Category Archives: Hướng dẫn làm thủ tục

Hướng dẫn học thi lấy bằng lái xe tại Thụy Điển (phần 1)

Với mong muốn là người Việt mình sẽ mau chóng tiếp cận và hội nhập nhanh chóng với xã hội Thụy Điển thì mình nghĩ rằng series bài viết này sẽ là 1 trong những phần cực kỳ quan trọng của cuộc sống người Việt mới nhập cư.

Như mọi người biết thì bằng lái xe ở Thụy Điển được ví như đôi chân của chúng ta. Có bằng lái xe việc di chuyển và đi làm vô cùng tiện lợi. Vậy cho nên mau chóng lấy được bằng lái xe Thụy Điển không chỉ là ước muốn mà là nhu cầu thiết yếu bắt buộc phải có để có thể sinh sống và tồn tại ở Thụy Điển.

Khi thực hiện series bài viết này mình sẽ đóng vai trò như 1 người mới định cư , không biết gì về thủ tục cũng như kinh nghiệm học như thế nào để có thể mang đến những thông tin thiết thực nhất cho các anh chị, chú bác hay các bạn mới nhập cư. Do việc thực hiện 1 qui trình từ 1 người chưa biết gì đến khi có thể học để thi lấy bằng lái là 1 chu trình rất dài nên mong rằng mọi người sẽ kiên nhẫn đọc hết các thông tin dưới đây. Mình nghĩ rằng những thông tin mình cung cấp dưới đây là những thông tin đúc kết và rút ra từ thực tiễn để làm sao giúp mọi người lấy được bằng lái một cách nhanh nhất, gọn nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Giới thiệu thì rất nhiều vậy nên chúng ta bắt đầu thôi nào :

Phần 1 : Những kinh nghiệm cho việc học thi lấy bằng lái xe ở Thụy Điển

1. Vì việc học thi lấy bằng lái xe Thụy Điển chia ra làm 2 phần là : lý thuyết và thực hành. Vậy cho nên ở mỗi phần đều có những vấn đề riêng của nó. Với 1 số người thì lý thuyết khó vì toàn tiếng Thụy Điển còn 1 số người thì thực hành khó vì khi đi thi việc chấm thi của người Thụy Điển rất gắt vì vấn đề an ninh và an toàn tính mạng cho những người tham gia giao thông nên trách nhiệm của họ là phải đánh giá đúng trình độ của người thi để khi học có bằng lái rồi thì đảm bảo được an toàn giao thông cho xã hội Thụy Điển. Vậy cho nên bằng lái của Thụy Điển rất có giá trị và mình tin rằng khi ai đã trải qua giai đoạn trầy vi tróc vẩy để lấy bằng lái sẽ vô cùng trân trọng thành quả của mình (lái xe cẩn thận và tôn trọng luật lệ giao thông)

2. Với phần thi thực hành : kinh nghiệm của mình là bạn cần phải tự học lái trước rồi sau đó đăng ký học thêm vài khóa thực hành ở 1 trường Thụy Điển để sau đó trường sẽ đăng ký thi cho bạn thì khi bạn thi thực hành việc chấm thi có lẽ (70%) người chấm thi sẽ dễ hơn với bạn. Có thể họ sẽ du di bỏ qua 1 vài sai sót nhỏ cho bạn.

Nếu ai chưa biết cách làm thế nào để tự học lái thì xem bài hướng dẫn : thủ tục đăng ký tự học thực hành lái xe ở nhà để lấy bằng lái xe Thụy Điển. Link .
Nếu ai gặp khó khăn trong việc không biết đăng ký trường nào để học thực hành lái xe thì xem bài : hướng dẫn kiếm trường học lái xe ở Thụy Điển.

3. Về phần thi lý thuyết : đây là phần cam go và khá khó chịu với người Việt chúng ta. Nhưng bạn yên tâm khi làm theo những hướng dẫn dưới đây :
– Để có thể rút ngắn thời gian học lý thuyết thì mình khuyến nghị các bạn nên đến 1 trường học chuyên dạy lý thuyết lái xe cho người di dân ở Göterborg. Nếu ai cần thông tin trường này thì vui lòng mail về địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com.
Mình xin nói thêm chút về trường này : học phí để học 1 khóa của trường là 2500 kr. Thời gian học là từ 9 giờ sáng đến 5h chiều , từ thứ 7 hàng tuần đến thứ 4. Thứ 5 và thứ 6 đóng cửa. Việc ăn ở cho người ở xa lên Göterborg học thì khi bạn lên trường nói chuyện với người điều hành, người ta sẽ giới thiệu bạn chỗ ăn ở là 250 kr/ngày.

Lưu ý : đây là trường của người Trung Đông nên bạn cần phải biết tiếng anh hoặc Thụy Điển để giao tiếp với họ.

Khi bạn đến trường này học thì bạn cần phải chuẩn bị 1 vài thứ như sau :

a. Bạn cần phải có 1 tài khoản trong trafikverket.se .

b. Khi bạn có tài khoản này rồi thì bạn sẽ có 1 mã số gồm 5 mã số để : bạn có thể đăng ký thi lý thuyết và thực hành. Bạn có thể tự đăng ký hoặc lên trường rồi đăng ký. (Bạn xem thêm bài : thủ tục đăng ký thi lấy bằng lái xe ở Thụy Điển).

c. Bạn cần phải chắc rằng bạn đã hoàn thành 2 khóa học : riskenttan 1 (học về nguy hiểm trong giao thông hay thường gọi là Rượu) và Riskettan 2 – Halkbana (đường trơn) trước khi bạn lên đây học lý thuyết.

d. Việc lên trường này học có ý nghĩa như bước cuối cùng trước khi lý thuyết vì vậy bạn cần phải để trước ngày thi lý thuyết 1 tuần thì bạn hãy lên trường này học. Nguyên nhân là khi bạn vào trường này học bạn sẽ được ngồi tập trung học những gì cô đọng và cơ bản nhất của lý thuyết lái xe. Vậy cho nên nếu bạn học xong rồi mà chưa đến ngày thi bạn sẽ rất dễ quên những gì đã học. Nhưng bạn yên tâm, bạn có thể quay trở lại trường học trong 6 tháng nhưng nó chỉ làm bạn tốn kém thêm. Vậy cho nên 1 lần nữa hãy đợi trước ngày thi 1 tuần lễ lên học là tốt nhất nói cách khác, càng sát ngày thi lên học thì tỉ lệ đậu cao.

e. Khi lên trường này học cũng có 1 số kinh nghiệm như sau : nếu như tiếng Thụy Điển bạn khá thì bạn nên tham gia vào lớp học có giáo viên người trung đông dạy. Họ sẽ lọc ra những điều cơ bản, những khái niệm căn bản nhất hay mẹo và những từ trong bài thi sẽ xuất hiện để bạn dễ nhớ. Hơi buồn ngủ tí nhưng chịu khó ngồi nghe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

f. Đối với ai dở tiếng Thụy Điển thì bữa đầu tiên chịu khó ngồi nghe , xong bữa thứ 2 thì hãy vào phòng máy ngồi học các câu hỏi trong đó. Trong máy tính có khoảng 30 chục đề. Nguyên tắc là bạn càng học thuộc mặt chữ càng nhiều đề càng tốt. Tuy nhiên nếu bạn không thể thì nên tập trung vào 8 đề đầu tiên đến Đề D là tốt nhất. Còn nếu tệ hơn nữa thì 4 đề đâu tiên là bắt buộc phải học thuộc nằm lòng. Có thể nói rằng số câu hỏi trong 4 hoặc 8 bộ đề này sẽ giống khoảng 60 -70% đề thi của bạn.

g. Đừng mắc công đăng ký thi tại Göterborg tại vì lý thuyết thi ở đâu cũng giống nhau trên toàn Thụy Điển.

h. Bạn nên chỉ học thuộc mặt chữ và tốt nhất là những câu đúng, những câu sai thì đừng nên chú ý. Ngoài ra đừng chú ý vị trí câu đúng vì khi đi thi, họ sẽ xáo trộn vị trí thứ tự các câu trả lời.

