải đường.

Jan Sondergaard

‘Ngày H’

“Ai cũng nói về việc đó cả, nhưng chúng tôi thật sự không biết làm sao thực hiện được,” ông lão 77 tuổi nói. Khi đó, ông mới 26 tuổi và là một kỹ sư giao thông vừa mới được công nhận làm việc ở thành phố Malmö khi sự thay đổi có thể gây ra hỗn loạn diễn ra vào ngày 3/9/1967.

Ngày đó được gọi chính thức là ngày ‘chuyển đổi giao thông sang tay phải’ hay đơn giản là ngày H (Dagen H trong tiếng Thụy Điển). Mục đích của nó là đưa Thụy Điển đồng nhất với các nước láng giềng thuộc phần còn lại của châu Âu lục địa mà đa số các nước này từ lâu đã đi theo xu hướng toàn cầu là lái xe về bên phải.

Bên cạnh hy vọng củng cố danh tiếng quốc tế của đất nước, Chính phủ Thụy Điển cũng ngày càng quan ngại về an toàn, với số lượng xe đăng ký lưu thông trên đường tăng vọt từ 862.992 xe một thập niên trước đó lên 1.976.248 xe vào ngày H, theo số liệu do Cục Thống kê Thụy Điển ghi lại. Dân số Thụy Điển lúc đó vào khoảng 7,8 triệu người.

Mặc dù lái xe về bên trái, nhiều người Thụy Điển sở hữu xe với vô-lăng nằm bên trái do mua xe từ nước ngoài và các hãng sản xuất xe lớn của Thụy Điển như Volva đã chọn đi theo xu thế.

Tuy nhiên, có quan ngại rằng đây là một nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông chết người ngày càng tăng, từ 595 vụ vào năm 1950 lên 1.313 vào năm 1966, bên cạnh tần suất các vụ va chạm ngày càng tăng ở khu vực biên giới giữa Thụy Điển với Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan.

“Thị trường xe hơi ở Thụy Điển không lớn lắm và do đó chúng tôi có xu hướng mua xe tay lái nghịch,” ông Lars Magnusson, giáo sư về lịch sử kinh tế tại Đại học Uppsala, cho biết. “Nhưng điều đó có nghĩa là bạn phải ngồi ở vị trí không thuận lợi cho việc lái xe và quan sát đường… vừa lái vừa nhìn xuống rãnh.”

Khối lượng công việc khổng lồ

Trong thời gian hướng đến ngày H, mỗi địa phương đều phải xử lý các vấn đề từ vẽ lại biển hiệu đường sá cho đến dời các trạm xe buýt và đèn tín hiệu giao thông và thiết kế lại các giao lộ, làn đường dành cho xe đạp và đường một chiều.

Một vài thành phố gồm cả Stockholm, Malmö và Helsingborg đều tận dụng thay đổi này để áp dụng những thay đổi về giao thông ở quy mô rộng, chẳng hạn đóng cửa các tuyến xe điện để chuyển sang thêm nhiều tuyến xe buýt hơn. Hàng trăm chiếc xe buýt được các địa phương trên khắp đất nước mua mới, và khoảng 8.000 chiếc xe buýt cũ được điều chỉnh lại thiết kế để cửa mở ra cả hai bên. Tổng cộng chi phí để điều chỉnh các phương tiện giao thông công cộng là 301.457.972 kronor, đồng nội tệ của Thụy Điển.

Khoảng 360.000 biển hiệu giao thông phải được thay đổi trên khắp đất nước mà phần lớn là diễn ra chỉ trong một ngày trước khi chuyển sang lái xe về bên phải, với các nhân viên hội đồng địa phương cùng với quân đội làm việc đến tối muộn để đảm bảo rằng công việc được hoàn tất trước khi Ngày H khởi động vào sáng Chủ nhật. Tất cả phương tiện giao thông trừ các phương tiện thiết yếu bị cấm lưu thông.

“Tôi làm việc vất vả không thể tin nổi vào chính đêm đó,” Ramqvist nhớ lại. Ông cùng những người khác có trách nhiệm đảm bảo 3.000 biển hiệu giao thông ở Malmö được di dời chính xác.

“Sếp của tôi rất tự hào bởi vì chúng tôi là một trong những khu vực đầu tiên gọi về cho Stockholm để thông báo cho người đứng đầu ủy ban rằng chúng tôi đã hoàn tất,” ông nói và nhớ lại bầu không khí vui mừng đầy xảm xúc. “Chúng tôi đã ăn bánh và uống cà phê vào lúc nửa đêm.”

Những người khác thì nhớ lại rất rõ áp lực của công việc.

Chuyển đổi suôn sẻ

“Điều thách thức nhất là thiếu thời gian. Chúng tôi không hề có ngày nghỉ, làm việc quá nhiều giờ trong ngày trong nhiều tháng, và tôi mệt mỏi gần như chết đi được,” ông Arthur Olin, giờ đây đã 82 tuổi, hồi đó là chuyên gia tư vấn giao thông ở thành phố Helsingborg, nói. Ông cho biết ông mất trọn một năm ngập đầu trong việc lên kế hoạch cho các công việc hậu cần.

Áp lực công việc khiến ông lâm vào tình thế bí bách một năm sau đó. “Tôi đã phải đi châu Phi trong hai tuần chỉ để cắt đứt mọi liên hệ công việc – theo hướng dẫn nghiêm khắc của bác sỹ.”

Kỷ nguyên mới

Nhưng khi Ngày H cuối cùng cũng đến, tất cả những vất vả dường như đã được đền đáp. Trên khắp cả nước, người dân Thuỵ Điển bắt đầu cẩn thận lái xe về bên tay phải vào đúng 5 giờ sáng ngày 3/9/1967, sau khi đài phát thanh đếm ngược.

Arthur Olin, 82 tuổi, là nhà tư vấn giao thông trong thời kỳ Ngày H, người khi đó đã làm việc suốt cả năm không có ngày nghỉ nào

Olof Palme, Bộ trưởng Thông tin Thụy Điển (người sau này trở thành thủ tướng) đã lên sóng để phát biểu rằng sự kiện đó đánh dấu “một thay đổi rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”.

“Tôi dám nói rằng chưa từng có quốc gia bỏ ra nhiều nhân lực và tiền của đến thế để đạt được các luật lệ giao thông quốc tế đồng nhất,” ông phát biểu.

Tính tổng cộng, dự án tiêu tốn hết 628 triệu kronor, tức khoảng trên 5% ngân sách ước tính của chính phủ hai năm trước và tương đương với thời giá hiện nay là 2,6 tỷ kronor (tức 316 triệu đô la Mỹ).

