Tag Archives: Thụy Sĩ

Định cư Thụy Điển dễ hơn nhưng nhập quốc tịch Thụy Điển sẽ khó hơn với dự luật mới của tân chính phủ ?

Trong nhiệm kỳ 4 năm tới của tân chính phủ thủ tướng Stefan Löfven-II chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi về chính sách di dân cũng như luật nhập cư Thụy Điển.

Như đã trình bày trong bài viết trước đây được đăng :

Chính sách di cư mới 2019 sẽ biến Thụy Điển thành đất nước nhập cư dễ dàng nhất Châu Âu

Thì luật nhập cư mới sẽ dễ dàng hơn cho những người muốn xin định cư ở Thụy Điển khi nội dung của dự luật này bãi bỏ 1 trong những đòi hỏi là phải có thu nhập trong vòng 3 tháng gần nhất để đảm bảo nhu cầu nuôi sống bản thân và người được bảo lãnh . Đây là 1 trong những yêu cầu gây khó khăn rất nhiều trong các đơn bảo lãnh. Và khi luật này được áp dụng sẽ giúp cho hơn 20 000 người được nhập cư vào Thụy Điển trong mùa hè tới theo tính toán của Sở Di Dân.

Nhưng bên cạnh đó tân chính phủ vừa được thành lập với sự thỏa thuận giữa liên minh các đảng S, MP, L och C ( Social Demokraterna , Miljöpartiet , Liberal và Centerpartiet) cũng đã thông qua dự luật thắt chặt việc nhập quốc tịch Thụy Điển với nội dung chính là :

Đòi hỏi phải vượt qua kỳ thi sát hạch tiếng Thụy Điển để trở thành công dân Thụy Điển hay có quốc tịch Thụy Điển . Kỳ thi này sẽ bao gồm thi tiếng (nghe ,vấn đáp, đọc, viết) và kiến thức căn bản về Xã hội Thụy Điển ( Xã hội học – Samhällskunskap) sẽ trở thành 1 trong những yêu cầu bắt buộc nếu muốn xin quốc tịch trong thời gian tới.

Giấy chứng nhận quốc tịch Thụy Điển

Với qui định này chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người Việt nói riêng và các dân tộc khác nói chung vì tiếng Thụy Điển là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới .

Bên cạnh đó cũng có những đề xuất kéo dài thời gian xin nhập tịch như : tăng thời gian định cư tạm thời ở Thụy Điển thành 5 năm và sau 3 năm gia hạn nữa mới được xin quốc tịch ( trước đây định cư tạm thời ở Thụy Điển là 2 năm và thêm 3 năm sống tại Thụy Điển thì người dân có thể xin nhập tịch) như vậy tổng thời gian để có được quốc tịch Thụy Điển có thể sẽ kéo dài 8 năm.

Tuy nhiên việc tăng thời gian xin nhập tịch chỉ mới là đề xuất , CDV sẽ tiếp tục theo dõi và phổ cập thông tin đến quí đọc giả khi có thông tin mới nhất nhưng Luật thi sát hạch ngôn ngữ để xin nhập quốc tịch Thụy Điển chắc chắn sẽ được áp dụng trong thời gian tới cho nên những đọc giả nào còn trong thời gian tạm cư cần phải nỗ lực học tiếng Thụy Điển nếu muốn trở thành công dân của vương quốc này.

Bên cạnh đó CDV cũng trình bày thêm thông tin về các qui định nhập tịch khác của các nước Bắc Âu và Châu Âu để quí đọc giả có thể so sánh và thẩy rằng với qui định định cư và nhập tịch ở Thụy Điển hiện nay vẫn dễ dàng hơn so với các nước khác :

Ở Na Uy , chính phủ mới của Høyre, Venstre och Fremskrittspartiet đã thông qua luật kéo dài thời gian tạm cư từ 7 năm tăng lên thành 8 năm trước khi xin nhập quốc tịch ( Thụy Điển hiện nay chỉ mới có 5 năm )

Ở Thụy Sĩ với luật quốc tịch mới thì còn thắt chặt hơn khi qui định những người ăn trợ cấp xã hội trong 3 năm gần nhất thì không được xin nhập quốc tịch và trước đây từng nhận trợ cấp này buộc phải trả nợ hết trợ cấp mới được nhập tịch.