4. Đối với những ai kinh tế hơn hoặc không có điều kiện đi lên Göteborg học thì cũng ko sao , “Ở đâu có ý chí ở đó sẽ có con đường” . Phía dưới đây mình sẽ : cung cấp cho các bạn các đề thi thử hoặc câu hỏi mà mình sưu tầm được để các bạn tập làm . Quan trọng nhất là các bạn hiểu được luật thì dù câu hỏi có thay đổi biến tướng thế nào thì các bạn cũng có thể làm được. Nếu như mình có thời gian rảnh mình sẽ viết thêm 1 bài học về các từ vựng cần thiết trong thi lý thuyết lái xe cho mọi người.

5. Về kinh nghiệm đi thi thì : nếu bạn là người thi đầu tiên thì bạn sẽ phải chụp hình và ký chữ ký mẫu cho nên nhớ đầu tóc gọn gàng tí. Bằng lái xe có giá trị như Thẻ ID kort nên nếu ai trước đó chụp hình xấu có thể thay đổi tại lần này. ..hi..hi. Đề thi sẽ có 70 chục câu hỏi và thời gian thi là 50 phút. Bạn cần phải đánh đúng 52 câu trở lên thì mới đậu. (Mình thấy quá dễ so với thi ở VN. Thi bằng lái xe ở VN thì 30 câu phải đúng 27 câu trở lên. )

Hướng dẫn download đề thi :

Các bạn vui lòng chờ 5 giây ( hình 1)

Hình 2

Sau đó nhấp vào chữ “Skip ad” để chuyển đến trang lưu trữ file đề thi

Hình 1

Nhấp vào chữ tải để tải file đề thi về

Hình3

Các bài viết trong series : Hướng dẫn học thi lấy bằng lái xe ở Thụy Điển:
Bài 2: Thủ tục tự đăng ký học lái xe ở Thụy Điển

Tổng hợp link download đề thi lý thuyết lái xe ở Thụy Điển:

Đề thi lý thuyết lái xe số 1: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-1

Đề thi lý thuyết lái xe số 2: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-2

Đề thi lý thuyết lái xe số 3: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-3

Đề thi lý thuyết lái xe số 4: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-4

Đề thi lý thuyết lái xe số 5: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-5

Đề thi lý thuyết lái xe số 6: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-6

Đề thi lý thuyết lái xe số 7: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-7

Đề thi lý thuyết lái xe số 8: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-8

Đề thi lý thuyết lái xe số 9: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-9

Đề thi lý thuyết lái xe số 10: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-10

Đề thi lý thuyết lái xe số 11: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-11

Đề thi lý thuyết lái xe số 12: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-12

Đề thi lý thuyết lái xe số 13: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-13

Đề thi lý thuyết lái xe số 14: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-14

Đề thi lý thuyết lái xe số 15: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-15

Đề thi lý thuyết lái xe số 16: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-16

Đề thi lý thuyết lái xe số 17: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-17

Đề thi lý thuyết lái xe số 18: http://adf.ly/13978371/de-thi-so-18

Hướng dẫn download đề thi :

Các bạn vui lòng chờ 5 giây ( hình 1)

Hình 2

Sau đó nhấp vào chữ “Skip ad” để chuyển đến trang lưu trữ file đề thi

Hình 1

Nhấp vào chữ tải để tải file đề thi về

Hình3

Các bài viết trong series : Hướng dẫn học thi lấy bằng lái xe ở Thụy Điển:
Bài 2: Thủ tục tự đăng ký học lái xe ở Thụy Điển

Thủ tục đăng ký tự học lái xe ở Thụy Điển

Đây là phần tiếp theo bài trong series : Hướng dẫn học thi lấy bằng lái xe Thụy Điển.

Trong phần trước mình có viết về 1 số kinh nghiệm khi học thi lái xe ở Thụy Điển. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tự học lái xe tại Thụy Điển.

Việc bạn tự học lái xe sẽ tiết kiệm khá nhiều tiền cho bạn bởi vì theo đơn giá hiện nay, 45 phút đến 1 giờ học ở trường dạy lái xe khoảng 500 kr . Trong khi đó để bạn có thể quen với xe thì bạn cần ít nhất 20 giờ thực hành, vị chi là bạn cần 10 000 kr chỉ để lái quen với xe, còn để rành và có thể đậu luôn thì cần khoảng 50 giờ lái. Vậy là khoảng 25 000 kr .

Nếu dùng số tiền này vào việc mua 1 chiếc xe cũ thì bạn có thể mua được 1 chiếc xe tương đối ổn và sau này khi có bằng lái vẫn có thể chạy để đi làm. Theo mình nên mua 1 chiếc xe cũ để học lái là cách học kinh tế.

Ở Thụy Điển có 1 luật rất hay là bạn có thể tự học lái xe mà không phải ra trường dạy lái xe nhưng bạn cần phải hoàn thành đầy đủ các yêu cầu sau thì bạn mới có thể ngồi vào xe và tự học lái.

Yêu cầu :

– Để tự học lái xe thì tất nhiên bạn phải có 1 chiếc xe hợp lệ : đăng ký Skatt (thuế ) , đóng bảo hiểm (Försäkring) và Đã được besikta (kiểm tra xe). Kinh nghiệm là để học lái xe bạn nên mua 1 chiếc xe cũ giá khoảng 5000 đến 10 000 kronor để học. Khi có bằng rồi thì hẵng mua xe xịn sau. Tốt nhất nên mua những xe dễ sửa và có nhiều phụ từng rẻ như : Golf , Polo w..w…hoặc xe dạng halv combi vì nó nhỏ gọn dễ lái. (nếu ai không biết mua xe cũ như thế nào hoặc không biết đăng ký những thủ tục cho xe như thế nào vui lòng mail về địa chỉ mai : congdongviet.se@gmail.com yêu cầu, nếu mình thấy nhiều bạn ko biết thì mình sẽ viết 1 bài về các thủ tục trên).

-Bạn cần phải có 1 hướng dẫn viên (người thân hoặc bất kỳ ai ) miễn là đáp ứng 3 yêu cầu sau : 24 tuổi trở lên, có bằng lái trên 5 năm và đã tham gia lớp học dành cho người dạy lái xe ( Handledareskap) . Nếu chưa học thì bạn và người này cần phải đến trường dạy lái xe để học khóa học này. Giá cho mỗi người học là 400 kr.
Tên của khóa học là : Introduktionsutbildning

– Nếu chưa biết cách tìm trường để học thì bạn làm theo cách sau : bạn vào google và sau đó đánh vào ô tìm kiếm 2 thông tin : thành phố nơi bạn ở và thêm chữ Körskolan thì nó sẽ ra hàng loạt trường dạy lái xe tại tỉnh của bạn. Hãy tìm địa chỉ và số điện thoại liên lạc với họ để biết thông tin. Còn nếu bạn ko biết cách liên lạc thì vui lòng mail về địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com để mình có thể giúp bạn tìm trường và liên lạc giúp bạn

Ví dụ : giống như mình ở Jönköping và muốn tìm kiếm thì mình bấm vào ô tìm kiếm của google là : Jönköping körskolan.

-Bạn cần phải có giấy khám mắt và gửi về Transportstyrelsen.se . Để có được giấy này bạn hãy đến bất kỳ tiệm mắt kính nào cũng được và yêu cầu học khám mắt và cho bạn chứng nhận này . Tiếng Thụy Điển gọi : Synintyg. Giá khám mắt vào khoảng 100 -150 kr/lần. Sau khi đã có giấy này thì hãy gửi về địa chỉ : Transportstyrelsen
701 97 Örebro.