‘Tương đối rẻ’

Tuy nhiên, nhà lịch sử kinh tế Lars Magnusson lập luận rằng con số này thật ra tương đối nhỏ nếu xét theo quy mô sự chuyển đổi – vốn là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất mà Thụy Điển từng thực hiện.

Để so sánh, ông nhắc đến tổng ngân sách dành cho đường bộ và đường sắt của Cục giao thông Vận tải Thụy Điển năm 2017 là khoảng 25 tỷ kronor (2,97 tỷ đô la).

“Ngày H là một sự chuyển đổi tương đối rẻ – đó không phải là một số tiền lớn vào thời điểm đó,” ông giải thích.

Điều này, ông nói, một phần là do các quan chức Thụy Điển đáp ứng được danh tiếng toàn cầu của họ về sự hiệu quả và lên kế hoạch cẩn thận, bên cạnh các vấn đề hậu cần vào thời điểm đó.

“Hệ thống đường sá vào lúc đó chưa được phát triển như bây giờ do đó chi phí cơ sở hạ tầng không cao quá mức và cũng vì chúng tôi đã có xe tay lái thuận,” ông cho biết.

Nếu xét trên các tiêu chí an toàn, thì dự án ngay sau đó được tuyên bố là một thành công. Khi người dân Thụy Điển bắt đầu một tuần làm việc và ngày đầu tiên sau ngày H, chỉ có 157 tai nạn giao thông nhẹ được ghi nhận trên khắp cả nước, ít hơn một chút so với mức trung bình của một ngày thứ Hai. Không có ai thiệt mạng.

Peter Kronborg, một nhà tư vấn về giao thông ở Stockholm và tác giả của cuốn sách viết về Ngày H (Hãy đi về bên phải, Svensson), chỉ mới 10 tuổi vào ngày chuyển đổi và nhớ lại ông đã hào hứng chạy xe đạp ở bên phải đường lần đầu tiên như thế nào, cũng như sự xôn xao của truyền thông quốc tế tập trung ở thủ đô Thụy Điển để tường thuật về sự kiện.

“Đó là sự kiện quan trọng nhất ở Thụy Điển vào năm 1967,” ông nói. “Các nhà báo – nhất là các nhà báo của BBC – họ đang đợi những cảnh đầy máu me với rất nhiều những vụ tai nạn. Họ hơi thất vọng một chút. Ít nhất đó là những gì tôi đọc được!”

Tổng cộng có 1.077 người chết và 21.001 người bị thương vào năm 1967, giảm xuống từ 1.313 người chết và 23.618 người bị thương vào năm 1965, vốn được nhiều người xem là kết quả của sự cẩn thận hơn của người dân Thụy Điển sau khi chuyển đổi và chiến dịch trên toàn quốc. Phải mất ba năm thì con số bị thương và tử vong trở lại như mức ban đầu. Trong suốt khoảng thời gian đó, tỷ lệ sở hữu xe tiếp tục gia tăng nhanh chóng trên khắp đất nước.

Tuyên truyền rầm rộ

Đầu tư vào việc hoạch địch và công tác hậu cần cần thiết để chuẩn bị đường sá rõ ràng đã giúp cho các tài xế không bị lẫn lộn.

Tuy nhiên, phần lớn ngân sách của chính phủ cho Ngày H cũng được chi cho các ý tưởng truyền thông nhằm để nâng cao ý thức của công chúng Thụy Điển và tranh thủ sự đồng tình của họ cho sự chuyển đổi. Trên giấy tờ thì mọi thứ có vẻ như không hề dễ dàng: trong một cuộc trưng cầu ý kiến công chúng vào năm 1955, 83% những người đi bỏ phiếu đã chống lại sự chuyển đổi này.

Chiến dịch truyền thông này – tiêu tốn khoảng 43 triệu kronor (trong tổng số 628.349.774 kronor được chi ra) – bao gồm quảng cáo trên truyền hình, sóng phát thanh và báo chí và các cuộc nói chuyện trong nhà trường. Ngày H có logo riêng được vẽ trên các bảng quảng cáo, xe buýt và hộp carton đựng sữa.

Thậm chí còn có một cuộc thi hát để chọn giai điệu chủ đề cho sự chuyển đổi này với bản nhạc “Hãy đi về bên phải, Svensson” được bình chọn trong một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc và leo lên được vị trí số 5 trong danh sách những bài hát hay nhất của Thụy Điển.

Trong khi đó, các đài truyền hình công mời các nhân vật nổi tiếng trên thế giới xuất hiện trong những chương trình ăn khách nhất với mục đích là để thu hút đông đảo khán giả biết về Ngày H trong cùng chương trình.

“Các chính trị gia nhận thấy rằng chương trình truyền thông là không đủ, họ cần một chiến dịch tuyên truyền,” Kronborg cười cho biết. “Tham vọng của họ là tiếp cận được không chỉ 99% mà là 100% dân số.”

Trong khi đó, Lars Magnusson nói thêm rằng ‘nền văn hóa phục tùng’ nói chung’ và sự tin tưởng chính quyền rất phổ biến vào thời đó ở Thụy Điển đã tạo điều kiện cho sự chuyển đổi trong suy nghĩ của công chúng.

“Truyền thông vào lúc đó ít phê phán hơn và họ tường thuật những gì các chuyên gia nói với họ và nếu các chuyên gia nói rằng việc này chẳng tốn kém lắm đâu và tất cả mọi người đều có lợi thì, vâng, báo chí sẽ chấp nhận điều đó và tôi cho rằng công chúng cũng chấp nhận.”

Magnusson tin rằng bên cạnh tầm quan trọng cho danh tiếng quốc tế của Thụy Điển, khi được xem như là một phần trong nỗ lực lớn hơn của đất nước này để được xem là một tiếng nói quan trọng ở châu Âu, sự chuyển đổi cũng có thể có những chi phí và lợi ích về lâu dài chẳng hạn như giao thương và giao thông tăng lên từ những nơi khác trên lục địa.

Tuy nhiên, tác động kinh tế lớn hơn này ông cho là ‘khó mà ước tính’ do sự chuyển đổi xảy ra vào thời điểm khi mà nền kinh tế Thụy Điển đang tăng trưởng rất nhanh, do đó khó mà tách bạch những lợi ích có được từ giao thương và giao thông.

Có thể làm được vào ngày nay không?

Vậy thì ngày nay liệu Thụy Điển có khả năng làm được những điều giống như Ngày H hay không?

