Category Archives: Chuyện cuộc sống

Chuyên mục về các câu chuyện hay trong cuộc sống, những tấm lòng cao thượng hay những lời khuyên giúp cho cuộc sống của người xa xứ bớt đi nỗi nhớ quê nhà

Phụ huynh Việt có nên đẩy con “ra đường” sớm để con học tự lập ?

Người Việt Nam có câu:” Hy sinh đời bố củng cố đời con” nên dẫn đến sai lầm của cha mẹ Việt là luôn nghĩ: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”.

Thiếu niên làm việc vào mùa hè là những hoạt động bình thường ở Thụy Điển

Ngay tại Thụy Điển, luôn có những chương trình lao động ở Thụy Điển dành cho thanh thiếu niên vào mùa hè gọi là “sommarjobb” . Cá nhân mình cảm thấy đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa dành cho con trẻ vì ngoài việc những đứa trẻ có thể kiếm thêm thu nhập cho mình thì chúng có cơ hội va chạm với các công việc thực tế để định hướng và tích lũy kĩ năng ra đời sau này. Các công việc có đủ loại từ đơn giản đến phức tạp : như phát báo, hoặc cắt cỏ , dọn dẹp vệ sinh trong các hãng xưởng đến công việc văn phòng thời vụ.

Nếu ai đã từng sang Singapore sẽ thấy học sinh cấp hai, cấp ba soát vé hoặc tham gia hướng dẫn, điều hành các trò chơi tại Thảo cầm viên hoặc vườn chim Jurong… dưới sự giám sát của người lớn vào các ngày cuối tuần.

Tại các quốc gia phát triển như Thụy Điển, trẻ em trong độ tuổi đến trường đi làm thêm vào thời gian rảnh không hiếm. Con gái 15 tuổi của cựu tổng thống Mỹ Obama đi làm thêm tại một nhà hàng hải sản khi cha cô còn đương nhiệm.

Trước Tết, tôi gặp một người bạn Mỹ. Do thân thiết nên chúng tôi hay hỏi chuyện gia đình của nhau. Anh khoe con gái đầu mùa hè rồi đã tham gia các hoạt đông thiện nguyện và học thêm nhạc, thể thao. Ngoài ra, cháu kiếm được hơn hai trăm đôla nhờ việc nhặt bóng và làm trọng tài tại câu lạc bộ thể thao của địa phương.

Con gái anh năm nay hơn 11 tuổi. Tiền cô bé kiếm được được cha mẹ cho thêm để mua một cây đàn Mandoline và một đôi giày thể thao mới. Anh khuyến khích con đi làm để cho thêm yêu lao động, biết quý trọng đồng tiền và có thêm nhiều kỹ năng, đặc biệt là giao tiếp. Đó đều là điều rất cần thiết khi bé lớn lên.

Lúc là sinh viên thực tập tại một khách sạn năm sao tại trung tâm Sài Gòn, tôi gặp một anh bạn sinh viên người Hàn Quốc, 18 tuổi sống cùng cha mẹ tại Việt Nam. Anh là con một chủ doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Cuối tuần, anh vẫn vào khách sạn làm nhân viên phục vụ bàn vì cha mẹ anh yêu cầu. Anh vừa học được tiếng Việt, tiếng Anh lại biết được cách ăn cách uống cho đúng điệu.

Thị trường lao động ở Thụy Điển hiện nay đòi hỏi người lao động có kinh nghiệm thực tiễn, họ luôn để cho người ứng tuyển làm việc từ 6 tháng đến 2 năm mới đưa ra quyết định ký hợp đồng dài hạn hay không. Qua đó cho thấy người Thụy Điển chú trọng đến năng lực hơn là bằng cấp.

Theo tôi chúng ta cần phải nghiên cứu, học tập các mô hình giáo dục của các quốc gia tiên tiến mà điển hình là Thụy Điển. Cần đưa trẻ em được tiếp cận với môi trường lao động thực tế của xã hội khi còn đi học. Từ đó, các em định hình được đam mê và sở thích để không bị sai lầm khi bước vào ngưỡng cửa đại học.

Một phần cũng rất quan trọng đó là yếu tố gia đình. Cha mẹ người Việt rất yêu thương và chiều chuộng con cái vì cái tâm lý: “Đời mình khổ ráng lo cho tụi nó sướng”. Điều này dẫn đến một thế hệ sống phụ thuộc và ỷ lại cha mẹ.

Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ năng động, tài năng và đam mê lao động. Đây là một nhiệm vụ cần phải có sự tham gia của ba thành phần: Gia đình, nhà trường và xã hội. Hãy vì thế hệ trẻ, hãy vì tương lai con em người Việt chúng ta mà để chúng tự bay với đôi cánh non nớt nhưng sẽ mạnh hơn về sau này.
Congdongviet.se tổng hợp

Tiếp tục scandal về nghề nail ở Thụy Điển, thêm 2 nhân công Việt Nam bị đình chỉ công việc

Scandal về nghề nail ở Thụy Điển đang có những diễn biến mới : ” Vấn đề bây giờ không chỉ là tiền lương nữa “.

Tiếp tục trong chương trình “Phóng sự điều tra” của đài truyền hình quốc gia Thụy Điển là trường hợp của 2 nhân công Việt Nam lao động trong nghề nail ở Thụy Điển. Câu chuyện bắt đầu với Kim và Phương khi họ đã nhờ công đoàn can thiệp về tiền lương của họ.

Cùng nghe Kim và Phuong kể về nghề nail ở Thụy Điển- Video phỏng vấn ở cuối bài viết.

Điều này khiến chủ doanh nghiệp tiệm nail mà họ đang lao động đã đình chỉ công việc và tất nhiên sẽ không họ sẽ không được trả lương trong thời gian tới. Bây giờ họ đang lo sợ những gì có thể xảy ra sau khi công đoàn đại diện cho quyền lợi của họ liên lạc với công ty để đàm phán.

– Gia đình tôi đã biết hết tất cả những gì họ đang làm – đó là lời của người quản lý doanh nghiệp mà Kim Và Phương làm việc trong một đoạn băng ghi âm của chương trình phóng sự điều tra thu được.

Kim và Phương đến từ Việt Nam đã làm nail ở Thụy Điển trong các tiệm nails thuộc chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương mại lớn nhất Thụy Điển: Five Five Nails. Họ đã đứng ra làm chứng rằng Kim và Phượng đã làm việc nhiều hơn so với những gì được nêu trong hợp đồng lao động của họ, mà không được trả tiền làm thêm giờ hoặc được nghỉ phép.

Họ cũng nói rằng họ phải trả tiền để được giúp đỡ để gia hạn giấy phép làm việc ở Thụy Điển.
Dưới đây là trích đoạn phỏng vấn :

– Chúng tôi đã liên lạc trên Facebook và người làm trong dịch vụ nói rằng tôi phải trả 25.000 đô la, Kim nói.

-Bạn đã phải trả 25.000 đô la để đến Thụy Điển? Bạn có tiền không ?

– Vâng, tôi đã mượn của bố mẹ tôi.

-Bạn đã làm việc được hai năm rồi, bạn đã xoay sở để trả lại số tiền đó chưa?

– Không, sẽ mất thêm hai năm nữa , tôi nghĩ vậy.

Số tiền lương thực tế từ nghề nail ở Thụy Điển

Trên tờ giấy, có vẻ như Kim và Phương đã nhận được một mức lương được phê duyệt bởi cơ quan sở tại như họ ước tính.

Nhưng trên thực tế họ nói rằng họ không kiếm được nhiều tiền như đã hứa khi họ tham gia lao động về nghề nail ở Thụy Điển, thay vào đó họ phải trả lại một phần tiền lương mỗi tháng. Họ cho thấy những mẩu giấy nhỏ với những tính toán mà họ nói rằng họ đã nhận được từ ông chủ của họ. Trên giấy lương của Kim, cô nói rằng cô nhận được 10.000 tiền lương sau khi tiền được trả ra.

Phuong cho thấy tổng số tiền cô đã trả nhận mỗi tháng: 10.000, 11.000, 12.000 SEK.

-Bạn có nói chuyện với sếp về mức lương chưa và tại sao bạn lại chỉ nhận được bao nhiêu đây ?

– Không, vì nó giống nhau cho tất cả mọi người.

Ai cũng làm như vậy?

– Vâng, tất cả nhân viên từ Việt Nam, như tôi.