– Khi bạn đã học xong khóa học và người hướng dẫn bạn đã học xong “Introduktionsutbildning ” thì bạn cần phải làm 1 thủ tục cuối cùng là xin giấy phép để người này làm người hướng dẫn lái xe cho bạn ở transportstyrelsen. Có 2 cách : bạn có thể điền vào đơn và gửi qua đường bưu điện, còn không thì đăng ký trực tiếp trên internet. ( bạn có thể làm bước này trước khi đi học khóa học cũng được nhưng nên làm chỉ trước 1 hoặc 2 ngày học)

Cách 1 : đặt mẫu xin thủ tục cho người làm hướng dẫn dạy lái:

https://etjanst.transportstyrelsen.se/extweb/bestallablankett (nhấp vào link để truy cập)

Bạn vào đường dẫn trên và điền các thông tin vào để Transportstyrelsen sẽ gửi giấy về cho bạn.

Giải thích thêm :

+ trong phần blankett (obligatoriskt) : bạn chọn ansöka handledaskap

+ 2 ô phía dưới là điền Personnummer của người dạy và người học lái. (xem trong hình)

+ Sau khi nhấn Nästa (đi tiếp) bạn sẽ đến trang kế tiếp là phần xác nhận thông tin. Kiểm tra thông tin thêm 1 lần cuối xem chính xác hay chưa và nhấn vào ô : bekräfta (xác nhận).

Sau đó bạn sẽ nhận được 1 màn hình ghi số tiền, số OCR và Mã số bankgiro của Transportstyrelsen. Bạn vào ngân hàng thanh toán số tiền trên thì giấy của bạn sẽ được gửi về. Số tiền nếu mình nhớ không lầm là 80 hay 50 kr gì đó.

+ Sau khi điền xong thông tin vào mẫu đơn thì nhớ gửi lại qua đường bưu điện về địa chỉ :
Transportstyrelsen
701 97 Örebro

Cách 2 : làm thủ tục xin giấy phép học và dạy lái xe cá nhân

https://etjanst.transportstyrelsen.se/extweb/handledare (nhấp vào link để truy cập)

+ Bạn truy cập vào đường dẫn trên để làm thủ tục.

+ Điền thông tin như trong hình xong bấm nästa.

+ Kiểm tra thông tin lần cuối tiếp tục bấm nästa.

Bạn sẽ nhận được số tiền cần phải nộp , cùng thông tin OCR và Bankgiro để thanh toán.

Lưu ý : bạn cần phải nhận được Giấy phép thông báo cho phép lái xe gửi từ Transportstyrelsen thì mới bắt đầu ngồi lái xe. Và luôn để giấy này trên xe hoặc mang theo trong người khi lái xe .Nếu ko có, gặp cảnh sát thì cả người dạy lái và người học lái đều sẽ bị phạt rất nặng.

Mọi thắc mắc vui lòng mail về địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com

Hướng dẫn đề nghị cấp Bằng lái xe quốc tế, ngồi nhà tự làm, chỉ mất 199k, bằng được gởi về tận nhà

Mình mới làm thủ tục đề nghị cấp Bằng lái xe quốc tế xong, chỉ mất có 5 phút, tự ngồi ở nhà làm và thủ tục lại rất đơn giản, tổng chi phí hết 199 ngàn thôi, nay chia sẻ với anh em cách làm.

Bằng lái quốc tế thì gần đây báo chí đã nói rất nhiều rồi, anh em tự google thông tin nhé. Nói ngắn gọn là có cái bằng này thì anh em sẽ được phép điều khiển loại xe mà mình được cấp bằng ở 70 quốc gia có tham gia ký công ước Vienna mà không cần phải đi học và lấy bằng ở nước đó. Ngoài các nước đó ra thì các nước còn lại (vd Mỹ, Úc, Nhật v.v…) không công nhận bằng này nhé.

Ưu điểm của cách này là làm online, chúng ta ngồi ở đâu cũng đăng ký được, miễn là có internet, bằng sau khi làm xong sẽ được Tổng cục Đường bộ VN gởi chuyển phát nhanh về tận nhà cho chúng ta luôn, rất tiện lợi. Bằng lái quốc tế sẽ có dạng một cuốn sổ giông giống passport gồm 4 trang, ghi bằng 4 thứ tiếng là Anh, Pháp, Nga và TQ.

Lấy ví dụ, chúng ta đi du lịch bên Thái Lan mà có thuê xe máy để tự đi vòng vòng Bangkok chơi thì phải có bằng lái quốc tế mới được, còn nếu không có bằng quốc tế hoặc sử dụng bằng lái Việt Nam thì sẽ bị phạt, mình nghe nói là mức phạt tới 500 ngàn đồng, trong khi phí đề nghị cấp bằng quốc tế mất có 199 ngàn thôi. Chúng ta đang có bằng lái ở VN hạng nào thì sẽ được cấp bằng quốc tế cùng hạng tương ứng. Mình google thấy một số dịch vụ nhận làm bằng lái quốc tế này phí 100$, với lý do là “phải tự đi làm, ra HN làm” blah blah blah, trong khi chúng ta tự làm mất có 199k, tức là trước mắt mình lời 2 triệu rồi đó.

B1) Các thứ cần chuẩn bị:
1 .Hình chụp bằng lái bằng nhựa thẻ PET của bạn, cần hiện rõ đầy đủ thông tin và ảnh.

Ảnh mẫu bằng lái thẻ PET bằng nhựa​

2.Hình chụp passport cũng thể hiện rõ và đầy đủ thông tin.

Trang passport cần hiện đầy đủ thông tin như vầy

Ảnh thẻ 3×4 hay 4×6 đều được (dạng file ảnh nhé, không phải ảnh in để dán lên hồ sơ đâu)
Ảnh chụp chữ kí mẫu của bạn (lấy giấy trắng, kí chữ kí lên rồi lấy đt chụp lại)

Ảnh chữ kí mẫu​

4 cái ảnh này dạng jpg, pdf, png đều được, chỉ cần nhỏ hơn 1MB là OK.
1 tài khoản ngân hàng bất kì có chức năng thanh toán internet banking, tài khoản đủ để thanh toán 200k.
Mạng internet, vì cái này đăng ký qua website.
B2) Thực hiện:

Truy cập trang web của Tổng cục đường bộ VN: http://dichvucong.gplx.gov.vn

Ở mục đăng ký trực tuyến, chúng ta chọn giống như hình và bấm đăng ký.

Qua trang tiếp theo, chúng ta nhập Số của bằng lái in trên cái bằng lái nhựa thẻ PET, cái này giống giống số CMND và chọn nơi cấp cái bằng, vd TP HCM, sau đó bấm tìm kiếm, nó sẽ tự động trả về thông tin bằng lái của chúng ta.

Ở khung bên phải, chúng ta bấm Tải ảnh để up ảnh 3×4 hay 4×6 gì đó lên, tương tự ở dưới, up ảnh chụp chữ kí mẫu lên.

Ở dưới mục Thông tin bổ sung, nhập số passport vô, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ email và sđt để nhận thông báo. Sau đó up ảnh chụp của bằng lái thẻ PET, ảnh phải hiện rõ và đầy đủ các thông tin, file nhỏ hơn 1MB.

Nhấn tiếp tục để qua trang sau, ở trang này chúng ta sẽ nhập thông tin địa chỉ để sau khi có bằng, họ sẽ gởi chuyển phát nhanh cái bằng về nhà cho chúng ta luôn, quá khỏe.

Bấm tiếp tục qua trang cuối, ở đây họ sẽ đưa chúng ta tới trang thanh toán online, trong đó 199k gồm 135k là tiền phí làm cái bằng quốc tế, khoảng 61k là tiền chuyển phát nhanh cái bằng về nhà luôn.

