Category Archives: Hướng dẫn làm thủ tục

Hướng dẫn xử lý khi bị lừa đảo ở Thụy Điển (phần 2)

2 .Qui trình xử lý khi bị lừa đảo ở Thụy Điển hoặc ở Châu Âu như sau :

1. Nếu bạn mua 1 món hàng ở Thụy Điển và bạn cảm thấy giá quá đắt hoặc hàng giả, không đúng chất lượng như quảng cáo thì bạn có 1 quyền của người tiêu dùng đó là quyền đổi trả hàng trong vòng 14 ngày hay 30 ngày ( Ångerrätt ) . Tuy nhiên cái này cũng tùy vào loại mặt hàng như 1 số mặt hàng giảm giá thì có thể sẽ không cho đổi trả hoặc 1 số cửa hàng không có cho đổi trả ( öppet köp). Muốn biết cửa hàng có cho đổi trả hay không bạn chỉ cần nhìn vào hóa đơn mua hàng (kvitto) sẽ có ghi Öppet köp bao nhiêu ngày . Nếu mua hàng online họ thường gửi kèm 1 tờ giấy Ångerrätt để bạn dán vào thùng khi đổi trả hàng lại. Hoặc nếu không có thì bạn vào trang web của họ tìm phần Ångerrätt để lấy thông tin này ra.
Đối với trường hợp của Ad , mình đã vào thẳng phần kontakta oss của công ty lừa đảo đó và báo với họ rằng mình không muốn mua dịch vụ định giá của họ nữa và muốn chấm dứt việc này. Lúc đó họ có trả lời lại rằng mình đã nhấn vào nút đồng ý của họ và họ đã ghi rất rõ là mình đồng ý với các điều khoản của họ nhưng mình dẫn chứng là mình có quyển Ångerrätt trong vòng 14 ngày và mình chưa nhận được bất kỳ dịch vụ nào của họ cũng như mình đe dọa họ là mình sẽ báo cảnh sát và gửi khiếu nại lên konsumentverket của Thụy Điển và của Europa. Bên cạnh đó mình còn chụp hình tất cả các mail trao đổi giữa mình và họ để làm bằng chứng rằng mình đã thực hiện quyền Ångerrätt trong vòng 14 ngày. Nếu bạn không biết viết mail thế nào thì có thể sử dụng 2 mẫu đơn bằng tiếng Anh và tiếng Thụy Điển dưới đây để gửi cho bên bán hàng do chính konsumentverket của Europa khuyến cáo sử dụng :
http://www.konsumenteuropa.se/globalassets/brevmallar/brevmall_angra_bestallning_bilvardering_sv.docx mẫu tiếng Thụy Điển
http://www.konsumenteuropa.se/globalassets/brevmallar/brevmall_angra_bestallning_bilvardering_en.docx mẫu tiếng Anh

2. Nếu bạn đã liên hệ qua mail về việc trả hàng rồi thì bạn vẫn cần phải viết thêm 1 thư khác và gửi qua đường bưu điện để tránh trường hợp khi ra kiện cáo bên bán hàng nói không nhận được mail của bạn bằng cách gửi thư bảo đảm và lưu lại hóa đơn (kvitto) của bưu điện trong vòng 14 ngày.
3. Liên hệ trực tiếp với sở cảnh sát địa phương (gần nhất nơi bạn ở) và mô tả với họ về trường hợp của bạn để họ ghi nhận và đồng thời nói với họ rằng bạn cần 1 biên nhận của họ về trường hợp của bạn rằng bạn đã thông báo với họ.
4. Vào trang https://www.konsumentverket.se/aktuella-konsumentproblem/anmal-till-konsumentverket/anmalan/ để trình báo với họ về trường hợp của bạn nếu công ty mua hàng ở trong Thụy Điển
Còn nếu ở ngoài Thụy Điển thì bạn cần mail cho konsumentverket Europa trình báo với họ 1 lần nữa qua địa chỉ email sau :  info@konsumenteuropa.se
Lưu ý tất cả các thủ tục trên bạn đều cần phải lưu lại các chứng từ để nếu sau này có tranh chấp ra tòa thì sẽ là bằng chứng có lợi cho bạn.


3. 1 số hình thức lừa đảo khác :
a. Ngày nay internet cũng như facebook sẽ là mảnh đất màu mở cho việc lừa đảo nên tốt nhất cái gì bạn không biết thì không nên nhấp chuột vào cũng như những quảng cáo giá rẻ bất ngờ thì chắc chắn 99% cũng là lừa đảo. Mình từng gặp 1 vụ lừa đảo như sau : mẫu quảng cáo là nếu bạn trả lời 1 bảng câu hỏi dưới đây thì bạn sẽ được quyền mua đôi giày Nike hay Addidas với giá chỉ 50 kr. Kết quả là sau khi trả lời và sau khi trả 50 kr thì chẳng bao giờ thấy đôi giày đâu mà chỉ thấy gửi về 1 đống thuốc hỗ trợ sức khỏe với 1 phần là tặng dùng thử và sau đó phải trả tiền , làm mình phải mất công gửi thư trả hàng và bảo ngưng sử dụng chương trình đó.
b. Gọi điện thoại bán hàng , họ sẽ hỏi bạn đủ thứ và nếu như bạn trả lời ok thì coi như bạn cũng dính những chương trình mua hàng qua điện thoại. Tuy đây là những trường hợp lừa đảo không rõ ràng nhưng cũng gây mất công và mất thời gian nên tốt nhất nếu bạn gặp số điện thoại lạ thì không nên bắt máy. Vì ngoài bán hàng ra cũng có 1 số cuộc điện thoại lạ nếu bắt máy bạn sẽ trả tiền điện thoại rất mắc. Bạn có thể sử dụng chương trình gọi điện thoại Truecall trong Playstore nếu bạn sử dụng điện thoại thông minh để biết ai gọi đến cho bạn. Đây là 1 chương trình do Thụy Điển lập trình rất hay. Nó sẽ cho biết người gọi là ai, là người quảng cáo hay bán hàng, thậm chí là cả địa chỉ, vị trí của người gọi .
c. Nếu bạn bán hàng trên blocket.se hay tradera.se cũng hãy cẩn thận vì mình từng gặp trường hợp 1 người lạ mail cho mình nói rằng họ đồng ý mua cái điện thoại trên tradera mà mình bán và họ sẽ trả tiền cho mình luôn cả tiền vận chuyển với điều kiện mình gửi đến 1 địa chỉ nào đó ở Châu Phi. Và họ làm thế thật, mình nhận được thông báo chuyển tiền của 1 ngân hàng nào đó rằng tiền đang được gửi vào tài khoản của mình với điều kiện mình gửi lại cho họ hóa đơn gửi hàng của bưu điện. Đây là 1 hình thức lừa đảo hết sức tinh vi vì họ giả mạo email của ngân hàng để gửi cho bạn. Hãy cẩn thận kiểm tra tài khoản ngân hàng đến khi nhận được tiền thì hãy thực hiện giao dịch
Nếu có thắc mắc, hoặc khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề trên hoặc chia sẻ kinh nghiệm để cảnh báo cho những người khác thì hãy đừng ngần ngại liên hệ với congdongviet.se.

Hướng dẫn xử lý khi bị lừa đảo ở Thụy Điển (phần 1)

Trong khả năng cho phép mình sẽ viết ra 1 qui trình xử lý chung cho hầu hết các trường hợp khi các anh chị em cho rằng mình bị lừa đảo để khi gặp tình huống chúng ta biết cách và biết hướng xử lý sao cho nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên ở phần đầu Ad xin trình bày 1 trường hợp lừa đảo điển hình và cũng đang là hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay trước.

Phần 1 : Tình huống lừa đảo ở Thụy Điển
Đừng bao giờ nghĩ rằng ở Thụy Điển là an toàn và không bao giờ bị lừa đảo . Đây là 1 suy nghĩ hết sức sai lầm vì thậm chí lừa đảo ở Thụy Điển hết vô cùng tinh vi và khi đem ra kiện cáo ở tòa vừa mất thời gian và tiền bạc ( rất mắc vì chi phí luật sư).

Đây là 1 trường hợp có thật do chính Admin đã từng bị lừa nên viết lại 1 số kinh nghiệm thực tế mong là anh chị em /cô chú bác nếu có lâm vào trường hợp tương tự thì biết cách xử lý đỡ mất công sức thời gian và tiền bạc . Mong mọi người đọc xong thì chia sẻ cho những người thân khác vì Ad nghĩ ai cũng có thể lâm vào những trường hợp lừa đảo như thế.

Trường hợp của Ad như sau : 21 tháng 12 năm 2017 , trong khi làm việc tại Hãng , Ad có vào Facebook qua điện thoại và thấy 1 mẫu quảng cáo về định giá xe , chỉ cần điền số xe và hộp mail, số điện thoại vào thì chúng ta sẽ biết chiếc xe hiện tại của chúng ta giá bao nhiêu . Mẫu quảng cáo rất đơn giản , bắt mắt và chẳng hề có ghi giá tiền nào cả. Vậy cho nên mình nghĩ là miễn phí nên đã tò mò điền thử số xe của mình vào. Sau đó mình nhận được thông báo là chờ 1 thời gian nó sẽ gửi thông tin định giá xe vào hộp mail.

