Tag Archives: ngôn ngữ

Giới thiệu phần mềm học tiếng Thụy Điển miễn phí và 31 ngôn ngữ khác hay nhất năm 2018

Tin vui cho những người muốn học tiếng Thụy Điển mà không có nhiều thời gian cũng như hạn hẹp kinh tế để theo học các khóa học trường lớp là google vừa giới thiệu phần mềm học tiếng Thụy Điển hay nhất năm 2018 và quan trọng hơn phần mềm này miễn phí (phần học cơ bản) nhưng nếu các bạn muốn học nâng cao thì giá cũng khá mềm. Mời quí đọc giả đọc phần hướng dẫn cài đặt trên điện thoại hay iphone, ipad dưới đây.

1.Giới thiệu sơ lược

Phần mềm học tiếng Thụy Điển này có tên là “Drops” được google thống kê là phần mềm hay nhất trên Cửa hàng app (Playstore) của google dành cho quí đọc giả sử dụng điện thoại Android (Samsung, Sony,Lg …)

Bên cạnh đó phần mềm này cũng có mặt trong appstore cho các quí đọc giả nào sử dụng Iphone hay ipad.

Cái hay của phần mềm học tiếng Thụy Điển này là bạn cũng có thể học thêm 31 ngôn ngữ khác như : tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và cả tiếng Việt ( dành cho quí đọc giả nào muốn dạy tiếng Việt cho con cái hay chồng/vợ là người Thụy Điển)–> quá hay phải không nào ?

Đây là link trang chủ giới thiệu về phần mềm : https://languagedrops.com/

Chúng ta bắt tay vào tải nhé !

2. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng

Ở đây CDV xin hướng dẫn sử dụng phần mềm trên dt Android còn Iphone hay ipad thì cũng tương tự

Bước 1 :

tìm trong điện thoại bạn biểu tượng có dòng chữ Playstore hoặc Cửa hàng Play theo biểu tượng dưới đây để vào tải về : ( Trên Iphone và ipad là appstore)

Vào cửa hàng playstore

Bước 2 :

Khi bạn vào playstore của điện thoại hoặc máy tính bảng Android, Bạn vào mục tìm kiếm và bấm chữ ” Drops” để tìm phần mềm.

Nếu bạn đang xem bài viết này bằng điện thoại hoặc máy tính bảng thì có thể vào trực tiếp theo đường dẫn sau đây:

Link dành cho Android : Drops

Link dành cho IOS (iphone và ipad) : Drops

Khi cài đặt sẽ có giao diện cài đặt như thế này : bạn nhấp vào chữ ” install” hay “cài đặt” để tải phần mềm về máy

Sau khi bạn cài xong sẽ có chử “open” hoặc “mở” để truy cập vào phần mềm. Còn nếu khi bạn thoát ra rồi và sau này muốn vào học lại thì tìm biểu tượng của phần mềm như sau :

Biểu tượng phần mềm học tiếng Thụy Điển

Bước 3 : khi vào phần mềm, sẽ có giao diện như sau :

Giao diện phần mềm học tiếng Thụy Điển

Tiếp theo :

Màn hình giới thiệu

Mặc định phần mềm có thể dùng ngôn ngữ tiếng Anh nhưng không sao, CDV sẽ hướng dẫn bạn chỉnh lại tiếng Việt hay tiếng Thụy Điển cho dễ sử dụng

Bạn chọn chữ ” Let’s do it” để tiếp tục

Bước 4 : Phần mềm sẽ hỏi bạn muốn học ngôn ngữ nào ? Bạn kéo màn hình lên xuống để chọn ngôn ngữ mà mình muốn học.

Nếu muốn học tiếng Thụy Điển thì kéo xuống và tìm chữ ” Swedish”

Nếu muốn học tiếng Việt thì kéo xuống và tìm chữ ” Vietnamese” (dành cho quí vị muốn dạy người thân học tiếng Việt)

Ngoài ra còn 31 ngôn ngữ khác nữa. Các bạn tự tìm hiểu thêm nhé !

