Tag Archives: Social Demokraterna

Định cư Thụy Điển dễ hơn nhưng nhập quốc tịch Thụy Điển sẽ khó hơn với dự luật mới của tân chính phủ ?

Trong nhiệm kỳ 4 năm tới của tân chính phủ thủ tướng Stefan Löfven-II chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi về chính sách di dân cũng như luật nhập cư Thụy Điển.

Như đã trình bày trong bài viết trước đây được đăng :

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Thì luật nhập cư mới sẽ dễ dàng hơn cho những người muốn xin định cư ở Thụy Điển khi nội dung của dự luật này bãi bỏ 1 trong những đòi hỏi là phải có thu nhập trong vòng 3 tháng gần nhất để đảm bảo nhu cầu nuôi sống bản thân và người được bảo lãnh . Đây là 1 trong những yêu cầu gây khó khăn rất nhiều trong các đơn bảo lãnh. Và khi luật này được áp dụng sẽ giúp cho hơn 20 000 người được nhập cư vào Thụy Điển trong mùa hè tới theo tính toán của Sở Di Dân.

Nhưng bên cạnh đó tân chính phủ vừa được thành lập với sự thỏa thuận giữa liên minh các đảng S, MP, L och C ( Social Demokraterna , Miljöpartiet , Liberal và Centerpartiet) cũng đã thông qua dự luật thắt chặt việc nhập quốc tịch Thụy Điển với nội dung chính là :

Đòi hỏi phải vượt qua kỳ thi sát hạch tiếng Thụy Điển để trở thành công dân Thụy Điển hay có quốc tịch Thụy Điển . Kỳ thi này sẽ bao gồm thi tiếng (nghe ,vấn đáp, đọc, viết) và kiến thức căn bản về Xã hội Thụy Điển ( Xã hội học – Samhällskunskap) sẽ trở thành 1 trong những yêu cầu bắt buộc nếu muốn xin quốc tịch trong thời gian tới.

Giấy chứng nhận quốc tịch Thụy Điển

Với qui định này chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người Việt nói riêng và các dân tộc khác nói chung vì tiếng Thụy Điển là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới .

Bên cạnh đó cũng có những đề xuất kéo dài thời gian xin nhập tịch như : tăng thời gian định cư tạm thời ở Thụy Điển thành 5 năm và sau 3 năm gia hạn nữa mới được xin quốc tịch ( trước đây định cư tạm thời ở Thụy Điển là 2 năm và thêm 3 năm sống tại Thụy Điển thì người dân có thể xin nhập tịch) như vậy tổng thời gian để có được quốc tịch Thụy Điển có thể sẽ kéo dài 8 năm.

Tuy nhiên việc tăng thời gian xin nhập tịch chỉ mới là đề xuất , CDV sẽ tiếp tục theo dõi và phổ cập thông tin đến quí đọc giả khi có thông tin mới nhất nhưng Luật thi sát hạch ngôn ngữ để xin nhập quốc tịch Thụy Điển chắc chắn sẽ được áp dụng trong thời gian tới cho nên những đọc giả nào còn trong thời gian tạm cư cần phải nỗ lực học tiếng Thụy Điển nếu muốn trở thành công dân của vương quốc này.

Bên cạnh đó CDV cũng trình bày thêm thông tin về các qui định nhập tịch khác của các nước Bắc Âu và Châu Âu để quí đọc giả có thể so sánh và thẩy rằng với qui định định cư và nhập tịch ở Thụy Điển hiện nay vẫn dễ dàng hơn so với các nước khác :

Ở Na Uy , chính phủ mới của Høyre, Venstre och Fremskrittspartiet đã thông qua luật kéo dài thời gian tạm cư từ 7 năm tăng lên thành 8 năm trước khi xin nhập quốc tịch ( Thụy Điển hiện nay chỉ mới có 5 năm )

Ở Thụy Sĩ với luật quốc tịch mới thì còn thắt chặt hơn khi qui định những người ăn trợ cấp xã hội trong 3 năm gần nhất thì không được xin nhập quốc tịch và trước đây từng nhận trợ cấp này buộc phải trả nợ hết trợ cấp mới được nhập tịch.

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Vào mùa hè năm nay 2019, người thân của hơn 20.000 người sẽ được cấp giấy phép cư trú ở Thụy Điển.


Điều này là kết quả của luật di cư mới về đoàn tụ gia đình , là một phần trong thỏa thuận tháng 1 giữa các đảng Xã Hội (Social Demokraterna) , đảng Môi Trường (Miljöpartiet), đảng Trung Lập (Centerpartiet) và đảng Tụ Do (Liberal partiet).

– Khả năng đoàn tụ gia đình là điều quan trọng nếu nhìn từ quan điểm hội nhập . Bộ trưởng Di cư mới được bổ nhiệm Morgan Johansson nói.

