Category Archives: Đời sống

Chuyên mục chia sẻ các câu chuyện hay về cuộc sống, tấm lòng cao thượng hay những mẹo vặt , kiến thức thường thức cuộc sống cho những người xa xứ.

Cách tìm nhà ở tại Thụy Điển (phần 1)

Bạn sẽ chuyển đến Thụy Điển? bạn có dự định chuyển đến sinh sống tại một thành phố khác của Thụy Điển? Việc tìm nhà ở là một vấn đề quan trọng mà bạn cần phải làm. Hạn chế về ngôn ngữ, thông tin sẽ là một rào cản lớn cho việc tìm nhà của bạn. Sau đậy cộng đồng Việt xin phép giới thiệu một số các thông tin và quy định của pháp luật về việc tìm nhà ở tai Thụy Điển:

Tại Thụy Điển việc tìm nhà ở là một việc hết sức khó khăn. Theo thống kê của Công ty dịch vụ nhà ở tại Stockholm năm 2017 chỉ có 11648 người được thuê nhà ở Stockholm trên tổng số 596 171 người đứng xếp hàng để được thuê nhà trực tiếp ( mà chúng ta vẫn thường gọi là thuê nhà trắng). Trong số đó có nhiều người xếp hàng hơn 10 năm.

TÌM KIẾM THÔNG TIN THUÊ NHÀ

Trước khi đến một thành phố mới các bạn nên truy cập vào website chính của thành phố đó để tìm hiểu về thành phố. Trong website này sẽ có mục nhà ở có tên gọi ‘bostad & miljö’. Tiếp đến bạn vào ‘skaffa bostad’ ở mục này bạn sẽ tìm được thông tin về tên, địa chỉ các công ty nhà ở của thành phố. Ví dụ ở Stockholm http://www.stockholm.se/ByggBo/Skaffa-bostad/ . Mỗi một tỉnh thường có các công ty nhà của nhà nước và công ty nhà của tư nhân. Thông thường thì tìm nhà cửa các công ty tư nhân sẽ dễ dàng hơn các công ty của nhà nước.

Sau đó bạn cần truy cập vào web của các công ty này, đăng ký tài khoản cá nhân để xếp hàng (mỗi một ngày xếp hàng bạn được một điểm). Thời gian xếp hàng quyết định nhiều đến việc bạn có được nhà ở hay không. Có nhiều người đứng xếp hàng tại một công ty nhà cửa một vài năm trước khi họ chuyển đến.

Ngoài trang chính của thành phố bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin qua các trang web mua bán, giao vặt như blocket.se hoặc có thể liên lạc với bạn bè, người thân. Thông thường theo cách này bạn được thuê nhà qua tay người khác ‘andra hand’ tức là bạn được thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn, giá thuê nhà cao hơn và chịu nhiều rủi ro….. Ví dụ như: người cho bạn thuê nhà 1 năm họ sống ở nước ngoài, sau 9 tháng họ chuyển về nước họ sẽ báo trước thời gian ( tuy theo quy định của hợp đồng đã ký kết). Rất có thể bạn sẽ phải chuyển ra ngoài trược thời hạn quy định và sẽ rơi vào khủng hoảng tìm nhà cấp tốc .

Hiện nay có rất nhiều người có liên lạc được với các công ty nhà cửa và bạn quyền được thuê nhà trắng – tức là bạn không muốn xếp hàng lâu mà có nhà thuê trăng trực tiếp thì bạn sẽ trả một khoàn tiền cho họ. Thường thì họ dễ liên lạc với các công ty nhà cửa tư nhân hơn.

Bạn cũng có thể liên lạc nhà thông qua cơ quan bảo trợ xã hội. Ví dụ: bạn không có việc làm, xin trợ cấp xã hội thì bên xã hội họ sẽ giúp đỡ bạn tìm nhà.

Ngoài ra ở Thụy Điển có khá nhiều các cơ quan tổ chức của Thụy Điển có thể giúp đỡ bạn. Ví dụ như hội bảo vệ phụ nữ kvinnorjour – hội nỳ hoạt động nhằm bảo vệ bà mẹ trẻ em không nhà cửa, không nơi nương tựa, bị chồng ngược đãi……Họ sẽ giúp đỡ bạn tìm kiếm nhà.

Và tất nhiên bạn cũng có thể thuê nhà không đứng tên, không để địa chỉ ( thuê đen ). Thuê nhà hình thức này bạn nên hết sức thận trọng vì trên giấy tờ, bạn không phải là chủ nhà, họ có quyền cho bạn ra khỏi nhà bất cứ lúc nào. Và tất nhiên họ có chìa khóa để vào nhà hợp pháp……

Mời quí đọc giả theo dõi tiếp phần 2:

Qui định của pháp luật về thuê nhà ở Thụy Điển (phần 2)

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (phần tiếp)

Theo thống kê của cục thống kê thụy điển ngày 31/12/2017, có khoảng 18.700 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước Bắc Âu này. Vậy tại sao và làm thế nào trong vòng 40 năm qua số người Việt Nam ở Thụy Điện lại tăng 1 cách đáng kể như vậy.

PHẦN II: DI CƯ THỜI BÌNH

Cuộc di cư lớn nhất của người Việt đến Thụy Điển là cuộc di cư đầu tiên với khoảng 5000 thuyền nhân Việt Nam ,từ đây họ kết hôn và sinh con (có 6929 trẻ em nguồn gốc Việt Nam sinh ra tại Thụy Điển). Trong số những thuyền nhân này có rất nhiều người có vợ/chồng đoàn tụ từ Việt Nam sang.

Con đường thứ 2 của người Việt đến Thụy Điển là do hoàn cảnh lich sử xã hội có nhiều đổi thay ở cả Việt Nam và trên thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ tạo nên khủng hoảng về kinh tế xã hội chính trị tại các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Nên một số lương đông đảo nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên,người lao động được gửi đi đào tạo tại các nước Đông Âu trước đây bằng cách này hoặc cách khác di cư sang các nước tư bản Tây Âu và Bắc Âu và định cư lại.

Tại Việt Nam dân số tăng trưởng tỷ lệ nghịch với nền kinh tế,lực lượng lao động dư thừa. Từ những năm 90 trở đi xuất hiện nhiều các công ty xuất khẩu lao động thực hiên kết nối với các công ty nước ngoài để xuất khẩu lao động Việt Nam và phần lớn số lao động này không trở về. Thêm vào đó là chảy máu chất xám. Có rât nhiều du học sinh Việt Nam sau khi đào tạo xong ở nước ngoài cũng định cư ở lại.

Người Việt Nam di cư thời bình theo nhiều cách khác nhau: cả hợp pháp lẫn  bất hợp pháp.

Di cư bất hợp pháp là người di chuyển vào một nước mà không được sự cho phép của chính quyền nước sở tại: trốn qua đường biên giới, đường biển, hết hạn visa mà vẫn tiếp tục ở lai, có lệnh trục xuất mà bỏ trốn…….Hằng năm chính phủ Thụy Điển ngăn chặn đươc rất rất nhiều xe chở hàng có chứa người tỵ nạn, người không giấy tờ tùy thân, người không ro nguồn gốc xuất xứ từ các nước láng giềng, trong đó có người Việt Nam. Rồi khách du lịch, du học sinh, người lao động Việt Nam sau khi hết hạn visa cũng ở lại Thụy Điển mà không được sự cho phép của chính quyền. Số người này sống chủ yếu bằng việc bán sức lao động với đồng lương rẻ. Họ không được hưởng các quyền lợi gì từ bảo trợ xã hội, không được đi học, không được khám chữa bệnh…..Nếu bị phát hiện họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Di cư hợp pháp là một người di cư vào một nước được sự đồng ý của chính quyền nước sở tại. Người Việt Nam di cư thời bình đến Thụy Điển chủ yếu thông qua: đoàn tụ gia đình (Con cái đoàn tụ cha mẹ, vợ/chồng đoàn tụ theo chồng/vợ…), nhận con nuôi, lao động, du học, đầu tư….. Những người này đạt được các yếu cầu, điều kiện mà pháp luật Thụy Điển cho phép định cư, họ được cấp visa dài hạn, visa vĩnh viễn, quốc tịch, được hưởng các quyền lợi hợp pháp như những công dân khác: đi học, khám chữa bệnh, làm việc có đóng thuế, được trả lương xứng đáng với công sức lao đông.

Để được di cư hợp pháp mỗi người phụ thuộc vào từng trường hợp, từng yếu tố, từng quy định khác nhau của pháp luật. Mời các bạn tìm hiểu các quy định của pháp luật về các con đường di cư hợp pháp ở các phần tiếp theo.