[Có thể bạn chưa biết] Quyền lực của tấm visa Schengen

Visa Schengen hay chúng ta quen gọi là Visa Châu Âu không dễ để xin được. Nhưng có thể bạn không biết visa Schengen là 1 trong những tấm visa quyền lực nhất thế giới. Với nó, bạn có thể nhập cảnh vào 26 quốc gia Châu Âu và một vài quốc gia khác nữa, cũng như hưởng những đặc quyền khi xin visa của 1 số nước thuộc Châu lục khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng visa Schengen không phải là tấm visa chung của cả Châu Âu như cách chúng ta hay gọi quen là Visa Châu Âu bởi 1 số nước Châu Âu không nằm trong danh sách này.

Danh sách 26 quốc gia mà bạn có thể dùng Visa Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Czech, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ, Liechtenstein. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vào lãnh thổ của Công quốc Monaco nằm trong Pháp, San Marino và Vatican nằm trong Italy, Andorra nằm giữa Pháp với Tây Ban Nha.

Để sở hữu visa Schengen, anh em chỉ cần xin visa của 1 nước mà mình sẽ đến đầu tiên thuộc khối Schengen. Visa Schengen sẽ có 3 loại là Single Entry – nhập cảnh 1 lần, Double Entry – nhập cảnh 2 lần và Multiple Entry – nhập cảnh nhiều lần.

Ngoài 26 quốc gia trên, bạn sẽ có thể đi đến một số quốc gia khác và hưởng một số đặc quyền khác như:
+ nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với điều kiện visa Schengen còn hiệu lực, bay với hãng của Thổ và đóng phí E-visa online.
+ miễn Visa Đài Loan kể cả khi Visa Schengen hết hạn
+ miễn chứng minh tài chính khi xin visa Hàn nếu từng có Visa Schengen trong 2 năm gần nhất

Đối với Visa Multiple và double entry, bạn sẽ có thể nhập cảnh vào các quốc gia:
+ Albania, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cyprus, Georgia, Serbia (tối đa 90 ngày)
+ Romania với điều kiện đã đóng dấu nhập cảnh vào 1 nước Schengen trước
+ Montenegro, Belarus (tối đa 30 ngày)
+ Sao Tome, Principe, Bosnia, Herzegovina, Kosovo (tối đa 15 ngày)

Tóm lại, nếu sở hữu Visa Schengen Multiple hay Double entry thì bạn sẽ có thể đặt chân đến khoảng 40 quốc gia. Quá ngon. Mọi người đã sở hữu Visa Schengen đã đặt chân đến bao nhiêu quốc gia rồi?

Tin tức Thụy Điển tổng hợp ngày 23 tháng 11-2018

Tin tức Thụy Điển tổng hợp là bản tin tóm tắt dành cho đọc giả không có nhiều thời gian nhưng quan tâm đến tình hình xã hội Thụy Điển.  Trong phần điểm tin này sẽ bao gồm các nội dung quan trọng sau đây :

    1.  Thụy Điển chính thức thu phí Tivi và dịch vụ truyền thanh radio cho tất cả người dân vào 1-1-2019
    2. Ngày hội mua sắm giá rẻ “Black Friday” ở Thụy Điển
    3.  Bảng đánh giá về tình hình tình hình phát triển và thu hút nhân tài của cơ quan IMD ở các quốc gia trên thế giới. Thụy Điển đứng thứ mấy ?
    4. Tình hình chính trị Thụy Điển vẫn bế tắc sau 2 tháng bầu cử.
    5.  Luật Thụy Điển mới cấm kết hôn với trẻ vị thành niên
    6.  Đội bóng đá Thụy Điển chiến thắng trước Nga để giành vé vào Euro Cup

Dưới đây là bản tin chi tiết :

1.Thụy Điển chính thức thu phí Tivi và dịch vụ truyền thanh radio cho tất cả người dân vào 1-1-2019

Vừa qua quốc hội Thụy Điển đã thông qua luật thuế mới , theo đó thuế cá nhân mới sẽ bao gồm cả phí Tivi và dịch vụ truyền thanh, truyền hình trên mỗi công dân Thụy Điển.

