Category Archives: Tin tức

Thông tin xã hội, đời sống ở Thụy Điển

Thụy Điển đứng ở đâu trong bảng xếp hạng quốc gia phát triển theo chỉ số phát triển xã hội SPI

Đâu là tiêu chí cho một nước “giàu”: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đây mới là điều đánh giá sự phát triển một đất nước

Từ trước đến nay, người ta thường dùng chỉ số GDP để đo lường thành tựu của một quốc gia. Nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, chỉ số phát triển xã hội SPI mới chính là thước đo chuẩn xác nhất. Chỉ số này có thể giúp chính phủ củng cố chính sách, phân bổ ngân sách, thậm chí dự đoán tương lai.

Chỉ số GDP (Gross Domestic Product) dùng để đo lường sự thịnh vượng của một quốc gia. Đôi lúc, tỉ lệ thất nghiệp cũng được sử dụng như một thước đo thứ hai. Song, hai thước đo này lại không đánh giá chuẩn xác về chất lượng cuộc sống của người dân.

Khi bàn về sự phát triển của một quốc gia, GDP hay những chỉ số kinh tế khác sẽ không thể đưa ra câu trả lời thoả đáng. Vì vậy, một nhóm những nhà kinh tế đã đề xướng một chỉ số mới – chỉ số phát triển xã hội SPI (Social Progress Index).


Không phải GDP, chỉ số phát triển xã hội SPI (Social Progress Index) mới là thước đo chính xác nhất để đo lường trình độ phát triển của một quốc gia.

Liệu GDP thôi đã đủ để đo lường tốc độ phát triển?

Đây là kết quả nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ được dẫn đầu bởi ông Michael Green. Ông cho biết, khi đo lường sự phát triển xã hội về khả năng tiếp cận giáo dục, lương thực hoặc nhà cửa giá rẻ, những nước nghèo thường làm tốt hơn những quốc gia giàu có.

Ông Michael Green, CEO của tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về chỉ số phát triển xã hội.

“Nhìn chung, những quốc gia giàu mạnh sẽ có mức độ phát triển xã hội cao hơn, và dĩ nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ từ đó tăng theo”, Michael Green nói. “Nhưng chúng tôi cũng phát hiện ra rằng sự phát triển xã hội không chỉ được đo lường bằng những csố kinh tế. Vì lẽ đó, GDP không phải là thước đo duy nhất để giải quyết bài toán này.”

Cái nhìn mới mẻ về chỉ sổ SPI

Chỉ số phát triển xã hội SPI là thước đo phản ánh cuộc sống của người dân một cách thực tế và cụ thể nhất, từ đó có thể đo lường mức độ phát triển của một quốc gia. Chỉ số này cho biết chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện hay tệ hơn. Từ đó, có thể xem đây là thước đo chính xác nhất để xem xét mức độ phát triển của một quốc gia.

Một ví dụ điển hình là nước Cộng hoà Tunisia. Từ năm 1996 đến 2010, kết quả đo lường sự tín nhiệm của công dân trong việc bầu cử và sự tự do ngôn luận cho thấy, chính phủ Tunisia mất đi tiếng nói cũng như sự tín nhiệm đối với công chúng.


Chỉ số SPI phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, từ đó giúp chính phủ phân bổ nguồn ngân sách hợp lý. Theo thống kê về chỉ số SPI do tổ chức của Michael Green phát triển, nước Mỹ là một trong năm quốc gia hàng đầu về chỉ số GDP bình quân đầu người. Thế nhưng đáng ngạc nhiên (và đáng buồn thay), Mỹ lại đứng tận vị trí thứ 18 về sự phát triển xã hội.

Hà Lan cũng có GDP tương đương với Ả Rập Saudi; Chilê tương đương Kazakhstan và Philippines tương đương Angola. Thế nhưng Hà Lan, Chilê và Philippines vẫn có mức độ phát triển xã hội vượt xa các nước còn lại.

Mặc dù Mỹ là một trong năm quốc gia hàng đầu về chỉ số GDP bình quân đầu người, Mỹ đứng thứ 18 về sự phát triển xã hội, khá xa so với Canada.

Thú vị hơn, kết quả nghiên cứu cho thấy, không có mối liên quan nào giữa sự phát triển xã hội và tỉ lệ thất nghiệp. Mặc dù vương quốc Anh là một trong những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất, chỉ số phát triển xã hội ở đây lại không phải là một con số đáng mong đợi.