Sau khi thanh toán xong, chúng ta sẽ nhận được tin nhắn SMS gởi về đt mã hồ sơ, nếu muốn, có thể dùng mã này để tra cứu tiến độ duyệt hồ sơ. Thời gian duyệt hồ sơ và cấp bằng là 5 ngày làm việc, thời gian chuyển phát nhanh bằng từ HN về HCM là 3-6 ngày, như vậy là đăng ký xong, chúng ta chỉ cần ngồi rung đùi chờ cỡ 10 ngày là có bằng gởi về tận nhà luôn.

Chúc mọi người thành công !

Kinh nghiệm phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng

Trong thời gian qua, CDV nhận được 1 số yêu cầu của đọc giả muốn hỏi về các kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng nên CDV xin phép được viết 1 bài mang tính chất là tập hợp các kinh nghiệm để giúp cho các bạn sắp và sẽ sang Thụy Điển theo diện hôn nhân vợ chồng hay sambo có thêm sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Ảnh minh họa

Lưu ý là đây chỉ là những kinh nghiệm của những người đã trải qua phỏng vấn nên các bạn đọc để tham khảo thôi nhé !
Phải chứng minh được tính chân thật và cho thấy mức độ sâu đậm trong mối quan hệ yêu đương/ vợ chồng.
Điều đầu tiên các bạn cần phải hiểu cốt lõi của buổi phỏng vấn này là để cho Sở Di Dân Thụy Điển cũng nhưng Đại Sứ Quán Việt Nam có thể hiểu rõ về tính ” chân thật” cũng như mức độ tình cảm của quan hệ vợ chồng /sambo mà các bạn nộp hơ để định cư Thụy Điển theo diện này. Điều này có nghĩa rằng các bạn càng đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho thấy mối quan hệ của các bạn càng sâu đậm và chân thật thì thời gian giải quyết hồ sơ cũng như quyết định có hay không cấp visa định cư Thụy Điển cho các bạn càng có lợi. Vậy cho nên 1 số người thường chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này những bằng chứng xác thực nhất như : hình ảnh đám cưới, đính hôn, hay đi chơi chung của các bạn . Ngoài ra các bạn cũng thể mang theo các bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ của các bạn đang diễn ra tốt đẹp như : vé đi chơi, xem phim, du lịch hay các đoạn tin nhắn chat cũng như thư từ các bạn trao đổi trong thời gian yêu nhau. Càng nhiều bằng chứng thì càng có lợi cho hồ sơ của bạn.
Câu trả lời và thái đô phải trơn tru
Quan trọng hơn trong buổi phỏng vấn chính là bạn sẽ trả lời các câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ đưa ra và bắt buộc các bạn phải trả lời 1 cách trơn tru, không ngập ngừng. Lưu ý thái độ ngập ngừng hay mơ hồ về các câu trả lời sẽ vô cùng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn. Bởi vì điều này thể hiện mối quan hệ của bạn và người vợ hoặc chồng tương lai của bạn không trao đổi và tương tác với nhau nhiều nên bạn sẽ không hiểu rõ về cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh của người đó. Bạn cần phải nhớ 1 nguyên lý vô cùng đơn giản nhưng lại là tiêu chí cốt lõi để đánh giá mối quan hệ của bạn chính là : ” nếu là vợ chồng của nhau trong tương lại thì phải hiểu nhau và phải biết rõ về cuộc sống của nhau”
Không có lí do gì mà bạn không biết được nhà của người bạn đời của bạn có bao nhiêu phòng, thu nhập của anh/cô ta bao nhiêu…v..v
Câu trả lời phải mang tính thống nhất
Bên cạnh đó buổi phỏng vấn mang tính chất vấn nên việc bạn sẽ bị quần trong các câu hỏi sẽ không tránh khỏi, vậy cho nên nhưng lời bạn trả lời phải mang tính thống nhất từ đầu cho đến cuối .Điều đó có nghĩa là người phỏng vấn có thể hỏi bạn cùng 1 chủ đề nhưng sẽ theo nhiều cách nhưng câu trả lời phải là giống nhau dù có thay đổi cách hỏi như thế nào. Ví dụ :
anh chị quen nhau hồi nào ? Quen nhau bao lâu ? Lần gặp mặt đầu tiên lúc nào ?
Rõ ràng câu hỏi trên chỉ có 1 mục đích duy nhất là hỏi về thời điểm 2 người quen nhau. Vậy cho nên các bạn phải thống nhất câu trả lời , đừng có trả lời loanh quanh ko thống nhất với nhau như quen nhau từ năm 2014 nhưng lần gặp mặt đầu tiên là năm 2010 và quen nhau đã 10 năm…..
Cần lưu ý là câu chuyện của các bạn cũng phải đồng nhất giữa bạn và người vợ chồng hay sambo của bạn. Tránh tình trạng ông nói 1 đằng, bà khai 1 kiểu. Vậy cho nên kinh nghiệm là bạn cần phải viết xuống giấy những gì bạn và người kia thống nhất khai với nhau khi phỏng vấn nếu là trước khi phỏng vấn và sau phỏng vấn thì bạn cũng nên ghi lại những gì bạn đã trả lời để phòng trường hợp người kia ở bên Thụy Điển cũng sẽ bị kêu lên phỏng vấn.
Dưới đây là những câu hỏi mà thường người phỏng vấn sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn lấy visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng :

1. Sơ lược về bạn : ngày sinh, nơi ở hiện tại, công việc và trình độ học vấn.
2. Có hay không người thân của bạn ở Thụy Điển, những ai, mối quan hệ thế nào
3. Ngày sinh , nơi ở hiện tại , công việc và trình độ của người vơ hoặc chồng /sambo.
4. Nhà của người vợ hoặc chồng như thế nào, bao nhiêu phòng, thu nhập bao nhiêu
5. Thông tin về những người thân của người vợ hoặc chồng / sambo : ngày sinh , nơi ở, công việc. Mối quan hệ thế nào, có bao nhiêu anh chị em, làm nghề gì, có gia đình hay chưa
6. 2 người quen nhau thế nào ? Gặp nhau lần đầu tiên lúc nào ?
7. 1 ngày nói chuyện với nhau bao lâu, bằng phương tiện gì ?
8. 2 người gặp nhau bao nhiêu lần ? Thời điểm nào ? Đi chơi những đâu ?
9. Người kia về vn bao nhiêu lần ? Thời gian chính xác ?
10. Dự định của bạn khi qua Thụy Điển như thế nào ? Bạn dự định sẽ đem bao nhiêu tiền qua Thụy Điển
11. Bạn có câu hỏi hay có gì muốn nói trước khi kết thúc buổi phỏng vấn

Trên đây là những kinh nghiệm mà CDV thu thập được, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn sẽ vượt qua thành công buổi phỏng vấn và nhanh chóng được visa định cư Thụy Điển. CDV cũng mong nhận được thêm những thông tin bổ sung hoặc kinh nghiệm quí báu của quí anh chị nhằm giúp có thêm nhiều thông tin cho những người chuẩn bị phỏng vấn cũng như giúp cho cộng đồng người Việt tại Thụy Điển ngày càng phát triển lớn mạnh.

Qui trình cấp visa định cư Thụy Điển theo diện vợ chồng

Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến ngày gọi phỏng vấn khoảng từ 2 tuần đến 2 tháng (tùy thời điểm người nộp đang có nhiều hồ sơ chờ hay không). Khoảng từ 9-12 tháng sau khi phỏng vấn, sẽ có thông báo. Dù được chấp thuận hay không, Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển cũng sẽ liên hệ với đương sự qua điện thoại hoặc thư riêng để thông báo.
Sau khi Tổng LSQ hoặc Đại Sứ quán Thụy Điển phỏng vấn chị tại Việt Nam, hồ sơ của người làm đơn sẽ được chuyển cho Sở di dân (Migrationsverket). Sở di dân sẽ liên lạc gọi người chồng phỏng vấn (thời gian bao lâu chúng tôi không thể trả lời chính xác).