Mức thuế này sẽ thay thuế cho phí Tivi trước đây.

Mỗi công dân Thụy Điển sẽ phải đóng thuế Tivi bắt đầu từ năm 2019

Nghĩa là trước đây trung bình mỗi hộ gia đình có tivi phải đóng trung bình khoảng 2400 kr mỗi năm.

Nhưng nay mức phí này sẽ được thu trực tiếp dựa trên thu nhập cá nhân của mỗi người và tất cả người dân Thụy Điển có thu nhập đều phải đóng mức phí này bất kể có hay không có tivi với tỉ lệ là 1% mức thu nhập nhưng không quá 1300 kr/năm.

Đối với các gia đình chỉ có 1 nguồn thu nhập mà có tivi trước đây thì sẽ tiết kiệm được 1100kr/năm .

Nhưng nếu gia đình có 2 nguồn thu nhập trên 130 000 kr/năm thì phải đóng mức phí này 2600 kr/năm. Mặt khác mức phí này cũng gây nhiều tranh cãi khi có những người dân không sở hữu tivi hoặc có tivi nhưng không xem các đài Thụy Điển nhất là các người nhập cư vẫn phải đóng mức phí này ?

Bạn nghĩ sao về luật mới này ? Vui lòng đóng góp ý kiến cho CDV nhé.

2.Ngày hội mua sắm giá rẻ “Black Friday” ở Thụy Điển

Hôm nay thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2018 như mọi năm được gọi là ngày “Black Friday” , ngày của lễ hội mua sắm giá rẻ . Tên gọi này xuất phát từ Mỹ khi họ tổ chức ngày lễ Tạ Ơn theo công giáo và các công dân được nghỉ 4 ngày kể từ thứ 5 . Các nhà kinh doanh đã tận dụng dịp nghỉ lễ này để tung ra các chiến dịch giảm giá nhằm nâng cao doanh số bán hàng và giải tỏa bớt hàng tồn kho của cả năm. Điều này đã làm lan tỏa nguồn cảm hứng đến các quốc gia khác trên toàn thế giới trong đó có Thụy Điển.

Lễ mua sắm Black Friday

Hiện nay gần như các công ty kinh doanh đồ gia dụng và cả siêu thị Thụy Điển đều tung ra các khẩu hiệu và chiến dịch giảm giá như : Elgiganten, MediaMarkt , Dustin, Citi Gross v.v  Trên thực tế có 1 số mặt hàng giảm giá nhưng cũng có 1 số mặt hàng được nâng giá lên sau đó trên bảng quảng cáo thì đề giảm giá (giảm giá ảo). Do đó người mua hàng nên tham khảo giá qua các ứng dụng hoặc trang web như : prisjakt.nu hoặc pricerunner.se để tham khảo giá để tránh bị lầm. Mong rằng quí đọc giả sẽ săn được những món hàng giá hời trong dịp lễ này.

3.Bảng đánh giá về tình hình phát triển và thu hút nhân tài của cơ quan IMD ở các quốc gia trên thế giới. Thụy Điển đứng thứ mấy ?

Ngày 21 tháng 11 năm 2018 , IMD cơ quan xếp hạng Thế giới vừa công bố một bảng xếp hạng về tình hình phát triển và thu hút nhấn tài của các nước trên thế giới.

Theo đó Thụy Điển đứng thứ 9 trong năm 2018 và tăng 1 bậc trong năm 2017 về mức độ thu hút nhân lực tài năng.

3 nước đứng đầu trong bảng xếp hạng lần lượt là : Thụy Sĩ, Đan Mạch và Na-Uy. Quí đọc giả có thể xem thêm trong bảng xếp hạng dưới đây.

Tiếc là khảo sát này không có Việt Nam nên không biết họ đánh giá gì về Việt Nam. Quí đọc giả quan tâm theo dõi có thể xem trong bảng xếp hạng dưới đây.

Bảng đánh giá tình hình phát triển và thu hút nhân tài của các nước trên thế giới.