Mất việc

Sau khi được phỏng vấn bởi chương trình “Phóng sự điều tra” Kim và Phương quyết định nhờ công đoàn Handels can thiệp, công đoàn mà công ty có một thỏa thuận tập thể. Ở đó, họ nói với chúng tôi tất cả mọi thứ và công đoàn hiện đã bắt đầu đàm phán với chủ lao động.

Mặc dù theo luật pháp Thụy Điển, công đoàn nơi mà hiệp hội nghề nail ở Thụy Điển tham gia có quyền đại diện người lao động liên lạc với chủ doanh nghiệp do đó khi họ liên lạc với chủ doanh nghiệp nơi Kim và Phương làm việc. Điều này khiến họ đã bị đình chỉ công việc và không được trả tiền lương. Một trong số họ đã ghi âm đoạn đối thoại giữa cô và người quản lý :

– Có một bức thư mà công đoàn đã gửi cho tôi, trong đó có tên của bạn. Tôi phải dừng công việc của bạn cho đến khi tôi nói rõ với công đoàn về những gì trong đó đề cập đến. Gia đình tôi biết tất cả mọi thứ về những gì bạn đang làm. Đừng nghĩ rằng chúng ta không biết. Bây giờ bạn lấy quần áo của bạn và về nhà.

“Họ đã đe dọa chúng tôi”
Lúc đầu, Kim và Phương muốn ẩn danh với câu chuyện của họ – nhưng sau đó họ quyết định đi tiếp, vì sợ những gì có thể xảy ra liên quan đến các thỏa thuận của họ với chủ doanh nghiệp.

-Nếu ai đó nói xấu về chúng tôi, chúng tôi muốn mọi người phải biết những người đó là ai – Kim nói.

– Không phải là vấn đề về tiền nữa, đó là về cuộc sống của chúng ta. Họ đã đe dọa chúng tôi. Tôi cảm thấy chúng ta không thể từ bỏ bây giờ. Nếu chúng ta tiếp tục im lặng, câu chuyện này sẽ chỉ được lặp lại.

Ghi chú :
1. Nếu bạn có ý kiến hoặc cảm nghĩ về vấn đề này hãy mail về cho chúng tôi tại hộp mail: congdongviet.se@gmail.com . Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến của các bạn để phản ánh lại với cộng đồng cho mọi người có cách nhìn khách quan hơn về nghề nail ở Thụy Điển.

2.Toàn bộ nội dung được dịch hoàn toàn từ bản tin của website chính thức của Đài truyền hình Thụy Điển. Congdongviet.se mong muốn đem đến những thông tin trung thực nhất về tình hình nghề nail ở Thụy Điển đến cho đọc giả có cái nhìn chính xác về ngành công nghiệp đang hot này. Nếu đọc giả thấy hay hãy like và share để những người đang quan tâm có thể có thêm thông tin cho những quyết định sau này của mình.

Mời mọi người xem đoạn phỏng vấn giữa phóng viên và Kim , Phương được trình chiếu trên kênh truyền hình quốc gia Thụy Điển trong” chương trình phóng sự điều tra” nghề nail ở Thụy Điển

Link gốc : https://www.svt.se/nyheter/granskning/ug/kim-och-phuong-gick-till-facket-blev-avstangda-och-utan-lon?fbclid=IwAR2m4O5T8Bh1fQmpZKwSs5MzbbYQAxOXQ5hpNAflvhpUHIcXyNanPcFdtZU

Cuộc sống lưu vong trên đất Thụy Điển

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Xin trích dẫn một phần của Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh để mở đầu cho bài viết về cuộc sống lưu vông nơi đất khách quê người.

Thụy Điển là một đất nước tự do (trong khuôn khổ pháp luật cho phép) Người dân sống rất tự giác và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm tục. Vì vậy tại Thụy Điển nếu như bạn không phạm pháp, không có sai lầm lớn dẫn đến kiẹn tụng, tố giác…. thì gần như không có việc kiểm tra giáy tờ tùy thân trên đường, lục xét nhà…..Bạn hoàn toàn có thể sống, đi lại, làm việc (làm chui không trả thuế nếu chủ tiếp nhận) tại đây trong nhiều năm mà không cần giấy tờ hợp pháp.

Do đó có người Việt sinh sống bất hợp pháp. Họ di cư vào Thụy Điển thông qua đường biên giới, lao đông, du lich, du học hết hạn visa trốn ở lại….Những người này sống giải rác ở khắp nơi, không có giấy tờ hợp pháp, không được hưởng các quyền lợi từ chính phủ. Vậy cuộc sống của họ diễn ra như thế nào?

Vào buối chiều cuối thu khá lạnh tình cờ gặp gỡ một nhóm người khoảng hơn 10 người chen chúc trong một căn phòng chật hẹp. Một hàng giường dài xếp dọc 2 bên phòng, trong phòng không có đồ đạc gì khác, vật dụng cá nhân được xếp gọn dưới gậm giường. Họ tâm sự: Bọn em theo xe chở hàng qua cũng được mấy ngày. Đang đợi liên hệ tìm việc làm, mà sốt ruột quá. Ngày nào chưa có việc làm là ngày đó còn phải tự bỏ tiền túi…..Họ hiếm khi bước chân ra khỏi cửa, có thể do thời tiết giá lạnh, cũng có thể tránh ánh mắt dị nghị của những người xung quanh. Ở mọi ngõ ngách xứ Bắc Âu này, cái rét buốt đã len lỏi khắp nơi.

Những công việc mà họ đang cố gắng liên hệ có thể là những công việc như phụ bếp trong các nhà hàng, với đồng lương rẻ mạt bằng 1/2 hoặc 1/3 mức lương bình thường. Nhiều khi có đoàn kiểm tra những lao đông không giấy tờ này phải trốn tránh trong các thùng chứa đồ, tủ bếp, nhà kho….bất cứ nơi nào có thể trốn tránh được mà không bị phát giác. Họ cũng có thể làm thuê cho những tiệm nail, những chủ vườn rau ở những vùng nông thôn hẻo lánh, trông trẻ em cho các gia đình người Việt, nhặt lon, cào tuyết, dọn dẹp… …..Họ làm tât cả các công việc có thể để kiếm miếng cơm và tiết kiêm được để gửi về quê nhà. Cuộc sống khá chật vật, họ đang bán sức lao động rẻ mà chưa tính đến khi ốm đau sẽ ra sao. Họ sẽ không được hưởng bất cứ một quyền lợi gì. Họ chấp nhận bất cứ giá nào để có được miếng cơm, và nuôi ước vong có thể được định cư ở lại.

Có những câu chuyện dở khóc dở cười thương thay cho những cuộc đời lưu vong, họ trả giá tuổi xuân, hạnh phúc, sự tự do thậm chí cả mạng sống cho cái giá được mang tên định cư. Những câu chuyện dưới đấy là một trong những nỗi xót xa mà nhiều người nếm trải.

A một thanh niên thư sinh, hiền lành thật thà, 27 tuổi – A sang Thụy Điển theo dạng hợp đồng lao động cho một chủ làm vườn người Việt. Trong thời gian lao động tại đây chủ của A đột ngột qua đời, để lại vợ góa bụa cờ bạc đã ngoài 50. Sự cô đơn của góa bụa kèm với ước muốn có giấy tờ khiến A và bà chủ đã xích lại gần nhau như một lẽ tự nhiên chỉ vài tháng sau đám tang. Sự khập khiễng về ngoại hìn, tuổi tác, tính cách hiện lên rõ rệt. Dù đang đắm chìm trong tình yêu nhưng ánh mắt của A không dấu khỏi nỗi buồn, sụ ngại ngùng khi đỗi diện với nhứng người quen. Mối tình diễn ra gần 2 năm, rồi cũng rạn nứt đường ai nấy đi.

B và C quen nhau trong những ngày đầu lưu vong từ séc đến Thụy Điển, cả 2 đều trẻ đều độc thân. 2 người đến với nhau bằng tình yêu và khát khao xây đắp hạnh phúc. Cả 2 cùng làm thuê cho cùng 1 chủ. Cuộc sống của họ khá êm đềm hạnh phúc. Cho đến 1 ngày C có bầu. Do không có giấy tờ tuy thân nên việc sinh nở ở Thụy Điển là hết sức khó khăn. Vì trong trường hợp này, C tự phải chi trả chi phí theo thang giá người nước ngoài. Và cơ quan nhà nước sẽ biêt việc C không có giấy tờ để làm khai sinh cho con. Mọi thứ trở nên sáo trộn, C buộc phải xin về nước, và cơ hội để quay lại Thụy Điển gần như không có. B vẫn phải ở lại Thụy Điển tiếp tục làm việc mà không thể về Việt Nam để thăm lại vợ con. Sự chia ly, xa cách đã phá hủy hạnh phúc của 1 gia đình, cả 2 còn quá trẻ.