Nếu không chú ý sẽ chẳng thấy được vị trí để giá tiền của dịch vụ đinh giá xe

Khi về đến nhà mình mở mail ra và nhận được 2 mail , 1 mail là thông tin định giá xe và 1 hóa đơn tính tiền về dịch vụ định giá xe trên là 200 Euro ( khoảng 1900 – 2000 kr) . Điều đáng nói ở đây là lúc mình bấm chọn vào nút đồng ý gửi thông tin xe và thì không thấy có giá tiền gì cả nhưng giờ lại bắt mình trả tận 2000 kr. Thật ra nếu chỉ 100 – 200 kr mình cũng cắn răng trả nhưng ở đây đến 2000 kr. Mình biết ngay mình đã bị lừa đảo . Mình vào lại trang quảng cáo và thông tin của công ty làm ra trang quảng cáo định giá xe đó thì mới thấy 1 số chi tiết làm mình té ngửa :

1. Thật ra là dưới nút bấm chọn gửi thông tin xe có ghi 1 dòng chữ rất nhỏ với nội dung : ”
Chúng tôi có thể điều tra và đánh giá xe hơi cho dù nó là chiếc xe nào! Khi bạn chọn chúng tôi, bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ có được một dịch vụ chuyên nghiệp! Chi phí dịch vụ là 199 €. Việc xử lý và giao hàng của bạn được bao gồm trong giá cả. ”

2. Ngoài ra trong phần thông tin cũng có 1 dòng chữ với nội dung như sau : ”
Tôi xác nhận rằng tôi 18 tuổi hoặc lớn hơn, rằng tôi đã đọc các quy tắc và điều khoản và điều kiện áp dụng cho dịch vụ trên trang web này và tôi tôn trọng họ. Bằng cách chấp nhận các điều khoản trước khi gửi thông tin này, bạn sẽ tự động chấp nhận các điều khoản này. Tôi cũng biết rằng dịch vụ này có tính bắt buộc và tôi cam kết hoàn toàn thanh toán dịch vụ khi giao hàng.”
Điều này có nghĩa là khi bạn nhấp chuột vào nút gửi thông tin thì đồng nghĩa bạn đã đọc hết các qui định của họ và nếu đem ra kiện tụng thì bạn sẽ đuối lý vì họ đã ghi rất rõ ràng chẳng qua bạn không đọc mà thôi nhưng điểm lừa đảo ở chỗ qui định về giá tiền lại ghi rất nhỏ nhằm tạo ra 1 sự hiểu lầm.

3. Trang web này mặc dù bằng tiếng Thụy Điển nhưng có địa chỉ công ty đặt tại Talin – Estonia
4. Trong hóa đơn còn ghi rằng mình phải thanh toán hóa đơn trước ngày 4- tháng 1 năm 2018 nếu không sẽ bị phạt thêm 35 Euro và sau đó gửi đến công ty đòi nợ kronofogden với lời lẽ mang tính đe dọa sặc mùi nguy hiểm và chuyên nghiệp.

Mình đã lên mạng và tìm thấy thêm 1 số thông tin khác như : trên 1 số trang diễn đàn của Thụy Điển cũng có hàng ngàn người bị lừa đảo như mình và họ có bàn về cách giải quyết. Thậm chí trên trang web của hội bảo vệ người tiêu dùng   Châu Âu dành hẳn 1 trang riêng thống kê có khoảng 1800 trường hợp đã khiếu nại tới họ về việc lừa đảo định giá xe qua các trang web như : hurmycket.com, autopriser.net och carprice.se.
Còn của mình là carspy.se. Và tất nhiên là còn rất nhiều trang web đã và đang chuẩn bị lập để lừa đảo về dịch vụ định giá xe này nữa.

Hướng dẫn thủ tục xin miễn thị thực khi về Việt Nam từ Thụy Điển

Dưới đây là hướng dẫn cách xin miễn thị thực khi bạn hay người thân muốn về Việt Nam từ Thụy Điển :

Cần phải chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ như sau

Điều quan trọng là phải gửi kèm:

  • 1 tờ khai điền miễn thị thực : download ti đây : link 
  • 1 giấy chứng nhận hô khẩu (personbevis) : giấy này các bạn có thể vào trang web skatteverket : (link sở skatt)  đăng nhập bằng 10 số personnummer và lấy về hoặc yêu cầu gửi về , nếu không có thể ra sở skatt yêu cầu nhân viên ở đó in ra cho bạn.
  • 1 giấy khai sinh hoặc hộ chiếu bằng chứng là bạn là nguồn gốc từ VN
  • 1 phong bì ghi địa chỉ của mình để họ gửi lại200kr + 50kr tiền tem gửi quay lại cho mình
  • Gửi lên Đại Sứ Quán bằng thư bảo đảm theo địa chỉ sau :
    Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển
    Örby Slottsvägen 26
    125 71 Älvsjö
    Stockholm, Sweden
    Hộp thư điện tử: info@vietnamemb.se
    Điện thoại: +46 8 5562 1071
    Fax: +46 8 5562 1080

    Giấy miễn thị thực

Ngoài ra có thể đọc thêm để hiểu rõ chi tiết thủ tục xin miễn thị thực đối với các trường hợp khác như sau :

1. Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCNN) được miễn thị thực nhập cảnh nếu: (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu/giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc NVNĐCNN được miễn thị thực nhập cảnh nếu (1) có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; và (2) có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực:

a. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực. Cần lưu ý đương sự chỉ khai về trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ khi trong hộ chiếu cha mẹ có ghi rõ tên (và/hoặc ảnh) của trẻ em đó. Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với bố mẹ nhưng có riêng hộ chiếu;

– Hai (02) ảnh màu mới chụp cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 tấm ảnh dán vào tờ khai, 01 tấm ảnh để rời hoặc đính kèm vào tờ khai);

– Hộ chiếu nước ngoài (passport) hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để Cơ quan đại diện lưu hồ sơ);

– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (đề nghị nộp bản gốc hoặc bản sao có dấu), như sau:

· Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam

· Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam

· Giấy khai sinh

· Thẻ cử tri mới nhất

· Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị)

· Sổ hộ khẩu

· Sổ thông hành cấp trước 1975

· Thẻ căn cước cấp trước 1975

· Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975;

· Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

b. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam:

– Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực.

– Hai (02) ảnh (hình) màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội.

– Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của nước ngoài còn giá trít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam gồm:

· Giấy đăng ký kết hôn, kèm giấy tờ chứng minh rằng người vợ/chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy khai sinh, kèm giấy tờ chứng minh bố/mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con (familybevis do Sở Thuế Thụy Điển cấp), kèm giấy tờ chứng minh người có quan hệ cha/mẹ/con đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

· Các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

3. Đối với trường hợp tên và tuổi trong giấy tờ cũ của phía Việt Nam cấp và giấy tờ do phía Thụy Điển cấp không khớp nhau, quý vị cần gửi thêm một bản xác nhận thay đổi chi tiết nhân thân do Cơ quan có chức năng của Thụy Điển hoặc Việt Nam cấp.

4. Phí và lệ phí xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: trả bằng cash hoặc bank transfer vào tài khoản của ĐSQ (bankgiro 664-0742). Nếu muốn ĐSQ gửi trả kết quả qua đường bưu điện, quý vị cần trả phí dịch vụ bưu điện gửi thư bảo đảm của ĐSQ.

5. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực:

Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới), đương đơn cần làm một Tờ khai, gửi kèm hộ chiếu cũ có trang Miễn thị thực cùng với hộ chiếu mới.

Hướng dẫn thủ tục chuyển giấy phép lao động sang giấy tự kinh doanh để định cư ở Thụy Điển

Dành cho những bạn muốn chuyển giấy phép lao động sang giấy phép tự làm chủ.
Đây là 1 bài chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn nào sang TĐ lao động hay người ăn theo, ko may có những trục trặc ko làm việc tiếp với chủ cũ đc nữa mà visa còn hạn( chú ý từ lúc nghỉ việc cho đến lúc nộp hồ sơ mới ko quá 3 tháng).

Cái này thì người lao động chính tự làm chủ cũng đc hay người ăn theo là vợ, hay chồng làm chủ đều đc. Kinh nghiệm từ chính bản thân mình và sau đó mình chỉ cho một người bạn của mình sau này và cả hai đều được giấy tờ egen företag. Vì vừa rồi có 1 người bạn nữa mới sang cũng hỏi thủ tục nhưng mình cũng khuyên gọi cho cty tư vấn, nhưng đc trả lời là họ chưa làm cho trường hợp nào như vậy mà chỉ có kinh nghiệm làm trong các lĩnh vực hôn nhân, lao động,.. thôi nên mình viết bài này cho các bạn tham khảo. Vì phần đầu này ko có hướng dẫn trên website nên mình phải tự tìm hiểu và làm.

– Trước tiên bạn phải có 1 tờ đơn xin phường hay xã ở Việt nam xác nhận là họ tên, địa chỉ, số chúng minh thư và số passpor, hiện bạn sống tại thụy điển: Không có nợ thuế ở Việt Nam.

– Sau khi bạn có giấy xác nhận đó thì lên Skatteveket ở Thụy điển lấy mẫu xin đăng ký kinh doanh tự làm chủ tiệm mà bạn đã thỏa thuận mua, nộp kèm giấy xác nhận không nợ thuế ở VN, lúc mình làm nó ko đòi hỏi nộp kèm giấy xác nhận nhưng 10 ngày sau nó có thư gửi về bắt mình có giấy xác nhận ko nợ thuế ở VN, nên bạn làm trước nộp luôn cho nhanh.

– Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh bạn nộp kèm với các giấy ờ sau lên Migrationveket:

+ Bản sao của các trang trong hộ chiếu của bạn hiển thị thông tin cá nhân, hình ảnh, chữ ký, số hộ chiếu, nước cấp, có giá trị, và nếu bạn được phép sống ở các quốc gia khác ngoài đất nước của bạn
hiển thị giấy chứng nhận của ngân hàng rằng bạn có đủ tiền cho bản thân và gia đình của bạn trong thời gian 2 năm đầu tiên (tương ứng với 200 SEK 000 cho bạn, 100.000 cho người phối ngẫu của bạn kèm theo và SEK 50 000 cho mỗi đứa trẻ đi kèm): giấy này xin xác nhận ỏ VN bằng tiếng anh, tiền việt Nam tính ra tương đương với đô la luôn, là tài khoản của bạn có bao nhiêu đô.

+ Hiển thị chứng chỉ ngân hàng mà bạn có đủ tiền cho bạn để mua các công ty và các chi phí và các khoản đầu tư mà bạn mong đợi để điều hành công ty, cái này là tài khoản ở THụy điển, tiền trong TK của bạn.
+ Hợp đồng mua bán tiệm.

+ Thêm 1 hợp đồng thuê tiệm , cái này phải có mặc dù không nghi trên mạng.

+ Thêm 1 hợp đồng thuê nhà , vì nó đòi hỏi cả gia đình phải có chỗ ở đảm bảo, cái này không thiếu được mà nó không nghi trên mạng đâu.

+ Tài liệu cho thấy rằng bạn đã trả giá mua, hoặc một phần của giá mua, nếu bạn mua doanh nghiệp hoặc kinh doanh, cái này là bạn chuyển trả tiền mua tiệm , in chuyển khoản tiền đã trả tiền mua tiệm ra, và in sổ phụ ngân hàng bên này ra, vào mạng tự in.

+ Báo cáo tài chính hàng năm hoặc 2 năm gần nhất (nếu công ty đã hoạt động trong quá khứ), bảo chủ bán tiệm cho mình để họ bảo kế toán làm báo cáo tài chính 2 năm gần nhất in ra hay tiệm mới hđ thì từ lúc hoạt động đến lúc bán cho mình.
+ Giấy chứng nhận khóa học, hoặc các bằng chứng khác mà bạn có thể biết tiếng Thụy Điển và / hoặc tiếng Anh.

+ Bằng tốt nghiệp từ chương trình của bạn.

+ Viết thêm một chút kinh nghiệm bạn đã từng kinh doanh hay làm ăn ở VN.

Sau đó in mẫu 124011 trên trang web của di dân ra và điền vào, bảo kế toán của chủ bán tiệm điền giúp vì có những số liệu phải kế toán sau khi làm sổ sách mới có mới biết và điền được.

Còn chồng và con của bạn thì in mẫu 132011, mỗi người 1 bản, cái này thì tự bạn làm được.–

Đó là giấy tờ cơ bản , ngoài ra bạn còn phải nộp phí như web yêu cầu cho cả nhà, pho tô hộ chiếu, visa cũ,.. của cả nhà nộp kèm, ,,,,như trang web yêu cầu, và có khi mình tự bổ sung vào cho đủ.

Bạn lưu ý là bạn cũng phải có kiến thức về kinh doanh, khi bạn miua tiệm dù là 100% hay trên 51% cổ phần cũng đc, nhưng bạn phải biết chắc là cái tiệm đó có lời trên sổ sách, số tiền lời đó sau khi trừ thuế đi thì phải nuôi sống cả gia đình bạn, nếu là cổ phần trên 51% thì số tiền lời bạn đc chia cũng sau khi trừ thuế đi cũng phải nuôi sống cả ggia đình bạn mới đc. Vì visa egen företag là cấp cho 2 năm, sau 2 năm họ bắt nộp báo cáo tài chình của tiệm cho họ xem, nếu mình đạt tiêu chuẩn thì đc cấp visa vĩnh viễn luôn, còn ko đạt thì sẽ rủi ro cao, hoặc họ chỉ cấp 2 năm thử thách tiếp, hoặc bị utvisa. Khi tự làm chủ thì các bạn phải tự mình vận động trí óc về giấy tờ là chính, ko nên ko biết gì phụ thuộc vào người khác, phải hiểu rõ về thuế: thuế có 2 loại là thuế moms và skatt, moms la thuế đầu ra đầu trừ đi đầu vào, còn skatt là thuế thu nhập từ lợi nhuận cua bạn hay từ tiền lương của bạn, ngoài ra còn arbetsgivaravgifter nữa nếu bạn chung cổ phần thì bạn cũng phải trả phí này hàng tháng nữa,… nói chung là bạn phải tìm hiểu để chủ động về lợi nhuận, ko đc nghe ai vì người VN hay ăn đen nên nhiều khi thực lãi cao nhưng trên giấy tờ lãi ít hay lỗ thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả duyệt visa của bạn sau này.
Mình sang đây lúc đứng ra kinh doanh cũng bập bõm tiếng TĐ thôi, tự đọc trên trang web và làm giấy tờ, sau này mình chỉ cho bạn mình cũng vậy, lúc đó tiếng TĐ cũng chưa biết mấy… Nhưng phải công nhận là ben này họ công bằng văn minh nên bọn mình mới đc như vậy, cứ đáp ứng đủ tiêu chuẩn như website yêu cầu là đc.

– Mình quên 1 yếu tố nữa là các bạn phải mua bảo hiểm ốm đau+ tai nạn nữa.
Bạn nào muốn làm thì đường link hướng dẫn chi tiết của cục di dân đây:
www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Eget-foretag.html
Nguồn: Facebook

Kiến thức cơ bản cần biết khi định cư ở Thụy Điển

Nội dung trong các bài viết này mình sẽ đề cập đến các vấn đề mà nhiều người rất quan tâm :

1. Thủ tục khai báo cơ quan chính quyền khi vào Thụy Điển

2.Thủ tục xin cấp mã số cá nhân (personbevis) mà Việt nam gọi là : số chứng minh nhân dân.

3.Thủ tục xin nhập học SFI

4.Thủ tục xin gia hạn hay xin giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển

5. Thủ tục xin cấp quốc tịch

6. Thủ tục xin trợ cấp tiền học từ CSN

7. Các thủ tục khác….

Trước khi đi vào các thủ tục mình sẽ bắt đầu giải thích 1 số tên cơ quan chính quyền Thụy Điển có liên quan để các anh chị em hiểu rõ hơn sau này sẽ làm các thủ tục khác.

Trên tinh thần xây dựng và cung cấp thông tin đến cộng đồng không vì bất kỳ mục đích lợi nhuận nào khác nên mình mong muốn nhận được ý kiến đóng góp chân thành của đọc giả trong trường hợp các thông tin dưới đây có sai hoặc không chính xác. Mong nhận được sự hợp tác.

Khi bạn đặt chân đến Thụy Điển để định cư điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là :

1-ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU (link : skatteverket.se)

Tại sao phải đến Sở Thuế để làm việc này ?

Khi đến Thụy Điển định cư bạn cần phải đến cơ quan này tại địa phương để thông báo bạn đã đến để họ có thể cấp cho bạn mã số cá nhân ( gọi là personnumer gồm có 10 số theo cấu trúc sau : năm-sinh-thángsinh-ngàysinh-4 số đuôi) . Với 10 con số này bạn sẽ được các quyền lợi cơ bản như sau:

1. Được pháp luật Thụy Điển bảo vệ

2. Được đi học theo chương trình ngôn ngữ dành cho người di dân gọi tắt là SFI – mình sẽ giải thích sau.

3.Được khám bệnh và chữa bệnh theo qui định y tế Thụy Điển ( Việc này rất quan trọng vì nếu bạn không có 10 con số cá nhân (personnummer) thì chi phí khám và chữa bệnh sẽ khác hoàn toàn đấy nhé ! )

4. Các quyền lợi khác : như xin tiền trợ cấp con cái v.v…

Khi đến Sở thuế nhớ mang theo hộ chiếu và những giấy tờ mà chứng minh được là bạn được phép định cư hoặc tạm trú. Mang theo cả giấy kết hôn hoặc giấy khai sinh của các con, nếu bạn có những giấy tờ đó. Tùy thuộc vào từng vùng và thành phố mà quyền lợi và nghĩa vụ của bạn sẽ có khác 1 chút so với tỉnh khác.

Ngoài ra cơ quan này còn có các chức năng khác :

1. Khai báo khi bạn di chuyển chỗ ở

2.Xin đổi tên

3.Đăng ký kết hôn

Một số thủ tục trên bạn có thể thực hiện khai báo qua trang web mà không cần đế trực tiếp Sở Thuế qua đường dẫn sau:

https://www.skatteverket.se/

(Sẽ có bài hướng dẫn khai báo các thủ tục trên thông qua trang web ở các loạt bài kế tiếp)

2. GIẤY CHỨNG MINH ( LEGITIMATION hay ID-kort )

Như đã nói trên , khi bạn đã đến Sở Thuế khai báo thông tin thì họ sẽ cấp cho bạn cái gọi là ID-kort, trên đó sẽ có mã số cá nhân gọi là personnummer bao gồm 10 số. Bạn buộc phải có 10 con số này khi muốn sống và định cư hợp pháp trên đất Thụy Điển. Cũng giống như ở VN bạn phải có giấy Chứng Minh Nhân Dân ). Ngoài ra Thụy Điển cũng chấp nhận giấy phép lái xe như một ID-kort thứ 2 của bạn.