Bước 5 : Nếu bạn có thể sử dụng tiếng Anh thì bắt đầu làm theo hướng dẫn có hình bàn tay

Còn nếu bạn muốn chuyển đổi ngôn ngữ của phần mềm sang tiếng Việt cho dễ sử dụng thì làm theo hình-

Hướng dẫn chỉnh tiếng Việt để sử dụng phần mềm

Bạn kéo xuống cuối cùng và tìm dòng chữ : native language như trong hình và tìm chọn tiếng Việt

Chỉnh ngôn ngữ
Chọn tiếng Việt

Bước 6 ( Nếu bạn muốn mua gói học nâng cao)

Phần mềm học tiếng Thụy Điển này có sẵn gói cơ bản cho bạn học miễn phí . Nếu bạn muốn nâng cấp lên gói cao hơn để sử dụng các tính năng khác như :

1. Không có quảng cáo
2. Thêm 98 chủ đề khác : như giao tiếp nhà hàng, đi du lịch, thương mại…
3. Bộ sưu tập ngôn ngữ
4. Từ vựng
5. Học ngôn ngữ mà không cần có internet
6. Cho phép học lại nếu chưa nắm vững chủ đề nào đó

Thật ra gói nâng cấp học phí theo CDV cũng không quá cao so với bạn đăng ký ra trường lớp học thực tế ở ngoài với mức phí như sau:
1. Đăng ký học hàng tháng (thanh toán từng tháng hoặc khi nào bạn rảnh muốn học) : 109 kr/ tháng (tương đương với : 300.000 vnd/ tháng)
2. Đăng ký học cả năm (thanh toán 1 lần) thì chia ra từng tháng sẽ rẻ hơn : 64 kr/ tháng ( tương đương 150 vnd/tháng)
3. Mua phần mềm trọn đời (chỉ trả tiền 1 lần và xài trọn đời không cần tốn thêm bất cứ phí nào khác) : 1649 kr ( tương đương 4.500.000 vnd)

Bảng giá gói nâng cao của phần mềm học tiếng Thụy Điển

Để mua phần mềm gói nâng cao bạn làm như sau : chọn vào biểu tượng hình mặt người ở góc phải cuối màn hình và chọn vào chữ Go PREMIUM

Cách mua phần mềm

Nếu quí đọc giả nào gặp khó khăn trong quá trình cài đặt và sử dụng hoặc muốn mua phần mềm thì vui lòng liên hệ với CDV để được hỗ trợ miễn phí !

Mong rằng phần mềm này hữu ích với đọc giả và nếu thấy hay vui lòng bấm like và share để giúp trang web ngày càng phát triển cũng như để cám ơn người biên soạn hướng dẫn này !

Cộng Đồng Việt biên soạn !

Những điều cần chuẩn bị để định cư Thụy Điển – phần 1

1. Lời nói đầu và những điều cần biết về ngôn ngữ , tiếng Thụy Điển

Thân chào quí đọc giả, với mục tiêu giúp cho những người chuẩn bị định cư Thụy Điển có những hành trang tốt nhất để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở Thụy Điển cũng như mong muốn Cộng Đồng người Việt ở Thụy Điển ngày càng lớn mạnh. Congdongviet.se xin mạn phép chia sẻ những thông tin liên quan đến nội dung như tiêu đề của bài viết này đến những ai có dự định có nhu cầu định cư ở Thụy Điển hay chuẩn bị định cư ở đây.

Vì đây là một chủ đề rất lớn cũng như những thông tin dưới đây cũng chỉ mang tính chất cá nhân của những người đã đi trước nên sẽ có những sai sót cũng như trong tương lai có thể không còn chính xác theo sự thay đổi của xã hội Thụy Điển nên rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý nhiều hơn từ những đọc giả có kinh nghiệm để làm cho bài viết này ngày càng hoàn thiện hơn . Hơn nữa khi đọc giả đọc những kinh nghiệm dưới đây hãy đứng ở góc độ tham khảo để đưa ra những quyết định riêng cho bản thân chứ không nhất thiết phải làm theo những thông tin dưới đây. Bên cạnh đó Congdongviet.se sẽ cố gắng cập nhật tiếp tục chứ không dừng lại khi hoàn thành xong chủ đề này.

Nội dung của chủ đề này sẽ xoay quanh những nhu cầu thiết yếu nhất của 1 người cần có để định cư nơi xứ người như : ngôn ngữ, học hành ,quần áo, phương tiện đi lại, kiến thức chung về xã hội , nơi ăn chỗ ở.

