Category Archives: Blog

Chuyên mục về các bài viết hay của bạn đọc

Khoảng lặng

Cuộc sống đôi lúc làm ta mệt mỏi…

Mỗi khi bản thể đang gào thét, đó là lúc trái tim bạn sắp sửa lên tiếng và cần, cần lắm một khoảng lặng an yên, để kịp gột rửa và hong khô hồn mình cho qua những hỗn tạp của thường nhật. Đôi khi con người ta chỉ cần những góc tĩnh nhỏ bé cho riêng mình để biết được hạnh phúc là giản đơn, để biết được mục đích mình sinh ra và sống, để nhìn thấu ai chân thành hay đang giả dối …
Khoảng lặng sẽ chữa mọi vết thương trong tâm hồn.
Con người… họ chen nhau trên những chuyến tàu nhanh nhưng họ chẳng biết mình tìm kiếm cái gì nữa, thế là họ mới cuống cuồng lên rồi chạy. Con người cũng giống như những chiếc lá vàng mòn mỏi. Đứng trước những xô đẩy của cơn gió cuộc đời, bạn chọn cách để dòng nước cuốn phăng đi tất cả, hối hả, xa xôi theo cái gọi là “nhịp sống hiện đại” hay nhẹ nhàng buông lơi bản ngã, sống chậm lại, tận hưởng để lắng nghe những thanh âm trong trẻo của cuộc sống? Là khoảng lặng…
“Khoảng lặng không phải là một đại dương yên tĩnh mà chính là những đợt sống ngầm” – Xã hội hiện đại là khi con người ta bị cuốn trôi theo nhịp thở hối hả, gấp gáp và đời thường dần khiến những nốt trầm lặng trong cuộc đời trở nên hiếm hoi và nhỏ bé. Tại sao ta cứ phải mãi miết thắng vượt tốc độ với cuộc sống mà không thử đôi lần đặt gánh nặng trên vai xuống và chịu dừng chân một chút trên hành trình của riêng mình?
Khoảng lặng trong nghệ thuật có thể là phút dừng lại của một nốt trầm xao xuyến khiêm nhường trong bản hòa ca của hàng triệu thanh âm, là dấu ba chấm trong một tác phẩm thi ca đẫm vị hay những mảng tối và sẫm lại trong bức tranh của người họa sĩ.
Trong cuộc sống, liệu có bao giờ bạn tìm thấy cho mình một khoảng lặng?
Là nỗi buồn, bất chợt ngã gục giữa những xô đẩy của dòng đời. Ngẫm suy rồi lấy hết dũng khí và bứt mình ra khỏi chuỗi ngày bon chen, hỗn độn cho lòng mình được lắng lại và chờ đón những giây phút yêu thương trong cuộc đời.
Khoảng lặng đôi khi là hạnh phúc!
Cuộc đời mệt mỏi và lắm thứ ngoài kia dễ khiến người ta thấy sợ, thấy hoang mang lạ kì. Dừng chân lại, một mình trong căn phòng nhỏ, có cửa sổ đón chút tinh khôi của ánh sáng cuối ngày, với những cơn mưa ùa về trong bất chợt. Ta thôi lo lắng, thôi mệt mỏi, một bản nhạc không lời, trang giấy trắng, một chiếc bút trong tay, cứ viết, viết để trao gửi yêu thương. Hay chiều muộn, đứng thả hồn vu vơ trước con phố vào thu có lá sấu vàng nhẹ bẫng trên mặt đường, rồi nhắm mắt thật chặt, ngẩng đầu lên cao, cho gió khẽ khàng luồn qua mái tóc và cảm nhận tất cả bằng trái tim.
Khoảng lặng đâu phải là sự câm nín vô hồn. Đó chính là lúc ta thấy hồn mình lắng dịu lại, để cho bản ngã đủ tỉnh táo và nói chuyện với chính mình. Cuộc sống ngoài kia dẫu mệt nhoài. Mặc kệ. Đôi lúc phải im lặng để nghe mình lên tiếng, để suy nghĩ về những trải nghiệm nhỏ nhặt trong cuộc sống và vững vàng hơn trên hành trình tuổi trẻ.
Nhịp sống ồn ào và xô đẩy ngoài kia là sự giằng co quyết liệt không điểm dừng. Phải đứng lại dù một khoảnh khắc nào đó ta thấy mệt, để thấy được thời gian chảy trôi nhẹ nhàng qua kẽ tay, để lắng nghe những thanh âm trong trẻo và bình dị chắt chiu nên từ bản nhạc ồn ào và hỗn độn của thường nhật. Trân trọng và nâng niu những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống vô tình bị lãng quên bởi tấp nập đời thường. Thỉnh thoảng hãy đến một nơi nào đó thật xa, tách bật ra khỏi mọi lo toan, chẳng để làm gì cả chỉ để lắng nghe tiếng lòng mình hoang hoải và trái tim bất lực trước thực tại. Để hiểu mình cần gì, làm gì và ra sao? Im lặng để giúp ta bình yên hơn sau bao mỏi mệt. Khoảng lặng cần lắm để lấp đầy những khoảng trống bỏ quên trong cuộc đời, những vùng trời bình yên giấu kín…
Khoảng lặng là điều cần có trong cuộc sống. Tình Bạn cũng vậy, nó cũng cần những khoảng lặng đủ dài để cùng chiêm nghiệm cùng suy ngẫm về những điều đã qua và những gì sắp tới.
Đôi khi khoảng lặng không có nghĩa là không có gì để nói. Khi bạn cho ai đó nghe một bài hát mà bạn yêu thích, khi bạn cho ai đưa ai đó đến một nơi đẹp. Trước sự im lặng của họ, bạn hãy nghĩ rằng, tâm hồn họ đang lắng xuống vì vẻ đẹp của cảnh vật và nét đẹp của những vần thơ. Và lúc này, cảm xúc chưa kịp thốt nên lời đó chính là sự lặng im.