Vừa được xếp hạng đầu ở châu Âu trong bảng xếp hạng sáng tạo toàn cầu của Bloomberg với chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông trên mức trung bình của châu Âu và là một trong những nền kinh tế số mạnh nhất khu vực, quốc gia Bắc Âu này chắc chắn sẽ có khởi đầu tốt nếu họ quyết định thực thiện một dự án giao thông tương tự.

Tuy nhiên, suy nghĩ phổ biến trong những người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về Ngày H và môi trường chính trị, kinh tế và truyền thông ngày nay sẽ đem đến rất nhiều những thách thức mới so với điều kiện vào lúc chuyển đổi Ngày H diễn ra.

Lập luận chính của Peter Kronborg là các bộ trưởng và giới chức sẽ rất vất vả để thay đổi suy nghĩ của công chúng và tạo được một sự đồng thuận mới đầy bất ngờ như vậy.

Ông cho rằng ‘tất cả mọi thứ của xã hội Thụy Điển đã trở nên mang tính cá nhân chủ nghĩa hơn một chút” chỉ một năm sau Ngày H trong bối cảnh chủ nghĩa cực đoan ở sinh viên và chủ nghĩa phản văn hóa diễn ra trên khắp châu Âu.

Ông tin rằng ngày nay công chúng Thụy Điển sẽ giận dữ nếu các chính trị gia cứ tiến hành một dự án bị phản đối dữ dội đến như vậy trong cuộc thăm dò ý kiến.

Trong khi đó, ông cũng cho rằng với việc công chúng tiếp cận truyền thông chủ yếu qua YouTube và Netflix và sự cáo chung của “truyền thông giờ vàng” sẽ khiến mọi thứ trở nên phức tạp cho các chính khách và những nhà vận động tiếp cận với toàn thể mọi người, trong khi vào thời điểm ngày H chỉ có duy nhất một đài truyền hình và một đài phát thanh mà “ai cũng xem cũng nghe”.

Dưới góc độ kinh tế, Lars Magnusson ước tính rằng chi phí tài chính để thực hiện Ngày H ngày nay sẽ bị đội lên rất nhiều do hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng của Thụy Điển ngày nay đã “phát triển hơn rất nhiều” so với 50 năm trước.

“Khó mà đưa ra ước lượng chính xác, nhưng tôi có thể cho rằng chi phí sẽ bị đội lên ít nhất 10 lần. Đó là phỏng đoán của tôi,” ông nói.

Ngay cả những chiến lược gia giao thông hiện nay của Thụy Điển cũng nghi ngờ rằng một sự kiện tương tự như Ngày H ngày nay có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới một cách suôn sẻ như vào năm 1967.

“Cá nhân tôi tin rằng nó sẽ rất khó khăn,” ông Mattias Lundberg, người đứng đầu cơ quan quy hoạch giao thông của thành phố Stockholm, nhận định.

“Ngày nay, ít người có thể thật sự nắm rất nhiều quyền lực để gây tác động đến mọi việc ở một quy mô lớn. Xã hội ngày nay đa dạng hơn nhiều,” ông nói thêm.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Vào mùa hè năm nay 2019, người thân của hơn 20.000 người sẽ được cấp giấy phép cư trú ở Thụy Điển.


Điều này là kết quả của luật di cư mới về đoàn tụ gia đình , là một phần trong thỏa thuận tháng 1 giữa các đảng Xã Hội (Social Demokraterna) , đảng Môi Trường (Miljöpartiet), đảng Trung Lập (Centerpartiet) và đảng Tụ Do (Liberal partiet).

– Khả năng đoàn tụ gia đình là điều quan trọng nếu nhìn từ quan điểm hội nhập . Bộ trưởng Di cư mới được bổ nhiệm Morgan Johansson nói.

Sau cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015, chính sách di cư của Thụy Điển đã được thắt chặt. Giấy phép cư trú tạm thời trở thành qui định chính, khả năng đoàn tụ gia đình bị hạn chế.

S, M và SD – ba đảng lớn nhất của Nghị viện – đều ủng hộ một đường di cư chặt chẽ tiếp tục.

Một sự bắt đầu trước nhất từ chính sách tị nạn mới đã được thực hiện với cái gọi là luật trung học, điều này đã mang lại cho 9.000 người không có cơ hội để có giấy phép cư trú. ( Nội dung của qui định này là những thanh thiếu niên quốc tịch nước ngoài nhập cư vào Thụy Điển theo chính sách tị nạn sẽ được ở lại Thụy Điển nếu như theo học chương trình Gymnasiet)

Đạo luật được điều hành bởi Đảng Môi Trường và được Đảng Trung Lập hỗ trợ, do đó 2 đảng này lần đầu tiên công khai chia rẽ trong liên minh.

Trong thỏa thuận tháng 1 mới, Đảng Môi Trường và được Đảng Trung Lập đã thông qua một vấn đề chung khác về nhu cầu nhân đạo: kể từ mùa hè này, các quyền thiết yếu của người dân sẽ một lần nữa được thay đổi trong đó có quyền được hưởng sự đoàn tụ gia đình.

Điều này có nghĩa là các nhân tố quan trọng trong gia đình của những người này như vợ / chồng, sambo, người sống chung và trẻ vị thành niên đã đăng ký – sẽ được cấp giấy phép cư trú tạm thời ở Thụy Điển.

“Một trong những quốc gia cho phép nhập cư dễ dàng nhất ở Châu Âu”

Vậy sẽ có bao nhiêu người sẽ đến Thụy Điển do kết quả của các qui định mới? Và các Đảng đằng sau thỏa thuận tháng 1 có biết câu trả lời cho câu hỏi đó không?

Theo dự báo từ Sở di dân từ mùa thu năm ngoái, theo lệnh của chính phủ, thay đổi này có nghĩa là tăng tổng số 7.700 giấy phép cư trú được cấp  trong giai đoạn, 2019-2021.

Nhưng trong cùng một dự báo, họ cũng viết như sau:

“Việc quay trở lại các quy định trước đây về di cư gia đình có nghĩa là Thụy Điển sẽ là một trong những quốc gia có chính sách nhập cư dễ dàng nhất ở EU để đoàn tụ gia đình, nơi mà không ít nước như Đức đã đi theo hướng hạn chế hơn”.

Ngoài dự báo của Sở di trú Thụy Điển, hậu quả của các quy tắc sửa đổi đã không được điều tra.