1. Ngôn ngữ , tiếng Thụy Điển

Rất nhiều đọc giả đã gửi mail về cho congdongviet.se và thắc mắc về nhu cầu này , về việc có nên hay không học trước tiếng Thụy Điển ở Việt Nam hay không ?

Về vấn đề này congdongviet.se xin phân tích như sau :

Tất nhiên sẽ cực kỳ rất tốt nếu bạn có thể nói tiếng Thụy Điển ngay sau khi tới Thụy Điển . Điều này sẽ là yếu tố quyết định cho sự hòa nhập cuộc sống của bạn nhanh hay chậm. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để học tiếng Thụy Điển ở Việt Nam vì :
1. Chi phí học tiếng Thụy Điển ở Việt Nam khá cao so với ngôn ngữ khác.
2. Hầu như các trung tâm dạy tiếng Thụy Điển chỉ tập trung ở các thanh phố lớn như : Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng w.w…
Mặc khác có những yếu tố chi phối đến hiệu quả học của bạn như sau :
1. Ngôn ngữ Thụy Điển là một ngôn ngữ rất khó học về mặt ngữ pháp và phát âm đối với người Việt .

Nguyên nhân là tiếng Thụy Điển có nguồn gốc là sự tổng hợp của nhiều ngôn ngữ khác như : tiếng Anh, tiếng Nga, Phần Lan, Pháp , Đức…. Mà trong đó ngữ pháp Thụy Điển rắc rối không kém gì ngôn ngữ Việt Nam chúng ta . ( Chúng ta thườn tự hào là : Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam) Nói như vậy để mọi người có thể hình dung được phần nào về tiếng Thụy Điển.
Về mặt phát âm thì cũng như tiếng Việt Nam , tiếng Thụy Điển cũng chia cách phát âm theo vùng miền như Việt Nam chúng ta chia ra giọng đọc miền Nam, miền Bắc và miền Trung thì tiếng Thụy Điển cũng có phát âm như vậy. Nếu như trong tương lai bạn sẽ định cư ở phía Đông Nam Thụy Điển sẽ có phát âm theo tiếng bản địa Skånska , hoặc ở những thành phố gần Stockholm sẽ có giọng Stockholm.

Theo congdongviet.se thì biết được nơi bạn sẽ định cư tại Thụy Điển sẽ giúp bạn xác định được hướng học của bạn cho phù hợp vì theo kinh nghiệm một số người khi họ mới sang Thụy Điển thì vào trường học được học cách phát âm theo giọng đọc Stockholm ( đây có thể nói là giọng chuẩn của người Thụy Điển) nhưng khi ra đời làm việc thì lại di chuyển về những vùng nói giọng skånska thì cũng không nghe được và không hiểu được gì cả. Phải trải qua thời gian tiếp xúc nhiều thì dần quen, ít nhất cũng 1-2 năm.

Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao lại phải di chuyển như thế ? Nguyên nhân là cuộc sống ở Thụy Điển khác với ở Vn là việc làm sẽ quyết định nơi sống của các bạn. Thường những vùng có nhiều công việc phổ thông phù hợp với người Việt lại nằm ở phía smålandstena, Värnamo, Gnosjö nơi mà các hãng xưởng có nhiều và đây cũng là nơi tiếng skånska ngự trị.

Mặt khác chi phí đắt đỏ ở những thành phố lớn như Stockholm, Uppsala cũng ảnh hưởng đến quyết định nơi ăn chốn ở.

Như vậy thì làm thế nào để có sự chuẩn bị tốt hơn khi bạn không ở thành phố lớn và khả năng tài chính hạn hẹp , cũng như bạn cũng chưa định hình được mình sẽ ở đâu khi sang Thụy Điển ?