Tuy nhiên người dưới 13 tuổi thì không có thủ tục này.

Thủ tục xin cấp ID-kort

1. Phải đóng tiền lệ phí là 400 kr.

2. Thời gian khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

3.Khi đi làm thủ tục này : phải mang theo hộ chiếu, giấy phép tạm trú hoặc các giấy tờ có liên quan chứng minh bạn được cấp phép sống tại Thụy Điển.

3.QUĨ BẢO HIỂM XÃ HỘI (FÖRSÄKRINGSKASSAN)
Link trang web : https://www.forsakringskassan.se/

Khi nào bạn được số cá nhân thì hãy đến đăng ký tại Quĩ bảo hiểm xã hội. Hãy mang bản sao giấy phép cư trú khi bạn đến đăng ký. Bạn phải đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì mới được giúp đỡ để được những tiêu chuẩn bạn được hưởng. Ví dụ về một số trợ cấp về kinh tế từ Quĩ bảo hiểm xã hội:
1. Trợ cấp nhà ở (Bostadsbidrag) Trợ cấp nhà ở để giúp bạn có khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà. Nếu bạn không có nhà ở thì có thể xin trợ cấp nhà ở nếu bạn sống cùng các con của bạn. Điều quan trọng là bạn phải thông báo cho Quĩ bảo hiểm xã hội biết nếu bạn chuyển đi, nếu gia đình thêm người, tăng thu nhập hoặc tiền thuê nhà thay đổi. Nếu bạn nhận được trợ cấp nhà ở nhiều thì sẽ phải trả lại.
2.Trợ cấp trẻ em (Barnbidrag) Nếu bạn đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì sẽ được trợ cấp cho con dưới 16 tuổi và có giấy phép định cư. Tiền trợ cấp được trả tự động khi bạn đăng ký con mình vào Quĩ bảo hiểm xã hội.

3.Tiền hỗ trợ nuôi con (Underhållsstöd) Nếu bạn ly hôn và sống cùng con thì người cha/mẹ kia phải trả tiền hỗ trợ nuôi con. Nếu người cha/mẹ kia không trả được, thì bạn có thể được giúp đỡ của Quĩ bảo hiểm xã hội. Nếu người cha/mẹ kia bị chết, thì bạn có thể được hỗ trợ của Quĩ hưu trí.

4.Tiền nghỉ đẻ (Föräldrapenning) Gia đình với trẻ em dưới 8 tuổi được tiêu chuẩn nghỉ đẻ. Nếu bạn ở nhà để chăm sóc con bạn thì bạn được tiền nghỉ đẻ.

4.SFI – TIẾNG THỤY ĐIỂN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (SVENSKA FÖR INVANDRARE)

Khi bạn đến Thụy Điển , bạn được quyền tham gia khóa học SFI là khóa học ngôn ngữ Thụy Điển dành cho người di dân. Tất cả học phí và sách vở đều hoàn toàn miễn phí. Thời gian bạn được học tối đa hiện nay khoảng 600 giờ . Bạn buộc phải hoàn thành khóa học này để có thể tiếp tục được đi học ở các trường bình thường dành cho người dân Thụy Điển hoặc bạn muốn học nghề. Ngoài ra bạn muốn nhận được tiền học bổng từ cơ quan CSN thì bạn cũng buộc phải hoàn thành khóa học SFI này. Cho nên cố gắng hoàn thành SFI này nhanh càng tốt nhé ( Để sau đó vừa đi học vừa có tiền ? )

Hiện nay có rất nhiều trang web học SFI (các bạn có thể học ở link này:http://www.digitalasparet.se)

5.Sở lao động (ARBETSFÖRMEDLINGEN)

(link: www.arbetsformedlingen.se)
Đây là cơ quan có chức năng giới thiệu việc làm cho bạn khi bạn cần kiếm việc làm. Bạn cần phải đăng ký với cơ quan này để họ cử người theo dõi và giúp đỡ bạn trong việc tư vấn chọn nghề cũng như hướng dẫn bạn các thủ tục khác. Người này gọi là : handläggare. Khi đi gặp người này bạn nhớ mang theo tất cả các bằng cấp bạn từng học hoặc từng hoàn tất để họ có thể biết được khả năng của bạn và giúp bạn chọn công việc phù hợp.

6.CSN: Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cho việc học

(link : http://csn.se)
Đây là trung tâm giúp cho những bạn có nhu cầu học sau chương trình SFI tiếp tục học trung học, hay đại học. Điều kiện bắt buộc của trung tâm này hiện nay là bạn phải hoàn thành xong khóa học SFI và có giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển (Upperhållstillstånd). Hoặc trong 1 số trường hợp đặc biệt như bạn chưa có giấy định cư nhưng có con sinh tại Thụy Điển thì vẫn có thể làm đơn xin cứu xét.

Cách nhanh nhất và tốt nhất để làm đơn bạn truy cập vào trang web sau và tạo một tài khoản

7.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG MẪU GIÁO (FÖRSKOLA)

Trẻ em được đi nhà trẻ từ khi một tuổi, cho đến hết năm đủ tuổi đi học. Hãy đăng ký cho con bạn bốn tháng trước khi ngày bạn muốn con bắt đầu. Bạn hãy làm như sau để xin cho con bạn vào trường mẫu giáo công lập (kommunala förskolor): Hãy điền vào mẫu đơn mà có thể lấy từ phòng công dân trong trang (medborgarkontor) Bạn được thông báo khi nào có chỗ chống. Để được chỗ đó thì bạn phải nhận lời bằng cách trả lời vào thư trả lời theo thời gian nhất định. Nếu bạn không trả lời thì con bạn mất chỗ và đơn đăng ký chỗ bị hủy. Khi bạn được chỗ thì bạn phải gửi thông tin về thu nhập tới phòng kinh tế (Debiteringsenheten). Nếu bạn không làm việc này thì phải trả lệ phí cao nhất. Bạn cũng có thể đăng ký chỗ ở các trường dân lập. Đăng ký trực tiếp tại các trường mẫu giáo. Thông tin về các trường đó có tại Trường mẫu giáo công lập mở cửa các ngày thường, thứ hai – thứ sáu 06.15 – 17.30. Nếu cần thiết thì kéo dài đến 18.30. Tất cả trẻ em có quyền xin vào trường công lập, 15 tiếng mỗi tuần.

8.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG (GRUNDSKOLA)

Trẻ em mới nhập cư, ở độ tuổi 6 đến 16 phải đến phòng Mosaikskolan để đăng ký vào trường. It nhất một cha/mẹ hoặc người giám hộ phải đi cùng đứa trẻ. Trường phổ thông là bắt buộc với trẻ em từ 7-16 tuổi. Trẻ em và phụ huynh hoặc người giám hộ phải trình giấy chứng minh thư. Thẻ được phép cư trú do Cục di dân cấp cũng dùng được. Nếu bạn đi làm hoặc đi học thì con bạn được chỗ ở nhà sinh hoạt ngoài giờ (fritidshem). Tiêu chuẩn này dành cho trẻ em bắt đầu đi mẫu giáo cho đến khi 13 tuổi. Nhà sinh hoạt này mở cửa trước khi buổi học bắt đầu và sau khi buổi học kết thúc. Hãy hỏi trường học của con bạn xem thủ tục đăng ký chỗ như thế nào.

9.CỤC DI DÂN (MIGRATIONSVERKET)

( link : http://www.migrationsverket.se)
Cục di dân là cơ quan xét đơn của những người muốn cư trú tại Thụy điển, sang thăm, xin vào quốc tịch hoặc cần bảo vệ vì bị truy nã. Tại Cục di dân bạn được giúp về những việc:
• gia hạn giấy phép tạm trú (uppehållstillstånd)
• đăng ký quyền cư trú (uppehållsrätt)
• quốc tịch Thụy điển (medborgarskap)
• giấy thông hành (resedokument)
• hộ chiếu cho người vô quốc tịch (främlingspass)
• gia hạn giấy phép sang thăm (besökstillstånd)

Y TẾ (SJUKVÅRD)