4.Tình hình chính trị Thụy Điển vẫn bế tắc sau 2 tháng bầu cử

Vừa mới đây Annie Lööf , lãnh đạo đảng Centerpartiet đến từ Värnamo cũng đã bỏ cuộc sau khi cố gắng thành lập liên minh chính phủ thất bại.
Đây là thất bại thứ 3 sau khi 2 lãnh đạo khác của đảng Social Demokraterna là Stefan Löfven (hiện vẫn là thủ tướng đương nhiệm tạm thời) và Ulf Kristersson (lãnh đạo Moderaterna) cũng không thành công trong việc thành lập chính phủ.

Cho đến nay sau 2 tháng bầu cử , Thụy Điển vẫn chưa thành lập được chính phủ chính thức để điều hành Thụy Điển.

Thụy Điển hiện nay vẫn đang được điều hành tạm thời bởi chính phủ cũ cho đến khi có được chính phủ mới.

Những diễn biến về tình hình chính trị phức tạp của Thụy Điển cho thấy đất nước Thụy Điển đang có những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ về những tranh cãi xung quanh các chính sách như kinh tế, chính sách nhập cư và ngân sách cho chính phủ.

5. Luật Thụy Điển mới cấm kết hôn với trẻ vị thành niên

Theo qui định của các nước trên thế giới thì trẻ vị thành niên là người có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Riêng ở Thụy Điển là người từ 10 đến 18 tuổi.

Theo đó , luật mới của Thụy Điển sẽ cấm kết hôn với người trong độ tuổi này.

Trước đây những người đến từ các quốc gia khác có thể kết hôn với trẻ vị thành niên thuộc quốc gia khác nếu quốc gia đó cho phép.

Tuy nhiên nếu những người này đã kết hôn trước khi đến Thụy Điển thì tình trạng kết hôn nhân của họ sẽ vẫn tiếp tục.

Nhưng nay luật mới sẽ cấm tất cả công dân Thụy Điển kết hôn với bất kể ai ở bất kỳ quốc gia nào với người chưa đủ 18 tuổi. ( Khái niệm này có lẽ hơi phức tạp 1 chút – Nếu quí đọc giả chưa hiểu, vui lòng comment để được giải thích thêm).

Theo nhân viên làm cho tổ chức GAPF thì đây là 1 quyết định rất hay của Thụy Điển vì nó cho thấy Thụy Điển quan tâm đến quyền lợi tốt nhất cho trẻ em.

6. Đội bóng đá Thụy Điển chiến thắng trước Nga để giành vé vào Euro Cup

Đêm thứ 3 ngày 23 thágn 11-2018 , đội bóng Thụy Điển đã giành chiến thắng thuyết phục 2 -0 trước đội bóng Nga trên sân Friend Arena tại Stockholm để giành quyền vào thi đấu trong bảng A của giải bóng đá hấp dẫn nhất Châu Lục Euro Cup 2020.

Hai cầu thủ ghi bàn là Victor Nilsson Lindelöf và Marcus Berg.

Qui định về đổi bằng lái xe Thụy Điển (phần 2)

Ở phần trước  là hướng dẫn đối với những bằng lái xe được cấp bởi các nước trong khối Công Đồng Châu Âu, trong phần này mình xin viết về qui định pháp luật Thụy Điển đối với các bằng lái xe được cấp ngoài khối Cộng Đồng Châu Âu như sau :

1. Đối với bằng lái xe ngoài khối Cộng Đồng Châu Âu

Nếu bằng lái xe của bạn không được cấp bởi một trong các nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu thì nó chỉ có thể có được sử dụng tại Thụy Điển nếu nó đáp ứng các yêu cầu sau :

  1. Bằng lái xe này phải tuân theo mẫu qui định theo công ước quốc tế  về đường bộ 1949 và 1968 về giao thông đường bộ. Điều này có nghĩa bằng lái xe này phải đúng theo mẫu qui định và trên bằng lái phải được viết ra bằng các thứ tiếng Anh, Đức, và Pháp cùng lúc. Bên cạnh đó phải có bản dịch có thể là tiếng Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch hoặc Nauy. Ngoài ra trên bằng lái xe phải có ảnh giống với ảnh trong ID kort của bạn.
  2. Bằng lái xe này chỉ có hiệu lực 1 năm tính từ ngày bạn đăng ký hộ khẩu tại sở Thuế (Skatteverket) .
Mẫu chuẩn bằng lái quốc tế của Thụy Điển