Sau cuộc khủng hoảng tị nạn năm 2015, chính sách di cư của Thụy Điển đã được thắt chặt. Giấy phép cư trú tạm thời trở thành qui định chính, khả năng đoàn tụ gia đình bị hạn chế.

S, M và SD – ba đảng lớn nhất của Nghị viện – đều ủng hộ một đường di cư chặt chẽ tiếp tục.

Một sự bắt đầu trước nhất từ chính sách tị nạn mới đã được thực hiện với cái gọi là luật trung học, điều này đã mang lại cho 9.000 người không có cơ hội để có giấy phép cư trú. ( Nội dung của qui định này là những thanh thiếu niên quốc tịch nước ngoài nhập cư vào Thụy Điển theo chính sách tị nạn sẽ được ở lại Thụy Điển nếu như theo học chương trình Gymnasiet)

Đạo luật được điều hành bởi Đảng Môi Trường và được Đảng Trung Lập hỗ trợ, do đó 2 đảng này lần đầu tiên công khai chia rẽ trong liên minh.

Trong thỏa thuận tháng 1 mới, Đảng Môi Trường và được Đảng Trung Lập đã thông qua một vấn đề chung khác về nhu cầu nhân đạo: kể từ mùa hè này, các quyền thiết yếu của người dân sẽ một lần nữa được thay đổi trong đó có quyền được hưởng sự đoàn tụ gia đình.

Điều này có nghĩa là các nhân tố quan trọng trong gia đình của những người này như vợ / chồng, sambo, người sống chung và trẻ vị thành niên đã đăng ký – sẽ được cấp giấy phép cư trú tạm thời ở Thụy Điển.

“Một trong những quốc gia cho phép nhập cư dễ dàng nhất ở Châu Âu”

Vậy sẽ có bao nhiêu người sẽ đến Thụy Điển do kết quả của các qui định mới? Và các Đảng đằng sau thỏa thuận tháng 1 có biết câu trả lời cho câu hỏi đó không?

Theo dự báo từ Sở di dân từ mùa thu năm ngoái, theo lệnh của chính phủ, thay đổi này có nghĩa là tăng tổng số 7.700 giấy phép cư trú được cấp  trong giai đoạn, 2019-2021.

Nhưng trong cùng một dự báo, họ cũng viết như sau:

“Việc quay trở lại các quy định trước đây về di cư gia đình có nghĩa là Thụy Điển sẽ là một trong những quốc gia có chính sách nhập cư dễ dàng nhất ở EU để đoàn tụ gia đình, nơi mà không ít nước như Đức đã đi theo hướng hạn chế hơn”.

Ngoài dự báo của Sở di trú Thụy Điển, hậu quả của các quy tắc sửa đổi đã không được điều tra.

Sẽ không buộc cung cấp các giấy tờ về bảng lương trong 3 tháng gần nhất

Qua đánh giá của Expressen về số liệu thống kê của Sở di trú cho thấy người thân của hơn 20.000 người sẽ được cấp giấy phép cư trú ở Thụy Điển khi áp dụng các quy tắc mới này.

Điều này có nghĩa là không ai trong số 20.000 người sẽ phải chịu bất kỳ yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh khả năng tài chính trong 3 tháng gần nhất (bảng lương) nào cho người thân của họ để được cấp giấy phép cư trú. Họ không cần phải có thể tự nuôi sống bản thân hoặc người thân của họ.

Expressen gặp Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Di cư mới được bổ nhiệm Morgan Johansson (S) một ngày sau tuyên bố của chính phủ Stefan Löfven, cho một cuộc phỏng vấn về chính sách di cư trong thỏa thuận tháng một.

-Ông không nghĩ rằng các quy định mới sẽ dễ dàng hơn dẫn đến các mâu thuẫn trong các qui định về đoàn tụ gia đình với chính sách di cư của Đảng Dân chủ Xã hội( Social Demokraterna) ?

– Quyết định của quốc hội  trong một vài năm thực sự có hai lối vào: Một là Thụy Điển không thể có luật pháp đi chệch quá nhiều so với các nước EU khác. Và đó là kinh nghiệm từ năm 2015 cho chúng ta biết điều đó. Thứ hai là khả năng đoàn tụ gia đình rất quan trọng từ quan điểm hội nhập. Nó cũng được nêu trong hướng dẫn của chúng tôi. Vì vậy, người ta không thể nói rằng điều này đi ngược lại chính trị dân chủ xã hội, Morgan Johansson nói.

-Ông đã làm gì để phân tích điều này có ý nghĩa gì trong thực tế – có bao nhiêu kết quả của việc này?

