Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 1.1

Do nhận được nhiều yêu cầu xin tài liệu học tiếng Thụy Điển và mình thì không thể chia sẻ cho từng người nên mình sẽ cố gắng đăng những cuốn sách của mình có lên trang web để cho mọi người cùng học và cùng theo dõi. Bên cạnh đó sẽ có 1 số lỗi chính tả nhất định nguyên nhân là do mình dùng máy để quét lại sách của mình và do máy cũng không thông minh và hiểu hết tiếng Việt nên sẽ biến 1 số từ sai chính tả. Mình sẽ cố gắng rà soát lại tuy nhiên do không có nhiều thời gian nên sẽ có sai sót, mong quí đọc giả thông cảm và nếu có thể thì vui lòng để lại lời nhắn cho mình biết chỗ nào sai để mình có thể sửa cho những người sau đọc lại dễ hiểu hơn.
Dưới đây là phần đầu tiên của cuốn sách Văn Phạm Thụy Điển – Svenk Grammatik på Vietnamesiska .

1.1 Phải học những g ìđể nói được một ngôn ngữ mới?

Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cần phải học nhiều vấn đề. Trước hết là từ vựng (ordförråd). Trong tiếng Thụy điển có một số từ quốc tế, nên chúng có dạng khá giống với nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: hotell, bank, station, turist, radio, television (khách sạn, ngân hàng, nhà ga, du khách, truyền thanh, truyèn hình). Tuy vậy, hầu hết từ ngữ của tiếng Thụy điến không giống với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là những từ thông dụng như: vara, ha, få, ge, dag, tid, år, hus, pojke, flicka… (là/ ờ…, có, được/ bị …, cho, ngày, thời gian, năm, ngôi nhà, con trai, con gái …). Chỉ những ngôn ngữ cùng họ với tiếng Thụy điển như tiếng Đức, tiếng Anh mới có khá nhiều từ ngữ giống nhau, nhưng nhìn chung, việc học những từ ngữ mới là một việc lâu dài.

Để thực hiện được một cuộc đàm thoại đơn giản một cách dễ dàng, bạn cần phải biết ít nhất vài ngàn từ. Đế đọc và hiếu được một tờ nhật báo, bạn cần phải biết khoảng 30 000 từ.
Đôi khi bạn phải phỏng đoán xem những từ mới có nghĩa gì và cũng nên dùng một quyển từ điển (ordbok) để tìm lại xem những từ đó bạn đã phòng đoán đúng hay sai. Bạn cũng nên dùng một quyển sổ từ (glosbok) đế ghi chép từ ngữ mới và dịch nghĩa sang tiếng Việt.

Khi nói, các từ ngữ được hình thành bời nhiều âm. Ví dụ: các âm b+a+n+k hình thành từ bank (ngân hàng). Trong tiếng Thụy điển có nhiều âm tương đối dễ đọc vì chúng giống hoặc gần giống các ngôn ngữ khác. Còn một số âm như ö, y và đặc biệt là u (như trong từ hus) thì thiếu hẳn sự tương xứng với nhiều ngôn ngữ khác. Học cách phát âm (uttal) những âm mới này là một vấn đề quan trọng ưong việc học tập tiếng Thụy điến. Cách phát âm sẽ được viết ti mỉ ờ chương 8.

Một vấn đè khác là mẫu tự hay còn gọi là chữ cái (alfabet) và cách viết (stavning). Thông thường, có thế nói mỗi mẫu tự là một âm. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Vài mẫu tự như c và z thường đọc bằng cùng một âm như mẵu tự s, đôi khi c có cùng âm với k. Cũng có nhiều âm thiếu hẳn mẫu tự riêng, chúng được viết bằng cách phối hợp nhiều mẫu tự với nhau. Ví dụ như mãu tự ghép sj và skj (sẽ được mô tả ờ chương 8), những âm này được viết từ đầu các từ như:

sjal: khăn choàng nữ:
skjorta: áo sơ mi

Trường độ và trọng âm là hai vấn đề rất quan trọng trong cách phát âm. Chúng không hiện rõ trong văn viết nên có thế bạn bỏ qua, nhưng chúng là vấn đề cơ bản cho việc phát âm đúng. Hãy đọc kỹ đoạn 8.3, điều này sẽ được giải thích rõ hơn. Ở đây có ihể giải thích ngắn gọn về trường độ và lưọng âm trong tiếng Thụy điển như sau:

‘sil’ có âm i là âm dài
‘sill’có âm i là âm ngắn

Sự khác biệt giữa âm dài và âm ngắn rất quan trọng đối với các nguyên âm (xem phần 8.1). Ngoài ra người ta cũng có thế nghe được sự khác nhau trong âm dộ của một số phụ âm, chẳng hạn như âm 1 trong ví dụ trên, âm 1 ngắn cùa sil và dài của sill. Điều này sẽ được giải thích ờ chương 8 vè cách phát âm.
Để dễ học cách phát âm, những từ mới có thế được viết thêm những dấu hiệu đặc biệt, chúng cho ta biết đó là một nguyên âm dài hay một nguyên âm ngắn. Những dấu hiệu như thế được sử dụng ở một số bài học văn phạm trong sách này, nhưng người ta không bao giờ viết những dấu hiệu ấy ra trong những bài văn viết thông thường. Một nguyên âm dài được đánh bên dưới bằng dấu trừ (-) và nguyên âm ngắn bằng dấu chấm (.). Ví dụ như sau:
Sil

sịl
Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cũng phải học cách phối hợp các từ thành một từ, mệnh đề hoặc câu mới, điều này sẽ được mô tả lần lượt trong sách này.

Xem thêm

Giới thiệu phần mềm học tiếng Thụy Điển miễn phí và 31 ngôn ngữ khác hay nhất năm 2018

Tin vui cho những người muốn học tiếng Thụy Điển mà không có nhiều thời …

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (P4)

Có 1 lưu ý nhỏ đối với các đọc giả là các bài viết nhỏ như thế này vẫn nằm trong series lớn của " Sách học ngữ Pháp Thụy Điển" tuy nhiên để cho mọi người dễ tìm kiếm về chủ để của các bài học nên CDV buộc phải đặt lại tiêu đề cho từng bài viết nhỏ . Khi hoàn thiện xong tất cả các bài viết trong sách Ngữ Pháp Thụy Điển. CDV sẽ tổng hợp và soạn thảo ra mục lục để mọi người dễ theo dõi. Giờ thì chúng ta tiếp tục với phần tiếp theo của chủ đề " Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển"

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.