Sẽ không buộc cung cấp các giấy tờ về bảng lương trong 3 tháng gần nhất

Qua đánh giá của Expressen về số liệu thống kê của Sở di trú cho thấy người thân của hơn 20.000 người sẽ được cấp giấy phép cư trú ở Thụy Điển khi áp dụng các quy tắc mới này.

Điều này có nghĩa là không ai trong số 20.000 người sẽ phải chịu bất kỳ yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh khả năng tài chính trong 3 tháng gần nhất (bảng lương) nào cho người thân của họ để được cấp giấy phép cư trú. Họ không cần phải có thể tự nuôi sống bản thân hoặc người thân của họ.

Expressen gặp Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Di cư mới được bổ nhiệm Morgan Johansson (S) một ngày sau tuyên bố của chính phủ Stefan Löfven, cho một cuộc phỏng vấn về chính sách di cư trong thỏa thuận tháng một.

-Ông không nghĩ rằng các quy định mới sẽ dễ dàng hơn dẫn đến các mâu thuẫn trong các qui định về đoàn tụ gia đình với chính sách di cư của Đảng Dân chủ Xã hội( Social Demokraterna) ?

– Quyết định của quốc hội  trong một vài năm thực sự có hai lối vào: Một là Thụy Điển không thể có luật pháp đi chệch quá nhiều so với các nước EU khác. Và đó là kinh nghiệm từ năm 2015 cho chúng ta biết điều đó. Thứ hai là khả năng đoàn tụ gia đình rất quan trọng từ quan điểm hội nhập. Nó cũng được nêu trong hướng dẫn của chúng tôi. Vì vậy, người ta không thể nói rằng điều này đi ngược lại chính trị dân chủ xã hội, Morgan Johansson nói.

-Ông đã làm gì để phân tích điều này có ý nghĩa gì trong thực tế – có bao nhiêu kết quả của việc này?

– Sở di cư Thụy Điển đã đưa ra các đánh giá, trên hết, liệu điều này có nghĩa là sẽ có nhiều người đến đây hơn. Và họ đã thực hiện một đánh giá vào mùa thu năm ngoái cho thấy rằng có những tác động rất, rất nhỏ của sự thay đổi đó. Bởi vì vẫn còn nhiều trường hợp tìm kiếm cơ hội đến châu Âu ít hơn trước đây và việc đi qua châu Âu khó khăn hơn nhiều so với trước đây.

 

 

[Có thể bạn chưa biết] Quyền lực của tấm visa Schengen

Visa Schengen hay chúng ta quen gọi là Visa Châu Âu không dễ để xin được. Nhưng có thể bạn không biết visa Schengen là 1 trong những tấm visa quyền lực nhất thế giới. Với nó, bạn có thể nhập cảnh vào 26 quốc gia Châu Âu và một vài quốc gia khác nữa, cũng như hưởng những đặc quyền khi xin visa của 1 số nước thuộc Châu lục khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng visa Schengen không phải là tấm visa chung của cả Châu Âu như cách chúng ta hay gọi quen là Visa Châu Âu bởi 1 số nước Châu Âu không nằm trong danh sách này.

Danh sách 26 quốc gia mà bạn có thể dùng Visa Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Czech, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ, Liechtenstein. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vào lãnh thổ của Công quốc Monaco nằm trong Pháp, San Marino và Vatican nằm trong Italy, Andorra nằm giữa Pháp với Tây Ban Nha.

Để sở hữu visa Schengen, anh em chỉ cần xin visa của 1 nước mà mình sẽ đến đầu tiên thuộc khối Schengen. Visa Schengen sẽ có 3 loại là Single Entry – nhập cảnh 1 lần, Double Entry – nhập cảnh 2 lần và Multiple Entry – nhập cảnh nhiều lần.

Ngoài 26 quốc gia trên, bạn sẽ có thể đi đến một số quốc gia khác và hưởng một số đặc quyền khác như:
+ nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với điều kiện visa Schengen còn hiệu lực, bay với hãng của Thổ và đóng phí E-visa online.
+ miễn Visa Đài Loan kể cả khi Visa Schengen hết hạn
+ miễn chứng minh tài chính khi xin visa Hàn nếu từng có Visa Schengen trong 2 năm gần nhất

Đối với Visa Multiple và double entry, bạn sẽ có thể nhập cảnh vào các quốc gia:
+ Albania, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cyprus, Georgia, Serbia (tối đa 90 ngày)
+ Romania với điều kiện đã đóng dấu nhập cảnh vào 1 nước Schengen trước
+ Montenegro, Belarus (tối đa 30 ngày)
+ Sao Tome, Principe, Bosnia, Herzegovina, Kosovo (tối đa 15 ngày)

Tóm lại, nếu sở hữu Visa Schengen Multiple hay Double entry thì bạn sẽ có thể đặt chân đến khoảng 40 quốc gia. Quá ngon. Mọi người đã sở hữu Visa Schengen đã đặt chân đến bao nhiêu quốc gia rồi?

Bị tố cáo là “hiểm họa”, Trung Quốc gay gắt đả kích Thụy Điển

Trong một bản thông cáo chính thức, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển cho biết đã ghi nhận được là trong thời gian gần đây “một số chính khách cao cấp và truyền thông” Thụy Điển đã cho rằng Trung Quốc là một “mối đe dọa về an ninh” ” và đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài là “đáng lo ngại”.


Đối với người phát ngôn sứ quán Trung Quốc, đó là những tuyên bố “vô căn cứ”, được “cố tình ngụy tạo và thổi phồng”, và “hoàn toàn vô trách nhiệm”.

Bản thông cáo cũng nhắc lại rằng một vài người đã cáo buộc Trung Quốc về tội ‘kiểm soát’ mạng lưới và cơ sở hạ tầng viễn thông, nhưng chưa hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào. Theo phía Trung Quốc, đó là những suy đoán đầy “ác ý” và “hoàn toàn phi lý”.

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 19/01, có hai sự kiện trong những tuần lễ đầu năm 2019 đã khiến cho Bắc Kinh phản ứng tức tối.

Trước hết đó là lời cảnh báo từ giới chuyên gia quốc phòng Thụy Điển, theo đó một trạm vệ tinh do Trung Quốc điều hành tại miền bắc quốc gia này có thể phục vụ cho quân đội Trung Quốc. Bên cạnh đó là quyết định xem xét khả năng cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi tham gia xây dựng mạng lưới di động 5G tại Thụy Điển.