Có nhiều người sang lưu vong tại Thụy Điển, không may trên đường qua biên giới bị phát giác thường được đưa vào trại tập trung. Chờ điều tra và đợi ngày về nước. Hoặc có người phải trốn chui lủi ngủ trong các đường hầm, gầm cầu, nhà giặt, …..Có một số người may mắn thoát qua biên giới có người thân quen, thì có cuộc sống tốt đẹp hơn là họ được giúp đỡ chỗ ăn ở trong thời gian đầu chưa kiếm được việc. Nhưng họ có thể gặp một số những rủi ro khác, như bị chủ bắt nạt, ép làm việc, trả lưong không tốt, quát tháo. Bị tố giác, bị bắt,…..

Tất cả bọn họ sống quá thiệt thòi, không được hưởng bất cứa quyền lợi gì trên đất nước này. Đại đa số họ còn khá trẻ, có sức khỏe, có thể lao động. Nên họ không hề nghĩ đến khi ốm đau bệnh tật sẽ ra sao? Nếu phải cấp cứu, mổ xẻ thì sẽ như thế nào? Dù có bệnh nặng đến đâu họ cũng có gắng chịu đựng hoặc mua tạm ít thuốc không cần đơn của bác sỹ để uống cho qua ngày. Có trường hợp hết sức đau lòng là một bác lớn tuổi sang du lịch thăm con cháu, do con cái đã định cư hết tại Thụy Điển, nên hết hạn visa bác cũng không về Việt Nam mà ở lại. Cũng nhiều năm trôi qua, tuổi già kèm theo bệnh tật bác chỉ thăm khám của mấy cơ sở đông y tư nhân, hoặc nhờ người quen mua thuốc từ Việt Nam uống. Mà hoàn toàn không có sự tham khám, chữa trị gì của y bác. Thế rồi một ngày bác đột ngột ra đi do bệnh tim mà trước đó không ai biết bác có tiền sử về tim. Vì lí do không được thăm khám, không được cảnh báo, phòng ngừa về bệnh. Trên đây là chỉ một trong số rất ít ví dụ những mành đời lưu vong nơi đất khách.

Thông thường các bạn đọc được tiếp cận Thụy Điển với những góc độ, khía cạnh hoàn hảo đến từng mm. Nhưng bài viết này CĐV nêu lên một phần những mặt trái đang tồn tại để các bạn có những nghĩ đúng đắn hơn về ước vọng định cư. Nhất là những bạn đang có ý định di cư đến Thụy Điển, hay lựa chọn cho mình những chuẩn bị tốt nhất để có được quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. ´´Đoạn đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thắm đau vi những mũi gai´´.

Trưng Nhị.

Chạnh lòng thân phận người Việt ở Thụy Điển

So với cuộc sống đua chen ồn ào ở Việt Nam thì cuộc sống ở Thụy Điển lặng lẽ và êm đềm như không khí lạnh lẽo của nó tại xứ sở Bắc Âu này.

Đã có rất nhiều bài viết nói về nơi đây gần như một thiên đường đối với con người với những đãi ngộ tốt nhất của xã hội nhưng có biết đâu đằng sau những hào quang ấy vẫn tồn tại những mảnh đời cô đơn và ngậm ngùi sống cho trọn kiếp với thân phận người Việt ở xứ người.

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người Việt xa quê giống như bạn bứng một cái cây từ vùng đất nó mọc lên từ nhỏ rồi cắm vào ở nơi xa lạ với thổ nhưỡng và không khí hoàn toàn trái ngược kể cả khi nơi đó là 1 vùng đất trù phú và màu mỡ. Cái cây đó thời gian đầu vẫn phát triển èo uột , quặt quẹo rồi mới từng bước đâm chồi mọc rể thích nghi với điều kiện mới.

Điều này sẽ được phản ánh rõ nét trong những cuộc đời mà tôi từng tiếp xúc và bắt gặp dưới đây. Chẳng hạn như bất chợt đâu đó tôi từng chứng kiến những tin nhắn, những lời than vãn thậm chí là chửi rủa khi mang thân phận của 1 di dân trên xứ người dù là thế hệ đầu tiên của người Việt định cư hay thế hệ thứ 2 thì vẫn tồn tại những phân biệt, kỳ thị giữa người phương Tây và người Á Châu hay thậm chí là giữa chủ lao động vào người lao động.

Vấn đề về lao động

Nói về các vấn đề lao động ở Thụy Điển thì việc bóc lột sức lao động đối với người làm thuê trong các nhà hàng, tiệm nail thì đã quá cũ và là vấn đề muôn thưở .

Thậm chí nhiều người lao động cực khổ sau 4 năm để mong chờ giấy định cư mới phát hiện ra chủ ” quên ” đóng thuế cho mình để rồi trượt mất cơ hội nhập quốc tịch cũng là chuyện bình thường.

Nhưng nhiều người cũng quên đi mất những chuyện nho nhỏ xung quanh cuộc sống như sức khỏe, hiểu biết xã hội cũng là vấn đề mà ít người để ý

Mới đây thôi một anh thợ nail sang Thụy Điển theo định cư lao động tâm sự với CDV rằng:
” Mình ho quá không biết phải làm sao ?
Mua thuốc uống rồi vẫn không khỏi ?
Mình mua 1 hộp thuốc 15 viên giá 65 kr
Nipaxon
50g
Noskapin
Mình qua 1 tháng rồi chưa có lương
Mình đi nhặt lon kiếm kr
Tuần cũng được 20 kr…

Tôi có 1 người bạn ở Việt Nam mới sang , thời gian đầu rất nhiệt quyết học tiếng Thụy Điển theo chương trình SFI ( Svenska för invandare – tiếng Thụy Điển cho người nhập cư miễn phí của chính phủ) nhưng chưa tới 2 năm anh lại khao khát được đi làm kiếm tiền .

Được người bạn giới thiệu vào 1 nhà máy sơn làm thử với nhiệm vụ là chỉ bê hàng móc lên các máng treo trên băng chuyền để đưa vào sơn , chỉ trong vòng 3 ngày làm việc anh đã bỏ cuộc không hề suy nghĩ. Hỏi tại sao anh bảo : ” Một là đi xe buss chuyển và chờ đợi mệt quá , nhất là sau khi tan ca xong rất mệt mà còn phải ngồi chờ . Hai là công việc nặng nhọc quá kham không nổi” .

( Ở tỉnh của mình đang sống rất dễ kiếm việc làm, thậm chí nói bập bẹ tiếng Thụy Điển hoặc không biết tiếng vẫn xin được việc làm chỉ là công việc như vừa mô tả hơi nặng , liệu các bạn muốn định cư theo diện lao động có kham nổi ? )

Vậy đấy , lao động ở Thụy Điển đâu phải chuyện dễ ? Nhưng rất nhiều bạn nhắn tin cho CDV nói rằng công việc nặng nhọc tới đâu cũng chịu được .

Hầu hết người Thụy Điển bản địa đều lao động đến 65 tuổi mới về hưu thậm chí có người còn xin làm việc kéo dài thêm 2 năm đến tận 67 tuổi rồi 69 tuổi . Thế mới biết thể trạng sức khỏe của người Thụy Điển tốt cỡ nào nhưng ngược lại người Việt sang đây chỉ đến 60 là ai cũng muốn về hưu non . Thậm chí có nhiều người lao động trong các nhà máy công nghiệp nặng vừa hết tuổi về hưu 65 tuổi cũng là lúc về với tổ tiên, không kịp hưởng khoảng lương hưu đóng cho nhà nước mấy chục năm.

Dù rằng thực phẩm sạch và không khí trong lành khiến Thụy Điển là 1 trong những đất nước có môi trường tốt nhất thế giới nhưng nó cũng tồn tại những điều kiện khắc nghiệt không tốt cho thể trạng người Việt như khí hậu lạnh lẽo cùng với lao động nặng nhọc khiến nhiều người Việt thường mắc các chứng bệnh về xương khớp , đặc biết là thoái hóa đốt sống, khô chất nhờn khớp gối.

Các căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đeo bám cảm giác đau nhức rất khó chịu làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Việt đang lao động tại đây.