Vậy nếu sự thịnh vượng không thể nói lên sự thành bại của một quốc gia, điều gì mới là mấu chốt của vấn đề? Chỉ số SPI phản ánh khả năng quốc gia đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, bao gồm thực phẩm, y tế, nước, vệ sinh, nơi an cư và sự an toàn cá nhân. Nói cách khác, quốc gia đó phải đảm bảo được sức khoẻ cộng đồng.

Juan Botero, giám đốc điều hành của tổ chức “Dự án Công lý Thế giới”, cho biết: “Để cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, xã hội thường đặt sự giàu có là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng điều này không mấy chính xác, vì chính pháp quyền mới là nhân tố giải quyết vấn đề về sức khoẻ. Pháp quyền càng cao, người dân càng có sức khoẻ tốt”.

Theo tổ chức Quỹ thịnh vượng chung, Mỹ đứng vị trí không cao trong bảng xếp hạng các nước chăm sóc sức khoẻ toàn thể tốt trong số 11 quốc gia giàu có (Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Úc, Canada, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Mỹ).

Tuy vậy, những quốc gia có xã hội phát triển thường là những quốc gia giàu mạnh. Nhưng không phải tất cả các nước giàu đều làm có xã hội phát triển. Một số chuyên gia đã đúc kết rằng, dù tăng trưởng kinh tế không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người dân, nhưng việc tập trung vào những khía cạnh khác để phục vụ người dân sẽ tác động đến sự tăng trưởng kinh tế.

Botero chỉ ra ví dụ rằng: “Khi quốc gia trở nên giàu có hơn, họ sẽ tăng cường lực lượng cảnh sát. Cùng với một hệ thống pháp luật vững chắc, họ sẽ hạn chế được tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trong nước, từ đó người dân cũng sẽ được an toàn, khoẻ mạnh. Và vì vậy, một đất nước sẽ trở nên giàu có hơn”.

Chỉ số SPI phản ánh khả năng quốc gia có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, từ đó giúp chính phủ phân bổ nguồn ngân sách hợp lý.

Chỉ số SPI phản ánh nền tảng phúc lợi cuộc sống của người dân, giúp quốc gia xây dựng chính sách hợp lý. Nhiều quốc gia, kể cả nước Mỹ, đang tận dụng dữ liệu từ chỉ số phát triển xã hội để củng cố chính sách của mình. Chỉ số SPI quan tâm đến nền tảng phúc lợi của người dân, bao gồm tri thức cơ bản, thông tin và truyền thông, bền vững trong kinh tế. Do đó, họ dùng nó để đưa ra những quyết định có lợi và chính xác hơn, nhằm viện trợ cho các nước đang phát triển giảm nghèo.

Ví dụ, vào năm 2004, Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ của Mỹ (MCC) đã hỗ trợ tài chính 11 tỷ USD (250 nghìn tỉ VND) đến các quốc gia có nền kinh tế khó khăn trên thế giới. Một trong những tiêu chí hỗ trợ của dự án này là tiêu chí quản trị quốc gia, như kiểm soát tham nhũng, quy định pháp luật hoặc sự hiệu quả của chính phủ. Những dữ liệu này sẽ lấy từ chỉ số kinh tế từ Pháp quyền và Ngân hàng Thế giới.

Vào năm 2004, Tập đoàn Thách thức Thiên niên kỷ của Mỹ (MCC) đã hỗ trợ tài chính 11 tỷ USD (250 nghìn tỉ VND) đến các quốc gia có nền kinh tế khó khăn trên thế giới.

Những tiêu chí này vẫn đang gây tranh cãi, một trong số đó là tiêu chí quy định pháp luật khi nó liên quan đến bình đẳng nữ giới. Trừ các nước giàu mạnh, những quốc gia còn lại thường không có sự tương quan giữa luật pháp và địa vị của phụ nữ. Nếu một quốc gia được cho là có hệ thống pháp luật công bằng và bình đẳng, nhưng nữ giới vẫn không có quyền đi làm, đi học và đối xử như nam giới thì sự đo lường của SPI không mang lại nhiều ý nghĩa.