Tính lưỡng dụng – dân sự và quân sự – của trạm vệ tinh Kiruna

Nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh dân sự ở Thụy Điển mà họ được giao quyền điều hành vào mục tiêu quân sự, đã được Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Phòng FOI trực thuộc bộ Quốc Phòng Thụy Điển nêu bật trong tuần qua, xem đấy là một mối đe dọa an ninh.

Cơ sở có liên quan là trạm vệ tinh mặt đất ở Kiruna, miền cực bắc Thụy Điển mà Trung Quốc đã xây dựng năm 2016 để dùng vào mục tiêu dân sự. Tuy nhiên, trả lời đài truyền hình SVT hôm Chủ Nhật, 13/01/2019 vừa qua, một trong những chuyên gia của Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Phòng Thụy Điển đã báo động rằng hợp tác trên danh nghĩa là dân sự đó rốt cuộc sẽ bị quân đội Trung Quốc kiểm soát.

Theo báo South China Morning Post số ra ngày 14/01, thì giới nghiên cứu thuộc cơ quan FOI cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh – theo dõi vùng Bắc Cực – để bổ sung thông tin tình báo cho quân đội của họ, thậm chí hỗ trợ cho việc giám sát khu vực bằng vệ tinh nếu vệ tinh quân sự Trung Quốc không còn khả năng hoạt động trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

Theo ông John Rydqvist, một nhà nghiên cứu của FOI, do việc Trung Quốc mập mờ về ranh giới giữa quân sự và dân sự, cần phải cẩn trọng trong việc hợp tác giữa cơ quan không gian Nhà nước Thụy Điển SSC với trạm vệ tinh Trung Quốc, vì thông tin thu thập được có một vai trò quân sự và chính quyền Thụy Điển phải quan tâm.

Đối với chuyên gia này, về phương diện tổ chức, hầu như tuyệt đại bộ phận chương trình không gian Trung Quốc mang tính chất quân sự.

Tram vệ tinh tại Thụy Điển đóng một vai trò trong chương trình vệ tinh Cao Phân (Gaofen) của Trung Quốc – một mạng lưới vệ tinh quan sát cung cấp cho Trung Quốc khả năng giám sát toàn cầu.

Theo website của chính phủ Trung Quốc, trạm vệ tinh ở Kiruna đã mất đến hai năm để hoàn tất, và là “trạm vệ tinh mặt đất đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài”.

Trạm vệ tinh nằm dưới quyền quản lý của một viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, một định chế về danh nghĩa không có liên hệ với quân đội.

Cơ quan không gian Thụy Điển SSC, định chế đã ký thỏa thuận về trạm vệ tinh đã tìm cách trấn an, bác bỏ lời cảnh báo của FOI, khẳng định với đài SVT rằng là hợp tác với Trung Quốc mang tính chất thuần túy dân sự.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn cảnh giác, ông Rydqvist cho rằng cơ quan SSC nên giám sát trạm vệ tinh Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn, và “nếu có bất kỳ mối nghi ngờ nào về nguy cơ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự…thì không được làm”, vì điều đó có thể trở thành một vấn đề cho Thụy Điển trong khâu quan trọng hơn nhiều là hợp tác an ninh với phần còn lại của châu Âu và Hoa Kỳ.

Tẩy chay Hoa Vi

Giống như nhiều quốc gia khác, Thụy Điển cũng đang đánh giá lại rủi ro tiềm tàng về mặt an ninh quốc gia đến từ quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Chính phủ Thụy Điển cùng với nhiều nước châu Âu khác – trong đó có láng giềng Na Uy – đang xem xét liệu rằng có nên cấm tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tham gia dự án công nghệ 5G hay không.

Vào tuần trước, Thụy Điển cùng Na Uy thông báo bắt đầu điều tra xem có thể sử dụng công nghệ học của Hoa Vi để xây dựng hệ thống 5G ở các nước Bắc Âu hay không.

Viking Bohman, một nhà phân tích ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Thụy Điển ghi nhận: “Thụy Điển đang mở mắt về thách thức của Trung Quốc”. Theo ông đây là trào lưu quốc tế đáp trả Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến.

Khi các quốc gia châu Âu giới hạn thị trường của họ đối với Hoa Vi, thì Thụy Điển cũng tự hỏi có nên làm như vậy hay không”.

Truyền thông Thụy Điển mới đây tiết lộ là một số công ty bán dẫn tiên tiến của Thụy Điển đã được bán lại cho các tập đoàn Trung Quốc, trong đó các các công ty chuyên về công nghệ lưỡng dụng, có khả năng ứng dụng về quân sự.

Ông Bohman kết luận: “Những lời nói được lập đi lập lại ở Thụy Điển cho thấy là chúng ta đã quá ngây thơ”.

Truyền thông Trung Quốc tố cáo tâm lý bài Trung Quốc

Những cáo buộc từ phía Thụy Điển dĩ nhiên đã bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc đả kích, cho rằng những lo ngại về trạm vệ tinh Kiruna phản ánh tâm lý chống Trung Quốc nổi lên sau vụ Hoa Vi.

Theo South China Morning Post số ra ngày 19/01, Dương Miễn (Yang Mian), một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Thông Tin Trung Quốc ở Bắc Kinh đã nhận định trên trang web thông tin Quan Sát (Guancha.cn) rằng các cáo buộc trên gắn liền với học thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”.

Theo vị giáo sư này thì “các nước phương Tây hiện đang lo ngại về sự phát triển của Trung Quốc” được thấy qua sự kiện Hoa Vi đã trở thành “nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với công nghệ tiên tiến”.

Theo RFI

Học và luyện nghe tiếng Thụy Điển qua chương trình “tin tức Thụy Điển” ngày 2018-12-19

Học và luyện nghe tiếng Thụy Điển qua chương trình “Tin tức Thụy Điển” ngày 2018-12-19 bao gồm các tin tức sau đây :

1.Det blir ingen ny regering före nyår ( Sẽ không thành lập được chính phủ mới trước năm mới)
Tiếng Việt

Thụy Điển sẽ không có chính phủ mới trước Giáng sinh và năm mới. Đó là những gì Chủ tịch của Quốc hội nói hôm nay.

Chủ tịch quốc hội sẽ đề xuất người làm thủ tướng mới sau thêm một cuộc bầu cử . Quốc hội đã 2 lần bỏ phiếu chống lại đề xuất của chủ tịch quốc hội. Một lần cho lãnh đạo đảng Moderaterna Ulf Kristersson và một lần cho Đảng Dân chủ Xã hội (Socialdemokraterna) Stefan Löfven.