2. Hướng dẫn đổi bằng lái xe ngoài khối Cộng Đồng Châu Âu sang bằng lái xe Thụy Điển 

Đối với bằng lái xe được cấp bên ngoài các nước Cộng Đồng Châu Âu (EES) thì không được quyền chuyển đổi sang bằng lái xe Thụy Điển ngoại trừ trường hợp bằng lái xe của Thụy Sĩ và Nhật Bản.

Để chuyển đổi bằng lái từ Thụy Sĩ và Nhật , bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau :

  1. Bằng lái của bạn là bằng lái xe hợp pháp
  2. Phải định cư dài hạn tại Thụy Điển (Permanent bosatt i Sverige) (Đọc thêm  các về yêu cầu định cư dài hạn tại Thụy Điển )
  3. Đáp ứng đủ các yêu cầu về lí lịch cá nhân và sức khỏe

Bạn phải đăng ký chuyển đổi bằng lái trong vòng 1 năm kể từ khi bạn đăng ký hộ khẩu ở Thụy Điển.  Đó là vì  bằng lái xe nước ngoài của bạn sẽ hết hạn sau thời gian này.

Vì vậy bạn cần phải đăng ký theo các bước sau :

  1. Đặt mẫu giấy ” Đăng ký chuyển đổi bằng lái nước ngoài ” tại đây : “Beställ blankett ” . Bạn sẽ cũng cần phải đặt thêm 1  trong 2 mẫu đơn dưới đây:

1a. Mẫu ” Khám sức khỏe” và “Chứng nhận về sức khỏe mắt ” nếu bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : AM, A1 , A2, A, B hoặc BE

1b. Mẫu ” Giấy chứng nhận của bác sĩ ” nếu như bằng lái xe của bạn thuộc các hạng : C1, C1E, CE, D1, D1E, D hoặc DE.

  1. Tiền phí : 600 kronor. Bạn sẽ trả tiền phí đăng ký này thông giấy trả tiền từ Sở Giao Thông (Transportstyrelsen) sẽ gửi về nhà cho bạn.
  2. Sau khi điền thông tin và các mẫu đơn thì bạn sẽ gửi tất cả hồ sơ bao gồm : Mẩu đơn đăng ký, các giấy chứng nhận sức khỏe, bằng lái xe gốc của bạn đến địa chỉ : Transportstyrelsen , 701 97 Örebro

Khi bạn đăng ký chuyển đổi bằng lái xe từ Thụy Sĩ hoặc Nhật thì bạn sẽ phải gửi theo 1 chứng nhận về sự hợp lệ bằng lái xe của bạn. Chứng nhận bằng lái xe từ Nhật có thể được xác nhận thông qua một chứng chỉ khi bạn đăng ký với Đại sứ quán Nhật ở Stockholm. Tương tự Chứng nhận bằng lái xe Thụy Sĩ cũng có thể được xác nhận thông qua một chứng nhận từ Cơ quan cấp phép lái xe ở Thụy Sĩ.

Nếu như Sở Giao Thông chấp nhận hồ sơ của bạn thì bạn sẽ nhận được một quyết định  với thư mời bạn đến Văn phòng của Sở Giao thông.  Tại đây bạn sẽ chụp hình và ký tên . Khi đi bạn cần phải mang theo ID kort.

Trước khi bằng lái xe mới của bạn được sản xuất , bạn cần phải trả tiền phí sản xuất là 150 kronor cho Sở Giao Thông. Giấy trả tiền này sẽ được gửi kèm theo quyết định về nhà bạn.

Bằng lái xe mới sẽ được gửi về nhà bạn qua thư bảo đảm.

Sở Giao Thông cũng sẽ gửi trả  bằng lái xe nước ngoài của bạn đến cơ quan nơi cấp phép lái xe của bạn.