Visa sẽ do Đại Sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cấp.
Muốn xin visa Thụy Điển định cư theo diện vợ chồng, về cơ bản, người làm đơn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1) 2 mẫu đơn (do Tổng Lãnh sự quán Thụy Điển cấp) phải được điền một cách sạch sẽ và đầy đủ các chi tiết bằng tiếng Anh, ghi ngày tháng và ký tên vào.
2) 2 tấm hình (loại hình làm hộ chiếu) mới chụp không quá 6 tháng.
3) 1 bản photo hộ chiếu.
4) 1 bản photo hộ khẩu gia đình do Phòng Công chứng thị thực và bản dịch ra tiếng Anh.
5) 1 bản sao giấy khai sinh và bản dịch ra tiếng Anh.
6) Giấy trích lục đăng ký dân số “Personbevis” của người bảo lãnh ở Thụy Điển (do Cục Thuế tại Thụy Điển cấp)
7) Giấy tờ liên quan giữa người mời và người được mời :
– Bảo lãnh diện vợ chồng: nộp bản sao giấy hôn thú và bản dịch tiếng Anh
8) Thư mời: do người bảo lãnh ở Thụy Điển gửi về hoặc do người được bảo lãnh tại Việt Nam viết, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển, với các nội dung sau:
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh và địa chỉ của người mời và người được mời.
+ Lý do xin định cư ở Thụy Điển.
+ Xác định người chịu trách nhiệm về tài chánh đối với người được mời.
9) Lệ phí
Ngoài những giấy tờ cơ bản trên, đương sự có thể sẽ được yêu cầu bổ túc thêm những giấy tờ cần thiết trước hoặc sau khi phỏng vấn. Dù được chấp thuận hay không, hồ sơ và lệ phí sẽ không được hoàn trả lại.
TS

Thụy Điển hỗ trợ doanh nghiệp trả tới 100% lương cho người mới định cư

Nhằm khuyến khích những người mới định cư tại Thụy Điển tìm kiếm việc làm và dễ dàng được các doanh nghiệp thuê mướn, chính phủ Thụy Điển đã có chương trình Nystartsjobb ( tạm dịch là khởi nghiệp). Chương trình này chính phủ giao cho Arbetsförmedlingen (sở lao động ) trực tiếp thực hiện.

Nếu bạn sống ở Thụy Điển trong 1 thời gian dài mà không có việc làm hoặc là mới định cư tại Thụy Điển thì các chủ doanh nghiệp, xí nghiệp hay công ty có thể được hỗ trợ tài chính từ chính phủ để bạn được tuyển lao động tại đó. HỖ trợ này được gọi là Nystartsjobb.

Điều kiện để được hưởng chế độ này như sau :
+ Nếu bạn từ 21 đến 26 tuổi bị thất nghiệp ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 9 tháng gần nhất hoặc nếu bạn thuộc nhóm tuổi khác kể trên thì yêu cầu là bạn bị thất nghiệp ít nhất 12 tháng trong khoảng thời gian 15 tháng gần nhất.
+ Đối với những người mới định cư tại Thụy Điển sẽ được chương trình này nếu bạn chỉ mới định cư tại đây dưới 3 năm tính từ ngày bạn được cấp thẻ định cư (uppehållstillstånd) .
+Những người tị nạn hoặc những người thuộc khối cộng đồng chung châu âu (EES)
+ Ngoài ra nó cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho những người có kế hoạch rõ ràng với Sở Lao Động.

Để nhận được trợ cấp từ Nystartsjobb bạn cần phải đăng ký với Sở Lao Động. Mức trợ cấp mà chương trình Nystartsjobb phụ thuộc vào mức độ trong thỏa thuận lao động của từng lĩnh vực việc làm.

Hướng dẫn thủ tục xin nhận trợ cấp từ chương trình Nystartsjobb :

+ Bạn cần phải có 1 chủ doanh nghiệp đồng ý thuê mướn bạn.
+ Download mẫu giấy sau đây và điền đầy đủ thông tin của bạn và doanh nghiệp mà bạn sẽ làm việc :
http://www.arbetsformedlingen.se/download/18.3485b9a713b6ad32ce19bb5/Ans%C3%B6kan+om+nystartsjobb.pdf
Và gửi lại cho người quản lý của bạn tại Sở Lao động (handläggare)

( Nếu bạn không biết điền như thế nào vui lòng mail vê địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com để chúng tôi có thể giúp bạn )

+ Nếu bạn mới nhập cư và định cư tại Thụy Điển dưới 3 năm, bạn cần phải có quyết định cấp giấy phép nhập cư hoặc giấy phép tạm trú từ Migrationsverket (sở di dân)
+Bạn cần phải gặp chủ doanh nghiệp mướn bạn và yêu cầu họ gửi đơn xin Nystartsjobb về cho Sở Lao Động
+Bạn phải là người thất nghiệp khi sở lao động đưa ra quyết định cho bạn .

Hướng dẫn chuyển bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe Thụy Điển

Trước đây Cộng Đồng Việt (CDV) đã có một số bài nói về những qui định của Thụy Điển về bằng lái xe hay giấy phép lái xe. Nhưng nay CDV sẽ viết 1 bài riêng nói rõ cho anh chị em biết về cách chuyển đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái Thụy Điển. Đối với những anh chị em có những bằng lái xe ở các quốc gia khác thì vui lòng xem các bài viết sau lại sau .

Qui định về lái xe quốc tế tại Thụy Điển

Qui định về bằng lái nước ngoài tại Thụy Điển

Qui định về đổi bằng lái xe Thụy Điển (phần 1)

Qui định về đổi bằng lái xe Thụy Điển (Phần 2)

  1. Hiệu lực của bằng lái xe Việt Nam

Sau đây chúng ta bắt đầu làm việc. Ở đây chúng ta cần phải làm rõ về tính chất có hiệu lực của bằng lái mà anh chị em đang có để biết hướng xử lý.

Trước hết CDV xin làm rõ các khái niệm về bằng lái xe của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang có 3 hình thức bằng lái xe như sau :

  1. Loại 1  : Bằng lái xe trong nước : đây là bằng lái xe được lưu hành trong nội địa , không có giá trị quốc tế .
Bằng lái xe trong nước
  • Loại 2 : Bằng lái xe quốc tế nhưng do 1 số cơ quan hoặc dịch vụ pháp luật trong nước thực hiện. Tính pháp lý của bằng lái xe này thì không đảm bảo cần phải xem xét lại ở từng quốc gia.
Bằng lái xe quốc tế
  • Loại 3: Bằng lái xe quốc tế do Tổng cục đường bộ ban hành và chỉ mới bắt đầu cấp kế từ ngày 1/11/2015. Tính pháp lý của bằng lái xe này được Nhà Nước Việt Nam cam kết là có hiệu lực tại 85 quốc gia trong đó có Thụy Điển và thời hạn có hiệu lực là 3 năm.

2.Thụy Điển chấp nhận hình thức bằng lái nào của Việt Nam ?

Nếu như anh chị em có theo dõi các bài viết trước đây của CDV sẽ thấy rằng : hiện nay tại Thụy Điển chỉ có 2 loại bằng lái xe hợp pháp được phép lưu hành đó là  :

  1. Bằng lái xe do Transportstyrelsen (tạm dịch : Sở Giao Thông) của Thụy Điển cấp.
  2. Bằng lái xe do các nước trong khối EES (Khối cộng đồng Châu Âu) cấp.

Điều này có nghĩa là dù tất cả các bắng lái còn lại do các quốc gia khác cấp kể cả bằng lái quốc tế thì Thụy Điển cũng không chấp nhận.

Như vậy 1 số người thắc mắc rằng Thụy Điển có thông gia Công Ước Vienna thì tại sao lại không chấp nhận bằng lái quốc tế được cấp bởi các nước tham gia Công Ước này.