– Sở di cư Thụy Điển đã đưa ra các đánh giá, trên hết, liệu điều này có nghĩa là sẽ có nhiều người đến đây hơn. Và họ đã thực hiện một đánh giá vào mùa thu năm ngoái cho thấy rằng có những tác động rất, rất nhỏ của sự thay đổi đó. Bởi vì vẫn còn nhiều trường hợp tìm kiếm cơ hội đến châu Âu ít hơn trước đây và việc đi qua châu Âu khó khăn hơn nhiều so với trước đây.

 

 

Tin tức Thụy Điển tổng hợp ngày 23 tháng 11-2018

Tin tức Thụy Điển tổng hợp là bản tin tóm tắt dành cho đọc giả không có nhiều thời gian nhưng quan tâm đến tình hình xã hội Thụy Điển.  Trong phần điểm tin này sẽ bao gồm các nội dung quan trọng sau đây :

    1.  Thụy Điển chính thức thu phí Tivi và dịch vụ truyền thanh radio cho tất cả người dân vào 1-1-2019
    2. Ngày hội mua sắm giá rẻ “Black Friday” ở Thụy Điển
    3.  Bảng đánh giá về tình hình tình hình phát triển và thu hút nhân tài của cơ quan IMD ở các quốc gia trên thế giới. Thụy Điển đứng thứ mấy ?
    4. Tình hình chính trị Thụy Điển vẫn bế tắc sau 2 tháng bầu cử.
    5.  Luật Thụy Điển mới cấm kết hôn với trẻ vị thành niên
    6.  Đội bóng đá Thụy Điển chiến thắng trước Nga để giành vé vào Euro Cup

Dưới đây là bản tin chi tiết :

1.Thụy Điển chính thức thu phí Tivi và dịch vụ truyền thanh radio cho tất cả người dân vào 1-1-2019

Vừa qua quốc hội Thụy Điển đã thông qua luật thuế mới , theo đó thuế cá nhân mới sẽ bao gồm cả phí Tivi và dịch vụ truyền thanh, truyền hình trên mỗi công dân Thụy Điển.

Mức thuế này sẽ thay thuế cho phí Tivi trước đây.

Mỗi công dân Thụy Điển sẽ phải đóng thuế Tivi bắt đầu từ năm 2019

Nghĩa là trước đây trung bình mỗi hộ gia đình có tivi phải đóng trung bình khoảng 2400 kr mỗi năm.

Nhưng nay mức phí này sẽ được thu trực tiếp dựa trên thu nhập cá nhân của mỗi người và tất cả người dân Thụy Điển có thu nhập đều phải đóng mức phí này bất kể có hay không có tivi với tỉ lệ là 1% mức thu nhập nhưng không quá 1300 kr/năm.

Đối với các gia đình chỉ có 1 nguồn thu nhập mà có tivi trước đây thì sẽ tiết kiệm được 1100kr/năm .

Nhưng nếu gia đình có 2 nguồn thu nhập trên 130 000 kr/năm thì phải đóng mức phí này 2600 kr/năm. Mặt khác mức phí này cũng gây nhiều tranh cãi khi có những người dân không sở hữu tivi hoặc có tivi nhưng không xem các đài Thụy Điển nhất là các người nhập cư vẫn phải đóng mức phí này ?

Bạn nghĩ sao về luật mới này ? Vui lòng đóng góp ý kiến cho CDV nhé.

2.Ngày hội mua sắm giá rẻ “Black Friday” ở Thụy Điển

Hôm nay thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2018 như mọi năm được gọi là ngày “Black Friday” , ngày của lễ hội mua sắm giá rẻ . Tên gọi này xuất phát từ Mỹ khi họ tổ chức ngày lễ Tạ Ơn theo công giáo và các công dân được nghỉ 4 ngày kể từ thứ 5 . Các nhà kinh doanh đã tận dụng dịp nghỉ lễ này để tung ra các chiến dịch giảm giá nhằm nâng cao doanh số bán hàng và giải tỏa bớt hàng tồn kho của cả năm. Điều này đã làm lan tỏa nguồn cảm hứng đến các quốc gia khác trên toàn thế giới trong đó có Thụy Điển.

Lễ mua sắm Black Friday

Hiện nay gần như các công ty kinh doanh đồ gia dụng và cả siêu thị Thụy Điển đều tung ra các khẩu hiệu và chiến dịch giảm giá như : Elgiganten, MediaMarkt , Dustin, Citi Gross v.v  Trên thực tế có 1 số mặt hàng giảm giá nhưng cũng có 1 số mặt hàng được nâng giá lên sau đó trên bảng quảng cáo thì đề giảm giá (giảm giá ảo). Do đó người mua hàng nên tham khảo giá qua các ứng dụng hoặc trang web như : prisjakt.nu hoặc pricerunner.se để tham khảo giá để tránh bị lầm. Mong rằng quí đọc giả sẽ săn được những món hàng giá hời trong dịp lễ này.