Phán quyết mới của tòa án di trú Thụy Điển sẽ tăng cơ hội bảo lãnh người thân theo diện đoàn tụ

Vừa qua một phán quyết mới của tòa án thuộc Sở Di Trú đã đưa ra mà theo đó sẽ tạo nên một án lệ làm tăng cơ hội cho những người thuộc nhóm người đã đến Thụy Điển trước ngày 24 tháng 11 năm 2015 có thể bảo lãnh trẻ con và người thân theo diện đoàn tụ gia đình.

Hiện nay có rất nhiều người tị nạn với giấy phép định cư Thụy Điển tạm thời đang chờ đợi một lộ trình hướng dẫn rõ ràng để bảo lãnh người thân theo diện đoàn tụ.

Trong phán quyết của mình , tòa án di trú cho rằng những người này có ” triển vọng hợp lý ” để được đinh cư vĩnh viễn ở Thụy Điển và có quyền bảo lãnh gia đình cũng như người thân.

Điều này cũng áp dụng cho những người không có tình trạng tị nạn nhưng được phân loại là người cần được bảo vệ có giấy phép cư trú tạm thời. Trong trường hợp này, đó là một người đàn ông Syria đã tìm cách đưa vợ và con của mình đến đến định cư tại Thụy Điển.

Sở di dân

Anita Linder là luật sư tại Phòng Thương mại Stockholm, cũng là Tòa án Tối cao Di cư. Cô tin rằng bản án sẽ rất quan trọng khi được phỏng vấn :

– Vâng, nó rất có ý nghĩa bởi vì vẫn còn một số người đã đến trước ngày 24 tháng 11 năm 2015, trước khi quy định mới có hiệu lực, và họ có cảm giác rằng nó làm tăng khả năng của mình để có thể bảo lãnh các thành viên của gia đình sang đoàn tụ tại Thụy Điển.

Hội đồng di trú đã từ chối đơn xin của người đàn ông Syria vào năm 2016 vì ông chỉ có giấy phép cư trú tạm thời. Phán quyết đã được kháng cáo và bây giờ Tòa án Tối cao về di cư cho gia đình ông được quyền đoàn tụ trong trường hợp này.

Hội đồng di cư Thụy Điển vui mừng chào đón phán quyết mới vì bây giờ nó đã làm rõ những gì được áp dụng. Cơ quan này không muốn trả lời phỏng vấn, nhưng đã viết trong một lá thư rằng cơ quan này đã thay đổi lập trường liên quan đến nhóm này, nhưng điều này không có nghĩa rằng nó sẽ được áp dụng cho tất cả các đơn xin khác mà vẫn sẽ phải được xét duyệt phù hợp theo từng trường hợp và từng đánh giá về mức độ của từng quốc gia.

Chẳng hạn như khả năng được duyệt đơn sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như kỹ năng ngôn ngữ, khả năng tự lập và liệu rằng người đó có khả năng lao động hay không.*

Một người trong một tình huống tương tự như gia đình của Amer al- Hin-ddi đã đến Thụy Điển vào mùa thu năm 2015. Trong ba năm qua, ông đã không bảo lãnh hai đứa con nhỏ của họ sống ở Lebanon cùng với mẹ trong điều kiện khó khăn. Bây giờ các em đã bị buộc phải trở về Syria và ông luôn lo lắng về hạnh phúc của họ.

“Phán quyết mới làm tôi rất hạnh phúc và hy vọng các vấn đề của tôi cũng sẽ được giải quyết tương tự”, Amer al-Hindi nói.

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN

PHẦN I. NHỮNG THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN

Trong vòng 20 năm sau biến cố lịch sử năm 1975 có khoảng 2 triệu người Việt Nam tìm cách vượt khỏi biên giới với phương tiện chủ yếu là đường biển. Rất nhiều người trong số họ đã cập bến ở Hong Kong, Thái Lan, Malaysia…..Và cũng rất, rất nhiều người trong số họ phải trả giá chính mạng sống của mình cho khát vọng về miền đất hứa xa xôi.

Cuộc di dân diễn ra dồn dập nhất là từ năm 1975 đến 1979 nó tạo ra sự khủng hoảng về thuyền nhân tỵ nạn cho Liên hợp quốc. Có ít nhất 800.000 thuyền nhân có mặt tại các trại tỵ nạn của Liên hợp quốc trong thời gian này. Năm 1979 hội nghị quốc tế khẩn cấp về vấn đề thuyền nhân Việt Nam được triệu tâp để giải quyết. Các nước tham gia bàn bạc để giải quyết Mỹ là nước tiếp nhận khoảng hơn một nửa số thuyền nhân tỵ nạn. Số còn lại giải rác đều cho các thành viên khác của Liên hiệp quôc.

Thụy Điển là một thành viên của Liên hợp quốc và là một trong những nước đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ Việt Nam từ rất sớm. Việc giải quyết vấn đề về thuyền nhân Việt Nam cũng tạo ra một áp lực cho chính phủ Thụy Điển. Từ năm 1975 nhà phát ngôn của Chính phủ Anna- Greta Leijon đã khẳng đinh việc Thụy Điển chưa từng xuất hiện các trại tỵ nạn, nên việc tiếp nhận người là hết sức khó khăn. Kèm với các điều kiện về kinh tế, khí hậu và tôn giáo khác biệt khiến cho cuộc tranh luận về tiếp nhận hoặc không tiếp nhận các thuyền viên kéo dài.

Mãi đến tháng 2 năm 1979 chính phủ Thụy điển ra quyết định tiếp nhận tạm thời 250 thuyền nhân Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc lịch sử mới: lịch sử cho những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên có mặt tại Bắc âu. Những năm tiếp theo Thụy Điển tiếp tục nhận thêm khoảng 5000 người Việt Nam. Trong khối Bắc Âu, Thụy Điển là nước có chính sách nhân đạo và tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam nhiều nhất.

Các thuyền nhân Việt Nam đặt chân đến Thụy Điển được hưởng các chính sách ưu đãi,hỗ trợ, sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủ và người dân Thụy Điển để họ làm quen, tiếp xúc, hòa mình vào cuộc sống mới.

Qua gần 40 năm cộng đồng người Việt Nam ở Bắc Âu dần dần lớn mạnh, sống rải rác khắp nơi. Nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực phía nam của Thụy Điển vì có khí hậu ấm áp hơn. Thụy Điển nổi tiếng là đất nước xinh đẹp và yên bình với lịch sử mấy trăm năm không chiến tranh. Nên theo thời gian càng ngày càng có thêm nhiều người Việt Nam đến định cư tại Thụy điển bằng các con đường khác nhau. Những con đường định cư tại Thụy Điển này diễn ra như thế nào, mời các bạn tìm hiểu ở các phần tiếp theo.

20/11 là ngày đau thương của trẻ em Thụy Điển và Phần Lan

Thật sự mình đã không kìm được nước mắt khi nghe và xem những hình ảnh này trong bài hát về lịch sử đau thương của trẻ em Thụy Điển -Phần Lan.
Nếu như hằng năm ngày 20 tháng 11 là ngày người Việt Nam tưởng nhớ về thầy cô giáo thì ở một đất nước khác như Thụy Điển và Phần Lan lại là ngày người ta ngậm ngùi về số phận của 70 000 trẻ em đã phải sơ tán từ Phần Lan để đến Thụy Điển trong cuộc chiến tranh mùa đông ở Thế chiến thứ 2 1939 -1940 và tiếp tục sau đó là 1941 -1944 .

Dưới đây là lời bài hát cũng như những hình ảnh về số phận của 70 000 trẻ em đã phải bỏ đất nước của mình ra đi mà không có cha mẹ cũng như bị thất lạc cả anh em trong cuộc di tản . Khi chiến tranh kết thúc thì 15 000 em đã trở về quê hương sau đó trong khi một phần trong số đó thì đã được nhận nuôi bởi các gia đình người Thụy Điển.

Với lời ca không bóng bẫy mượt mà nhưng lại rất chân thật , từng lời từng chữ mô tả nét tan thương và đau buồn của những em bé phải rời bỏ mẹ , gia đình, quê hương cùng với việc thất lạc anh em trong cuộc di tản đã thấm đượm vào tâm hồn của người nghe.

Mong rằng quí đọc giả sẽ nghe trọn vẹn bài hát hoặc ai muốn nâng cao tiếng Thụy Điển cũng có thể dựa trên lời bài hát để lưu trữ cho mình những từ vựng mới vì toàn bộ từ trong bài hoàn toàn rất đơn giản nhưng lại rất sâu sắc.