Chủ tịch quốc hội Andreas Norlén thực sự muốn có một cuộc bỏ phiếu trước Giáng sinh. Nhưng các nhà lãnh đạo đảng đã nói với ông rằng điều đó là không thể. Họ cần thêm thời gian để thương lượng và thỏa thuận với nhau. Do đó, Chủ tịch quốc hội đã quyết định rằng cuộc bỏ phiếu tiếp theo sẽ vào ngày 16 tháng 1.

Andreas Norlén nói rằng tất cả các nhà lãnh đạo các đảng phải chịu trách nhiệm ngay bây giờ, cho Thụy Điển để có được một chính phủ mới. Họ không thể có nhiều cuộc thảo luận mà không có kết quả, ông nói.

“Tôi thực sự muốn hoàn thành quá trình này trước Giáng sinh. Thụy Điển cần một chính phủ. Bây giờ, đó là trường hợp tất cả các đảng và lãnh đạo đảng chịu trách nhiệm trong giai đoạn tới và hành động theo cách biến Thụy Điển thành một chính phủ. Phải có những cuộc thảo luận để tháo gỡ và đưa ra kết quả, Andreas Norlén nói.

Andreas Norlén tin rằng lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội Stefan Löfven và lãnh đạo ôn hòa Ulf Kristersson là những người có cơ hội lớn nhất được bầu làm thủ tướng. Bây giờ họ có nhiều thời gian hơn để đồng ý với các bên khác để thành lập chính phủ.

Stefan Löfven và Ulf Kristersson phải báo cáo với chủ tịch quốc hội về công việc đang diễn ra như thế nào. Họ sẽ báo cáo trong một tuần, và sau đó một lần nữa sau hai tuần nữa. Sau đó, Chủ tịch quốc hội sẽ gặp lại với tất cả các nhà lãnh đạo đảng. Vào ngày 14 tháng 1, ông sẽ trình bày đề xuất người làm thủ tướng. Thứ Tư, ngày 16 tháng 1, Quốc hội sẽ bỏ phiếu cho đề xuất này.

Quốc hội có thể bỏ phiếu cho một thủ tướng không quá bốn lần. Nếu không có thủ tướng sau đó, nó sẽ là một lựa chọn mới. Nó được gọi là sự lựa chọn thêm.

Andreas Norlén nghĩ rằng một lựa chọn bổ sung sẽ là một thất bại lớn. Ông tin rằng mọi người sẽ bớt tin tưởng vào các chính trị gia nếu họ không đạt được thỏa thuận.

Tiếng Thụy Điển :


Sverige kommer inte att få en ny regering före jul och nyår. Det sa riksdagens talman idag.

Talmannen föreslår vem som ska bli ny statsminister efter ett val. Riksdagen har röstat nej till talmannens förslag två gånger. En gång till Moderaternas Ulf Kristersson och en gång till Socialdemokraternas Stefan Löfven.

Talmannen Andreas Norlén ville egentligen ha en omröstning till före jul. Men partiledarna har sagt till honom att det inte går. De behöver mer tid för att förhandla och komma överens. Därför har talmannen bestämt att nästa omröstning blir den 16 januari.

Andreas Norlén säger att alla partiledare måste ta sitt ansvar nu, för att Sverige ska få en ny regering. De kan inte ha fler diskussioner utan resultat, säger han.

– Jag hade verkligen velat slutföra den här processen före jul. Sverige behöver en regering. Nu gäller det att samtliga partier och partiledare tar sitt ansvar under den kommande tiden och agerar på ett sätt som gör att Sverige får en regering. Det måste vara slut med resultatlösa diskussioner, säger talmannen Andreas Norlén.

Andreas Norlén tror att Socialdemokraternas ledare Stefan Löfven och Moderaternas ledare Ulf Kristersson är de som har störst chanser att bli valda till statsminister. Nu får de mer tid på sig att komma överens med andra partier för att bilda regering.

Stefan Löfven och Ulf Kristersson måste rapportera till talmannen hur arbetet går. De ska rapportera om en vecka, och sedan igen om två veckor. Sedan ska talmannen ha möte med alla partiledare igen. Den 14 januari ska han presentera sitt förslag på statsminister. Onsdagen den 16 januari ska riksdagen rösta om förslaget.

Riksdagen kan rösta om statsminister högst fyra gånger. Om det inte finns en statsminister efter det så blir det ett nytt val. Det kallas extraval.

Talmannen Andreas Norlén tycker att ett extraval skulle vara ett stort misslyckande. Han tror att folk får mindre förtroende för politikerna, om de inte lyckas komma överens.

2.Sex män döms för att de utnyttjade personer som tigger i Sverige (6 người bị phán quyết vì tội lạm dụng người để ăn xin ở Thụy Điển)

Tiếng Việt :

Sáu người đàn ông bị kết án buôn bán người. Họ đã khai thác con người như người ăn xin ở Thụy Điển. Một người đàn ông được phán quyết là đã giúp đỡ.

Những người đàn ông được đánh giá đến từ Bulgaria. Tòa án ở Växjö nói rằng họ đã sử dụng những người nghèo từ cùng một quốc gia. Họ bắt người này đi xin tiền ở Thụy Điển.

Nó giống như những người ăn xin làm việc cho những người đàn ông. Họ đã nhận được một số tiền dưới dạng trả tiền, nhưng những người đàn ông đã lấy phần tiền còn lại mà những người ăn xin nhận được. Một số người ăn xin đã bị đánh đập và trừng phạt nếu họ xin được ít tiền.

Tất cả những người đàn ông bị kết án tù. Từ một năm rưỡi đến năm năm rưỡi tù giam.

Tiền từ những người ăn xin đã được tịch thu. Điều này có nghĩa là họ sẽ nhận được tiền từ những người bị kết án. Họ sẽ nhận được từ 20.000 đến 65.000 kronor mỗi người.

Những người đàn ông bị kết án cũng sẽ bị trục xuất khỏi Thụy Điển.

Tiếng Thụy Điển

Sex män döms för människohandel. De har utnyttjat personer som tigger i Sverige. En man döms för att ha hjälpt till.

Männen som döms kommer från Bulgarien. Domstolen i Växjö säger att de har utnyttjat fattiga personer som kommer från samma land. De fick personerna att tigga pengar i Sverige.

Det var som att tiggarna jobbade för männen. De fick lite pengar som lön, men männen tog resten av pengarna som tiggarna fick. Några av tiggarna har blivit misshandlade och straffade om de tiggde ihop för lite pengar.

Alla männen som döms får fängelse som straff. Mellan ett och ett halvt år, och fem och ett halvt års fängelse.