Vấn đề về kỳ thị

Vài tháng trước vào hãng làm việc thì nghe Cô Bảy ( tên nhân vật đã được thay đổi) cự cãi với quản đốc của mình bằng tiếng Thụy Điển với giọng ngẹn ngào:
” Tao ngày nào cũng ăn khoai tây để tóc hết đen cho tụi bay khỏi kì thị ”

Hoặc chuyện lương bổng cũng vậy, người Việt khi làm công nhân trong các nhà máy lương bao giờ cũng thấp hơn so với người bản địa cùng vị trí. Chuyện không ai nói ra nhưng nó vẫn cứ là bức xúc cho thân phận người lao động Việt Nam khi làm cho các chủ là người Thụy Điển bản địa.

Tất nhiên cũng có những người may mắn được gặp những người chủ tốt bụng nhưng được mấy người ?

Vấn đề về thế hệ

Một lần trong giờ giải lao , anh em ra ngoài hiên hút thuốc, tôi nghe anh đồng nghiệp hỏi 1 chú lớn tuổi người Việt : ” nghe nói con anh mới được nhận vào hãng mình làm luôn hả ? vui ha, cha con làm chung hãng rồi, cả 2 đời đều cống hiến cho hãng này rồi ”

Câu nói tưởng chừng nghe như 1 tin vui nhưng nghe sao bùi ngùi quá. Cả một đời người cha vất vả làm công nhân trong 1 hãng sắt nặng nhọc tưởng chừng hy sinh để đào tạo thế hệ sau tốt hơn có thể ngồi văn phòng hay ít nhất cũng có công việc nhẹ hơn nhưng rốt cuộc con cái lại cũng lao vào cái vòng lẩn quẩn theo cha vào tiếp tục 1 cuộc đời làm thuê hãng xưỡng.

Vấn đề gia đình

Hoặc đâu đó rất nhiều câu chuyện hôn nhân của nhiều gia đình Việt tan vỡ sau nhiều năm chung sống . Thậm chí có những người chồng cưới vợ ở Việt Nam sang chập nhận đi làm cực khổ nuôi người vợ trong thời gian đầu để hòa nhập được với cuộc sống mới rồi lại giúp cả gia đình vợ bảo lãnh anh em sang nhưng đến cuối vẫn đường ai nấy đi, chôn dấu đời mình trong lãng quên và cô đơn.

Hay nhiều ông chồng sống với vợ con mấy chục năm chịu cực chịu khổ , hạt muối chia đôi vậy mà chỉ sau 1 chuyến về Việt Nam thì lại lập “phòng nhì” . Đây không chỉ là câu chuyện của Thụy Điển mà là cả một thế hệ Việt Kiều khắp thế giới ! Nguyên nhân vì đâu liệu có ai đã chịu nhìn nhận và phân tích ?

Đừng nói tới riêng Việt Kiều mà gần đây phong trào cưới vợ Châu Á đặc biệt là Thái Lan cũng nở rộ ở Thụy Điển đến nỗi nó cũng trở thành vấn nạn đối với phụ nữ Thái Lan bởi vì người Thụy Điển rất thực dụng và không có nặng tình cảm, họ sẵn sàng bảo lãnh người vợ Thái Lan sang Thụy Điển nhưng khi người đó không vừa lòng hoặc không phục vụ họ như ý họ muốn, đàn ông Thụy Điển sẵn sàng gửi trả người đó về đất nước của họ.

Do vậy người Việt Nam thường bảo nhau rằng “đừng có mà dại cưới vợ hoặc cưới chồng từ Việt Nam sang Thụy Điển, ở vài năm chúng nó đủ lông đủ cánh rồi sẽ bay đi mất” . Đó là 1 thực trạng rất đau lòng của nhiều gia đình Việt Nam, câu nói đó hoàn toàn sai về mặt lý luận nhưng nó lại đúng về thực tế ly hôn của người Việt ở Thụy Điển.

Nhưng tình trạng ly hôn này không chỉ riêng của người Việt mà cả một đất nước, xã hội Thụy Điển đang gặp bế tắc vì tỉ lệ thống kê về hôn nhân của Thụy Điển cho thấy 50% người Thụy Điển đều ly hôn. Nguyên nhân nằm ở đâu đó của cuộc sống thực dụng, đời sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền khiến cho mọi người đều chỉ sống cho mình mà quên đi nhẫn nhịn và yêu thương mới là sợ dây kết nối gia đình.

Nếu bạn đang có ý định định cư ở Thụy Điển hãy cân nhắc kỹ các vấn đề trên để xem cái nào mình chấp nhận được, cái nào mình giải quyết và chịu đựng được.
Và nếu bạn thấy hay hãy like và share bài viết để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ với quí đọc giả về cuộc sống ở Thụy Điển cho mọi người hiểu rõ hơn.

Patriot – Congdongviet.se tổng hợp.

TÂM SỰ CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT GỬI TỚI BẠN ĐỌC

Xin chào các bạn độc giả !

Lời đầu tiên CĐV xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nhièu bạn độc giả đã cùng đồng hành với CĐV qua nhiều năm tháng. Xin kính chúc các bạn và gia đình năm mới trần đầy sức khỏe và niềm vui, hạnh phúc. Do gần đây có một số việc khá đặc biệt, nên hôm nay CĐV chính thức gửi những lời tâm sự này tới các bạn .

Các bạn thân mến, các ban từng theo dõi rất nhiều bài viết trên CDV. Các bạn đã bao giờ hình dung đằng sau những bài viết này là gì chưa ạ? bác bạn đã từng thắc mắc ai đã viết những bài viết này? Vâng xin thưa các bạn là: Tất cả các bài viết mà các bạn được đọc hằng ngày là do nhóm biên tập tình nguyện của CĐV thực hiện.

1. Về nhóm biên tập này theo CDV nghĩ rằng họ quá tuyệt vời, quá xứng đáng được nhận những lời cảm ơn và sự trân trọng từ phía độc giả. Nhóm này hoạt động rất lặng lẽ, họ làm việc một cách cần mẫn, chăm chỉ và  hoàn toàn tự nguyện. Chưa bao giờ họ đòi hỏi bất cứ một quyền lợi: nhuận bút, lương, quà….Và bản thân admin cũng là thành viên của nhóm, bạn ấy thậm chí con tự bỏ tiền túi hằng năm, hàng tháng để bảo vệ, duy trì trang web này. Mỗi người đều khá bạn bịu với công việc, cuộc sống riêng, gia đình và con nhỏ. Nhưng họ đã không quản ngại khó khăn, thời gian để tìm hiểu, miệt mài viết các bài viết sao cho có hồn nhất đến với độc giả.

Các bạn sẽ thắc mắc tại sao nhóm lại làm vậy. Các bạn ơi ‘Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Chúng ta là người Việt Nam sống nơi xứ người gặp gỡ được nhau đã là rất chân quý. Cuộc sống tuy còn khá vất vả nhưng mọi người đều cố gắng làm gì đó để đoàn kết nhau lại, xây dựng một cộng đồng người Việt lớn mạnh, văn minh hơn.  CDV muốn giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản nhất để các bạn có thể tự lo cho cuộc sống của mình nơi đất khách.

2. Mỗi bài viết đến tay bạn đọc đó không chỉ là những bài viết được đánh vội vàng trong đêm, trong lúc con ngủ hoặc thậm chí trong giờ giải lao của một ngày làm việc mệt mỏi của nhóm biên tập . Mà đó còn là: Mồ hôi công sức của cha mẹ, thầy cô, bao nhiêu tháng ngày rèn luyện. Là niềm đam mê, yêu nghề, nhiệt huyết cống hiến của cả một thế hệ không còn quá trẻ nơi đất khách quê người. Nó còn là sự kết nối cùng chung giống nòi của cái gì đó rất đỗi Việt Nam. Và nhiều hơn nữa nó là sự giao tiếp, sự tôn trọng và tính nhân văn giữ người với người.

Các bạn biết không mỗi một bài viêt được giới thiệu, nhóm biên tập đều hồi hộp chờ đợi phản ứng của bạn đọc. Các nút like, những bình luận, lời cảm ơn, những thắc mắc của các bạn gửi về nhóm biên tập là nguồn động viên rất lớn cho CDV. Từ đó nhóm biên tập có gắng tìm tòi hơn, chuyên sâu hơn để có được những thông tin chính xác hơn.