Chỉ số SPI quan tâm đến quyền cá nhân, quyền tự do của người dân, giúp chính phủ dự đoán viễn cảnh tương lai. Mặc dù còn thiếu sót, nhưng chỉ số SPI vẫn có nhiều điểm tốt khi giúp chính phủ nhìn ra nhiều vấn đề tồn đọng trong nước mà nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Sự kiện ở nước Cộng hoà Tunisia được nhắc trong bài là một ví dụ điển hình. Khi đo lường về quyền tự do cá nhân của người dân Ả Rập nơi đây, chỉ số SPI đã nhận định rằng, sự tín nhiệm của chính phủ đối với công chúng đang tuột dốc không phanh. Vậy nên, việc một người bán hoa quả tự thiêu cháy chính mình vì bị nhà cầm quyền ức hiếp, rất có thể sẽ là ngòi nổ cho cuộc biểu tình đầy giận dữ của người dân Ả Rập, chính là làn sóng cách mạng “Mùa xuân Ả Rập” năm 2010 – 2011.

Chỉ số SPI quan tâm đến quyền cá nhân, quyền tự do của người dân, giúp chính phủ dự đoán viễn cảnh tương lai.

Vậy những yếu tố nào sẽ giúp xây dựng nền tảng quốc gia vững mạnh, đại loại là giúp đất nước ổn định, an toàn, công bằng và bảo đảm một cuộc sống chất lượng cao cho người dân?

Câu trả lời nằm ở hai yếu tố chính. Dù đó là yếu tố phát triển xã hội từ người dân hay yếu tố điều hành từ chính phủ, mấu chốt quan trọng ở đây chính là mức độ cam kết của quốc gia đối với các điều khoản đó và khoảng thời gian họ duy trì được chúng.

“Chúng tôi đo lường kết quả đầu ra, chứ không phải đầu vào: bạn không thể thay đổi sự phát triển xã hội chỉ bằng cách thay đổi luật pháp hoặc chi thêm một chút tiền. Vì vậy, một cam kết dài hạn đối với sự phát triển xã hội có thể là một yếu tố quyết định sự thành bại của một quốc gia”, Green chia sẻ.

Nếu bạn từng thắc mắc nên dùng thước đo nào để đo lường trình độ phát triển của một quốc gia, lời khuyên ở đây là, đừng nhìn vào GDP hoặc tỷ lệ thất nghiệp của nước đó. Hãy nhìn vào sự cam kết của quốc gia đối với công dân của mình, và quãng thời gian họ chấp hành bản cam kết đó.

Những luật và qui định mới được áp dụng tại Thụy Điển từ năm 2018

Tại Thụy Điển sẽ bắt đầu áp dụng một loạt luật và quy định mới từ năm 2018 như sau :
1. Cấm lướt web di động trong khi lái xe.
2. Sẽ đơn giản hơn để xử phạt việc phát tán các hình ảnh xúc phạm người khác.
3. Vào tháng Hai, bạn có thể phải đăng ký khi sử dụng xe đạp điện.
4. Vào đầu năm, một số luật và quy định mới bắt đầu có hiệu lực bao gồm thêm qui định về một tội mới, đó là tội xâm nhập quyền riêng tư bất hợp pháp.
Điều này có nghĩa rằng những người phát tán những hình ảnh và các hoạt động nhạy cảm về riêng tư, chẳng hạn như hình ảnh khỏa thân như để trả thù sẽ bị coi là vi phạm pháp luật . Hành vi như vậy cho đến nay rất khó để khởi tố chỉ thông qua luật hiện hành.

Hình phạt đối với tội xâm nhập quyền riêng tư bất hợp pháp có thể bị phạt tiền và thậm chí phạt đến bốn năm tù giam, trong trường hợp xấu nhất.

Tội quấy rối qua thông tin liên lạc

Ngoài việc phát tán các bộ phim tình dục, người ta cũng có thể bị trừng phạt bởi việc truyền bá thông tin về tình trạng sức khoẻ của ai đó bởi vì như vậy người đó sẽ bị coi là đang thực hiện một tội ác nghiêm trọng hoặc lan truyền hình ảnh của ai đó trong tình huống rất dễ bị tổn thương, ví dụ như tai nạn.

Bên cạnh đó , cũng có thể bị phạt nếu người đó đe dọa nạn nhân trong việc phát tán những hình ảnh như vậy, nhưng sự thay đổi này sẽ chỉ có hiệu lực cho đến năm 2019.

Các trang web sẽ được yêu cầu rà soát lại trong năm tới để xóa các thông tin mang tính đe dọa bất hợp pháp hoặc xâm phạm quyền riêng tư cá nhân .