Tiggarna som utnyttjades får skadestånd. Det betyder att de ska få pengar av personerna som döms. De ska få mellan 20 000 och 65 000 kronor var.

Männen som döms ska också utvisas från Sverige.

3.Snart kostar det pengar att besöka statens museer ( Sẽ sớm thu phí những người tham quan viện bảo tàng)
Tiếng Việt : 

Hiện nay phí để tham quan nhiều bảo tàng của Thụy Điển là miễn phí. Có bảo tàng thuộc sở hữu của nhà nước. Nhưng từ tháng Tư sẽ tốn tiền.

Năm 2016, nó trở nên miễn phí khi vào bảo tàng nhà nước ở Thụy Điển. Có 18 bảo tàng. Tất cả các viện bảo tàng chỉ trừ năm cái  đang ở Stockholm. Chính phủ muốn rằng sẽ có nhiều người hơn đến thăm viện bảo tàng.

Nhưng bây giờ điều này đã được dừng lại. Đó là bởi vì quốc hội đã bỏ phiếu đồng ý với ngân sách của Người kiểm duyệt và Dân chủ Thiên chúa giáo. Điều này có nghĩa là các chính sách kinh tế của họ sẽ bắt đầu được áp dụng. Và họ không muốn nó được tự do vào bảo tàng chính phủ. Họ muốn tiêu số tiền đó vào việc khác. Tổng số tiền thu được có thể lên đến 80 triệu kronor.

Từ tháng Tư, sẽ tốn tiền để đến bảo tàng nhà nước. Điều này áp dụng cho bất cứ ai trên 19 tuổi.

Nó bao gồm Bảo tàng Quốc gia ở Stockholm, Bảo tàng Văn hóa Thế giới ở Gothenburg và Bảo tàng Hiện đại ở Stockholm và Malmö.

Tiếng Thụy Điển :

Det är gratis att gå in på många museer i Sverige. Det är museer som ägs av staten. Men från april kommer det att kosta pengar.

År 2016 blev det gratis att gå in på statens museer i Sverige. Det är 18 museer. Alla utom fem ligger i Stockholm. Regeringen ville att fler personer som inte brukar besöka museer skulle göra det.

Men nu stoppas detta. Det är för att riksdagen röstade ja till Moderaternas och Kristdemokraternas budget. Det betyder att deras ekonomiska politik börjar gälla. Och de vill inte att det ska vara gratis att gå in på statliga muséer. De vill använda de pengarna till något annat. Det är 80 miljoner kronor.

Från och med april så kommer det att kosta pengar att gå på statens museer. Det gäller för alla som är över 19 år gamla.

Det är bland andra Nationalmuseum i Stockholm, Världskulturmuseet i Göteborg och Moderna Museet i Stockholm och Malmö.

Chạnh lòng thân phận người Việt ở Thụy Điển

So với cuộc sống đua chen ồn ào ở Việt Nam thì cuộc sống ở Thụy Điển lặng lẽ và êm đềm như không khí lạnh lẽo của nó tại xứ sở Bắc Âu này.

Đã có rất nhiều bài viết nói về nơi đây gần như một thiên đường đối với con người với những đãi ngộ tốt nhất của xã hội nhưng có biết đâu đằng sau những hào quang ấy vẫn tồn tại những mảnh đời cô đơn và ngậm ngùi sống cho trọn kiếp với thân phận người Việt ở xứ người.

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người Việt xa quê giống như bạn bứng một cái cây từ vùng đất nó mọc lên từ nhỏ rồi cắm vào ở nơi xa lạ với thổ nhưỡng và không khí hoàn toàn trái ngược kể cả khi nơi đó là 1 vùng đất trù phú và màu mỡ. Cái cây đó thời gian đầu vẫn phát triển èo uột , quặt quẹo rồi mới từng bước đâm chồi mọc rể thích nghi với điều kiện mới.

Điều này sẽ được phản ánh rõ nét trong những cuộc đời mà tôi từng tiếp xúc và bắt gặp dưới đây. Chẳng hạn như bất chợt đâu đó tôi từng chứng kiến những tin nhắn, những lời than vãn thậm chí là chửi rủa khi mang thân phận của 1 di dân trên xứ người dù là thế hệ đầu tiên của người Việt định cư hay thế hệ thứ 2 thì vẫn tồn tại những phân biệt, kỳ thị giữa người phương Tây và người Á Châu hay thậm chí là giữa chủ lao động vào người lao động.

Vấn đề về lao động

Nói về các vấn đề lao động ở Thụy Điển thì việc bóc lột sức lao động đối với người làm thuê trong các nhà hàng, tiệm nail thì đã quá cũ và là vấn đề muôn thưở .

Thậm chí nhiều người lao động cực khổ sau 4 năm để mong chờ giấy định cư mới phát hiện ra chủ ” quên ” đóng thuế cho mình để rồi trượt mất cơ hội nhập quốc tịch cũng là chuyện bình thường.

Nhưng nhiều người cũng quên đi mất những chuyện nho nhỏ xung quanh cuộc sống như sức khỏe, hiểu biết xã hội cũng là vấn đề mà ít người để ý

Mới đây thôi một anh thợ nail sang Thụy Điển theo định cư lao động tâm sự với CDV rằng:
” Mình ho quá không biết phải làm sao ?
Mua thuốc uống rồi vẫn không khỏi ?
Mình mua 1 hộp thuốc 15 viên giá 65 kr
Nipaxon
50g
Noskapin
Mình qua 1 tháng rồi chưa có lương
Mình đi nhặt lon kiếm kr
Tuần cũng được 20 kr…

Tôi có 1 người bạn ở Việt Nam mới sang , thời gian đầu rất nhiệt quyết học tiếng Thụy Điển theo chương trình SFI ( Svenska för invandare – tiếng Thụy Điển cho người nhập cư miễn phí của chính phủ) nhưng chưa tới 2 năm anh lại khao khát được đi làm kiếm tiền .

Được người bạn giới thiệu vào 1 nhà máy sơn làm thử với nhiệm vụ là chỉ bê hàng móc lên các máng treo trên băng chuyền để đưa vào sơn , chỉ trong vòng 3 ngày làm việc anh đã bỏ cuộc không hề suy nghĩ. Hỏi tại sao anh bảo : ” Một là đi xe buss chuyển và chờ đợi mệt quá , nhất là sau khi tan ca xong rất mệt mà còn phải ngồi chờ . Hai là công việc nặng nhọc quá kham không nổi” .