Tất cả mọi người sống và đăng ký hộ khẩu tại Thụy điển đều có tiêu chuẩn hưởng dịch vụ y tế. Nếu bạn cần khám bệnh thì đầu tiên nên liên lạc với trung tâm y tế (vårdcentral). Bạn có thể tự chọn trung tâm y tế để đăng ký xin khám ở đó. Nếu bạn ốm và cần hỏi gì đó, bạn có thể gọi điện đến trung tâm tư vấn y tế (Sjukvårdsupplysningen). Ở đó có người y tá có thể cho bạn lời khuyên hoặc hướng dẫn bạn đến đúng nơi để khám chữa bệnh. Khi bị bệnh nặng và phải cấp cứu hoặc bị tai nạn thì bạn có thể đến phòng cấp cứu (Akutmottagningen). Hãy gọi đến 1177 trước khi đi, để được cố vấn nếu bạn có phải vào cấp cứu không. Nếu rất vội và nếu bạn cần xe cứu thương thì gọi đến 112. Tại www.1177.se bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về y tế ở Skåne. Ở đó bạn có thể tìm thấy các trung tâm y tế mà bạn có thể lựa chọn, được thông tin về các căn bệnh và các quyền lợi về y tế vv. Nếu bạn cần phiên dịch thì phòng y tế có thể dàn xếp. Bạn được quyền có người phiên dịch miễn phí. Trẻ em dưới sáu tuổi nên liên lạc với trung tâm chăm sóc trẻ em (barnavårdscentral). Ở đó họ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em và tiêm chủng. Ở đó bạn cũng được cố vấn về mọi việc và theo dõi về sự phát triển của con bạn. Phụ nữ mang thai được kiểm tra sức khỏe của mình và thai nhi tại phòng phụ khoa (barnmorskemottagning). Ở đó bạn được cố vấn về các vấn đề liên quan đến tình dục. Phòng phụ khoa cũng có cùng số điện thoại với ”Bác sĩ phụ khoa trực tiếp” (”Barnmorska direkt”). Xem dưới đây để dược các thông tin liên lạc. Khi bạn đi khám bác sĩ thì thường phải trả một lệ phí. Bạn có thể sưu tập vào thẻ chi phí cao(högkostnadskort). Bạn trả lệ phí nhiều nhất 1100:- trong một năm. Nếu bạn không đến khám như lời hẹn thì bạn phải trả gấp đôi tiền lệ phí. Tiền phạt này không được tính vào thẻ chi phí cao. Nếu bạn biết là không thể đi khám được theo giờ hẹn thì phải gọi điện hủy giờ trước 24 giờ

DỊCH VỤ NHA KHOA (TANDVÅRD)

Bạn có thể được tự chọn dịch vụ nha khoa tư nhân hoặc dịch vụ nha khoa nhà nước. Người lớn phải trả phần lớn tiền lệ phí dịch vụ. Một phần được được Quĩ bảo hiểm xã hội trợ cấp, nếu bạn đăng ký hộ khẩu ở khu vực đó. Trẻ em dưới 20 tuổi được dịch vụ miễn phí. Các cháu được kiểm tra thường xuyên từ lúc 3 tuổi. Nếu con bạn cần khám cấp cứu thì bạn tự gọi điện đến nha sĩ. Nếu cần dịch vụ cấp cứu thì trước tiên bạn hãy liên lạc với nha sĩ mà bạn thường hay gặp. Nếu bạn cần giúp đỡ vào buổi tối hoặc ngày lễ thì gọi điện đến 1177, để được thông tin của bác trực.

NHÀ Ở (BOSTAD)

Ở tất cả các tỉnh đều có phòng giới thiệu nhà ở tên là Boplats Syd. Bạn có thể xếp hàng ở đó để được thuê căn hộ. Họ xắp xếp theo thứ tự. Thời gian xếp hàng càng lâu thì cơ hội được căn hộ càng cao. Bạn có thể đăng ký trong trang web của Boplats syd hoặc tại văn phòng của họ. Bạn cũng có thể xin nhà ở qua mối quan hệ cá nhân hoặc liên hệ trực tiếp với các chủ nhà. Họ thường có những qui định riêng và các hệ thống bếp riêng.
Hộ khẩu (Folkbokföring) Hộ khẩu có nghĩa là nơi bạn đăng ký cư trú. Nhiều quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc bạn có đăng ký hộ khẩu hay không, và đăng ký ở đâu.

Dich vụ nha khoa của nhà nước (Folktandvården) Dịch vụ nha khoa của nhà nước là dịch vụ nha khoa do nhà nước thực hiện. Ngoài ra có dịch vụ nha khoa tư nhân do các công ty tư nhân thực hiện.

Cập nhật những điều chỉnh về luật lao động liên quan đến gia hạn giấy phép định cư Thụy Điển

Vào ngày 15.11.2017, Quốc hội Thụy Điển (Riskdagen) đã thông qua một điều chỉnh trong Luật di dân (utläningslagen) về việc THU HỒI GI ́Y PHÉP LAO ĐỘNG (Ny lagändring gällande återkallelse av arbetstillstånd). Điều chỉnh này chính thức có hiệu lực từ 01.12.2017. Vậy điều chỉnh này có liên quan gì, và có ảnh hưởng trực tiếp như thế nào trong những thực hành của sở di dân (Migrationsverket) khi xét duyệt hồ sơ XIN GIA HẠN giấp phép lao động (förlängning av arbetstillstånd)?

Để hiểu được điều này, cần quay ngược lại thời gian năm 2014. Ngày 01.08.2014, một điều chỉnh về Luật đã diễn ra cho phép sở di dân có quyền thu hồi giấy phép lao động của người lao động, nếu có bằng chứng cho thấy điều kiện lao động không được đảm bảo. Tuy nhiên, sự điều chỉnh luật này chỉ khiến sở di dân triển khai kiểm tra những doanh nghiệp đang thuê người lao động từ nước thứ ba, chứ chưa tạo nên một cuộc khủng hoảng thật sự đối với việc gia hạn giấp phép lao động.

 

Khủng hoảng thật sự chỉ bắt đầu khi Tòa án di dân tối cáo (Migrationsöverdomstolen) ra phán quyết (beslut) trong hồ sơ MIG 2015:11. Theo phán quyết này, qui trình nghiêm ngặt khi phán xét THU HỒI giấp phép lao động sẽ được áp dụng cho cả khi phán xét XIN GIA HẠN giấy phép lao động . Cũng theo phán quyết này, việc xin gia hạn giấy phép lao động sẽ không được chấp thuận nếu những điều kiện lao động không được đáp ứng đầy đủ trong suốt thời gian giấy phép lao động có hiệu lực, và những điều kiện này không được tệ hơn so với những qui định của công đoàn ngành, hay trong thực tế ngành.

Sau phán quyết trên của Tòa án di dân tối cao, sở di dân đã áp dụng cách phán xét phải nói là khắc nghiệt và cực đoan đối với những hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động, dẫn tới việc khủng hoảng thị trường lao động, đặc biệt đối với những nhân lực lao động chất lượng cao tại Thụy Điển.

Điều chỉnh Luật về việc THU HỒI GI ́Y PHÉP LAO ĐỘNG thực chất đã tác động vào gốc của vấn đề, mục đích là buộc sở di dân thay đổi qui cách xét duyệt đối với các hồ sơ XIN GIA HẠN giấy phép lao động. Theo đó, nếu chủ lao động chủ động sửa chữa những sai phạm TRƯỚC KHI sở di dân PHÁT HIỆN VÀ CHỈ RA những sai phạm đó, giấy phép lao động của người lao động sẽ không bị thu hồi/hoặc sẽ được chấp nhận gia hạn. Những sai phạm đó có thể là:
1) Chủ lao động tin tưởng một cách sai lầm rằng công ty đã đăng ký đúng loại bảo hiểm cho người lao động
2) Chủ lao động trả chậm ngày thanh toán phí bảo hiểm
3) Lương của người lao động bị trả thiếu do lỗi của hệ thống kế toán
4) Chủ lao động trả mức lương không tuyệt đối cân xứng với kinh nghiệm làm việc và số năm được đào tạo để làm việc của người lao động.
5) Chủ lao động quên không ghi chú những ngày nghỉ hợp pháp của người lao động.

Sự điểu chỉnh này bị chỉ trích là quá chậm trễ và quá ít ỏi. Vì trước hết, nó sẽ không cứu được những hồ sơ đã và đang được sở di dân thụ lý. Tiếp theo, việc khái niệm hóa để định nghĩa mức độ sai phạm nào là những sai phạm mà khi sửa chữa sẽ được chấp nhận, hoàn toàn nằm trong quyền của sở di dân. Và chúng ta vẫn cần thời gian quan sát thêm để có thể biết, một trong những sai phạm phổ biến của người Việt là không cho người lao động hưởng ngày nghỉ semester sẽ được sở di dân phán xét như thế nào.

Quốc hội (Riskdagen) cũng thừa nhận tính chậm trễ và ít ỏi của điều chỉnh hiện tại, và đã yêu cầu chính phủ (Regeringen) phải trình Quốc hội duyêt một đề xuất mới và đề xuất mới phải chính thức có hiệu lực không muộn hơn 01.07.2018. Nhiệm vụ của đề xuất mới này là khắc phục những hạn chế của đề xuất hiện tại. Theo đó, những đánh giá có tính toàn diện cần được áp dụng để người lao động nhập cư không bị trục xuất do lỗi của chủ lao động, kể cả khi lỗi đó đã được phát hiện và chỉ ra bởi sở di dân. Lỗi ở đây hàm ý là những sai lệch nhỏ và không đáng kể về điều kiện lao động trong hệ qui chiếu là những qui định của công đoàn ngành.

Tuy nhiên, một tin rất mừng là vào ngày 13.12.2017, Tòa án di dân tối cao đã ra hai phán quyết quan trọng có lợi cho người lao động.

Ở đây xin phép được giải thích một chút về tầm quan trọng của những phán quyết của Tòa án di dân tối cao. Khi mọi người nhận được một phán quyết từ sở di dân, sẽ thấy những phán quyết đó, ngoài việc dựa trên Luật di dân, còn dựa trên những phán quyết trước đó của Tòa án di dân tối cao. Nói cách khác, những phán quyết của Tòa Án di dân tối cao đóng vai trò định hướng, hướng dẫn cho phán xét của sở di dân trong các trường hợp tương tự.