Xin mời quí đọc giả xem video clip và lời dịch từ bài hát dưới đây của ca sĩ Mika Olavi với tựa đề : Med en lapp om halsen ( tạm dịch : miếng vá trên cổ áo hay theo nghĩa bóng thì có thể hiểu : có một mảnh nghẹn ngào nơi cổ họng )

Med en lapp om halsen

How to Share With Just Friends

How to share with just friends.

Posted by Facebook on Friday, December 5, 2014

 

Lời dịch:

Med en brödbit och en lapp om halsen på perrongen stod jag och min bror i de finaste kläder som fanns.Sen fick jag en kram utav mor. ”Piä veljestäis huoli”, sa mamma.

Det kommer jag tydigt ihåg. Jag grät, jag ville ju stanna sen gick jag ombord på ett tåg.

På en sak är jag riktigt säker: hur gammal jag än blir och stor.

Det finns sår inte ens tiden läker, det är sår av att sakna sin mor.

Han var cirka tre år den dagen
Vi for och jag var väl fem.

Men jag minns ännu känslan in magen när man lämnar sin mamma och hem.

Vi var ensammaste där i världen
Fast det var barn överallt vart man såg.

Några av dom grät hela färden men jag försökte ibland att va hård.

På en sak är jag riktigt säker: hur gammal jag än blir och stor.
Det finns sår inte ens tiden läker, det är sår av att sakna sin mor.

Vi var framme till sist och folk glodde,
Vi var främlingar i ett nytt land.

Vi dela min brödbit och trodde att vi hade ju trots allt varann.

Men på barnhemmet hämta dom broder han skrek så att tårarna rann och jag som hade lovat vår moder att aldrig släppa hans hand.

På en sak är jag riktigt säker: hur gammal jag än blir och stor. Det finns sår inte ens tiden läker, det är sår av att svika sin bror.

Men jag hamnade på ett bra ställe dom var snälla , jag fick en ny mor.

Men jag blev ändå ledsen om kvällen för skulden och skammen var stor.

Mitt löfte det hade jag svikit och saknaden brann i mitt bröst.

Jag teg fast jag kunde ha skrikit men inte hade det vart till nån tröst.

På en sak är jag riktigt säker: hur gammal jag än blir och stor.

Det finns sår inte ens tiden läker, det är sår som i hjärtat bor.

En dag skulle jag återvända , jag som lärde mig språket till slut.

Men här förstod dom inte ett enda ord som från min mun kom ut.
Nej här var inget detsamma, och min bror såg jag aldrig igen och jag saknade min nya mamma och det som nu hade blivit mitt hem.

På en sak är jag riktigt säker: hur gammal jag än blir och stor.

Det finns sår inte ens tiden läker, det är sår av att sakna sin mor, det är sår av att svika sin bror, det är sår som i hjärtat bor.

Với một mẫu bánh mì và một miếng vá trên cổ áo, tôi và anh trai tôi đang mặc trong bộ quần áo đẹp nhất mà chúng tôi có.Sau đó, mẹ ôm lấy tôi và nói. “Hãy yêu thương em con nhé !”.

Tôi nhớ điều đó. Tôi đã khóc, tôi muốn ở lại nhưng đã muộn tôi phải lên tàu rời đi.

Có một điều tôi cứ tồn tại mãi trong tôi: rồi mai đây tôi sẽ lớn hơn bây giờ ?

Nhưng có vết thương trong tôi sẽ không có thời gian chữa lành, đó là vết thương của việc mất mẹ.

Em trai tôi khoảng 3 tuổi vào ngày hôm đó

còn tôi cũng năm tuổi.

Nhưng tôi vẫn còn nhớ cảm giác trong lòng khi rời bỏ nhà và mẹ.

Đó là cảm giác rất cô đơn trên thế giới này mặc dù có rất nhiều trẻ em khác ở xung quanh.

Một số người trong số họ đã khóc suốt quãng đường, nhưng tôi thì cố tỏ ra cứng rắn.

Có một điều tôi cứ tồn tại mãi trong tôi: rồi mai đây tôi sẽ lớn hơn bây giờ ?

đó là vết thương của việc mất mẹ.

Cuối cùng chúng tôi đã đến nơi và mọi người đã tươi tỉnh trở lại,

Chúng tôi là những người xa lạ ở một đất nước mới.

Chúng tôi chia sẻ bánh mì của mình và nghĩ rằng rồi mai đây chúng tôi sẽ lại có tất cả.

Nhưng tại nhà trẻ, họ đã giữ lại em trai tôi trong khi em ấy khóc thét trong nước mắt mà tôi thì không thể làm gì dù rằng đã hứa với mẹ chúng tôi rằng sẽ không bao giờ buông tay em ấy ra.

Có một điều tôi cứ tồn tại mãi trong tôi: rồi mai đây tôi sẽ lớn hơn bây giờ ?

Nhưng có vết thương trong tôi sẽ không có thời gian chữa lành, đó là vết thương khi để mất em trai của mình.

Rồi tôi đã đến được ở một nơi với những người tốt bụng, tôi có một người mẹ mới.

Nhưng tôi vẫn buồn vào ban đêm vì cảm thấy tội lỗi và mặc cảm với mẹ .

Lời hứa của tôi với mẹ khi buông bỏ em trai mình và ngọn lửa ấy đang cháy trong lồng ngực của tôi.

Tôi nghĩ khi tôi có thể giải thoát khi hét lên nhưng vẫn không có bất kỳ sự thoải mái.

Có một điều tôi cứ tồn tại mãi trong tôi: rồi mai đây tôi sẽ lớn hơn bây giờ ?

Nhưng có vết thương trong tôi sẽ không có thời gian chữa lành, đó là vết thương ở trong tim.

Một ngày nào đó tôi sẽ trở về quê nhà, khi mà tôi đã được dạy để nói một ngôn ngữ mới. Nhưng ở đây họ không hiểu một từ nào xuất phát từ miệng tôi.

Không tiếng nói đó không giống nhau, cũng như tôi không bao giờ thấy em tôi nữa và tôi sẽ nhớ mẹ mới của mình và những gì đã trở thành nhà của tôi bây giờ.

Có một điều tôi cứ tồn tại mãi trong tôi: rồi mai đây tôi sẽ lớn hơn bây giờ ?
Nhưng có vết thương trong tôi sẽ không có thời gian chữa lành, đó là vết thương mất mẹ, đó là vết thương mất em trai, đó là vết thương sống trong tim.

Nguồn : https://www.facebook.com/sverigesradiop1/videos/2177240699198184/?eid=ARB130LL7fSdgAR00RgRTmgO09gaABQzOhF6xvIzMk3OMDa_hG2eq3OHkaBj31Usvh4LEgUStdcoM3S1

Trang trí nhà phong cách Scandinavian đẹp từng góc nhỏ

Scandinavian là một thuật ngữ dùng để nói về vùng đất bao gồm các quốc gia Thụy Điển, Nauy, Đan mạch và Phần Lan. Nơi đây có một văn hóa , truyền thống rất khác biệt với các nước Châu Âu, một trong những điểm khác biệt đó chính là kiến trúc và phong cách bài trí trong nhà. Để hiểu được phong cách trang trí của người Bắc Âu mời đọc giả xem qua cách trang trí nhà phong cách Scandinavian dưới đây:

Với gam màu trắng đơn giản mà nhẹ nhàng, xen kẽ từng khu vực chức năng là ánh sáng dịu dàng, ấm cúng chan hòa với màu xanh của thiên nhiên, cây cỏ.


Tất cả hòa nhịp tạo thành bài ca dịu dàng của cuộc sống, tạo nét thân thuộc, bình yên trong chính tâm hồn của mỗi người khi ngắm nhìn ngôi nhà xinh xắn này.

Ngôi nhà trang trí theo phong cách Scandinavians. Khu vực từ hiên bước vào nhà được chọn để bố trí không gian tiếp khách.

Ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài ngập tràn qua cửa kính trượt như mở rộng tối đa không gian ra bên ngoài.
Tiếp nối với khu vực sinh hoạt chung của gia đình là góc bếp và nơi ăn uống hàng ngày.
Khu vực đảo bếp khá rộng, màu trắng được lựa chọn cho đảo bếp kết hợp ăn ý với tông màu chính mang lại vẻ đẹp hiện đại, sạch sẽ và rộng thoáng cho căn bếp.
Bàn ăn được bố trí gọn gàng bên cạnh ghế dài thư giãn. Mọi người có thể ngồi ở ghế dài nệm êm để thưởng thức bữa ăn hàng ngày, tiện lợi và thoải mái.
Không gian ăn uống được bố trí gần với cửa sổ kính, màu xanh cây cỏ được in vào trong phòng như một bức tranh thiên nhiên dịu dàng, đẹp mắt.
Vật trang trí được đặt trên kệ tạo vẻ đẹp sinh động và ấn tượng.
Phòng ngủ được trang trí theo phong cách Scandinavian với ban công ốp gỗ mát mẻ và đẹp mắt.
Không gian chỉ được sử dụng với nội thất cơ bản, màu sắc đơn giản, điểm nhấn dịu dàng và nghệ thuật từ chậu cây xanh và tranh treo tường.
Không gian tắm táp hàng ngày được bố trí phía trong cùng của tầng 1, tiện lợi và rộng rãi với gam màu trắng giản dị mà tinh khôi.
Phòng tắm trên tầng hai được đặt ở phía trong cùng của hai phòng ngủ, đơn giản và tinh tế với màu trắng.
Khoảng ban công rộng rãi được bố trí ghế để thư giãn, đọc sách hay chuyện trò hàng ngày.
Không gian sân thượng luôn là khoảng diện tích khiến mọi người thêm yêu cuộc sống hơn. Ở đây như một căn hộ ngoài trời với đầy đủ các khu vực chức năng, tiện lợi và hữu dụng.


Với sự giản đơn vốn có của Scandinavians, chủ nhà đã chọn lựa kết hợp sofa trắng với bàn trà và ghế đơn bằng gỗ.

Vay tiền mùa nhà ở Thụy Điển hiện nay nguy hiểm như thế nào ?

Bạn cần tìm hiểu về các qui định khi vay tiền mua nhà ở Thụy Điển hoặc quan tâm đến tình hình kinh tế Thụy Điển thì trong bài viết này sẽ đưa ra những phân tích về các chính sách vay tiền, lãi suất ngân hàng và nhận định về tình trạng nhà đất cũng như kinh tế Thụy Điển trong thời gian sắp tới.

Giá nhà Thụy Điển đã tăng nhanh trong thời gian qua và đang có xu hướng giảm trước những chính sách can thiệp của nhà nước

1.Bối cảnh Thụy Điển trước năm 2010

Thụy Điển là một nước có dân số thưa và tỉ lệ dân số già cao vì người dân Thụy Điển sinh con ít . Vậy cho nên nhu cầu nhà ở của Thụy Điển trước năm 2010 rất thấp.

Thời điểm đó người ta rất dễ dàng mua nhà và các ngân hàng sẵn sàng cho vay đến 100% giá trị căn nhà với lãi suất thấp và cũng không yêu cầu trả nợ gốc.

Nhưng những năm gần đây do tình hình biến động thế giới cùng với việc nhập và cho phép người tị nạn định cư tại Thụy Điển khiến đất nước bùng nổ dân số dẫn đến tăng cao nhu cầu nhà ở .Bên cạnh đó nguồn cung nhà ở không đủ cho người dân khiến giá nhà ngày càng tăng cao.

Mặt khác thông qua mô hình đấu giá một số người trục lợi cấu kết với nhau đẩy giá lên , hơn nữa 1 số người với tâm lý thắng cho bằng được mà quên đi tính toán khả năng tài chính (tâm lý chung khi đấu giá rất hăng) đã đẩy giá nhà ở Thụy Điển tăng đột biến bất thường.

Người ta thống kê hiện nay có những nơi giá nhà đã tăng lên đến 50% chỉ trong vòng 3 năm từ 2015 đến 2018. Và nếu so sánh giá nhà từ năm 2010 đến nay giá nhà đã tăng 80 đến 100%.

Lo ngại về bong bóng bất động sản

Việc ngày càng có nhiều người dân vay các khoản nợ ngày càng lớn để mua nhà đã khiến cho các chuyên gia kinh tế lo ngại bong bóng nhà đất tại Thụy Điển sẽ phình to và vỡ ra bất cứ lúc nào.

2.Lý giải vì sao người dân vay những khoản nợ ngày càng to

Ví dụ điển hình : một người dân trước đây sở hữu căn nhà giá 2 triệu kronor, khi giá nhà tăng lên 3 triệu, anh ta bỗng nhiên giàu hơn khi có thêm 1 triệu nhưng nếu anh ta bán nhà đi thì khi mua lại anh ta sẽ phải mua 1 căn nhà như vậy với giá mắc hơn vì giá nhà đất đang tăng từng ngày khi ngày càng nhiều người tham gia đấu giá trong khi không có nhà xây mới khiến giá tăng điên loạn.

Và như thế anh ta phải vay thêm ngân hàng 1 khoản tiền nữa để sở hữu 1 căn nhà khác.

3.Nhưng đó là 1 người có nhà sẵn , nhưng nếu 1 người không có nhà thì sao?

Rõ ràng cứ mỗi ngày anh ta mua chậm đi tức là anh ta phải bỏ nhiều tiền hơn để sở hữu 1 căn nhà.

Chẳng hạn nếu như năm 2015 giá nhà tại khu vực nào đó giá 1 triệu thì qua qua năm 2016 nó tăng 30% có nghĩa là anh ta phải bỏ thêm 300 ngàn tương đương với 1 triệu 300 ngàn để mua căn nhà đó

Cứ như thế người càng đến sau lại mua nhà mắc hơn. Khoản tiền lời chênh lệch đó rơi vào tay những người đầu cơ nhà còn những người tiêu dùng thật sự lại phải trả 1 khoảng tiền không đáng có .

Cũng một căn nhà đó, khi giá nhà lên, người ta cứ mua đi rồi sau 2 đến 3 tháng bán lại để kiếm 1 khoản tiền lời khiến cho những người mua càng về sau lại phải vay ngân hàng với khoản nợ lớn hơn.

4.Nợ nhà đất trở thành nợ xấu khó đòi khi kinh tế xấu đi

Những khoản nợ mới và ngày càng lớn của người dân cứ như thế tăng dần đối với ngân hàng đó là những khoản nợ xấu ( nó sẽ là nợ khó đòi hoặc nợ không thể đòi nếu người dân mất việc làm, mất khả năng chi trả).

Điều quan trọng là số tiền vay ngày càng lớn và chồng chất  tăng nhanh hơn thu nhập của người dân.

5.Nhà nước can thiệp bằng các biện pháp thắt chặt và hạn chế cho vay

Để giảm bớt đà tăng của các  khoản vay nợ ngày càng tăng nhà nước buộc phải can thiệp và các chuyên gia kinh tế đã đưa ra biện pháp vào đầu tiên nhằm hạn chế tiền vay vào năm 2010.

a.Không ai được vay hơn 85% giá trị của căn nhà.

Điều này có nghĩa bạn phải có ít nhất 15% tiền mặt giá trị của căn nhà trước khi tham gia đấu giá mua nhà. Nó sẽ hạn chế bớt số lượng người mua vì không phải ai cũng có sẵn hoặc để dành được 15% giá trị của một căn nhà.

b.Đến năm 2016 biện pháp thứ 2 được đưa ra: Nếu người mua vay tiền quá 50% giá trị của căn nhà thì phải trả nợ gốc của căn nhà mỗi năm là 1%.

c.Ngày 1 tháng 3 năm 2018 : áp dụng thêm qui định thắt chặt cho vay bằng cách gia tăng số tiền nợ gốc phải trả.

Nếu như người mua nhà vay tiền vượt quá 4,5 lần thu nhập trước thuế trong 1 năm của họ thì phải trả nợ gốc ít nhất 1 phần trăm. Còn nếu nợ 50-70% thì phải trả ít nhất 2% mỗi năm, và trên 70 đến 100% thì phải trả 3%.

Khoản nợ vay so với giá trị nhà Yêu cầu trả tiền vay gốc hiện nay Yêu cầu trả tiền vay gốc dự định ban hành trong tương lai
70 – 100% 2% 3%
50 – 70% 1% 2%
Dưới 50% 0% 1%

 

6.Các yếu tố khác tác động xấu thêm

Hiện nay chiến tranh kinh tế của Mỹ và Trung Quốc đang leo thang căng thẳng mà nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu . Một khi suy thoái kinh tế diễn ra khiến nhiều hãng xưởng sẽ giảm bớt nhân công . Nạn thất nghiệp sẽ tăng nhanh.

Bên cạnh đó những giá dầu cũng đang tăng rất mạnh mà nhiều chuyên gia cho rằng có thể sẽ đạt đến 200 usd/thùng . Giá dầu thô đã tăng mạnh từ 50 đến 85 usd/thùng trong vòng 1 năm qua. Khiến cho lạm phát sẽ tăng trong thời gian tới.