Khi một câu hỏi của bạn đặt ra và cuộc sống ném trả lại bạn sự lặng im thay cho câu trả lời. Đừng vội nghĩ rằng cuộc sống đang thờ ơ và thế giới đang quay lưng lại với bạn. Bởi chính lúc này đây cuộc sống đang dạy cho bạn bài học về sự im lặng. Từ khoảng lặng ấy, bạn sẽ thấy được nhiều hơn bạn nghĩ.

Khi bạn nói bạn quý mến một ai đó mà không nhận lại được một lời nói nào tương tự ngoài sự lặng im. Bạn đừng nghĩ rằng câu nói mình vừa nói ra không có giá trị. Bởi có thể sự im lặng không phải là một câu trả lời bạn đang mong đợi, nhưng bạn hãy tin rằng câu nói đó không tan trong hư vô mà nó đã thấm rất nhiều vào người nghe. Vì vậy, hãy im lặng nhiều thêm chút nữa để lắng nghe thấy sự yêu thương và để thấy mình được yêu thương.

Hãy đón nhận những người đến trong đời bạn một cách vô điều kiện. Đừng đòi hỏi hay suy xét. Trước một sự lặng im cần thiết đủ dài, bạn hãy tận dụng suy nghĩ và coi đó là một món quà nhỏ mà cuộc sống dành tặng bạn.
Thời trẻ chúng mình thường hỏi nhau, chọn cuộc đời bình yên hay bão giông, mình từng mạnh mẽ tuyên bố rằng cuộc đời bão giông là thú vị. Nhưng giờ nghĩ lại có khi mình sẽ chọn bình yên vì bình yên chính là hạnh phúc.
Hãy cần những khoảng lặng. Bởi cuộc sống cần những nốt trầm để lắng dịu và bớt ngột ngạt đi. Bạn nhé!

Vì đàn bà chắc cũng chẳng thể chung thủy được… như đàn ông

Dear.vn – Đàn bà biết không… Chúng ta hay chê trách bọn đàn ông không chung thuỷ, nhưng thực ra, chính bản thân đàn bà cũng không chung thuỷ với lựa chọn của mình.

Tôi kể đàn bà nghe thử đúng không nhé.

Ngày mười lăm, chúng ta thích bọn đàn ông đẹp. Chỉ cần đẹp thôi, không cần bất cứ thứ gì khác. Mẫu hình lý tưởng lúc bấy giờ là những anh chàng ca sĩ bảnh bao, có khi hơi nữ tính, ngọt ngào, dịu dàng với những bản tình ca sến rện. Đó là mẫu thích hợp nhất cho những giấc mơ bạch mã hoàng tử còn sót lại từ ngày xửa ngày xưa. Rồi thì chúng ta mua hình chúng về, dán đầy phòng đầy nhà để khoảng vài năm sau lại tự tay xé bỏ kèm theo hai chữ, “thấy gớm”.

Ngày hai mươi, chúng ta thích bọn đàn ông trưởng thành. Ta đã quá chán ngán lũ trai bằng tuổi suốt ngày chỉ biết có đá banh hay chơi game, cafe tụ tập bạn bè bên bàn nhậu. Loại đấy, chúng ta chỉ cặp bồ dăm ba tháng rồi lại chẳng đi đến đâu. Lúc này, mẫu đàn ông chúng ta thích là bọn đàn ông văn phòng lịch thiệp, thậm chí, có gia đình rồi cũng được, vì đấy là minh chứng cho việc hắn sống trách nhiệm. Nhưng đàn bà cẩn thận, bọn đàn ông ấy cũng đểu khôn lường. Chúng hay dùng cái câu “gia đình không hạnh phúc” hòng lôi đàn bà lên giường, rồi sau đó, dĩ nhiên chúng lại về để làm chồng, làm cha. Để lại trong chúng ta một cái lỗ hổng không chỉ bên dưới mà còn trong tim.