Nếu đọc kỹ luật thì chúng ta sẽ thấy rằng Thụy Điển chỉ chấp nhận bằng lái do chính cơ quan Transportstyrelsen cấp có nghĩa rằng theo qui định này Thụy Điển bắt buộc tất cả các bằng lái do các nước ngoại trừ các quốc gia thuộc khối EES phải được giám định và chuyển đổi thành bằng lái Thụy Điển.

Như vậy nếu như bạn có 1 trong 3 loại bằng lái xe do Việt Nam cấp kể trên thì bạn có thể làm thủ tục với Transportstyrelsen và yêu cầu họ giám định và cấp cho bạn bằng lái tạm thời của Thụy Điển.

Hướng dẫn chuyển đổi Bằng lái Việt Nam sang bằng lái Thụy Điển sẽ được viết dưới đây.

3. Thời hạn có hiệu lực của các bằng lái xe Việt Nam sau khi chuyển đổi thành bằng lái Thụy Điển

1 số anh chị em thắc mắc về thời hạn hay thời gian có hiệu lực của bằng lái xe tạm thời của Thụy Điển sau khi chuyển đổi thì CDV xin trả lời như sau  :

  1. Đối với loại 1 và loại 2 thì chỉ được 1 năm và ngày bắt đầu có hiệu lực được tính từ ngày bạn có 10 số cá nhân Personnummer hay ngày bạn đăng ký lưu trú tại Thụy Điển với sở Thuế.
  2. Đối với loại 3 thì hiện nay do loại này chỉ mới được Nhà Nước Việt Nam ban hành gần đây ( và theo công ước thì thời hạn có hiệu lực của bằng lái xe này lên đến 3 năm đổi với tất cả các nước tham gia công ước) nên CDV không thể trả lời chính xác thời hạn có hiệu lực của loại bằng lái này sau khi chuyển đổi là 1 năm hay 3 năm. Muốn biết chính xác thì CDV cần phải có 1 bằng lái của anh chị em nào đó cần chuyển đổi, gửi lên giám định và họ sẽ cấp lại bằng lái mới có ghi thời hạn có hiệu lực thì mới có câu trả lời chính xác cho anh chị em.

Cho nên nếu như anh chị em nào có nhu cầu chuyển đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe Thụy Điển mà không rõ cách làm có thể liên hệ với CDV để chúng tôi có thể giúp đỡ anh chị em mặt khác cũng là giúp đỡ lại CDV có thêm thông tin về thời hạn của loại bằng lái này sau chuyển đổi và cung cấp cho những anh chị em đến sau.

Mọi thông tin liên lạc vui lòng comment dưới bài viết này hoặc gửi về địa chỉ mail:

congdongviet.se@gmail.com

Hoặc inbox qua fanpage : https://www.facebook.com/congdongviet.se/?ref=hl

4. Hướng dẫn chuyển đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe Thụy Điển

Dù là bằng lái xe quốc tế loại 3 hay 1, 2 thì muốn sử dụng hợp pháp tại Thụy Điển đều phải chuyển đổi sang bằng lái Thụy Điển và do chính Transportstyrelsen cấp. Sau đây là thủ tục xin chuyển đổi và cấp bằng lái mới như sau  :

  1. Đặt mẫu giấy ” Đăng ký chuyển đổi bằng lái nước ngoài ” tại đây : “

Beställ blankett ” . Bạn sẽ cũng cần phải đặt thêm 1  trong 2 mẫu đơn dưới đây:

1a. Mẫu ” Khám sức khỏe” và “Chứng nhận về sức khỏe mắt ” nếu bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : AM, A1 , A2, A, B hoặc BE

1b. Mẫu ” Giấy chứng nhận của bác sĩ ” nếu như bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : C1, C1E, CE, D1, D1E, D hoặc DE.

  1. Tiền phí : 150 kronor. Bạn sẽ trả tiền phí đăng ký này thông giấy trả tiền từ Sở Giao Thông (Transportstyrelsen) sẽ gửi về nhà cho bạn.
  2. Sau khi điền thông tin và các mẫu đơn thì bạn sẽ gửi tất cả hồ sơ bao gồm : Mẩu đơn đăng ký, các giấy chứng nhận sức khỏe, bằng lái xe gốc của bạn đến địa chỉ : Transportstyrelsen , 701 97 Örebro

Nếu như Sở Giao Thông chấp nhận hồ sơ của bạn thì bạn sẽ nhận được một quyết định  với thư mời bạn đến Văn phòng của Sở Giao thông.  Tại đây bạn sẽ chụp hình và ký tên . Khi đi bạn cần phải mang theo ID kort.

Trước khi bằng lái xe mới của bạn được sản xuất , bạn cần phải trả tiền phí sản xuất thẻ nhựa là 150 kronor cho Sở Giao Thông. Giấy trả tiền này sẽ được gửi kèm theo quyết định về nhà bạn.

Bằng lái xe mới sẽ được gửi về nhà bạn qua thư bảo đảm.

Sở Giao Thông cũng sẽ gửi trả  bằng lái xe nước ngoài của bạn đến cơ quan nơi cấp phép lái xe của bạn.

Qui định về đổi bằng lái xe Thụy Điển (phần 2)

Ở phần trước  là hướng dẫn đối với những bằng lái xe được cấp bởi các nước trong khối Công Đồng Châu Âu, trong phần này mình xin viết về qui định pháp luật Thụy Điển đối với các bằng lái xe được cấp ngoài khối Cộng Đồng Châu Âu như sau :

1. Đối với bằng lái xe ngoài khối Cộng Đồng Châu Âu

Nếu bằng lái xe của bạn không được cấp bởi một trong các nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu thì nó chỉ có thể có được sử dụng tại Thụy Điển nếu nó đáp ứng các yêu cầu sau :

  1. Bằng lái xe này phải tuân theo mẫu qui định theo công ước quốc tế  về đường bộ 1949 và 1968 về giao thông đường bộ. Điều này có nghĩa bằng lái xe này phải đúng theo mẫu qui định và trên bằng lái phải được viết ra bằng các thứ tiếng Anh, Đức, và Pháp cùng lúc. Bên cạnh đó phải có bản dịch có thể là tiếng Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch hoặc Nauy. Ngoài ra trên bằng lái xe phải có ảnh giống với ảnh trong ID kort của bạn.
  2. Bằng lái xe này chỉ có hiệu lực 1 năm tính từ ngày bạn đăng ký hộ khẩu tại sở Thuế (Skatteverket) .
Mẫu chuẩn bằng lái quốc tế của Thụy Điển

2. Hướng dẫn đổi bằng lái xe ngoài khối Cộng Đồng Châu Âu sang bằng lái xe Thụy Điển 

Đối với bằng lái xe được cấp bên ngoài các nước Cộng Đồng Châu Âu (EES) thì không được quyền chuyển đổi sang bằng lái xe Thụy Điển ngoại trừ trường hợp bằng lái xe của Thụy Sĩ và Nhật Bản.

Để chuyển đổi bằng lái từ Thụy Sĩ và Nhật , bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau :

  1. Bằng lái của bạn là bằng lái xe hợp pháp
  2. Phải định cư dài hạn tại Thụy Điển (Permanent bosatt i Sverige) (Đọc thêm  các về yêu cầu định cư dài hạn tại Thụy Điển )
  3. Đáp ứng đủ các yêu cầu về lí lịch cá nhân và sức khỏe

Bạn phải đăng ký chuyển đổi bằng lái trong vòng 1 năm kể từ khi bạn đăng ký hộ khẩu ở Thụy Điển.  Đó là vì  bằng lái xe nước ngoài của bạn sẽ hết hạn sau thời gian này.

Vì vậy bạn cần phải đăng ký theo các bước sau :

  1. Đặt mẫu giấy ” Đăng ký chuyển đổi bằng lái nước ngoài ” tại đây : “Beställ blankett ” . Bạn sẽ cũng cần phải đặt thêm 1  trong 2 mẫu đơn dưới đây:

1a. Mẫu ” Khám sức khỏe” và “Chứng nhận về sức khỏe mắt ” nếu bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : AM, A1 , A2, A, B hoặc BE

1b. Mẫu ” Giấy chứng nhận của bác sĩ ” nếu như bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : C1, C1E, CE, D1, D1E, D hoặc DE.