(Lạm phát nói nôm nay là sự mất giá của đồng tiền, nếu như đầu năm bạn cầm 10 kronor có thể mua được 1 ổ bánh mỳ thì đến cuối năm cũng ổ bánh mỳ đó bạn phải mua đến 11 kronor)

7.Hậu quả của việc vay tiền mua nhà giá cao

Dù rằng hiện nay lãi suất ngân hàng Thụy Điển đang ở mức thấp kỷ lục nhưng để khống chế bong bóng nhà đất, chính phủ sẽ tăng lãi suất cộng với việc nếu lạm phát gia tăng phi mã trong thời gian tới do biến động thế giới và giá xăng dầu tăng thì nguy cơ là hiển nhiên giá nhà đất sẽ giảm.

Nếu như giá nhà đất giảm trên diện rộng sẽ dẫn đến những hộ gia đình trước đó đã vay những khoản nợ lớn để mua nhà với lãi suất thả nổi theo thị trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

(Lãi suất thả nổi – rörlig ränta là lãi suất không cố định, nó sẽ tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị trường tài chính)

Đầu tiên là người ta sẽ cảm thấy mình bỗng nhiên mất đi một khoản tiền rất lớn. (Giá nhà một khi giảm thì thường là từ vài chục đến vài trăm ngàn.)

Điều thứ 2 là với lãi suất thả nổi, thường với lãi suất này các ngân hàng sẽ chỉ tính tăng cho khách hàng chứ ít khi họ giảm cho khác hàng sẽ khiến các gia đình mỗi tháng phải trả thêm 1 số tiền lãi suất cho ngân hàng. (với mỗi 1% cho khoản vay 1 triệu, mỗi hộ gia đình phải trả thêm 833 kronor/tháng).

Với những hợp đồng vay tiền mua nhà bước vào giai đoạn tính theo lãi suất thả nổi thì rất nguy hiểm vì nếu như trước đây bạn sẽ chỉ trả khoản 2% mỗi năm  thì trong thời gian tới khi lãi suất tăng từ 1 đến 3% nữa thì nhiều gia đình sẽ gặp khó khăn và thêm nhiều áp lực trong việc trả nợ.

Ví dụ : với khoảng 1 triệu kronor tiền vay trước đây, bạn sẽ trả khoảng 2% tiền lãi tương đương với 1666 kr/tháng thì với lãi suất mới tăng thêm , bạn sẽ phải trả lên đến 3-5% tiền lãi tương đương với 2500 kr/tháng đến đến 4100 kr/tháng.

Hầu hết người dân sẽ cố nhịn ăn nhịn mặc để trả nợ nhưng họ sẽ cảm thấy mình nghèo đi khi giá nhà đất giảm vì những lí do trên.

Họ buộc phải giảm bớt chi tiêu khác như: người ta sẽ không mua xe mới, bớt đi du lịch , không sắm quần áo mới và giảm mua hàng tiêu dùng.

Một khi nhu cầu chi tiêu trong xã hội giảm đi lại dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế từ đó dẫn đến nạn thất nghiệp kéo theo và rồi người dân lại lẩn quẩn trong cái vòng khủng hoảng kinh tế.

Suy thoái kinh tế –> giảm chi tiêu à hàng hóa ế ẩm –> giảm sản xuất -à hãng xưởng giảm việc làm –> người dân thất nghiệp –> giảm chi tiêu –> hàng hóa tiếp tục ế ẩm –> nhà máy, hãng xưởng phá sản –> ngày càng nhiều người thất nghiệp –> giảm chi tiêu –> khủng hoảng kinh tế….

Đó chính là hậu quả nguy hại từ việc khủng hoảng nhà đất mà nhiều chuyên gia kinh tế Thụy Điển hiện nay đang lo ngại về các khoản nợ vay, nợ xấu ngày càng nhiều trong các ngân hàng Thụy Điển.

Nếu bạn từng tham gia vào mua bán kiếm lời từ việc mua đi bán lại nhà đất tại Thụy Điển thì có lẽ bạn đã góp phần tạo nên những bất ổn kinh tế tại Thụy Điển mà hậu quả có lẽ sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế tồi tệ.

Các chuyên gia kinh tế trên khắp nơi trên thế giới cũng lo ngại rằng chu kỳ khoảng 8-10 năm thế giới lại rơi vào khủng hoảng kinh tế mà dự báo sự kiện này sẽ xảy ra trong vòng 2- 3 năm tới tức sớm nhất là năm 2020 và trễ nhất là cuối năm 2021.

Trên đây là góc nhìn kinh tế của cá nhân dựa trên kinh nghiệm trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế 2007, 2012 và những dữ liệu sự kiện đã xảy ra cũng như sắp xảy ra trong chính sách kinh tế Thụy Điển. Đánh giá có thể đúng hoặc có thể sai nên mong nhận được bình luận cùng góp ý của đọc giả.

8 lý do đất nước Thụy Điển là quốc gia đáng sống nhất thế giới

Một trong những lý do mà nhiều người Việt mong muốn định cư Thuỵ điển đó là : Chế độ xã hội cực tốt, hệ thống giáo dục hoàn thiện được phổ cập miễn phí dành cho ngừoi dân, chế độ an sinh – y tế cực tốt, người dân của nước thuỵ điển chỉ phải chi trả một khoản phí nho nhỏ cho chi phí y tế, các chi phí khác bạn có bảo hiểm và tiền thuế mà bạn đóng cho đất nước chi trả một phần.

Bạn đang có ý định du học Thuỵ điển hoặc muốn đưa cả gia đình đi định cư Thuỷ điện? bạn sẽ cần những thông tin về đất nước, con người Thuỵ điển mà tôi chia sẻ ở dứới đây:

 

Thụy Điển-Đất nước tốt nhất trên thế giới cho trẻ em.

1.Quốc gia của sự công bằng xã hội

Dù rằng sự công bằng chỉ là khái niệm mang tính tương đối nhưng ở Thụy Điển, hiến pháp và các nhà điều hành đất nước luôn hướng quốc gia này sao cho bảo vệ tối đa quyền lợi của kẻ yếu như : trẻ con, phụ nữ, người già, người tàn tật hay người nghèo và người thu nhập thấp.

Tiền thuế trung bình của 1 người lao động phổ thông của đất nước Thụy Điển từ 25% đến 33% . Tuy nhiên tiền lương càng cao thì tiền thuế cũng tăng theo mô hình thuế lũy tiến.

Tại Thụy Điển người càng giàu càng phải đóng thuế cao để nhà nước lấy tiền đó trợ cấp cho những người nghèo , đảm bảo nhu cầu tối thiểu của một con người về nhà ở, ăn mặc và y tế.

Bên cạnh đó người tàn tật được nhà nước trang bị cho những chế độ chăm sóc đặc biệt như xe đưa rước tận nhà khi đi khám chữa bệnh hoặc đi học, có nhân viên chính phủ đến chăm sóc riêng như đưa đi dạo hoặc giúp đi chợ, nấu ăn.

2.Quốc gia không có người chết vì đói khát và lạnh giá

Mùa đông tại đất nước Thụy Điển vô cùng khắc nghiệt vì có những lúc nhiệt độ xuống đến mức âm 20 độ nhưng tại quốc gia này không có người chết vì lạnh giá hay đói rét vì chính phủ đã tính toán trung bình 1 người cần khoảng tối thiểu 8000 kr để chi tiêu cho chỗ ở, thực phẩm và quần áo nên đây cũng là mức trợ cấp xã hội dành cho những người không có thu nhập ở Thụy Điển.
Có nghĩa là nếu bạn là công dân Thụy Điển mà bạn không có khả năng lao động do bệnh tật hoặc già yếu thì bạn sẽ được nhà nước trợ cấp cho 8000 kr tương đương với khoảng 900 USD để chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như mướn nhà , mua thức ăn, quần áo.

3.Giáo dục phổ cập miễn phí

Tại Thụy Điển trẻ em sẽ được miễn phí giáo dục cho đến hết trung học và chất lượng giáo dục của Thụy Điển cũng thuộc top những quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó đối với người nhập cư mới đến Thụy Điển , chính phủ cũng tổ chức chương trình SFI viết tắt là Svenska För Invandrare .

Có nghĩa là Tiếng Thụy Điển cho người nhập cư và chương trình này hoàn toàn miễn phí ( sách vở với học phí ) với thời gian đào tạo là 2 năm . Sau đó nếu bạn có khả năng tiếp tục học lên thì tiếp đến chương trình Grund (tạm dịch là căn bản ) đến Gymnasiet (trung học phổ thông) thì vẫn là miễn phí nhưng 1 số môn bạn phải tự mua giáo trình để học .