Trường hợp 1 là DM, làm đầu bếp trong tiệm Pizza, xin gia hạn giấy phép lao động lần đầu tiên vào 06.2015. Trong khoảng thời gian từ 12.2014 đến 04.2015, DM đã nhận lương thấp hơn mức lương qui định của công đoàn là 460 kr. Mặc dù chủ lao động chứng minh được rằng, việc trả lương thiếu là do sai sót của chủ lao động và chủ lao động cũng đã lập tức sửa chữa sai sót đó bằng cách trả bù tổng số lương thiếu cho DM vào tháng 09.2015 (sở di dân phát hiện ra sai sót vào ngày 19.10.2015, như vậy chủ lao động đã sửa sai trước khi sở di dân phát hiện), DM vẫn bị cả sở di dân lẫn Tòa án di dân từ chối cấp gia hạn, đồng thời quyết định trục xuất. DM tiếp tục kháng cáo lên Tòa án di dân tối cao, và đến ngày 13.12.2017 chính thức nhận phán quyết là được chấp nhận gia hạn giấy phép lao động.

Trường hợp 2 là AG, một lập trình viên, đã làm việc tại Thụy Điển trong 4 năm từ 17.02.2012 đến 18.02.2016, xin gia hạn giấy phép lao động lần 2 vào ngày 08.01.2016. Trường hợp này, sở di dân sẽ phán xét xem AG có đủ điều kiện được cấp định cư vĩnh viễn hay không. Trong khoảng thời gian từ 17.02.2012 đến 01.10.2013, AG không có sjukförsäkring và tjänstepensionsförsäkring. AG bị cả sở di dân và Tòa án di dân từ chối cấp định cư vĩnh viễn đồng thời quyết định trục xuất. AG tiếp tục kháng cáo lên Tòa án di dân tối cao và đến ngày 13.12.2017 chính thức nhận phán quyết là được cấp định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển.

“Nyckelord” quan trọng nhất trong hai phán quyết này, đó là từ “helthetsbedömning”, có nghĩa là đánh giá toàn diện. Theo Tòa án di dân tối cao, trong mỗi trường hợp cụ thể, cơ quan di dân cần thực hành đánh giá toàn diện để phán xét xem các điều kiện lao động có được đáp ứng đầy đủ trong suốt thời gian giấy phép lao động có hiệu lực hay không. Việc tách rời ra và xét theo từng tháng, hoặc áp dụng cứng ngắc các qui định của công đoàn ngành được coi là không thể và không phù hợp. Đi vào chi tiết, hai phán quyết này còn có những kết luận có thể nói là phần nào làm nguôi ngoai sự uất ức của người lao động, chủ lao động, những luật sư theo đuổi các vụ kiện về định cư lao động trong suốt thời gian qua. Ví dụ như: Tòa án di dân tối cao nhất trí rằng cơ quan di dân không thể bắt buộc mọi chủ lao động phải kí “kollektivavtal” với công đoàn ngành, và cũng không thể bắt buộc chủ lao động phải chính xác tuân theo những qui định của công đoàn ngành. Vì sự bắt buộc đó là trái với những qui định về quyền tự do hiệp hội (föreningsfrihet) được qui định tại Công ước châu âu (Europakonventionen) cũng như tại Hiến Pháp Thụy Điển (Regeningsformen). Tòa án di dân tối cao cũng nêu rõ quan điểm, trong Luật di dân có ghi rõ, điều kiện làm việc không được tệ hơn những qui định của công đoàn ngành hoặc TRONG THỰC TẾ và các cơ quan di dân không được bỏ qua vế “TRONG THỰC TẾ”. Vế “TRONG THỰC TẾ” nên được hiểu là chủ lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về những điều kiện làm việc. Ví dụ trong trường hợp người lao động không có nhu cầu tham gia tất cả 4 loại bảo hiểm (vì trong thực tế người lao động đã được bảo vệ bởi chế độ bảo hiểm xã hội của Thụy Điển) mà thay vào đó, muốn được nhận mức lương cao hơn…..

Nếu sự điều chỉnh về Luật chỉ có tác dụng với những hồ sơ chưa được sở di dân xử lý, thì hai phán quyết của Tòa án di dân tối cao sẽ có tác dụng ngay lập tức đến toàn bộ qui trình xử lý hồ sơ xin gia hạn định cư lao động của sở di dân.

KẾT LUẬN:

Sự điều chỉnh luật và hai phán quyết của Tòa án di dân tối cao chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi có lợi hơn cho người lao động trong trường hợp xin gia hạn giấp phép lao động, tuy nhiên cũng không thể đưa tình hình trở về mức độ “dễ thở” như thời kì trước 2014. Trong thời điểm hiện tại, cũng khó nói trước được sự thay đổi trong những thực hành phán xét của sở di dân sẽ “có lợi” ở mức độ nào cho người lao động, vì sở di dân cũng cần thời gian để diễn giải sự điều chỉnh luật, cũng như hai phán quyết mới nhất của Tòa án di dân tối cao thành những chỉ dẫn thực hành cho những người xử lý hồ sơ (handläggare). Và chúng ta cũng không được quên rằng, tất cả những gì đang diễn ra là nhằm để tránh cho người lao động bị trục xuất một cách oan ức bởi những SAI SÓT NHỎ của chủ lao động. (Không phải cho những sai sót lớn thể hiện tính thiếu nghiêm túc và vô trách nhiệm của chủ lao động) Lời khuyên cho người lao động lúc này đó là, nếu phát hiện bất cứ sai phạm gì trong điều kiện lao động của mình ở bất cứ thời điểm nào, hãy lập tức sửa ngay lập tức.

Nguồn :  https://www.facebook.com/groups/1515736728490111/permalink/1679024092161373/

Những vấn đề cơ bản cần biết về lao động ở Thụy Điển

( Bài viết được trích dẫn từ 1 thành viên của trang Cộng đồng người Việt ở Thụy Điển)
Thân ái chào tất cả các bạn đọc.Bài viết của tôi hôm nay được trình bày để đáp ứng với một số câu hỏi mà tôi thỉnh thoảng được đọc trên mạng. Tôi viết lên đây bằng sự chân thành không lệ thuộc vào một nguồn lợi nào và được vun đắp bằng hai chữ nhân ái.

Kính thưa các bạn ! Vì sự vươn lên, vì một tương lai vững bền nên rất nhiều người tìm đủ mọi cách để hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, thế nhưng có đôi khi nó không tốt hơn mà ngược lại nó tàn phá tất cả một gia đình và hủy hoại cả một tương lai. Điều đó chính là sự cân nhắc thiển cận và sự liều lĩnh đó đã đưa gia đình đến một vực thẳm đắng cay.

Sau đây tôi xin được phân tách từng phần như sau :

1/ Xuất khẩu lao động :
Giữa chính quyền Việt nam và Thụy điển hoàn toàn không có sự ký kết hợp đồng lao động giữa hai quốc gia.

2/ Xin qua làm việc và được tiếp nhận từ một công ty :
Có ! Tức có nghĩa người có tiệm bên này được phép mướn người, và có trả thuế cũng như công đoàn cho người nhân công đầy đủ theo yêu cầu của chính quyền bên này thì sẽ được định cư sau khoảng 3 năm trở lên.
Tuy nhiên nếu trong thời gian làm việc mà có vi phạm pháp luật hay trả thuế không đạt yêu cầu thì người nhân công đó vẫn phải trở về quê cũ.

3/ Cách tính thuế và thâu nhập như sau :
1/ Nếu lương bạn cầm trên tay sau thuế là 10 000 Kr.
2/ Thuế khấu trừ 32%,14 600 x 32 = 4672 Kr.
3/ Phí sử dụng lao động,bảo hiểm 45,17%= 6595 Kr.
4/ Lương ốm 1 ngày.Thuế khấu trừ + phí chủ 1062 Kr.
5/ Phí mướn người dự bị = 1062 Kr.
6/ Phí chi trả cho người dự bị = 1062 Kr.
7/ Chi phí tiền nghỉ hè cho nhân công = 2543 Kr.
8/ Phí mướn người dự bị cho nhânviên nghỉ hè 1063 Kr.

Chi phí của người chủ cho mỗi nhân công mỗi là : 28 059 Kr

Điều đó gần có nghĩa là : Bạn cầm 10 000 thì người chủ phải chi trả cho chính phủ 20 000 Kr. Đọc tới đây có lẽ bạn thấy cái gánh nặng của người chủ, mà họ không dễ vượt qua.Tuy vậy, vẫn có người tuyển nhân công và nói rằng : Qua làm việc với mức lương là 100 000 000 ( 1 trăm triệu mỗi tháng ) Thì xin bạn hãy suy nghĩ lại. Bởi vì nếu lương của bạn là 100 triệu mỗi tháng thì người chủ phải chi trả gần 300 triệu mỗi tháng cho mỗi nhân công. Tức có nghĩa lương của bạn hơn cả một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng có thâm niên trên 25 năm. Nó hơn cả nha sĩ và những kỹ sư nghiên cứu v.v…

Trong trường hợp người chủ trả ít thuế lại, thì lương của bạn sẽ được tăng cao hơn, nhưng sau vài năm thì bạn sẽ phải trở về nước và tiền kiếm được cũng không cánh mà bay, bởi vì tiền kiếm được thì bạn cũng cần phải chi tiêu tiền ăn ở chứ !