Luật Thụy Điển

Việc vi phạm như vậy sẽ được qui định mở rộng ra các phạm vi khác như đe dọa qua điện thoại, email và văn bản. Toà án sẽ xác định số lượng địa chỉ liên lạc gây rối, có nội dung xúc phạm hoặc đe doạ cũng như nội dung mà các địa chỉ liên lạc trên thực hiện việc quấy rối , đe dọa chẳng hạn như việc gọi điện thoại ban đem quấy rầy nạn nhân.

Cấm truy cập mạng

Một trong những qui định mới sẽ liên quan đến các trang mạng xã hội, nhưng hiện nay Quốc Hội vẫn chưa thống nhất đó là những trẻ vị thành viên từ 13 tuổi có thể tự quyết địnhh quyền để các phương tiện truyền thông xã hội truy cập và xử lý dữ liệu cá nhân của họ. Luật dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào tháng 5.

Một sự thay đổi nữa về luật đáng chú ý là cấm gọi điện thoại di động khi đang lái xe vào tháng Hai.

Đối với những người sử dụng xe đạp điện thì sẽ phải đóng phí loại phí mới này nếu mua xe điện từ tháng hai. Phí này sẽ được tính 25 phần trăm trong giá mua, nhưng không quá 10.000 kronor và không áp dụng đối với xe đạp đứng như xe Segway hoặc xe Hoverboard ( xe Ván điện ).

Ngoài ra, dưới đây là nội dung tóm gọn của các luật và qui định mới cũng sẽ bắt đầu tại Thụy Điển trong năm nay :

1.Hình phạt đối với tội hành hung có vũ khí nâng lên ít nhất là hai năm.
2.Phát tán những hình ảnh riêng tư để làm tổn hại nghiêm trọng đến người khác có thể bị truy tố hình sự.
3.Ấu dâm sẽ bị khởi tố hình sự với bất kỳ hình thức nào
4.Phạt tiền vì tội buôn bán rượu bia trốn thuế sẽ phải trả tăng hơn 40% so với mức thuế phải nộp
5.Cấm các tài xế sử dụng điện thoại hoặc cầm điện thoại trên tay nói chuyện khi đang lái xe từ tháng 2
6.Trẻ em từ sáu tuổi bắt buộc phải được học lớp dự bị tiểu học, có hiệu lực từ mùa thu năm 2018
7.Yêu cầu tăng khả năng hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận nghề nghiệp trong đó có đào tạo thợ cắt tóc và công việc nhà hàng , có giá trị từ tháng 5.
8.Các phòng tắm nắng nhân tạo bị giới hạn độ tuổi từ 18 tuổi trở lên mới được sử dụng dịch vụ này. Áp dụng từ tháng 9.
9.Miễn tội cho việc giao nộp đơn vũ khí bất hợp pháp được áp dụng từ tháng 2 đến tháng 4.
10.Việc bảo vệ săn bắt các hươu nai được cho phép trên các cánh đồng có cây trồng và rừng trồng. Không cần giấy phép từ ngày 1 tháng 7 – 15 tháng 4.
11.Phí xe điện mới được áp dụng bao gồm cho cả xe đạp điện. Bắt đầu từ tháng 2
12.Hình phạt gia tăng đối với những vi phạm về lái xe và thời gian nghỉ ngơi trong ngành vận tải. Từ tháng 3
13.Các tổ chức xã hội của Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm về việc lạm dụng các trò chơi cờ bạc.
14.Tăng cường bảo vệ sự riêng tư cho thông tin liên lạc cá nhân của công nhân viên chức cộng đồng và hình ảnh được tìm thấy trên internet tại nơi làm việc.
15.Luật bảo vệ sự riêng tư được áp dụng hạn chế việc truy cập thông tin cá nhân khi sử dụng máy tính trong thư viện.
16.Luật sư vi phạm pháp luật ngoài giờ làm việc có thể bị loại khỏi đoàn luật sư của Thụy Điển.
17.Các nhà hoạch định chính sách sẽ quyết định xem các Đảng phái chính trị nào có được mời đến trường học hay không. Việc lựa chọn phải dựa trên các căn cứ khách quan, chẳng hạn như các bên trong quốc hội hoặc chính quyền thành phố.

Thụy Điển đang cạn lòng hiếu khách?