1. Tự học tiếng Thụy Điển

Hiện nay với sự phát triển của các thiết bị điện tử và internet như : điện thoại thông minh, máy tính bảng thì với quyết tâm , tự học tiếng Thụy Điển sẽ không khó . Bạn chỉ cần vào google và tìm kiếm các thông tin về tài liệu và hướng dẫn học sẽ có rất nhiều.
Về việc tự học tiếng Thụy Điển thế nào thì sẽ có chủ đề riêng. Trong phạm vi của bài viết này , congdongviet.se sẽ đưa ra 1 vài gợi ý như sau :
a. Tài liệu : bạn tìm kiếm trên google với các từ khóa : học tiếng Thụy Điển, svenska ( tiếng Thụy Điển ), lexikon (từ điển)
b. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dịch thì : google translate ( là người bạn không thể thiếu trong quá trình học tiếng Thụy Điển. Sẽ tốt hơn nếu bạn có 1 cái điện thoại thông minh sử dụng android hay iphone đều được và có phần mềm : google transle. . Nếu không bạn dùng máy tính và truy cập vào đó cũng được.
c. Một số phần mềm học tiếng Thụy Điển : Duolingo , babbel learn , learn 50 languages, folket (từ điển Anh -Thụy Điển) là những phần mềm trên điện thoại di động sẽ giúp bạn học tiếng Thụy Điển.
d. Để học phát âm : Youtube là nơi bạn sẽ nghe học được cách phát âm của người Thụy Điển bản xứ rất dễ học qua các bài hát dành cho trẻ con, hoặc các bài học vỡ lòng với từ khóa : Swedish hoặc Svenska thì sẽ ra ngay hết thôi mà.

2. Trau dồi tiếng Anh

Nền tảng tiếng Anh vững chắc sẽ giúp bạn học tiếng Thụy Điển nhanh hơn người bình thường ít nhất 50%
Nguyên nhân là do :
c.1 Ngữ pháp Thụy Điển gần như giống ngữ pháp tiếng Anh đến 70 % : các thì dùng để diễn tả thời gian hành động trong tiếng Thụy Điển có cấu trúc gần như y hệt (present , past , perfect , continuous) . Về từ vựng cũng có sự tương đồng khoảng 40 -50 %, đôi khi phát âm khác nhưng nếu bạn đọc hiểu tiếng anh khi nhìn sang tiếng Thụy Điển bạn có thể đoán được nội dung phần nào.
C2. Đa số người Thụy Điển đều có thể giao tiếp được tiếng Anh . Vậy nên thời gian đầu khi bạn sống ở Thụy Điển bạn vẫn có thể sử dụng tiếng Anh cho các nhu cầu cơ bản như làm giấy tờ ở các cơ quan công cộng : sở việc làm, bệnh viện , cảnh sát, sở di dân, đại sứ quán và thậm chí là các cửa hàng thức ăn mà không sợ người ta không hiểu bạn nói gì.
C3. Nếu bạn định hướng bạn sẽ học lên cao hoặc chuyển đổi ngành nghề của bạn thì môn tiếng Anh sẽ là môn không thể thiếu trong các môn học của bạn và nó sẽ góp phần giúp bảng điểm tiếng Thụy Điển của bạn có giá trị hơn nhất là khi xin tiền trợ cấp CSN dễ hơn . ( sẽ có chủ đề về CSN : được hiểu là 1 cơ quan hỗ trợ kinh tế cho bạn trong quá trình học : cho không tiền hoặc cho bạn mượn khi bạn đáp ứng các tiêu chí của cơ quan này yêu cầu ).
C5. Ngoài ra những trang web của cơ quan công quyền như
Migrationsverket ( sở di dân ) : migrationsverket.se : dùng để làm các thủ tục liên quan đến xin giấy phép định cư, mời người thân ( người yêu , vợ / chồng sang du lịch ), xin nhập quốc tịch.
Arbetsformedlingen (sở lao động ) https://www.arbetsformedlingen.se/ : hỗ trợ tìm kiếm việc làm, xin trợ cấp tiền lương đối với những người mới định cư .
CSN http://www.csn.se/ ( Trung tâm hỗ trợ việc học) : xin trợ cấp tiền học ( không hoàn lại) , mượn tiền học
Försäkringskassan : Försäkringskassan.se : xin trợ cấp tiền nhà ở, tiền ở nhà nuôi con của cha mẹ , tiền bệnh v.v..
Là những trang web mà gần như bạn sẽ phải dùng trong suốt cuộc sống của bạn ở Thụy Điển và quan trọng là tất cả đều có tiếng Anh.

Vậy cho nên có trình độ tiếng Anh vững chắc sẽ bạn hội nhập nhanh hơn với cuộc sống ở Thụy Điển.