Ngày hai lăm, đàn bà chúng ta cần đàn ông giỏi. Khi đó, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều đàn ông rồi, đã đi làm và có những mối giao tiếp xã hội, cũng vì vậy mà chúng ta hiểu rằng chỉ có đàn ông giỏi mới có thể mang đến một cuộc sống an toàn cho bản thân. Nhiều người ở tuổi này lầm giữa đàn ông giàu và giỏi. Giỏi chưa chắc đã giàu mà giàu thì cũng chưa chắc là giỏi. Nhưng giỏi sẽ có khả năng để giàu, còn giàu mà không giỏi thì rất có khả năng sẽ nghèo. Chính vì ở tuổi này, đàn bà mơ hồ nghĩ về hai chữ gia đình thế nên mới cần một gã đàn ông giỏi.

Ngày ba mươi, đàn bà lại cần đàn ông khoẻ. Tuổi này rồi, chúng ta thỉnh thoảng thấy ngán đàn ông. Bọn chúng ngoài việc gây cho chúng ta những nỗi đau vô hình thì hình như chả được tích sự gì. Nhìn bạn bè con cái đùm đề, mỗi việc ngồi cafe cũng nơm nớp lo chồng làm về không có con, chúng ta cười khẩy, thấy chán ngán. Rồi để tối lại một mình vào bar, hút điếu thuốc, uống chai bia. Đàn bà tuổi này, cần đàn ông đủ khoẻ để cho mình ngã đầu vào khóc, đủ khoẻ để kéo mình ra khỏi cái vỏ bọc cứng nhắc cho tâm hồn yếu đuối bên trong, và còn đủ khoẻ để hiểu rằng đàn bà chỉ lên đỉnh với người đàn ông cho mình thật nhiều cảm xúc.

Ngày ba lăm, đàn bà cần một người đàn ông điềm đạm. Chúng ta chả còn cần tình nhân, người yêu hay những gã đàn ông hò hẹn, đẩy đưa. Chỉ đơn giản là cần một người bạn. Đàn ông ít nói càng tốt, vì để đàn bà nói và tưởng rằng gã đang lắng nghe. Chỉ là thỉnh thoảng mệt mỏi, lại gọi cho nhau, ăn một bữa tối, nói xấu gã sếp hói đầu, bụng phệ bắt nhân viên làm nhiều mà chẳng chịu tăng lương, uống thêm một ly rượu vang, rồi ra xe, nói rành mạch, “Anh về với vợ con đi, em tự chạy xe về được mà…”

Và ngày bốn mươi, đàn bà bỗng dưng cần một đứa con. Một đứa con thôi chứ chẳng cần chồng. Nhìn bạn bè lo lắng cho việc chọn trường cấp hai cho con mình, đàn bà bỗng dưng thèm làm mẹ, thèm cái thiên chức tưởng như dễ dàng mà sao tới phiên mình cái nó hẩm hiu, trắc trở. Thôi thì, phước phần ai thì người nấy hưởng. Rồi thì đàn bà cay đắng nhận ra rằng, dù là đứa con mình mang nặng đẻ đau, nhưng đến lúc cất tiếng gọi, nó vẫn gọi “ba ba” trước khi gọi mẹ. Rồi thì cái kiếp đàn bà còn trôi về đâu? Có tìm được bến đàn ông nào đặng mà neo đậu?

Thương lắm, đàn bà ơi…

Còn đàn ông, họ chung thuỷ lắm.

Dù là hai mươi, bốn mươi hay sáu mươi, họ chỉ cần đàn bà có được ba thứ:

– Trẻ đep, nghe lời và dzú bự.

Tên của Quên là Tha Thứ!

Một trong những mặt trái của xã  hội Thụy Điển chính là đời sống hôn nhân. Rất nhiều gia đình người Việt ở Thụy Điển lúc mới định cư ở Thụy Điển thì chia nhau từng dĩa rau, tô mì gói, chen chúc cả cha mẹ con trong 1 căn nhà lägenhet 1 phòng (nhà chung cư cho thuê) nhưng đến lúc nhà biệt thự, xe hơi hiệu thì lại chia nhau ra ở riêng.

Đó không chỉ là vấn nạn của người Việt mà cả người Thụy Điển cũng vậy khi vừa qua cơ quan Thụy Điển công bố con số thống kê cho thấy tỉ lệ li dị ở Thụy Điển thuộc hàng đầu thế giới khi tỉ lệ ly hôn chiếm tới 50% và 1/5 người Thụy Điển chết trong cô đơn. Bản thân những người bản địa cũng mắc kẹt với những khúc mắc của cuộc sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền nam nữ.