3. Gần đây có một số việc mà CĐV cảm thấy cần lên tiếng để lấy lại sự tôn trọng cho nhóm biên tập với những gì họ đã cống hiến.  Các bạn độc giả thân mến, các bạn đọc những bài viết các bạn có quyền like hay không like. Nhưng nếu có thể các bạn nên tặng cho tác giả 1 nút like hoặc một lời động viên. Vì CĐV biết tác giả đã mất rất nhiều thời gian công sức tìm tòi, viết lách mà những cái đó không một giá trị vật chất nào có thể so sánh được.

Các bạn oi! người Việt ở Thụy Điển chưa đến 20 ngàn người, nên theo CĐV thì hãy yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đừng vì cái này cái khác mà phải làm tổn thương nhau. Có một số bạn gửi thư về CĐV hỏi về các quy định pháp luật gì ảnh hưởng đến lợi ích của người nhập cư. CĐV xin lỗi không trả lời những câu hỏi này vì nó đi ngược lại lợi ích của cộng đồng cũng như nguyên tắc của CĐV. Hoặc những công việc cố gắng như cài virus vào trang CĐV là những hoạt động không cần thiết,  tư duy cần được thay đổi.

Cuối cùng cũng là đáng buồn nhất mà CĐV muốn đề cập đến có một số bạn ( một số nhỏ thôi) viết thư về cho CĐV, nhận được sự tư vấn rất nhiệt tình và bổ ích nhung lại hạn chế gửi tới tác giả một lời cảm ơn. Các bạn có nghĩ rằng đó là sự thiếu tôn trọng nhóm biên tập hay không? Điều này đã làm cho nhóm biên tập thấy rất buồn. Các bạn đang sống tại một thời đại văn minh. Các bạn đi ra đường mua một ly càfe các bạn trả tiền nhận ly cafe từ người bán. Các bạn vẫn nói nhưng lời cảm ơn. – Đó là văn minh, là lịch sự là cách tôn trọng con người với con người.

Ở đây bạn nhận sự giúp đỡ miễn phí – nhiệt tình cua nhóm biên tập. Họ có thể tìm tòi câu trả lời cho bạn hết cả 1 đêm và các bạn CĐV nghĩ là quá hài lòng với những lời giải đáp mà các bạn lại thật thản nhiên không 1 lời hồi đáp. Hay các bạn nghĩ không mất tiền thì đó là những thứ không giá trị, không đáng được tôn trọng? Xin lỗi các bạn đó là cái tâm, sự nhiệt huyết của nhóm biên tập mà CĐV nghĩ các bạn dù có học cao đến đâu, trình độ gì đi nữa thì các bạn vĩnh viên không bao giờ chạm tới được.  Đây là lịch sự tối thiểu , là sự tôn trọng nhau trong giao tiếp giữa người với người. Nên cho dù có bận đến đâu đi chăng nữa thì các bạn cũng nên có lời tri ân đến tác giả.

Một số bạn này tự giới thiệu là trình độ học vấn cao này khác……….Xin lỗi các bạn, CDV không quan tâm các bạn học cao đến đâu, làm gì cái mà CĐV cần là bạn cần được giúp đỡ những gì? Vì với CĐV tất cả các bạn đều được hoan nghênh chào đón như nhau. Nhiều bạn độc giả dù không được đào tạo đại học, tiến sỹ danh giá nhưng các bạn ấy có được giá trị đạo đức nhân văn đến sâu thẳm tự đáy lòng mình.  Điều đó thật đáng trân trọng, là động lực cho nhóm biên tập cố gắng hơn. Cảm ơn tất cả các bạn luôn cổ vũ động viên CĐV, và cũng rất xin lỗi các bạn khi phải viết ra những dòng tâm sự này.

Biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ – đây chính là Văn hóa ‘cảm ơn’ nội dung mà CĐV sẽ giới thiệu đến các bạn trong thời gian sắp tới.

 

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (Phần tiếp)

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Phần III. DI CƯ HỢP PHÁP

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Ngày nay, người Việt Nam di cư đến Thụy Điển theo dạng hợp pháp ,chủ yếu do: lao động, kết hôn, du học, đầu tư, du lịch. Tức là đã được sự cho phép của chính quyền nước sở tại trước khi đến.

Tất nhiên những con đường này cũng không phải trải toàn hoa, niềm vui có, nước mắt và đau thưong cũng không kém phần.

Trong khuôn khổ của bài viết này Cộng đồng Việt không đi sau vào các hướng dẫn cụ thể hồ sơ, cách thức và quy định của Luật.

Mà chúng tôi chỉ nêu ra những vẫn đề chung để các bạn có thể hình dung một cách khái quát nhất về hành trình đến Thụy Điển trong cuộc dư cư thời bình.

Tại Thụy Điển, để được nhập cư hợp pháp không phải là một vấn đề đễ dàng, đặc biệt là đối với công dân của nước năm ngoài Châu âu và các nước thuộc thế giới thứ 3.

Vì Thụy Điển được cho là một đất nước đáng sống nhất trên thế giới, nên có rất rất nhiều người mơ ước để có được visa đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Và có một điều khá đặc biệt là có rất nhiều người trong đó có người Việt Nam gần như không năm được các được các quy định PL về việc cấp visa tại Thụy Điển.

Sự bất đồng về ngôn ngữ cộng với thiếu xót về kiến thức PL, dẫn đến sự bi dối trá, lừa lọc Vậy những quy định đó là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa tạm thời, visa vĩnh viễn, nhập quốc tịch.

– Sở di trú Thụy Điển: đây là cơ quan trực thuộc trung ưong thay mặt chính phủ Thụy Điển giải quyết các vấn đề nhập cư, du lich, đầu tư….. đây là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định về nhập cư.

Tất cả mọi Thủ tục giấy tờ đều gửi về sở di trú và được xem xét, ra quyết định tại đây.

Ngày ngày sở di trú nhận vài chục nghin đơn xin phép định cư tại Thụy Điển, nên việc hồ sơ kéo dài hằng năm, vài năm là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

– Đại sứ quán, lãnh sự quán tại các nước, chỉ thay mặt sở di trú để tiếp nhận hồ sơ, thự hiện phỏng vấn, đánh giá cuộc phỏng vấn và thông báo kết quả tới bạn. Đại sứ quán không có quyền quyết định bạn được visa tới Thụy Điển hay không.

2. Thời gian để được visa, định cư, nhập quốc tịch Thụy Điển: Tùy theo các bạn đến Thụy Điển bằng cách nào mà hành trình nhanh hay chậm

– Dạng thăm thân nhân: khi đã nộp hồ sơ đầy đủ đến đại sứ quán thì trong vòng 2 tuần là bạn có thể được cấp visa luôn.

Tuy nhiên hết hạn visa bạn phải quay về nước, nếu không bạn lại trở thành người nhập cư không hợp pháp.

– Dạng lao động : bạn và chủ đã hoàn tất các thủ tục thì bạn sẽ được cấp visa trong vòng một vài tháng.

Tùy theo công việc của bạn mà thời hạn cấp visa được bao lâu. Nếu là các công việc không xác định được thời gian kết thúc công việc như nhà hàng, xưởng sản xuất…thì các bạn có thể được visa trong vòng 2 năm, sau 2 năm phải làm gia hạn lại.

Việc các bạn có được gia hạn tiếp hay không tùy thuộc phần lớn vào chủ sử dụng lao động. Có nhiều người được cấp visa lần đầu 2 năm nhưng không gia hạn tiếp được do các vi phạm của chủ, và buộc phải rời khỏi Thụy Điển.

– Dạng kết hôn, sống chung với vợ/chồng thì đây là con đường khá nhiều màu sắc và mất nhiều thời gian.

Thông thường khi các bạn nộp hồ sơ để sống chung, kết hôn với chồng/vợ tại Thụy Điển thì các bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán.

Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi phỏng vấn thì không có một quy định cụ thể nào để xác định. Chỉ chờ và chờ cho đến khi được thông báo.

Được phỏng vấn xong, lại chờ tiếp, hàng năm hoặc vài năm để nhận được quyết định sở di trú có cấp visa hay không? (tất nhiên bạn có quyền hài lòng hoặc không hài lòng với quyết định.

Nếu như cần phải kháng cáo thì thời gian chờ đợi còn lâu hơn nữa).

Nếu như được cấp visa đoàn tụ theo vợ chồng. Thời hạn visa là khoảng 2 năm, sau đó bạn phải xin gia hạn.

Lần gia hạn này bạn thường sẽ được visa vĩnh viễn ( trừ một số trường hợp đặc biệt cần có sự thử thách).

Có visa vĩnh viễn có nghĩa là bạn đã có quyền định cư tại đây đến hết đời.