( Ở tỉnh của mình đang sống rất dễ kiếm việc làm, thậm chí nói bập bẹ tiếng Thụy Điển hoặc không biết tiếng vẫn xin được việc làm chỉ là công việc như vừa mô tả hơi nặng , liệu các bạn muốn định cư theo diện lao động có kham nổi ? )

Vậy đấy , lao động ở Thụy Điển đâu phải chuyện dễ ? Nhưng rất nhiều bạn nhắn tin cho CDV nói rằng công việc nặng nhọc tới đâu cũng chịu được .

Hầu hết người Thụy Điển bản địa đều lao động đến 65 tuổi mới về hưu thậm chí có người còn xin làm việc kéo dài thêm 2 năm đến tận 67 tuổi rồi 69 tuổi . Thế mới biết thể trạng sức khỏe của người Thụy Điển tốt cỡ nào nhưng ngược lại người Việt sang đây chỉ đến 60 là ai cũng muốn về hưu non . Thậm chí có nhiều người lao động trong các nhà máy công nghiệp nặng vừa hết tuổi về hưu 65 tuổi cũng là lúc về với tổ tiên, không kịp hưởng khoảng lương hưu đóng cho nhà nước mấy chục năm.

Dù rằng thực phẩm sạch và không khí trong lành khiến Thụy Điển là 1 trong những đất nước có môi trường tốt nhất thế giới nhưng nó cũng tồn tại những điều kiện khắc nghiệt không tốt cho thể trạng người Việt như khí hậu lạnh lẽo cùng với lao động nặng nhọc khiến nhiều người Việt thường mắc các chứng bệnh về xương khớp , đặc biết là thoái hóa đốt sống, khô chất nhờn khớp gối.

Các căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đeo bám cảm giác đau nhức rất khó chịu làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Việt đang lao động tại đây.

Vấn đề về kỳ thị

Vài tháng trước vào hãng làm việc thì nghe Cô Bảy ( tên nhân vật đã được thay đổi) cự cãi với quản đốc của mình bằng tiếng Thụy Điển với giọng ngẹn ngào:
” Tao ngày nào cũng ăn khoai tây để tóc hết đen cho tụi bay khỏi kì thị ”

Hoặc chuyện lương bổng cũng vậy, người Việt khi làm công nhân trong các nhà máy lương bao giờ cũng thấp hơn so với người bản địa cùng vị trí. Chuyện không ai nói ra nhưng nó vẫn cứ là bức xúc cho thân phận người lao động Việt Nam khi làm cho các chủ là người Thụy Điển bản địa.

Tất nhiên cũng có những người may mắn được gặp những người chủ tốt bụng nhưng được mấy người ?

Vấn đề về thế hệ

Một lần trong giờ giải lao , anh em ra ngoài hiên hút thuốc, tôi nghe anh đồng nghiệp hỏi 1 chú lớn tuổi người Việt : ” nghe nói con anh mới được nhận vào hãng mình làm luôn hả ? vui ha, cha con làm chung hãng rồi, cả 2 đời đều cống hiến cho hãng này rồi ”

Câu nói tưởng chừng nghe như 1 tin vui nhưng nghe sao bùi ngùi quá. Cả một đời người cha vất vả làm công nhân trong 1 hãng sắt nặng nhọc tưởng chừng hy sinh để đào tạo thế hệ sau tốt hơn có thể ngồi văn phòng hay ít nhất cũng có công việc nhẹ hơn nhưng rốt cuộc con cái lại cũng lao vào cái vòng lẩn quẩn theo cha vào tiếp tục 1 cuộc đời làm thuê hãng xưỡng.

Vấn đề gia đình

Hoặc đâu đó rất nhiều câu chuyện hôn nhân của nhiều gia đình Việt tan vỡ sau nhiều năm chung sống . Thậm chí có những người chồng cưới vợ ở Việt Nam sang chập nhận đi làm cực khổ nuôi người vợ trong thời gian đầu để hòa nhập được với cuộc sống mới rồi lại giúp cả gia đình vợ bảo lãnh anh em sang nhưng đến cuối vẫn đường ai nấy đi, chôn dấu đời mình trong lãng quên và cô đơn.

Hay nhiều ông chồng sống với vợ con mấy chục năm chịu cực chịu khổ , hạt muối chia đôi vậy mà chỉ sau 1 chuyến về Việt Nam thì lại lập “phòng nhì” . Đây không chỉ là câu chuyện của Thụy Điển mà là cả một thế hệ Việt Kiều khắp thế giới ! Nguyên nhân vì đâu liệu có ai đã chịu nhìn nhận và phân tích ?

Đừng nói tới riêng Việt Kiều mà gần đây phong trào cưới vợ Châu Á đặc biệt là Thái Lan cũng nở rộ ở Thụy Điển đến nỗi nó cũng trở thành vấn nạn đối với phụ nữ Thái Lan bởi vì người Thụy Điển rất thực dụng và không có nặng tình cảm, họ sẵn sàng bảo lãnh người vợ Thái Lan sang Thụy Điển nhưng khi người đó không vừa lòng hoặc không phục vụ họ như ý họ muốn, đàn ông Thụy Điển sẵn sàng gửi trả người đó về đất nước của họ.

Do vậy người Việt Nam thường bảo nhau rằng “đừng có mà dại cưới vợ hoặc cưới chồng từ Việt Nam sang Thụy Điển, ở vài năm chúng nó đủ lông đủ cánh rồi sẽ bay đi mất” . Đó là 1 thực trạng rất đau lòng của nhiều gia đình Việt Nam, câu nói đó hoàn toàn sai về mặt lý luận nhưng nó lại đúng về thực tế ly hôn của người Việt ở Thụy Điển.

Nhưng tình trạng ly hôn này không chỉ riêng của người Việt mà cả một đất nước, xã hội Thụy Điển đang gặp bế tắc vì tỉ lệ thống kê về hôn nhân của Thụy Điển cho thấy 50% người Thụy Điển đều ly hôn. Nguyên nhân nằm ở đâu đó của cuộc sống thực dụng, đời sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền khiến cho mọi người đều chỉ sống cho mình mà quên đi nhẫn nhịn và yêu thương mới là sợ dây kết nối gia đình.

Nếu bạn đang có ý định định cư ở Thụy Điển hãy cân nhắc kỹ các vấn đề trên để xem cái nào mình chấp nhận được, cái nào mình giải quyết và chịu đựng được.
Và nếu bạn thấy hay hãy like và share bài viết để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ với quí đọc giả về cuộc sống ở Thụy Điển cho mọi người hiểu rõ hơn.

Patriot – Congdongviet.se tổng hợp.