Trường hợp qua Thụy Điển lao động thì người chủ là người tuyển dụng, người chủ tìm đến bạn và người chủ là người sử dụng sức lao động của bạn, vì thế bạn sẽ không cần phải chi trả bất cứ một khoản tiền nào ngoại trừ tiền vé phi cơ… Thế nhưng các bạn cũng cần phải chú ý rằng người tuyển dụng thực sự có công ty bên Thụy điển hay không, vì vẫn phải được kiểm chứng kẻo những cú lừa ngoạn mục. Nếu họ thực sự có công ty thì họ sẽ không ngần ngại hay bắt bẻ khi bạn yêu cầu họ cung cấp thông tin về công ty của họ ví dụ như :
a/ Số công ty hoặc số chứng minh nhân dân.( Organisationsnr.)
b/ Tên của công ty. (Tên tiệm )
Sau khi có một trong hai tin tức trên thì bạn có thể tra khảo trên mạng ” BOLAGSVERKET ” hai vấn đề chính như sau :
1/ Tên và chủ công ty có thực sự hiện hữu hay không.
2/ Kiểm tra kinh tế của công ty suốt 3 năm, nhắm mục đích sự an toàn của chính mình và chủ có khả năng chi trả lương hay đó chỉ là một công ty nhưng hoàn toàn không có thu nhập…

Các bạn vẫn có thể liên lạc trực tiếp với chính quyền bản xứ như Sở thuế ( SKATTEVERKET ) 0046 771 567 567 để nắm rõ thêm thông tin.

Tuy nhiên, dẫu sao thì các bạn cũng không nên nghĩ tiêu cực về người chủ, bởi vì người chủ cũng có rất nhiều khổ tâm và cả hàng trăm ngàn cái khó đối với chính quyền và cũng đối với chính bạn. Họ cũng là người và cũng có gia đình nên sinh hoạt của họ vô cùng cơ cực và nhiều áp lực, chính vì thế, hãy nương nhau mà sống, hãy thành thật và thân thiện với người chủ của mình. Xin các bạn vui lòng chia sẻ hoặc lưu lại thông tin để trao lại cho những câu hỏi trong tương lai.
Chào thân ái.

Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa du lịch thăm thân nhân tại Thụy Điển

Hiện nay, Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Việt Nam đã mở trung tâm tiếp nhận thị thực VFS. Như vậy, thay vì phải đến Đại Sứ Quán để nộp hồ sơ xin thị thực, hồ sơ xin thị thực có thể được nộp tại hai địa chỉ sau:
Thành phố HCM: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại:0084-8-39390891

Hà Nội: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển. Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoai: 0084-4-39729449

1. PHÍ THỊ THỰC

Schengen Thị thực (cho người lớn) 60 EURO hoặc 1,450,000 VND
Schengen Thị thực (trẻ em từ 6 đến 12 tuổi) 35 EURO hoặc 850, 000 VND
Phí thị thực phải được thu bằng tiền mặt việt nam đồng theo tỷ giá hiện tại và có thể thay đổi mà không cần báo trước
Ngoài phí thị thực, người nộp đơn phải trả phí dịch vụ của VFS là 700,000 VND cho mỗi hồ sơ bằng tiền mặt
Tất cả các loại phí phải được trả trước và không hoàn lại
Người nộp đơn có thể lựa chọn dịch vụ SMS với mức phí là 60000 đồng cho mỗi hồ sơ
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí thị thực Schengen ngắn hạn tới Thụy Điển

2. HỒ SƠ YÊU CẦU

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN

a. Đơn xin cấp visa Schengen – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link tải: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312919/1473412281555/blvisa_119031_en.pdfb. Mẫu đơn chi tiết về gia đình (số 239011 ) – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link để tải đơn: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba631288c/1475142021187/bl_fam_239011_en.pdf c. Bảng câu hỏi Questionnaire. Link để tải bảng câu hỏi: https://www.vfsglobal.se/vietnam/pdf/Questionnaire_VFS_friends_and_family_110615.pdf
d. Hộ chiếu gốc – còn hạn ít nhất 3 tháng sau khi rời khỏi các nước thuộc khối Schengen và phải có ít nhất 2 trang chưa sử dụng.
e. Lệ phí visa
f. Bản sao Sổ hộ khẩu
g. Bản sao Giấy khai sinh
h. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
j. Giấy chứng nhận gốc của cơ quan đang công tác hoặc tương đương (nếu có) – nêu rõ vị trí, thời gian công tác, bảng lương ba tháng gần nhất, và xác nhận của cơ quan cho phép người nộp đơn được nghỉ phép
i. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tự kinh doanh (nếu phù hợp) –một bản sao giấy đăng ký kinh doanh và hóa đơn thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
k. Sinh viên (nếu phù hợp) – giấy xác nhận của trường. Nếu người nộp đơn đi du lịch trong kỳ nghỉ, cần nộp thêm giấy xác nhận của trường về việc người nộp đơn sẽ theo học trong năm học/học kỳ tiếp theo
l. Nghỉ hưu (nếu phù hợp) – Xác nhận lương hưu
m. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi (nếu có) – Một bản sao Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Mức sinh hoạt ở Thụy Điển đòi hỏi phải có 450 SEK mỗi ngày cho một người
n. Bằng chứng về mối quan hệ – chứng minh mối quan hệ giữa người nộp đơn và người mời (ví dụ: Bản sao hộ khẩu hoặc giấy khai sinh)
o. Bản sao Đặt vé máy bay khứ hồi (người nộp đơn không nên mua vé máy bay cho đến khi thị thực đã được cấp) – xin lưu
y’ nếu được cấp, thời hạn visa sẽ được dựa trên bản sao đặt vé khứ hồi này
p. Bản sao Bảo hiểm du lịch – có giá trị cho tất cả các nước trong khối Schengen và bao gồm toàn bộ thời gian của chuyến đi, kể cả thời gian quá cảnh. Trị giá bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO

B. NGƯỜI MỜI

a. Giấy mời gốc (số 241011) – phải là bản gốc và được điền đầy đủ thông tin bởi người mời. Link tải: http://www.migrationsverket.se/…/14…/Inbjudan_241011_eng.pdf
b. Bản sao Personbevis của người mời (Khi đến skatteverket phải trình bày rõ xin personbevis với mục đích mời người thân sang thăm)
c. Bản sao hộ chiếu của người mời – cùng với bản sao các trang thị thực xuất /nhập cảnh vào Việt Nam
d. Giấy phép định cư ở Thụy Điển được cấp gần đây của người mời (nếu có)
e. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi của người nộp đơn (nếu phù hợp) – nếu người mời hỗ trợ tài chính cho cả chuyến đi , cần cung cấp tài liệu chứng minh tài chính của người mời (ví dụ như Giấy xác nhận thu nhập hàng năm, giấy nộp thuế, xác nhận lương hưu hoặc sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất… vv)

C. TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI

a. Bản sao Giấy khai sinh của trẻ
b. Bằng chứng về sự giám hộ/hoặc đồng ý (nếu có) – Nếu người nộp đơn nằm dưới sự giám hộ duy nhất của cha hoặc mẹ, cần phải nộp giấy xác nhận giám hộ. Tài liệu phải là bản gốc và do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp.
c. nếu đi du lịch một mình –Thư chấp thuận của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp kèm theo bản sao CMTND/hộ chiếu còn giá trị của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ
d. Nếu đi thăm cha hoặc mẹ – thư chấp thuận có chữ ký của người còn lại và bản sao CMTND/hộ chiếu hợp lệ
e. Bản sao Sổ hộ khẩu
f. Xác nhận của trường nơi trẻ đang theo học cho phép trẻ vắng mặt trong thời gian chuyến đi
g. Bản sao Giấy chứng tử (nếu có) – nếu cha hoặc mẹ đã mất

CHÚ Ý: Các tài liệu trên cần được nộp cho Trung tâm VFS bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển vào ngày nộp đơn. Tài liệu bằng tiếng Việt phải được nộp kèm theo bản dịch tiếng Anh do một văn phòng dịch thuật có chức năng dịch và được hợp thức hoá lãnh sự

Nguồn thông tin: https://www.vfsglobal.se/vietnam/

Những điểm mới trong luật định cư Thụy Điển năm 2017

Trong bài viết này xin chia sẻ cùng mọi người những nội dung chính của LUẬT ĐỊNH CƯ THỤY ĐIỂN 2017 – Luật được Quốc Hội Thụy Điển thông qua vào 21.06.2016 và chính thức có hiệu lực từ 20.07.2016 (Luật dự kiến có hiệu lực trong 3 năm).

Về cơ bản, mục đích chính của Luật 2016 là siết chăt qui định đối với người tị nạn mới, hạn chế khả năng được phép định cư lâu dài tại Thụy Điển của người tị nạn mới cũng như gia đình của họ. Về nội dung của Luật, có thể chia ra hai phần. Phần một, đối tượng ảnh hưởng trực tiếp là người xin tị nạn tại Thụy Điển. Từ 20.07.2016, những người được Sở Di Trú đồng ý cho phép tị nạn tại Thụy Điển sẽ chỉ được cấp giấy phép cư trú tạm thời (3 năm hoặc 13 tháng tùy theo trường hợp), thay vì được cấp giấy phép cư trú vĩnh viễn như trước đây. Sau thời hạn cư trú tạm thời, những người này sẽ xin được giấy phép cư trú vĩnh viễn nếu họ có thu nhập từ việc làm hoặc các hoạt động kinh doanh.