Hồi 20 tuổi, ông Jacek Dabrowski kiếm tiền bằng cách đến Thụy Điển trong những tháng hè và làm việc trong ngành xây dựng. Ông Dabrowski, 34 tuổi, sanh quán tại Krakov (Ba Lan) trở lại Thụy Điển hồi năm 2016 hầu kiếm thêm tiền, chủ yếu để trả nợ chồng chất.

“Tôi vất vả trong nhiều năm và thật là khó khăn nên tôi ngộ ra rằng tôi cần một giải pháp khác,” ông Dabrowski nói. Ông xem Stockholm như nhà của mình. “Và tôi có mặt tại Thụy Điển, tôi thích đất nước này và con người ở đây. Tôi thấy rất dễ sống và làm việc ở đây.”

Ông Dabrowski là một trong những người đến xứ Bắc Âu này, hoặc vì cơ hội kinh tế hay tị nạn chính trị hoặc trốn thoát chiến tranh. Thực vậy, Thụy Điển hiện nay được xem như quốc gia tốt nhất cho các di dân kinh tế, theo một cuộc thăm dò.

Tuy nhiên, cánh cửa Thụy Điển trước đây thường mở rộng đón nhận di dân nay đang khép lại. Làn sóng di dân, người tị nạn và những người xin tị nạn chính trị đổ vào Thụy Điển trong những năm gần đây đã buộc chính phủ phải thắt chặt những luật lệ chi phối di dân vào nước này.

Làn sóng di dân cũng làm dấy lên những phản ứng ngược của công chúng, những phản ứng này thách thức hình ảnh của Thụy Điển và những giá trị cốt lõi về chấp nhận và cởi mở. Thụy Điển đang đối mặt với những giới hạn về mức độ rộng lượng của một quốc gia tương đối ít dân số, theo các chuyên gia. Các nhà hoạch định chính sách phải quyết định những thay đổi nào là cần thiết để giúp một quốc gia già cỗi duy trì được danh tiếng về tiêu chuẩn sống cao và mức thu hút những người nước ngoài mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thụy Điển từ lâu được toàn thể thế giới xem như là một nơi mở rộng vòng tay chào đón di dân. Dân nước này tự hào về kiểu mẫu một nhà nước an sinh và Thụy Điển được xem là nơi có đời sống chất lượng cao, một môi trường an toàn để nuôi dạy con cái. Văn hóa Thụy Điển về bình đẳng cũng giúp tạo hình ảnh nước này thành một trong những nước tốt nhất trên thế giới đối với phụ nữ, theo một cuộc thăm dò.

Tiếng tăm tốt đẹp của Thụy Điển chấp nhận người nước ngoài căn cứ trên lịch sử của nước này khi đối phó với những người tị nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Thụy Điển bắt đầu chấp nhận người châu Âu trốn thoát Đức Quốc Xã. Vào những năm 1980, Thụy Điển đón chào người tị nạn từ Iran, Somalia, và Eritrea, cũng như những người Kurd. Vào những năm 1990, công dân các nước thuộc Nam Tư cũ bắt đầu đổ xô vào Thụy Điển. Trong nửa cuối thế kỷ 20, chính phủ Thụy Điển phát triển một hệ thống cung cấp phúc lợi xã hội cho những người tị nạn tương tự như phúc lợi xã hội công dân Thụy Điển được hưởng.

(Nguồn US News & World Report)

Người sáng lập công ty nội thất IKEA lớn nhất Thụy Điển Ingvar Kamprad đã qua đời

Người sáng lập công ty nội thất IKEA lớn nhất Thụy Điển Ingvar Kamprad đã qua đời ở tuổi 91 . Ông có lẽ sẽ được tưởng nhớ đến như một người thành công nhất trong lịch sử Thụy Điển khi tạo nên 1 thương hiệu đồ nội thất không chỉ được biết đến ở Thụy Điển mà còn cả thế giới.

“Chúng tôi đang rất buồn vì cái chết của Ingvar. Chúng tôi sẽ luôn nhớ sự cống hiến và tâm huyết của ông trong công việc để luôn luôn phục vụ cho nhiều người. Không bao giờ bỏ cuộc, luôn luôn cố gắng để làm được tốt hơn”, Giám đốc điều hành Ikea của Torbjorn Loof nói trong một cuộc phỏng vấn.