Rất khó để phân tích trong hôn nhân ai đúng, ai sai hoặc như thế nào mới là tốt nhất vì người Thụy Điển có thể nói là họ rất cởi mở, thân thiện luôn đi tìm gốc rễ mọi vấn đề để lí giải và đưa ra phương pháp giải quyết chúng nhưng cuối cùng vẫn là quốc gia thất bại nhất trong vấn đề hôn nhân.

Thôi thì CDV xin chia sẻ đến quí đọc giả 1 bài viết của tác giả Trang Hạ. Cô là 1 nhà văn với lối viết nhẹ nhàng đôi chút châm biếm nhưng lại khiến đọc giả phải ngẫm nghĩ rất nhiều đến cách nhìn và lý giải của cô về cuộc sống và nhất là vấn đề hôn nhân, gia đình và phụ nữ. Mong quí đọc giả có những phút giây thư giãn với bài viết dưới đây của Trang Hạ với tựa đề ” Tên của quên là tha thứ” được đăng trên Vnexpress.net.

Một đêm mùa đông Hà Nội trước Tết nguyên Đán, trời rét căm căm, chồng tôi đi sinh nhật bạn, hát karaoke về đã một giờ sáng. Năm đó, tôi đang mang bầu con gái đầu lòng, bụng chửa vượt mặt, nằm co ro trong chăn chờ chồng đi chơi về, không thể nào ngủ được.

Mẹ chồng tôi mắng từ lúc nghe tiếng mở cửa lạch xạch, thằng kia mày sắp là bố trẻ con rồi mà còn vô trách nhiệm, đi đâu giờ này mới về? Còn tôi chỉ ló đầu ra khỏi chăn hỏi: “Anh có đói không? Có ăn gì không em đi mua cho”.

Mười lăm năm sau này, khi con gái thi đỗ vào trường chuyên, chồng tôi mới kể lại kỷ niệm đó. Câu nói của tôi năm ấy làm anh nhớ mãi và thay đổi đến hôm nay. Vợ mình bụng chửa vượt mặt còn sẵn sàng nửa đêm ra khỏi chăn ấm đi mua đồ, xuống bếp nấu bát mì trứng nóng, trong khi mình không làm gì để chăm sóc vợ? Đáng lẽ mình phải là người đi mua đồ ăn, xuống bếp nấu cho cô ấy mới phải.

Anh nhớ cả chuyện thấy tôi cứ lủi thủi ôm bụng bầu đi bộ buổi tối nên lần đầu tiên đi cùng cho tôi vui. Anh nhớ kỹ buổi trưa mùa hè, tôi đi tay không từ nước ngoài về để lại toàn bộ đồ đạc và máy tính (15 năm trước laptop là tài sản lớn nhất của gia đình). Vợ định kiếm cớ lại đi nước ngoài để du học tiếp. Sao vợ có thể quên nhỉ?

Không, tôi đã quên rất nhiều thứ trong cuộc sống hôn nhân này. Tôi quên những lời mắng nhau khi giận dữ, những lần dỗi hờn, mặt sưng mày sỉa, bữa cỗ nấu thiếu món, đi chợ mua đồ bị tráo mớ tôm tươi thành tôm chết, để quên nồi trên bếp cháy quá lửa, bữa cơm chờ mãi nguội ngắt…

Chồng tôi cũng đã quên những bữa tôi đãng trí; lời phàn nàn của họ hàng về tính khí thất thường, lãnh đạm của tôi; tôi nói dối chồng để quyết tâm đi du học thạc sĩ. Chồng tôi quên cả những ngày dắt con đi học buổi sáng, hàng xóm ngồi xổm dọc đường trêu chọc làm chồng mà phải cho con đi ăn sáng, cho con đi học, không xứng mặt làm đàn ông…

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không, chỉ hai người biết nhưng cuộc hôn nhân đau khổ hay không, cả xã hội đều biết. Nếu đám đông dễ dàng nhìn thấy những thứ tồi tệ thì người phụ nữ càng phải giữ được những thứ tốt đẹp mà cuộc sống của mình đang có. Tên của quên là tha thứ.

Nhà là nơi duy nhất chúng ta sống không tính sổ với nhau, được nhận quyền trợ giúp vô điều kiện. Tha thứ không cần nhân danh yêu thương và không quan trọng bạn giàu hay nghèo. Thứ tha chắc chắn mang lại hạnh phúc bền chặt và thấu hiểu nhau. Ngày hôm nay, khi con gái sắp sửa đi du học, vợ chồng tôi nhìn lại cuộc hôn nhân gần hai mươi năm qua, rút ra chiêm nghiệm như thế.