  1. Tiền phí : 600 kronor. Bạn sẽ trả tiền phí đăng ký này thông giấy trả tiền từ Sở Giao Thông (Transportstyrelsen) sẽ gửi về nhà cho bạn.
  2. Sau khi điền thông tin và các mẫu đơn thì bạn sẽ gửi tất cả hồ sơ bao gồm : Mẩu đơn đăng ký, các giấy chứng nhận sức khỏe, bằng lái xe gốc của bạn đến địa chỉ : Transportstyrelsen , 701 97 Örebro

Khi bạn đăng ký chuyển đổi bằng lái xe từ Thụy Sĩ hoặc Nhật thì bạn sẽ phải gửi theo 1 chứng nhận về sự hợp lệ bằng lái xe của bạn. Chứng nhận bằng lái xe từ Nhật có thể được xác nhận thông qua một chứng chỉ khi bạn đăng ký với Đại sứ quán Nhật ở Stockholm. Tương tự Chứng nhận bằng lái xe Thụy Sĩ cũng có thể được xác nhận thông qua một chứng nhận từ Cơ quan cấp phép lái xe ở Thụy Sĩ.

Nếu như Sở Giao Thông chấp nhận hồ sơ của bạn thì bạn sẽ nhận được một quyết định  với thư mời bạn đến Văn phòng của Sở Giao thông.  Tại đây bạn sẽ chụp hình và ký tên . Khi đi bạn cần phải mang theo ID kort.

Trước khi bằng lái xe mới của bạn được sản xuất , bạn cần phải trả tiền phí sản xuất là 150 kronor cho Sở Giao Thông. Giấy trả tiền này sẽ được gửi kèm theo quyết định về nhà bạn.

Bằng lái xe mới sẽ được gửi về nhà bạn qua thư bảo đảm.

Sở Giao Thông cũng sẽ gửi trả  bằng lái xe nước ngoài của bạn đến cơ quan nơi cấp phép lái xe của bạn.

Kinh nghiệm làm thủ tục xin giấy phép định cư tại Thụy Điển

Trong thời gian qua mình có làm giúp các bạn của mình trong vấn đề xin gia hạn giấy phép định cư tại Thụy Điển (permanent uppehållstillstånd ) và rút ra được 1 số kinh nghiệm. Mình viết lại để cho những ai sau này xin gia hạn giấy phép định cư cho mình hay cho người thân sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra 1 số vấn đề mà mình nghĩ là mọi người cần phải tránh trong lúc làm hồ sơ xin giấy phép định cư tại Thụy Điển bởi vì hiện nay tình hình người tị nạn và di dân ở Thụy Điển nói riêng và Châu Âu rất căng thẳng. Chỉ cần các bạn làm sai 1 trong các qui trình thì người duyệt đơn trên Sở Di Dân ( Migrationsverket ) họ sẽ để hồ sơ của bạn sang 1 bên, tạm gọi là hồ sơ chưa hoàn chỉnh và sẽ liệt vào tình trạng vô thời hạn giải quyết.  Một khi mà giấy phép định cư bị trễ thì kéo theo vô vàng những bất tiện như : đi về Việt Nam hay đi ra khỏi Thụy Điển là không thể, rồi còn việc làm v..v..

Đơn xin cấp giấy phép định cư tại Thụy Điển

Sau đây là các lưu ý :

1.Quan trọng nhất là phải có đầy đủ các hồ sơ mà Sở Di Dân yêu cầu

Trước đây mình có làm 1 bộ hồ sơ cho người bạn xin Giấy phép định cư tại Thụy Điển (permanent uppehållstillstånd) khi hết hạn 2 năm, nhưng lúc làm đơn mới thấy passport của đứa con trai hết hạn. Nhưng vì thời gian 2 năm trên Giấy phép định cư cũng hết hạn luôn bên cạnh đó bên hãng việc làm cũng yêu cầu phải có xác nhận của Sở di dân là mình đang chờ đợi xin gia hạn nên đã nộp luôn hồ sơ lên Sở Di Dân luôn và ghi chú kèm là sẽ bổ sung thêm passport được làm mới của đứa con trai. Hậu quả là đã hơn 5 tháng mà hồ sơ của cả mấy cha con chưa được giải quyết ( Chắc là bị liệt vào hồ sơ không rõ ràng và đưa qua dạng hồ sơ chờ giải quyết ).

Qua kinh nghiệm trên mình xin khuyên các bạn là một khi đã làm thủ tục xin cấp giấy phép định cư tại Thụy Điển thì muốn hay không muốn cũng phải nộp đầy đủ hồ sơ, không nên áp dụng hình thức sẽ gửi bổ sung sau. Ngoài ra phải chú ý đến thời hạn có giá trị của các hồ sơ như Passport là quan trọng nhất. Nếu như hồ sơ thiếu hay không hợp lệ thì hậu quả rất là rắc rối làm lỡ mất thời gian và tiền bạc.

2.Nên sử dụng mẫu đơn có chữ ký

Trong quá trình xin gia hạn giấy phép định cư thành Giấy phép định cư dài hạn , bạn sẽ phải điền 1 mẫu đơn là  :  “försäkran om samlevnad” s hiu 242011W  (giấy xác nhận tình trạng hiện tại của bạn).  Bình thường trong trang web của Sở Di Dân (Migrationsverket ) họ sẽ đưa ra mẫu đơn (242011W) , mẫu đơn này không yêu cầu bạn và người sống chung phải ký xác nhận cuối đơn.

Nhưng để chắc chắn và không phải mất thời gian chờ họ gửi lại 1 đơn khác yêu cầu người sống chung với bạn xác nhận thì bạn hãy điền luôn vào mẫu đơn 242011B có yêu cầu chữ ký của cả 2 ngay từ khi làm đơn lần đầu tiên.

Đây là link đề down :  http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312816/1436519628060/fors_saml_242011B_sv.pdf

3.Phải chuẩn bị đủ hồ sơ họ yêu cầu và tốt nhất có thêm Personbevis và Id kort hay Legitimation ( chứng minh nhân dân).

Personbevis có thể hiểu là lý lịch cá nhân của bạn , và ID kort như chứng minh nhân dân. Bạn có thể xin tờ giấy này ở Sở Thuế nơi bạn sống ( Skatteverket ). Mặc dù rằng trong phần các hồ sơ yêu cầu buộc phải đính kèm khi bạn làm thủ tục không ghi rõ bạn phải có personbevis và ID kort nhưng nếu bạn gửi kèm thêm hồ sơ này thì tỉ lệ thành công khi họ giải quyết đơn của bạn sẽ nhanh hơn và cao hơn.

Mục đích của việc làm này nhằm giúp cho các nhân viên ở Sở Di Dân dễ dàng và nhanh xác định được lý lịch của bạn thì họ sẽ duyệt đơn của bạn rất nhanh .

4.Sắp xếp hồ sơ rõ ràng và theo thứ tự

Điều này thì chắc không cần phải nói nhiều vì nếu hồ sơ của bạn lung tung thì người duyệt đơn khi nhìn thấy cũng khó chịu và ảnh hưởng đến tốc độ duyệt đơn của bạn. Tốt nhất bạn nên xếp theo thứ tự :

1.Bản sao Passport + hình chụp hay giấy in ra của ID kort của bạn

2.Personbevis của bạn

3.Bản sao Passport + hình chụp hay giấy in ra của ID kort của người sống chung

4.Personbevis của người sống chung

5.Försakran om samlevnad

5.Kèm theo 1 lý do chính đáng

Thụy Điển là 1 đất nước nhân đạo và đặt tình người lên rất cao nên nếu bạn ghi thêm 1 lý do chính đáng để mong họ giúp bạn giải quyết đơn nhanh thì họ sẽ ưu tiên giải quyết cho bạn.