3.Bảng đánh giá về tình hình phát triển và thu hút nhân tài của cơ quan IMD ở các quốc gia trên thế giới. Thụy Điển đứng thứ mấy ?

Ngày 21 tháng 11 năm 2018 , IMD cơ quan xếp hạng Thế giới vừa công bố một bảng xếp hạng về tình hình phát triển và thu hút nhấn tài của các nước trên thế giới.

Theo đó Thụy Điển đứng thứ 9 trong năm 2018 và tăng 1 bậc trong năm 2017 về mức độ thu hút nhân lực tài năng.

3 nước đứng đầu trong bảng xếp hạng lần lượt là : Thụy Sĩ, Đan Mạch và Na-Uy. Quí đọc giả có thể xem thêm trong bảng xếp hạng dưới đây.

Tiếc là khảo sát này không có Việt Nam nên không biết họ đánh giá gì về Việt Nam. Quí đọc giả quan tâm theo dõi có thể xem trong bảng xếp hạng dưới đây.

Bảng đánh giá tình hình phát triển và thu hút nhân tài của các nước trên thế giới.

4.Tình hình chính trị Thụy Điển vẫn bế tắc sau 2 tháng bầu cử

Vừa mới đây Annie Lööf , lãnh đạo đảng Centerpartiet đến từ Värnamo cũng đã bỏ cuộc sau khi cố gắng thành lập liên minh chính phủ thất bại.
Đây là thất bại thứ 3 sau khi 2 lãnh đạo khác của đảng Social Demokraterna là Stefan Löfven (hiện vẫn là thủ tướng đương nhiệm tạm thời) và Ulf Kristersson (lãnh đạo Moderaterna) cũng không thành công trong việc thành lập chính phủ.

Cho đến nay sau 2 tháng bầu cử , Thụy Điển vẫn chưa thành lập được chính phủ chính thức để điều hành Thụy Điển.

Thụy Điển hiện nay vẫn đang được điều hành tạm thời bởi chính phủ cũ cho đến khi có được chính phủ mới.

Những diễn biến về tình hình chính trị phức tạp của Thụy Điển cho thấy đất nước Thụy Điển đang có những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ về những tranh cãi xung quanh các chính sách như kinh tế, chính sách nhập cư và ngân sách cho chính phủ.

5. Luật Thụy Điển mới cấm kết hôn với trẻ vị thành niên

Theo qui định của các nước trên thế giới thì trẻ vị thành niên là người có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Riêng ở Thụy Điển là người từ 10 đến 18 tuổi.

Theo đó , luật mới của Thụy Điển sẽ cấm kết hôn với người trong độ tuổi này.

Trước đây những người đến từ các quốc gia khác có thể kết hôn với trẻ vị thành niên thuộc quốc gia khác nếu quốc gia đó cho phép.

Tuy nhiên nếu những người này đã kết hôn trước khi đến Thụy Điển thì tình trạng kết hôn nhân của họ sẽ vẫn tiếp tục.

Nhưng nay luật mới sẽ cấm tất cả công dân Thụy Điển kết hôn với bất kể ai ở bất kỳ quốc gia nào với người chưa đủ 18 tuổi. ( Khái niệm này có lẽ hơi phức tạp 1 chút – Nếu quí đọc giả chưa hiểu, vui lòng comment để được giải thích thêm).

Theo nhân viên làm cho tổ chức GAPF thì đây là 1 quyết định rất hay của Thụy Điển vì nó cho thấy Thụy Điển quan tâm đến quyền lợi tốt nhất cho trẻ em.

6. Đội bóng đá Thụy Điển chiến thắng trước Nga để giành vé vào Euro Cup

Đêm thứ 3 ngày 23 thágn 11-2018 , đội bóng Thụy Điển đã giành chiến thắng thuyết phục 2 -0 trước đội bóng Nga trên sân Friend Arena tại Stockholm để giành quyền vào thi đấu trong bảng A của giải bóng đá hấp dẫn nhất Châu Lục Euro Cup 2020.

Hai cầu thủ ghi bàn là Victor Nilsson Lindelöf và Marcus Berg.

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng chính trị chưa từng có

Đất nước Thụy Điển đang đứng trước cơn khủng hoảng chính trị lần thứ 2 trong lịch sử khi cho đến hiện nay việc thành lập chính phủ mới vẫn đang gây tranh cãi. 

Nguyên nhân chính là do kết quả của cuộc bầu cử trên đất nước Thụy Điển vừa qua đã không có lợi cho bất cứ Đảng chính trị nào vì không có Đảng nào có đủ đa số phiếu trong quốc hội mà buộc phải liên minh với nhau để thành lập tân chính phủ mới.