Phụ nữ không phải cứ thứ tha là không cứng rắn. Tôi cũng muốn chồng thay đổi, muốn được làm nũng khi mang bầu. Nhưng tô phở, mì, miến bữa điểm tâm giữa đêm đông năm ấy, nếu tôi tính sổ với chồng, phải là chồng bưng đến bên giường cho tôi mới đúng. Nhưng may sao tôi ngây thơ và thực tâm, tôi hỏi thực lòng, sẵn lòng vào bếp vì chồng. Chính sự chân thành ấy lại giúp vợ chồng tôi hiểu nhau hơn so với việc lấy lý lẽ ra so kè.

Phụ nữ hiện đại không cần phải quá ghì chặt mình vào gian bếp mỗi ngày nếu đấy không là việc làm chị em thoải mái. Phụ nữ vẫn là một phần chính trong cuộc sống để gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm. Nếu yêu thương thực lòng, phụ nữ sẵn sàng vào bếp mà không hề gượng gạo tính suy. Chồng cũng thực lòng nên tự thay đổi, không cần ai hô hào. Từ chối những đám chơi khuya, trồng cho vợ cây hoa hồng bạch bé xíu, ở bên khi vợ cần, dù cô ấy chỉ là một bà vợ đãng trí, đểnh đoảng, giận thường nói nhiều, đấy có phải sự thứ tha.

Vợ chồng xứng đáng được nhận những thứ tốt đẹp từ cả hai. Có những khi, thứ tha hiểu đơn giản là yêu thương. Bỏ qua những gì người ta nói và lắng nghe thật kỹ nửa kia nói. Bạn tha thứ vì bạn quá thua kém, bị lệ thuộc vào mối quan hệ chồng vợ hay tha thứ vì bạn thực sự mạnh mẽ, chỉ bạn biết.

Trang Hạ – một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng xã hội của Việt Nam 2017 do Forbes bình chọn.

P/S: ảnh là ông xã chụp cho mình hồi nửa năm trước, khi “hộ tống” vợ đi chạy bộ ở Mỹ. Công viên này là Boston Common, được xây từ năm 1634, là công viên lâu đời nhất của Mỹ, nằm ở bang Massachusetts.
Nguồn : https://vnexpress.net/doi-song/trang-ha-tha-thu-giup-mang-lai-hanh-phuc-ben-chat-3766369.html

 

Vì sao phụ nữ nên chọn đàn ông tuổi 30

Tôi đã đang dần tiến đến cái mốc 30, một trong những mốc vô cùng quan trọng của tiến trình “tiến hóa” thành đàn ông. Và đây, là một đoạn “đúc kết” có thể nói đúng đến 90% cho cánh đàn ông tuổi 30. Mời các bạn đọc:

Những năm 20, người ta uống bia, uống rượu đến mức ngủ lúc nào không biết. Tỉnh dậy thấy ngổn ngang bạn bè, ngổn ngang nôn mửa. Đàn ông 30, tối bắt đầu nhìn đồng hồ căn giờ ngủ, không quên súc miệng nước muối, cuốn khăn giữ ấm họng. Bắt đầu biết lo cho bản thân hơn. Tần số các cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng giảm dần. Bắt đầu để ý đến sức khỏe và cân nặng.

Đàn ông 30 sau khi đi qua cả một thời trai trẻ nhiệt huyết, bốc lửa của tuổi 20, đã đi, đã đến, đã chinh phục, đã thất bại, đã trải qua những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời cũng như cảm giác cay đắng tưởng như tận cùng. Nhìn lại những tháng năm đi qua bỗng thấy hun hút trống trơn, có lúc giật mình thảng thốt.

Những năm 20, người ta có thể diện một chiếc quần bò lỗ chỗ, mặc áo pull in hình Manowar, tự tin đeo khuyên tai, tự chọn cho mình màu tóc ưa thích. Khi 30, người ta bắt đầu chuộng hơn quần âu, một sơ mi măng séc là phẳng. Người ta cũng bắt đầu chọn cho mình một chiếc cà vạt hợp tâm trạng. Khi 30 còn diện quần jeans bạc phếch, nhuộm tóc khác màu đen đã có cảm giác lạc điệu.

đàn ông tuổi 30

Cái thời 20 máu lửa, sẵn sàng dựng xe, vác chầy xông vào nhau chỉ vì một lời xúc phạm. Đàn ông 30 bình thản trả lời “không muốn gì cả” khi một thằng oắt con đầu vàng, quần côn bó, ép xe vào lề đường hất hàm “muốn gì?”. Đàn ông 30 bắt đầu có khái niệm “chỉ số AQ đủ dùng”.