Phần hai, là phần đa số người Việt rất quan tâm, vì đối tượng ảnh hưởng của nó là tất cả những người đang sống tại Thụy Điển và muốn đưa người thân GẦN NHẤT (chồng/vợ, con, bạn gái/bạn trai) của mình từ một nước khác sang sống cùng tại Thụy Điển. Theo luât mới, nếu bạn muốn đưa vợ hoặc/và con sang đoàn tụ với bạn ở Thụy Điển, bạn PHẢI chứng minh được cho Sở Di Dân thấy là bạn có nhà đủ lớn cho bạn và gia đình bạn ở, và thu nhập đủ nhiều để trang trải sinh hoạt phí cho bạn và gia đình bạn. Những qui định này áp dụng KỂ CẢ BẠN LÀ NGƯỜI CÓ QUÓC TỊCH THỤY ĐIỂN, HAY LÀ NGƯỜI CÓ ĐỊNH CƯ VĨNH VIỄN VÀ ĐÃ SỐNG Ở THỤY ĐIỂN ÍT NHẤT 4 NĂM. Những qui định cụ thể về nhà ở và thu nhập như sau:

a. Về nhà ở: Nếu chỉ có 2 người lớn, nhà cần có tổng số phòng là 2 phòng cùng bếp hoặc một góc bếp nhỏ. Nếu có thêm trẻ em thì cần có thêm phòng ngủ và 2 trẻ em có thể chia sẻ cùng nhau một phòng ngủ.

b. Về thu nhập: Bạn phải chứng minh được bạn có nguồn thu nhập hàng tháng (có thể là lương, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp…) đủ để chi trả sinh hoạt phí cho CÁ NHÂN BẠN VÀ CHO CẢ NGƯỜI BẠN MUỐN ĐÓN SANG SỐNG CÙNG. Có rất nhiều người băn khoăn, vậy thu nhập như thế nào thì được Sở Di Dân coi là ĐỦ???? Trong văn bản Luật cũng như trên trang thông tin chính thức của Sở Di Dân không hề đề cập số liệu cụ thể. Vậy làm sao để chúng ta biết bao nhiêu là ĐỦ?

Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cần biết đến một khái niệm gọi là “normalbelopp”. “Normalbelopp” là qui định về số tiền tối thiểu một cá nhân cần có trong một tháng để chi phí cho thức ăn, quần áo, điện thoại, đi lại, di chuyển….khi sống tại Thụy Điển. “Normalbelopp” được quyết định bởi quốc hội Thụy Điển (Riksdagen) và được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tính hình kinh tế. Sở Di Dân dựa trên số liệu này để đánh giá về tiêu chuẩn thu nhập của các hồ sơ xin định cư.

Normalbelopp cho năm 2016 là:
4 679 KR cho một người trưởng thành
7 729 KR cho một cặp vợ chồng hoặc một cặp đôi sống chung
2 482 KR cho một trẻ em từ 0 – 6 tuổi
2 857 KR cho một trẻ em từ 7 tuổi trở lên

Những thông tin trên được tổng hợp từ những nguồn tham khảo sau:
http://www.regeringen.se/…/utkast-till-lagradsremiss-om-beg…
http://www.migrationsverket.se/…/Begransad-ratt-till-uppeha…
http://www.regeringen.se/…/forsorjningskrav-for-anhoriginv…/

Nguồn : bài viết được lấy từ chia sẻ của facebooker : Thuy Le trong Cộng đồng người Việt ở Thụy Điển.

Chính sách về định cư Thụy Điển theo diện lao động

Trong nội dung bài viết này sẽ nói tới các vấn đề :
– Gia hạn giấy phép lao động khi giấy phép cũ hết hạn.
– Điều kiện để được định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển khi tổng thời gian lao động là 4 năm.

Nếu bạn có giấy phép lao động tại Thụy Điển và muốn tiếp tục làm việc sau khi giấy phép của bạn hết hạn thì bạn cần phải đăng ký gia hạn giấy phép của bạn. Bên cạnh đó giấy phép phải có thời hạn lao động là sáu tháng trở lên do người chủ doanh nghiệp đã ký và bạn phải đăng ký gia hạn trước khi giấy phép hiện tại của bạn hết hạn thì bạn có quyền tiếp tục làm việc trong khi chờ đợi quyết định.

Trong trường hợp bạn có giấy phép lao động hoặc giấy phép định cư nào khác ( đã có giấy phép lao động của chủ hãng A và liên hệ thêm với chủ hãng B để ký thêm 1 công việc khác ) để cho phép bạn tiếp tục làm việc thì bạn phải có 1 giấy phép có thời hạn 6 tháng trở lên để được tiếp tục làm việc trong thời gian chờ đợi. Nó áp dụng cho cả những giấy phép khác như du học hoặc thăm thân nhân ở Thụy Điển. Nếu như trong thời gian này bạn thay đổi chủ lao động, công việc và gửi thư xin đăng ký giấy phép lao động mới trước khi giấy phép lao động trước đó của bạn hết hạn thì bạn có thể bắt đầu làm việc cho đến khi bạn nhân được quyết định cấp giấy phép mới dù cho thời hạn trong giấy phép cũ có hết hạn hay bao lâu đi chăng nữa.

Gia hạn giấy phép cho lao động ở Thụy Điển

Để bạn có thể gia hạn giấy phép lao động , thì mức lương và những điều kiện khác trong hợp đồng lao động ít nhất phải đáp ứng được ở mức thỏa ước lao động tập thể hoặc thực tập trong ngành nghề đó. Và công việc đó cũng phải có mức lương thấp nhất là 13000 kronor /tháng trước thuế. Và những điều kiện khác cũng phải được đảm bảo trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn phải được đảm bảo về bảo hiệm bệnh tật, bảo hiểm nhân mạng , bảo hiểm an toàn lao động và bảo hiểm hưu trí trong suốt thời gian của giấy phép lao động. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Thay đổi chủ doanh nghiệp hay nghề nghiệp

Giấy phép lao động giữa bạn với chủ hãng cùng với ngành nghề mà bạn được cấp trong quyết định chỉ có thời hạn áp dụng trong thời gian 24 tháng. Nếu như doanh nghiệp thay đổi số đăng ký kinh doanh , bạn có chủ mới hoặc công việc mới, hoặc những điều kiện lao động bị thay đổi không giống như trong giáy phép lao động của bạn thì lúc đó bạn cần phải đăng ký một hồ sơ xin giấy phép lao động mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó cho các yêu cầu lao động vẫn được áp dụng.

Khi bạn có giấy phép lao động trong 24 tháng và bạn đã được gia hạn giấy phép lao động thi bạn có thể thay đổi chủ lao động mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nào khác trong cùng ngành nghề của bạn.
Nếu như công việc mới của bạn bao gồm việc bạn thay đổi nghề nghiệp thì bạn phải làm thủ tục đăng ký mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó về giấy phép lao động của bạn sẽ bị hạn chế trong phạm vi giới hạn của nghề nghiệp đó.

Khi bạn đã nộp hồ sơ đăng ký thì bạn có thể bắt đầu làm việc trước khi bạn được nhận kết quả miễn là bạn đã làm thủ tục đăng ký trước khi giấy phép cũ của bạn hết hạn. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp của bạn phải đăng báo tuyển dụng lao động trong Thụy Điển và trong khối Châu Âu và Thụy Sỹ trước khi bắt đầu tuyển dụng bạn. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Giấy phép định cư vĩnh viễn

Khi bạn đã có giấy phép lao động do chủ doanh nghiệp ký và làm việc trong tổng cộng 4 năm kể từ 7 năm gần đây nhất thi bạn sẽ được cấp giấy phép định cư vĩnh viễn. Bạn sẽ được làm việc cho chủ lao động cùng với ngành nghề mà bạn được đã được ký trong giấy phép lao động của bạn.

Những trường hợp xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian

Nếu như bạn đã đăng ký xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian thì bạn vẫn có thể được giấy phép định cư vĩnh viễn khi giấy phép của bạn hết hạn và lúc đó bạn có một công việc mà nó có thề nuôi sống bạn. Nó áp dụng cả cho những người có giấy phép cư trú tạm thời do hoàn cảnh đặc biệt thương tâm hoặc những người thuộc diện chính sách của chính phủ. Ngoài tiền lương và các điều kiện khác phải được đảm bảo ít nhất ở mức độ giống với với các thoả ước tập thể Thụy Điển hoặc các điều kiên thực hành trong nghề nghiệp đó thì bạn phải là 25 tuổi trở lên. Nếu bạn dưới 25 tuổi có thể nhận được cư trú vĩnh viễn vì công việc mà bạn đang làm đã được đào tạo từ một nền giáo dục trung học hoặc tương đương. Người chủ lao động của bạn cũng phải báo cáo cho cơ quan Thuế Thụy Điển rằng bạn làm việc đó. Việc thông báo được thực hiện không muộn hơn một tháng sau khi bạn đã bắt đầu làm việc.

Nguồn :  http://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Forlanga-tillstand.html