Nhưng đó không phải là quốc tịch – có nghia là: bạn vẫn là công dân Việt nam, mọi việc liên quan đến nhập cảnh, mất pass, xác nhận thông tin….. bạn vẫn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu chồng/vợ bạn có quốc tịch Thụy Điển, cả 2 người vẫn cùng sống chung thì sau 3 năm bạn có quyền nộp đơn xin vào quốc tịch Thụy Điển.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn có cả 2 quốc tịch. Còn nếu chồng/vợ bạn không có quốc tịch Thụy Điển hoặc không còn sống chung nữa thì phải sau 5 năm ở Thụy Điển bạn mới có quyền nộp đơn xin quốc tịch.

– Theo con đường đầu tư, các bạn cũng phải tiến hành thủ tục rờm rà, chờ đợi quyết định của sở di trú. Sau 2 năm bạn được visa vĩnh viễn, và sau 5 năm có quyền xin gia nhập quốc tịch

3.  Quy trình giải quyết hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định === nộp đến đại sứ quán ( hoặc nộp qua website của sở di trú) === Đại sứ quán chuyển hồ sơ tới bộ phận xử lý hồ sơ của sở di trú === Sở di trú tiến hành xem xét xử lý hồ sơ, ra quyết định ==== Sở gửi quyết định đến Đại sứ quán === Đại sứ quán gửi quyết định tới người nộp đơn === Nếu được chấp nhận đơn, Đại sứ quán sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay gửi về Sở di trú để làm thẻ cứng ==== Sở di trú cấp thẻ và gửi lại Đại Sứ quán ==== người được chấp nhận đơn sẽ đến Đại sứ quán nhận thẻ.

4. Người Việt Nam hiện nay đa số định cư tại Thụy Điển theo dạng kết hôn

Con đường này khá gian nan và mất nhiều thời gian.

Có nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau mà Luật pháp Thụy Điển có thay đổi để thắt chặt hơn vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nhưng càng khó khăn thì lại càng có nhiều người mơ ước.

Nhiều người đánh đổi cả công việc, nhà của, tiền bạc….để nhận được quyết định ‘bị từ chối đơn’ và cũng rất nhiều người vui mừng đến òa khóc khi được nhận visa.

Họ lầm tưởng rằng họ đã được định cư tại đây mà khồng hề biết rằng đo mới chỉ là bước dạo đầu với nhiều thử thách mới về cuộc sống mới nơi xứ người và là bước dạo đầu cho cuộc chiến được quyền định cư vĩnh viễn.

Và hằng năm một số lượng không ít người Việt Nam đã sinh sống tại Thụy Điển vẫn phải rời khỏi do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong phần tiếp theo của hành trình đến với Thụy Điển, Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu về cuộc sống nơi xứ người và các quy định pháp luật liên quan. Mời các bạn đón đọc.

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (phần tiếp)

Theo thống kê của cục thống kê thụy điển ngày 31/12/2017, có khoảng 18.700 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước Bắc Âu này. Vậy tại sao và làm thế nào trong vòng 40 năm qua số người Việt Nam ở Thụy Điện lại tăng 1 cách đáng kể như vậy.

PHẦN II: DI CƯ THỜI BÌNH

Cuộc di cư lớn nhất của người Việt đến Thụy Điển là cuộc di cư đầu tiên với khoảng 5000 thuyền nhân Việt Nam ,từ đây họ kết hôn và sinh con (có 6929 trẻ em nguồn gốc Việt Nam sinh ra tại Thụy Điển). Trong số những thuyền nhân này có rất nhiều người có vợ/chồng đoàn tụ từ Việt Nam sang.

Con đường thứ 2 của người Việt đến Thụy Điển là do hoàn cảnh lich sử xã hội có nhiều đổi thay ở cả Việt Nam và trên thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ tạo nên khủng hoảng về kinh tế xã hội chính trị tại các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Nên một số lương đông đảo nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên,người lao động được gửi đi đào tạo tại các nước Đông Âu trước đây bằng cách này hoặc cách khác di cư sang các nước tư bản Tây Âu và Bắc Âu và định cư lại.

Tại Việt Nam dân số tăng trưởng tỷ lệ nghịch với nền kinh tế,lực lượng lao động dư thừa. Từ những năm 90 trở đi xuất hiện nhiều các công ty xuất khẩu lao động thực hiên kết nối với các công ty nước ngoài để xuất khẩu lao động Việt Nam và phần lớn số lao động này không trở về. Thêm vào đó là chảy máu chất xám. Có rât nhiều du học sinh Việt Nam sau khi đào tạo xong ở nước ngoài cũng định cư ở lại.

Người Việt Nam di cư thời bình theo nhiều cách khác nhau: cả hợp pháp lẫn  bất hợp pháp.

Di cư bất hợp pháp là người di chuyển vào một nước mà không được sự cho phép của chính quyền nước sở tại: trốn qua đường biên giới, đường biển, hết hạn visa mà vẫn tiếp tục ở lai, có lệnh trục xuất mà bỏ trốn…….Hằng năm chính phủ Thụy Điển ngăn chặn đươc rất rất nhiều xe chở hàng có chứa người tỵ nạn, người không giấy tờ tùy thân, người không ro nguồn gốc xuất xứ từ các nước láng giềng, trong đó có người Việt Nam. Rồi khách du lịch, du học sinh, người lao động Việt Nam sau khi hết hạn visa cũng ở lại Thụy Điển mà không được sự cho phép của chính quyền. Số người này sống chủ yếu bằng việc bán sức lao động với đồng lương rẻ. Họ không được hưởng các quyền lợi gì từ bảo trợ xã hội, không được đi học, không được khám chữa bệnh…..Nếu bị phát hiện họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Di cư hợp pháp là một người di cư vào một nước được sự đồng ý của chính quyền nước sở tại. Người Việt Nam di cư thời bình đến Thụy Điển chủ yếu thông qua: đoàn tụ gia đình (Con cái đoàn tụ cha mẹ, vợ/chồng đoàn tụ theo chồng/vợ…), nhận con nuôi, lao động, du học, đầu tư….. Những người này đạt được các yếu cầu, điều kiện mà pháp luật Thụy Điển cho phép định cư, họ được cấp visa dài hạn, visa vĩnh viễn, quốc tịch, được hưởng các quyền lợi hợp pháp như những công dân khác: đi học, khám chữa bệnh, làm việc có đóng thuế, được trả lương xứng đáng với công sức lao đông.

Để được di cư hợp pháp mỗi người phụ thuộc vào từng trường hợp, từng yếu tố, từng quy định khác nhau của pháp luật. Mời các bạn tìm hiểu các quy định của pháp luật về các con đường di cư hợp pháp ở các phần tiếp theo.

Phán quyết mới của tòa án di trú Thụy Điển sẽ tăng cơ hội bảo lãnh người thân theo diện đoàn tụ

Vừa qua một phán quyết mới của tòa án thuộc Sở Di Trú đã đưa ra mà theo đó sẽ tạo nên một án lệ làm tăng cơ hội cho những người thuộc nhóm người đã đến Thụy Điển trước ngày 24 tháng 11 năm 2015 có thể bảo lãnh trẻ con và người thân theo diện đoàn tụ gia đình.

Hiện nay có rất nhiều người tị nạn với giấy phép định cư Thụy Điển tạm thời đang chờ đợi một lộ trình hướng dẫn rõ ràng để bảo lãnh người thân theo diện đoàn tụ.

Trong phán quyết của mình , tòa án di trú cho rằng những người này có ” triển vọng hợp lý ” để được đinh cư vĩnh viễn ở Thụy Điển và có quyền bảo lãnh gia đình cũng như người thân.

Điều này cũng áp dụng cho những người không có tình trạng tị nạn nhưng được phân loại là người cần được bảo vệ có giấy phép cư trú tạm thời. Trong trường hợp này, đó là một người đàn ông Syria đã tìm cách đưa vợ và con của mình đến đến định cư tại Thụy Điển.

Sở di dân

Anita Linder là luật sư tại Phòng Thương mại Stockholm, cũng là Tòa án Tối cao Di cư. Cô tin rằng bản án sẽ rất quan trọng khi được phỏng vấn :

– Vâng, nó rất có ý nghĩa bởi vì vẫn còn một số người đã đến trước ngày 24 tháng 11 năm 2015, trước khi quy định mới có hiệu lực, và họ có cảm giác rằng nó làm tăng khả năng của mình để có thể bảo lãnh các thành viên của gia đình sang đoàn tụ tại Thụy Điển.