Đàn ông 30 bắt đầu cảm thấy nhu cầu tất yếu cạo râu, sửa gọn lông mũi, xịt nước thơm mỗi khi bước ra khỏi nhà. Đàn ông 30 bắt đầu ăn mặc không theo một hình mẫu, không theo một thần tượng nào, bắt đầu làm đẹp không chỉ dành cho các cô gái mà phần nhiều để cảm thấy đàng hoàng, tự tin tiếp xúc với các đối tác làm ăn, giao dịch. Đàn ông 30 cảm thấy tự tin khi mặc vest.

Đàn ông 30 bắt đầu cho mình cái quyền đòi hỏi một vị trí trong xã hội, đòi hỏi vai trò của mình trong cuộc sống, trong tổ chức. Nhu cầu muốn khẳng định mình. Đàn ông 30 đi đường ít khi ngoái lại nhìn theo một cô gái trẻ đẹp để thầm xuýt xoa về thân hình nhưng lại thường xuyên ngoái nhìn theo một chiếc xe đẹp hay một người đàn bà nền nã. Đàn ông 30 nhìn thấy vẻ đẹp của người đàn bà 30.

Đàn ông 30 “thèm” một chân dài nhưng “cần” một sự cảm thông, cần một điểm tựa tâm hồn. Đàn ông 30 muốn một mái ấm, tìm cho mình một người đàn bà có thể đi tiếp quãng đường tương lai. Bắt đầu hình dung về ngôi nhà và những đứa trẻ. 30 là lúc bắt đầu cảm thấy tự tin, cảm nhận được sức gánh của đôi vai mình, đủ tự tin và bình thản để hứng chịu những thử thách của cuộc đời.
Đàn ông 30 bắt đầu lôi những giấc mơ lóng lánh, leng keng một thời tuổi trẻ ra để đổi lấy những mục tiêu thực tế hơn và đôi khi giản dị hơn. Đàn ông 30 dám nghĩ, dám làm, dám chơi, dám đối mặt với thất bại và cũng dám dừng. Đàn ông 30 bắt đầu phân biệt được ranh giới của sự lố bịch, nhìn thấy được cái ngưỡng đủ. Đàn ông 30 đủ tinh tế để vượt qua những giá trị phù phiếm.
Tuổi 30, đàn ông dần tự tin để thấy mình là đàn ông khi đứng trước phụ nữ, dám nhìn sâu vào mắt đối phương để tìm sự đồng điệu về cảm xúc. Đàn ông 30 biết yêu và có trách nhiệm hơn với cảm xúc của mình, cũng biết gìm mình trước những thất bại, bình thản trước tai họa. Thấm thía được nỗi cô đơn, thấm thía được sự bội bạc, cảm nhận được đến tận cùng sự ấm áp tình người mà con người dành cho nhau. Khác hẳn cái yêu thời 20, yêu và vô trách nhiệm với tình yêu, vô trách nhiệm với chính bản thân mình.
Đàn ông 30 khi nghĩ về gia đình có thêm trách nhiệm. Cậu bé 20 nghĩ về bố mẹ với những sự ràng buộc, gò bó khuôn khổ gia đình. Đàn ông 30 nghĩ về bố mẹ ngoài nỗi nhớ còn kèm theo mong muốn mình được làm chỗ dựa, được che chở cho gia đình.
– – –
Còn bạn, năm nay, bạn bao nhiêu tuổi?

Yêu đàn ông từng trải

Có một người đàn ông yêu tôi anh ấy không bao giờ hỏi về quá khứ của tôi, không trách mắng tôi, và dù có say đến đâu anh ấy cũng nhất định về nhà với tôi.

Đó là người đàn ông – người đàn ông từng trải tôi yêu.
Vì sao tôi yêu “đàn ông từng trải”?.
Đàn ông từng trải, ít khi khoe khoang những thứ bản thân đã làm được, mà chịu khó kể về quá trình đã làm những gì để có được thành quả. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm chứ không khoác lác về thành tích phù phiếm, với họ thành quả họ có được trả bằng rất nhiều lần “ngã”.

Đàn ông từng trải, họ không sợ lời thiên hạ, chỉ sợ bản thân nản lòng, là người đàn ông luôn đặt mục tiêu cố định và tiến về phía trước. Họ là những người hành động nhiều hơn lời nói, chỉ khi làm được họ mới nói về nó.

Người đàn ông từng trải, họ qua rồi giai đoạn trẻ trung để “Thử” và “Sai”. Họ có thể đã sai rất nhiều để tiếp tục thử nên cần đạt được những giá trị nhất định, và khi đạt được rồi lại ít khi nói tới.
Họ luôn biết điểm dừng của những cuộc vui với từng mối quan hệ, ngay cả trên bàn rượu cũng là công việc ít khi họ rong chơi với họ không còn thời gian cho mối quan hệ chơi đùa. Và dù có phê díu họ cũng nhất định phải về nhà ngủ.