Ingvar Kamprad người sáng lập IKEA qua đời ở tuổi 91

Ikea xác nhận cái chết của Ingvar Kamprad vào tài khoản Twitter của mình. Ingvar Kamprad được báo cáo là đã trút hơi thở cuối cùng trong giấc ngủ tại nhà của ông ở Småland trong đêm thứ bảy.

– Đây tất nhiên là một ngày buồn cho tất cả các nhân viên Ikea và cho tất cả chúng ta những người biết Ingvar. Ingvar đã 91 tuổi và dù chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho điều này sẽ xảy ra, nhưng việc đầu tiên bạn cảm thấy là vẫn cảm thấy tiếc nuối” Jesper Brodin Chủ tịch và Giám đốc điều hành của IKEA, cho biết.

Ingvar Kamprad và câu chuyện thành công với Ikea làm cho ông trở thành một trong những người Thụy Điển nổi tiếng nhất trong lịch sử.

“Tôi đã nhận được tin buồn về cái chết của Ingvar Kamprad. Tôi đang nghĩ gia đình và tất cả bạn bè của Ingvar bây giờ. Ingvar Kamprad là một doanh nhân độc đáo, người đã có rất nhiều ý tưởng để kinh doanh về đồ đạc gia dụng trong nhà có sẵn , dễ dàng lắp ráp cho nhu cầu nhiều người “. viết thủ tướng Stefan Löfven (S) trong một bình luận bằng văn bản cho báo chí.

Nổ bom tại sở cảnh sát Malmö

Một quả bom đã phát nổ tại sở cảnh sát ở Rosengård Malmö vào tối thứ 4 vừa qua. Một số xe cảnh sát bị hư hại sau vụ nổ nhưng không có ai bị thương.

Xe cảnh sát tại khu vực bị đánh bom .

Cảnh sát đã bắt được hai người sau đó. Những người này bị nghi ngờ là những người đặt bom.

Đã có  nhiều cuộc tấn công chống lại cảnh sát và đồn cảnh sát ở Thụy Điển trong năm qua. Chính phủ đang lên kế hoạch nhằm gia tăng hình phạt nặng hơn cho những ai phạm tội chống lại cảnh sát.
Luật cũng sẽ áp dụng tội phạm chống lại xe chữa cháy và xe cứu thương.

Theo 8sidor

Lãnh đạo các Đảng ở Thụy Điển muốn chấm dứt tình trạng tội phạm gia tăng

Ngày hôm nay (thứ Tư) đã diễn ra một cuộc tranh luận giữa lãnh đạo các Đảng ở Thụy Điển tại Quốc Hội . Đây là cuộc tranh luận có qui mô lớn nhất đầu tiên trong năm nay.

Cuộc tranh luận nói về tệ nạn bạo lực đang gia tăng trong xã hội. Theo thống kê năm ngoái đã có 300 người bị bắn ở Thụy Điển và 40 người trong số họ đã bị tử vong.
– Thật khủng khiếp. Chúng tôi sẽ thay đổi nó. Thủ tướng Stefan Löfven nói rằng tình trạng phạm tội phải được chấm dứt.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven đang tranh luận với lãnh đạo các Đảng khác trong tại Quốc Hội

Lãnh đạo đảng Moderaternas – Ulf Kristersson cho rằng các biện pháp của chính phủ đang làm là chưa đủ để ngăn chặn vụ các vụ xả súng.

Ông ta muốn có nhiều cảnh sát hơn và phải chịu hình phạt nặng hơn cho những người phạm tội. Anh cũng muốn có nhiều camera quay phim những gì đang xảy ra trên đường phố và quảng trường.

“Nhà nước lấy lại quyền kiểm soát Thụy Điển,” ông nói.

Nhưng lãnh đạo của bên Miljö – Isabella Lövin nghĩ rằng các Đảng ở Thụy Điển đang phóng đại tình hình.

– Tôi thấy có nhiều vấn đề xảy ra nhưng tôi lo ngại rằng các chính trị gia đã phô trương không cần thiết về việc lo lắng các vấn đề tội phạm, bà nói.

Cuộc tranh luận tại Quốc Hội đã ngắt quãng trong một thời gian khi một số người bắt đầu hét lên trên khán đài. Họ đã hét to kêu gọi đóng cửa tất cả các trại tị nạn.