Ở phần cuối đơn họ sẽ cho bạn 1 khung để bạn điền thêm những thông tin khác, ở phần này bạn sẽ ghi thêm lý do của bạn ở đây.

Tuy nhiên không phải lý do nào cũng được đâu nhé. Mình đã từng thử dùng 1 lý do là xin cho các cháu bé về thăm ông bà nội và nhận được thư trả lời về các tình trạng họ sẽ ưu tiên như sau :

5.1Đối với việc thủ tục xin giấy phép nhập cư lần đầu tiên vào Thụy Điển ( Ansöka uppehållstillstånd ) bạn sẽ được ưu tiên với các lý do sau :

1.Bạn hoặc người sống chung với bạn có thai.

2.Bạn đang ở tình trạng nghiêm trọng hoặc có bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

3.Bạn có con cần phải nhập học khi bắt đầu khóa học mới.

5.2 Đối với việc làm thủ tục xin gia hạn hoặc cấp giấy phép định cư dài hạn (permanent uppehållstillstånd) bạn sẽ được ưu tiên trong các trường hợp sau :

  1. Bạn yêu cầu có giấy định cư dài hạn để được xin học bổng
  2. Bạn có việc quan trọng phải đi ra nước ngoài , ví dụ như là đi công tác, đi du học hoặc đi thăm người thân đang bị bệnh ở nước khác.

5.3 Dưới đây là những lý do không được chấp nhân ở tình trạng ưu tiên :

  1. Liên quan đến tình trạng kinh tế hoặc những vấn đề khác ở đất nước của bạn ví dụ như bạn phải về Việt Nam để giải quyết những tranh chấp liên quan đến kinh tế, tài sản…
  2. Bạn nhận được lời mời làm việc hoặc thư nhập học từ một khóa học
  3. Một người  nào đó ở Thụy Điển nhớ bạn hoặc ngược lại.
  4. Bạn cần giấy phép nhập cư hay định cư trước khi lên kế hoặc đi du lịch .
  5. Bạn cần giấy phép nhập cư hay định cư vì những lý do cho kế hoạch cá nhân.

 

Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm thủ tục xin định cư tại Thụy Điển.

Mọi góp ý bổ sung và những kinh nghiệm khác mà mọi người có thì vui lòng gửi phản hồi cho mình ở phần phản hồi hay mail trực tiếp về địa chị : congdongviet.se@gmail.com để mình tiếp tục bổ sung và cập nhật thêm thông tin nhằm giúp những người khác nữa nhé.

Qui định về đổi bằng lái xe Thụy Điển (phần 1)

1. Hướng dẫn đổi bằng lái xe được cấp bởi các nước thuộc khối Cộng Đồng Chung Châu Âu (EES)

a. Định nghĩa :

Bằng lái xe Châu Âu (EES) là bằng lái xe được cấp bởi các nước trong khối cộng đồng chung Châu Âu (gọi tắt là EES) thì cũng có hiệu lực tại Thụy Điển và không cần phải chuyển đổi thành bằng lái xe Thụy Điển . Bằng lái xe này cũng có hiệu lực ngay cả khi bạn đăng ký hộ khẩu ở Thụy Điển.
Có nghĩa là bạn có quyền đi du lịch hay công tác sang Tiệp hay các nước thuộc khối EES và lấy bằng lái xe tại các nước này trong thời gian này.
Các nước trong khối cộng đồng kinh kinh tế Châu Âu (Viết tắt là EES) bao gồm : Bỉ, Bulgaria, Cyprus, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Croatia, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Cộng hòa Séc, Đức, Hungary và Áo.

Với bằng lái xe được cấp tại một trong các nước EES bạn cũng được quyền làm người hướng dẫn lái xe riêng cho những người học lái xe nếu như bạn đáp ứng đủ các yêu cầu . ( Đọc thêm về qui định để trở thành người hướng dẫn dạy lái xe).

Cách chuyển bằng lái xe Thụy Điển

b. Qui định về chuyển đổi bằng lái xe Châu Âu thành bằng lái xe Thụy Điển.

Bạn được quyền chuyển đổi bằng lái xe được cấp từ một nước trong khối EES thành bằng lái xe Thụy Điển nếu bạn đáp ứng đủ 2 yêu cầu sau :
1. Bằng lái xe của bạn hợp pháp.
2. Bạn phải có giấy phép cư trú dài hạn hay còn gọi là giấy phép thường trú tại Thụy Điển. ( Đọc thêm về qui định áp dụng cho giấy phép định cư ở dưới đây)

c. Cách đăng ký như sau :

1. Điền vào mẫu đơn ” Đăng ký chuyển đổi bằng lái xe nước ngoài ” theo đường dẫn lấy về máy tại đây : Bấm vào đây để download.
2. Trả tiền phí đăng ký là : 600 kronor. Bạn sẽ trả tiền cho đơn này thông qua giấy trả tiền từ sở Giao Thông Vận Tải khi họ gửi về nhà cho bạn.
3. Gửi mẫu đơn đăng ký cũng với bản gốc bằng lái xe của bạn đến địa chỉ sau : Transportstyrelsen
701 97 Örebro .

Trong một số trường hợp, Sở Giao Thông Vận Tải có thể sẽ liên lạc với bạn để yêu cầu bạn phải cung cấp thêm 1 số giấy chứng nhận khác có liên quan như : giấy chứng nhận y tế hoặc khai báo sức khỏe và giấy khám mắt sau khi họ đã nhận đơn.

Nếu Sở GTVT chấp nhận thông qua đơn của bạn thì bạn sẽ nhận được một quyết định kèm theo thông tin về thời gian để bạn lên Cơ quan cấp giấy phép lại xe. Tại đó bạn sẽ chụp hình và cung cấp chứ ký. Khi đi bạn phải mang theo ID kort hay còn gọi là giấy chứng minh nhân dân hợp lệ. (theo cách gọi Việt Nam)

Trước khi bằng lái xe mới của bạn được cấp bạn cần phải trả tiền phí cấp thẻ là 150 Kronor cho Transporstyrelsen (gọi nôm na là Sở Giao Thông). Hóa đơn này sẽ được gửi kèm theo quyết định cấp thẻ đến nhà bạn.
Bằng lái xe bằng thẻ nhựa sẽ được gửi thư bảo đảm qua bưu điện .
Transportstyrelsen sẽ gửi trả lại bằng lái xe nước ngoài đến cơ quan đã cấp nó cho bạn.

d. Giải thích về : giấy phép thường trú:

+ Với giấy phép thường trú có nghĩa là bạn được cư trú tại Thụy Điển ít nhất 185 ngày bởi các lý do :
1. Có mối liên hệ đến cá nhân hoặc nghề nghiệp tại Thụy Điển
2. Mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ với cá nhân hoặc nơi cá nhân đó sinh sống .

Nếu bạn thay đổi nơi sống từ 2 đến nhiều tỉnh thành khác nhau vì lý do nghề nghiệp của bạn hoặc từ các mối quan hệ cá nhân của bạn, thì nơi thường trú của bạn là nơi có thể liên hệ được với bạn . Có nghĩa là đây là nơi bạn thường xuyên trở về.

Nếu bạn công tác có thời hạn ở một đất nước khác, bạn không cần phải thường xuyên trở về thành phố nơi có mối liên hệ với bạn để xem nơi đây như là nơi thường trú của bạn.

Nếu bạn đang theo học đại học hoặc một cơ sở giáo dục khác thì đó ko phải là nơi cư trú dài hạn được thay đổi.
Việc xác định bạn có cư trú dài hạn hay không thứ nhất là xác định nơi sẽ cấp bằng lái xe  cho bạn cũng như địa chỉ để các cơ quan quản lý và gửi bằng lái cho bạn. Bên cạnh đó cũng để xác định thời hạn có hiệu lực của bằng lái xe.