Đàn ông từng trải, họ biết giá trị của một người phụ nữ yêu họ. Có thể trải qua nhiều cuộc tình, nhưng chỉ cần là người cuối cùng của họ thì họ nhất định không để mất người phụ nữ đó. Vì chính họ cũng đã trưởng thành từ rất nhiều mối tình khi trai trẻ, nên họ luôn “trân trọng” người yêu họ.

Đàn ông từng trải, ít khi nổi cáu trong mọi chuyện họ sẽ tìm cách phân tích đúng sai. Dù có cãi vã họ im lặng và là người nói lời xin lỗi trước, đơn thuần họ không muốn mất những thứ họ có.

Đàn ông từng trải, biết cách kéo người yêu ra khỏi những cuộc vui chơi quên gia đình. Thay vì đi bar cùng người yêu, họ thích kéo nhau về nhà nấu một bữa tối, không thì về nhà ăn cơm cùng gia đình.

Vì cơ bản, đàn ông từng trải đã “từng trải” quá nhiều cuộc vui, nên cái bình yên nhỏ nhặt lại là cái cần thiết nhất.
Và tôi yêu một người đàn ông như thế.

Tác giả: MiêuĐiên

Duyên phận cũng vì thế mà tàn !

❝Trong biển người mênh mông… hai người xa lạ gặp gỡ, hiểu nhau rồi yêu nhau, đó chính là duyên phận. Duyên phận không phải là trời định mà do chính con người tạo ra. Nhưng cuộc đời có mấy ai biết được khi duyên phận đến phải nắm chặt và trân trọng nó đây?
Duyên phận cũng giống như tình yêu, cần phải được che chở, bảo vệ. Duyên phận không là thơ nhưng còn đẹp hơn thơ. Duyên phận không là rượu nhưng nồng hơn rượu. Duyên phận không phải là mãi mãi nên hãy biết trân trọng, đừng để đến khi mất đi mới cảm thấy hối tiếc…❞
✍ Mối lương duyên trời đánh – Hoa Thanh Thần ヅ

Bạn của tôi nói, tình yêu có bốn loại:
– Đúng lúc. Đúng người.
Thế thì quá viên mãn, miễn bàn!
– Sai lúc. Sai người.
Cũng không có gì để bàn tán.
– Đúng lúc. Sai người.
Đó là lúc lòng bạn trống trải, cô đơn và cần một người ở bên cạnh để sẻ chia. Bất cứ ai xuất hiện trong cuộc đời bạn lúc bấy giờ đều trở thành chiếc phao cứu sinh để bạn bám vào và bơi qua biển cả cô đơn. Tình yêu vẫn như ngọn lửa được nhóm lên, nhưng duy trì sức nóng của nó lại là chuyện khác. Khoảnh khắc người phù hợp nhất xuất hiện, bạn sẽ nhận ra mình đã lựa chọn vội vàng.
– Đúng người. Sai lúc.
Bạn biết đó là người bạn sẽ yêu thương hết mực. Bạn biết đó là hạnh phúc mà bạn đang mong chờ, khát khao. Bạn muốn ở cạnh họ mỗi ngày, muốn chăm sóc và hít hà mùi tóc của họ. Nhưng khi bạn gặp họ, mọi thứ đã muộn: họ đã có người yêu, có gia đình, hoặc đó là lúc họ muốn tập trung gây dựng sự nghiệp hơn là vun đắp cho tình yêu.
Duyên phận cũng từ đó mà tàn…

Sài Gòn tánh kỳ mà !

Lưu ý: Bài viết có tính chất gây thương nhớ Sài Gòn – cân nhắc trước khi đọc tiếp =.=

Ta nói những ngày còn ở Việt Nam , đi đâu đó thoáng nghe được bài “Quê Hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân không để ý và cũng không thấy xúc cảm lắm . Ấy vậy mà giờ đây mỗi lần nghe lại bài này , đâu đó trên khóe mắt hơi nhòe nhòe. Trải qua nhiều thứ, mọi vật và con người hoàn toàn khác nơi xứ lạ quê người mới thấm được câu hát ” Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn mãi thành người “. Hôm nay đọc được bài này hay hay, muốn chia sẽ cho mọi người . Thôi thì đọc lại cho đỡ nhớ quê chút ấy mà . Ngày xưa thì gọi là “Sài Gòn” còn bây giờ 2 tiếng thân thương ấy đổi thành “quê hương” mất rồi !

Chợ Bến Thành-biểu tượng của Sài Gòn qua bao thế hệ !