Tiệm bán đồ Châu Á ở Värnamo bị cướp có vũ khí

Một cửa tiệm bán đồ Châu Á ( tiệm Tàu) trên đường Blåbärsvägen ở Värnamo đã bị cướp có vũ trang vào chiều thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018.

Vào chiều nay báo động xuất hiện vào lúc 17:31 và Cảnh sát được thông báo về vụ việc lúc 17h 11 phút và một số cảnh sát tuần tra đã được ra lệnh vào khu vực trong khu vực của Rörstorp.

Cũng theo cảnh sát, vụ cướp đã xảy ra vào khoảng 16.50. Các cảnh sát đã nói chuyện với các nhân chứng, và, theo thông tin, đây phải là một tội phạm đơn độc đã đeo mặt nạ và có trang bị vũ khí.

Cảnh sát đang phong tỏa tiệm Tào tại Värnamo

Theo lời khai của nhân viên bán hàng, người đàn ông đã đe dọa nhân viên để cướp tiền, nhưng số tiền mặt mà tên cướp lấy đi chưa tính được. Và vũ khí mà tên cướp trang bị cũng không được mô tả rõ ràng.

Theo cảnh sát, người đàn ông này đã không dùng xe rời khỏi cửa hàng mà đi bộ ra khỏi khu vực. Hiện nay ,khu vực xung quanh cửa hàng đang bị phong tỏa để phục vụ cho việc điều tra kỹ thuật và cảnh sát đang tìm kiếm người đàn ông, bao gồm cả việc sử dụng chó tuần tra nghiệp vụ. Theo Monica Bergström, chủ tịch khu vực cảnh sát phía đông, không ai bị thương cơ thể liên quan đến vụ cướp.
“Chúng tôi không có những tín hiệu tốt như vậy, nhưng nếu có ai đó nhìn thấy cái gì đó có liên quan đến sự kiện này, vui lòng liên hệ với chúng tôi”, cô nói. Số được chỉ định là 11414.

Nguồn : https://www.vn.se/article/vapnat-ran-mot-butik-polis-pa-plats/

Cha mẹ phải trả hàng triệu kronor vì con đốt trường

Theo 8sidor , 2 nam thiếu niên đốt pháo hoa trong một trường học tại Växjö kommun năm ngoái đã làm cháy và phá hủy gần hết trường học.

Hiện nay cha mẹ của 2 nam thiếu niên này phải trả tiền đền bù cho những gì mà 2 nam thiếu niên này phá hủy. Họ buộc phải trả đến 25 triệu kronor, theo công ty bảo hiểm cho biết.


Đây là 1 luật mới ở Thụy Điển được ban hành 7 năm trước. Theo luật này thì cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất mà con học gây ra.
Mục đích của luật này nhầm làm cho cha mẹ quan tâm đến con họ nhiều hơn và ngăn chặn con cái của họ phạm tội.

Nhưng nhiều ý kiến cho rằng luật này có nhiều điểm tiêu cực.

Thụy Điển muốn phát hành tiền điện tử

Khi cả quốc gia ngày càng tiến tới không tiền mặt, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển – Sveriges Riksbank vừa công bố kế hoạch phát hành một loại tiền điện tử có tên e-krona.

Với số lượng tiền giấy và tiền xu đang lưu thông giảm 40% từ năm 2009, giới chức cho biết họ cần hành động khẩn cấp. Cecilia Skingsley – Phó thống đốc Riksbank tuần này cho biết quyết định về việc phát hành tiền điện tử mang tên e-krona “trong vài năm tới”.

“Chúng tôi không thể đợi thêm được nữa. Riksbank là một trong những ngân hàng trung ương cần chủ động trong việc có nên phát hành tiền điện tử hay không”, bà cho biết trong hội thảo FinTech Stockholm 2016 tuần này.

Ngân hàng Trung ương Thụy Điển có thể phát hành tiền điện tử. Ảnh: Reuters

Năm ngoái, New York Times cho biết chỉ khoảng 20% giao dịch tiêu dùng tại Thụy Điển là dùng tiền mặt. Con số này rất thấp so với trung bình 75% cả thế giới. Bên cạnh đó, số tiền giấy và tiền xu thời điểm đó chỉ tương đương 2% GDP cả nước.