Hội đồng di trú đã từ chối đơn xin của người đàn ông Syria vào năm 2016 vì ông chỉ có giấy phép cư trú tạm thời. Phán quyết đã được kháng cáo và bây giờ Tòa án Tối cao về di cư cho gia đình ông được quyền đoàn tụ trong trường hợp này.

Hội đồng di cư Thụy Điển vui mừng chào đón phán quyết mới vì bây giờ nó đã làm rõ những gì được áp dụng. Cơ quan này không muốn trả lời phỏng vấn, nhưng đã viết trong một lá thư rằng cơ quan này đã thay đổi lập trường liên quan đến nhóm này, nhưng điều này không có nghĩa rằng nó sẽ được áp dụng cho tất cả các đơn xin khác mà vẫn sẽ phải được xét duyệt phù hợp theo từng trường hợp và từng đánh giá về mức độ của từng quốc gia.

Chẳng hạn như khả năng được duyệt đơn sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như kỹ năng ngôn ngữ, khả năng tự lập và liệu rằng người đó có khả năng lao động hay không.*

Một người trong một tình huống tương tự như gia đình của Amer al- Hin-ddi đã đến Thụy Điển vào mùa thu năm 2015. Trong ba năm qua, ông đã không bảo lãnh hai đứa con nhỏ của họ sống ở Lebanon cùng với mẹ trong điều kiện khó khăn. Bây giờ các em đã bị buộc phải trở về Syria và ông luôn lo lắng về hạnh phúc của họ.

“Phán quyết mới làm tôi rất hạnh phúc và hy vọng các vấn đề của tôi cũng sẽ được giải quyết tương tự”, Amer al-Hindi nói.

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN

PHẦN I. NHỮNG THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN

Trong vòng 20 năm sau biến cố lịch sử năm 1975 có khoảng 2 triệu người Việt Nam tìm cách vượt khỏi biên giới với phương tiện chủ yếu là đường biển. Rất nhiều người trong số họ đã cập bến ở Hong Kong, Thái Lan, Malaysia…..Và cũng rất, rất nhiều người trong số họ phải trả giá chính mạng sống của mình cho khát vọng về miền đất hứa xa xôi.

Cuộc di dân diễn ra dồn dập nhất là từ năm 1975 đến 1979 nó tạo ra sự khủng hoảng về thuyền nhân tỵ nạn cho Liên hợp quốc. Có ít nhất 800.000 thuyền nhân có mặt tại các trại tỵ nạn của Liên hợp quốc trong thời gian này. Năm 1979 hội nghị quốc tế khẩn cấp về vấn đề thuyền nhân Việt Nam được triệu tâp để giải quyết. Các nước tham gia bàn bạc để giải quyết Mỹ là nước tiếp nhận khoảng hơn một nửa số thuyền nhân tỵ nạn. Số còn lại giải rác đều cho các thành viên khác của Liên hiệp quôc.

Thụy Điển là một thành viên của Liên hợp quốc và là một trong những nước đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ Việt Nam từ rất sớm. Việc giải quyết vấn đề về thuyền nhân Việt Nam cũng tạo ra một áp lực cho chính phủ Thụy Điển. Từ năm 1975 nhà phát ngôn của Chính phủ Anna- Greta Leijon đã khẳng đinh việc Thụy Điển chưa từng xuất hiện các trại tỵ nạn, nên việc tiếp nhận người là hết sức khó khăn. Kèm với các điều kiện về kinh tế, khí hậu và tôn giáo khác biệt khiến cho cuộc tranh luận về tiếp nhận hoặc không tiếp nhận các thuyền viên kéo dài.

Mãi đến tháng 2 năm 1979 chính phủ Thụy điển ra quyết định tiếp nhận tạm thời 250 thuyền nhân Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc lịch sử mới: lịch sử cho những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên có mặt tại Bắc âu. Những năm tiếp theo Thụy Điển tiếp tục nhận thêm khoảng 5000 người Việt Nam. Trong khối Bắc Âu, Thụy Điển là nước có chính sách nhân đạo và tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam nhiều nhất.

Các thuyền nhân Việt Nam đặt chân đến Thụy Điển được hưởng các chính sách ưu đãi,hỗ trợ, sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủ và người dân Thụy Điển để họ làm quen, tiếp xúc, hòa mình vào cuộc sống mới.

Qua gần 40 năm cộng đồng người Việt Nam ở Bắc Âu dần dần lớn mạnh, sống rải rác khắp nơi. Nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực phía nam của Thụy Điển vì có khí hậu ấm áp hơn. Thụy Điển nổi tiếng là đất nước xinh đẹp và yên bình với lịch sử mấy trăm năm không chiến tranh. Nên theo thời gian càng ngày càng có thêm nhiều người Việt Nam đến định cư tại Thụy điển bằng các con đường khác nhau. Những con đường định cư tại Thụy Điển này diễn ra như thế nào, mời các bạn tìm hiểu ở các phần tiếp theo.

Vì sao người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Xu hướng mới trong xã hội Thụy Điển đó là người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư. Nó được thể hiện rõ nét trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất.

chúng ta có thể thấy điều đó trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Thụy Điển hiện nay . Quí độc giả vui lòng đọc thêm bài :

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng chính trị chưa từng có

Lời mở đầu

Người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Kỳ thị người nhập cư được được dẫn chứng trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất của Thụy Điển vào năm 2014 và 2018 khi mà đảng chính trị có xu hướng bài ngoại chống nhập cư là Sverige Demokraterna viết tắt là SD đang nhận được ngày càng nhiều phiếu bầu của người dân Thụy Điển.

Nhưng nguyên nhân nào khiến cho người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư hay người di dân tị nạn. Dưới đây là 1 số các nguyên nhân chủ quan của người viết :

Đất nước Thụy Điển từng là một quốc gia hảo tâm nhất thế giới

Vào những năm 1975 đến 1990 người Thụy Điển được biết đến như những người hảo tâm tốt bụng khi chào đón hàng chục ngàn người tị nạn Việt Nam đến đất nước của họ sinh sống. Những người Việt Nam khi đó được tận tình giúp đỡ trong cuộc sống từ nhà cửa, đồ dùng thiết yếu trong gia đình đến tiền trợ cấp sinh sống.

Và những năm sau đó vẫn chào đón hàng chục người tị nạn khác từ châu á như Hàn Quốc, Trung Quốc, , Campuchia hay cả Châu Phi , Nam Mỹ. Hiện nay gần như Thụy Điển đang là quốc gia hợp chủng quốc đa văn hóa và đa sắc tộc.

Nhưng vì sao cho đến nay Châu Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng khi đối diện với làn sóng di dân tị nạn  nhập cư vào lại đang có xu hướng kỳ thị và bài ngoại ?

1.Văn hóa yếu kém

Nguyên nhân ảnh hưởng to lớn đến tâm lý bài ngoại , kỳ thị chính là văn hóa yếu kém của những người tị nạn nhập cư vào Thụy Điển. Hình ảnh ví dụ điển hình như việc khạc nhổ, quăng rác nơi công cộng cũng cũng như không giữ vệ sinh chung bên cạnh đó đơn cử như người Trung Quốc nổi tiếng với việc ăn nói lớn tiếng ồn ào ở bất kỳ nơi đâu . Hút thuốc không đúng nơi, chen lấn khi xếp hàng cũng là những hành vi vô ý thức khiến nhiều người Thụy Điển chán ghét người nhập cư.

Khi sinh sống chung trong các khu nhà tập thể căn hộ chung cư thì hát hò karaoke ngay cả khi đã quá 10 giờ đêm . Đối với những gia đình có trẻ em nhỏ thì không giáo dục chúng giữ im lặng mà để mặc chúng chạy nhảy đùa giỡn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những hình ảnh đó khiến cho rất nhiều người Thụy Điển bản xứ khó chịu phải dọn nhà đến những khu vực tránh xa người di dân ở.

2.Trộm cắp và tệ nạn

Những năm gần đây tình trạng trộm cắp vặt ở Thụy Điển đang gia tăng lên đáng kể. Nếu như trước đây bạn có thể quăng chiếc xe đạp ở bất cứ đâu rồi 1 ngày sau quay lại thì nó vẫn nằm đó nhưng giờ đã khác. Mọi chiếc xe đạp đều phải có khóa móc vòng vào bánh xe và thậm chí phải trang bị cả những loại khóa thật xịn nếu như không muốn bị cắt khóa. Đó là một ví dụ điển hình về tình trạng trộm cắp mất an ninh tại các thành phố lớn và cả những địa phương nhỏ nơi từng được xem là bình yên và an toàn của Thụy Điển.