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng sau bầu cử 2018

Tình hình nội tại của đất nước Thụy Điển

Nhưng vấn đề ở đây là trong lịch sử đất nước Thụy Điển trước đây chỉ có 2 liên minh Đảng lớn là : Liên minh Xanh Đỏ (de Röd Grön) do Đảng xã hội Social Demokraterna đứng đầu và Liên minh Alliansen do Moderaterna lãnh đạo . Tuy nhiên trong 2 cuộc bầu cử mới nhất của đất nước Thụy Điển lại có sự trỗi dậy của đảng mới là Đảng Sverige Demokraterna (tạm dịch là Đảng dân chủ Thụy Điển) .
Lý do của việc ngày càng lớn mạnh của Đảng Sverige Demokraterna là vì đảng này có chính sách bài ngoại và chống di dân mạnh mẽ, một xu hướng mà có lẽ không chỉ Thụy Điển mà các nước Châu Âu cũng đang hưởng ứng theo mạnh mẽ. Điều này đang gây chia rẽ trong nội bộ người dân và đất nước Thụy Điển hơn bao giờ hết.

Việc lớn mạnh của Đảng Sverige Demokraterna trên đất nước Thụy Điển khiến cho lá phiếu của người dân bị chia nhỏ ra và khiến cho không có một liên minh hay bất kỳ Đảng nào nắm đa số phiếu trong quốc hội để thành lập chính phủ . Vấn đề gây tranh cãi hơn nữa là không có liên minh nào và đảng chính trị nào lại muốn liên mình với Đảng Sverige Demokraterna để thành lập chính phủ.

Vậy sẽ như thế nào nếu Đất nước Thụy Điển không thành lập được chính phủ mới ?

Về mặt kỹ thuật, nỗ lực hình thành một chính phủ mới có thể kéo dài trong bốn năm, cho đến cuộc bầu cử tiếp theo. Điều này gây ra tốn kém thời gian và là kết quả xấu nhất nên có rất ít người nghĩ đến khả năng này có thể xay ra nhưng nó vẫn là một nguy cơ vẫn có thể xảy ra. Và một khi xảy ra Đất nước Thụy Điển sẽ như thế nào  ?

Ai đang điều hành đất nước Thụy Điển thật sự ?

Kể từ khi Thủ tướng Thụy Điển là Stefan Löfven (S) bị quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm vào ngày 24 tháng 9, Thụy Điển bị chi phối bởi một chính phủ lâm thời cũng vẫn do thủ tướng Stefan Löfven chỉ đạo.

Chính phủ Thụy Điển lâm thời có thể làm gì?

Một chính phủ Thụy Điển lâm thời có thể thực sự làm những việc giống như một chính phủ chính thức như bình thường, chỉ có một điều chính phủ này không được phép làm đó là hứa hẹn thêm những điều họ sẽ làm trong tương lai. Một sự khác biệt quan trọng khác nữa là một chính phủ lâm thời sẽ thiếu sự hỗ trợ trong quốc hội Thụy Điển.

– Theo thực tế, chính phủ lâm thời thường tránh các quyết định mang tính chính trị. Nó cũng không trả lời các câu hỏi hoặc những lời chỉ trích từ các đại biểu quốc hội, ”Johan Welander, thư ký nghị viện cho biết.

Do đó, đất nước Thụy Điển có thể tiếp tục hoạt động, mặc dù chính phủ đã bị loại bỏ. Nhưng nó sẽ bắt đầu khá sớm nếu một chính phủ mới được thông qua một dự luật ngân sách mới cho năm 2019. Thời hạn để bỏ phiếu ngân sách hoạt động của chính phủ là ngày 15 tháng 11.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có chính phủ vào hạn chót để đệ trình ngân sách lên quốc hội Thụy Điển?

Nếu nỗ lực hình thành chính phủ tiếp tục thất bại, thì Chính phủ lâm thời sẽ nộp ngân sách. Đây là điều chưa bao giờ xảy ra trước đây.

“Đó là điều chúng ta chưa từng thấy trong thời hiện đại”, Johan Welander nói.

Tại Bộ Tài chính, mọi người đã bắt đầu chuẩn bị cho một tình huống như vậy, mặc dù ai cũng nhấn mạnh rằng điều lo lắng về trường hợp tồi tệ khó có thể xảy ra là không cần thiết.

Gösta Brunnander, thư ký bộ trưởng tài chính Magdalena Andersson nói: “Chúng tôi đã soạn thảo một khung sườn các đòi hỏi mà chúng tôi cần yêu cầu từ chính quyền”.