Trên thực tế, câu hỏi về việc tiền ảo và cấu trúc công nghệ liên quan đến nó có tác động thế nào lên ngành ngân hàng truyền thống đã tồn tại nhiều năm nay. Skingsley cho biết những điểm họ cần cân nhắc là đồng e-krona sẽ được phát hành thế nào, liệu nó có được đón nhận không và các giao dịch sẽ được theo dõi ra sao.

Skingsley cho biết họ cần chọn “những công nghệ nào có thể sử dụng”, nhưng bà vẫn bảo vệ quan điểm rằng tiền ảo sẽ không thể thay thế tiền mặt. “Riksbank sẽ vẫn tiếp tục phát hành tiền giấy và tiền xu, miễn là còn nhu cầu…Tôi muốn nhắc lại rằng Riksbank chưa quyết định có phát hành e-krona hay không, mà là đang xem xét các khả năng”, bà nói.

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đang tìm cách tận dụng khối chuỗi (blockchain) và công nghệ sổ cái phân phối (DTL). Gần đây, Ngân hàng trung ương Anh – Bank of England cũng cho biết “đang tìm cơ hội mới” trong mảng fintech.

“Ngày nay, ngày càng nhiều người được tiếp cận Internet. Và máy tính, smartphone, máy tính bảng đã dần trở thành vật dụng phổ biến trong mỗi nhà. Chúng ta cần tìm hiểu thanh toán bằng e-krona có thể bắt đầu từ đâu – smartphone, thẻ nhựa hay cách nào khác. Thời kỳ của các dạng thanh toán điện tử đã chín muồi rồi”, Skingsley kết luận.

Hà Thu (theo IBT)

Thụy Điển ‘đau đầu’ vì quá nhiều tiền

Quốc gia Bắc Âu này dư dả ngân sách đến mức đang phải tìm cách đổ tiền cho các chương trình an sinh xã hội.

Chính phủ Thụy Điển vừa công bố dự báo mới cho nền kinh tế, với thặng dư ngân sách lớn hơn nhiều ước tính vài tuần trước. Bộ Tài chính nước này cho biết “nguồn thu tăng, chủ yếu từ thuế, và chi tiêu giảm” là nguyên nhân khiến nước này dự báo dư tới 85 tỷ kronor (10 tỷ USD) giai đoạn 2017 – 2020.

Bộ trưởng Tài chính – Magdalena Andersson cho biết phần lớn số tiền này sẽ được dùng để giảm bớt áp lực an sinh xã hội trong tương lai. Nước này ước tính sẽ có thêm 300.000 trẻ em và 300.000 người về hưu nữa cần chăm sóc năm 2025. Cộng với việc tuổi thọ ngày càng cao và dân nhập cư nhiều, đây sẽ là những con số đáng kể với một đất nước dân số chỉ khoảng 10 triệu người hiện tại.

“Chính sách tài khóa thắt chặt đã đưa Thụy Điển sang một vị thế kinh tế mới. Chúng tôi sẽ tận dụng vị thế này để tăng cường nhân viên y tế, giáo viên mầm non và cảnh sát”, bà Andersson cho biết.

Ngân sách Thụy Điển đang rất dư dả. Ảnh: FT

Theo dự báo mới nhất, thặng dư ngân sách của Thụy Điển sẽ lên 0,8% năm nay và 2% năm 2020. Andersson cho biết so với năm 2014, Chính phủ sẽ chi thêm 30 tỷ kronor dư cho an sinh xã hội và thêm 5 tỷ kronor cho chăm sóc y tế, trường học và dịch vụ công trong năm 2018.

“Dù đã đầu tư mạnh tay vào các dịch vụ phúc lợi, chúng tôi vẫn cần tăng thêm nữa. Tôi luôn ủng hộ việc bảo vệ hệ thống phúc lợi này của Thụy Điển”, bà cho biết.

Thụy Điển đặt mục tiêu đạt tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Liên minh châu Âu (EU). Tỷ lệ này tại đây hiện là 7,2%. Trong khi đó, bà Andersson và Thủ tướng – Stefan Lofven cũng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến trước quốc hội để thúc đẩy tăng thuế.

Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Chính phủ hiện tại của Thụy Điển đã tăng thuế thu nhập nhằm có thêm ngân sách hỗ trợ người thất nghiệp và bệnh tật. Số liệu dự báo mới nhất sẽ giúp bà Andersson có thêm căn cứ để thuyết phục rằng thuế cao có thể đi kèm với thất nghiệp thấp và tăng trưởng nhanh.

Hà Thu (theo Bloomberg)