3. Nếu bạn thậm chí cũng không có đủ thời gian chuẩn bị học tiếng Thụy Điển ở Vn thì cũng đừng lo lắng bởi vì :

Khi sang đến Thụy Điển bạn sẽ có được ít nhất 2 năm đầu tiên để học tiếng Thụy Điển miễn phí ( kể cả sách vở, bút viết )
Theo chương trình SFI ( tiếng Thụy Điển dành cho người di dân) của chính phủ Thụy Điển.
Đây cũng là chương trình bắt buộc đối với tất cả những người định cư ở Thụy Điển ví cuối khóa học bạn sẽ được cấp chứng chỉ SFI , là chứng chỉ rất quan trọng khi bạn đi xin việc làm ở các hãng xưởng để chứng minh bạn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Thụy Điển. Bên cạnh đó ở một số địa phương nếu bạn học tốt thì cuối khóa sẽ có những phần thưởng từ 6000 kr đến 12 000 kr cho những học sinh học nhanh, hoàn thiện sớm chương trình học này.

Bên cạnh đó : sau 2 năm khi đã có giấy phép định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển, bạn sẽ có quyền xin trợ cấp tiền học từ CSN . Với khoảng trợ cấp từ 2000 kr đến 7000 kr mỗi tháng trong 40 tuần cho trình đô Grund ( tương đương trình độ từ lớp 6 đến lớp 9 của Việt Nam – sự so sánh chỉ mang tính tương đối). Số tiền này phụ thuộc vào việc khai báo tình trạng học vấn và cuộc sống của bạn với cơ quan này.

Vấn đề cuối cùng của phần này : một câu hỏi quen thuộc : mất bao lâu để có thể giao tiếp nghe nói đọc hiểu bằng tiếng Thụy Điển tương đối ?
1 . Nó phụ thuộc vào vốn từ vựng của bạn : theo thống kê để có thể giao tiếp lưu loát bạn cần có ít nhất 30 000 từ vựng,
2. Tổng số giờ học tiếng Thụy Điển của bạn ít nhất trên 500 giờ ( tương đương 2 năm học tiếng SFI – ngôn ngữ dành cho người di dân)
3. Ít nhất 3 đến 5 năm sống ở Thụy Điển và có giao tiếp với người Thụy Điển bản xứ.

Tới đây congdongviet.se xin kết thúc phần đầu liên quan đến nội dung : Những điều cần chuẩn bị về ngôn ngữ, tiếng Thụy Điển cho người chuẩn bị định cư ở Thụy Điển.

Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn sẽ có những cái nhìn khái quát về tiếng Thụy Điển cũng như những kế hoạch chuẩn bị cho mình trong tương lai định cư ở Thụy Điển.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc góp ý vui lòng để lại phản hồi ở dưới bài viết này hoặc mail về địa chỉ mail : congdongviet.se@gmail.com.

Congdongviet.se xin chân thành cám ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc mọi người Giáng Sinh và Năm mới 2017 hạnh phúc, vui vẻ.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 1.1

Do nhận được nhiều yêu cầu xin tài liệu học tiếng Thụy Điển và mình thì không thể chia sẻ cho từng người nên mình sẽ cố gắng đăng những cuốn sách của mình có lên trang web để cho mọi người cùng học và cùng theo dõi. Bên cạnh đó sẽ có 1 số lỗi chính tả nhất định nguyên nhân là do mình dùng máy để quét lại sách của mình và do máy cũng không thông minh và hiểu hết tiếng Việt nên sẽ biến 1 số từ sai chính tả. Mình sẽ cố gắng rà soát lại tuy nhiên do không có nhiều thời gian nên sẽ có sai sót, mong quí đọc giả thông cảm và nếu có thể thì vui lòng để lại lời nhắn cho mình biết chỗ nào sai để mình có thể sửa cho những người sau đọc lại dễ hiểu hơn.
Dưới đây là phần đầu tiên của cuốn sách Văn Phạm Thụy Điển – Svenk Grammatik på Vietnamesiska .