Một dạo, tôi quen một bà chị làm hướng dẫn viên du lịch người xứ nẫu (Bình Định) tên Hoa, chị nói :
-Lần đầu chị vô Sài Gòn thấy nhiều cái kì lắm em, như ở quê chị không ai ăn cơm tấm buổi sáng hết người ta ăn hủ tíu, bánh canh này kia à
Tôi: Vậy giờ chị ăn được chưa?
-Rồi em, tuần nào không ăn không chịu được. Chắc riết chị lây tánh kì của người Sài Gòn quá.
Dân xứ khác vô đây còn thấy người ở đây tánh kì thì đúng là quá thể mà =.=
Với kinh nghiệm làm trai Sài Gòn hai mươi mấy năm, thì tui thấy đất này đúng là tánh kì thiệt:
– Xứ gì mà chạy xe không gạt chống chân cho cá tánh mà chạy chưa hết 4 cái ngã tư không dưới chục người chạy theo (con/anh/em/bạn ơi gạt chống chân) là sao?
– Đi chưa hết một vòng chợ dã có them không biết bao nhiêu là người thân rồi (mua cho dì mớ hành, mua dùm ngoại miếng tàu hũ đi con…)
– Ngại nhất là buôn bán giá cả không rõ rang gì hết trơn cứ: “Con cho nhiêu cho” thiệt, nghe câu đó xong tự thấy mình mới là người được cho đó.
– Nhớ hồi mới được đạp xe đi học (đâu tầm lớp 6-7) cũng máu me đạp lên Q1 chơi mà ngặt nỗi không biết đường về, hồi đó còn ngu chưa biết tánh kì của dân Sài Gòn nên lần lữa mãi mới dám hỏi một chú:” Chú ơi cho con hỏi đường nào về Q12 chú” – “Ờ , Q12 hả chạy theo chú nè” chạy theo từ Q3 xuống tới Gò Vấp lúc “con biết dường rồi, con cám ơn chú” thì chú đó mới qua đường chạy hướng ngược lại đi mất tiêu.Ta nói người Sài Gòn tánh kì thiệt!
– Còn nữa ở đất này đi đâu cũng sẽ nghe câu “cà phê mậy, chiều đi cà phê, tối cà phê, mai cà phê” coi bộ thức uống duy nhất ở đây là cà phê không bằng, ấy vậy mà vô quán bạn thấy toàn kêu sinh tố , sữa tươi, đá chanh không hà. Đi cà phê như mật hiệu chung của dân Sài Gòn vậy đó, như lời cổ động tuyên truyền hội họp, bởi vậy mới sinh ra nguyên cái quảng trường chuyên dụng hội họp là “Cà phê bệt”
– Có thể bạn không để ý chứ Sài Gòn đáng được gọi là “dân chơi” lắm, thấy mấy thùng trà đá miễn phí không, không phải tất cả đều là của những người giàu có cả đâu trong số đó có những cái là của những dì bán nước, ngoại bán vé số, chú chạy xe ôm những người được xếp vào mức thu nhập thấp của xã hội. Họ dám bỏ một phần thu nhập ra để giúp đỡ người khác hàng ngày mà không cần ai biết, “dân chơi” vậy đó.
– Cái tánh kì của Sài Gòn nó hay lắm, nó tạo nên những chương trình ý nghĩa: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Ước mơ của Thuý, Quán cơm 2k…. như những cánh én bay đi từ mảnh đất này báo mùa xuân cho mọi miền.
– Sài Gòn này bé xíu mà người thì đông quá chừng vậy nên mệt lắm mỗi khi tan tầm nhích từng chút một tận hưởng đặc sản của Sài Gòn: kẹt xe, khỏi phải nói trình độ lái xe của dân ở đây vô cùng đặc sắc, hay đến nỗi ra đường toàn thấy du khách chụp ảnh tượng kẹt xe với niềm thích thú, hay xem việc băng qua đường là môn mạo hiểm đường phố vậy! Ủa, mà kẹt xe có gì liên quan tới tánh kì? Có chứ, bạn có thấy cảnh chú xe ôm chấp nhận bỏ cuốc chạy để đứng ra điều tiết giao thông chưa, hay cảnh các cô chú thím không quen biết chỉ đường chạy vô hẻm nhỏ để thoát khỏi chỗ kẹt, vậy đó việc đó không đủ gọi là kì sao.

.
.
.
.
Ngoài những điều thú vị trên Sài Gòn còn nổi tiếng với nhiều thứ không hay ho lắm , như những đặc khu nổi tiếng đâm chém (Xóm chiếu q4, Mả lạng Q1, Khu nhà kho q8) – những vụ cướp giật, chặt tay – thanh niên đi bão, tham gia cúp lư hương với tốc độ bàn thờ hằng đêm – khoảng cách giàu nghè o ngày càng xa.
Không phải ngẫu nhiên mà ai sống làm việc ở đất này một thời gian đều hãnh diện khi nhận mình là người Sài Gòn và Sài Gòn cũng chẳng bận tâm về việc bạn quê ở đâu mà vô đây nhận vậy đâu- Sài Gòn tánh kì mà.