Điều đặc biệt hơn là nếu bạn học xong chương trình SFI và sau 2 năm bạn có giấy định cư vĩnh viễn bạn có thể xin trợ cấp tiền học lên cấp cao hơn là Grund và Gymnasiet có thể lên đến 7000 kronor mỗi tháng.
Với các sinh viên đại học bạn có thể mượn tiền chính phủ để chi tiêu trong suốt thời gian học và được trả góp lại sau đó với lãi suất thấp khi đã có việc làm.

Vậy cho nên nếu bạn có dự định định cư ở Thụy Điển thì cũng không cần phải học tiếng Thụy Điển trước vì khi qua đến đây bạn sẽ được giảng dạy miễn phí tốt hơn với việc giao tiếp trực tiếp với giáo viên người bản xứ chưa kể nếu có khả năng học lên cao hơn còn xin được trợ cấp không hoàn lại.

4.Quyền lợi của người lao động được bảo vệ tối đa : Chỉ cần bạn chăm chỉ lao động, bạn sẽ không bao giờ nghèo

(Mức lương tối thiểu tại Thụy Điển được nhà nước qui định hiện nay là 18000 kronor/ tháng tương đương với 2000 USD.)
Chính phủ Thụy Điển luôn khuyến khích tối đa người dân lao động bằng những chương trình thiết thực như :

a.Nếu bạn là người nhập cư mới đến Thụy Điển thì chính phủ có chương trình Nystartsjobb . Mục đích của chương trình này là khuyến khích những người chủ hãng, chủ công ty thuê mướn những người mới đến như bạn bằng cách chính phủ sẽ trả tiền lương trực tiếp cho bạn chứ chủ hãng, chủ không ty sẽ không cần trả lương trong 1 năm đầu tiên.
Ý nghĩa của chương trình này sẽ giúp cho chủ hãng tiết kiệm được khoảng tiền lương từ đó giúp họ mạnh dạn nhận bạn vào làm việc và đào tạo bạn trong 1 năm đầu tiên cũng như cho bạn có cơ hội chứng tỏ năng lực và tay nghề của bạn với chủ hãng để họ quyết định có thuê mướn bạn dài hạn hay không.

b.Với những thanh niên mới đi làm hoặc những người thất nghiệp trên 2 năm thì chính phủ cũng có chương trình hỗ trợ việc làm tương tự như trên với tên gọi Introduktionsjobb.
Bên cạnh đó hiện nay Thụy Điển có 2 hình thức cơ quan hỗ trợ và giới thiệu việc làm là Arbetsförmedlingen (nhà nước) và Bemaning (tư nhân) được lập ra để kết nối bạn với các chủ hãng, chủ công ty cần thuê mướn lao động.

Nếu như bạn không có nghề , hoặc không biết làm gì bạn có thể nhờ cơ quan Arbetsförmedlingen tư vấn và giới thiệu cho bạn các loại hình nghề nghiệp mà bạn muốn học thì họ sẽ giúp bạn đến học miễn phí tại các trung tâm dạy nghề.

Nếu bạn đi làm và đóng thuế đầy đủ cũng như đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng thì trong trướng hợp bạn thất nghiệp sau đó bạn sẽ được trợ cấp thất nghiệp trong vòng 1 năm đầu tiên với tiền lương thất nghiệp lên đến 80% – 100% so với lúc đi làm.

Nếu bạn làm việc liên tục trong 40 năm ở Thụy Điển thì khi về hưu bạn sẽ nhận được lương hưu bằng với mức lương bạn đi làm.
Trong quá trình lao động bạn có quyền nghỉ bệnh ở nhà 1 tuần mà không cần giấy phép bác sĩ , và trong 1 năm bạn có quyền nghỉ bệnh 6 lần tương đương với 1 tháng .

Bên cạnh đó khi lao động ở Thụy Điển mỗi năm bạn sẽ có khoảng 25 ngày phép tùy theo qui định của mỗi hãng không bao gồm các ngày lễ tết có nghĩa là 25 ngày đó cùng với các ngày lễ khác bạn được nghỉ mà vẫn được trả 100% lương.

Các ngày nghĩ trong năm bao gồm Lễ Noel , Lễ phục sinh, Tết Tây , Lễ Lao Động , Lễ quốc khánh và 1 số ngày lễ khác của Thụy Điển . Tổng cộng số ngày nghĩ lễ mỗi năm có thể lên đến 15 ngày.

( Quyền lợi 1 người lao động ở Thụy Điển có thể được nghỉ lên đến 50 ngày mỗi năm ( 25 ngày phép, 15 ngày nghỉ lễ và 10 ngày nghỉ bệnh tương đương với làm việc chỉ khoảng 10 tháng mỗi năm).

Ở Thụy Điển , chỉ trừ khi bạn không muốn đi làm chứ không bao giờ nhà nước để cho bạn thất nghiệp.

5.Người dân Thụy Điển chi tiêu cho chi phí y tế cực thấp

Trong 1 năm mỗi người dân Thụy Điển chỉ phải trả tối đa 1000 kronor cho việc khám chữa bệnh. Những chi phí lớn hơn số tiền đó đều do nhà nước chi trả.

Ở Thụy Điển tiền khám chữa bệnh là 250 kronor cho mỗi lần nhưng nếu như trong năm đó bạn nhiều hơn 4 lần thì bạn chỉ trả tối đa lên đến 1000 cho 4 lần đầu tiên , còn sau đó nhà nước sẽ chi trả hết cho bạn kể cả chi phí giải phẫu hay điều trị ung thư.

Chú thích; 1000 kronor tương đương với khoảng 110 USD cho mỗi năm.

6.Quốc gia có chế độ thai sản tuyệt vời

Quan niệm chính sách thai sản của Thụy Điển là chăm sóc con cái cũng là lao động nên nếu bạn ở nhà chăm sóc con bạn vẫn được nhà nước trả lương như khi đi làm tuy có thấp hơn 1 chút.
Bên cạnh đó những quyền lợi cơ bản khi bạn có con đó là :

a.Người cha được nghỉ 10 ngày (vẫn có lương trợ cấp của chính phủ) để chăm sóc vợ và con khi mới sinh

b.Cả người cha và người mẹ sẽ có tổng cộng 480 ngày để ở nhà chăm sóc 1 bé. Trong đó người cha hoặc người mẹ phải nghỉ ở nhà tối thiểu 90 ngày để chăm sóc con.

c. Khi con bệnh có quyền nghỉ tối thiểu 3 ngày mà không cần giấy bác sĩ. ( Trợ cấp lương 80% theo thu nhập)

Với mỗi trẻ em được sinh ra, chính phủ sẽ có 1 khoản trợ cấp được gọi là barnbidrag là 1250 kronor/bé. Tuy nhiên càng sinh nhiều con sẽ còn có thêm tiền trợ cấp sinh nhiều con. Có nghĩa là nếu bạn sinh 2 bé số tiền sẽ là : 1250 x2 + 150 = 2650.

Dưới đây là bảng tiền trợ cấp dựa trên số con mà bạn sinh

Số con Tiền trợ cấp Trợ cấp nhiều con Tổng cộng
1 1250 kr 1250 kr
2 2500 kr 150 kr 2650 kr
3 3750 kr 730 kr 4480 kr
4 5000 kr 1740 kr 6740 kr
5 6250 kr 2990 kr 9240 kr
6 7500 kr 4240 kr 11 740 kr

Bên cạnh đó chính phủ qui định tiêu chuẩn mỗi đứa bé cần có 1 phòng riêng để sinh hoạt nên nếu bạn mướn nhà lớn mà không đủ khả năng chi trả bạn cũng có thể xin thêm trợ cấp tiền nhà.
Nhiều người vẫn hay đùa rằng ở Thụy Điển sinh nhiều con thì khỏi cần đi làm cũng có nhà Villa là vậy.

Thụy Điển là đất nước của bình đẳng giới nhưng phụ nữ được bảo vệ hơn cả cánh mày râu.

Ở Thụy Điển luôn đề cao bình đẳng nam nữ thông qua các chính sách lương , chính sách thai sản và đặc biệt bạo hành phụ nữ là nghiêm cấm và có thể lãnh án tù lên đến 6 tháng .
Mặt khác phụ nữ có quyền xin lệnh của tòa án cấm người đàn ông bạo hành cô ta đến gần mình trong 1 phạm vi cho phép. Chỉ cần bạn có nhận thấy bất kỳ người đàn ông nào có hành vi vũ lực với mình hãy gọi cho cảnh sát , họ sẽ mời anh ta về đồn làm việc ngay lập tức dù chỉ là 1 hành động xô xát nhỏ.