Bên cạnh đó các cửa hàng , hoặc chợ, siêu thị của Thụy Điển cũng gia tăng tình trạng khai báo mất đồ với cảnh sát . Thậm chí ở các thành phố lớn như Stockholm , Göteborg hay Malmö tình trạng mất cặp trong các cửa hàng đang gây đau đầu cho chủ cửa hàng và với cả cảnh sát.

Không chỉ dừng ở đó, tình trạng buôn bán các chất gây ghiện như cần sa , ma túy đá cũng đáng báo động. Những đường dây buôn bán chất cấm này nổi tiếng với sự tham gia của người Việt và người Nam tư.

3.Khác biệt về truyền thống văn hóa

Nếu như ở phần trước sự kỳ thị đến từ trình độ văn hóa thấp , vô ý thức của người nhập cư thì sự khác biệt về văn hóa cũng là vấn đề giữa người Thụy Điển bản địa và người nhập cư ví dụ như

Người Việt Nam khi sống trong các căn hộ chung cư tập thể có thói quen nấu ăn với các loại thức ăn có mùi nồng đậm như cá kho, khô mắm gây ra sự khó chịu với các hàng xóm lân cận.

Trong một lần ngồi tàu điện từ Jönköping đến Stockholm, người viết có dịp chứng kiến một tình huống khó chịu của người Thụy Điển với 1 người Việt Nam khi người Việt này trong khi ngồi tàu đã ăn món khô mực nướng thì một người Thụy Điển ngồi cách đó 2 ,3 hàng ghế đã đi ngang và cố tình nói lớn để cho anh ta nghe bằng câu tiếng anh : its smell is terrible ( mùi của nó thật kinh khủng)

Hoặc những người tị nạn theo đạo hồi thường sử dụng một loại dầu gió có mùi hương đặc biệt cũng tương tự như loại dầu khuynh diệp của người Việt Nam mà nếu như không quen nhũng người xung quanh ngửi vào rất khó chịu.

Đó là những ví dụ điển hình về sự khác biệt văn hóa đang gây ra sự khó chịu giữa các dân tộc khi sống chung.

4.Gian lận thuế và làm việc đen

Người Thụy Điển bản địa là những người rất đơn giản và ngay thẳng , họ thích sự thật và rất ghét sự gian dối nhưng những người nhập cư từ các quốc gia khác có thể do hoàn cảnh kinh tế hoặc nghĩ rằng mình khôn nhưng trên thực đó đó là những trò khôn vặt mà người Thụy Điển rất khinh ghét ví như tình trạng phổ biến của những người nhập cư trong lao động đó là việc gian lận thuế khi khai báo với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó như việc khai báo xăng đi làm, hoặc gian lận khai báo số ngày nghỉ ở nhà trông con của các bậc cha mẹ hoặc việc không khai báo tiền phí Tivi .

Một số chủ cửa hàng khi bán hàng thì nhận tiền mặt của khách hàng hoặc chủ lao động thông đồng với người lao động trả tiền trực tiếp mà không thông qua cơ quan khai báo thuế cho sở thuế được gọi là nhận tiền đen hoặc lao động đen.

Một số người dựa vào các kẻ hở của luật pháp Thụy Điển để trục lợi như việc khai báo bệnh để ăn tiền trợ cấp xã hội hoặc nhận trợ cấp theo diện người tàn tật mặc dù họ hoàn toàn có khả năng lao động.

5.Cạnh tranh việc làm và phá vỡ các qui tắc chung của xã hội

Một tình trạng cũng khác phổ biến trong các nhà máy công nghiệp của Thụy Điển là người di dân hiện nay đang cạnh tranh cũng như cướp đi khá nhiều việc làm của người Thụy Điển bằng cách chấp nhận mọi mức lương thấp để có việc làm hoặc thậm chí chấp nhận làm việc kể cả vào ngày thứ 7 chủ nhật mà không cần phải trả gấp đôi lương hoặc các loại phụ cấp như qui định của nghiệp đoàn. Điều này khiến cho 1 số chủ hãng rất thích nhận người di dân nhưng vô tình lại phá hoại chung các qui tắc chung của xã hội nói chung và các công đoàn lao động được lập ra để bảo vệ người lao động.

Một ví dụ khác là người Thụy Điển thường có phong cách lao động chậm mà chắc, từ từ làm việc và tuân thủ giờ giấc thì những người di dân ngược lại khi lao động lại cố gắng làm thật nhanh , càng tạo ra nhiều sản phẩm càng tốt , thậm chí tận  dụng giờ nghỉ giải lao làm việc khiến cho những đồng nghiệp Thụy Điển ngao ngán lắc đầu . Nhưng tình trạng đó chỉ diễn ra khi người nhập cư mới nhận vào làm việc khi chưa ký hợp đồng dài hạn, một khi được làm việc vĩnh viễn thì lại lười lao động hơn bất kỳ ai .

6. Mua bán bằng lái giả dẫn đến gây tai nạn giao thông.

Một tệ nạn cũng phổ biến của người nhập cư là việc mua bán bằng lái giả . Việc này gây nguy hiểm cho an toàn giao thông của Thụy Điển vì Thụy Điển vận hành theo cơ chế tôn trọng pháp luật , chỉ cần 1 hành động vô ý thức không tuân theo luật giao thông sẽ dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Ngược lại người khi mua bằng lái để tham gia giao thông không ý thức được điều đó vì không được giáo dục về giao thông của Thụy Điển mà cứ lái xe ẩu như không xi nhan, uống rượu khi lái xe như thói quen ở các nước bản địa đã dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.

7.Khủng bố gây mất an ninh xã hội, uy hiếp người Thụy Điển

Theo đoàn người nhập cư tị nạn đã có những thành phần khủng bố trộn lẫn trong đó và đã gây ra bất ổn xã hội như thực hiện các hành vi khủng bố như đặt bom nơi công cộng, lao xe và các khu vực đông dân cư mà điển hình là vụ khủng bố tại Stockholm tại đường Drottninggatan đã gây kinh hoàng cho dân cư dẫn đến 5 người chết và 14 người khác bị thương nghiêm trọng.

Tác động của việc này rất nghiêm trọng dấy lên tâm lý lo sợ người nhập cư dẫn đến sự thù ghét ,ghê sợ trong người Thụy Điển bản địa.

Hệ quả của tâm lý bài ngoại , kỳ thị người nhập cư

Một hệ quả rõ ràng nhất đối với người nhập cư hay người di dân đó là tâm lý cực đoan thù ghét người di dân dẫn đến sự xô sát thậm chí dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đó là gây hiểm đến sức khỏe tính mạng thông qua các hành động xả súng, đánh đập, đâm chém ở các địa phương kỳ thị mạnh mẽ. Ở Đức hay ở Nga có những băng nhóm như thế là ví dụ điển hình.

Tác động cũng không kém quan trọng đó là các chính sách nhập cư sẽ ngày càng khó khăn hơn như việc xét duyệt bão lãnh sẽ kéo dài , gắt gao kiểm soát khó khăn hơn và tỉ lệ chấp nhận cấp visa hay quóc tịch sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó các qui định khi cho phép người di dân nhập quốc tịch sẽ rắc rối hơn như phải vượt qua các kỳ thi  quốc tịch khảo nghiệm về tiếng nói và kiến thức mà có lẽ trong tương lai sẽ được áp dụng.

Lời kết

Hòa nhập giữa các sắc tộc trong một quốc gia hợp chủng quốc là một vấn đề nan giải đối với các nhà lãnh đạo Thụy Điển mà cho đến nay gây rất nhiều tranh cãi trong chính sách nhập cư Thụy Điển. Hậu quả là người Thụy Điển đang có sự chia rẻ chưa từng có trong lịch sử.

Người Thụy Điển đã từng là những người nhân ái tốt bụng nhưng vì sao đến nỗi này có lẽ những người di dân nên tự suy nghĩ .

Trên đây là quan điểm cá nhân có tính chất chủ quan dựa trên những trải nghiệm thực tế của người viết chỉ mong đóng góp và xây dựng cho đất nước Thụy Điển thay đổi ngày một tốt đẹp hơn chứ không có ý chỉ trích hay bôi xấu bất cứ một sắc tộc hay dân tộc nào. Mong nhận được xây dựng và góp ý từ độc giả.

Congdongviet.se tổng hợp