1.1 Phải học những g ìđể nói được một ngôn ngữ mới?

Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cần phải học nhiều vấn đề. Trước hết là từ vựng (ordförråd). Trong tiếng Thụy điển có một số từ quốc tế, nên chúng có dạng khá giống với nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: hotell, bank, station, turist, radio, television (khách sạn, ngân hàng, nhà ga, du khách, truyền thanh, truyèn hình). Tuy vậy, hầu hết từ ngữ của tiếng Thụy điến không giống với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là những từ thông dụng như: vara, ha, få, ge, dag, tid, år, hus, pojke, flicka… (là/ ờ…, có, được/ bị …, cho, ngày, thời gian, năm, ngôi nhà, con trai, con gái …). Chỉ những ngôn ngữ cùng họ với tiếng Thụy điển như tiếng Đức, tiếng Anh mới có khá nhiều từ ngữ giống nhau, nhưng nhìn chung, việc học những từ ngữ mới là một việc lâu dài.

Để thực hiện được một cuộc đàm thoại đơn giản một cách dễ dàng, bạn cần phải biết ít nhất vài ngàn từ. Đế đọc và hiếu được một tờ nhật báo, bạn cần phải biết khoảng 30 000 từ.
Đôi khi bạn phải phỏng đoán xem những từ mới có nghĩa gì và cũng nên dùng một quyển từ điển (ordbok) để tìm lại xem những từ đó bạn đã phòng đoán đúng hay sai. Bạn cũng nên dùng một quyển sổ từ (glosbok) đế ghi chép từ ngữ mới và dịch nghĩa sang tiếng Việt.

Khi nói, các từ ngữ được hình thành bời nhiều âm. Ví dụ: các âm b+a+n+k hình thành từ bank (ngân hàng). Trong tiếng Thụy điển có nhiều âm tương đối dễ đọc vì chúng giống hoặc gần giống các ngôn ngữ khác. Còn một số âm như ö, y và đặc biệt là u (như trong từ hus) thì thiếu hẳn sự tương xứng với nhiều ngôn ngữ khác. Học cách phát âm (uttal) những âm mới này là một vấn đề quan trọng ưong việc học tập tiếng Thụy điến. Cách phát âm sẽ được viết ti mỉ ờ chương 8.

Một vấn đè khác là mẫu tự hay còn gọi là chữ cái (alfabet) và cách viết (stavning). Thông thường, có thế nói mỗi mẫu tự là một âm. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Vài mẫu tự như c và z thường đọc bằng cùng một âm như mẵu tự s, đôi khi c có cùng âm với k. Cũng có nhiều âm thiếu hẳn mẫu tự riêng, chúng được viết bằng cách phối hợp nhiều mẫu tự với nhau. Ví dụ như mãu tự ghép sj và skj (sẽ được mô tả ờ chương 8), những âm này được viết từ đầu các từ như:

sjal: khăn choàng nữ:
skjorta: áo sơ mi

Trường độ và trọng âm là hai vấn đề rất quan trọng trong cách phát âm. Chúng không hiện rõ trong văn viết nên có thế bạn bỏ qua, nhưng chúng là vấn đề cơ bản cho việc phát âm đúng. Hãy đọc kỹ đoạn 8.3, điều này sẽ được giải thích rõ hơn. Ở đây có ihể giải thích ngắn gọn về trường độ và lưọng âm trong tiếng Thụy điển như sau:

‘sil’ có âm i là âm dài
‘sill’có âm i là âm ngắn

Sự khác biệt giữa âm dài và âm ngắn rất quan trọng đối với các nguyên âm (xem phần 8.1). Ngoài ra người ta cũng có thế nghe được sự khác nhau trong âm dộ của một số phụ âm, chẳng hạn như âm 1 trong ví dụ trên, âm 1 ngắn cùa sil và dài của sill. Điều này sẽ được giải thích ờ chương 8 vè cách phát âm.
Để dễ học cách phát âm, những từ mới có thế được viết thêm những dấu hiệu đặc biệt, chúng cho ta biết đó là một nguyên âm dài hay một nguyên âm ngắn. Những dấu hiệu như thế được sử dụng ở một số bài học văn phạm trong sách này, nhưng người ta không bao giờ viết những dấu hiệu ấy ra trong những bài văn viết thông thường. Một nguyên âm dài được đánh bên dưới bằng dấu trừ (-) và nguyên âm ngắn bằng dấu chấm (.). Ví dụ như sau:
Sil

sịl
Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cũng phải học cách phối hợp các từ thành một từ, mệnh đề hoặc câu mới, điều này sẽ được mô tả lần lượt trong sách này.