Khi bạn có con chung và vì lí do nào đó mà dẫn đến li dị , bạn giành được quyền nuôi con thì bạn có quyền yêu cầu người cha hoặc mẹ còn lại ( đa số người mẹ sẽ được quyền ưu tiên nuôi con) phải có nghĩa vụ chu cấp cho con với 1 số tiền cố định hàng tháng. Các cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm truy thu số tiền đó cho bạn.

Cho nên ở Thụy Điển có câu nói 1 lần ly hôn bằng 3 lần cháy nhà là vậy.

7.Quốc gia có nền văn minh và khoa học công nghệ tiên tiến nhất nhân loại

Khi nói đến khoa học kỹ thuật chúng ta thường nghĩ ngay đến Mỹ nhưng ít người lại ngờ rằng Thụy Điển mới chính là quốc gia có những sáng kiến và tập trung nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiến tiến nhất nhân loại thông qua giải Nobel nổi tiếng trên toàn thế giới.

Xe buýt điện đầu tiên trên thế giới tại Värnamo

Hãy nghĩ đến việc Thụy Điển có một hội đồng thẩm định các công trình khoa học được khắp nơi trên thế giới gửi về hằng năm thì mỗi năm như thế Thụy Điển tích lũy được bao kiến thức mới của nhân loại.
Đơn cử như 1 tỉnh nhỏ của Thụy Điển – Värnamo là thành phố đầu tiên trên thế giới dùng xe buýt công cộng chạy bằng điện 100% hoặc như Arlanda đã bắt đầu xây dựng những tuyến đường có trang bị công nghệ sạc pin trên đó mà các loại phương tiện giao thông sử dụng điện khi chạy trên đó sẽ là vừa chạy vừa sạc .

 

Tham khảo thêm bài : Thụy Điển mở đường cao tốc sạc điện đầu tiên trên thế giới

8.Đất nước của tự do ,minh bạch

Tại Thụy Điển mỗi công dân đều có quyền xem xét mọi hoạt động của nhà nước mà không có bất kỳ bí mật nào được quyền dấu người dân.
Mọi công dân đều được quyền truy cập vào các hồ sơ hoạt động của nhà nước từ ngân sách chi tiêu cho những khoản nào của địa phương đến cấp chính phủ cho đến việc trả lương cho các công chức nhà nước như thế nào đều được ghi rõ trong bản báo cáo công khai.
Congdongviet tổng hợp.

Vì sao người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Xu hướng mới trong xã hội Thụy Điển đó là người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư. Nó được thể hiện rõ nét trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất.

chúng ta có thể thấy điều đó trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Thụy Điển hiện nay . Quí độc giả vui lòng đọc thêm bài :

Đất nước Thụy Điển lâm vào khủng hoảng chính trị chưa từng có

Lời mở đầu

Người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư

Kỳ thị người nhập cư được được dẫn chứng trong 2 cuộc bầu cử gần đây nhất của Thụy Điển vào năm 2014 và 2018 khi mà đảng chính trị có xu hướng bài ngoại chống nhập cư là Sverige Demokraterna viết tắt là SD đang nhận được ngày càng nhiều phiếu bầu của người dân Thụy Điển.

Nhưng nguyên nhân nào khiến cho người Thụy Điển ngày càng kỳ thị người nhập cư hay người di dân tị nạn. Dưới đây là 1 số các nguyên nhân chủ quan của người viết :

Đất nước Thụy Điển từng là một quốc gia hảo tâm nhất thế giới

Vào những năm 1975 đến 1990 người Thụy Điển được biết đến như những người hảo tâm tốt bụng khi chào đón hàng chục ngàn người tị nạn Việt Nam đến đất nước của họ sinh sống. Những người Việt Nam khi đó được tận tình giúp đỡ trong cuộc sống từ nhà cửa, đồ dùng thiết yếu trong gia đình đến tiền trợ cấp sinh sống.

Và những năm sau đó vẫn chào đón hàng chục người tị nạn khác từ châu á như Hàn Quốc, Trung Quốc, , Campuchia hay cả Châu Phi , Nam Mỹ. Hiện nay gần như Thụy Điển đang là quốc gia hợp chủng quốc đa văn hóa và đa sắc tộc.

Nhưng vì sao cho đến nay Châu Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng khi đối diện với làn sóng di dân tị nạn  nhập cư vào lại đang có xu hướng kỳ thị và bài ngoại ?

1.Văn hóa yếu kém

Nguyên nhân ảnh hưởng to lớn đến tâm lý bài ngoại , kỳ thị chính là văn hóa yếu kém của những người tị nạn nhập cư vào Thụy Điển. Hình ảnh ví dụ điển hình như việc khạc nhổ, quăng rác nơi công cộng cũng cũng như không giữ vệ sinh chung bên cạnh đó đơn cử như người Trung Quốc nổi tiếng với việc ăn nói lớn tiếng ồn ào ở bất kỳ nơi đâu . Hút thuốc không đúng nơi, chen lấn khi xếp hàng cũng là những hành vi vô ý thức khiến nhiều người Thụy Điển chán ghét người nhập cư.

Khi sinh sống chung trong các khu nhà tập thể căn hộ chung cư thì hát hò karaoke ngay cả khi đã quá 10 giờ đêm . Đối với những gia đình có trẻ em nhỏ thì không giáo dục chúng giữ im lặng mà để mặc chúng chạy nhảy đùa giỡn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những hình ảnh đó khiến cho rất nhiều người Thụy Điển bản xứ khó chịu phải dọn nhà đến những khu vực tránh xa người di dân ở.

2.Trộm cắp và tệ nạn

Những năm gần đây tình trạng trộm cắp vặt ở Thụy Điển đang gia tăng lên đáng kể. Nếu như trước đây bạn có thể quăng chiếc xe đạp ở bất cứ đâu rồi 1 ngày sau quay lại thì nó vẫn nằm đó nhưng giờ đã khác. Mọi chiếc xe đạp đều phải có khóa móc vòng vào bánh xe và thậm chí phải trang bị cả những loại khóa thật xịn nếu như không muốn bị cắt khóa. Đó là một ví dụ điển hình về tình trạng trộm cắp mất an ninh tại các thành phố lớn và cả những địa phương nhỏ nơi từng được xem là bình yên và an toàn của Thụy Điển.

Bên cạnh đó các cửa hàng , hoặc chợ, siêu thị của Thụy Điển cũng gia tăng tình trạng khai báo mất đồ với cảnh sát . Thậm chí ở các thành phố lớn như Stockholm , Göteborg hay Malmö tình trạng mất cặp trong các cửa hàng đang gây đau đầu cho chủ cửa hàng và với cả cảnh sát.

Không chỉ dừng ở đó, tình trạng buôn bán các chất gây ghiện như cần sa , ma túy đá cũng đáng báo động. Những đường dây buôn bán chất cấm này nổi tiếng với sự tham gia của người Việt và người Nam tư.

3.Khác biệt về truyền thống văn hóa

Nếu như ở phần trước sự kỳ thị đến từ trình độ văn hóa thấp , vô ý thức của người nhập cư thì sự khác biệt về văn hóa cũng là vấn đề giữa người Thụy Điển bản địa và người nhập cư ví dụ như

Người Việt Nam khi sống trong các căn hộ chung cư tập thể có thói quen nấu ăn với các loại thức ăn có mùi nồng đậm như cá kho, khô mắm gây ra sự khó chịu với các hàng xóm lân cận.

Trong một lần ngồi tàu điện từ Jönköping đến Stockholm, người viết có dịp chứng kiến một tình huống khó chịu của người Thụy Điển với 1 người Việt Nam khi người Việt này trong khi ngồi tàu đã ăn món khô mực nướng thì một người Thụy Điển ngồi cách đó 2 ,3 hàng ghế đã đi ngang và cố tình nói lớn để cho anh ta nghe bằng câu tiếng anh : its smell is terrible ( mùi của nó thật kinh khủng)

Hoặc những người tị nạn theo đạo hồi thường sử dụng một loại dầu gió có mùi hương đặc biệt cũng tương tự như loại dầu khuynh diệp của người Việt Nam mà nếu như không quen nhũng người xung quanh ngửi vào rất khó chịu.

Đó là những ví dụ điển hình về sự khác biệt văn hóa đang gây ra sự khó chịu giữa các dân tộc khi sống chung.