Theo một bản ghi nhớ năm 1990, một chính phủ lâm thời không nên đưa ra các đề xuất gây tranh cãi về mặt chính trị hoặc có định hướng chính sách đối tác rõ ràng. Nhưng Gösta Brunnander nhấn mạnh rằng hạn chế duy nhất trong Hiến pháp là một chính phủ chuyển tiếp không nên công bố các cuộc bầu cử bổ sung.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ngân sách chính phủ  lâm thời lại gây tranh cãi và cần phải bỏ phiếu?

Một dự luật ngân sách không cần phải nhận được đa số phiếu trong quốc hội, nhưng nó phải nhận được nhiều phiếu bầu nhất.

Nếu một đề xuất ngân sách từ phe đối lập, một cái gọi là ngân sách dự phòng, sẽ nhận được nhiều phiếu nhất, thì chính phủ lâm thời sẽ phải kiểm soát ngân sách đó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có được một chính phủ mới sau khi chính phủ lâm thời đã hình thành được ngân sách?

– Một ngân sách chuyển đổi có thể được thay đổi bởi chính phủ mới thông qua, ví dụ, Ngân sách thay đổi mùa xuân hoặc ngân sách thay đổi đặc biệt, Johan Welander nói.

Congdongviet.se biên dịch và soạn thảo.

 

Chuyển biến xã hội Thụy Điển sau cuộc bầu cử đã và đang bắt đầu

Cũng giống như những gì đã diễn trong kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội, kết quả của cuộc bầu cử vào chính quyền cấp tỉnh/ thành phố cũng đã rất đồng đều giữa các các Đảng phái ở nhiều tỉnh trong Thụy Điển . Tuy nhiên điều này đã dẫn đến sự thay đổi  xã hội Thụy Điển ở 3 khu vực lớn nhất Thụy Điển đó chính là Stockholm , Göteborg và Malmö.

Trong đó ở Stockholm khi mà trước đây họ được điều hành bởi Đảng Social Demokraterna cùng với Miljöpartiet, Vänsterpartiet và Feministiskt thì nay họ đã mất tiếng nói và có thể mất luôn cả quyền lực.

Điều này cũng diễn ra tương tự đối với việc điều hành của các Đảng phái ở Göteborg. Trong cuộc bầu cử năm 2018 vừa qua, một Đảng có tên gọi là Demokraterna vừa mới thành lập bỗng nhiên được nhiều phiếu bầu và trở nên lớn mạnh hơn. Họ nhận được đến 17% phiếu bầu của người dân và hiện nay không rõ rằng các Đảng nào ở Göteborg sẽ hợp tác với nhau để cùng điều hành thành phố này.

Đảng Demokraterna mới thành lập trong thời gian gần đây đang ăn mừng chiến thắng
của họ trong cuộc bầu cử tại Göteborg .

Điều bất ngời nhất là ở Malmö , Đảng Social Demokraterna đã nắm quyền quản lý trong 24 năm qua nhưng bây giờ vị trí đó đang lung lay có thể thay đổi . Kết quả của cuộc bầu cử đang giúp cho phe đối lập của Đảng Social là Alliansen nói rằng có thể họ sẽ tiếp nhận quyền lực nhưng để làm được việc này họ cần sự hợp tác với Đảng Sverige Demokraterna , điều mà họ không hề muốn.

Như đã nói trên vì kết quả bầu cử gần như đồng đều ở cấp Tỉnh/thành phố nên sẽ còn nhiều thành phố lớn khác của xã hội Thụy Điển bắt đầu thay đổi việc quản lý chính quyền.
Theo 8sidor.

Cách thức bầu cử ở Thụy Điển

Phần 2 : Cách thức bầu cử ở Thụy Điển

Ở phần 1, CDV đã trình bày  những hiểu biết chung  về nền dân chủ ở Thụy Điển , trong phần 2 , CDV sẽ tiếp tục trình bày cách diễn ra bầu cử ở Thụy Điển :

Cuộc bầu cử Quốc hội, hội đồng thành phố và địa phương được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 9 mỗi 4 năm . ( 2014 , 2018.v.v). Những ai có quyền bầu cử ở 1 phần hoặc tất cả các cấp sẽ được nhận phiếu bầu thông qua đường bưu điện vài tuần trước bầu cử.  Phiếu bầu là chứng nhận để người dân được quyền đi bầu cử.  Bạn cần phải mang theo phiếu bầu này cùng với thẻ ID ( chứng minh thư) đến địa điểm bầu cử ( vallokalen) .  Ngoài ra bạn không cần phải đến đúng địa điểm bầu cử được ghi trên phiếu bầu mà có thể đến bất kỳ nơi nào ví dụ : thư viện, trường học …v..v nơi có gắn biển hiệu ” Här kan du förtidsrösta” vào ngày bầu cử.

Tại điểm bầu cử bạn sẽ nhận được 3 bao thư .  Trong mỗi bao thư bạn sẽ bỏ vào phiếu bầu của bạn  .

  • Phiếu màu vàng là bầu cho những người ứng cử vào Quốc hội .
  • Phiếu màu xanh là bầu cho những người ứng cử vào Hội Đồng Tỉnh/ thành phố.
  • Phiếu màu trắng là bầu cho những người ứng cử vào Hội đồng địa phương.

Bạn cần phải quyết định người thuộc  Đảng phái chính trị nào mà bạn muốn bầu trong 3 phiếu bầu đó bằng cách đánh dấu chéo vào ô vuông nhỏ trước tên của những người ứng cử . Trên mỗi phiếu bầu sẽ có tên của các Đảng mà bạn muốn bầu .

Ví dụ:

Bạn muốn bầu cho đảng Social Demokraterna (Đảng xã hội dân chủ hay người Việt còn gọi là Đảng hoa hồng ) thì trên phiếu bầu sẽ có tên Social Demokraterna và phía dưới có tên các người ứng cử của Đảng đó. Và bạn cần gạch chéo vào 1 trong những người đó, người nào mà bạn biết được đường lối chính sách của họ đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử phù hợp với điều bạn muốn thay đổi ở Thụy Điển.

Bạn không nhất thiết phải bầu cử cùng 1 đảng cho cả 3 cấp chính quyền : Quốc Hội, Tỉnh/ thành phố , địa phương. Bạn có thể bầu mỗi cấp những đảng khác nhau.

Hoặc nếu bạn cũng có thể chỉ bầu 1 cấp trong lần bầu cử đó. Ví dụ bạn chỉ muốn bầu cho cấp địa phương bạn sống vì bạn biết rõ người mà bạn định bầu và  không cần phải bầu cho cấp tỉnh hay cấp quốc hội vì bạn không quan tâm đến các cấp đó hoặc không có thông tin về đường lối chính sách của họ.

Ví dụ : Nếu bạn thấy ở Cấp quốc hội : đảng Social có chính sách tốt thì bầu cho họ , hoặc ở cấp địa phương (kommun) nơi bạn sống người điều hành đường nhiệm hoặc các ứng viên thuộc đảng Miljön điều hành tốt thì hãy bầu cho học vào cấp quản lý này.

Ban kiểm phiếu sẽ kiểm tra tư cách của cử tri trước khi cử tri bỏ phiếu bầu

Khi bạn hoàn thành việc chọn lựa các đại biểu và đặt các phiều bầu vào các bao thư hãy đến các bàn có người ngồi kiểm phiếu ở đó và xuất trình ID kort ( Chứng minh thư) và phiếu bầu của bạn. Người kiểm phiếu sẽ gạch tên của bạn trong danh sách người đi bầu và sẽ có người hướng dẫn bạn bỏ các thư  bầu vào  các thùng phiếu bầu ( Valurnor). Ở Thụy Điển , việc bạn bầu chọn cho ai sẽ được giữ kín thông qua các thùng thư bầu được che lại bởi các màn chắn.

Vào buổi tối khi tất cả mọi người đã bỏ phiếu hết, bộ phận kiểm phiếu trong nước sẽ bắt đầu đếm số phiếu và báo cáo kết quả cho Cơ quan bầu cử. Trên truyền hình, trong đài phát thanh và trên Internet, các nhà báo sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình thống kê lượng phiếu bầu cử cho các Đảng . Và thường vào lúc nửa đêm kết quả sẽ rõ ràng. Và tuần sau của cuộc bầu cử, các phiếu bầu sẽ được kiểm tra 1 lần nữa lại cho an toàn.

 

Những điều cần biết về cách tổ chức quốc hội và chính phủ trước bầu cử ở Thụy Điển

Những điều cần biết về cách tổ chức quốc hội và chính phủ trước bầu cử ở Thụy Điển (phần 1)

Nhân dịp cuộc bầu cử ở Thụy Điển sắp diễn ra vào ngày 9/9 năm 2018 sắp tới , CDV xin trình bày những kiến thức chung về hoạt động này để cộng đồng người Việt tại Thụy Điển có thể hiểu rõ hơn cách thức tổ chức và vận hành của 2 cơ quan này.

Phần 1 : Hiểu biết chung về quốc hội Thụy Điển

1. Khi nói về dân chủ chúng ta có thể chia ra về 2 dạng : dân chủ điều hành trực tiếp và đại diện dân chủ.

Dân chủ điều hành trực tiếp có nghĩa là tất cả các thành viên hay người dân có thể tham gia và quyết định các chính sách , nhu cầu xã hội thông qua biểu quyết mà chúng ta thường thấy qua các cuộc trưng cầu ý dân. Tuy nhiên hình thức điều hành dân chủ này sẽ tốn kém và chỉ hoạt động tốt ở những tổ chức nhỏ còn đối với việc vận hành cho cả 1 quốc gia thì khó có thể áp dụng . Vì thế mà Thụy Điển được vận hành theo hình thức dân chủ đại diện . Và cơ quan đại diện cho người dân Thụy Điển chính là quốc hội.

2. Cách thức vận hành của nền dân chủ đại diện ở Thụy Điển

Thông qua bầu cử người dân sẽ chọn ra người đại diện từ các Đảng phái chính trị, người này sẽ đại diện (nghị sĩ ở các nước phương Tây hay còn gọi là đại biểu tại Việt Nam ) cho ý kiến của người dân tại Quốc hội, các cấp chính quyền ở Tỉnh ( Landsting) và địa phương (kommun) . Tại đây những người đại biểu này sẽ cùng nhau đưa các quyết sách điều hành đất nước, tỉnh, địa phương ví dụ như : luật, nghị định .

3. Những người nhập cư mà vẫn chưa quốc tịch sẽ không được bỏ phiếu bầu cử cho người đại diện vào Quốc hội (Rikdag):

Mà thay vào đó họ chỉ được bỏ phiếu bầu ở cấp Hội đồng Thành Phố ( Landstingsfullmäktige) hoặc Hội đồng địa phương (kommunfullmäktige) với điều kiện họ đã định cư tại Thụy Điển ít nhất 3 năm trở . Với qui định này sẽ giúp cho những người thành niên tham gia và quyết định cách điều hành các chính sách của địa phương nơi họ sống .

4. Những người thuộc các đảng phái chính trị muốn trở thành Đại biểu , Nghị viên hay nghị sĩ ( Politiker ) sẽ đứng ra vận động tranh cử trước cuộc bầu cử bằng cách mô tả các chính sách họ thực hiện nếu họ được bầu chọn .

Và từ đó người dân sẽ bỏ phiếu chọn cho những đảng phái chính trị hay các đại biểu thuộc các đảng đó có đường lối chính sách mà người dân nghĩ rằng phù hợp với ý chí, mong muốn của họ nhất.

Ví dụ như đảng Social Demokraterna trong cuộc vận động tranh cử họ hứa rằng sẽ giảm thuế cho người về hưu . Và bạn đang ở tuổi về hưu, bạn nghĩ rằng chính sách đó tốt cho bạn thì bạn chọ họ.

Hoặc đảng Moderaterna hứa rằng nếu họ thắng cử họ sẽ giảm thuế cho người đi làm, tăng ngân sách cho giáo dục . Bạn đang là người đi làm và bạn cũng muốn con mình được nhận nền giáo dục tốt hơn thì hãy bầu cho chọ .

Hoặc đảng Sverige Demokraterna cho rằng họ sẽ trục xuất hoặc hạn chế những người tị nạn tại Thụy Điển . Bạn cho rằng họ cần làm thế để tốt cho Thụy Điển. Hãy bầu cho họ.

Đất nước này sẽ có luật pháp, chính sách vận hành như thế nào sẽ phụ thuộc và lá phiếu của bạn trong cuộc bầu cử tại Thụy Điển.

5. Những người đắc cử trở thành Đại biểu, nghị viên, nghị sĩ sẽ có trách nhiệm trước những cử tri ( väljare- người đi bầu, người bỏ phiếu)

Họ sẽ cố gắng thực hiện những chính sách mà họ đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử trước kỳ bầu cử ở Thụy Điển . Tuy nhiên trên thực tế không phải các đại biểu, nghị sĩ nào cũng thực hiện đúng hoặc làm được những gì đã hứa trước đó. Chính vì thế mà ở những lần bầu cử ở Thụy Điển sau đó, chúng ta những người dân, những người đi bầu sẽ cùng nhau đánh giá những gì mà họ đã làm trong bốn năm trước đó xem họ có làm đúng những gì đã hứa hay không .

Nếu những đại biểu hay nghị sĩ này thực hiện đúng những gì đã hứa thì chúng ta sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho họ như 1 tín hiệu nói với họ rằng : hãy tiếp tục làm những điều đó. Chính vì thế mà hãy nhớ rằng ở Thụy Điển, việc điều hành đất nước, xã hội trên thực tế là trách nhiệm của mỗi người dân , người đi bầu . Việc bầu cử ở Thụy Điển, và lá phiếu bầu cử rất quan trọng để loại bỏ những chính sách điều hành sai cũng như những người điều hành tệ hại cũng như chọn lựa những chính sách mà người dân cho là tốt cho cuộc sống của họ nhất.