4.Gian lận thuế và làm việc đen

Người Thụy Điển bản địa là những người rất đơn giản và ngay thẳng , họ thích sự thật và rất ghét sự gian dối nhưng những người nhập cư từ các quốc gia khác có thể do hoàn cảnh kinh tế hoặc nghĩ rằng mình khôn nhưng trên thực đó đó là những trò khôn vặt mà người Thụy Điển rất khinh ghét ví như tình trạng phổ biến của những người nhập cư trong lao động đó là việc gian lận thuế khi khai báo với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó như việc khai báo xăng đi làm, hoặc gian lận khai báo số ngày nghỉ ở nhà trông con của các bậc cha mẹ hoặc việc không khai báo tiền phí Tivi .

Một số chủ cửa hàng khi bán hàng thì nhận tiền mặt của khách hàng hoặc chủ lao động thông đồng với người lao động trả tiền trực tiếp mà không thông qua cơ quan khai báo thuế cho sở thuế được gọi là nhận tiền đen hoặc lao động đen.

Một số người dựa vào các kẻ hở của luật pháp Thụy Điển để trục lợi như việc khai báo bệnh để ăn tiền trợ cấp xã hội hoặc nhận trợ cấp theo diện người tàn tật mặc dù họ hoàn toàn có khả năng lao động.

5.Cạnh tranh việc làm và phá vỡ các qui tắc chung của xã hội

Một tình trạng cũng khác phổ biến trong các nhà máy công nghiệp của Thụy Điển là người di dân hiện nay đang cạnh tranh cũng như cướp đi khá nhiều việc làm của người Thụy Điển bằng cách chấp nhận mọi mức lương thấp để có việc làm hoặc thậm chí chấp nhận làm việc kể cả vào ngày thứ 7 chủ nhật mà không cần phải trả gấp đôi lương hoặc các loại phụ cấp như qui định của nghiệp đoàn. Điều này khiến cho 1 số chủ hãng rất thích nhận người di dân nhưng vô tình lại phá hoại chung các qui tắc chung của xã hội nói chung và các công đoàn lao động được lập ra để bảo vệ người lao động.

Một ví dụ khác là người Thụy Điển thường có phong cách lao động chậm mà chắc, từ từ làm việc và tuân thủ giờ giấc thì những người di dân ngược lại khi lao động lại cố gắng làm thật nhanh , càng tạo ra nhiều sản phẩm càng tốt , thậm chí tận  dụng giờ nghỉ giải lao làm việc khiến cho những đồng nghiệp Thụy Điển ngao ngán lắc đầu . Nhưng tình trạng đó chỉ diễn ra khi người nhập cư mới nhận vào làm việc khi chưa ký hợp đồng dài hạn, một khi được làm việc vĩnh viễn thì lại lười lao động hơn bất kỳ ai .

6. Mua bán bằng lái giả dẫn đến gây tai nạn giao thông.

Một tệ nạn cũng phổ biến của người nhập cư là việc mua bán bằng lái giả . Việc này gây nguy hiểm cho an toàn giao thông của Thụy Điển vì Thụy Điển vận hành theo cơ chế tôn trọng pháp luật , chỉ cần 1 hành động vô ý thức không tuân theo luật giao thông sẽ dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Ngược lại người khi mua bằng lái để tham gia giao thông không ý thức được điều đó vì không được giáo dục về giao thông của Thụy Điển mà cứ lái xe ẩu như không xi nhan, uống rượu khi lái xe như thói quen ở các nước bản địa đã dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.

7.Khủng bố gây mất an ninh xã hội, uy hiếp người Thụy Điển

Theo đoàn người nhập cư tị nạn đã có những thành phần khủng bố trộn lẫn trong đó và đã gây ra bất ổn xã hội như thực hiện các hành vi khủng bố như đặt bom nơi công cộng, lao xe và các khu vực đông dân cư mà điển hình là vụ khủng bố tại Stockholm tại đường Drottninggatan đã gây kinh hoàng cho dân cư dẫn đến 5 người chết và 14 người khác bị thương nghiêm trọng.

Tác động của việc này rất nghiêm trọng dấy lên tâm lý lo sợ người nhập cư dẫn đến sự thù ghét ,ghê sợ trong người Thụy Điển bản địa.

Hệ quả của tâm lý bài ngoại , kỳ thị người nhập cư

Một hệ quả rõ ràng nhất đối với người nhập cư hay người di dân đó là tâm lý cực đoan thù ghét người di dân dẫn đến sự xô sát thậm chí dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đó là gây hiểm đến sức khỏe tính mạng thông qua các hành động xả súng, đánh đập, đâm chém ở các địa phương kỳ thị mạnh mẽ. Ở Đức hay ở Nga có những băng nhóm như thế là ví dụ điển hình.

Tác động cũng không kém quan trọng đó là các chính sách nhập cư sẽ ngày càng khó khăn hơn như việc xét duyệt bão lãnh sẽ kéo dài , gắt gao kiểm soát khó khăn hơn và tỉ lệ chấp nhận cấp visa hay quóc tịch sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó các qui định khi cho phép người di dân nhập quốc tịch sẽ rắc rối hơn như phải vượt qua các kỳ thi  quốc tịch khảo nghiệm về tiếng nói và kiến thức mà có lẽ trong tương lai sẽ được áp dụng.

Lời kết

Hòa nhập giữa các sắc tộc trong một quốc gia hợp chủng quốc là một vấn đề nan giải đối với các nhà lãnh đạo Thụy Điển mà cho đến nay gây rất nhiều tranh cãi trong chính sách nhập cư Thụy Điển. Hậu quả là người Thụy Điển đang có sự chia rẻ chưa từng có trong lịch sử.

Người Thụy Điển đã từng là những người nhân ái tốt bụng nhưng vì sao đến nỗi này có lẽ những người di dân nên tự suy nghĩ .

Trên đây là quan điểm cá nhân có tính chất chủ quan dựa trên những trải nghiệm thực tế của người viết chỉ mong đóng góp và xây dựng cho đất nước Thụy Điển thay đổi ngày một tốt đẹp hơn chứ không có ý chỉ trích hay bôi xấu bất cứ một sắc tộc hay dân tộc nào. Mong nhận được xây dựng và góp ý từ độc giả.

Congdongviet.se tổng hợp

7 điều bạn cần biết về kết quả của cuộc bầu cử ở Thụy Điển

Với những người dân quan tâm đến cuộc bầu cử ở Thụy Điển thì ngày chủ nhật vừa qua là một ngày căng thẳng kéo dài đến phút kết thúc cuối cùng . Và sau đây là là bảy điều bạn cần biết về kết của cuộc bầu cử quốc hội Thụy Điển năm 2018 :

1. Tỉ lệ phiếu bầu cực kỳ cân bằng cho cả 2 phe liên minh Đảng lớn nhất Thụy Điển

Với liên minh De Rödgrön (Social Demokraterna + Miljönpatiet + Vänsterpariet) dường như nhận được tổng số 40,6 % số phiếu, trong khi Liên minh Alliansen (Moderaterna + Centerpartiet + Liberalerna + Krist Demokraterna) có được 40,3 phần trăm. Điều này có nghĩa rằng 2 khối chính trị lớn nhất của Thụy Điển chỉ hơn kém nhau 1 ghế trong quốc hội Thụy Điển trong tương lai , và dĩ nhiên nó dẫn đến không khối nào nắm được quyền đa số trong quốc hội. Bên cạnh đó Lãnh đạo đảng Moderaterna Ulf Kristersson muốn Thụy Điển thành lập một chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của họ , nhưng lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội Social Demokraterna Stefan Löfven nói rằng ông không có ý định từ chức thủ tướng.

2 . Hai Đảng lớn nhất Thụy Điển đã có một cuộc bầu cử với kết quả kém cỏi

Mặc dù Social Demokraterna (S) và Moderaterna (M) vẫn tiếp tục là hai đảng lớn nhất của Thụy Điển, nhưng cả hai đảng này đều có kết quả phiếu bầu cử tồi tệ hơn năm 2014. S đã mất 2,8 % phần trăm và M mất% 3,5. Đối với S, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1920 đảng này có tỉ lệ bầu giảm xuống dưới 30 phần trăm, mà các cuộc thăm dò dư luận đang chờ đợi. M là đảng nằm trong quốc hội có kết quả với tỉ lệ mất phiếu bầu nhiều nhất nhưng vẫn giữ lại danh hiệu là đảng lớn thứ hai.

Stefan Löfven (S) ảnh bên trái và Ulf Kristersson (M) đều muốn làm thủ tướng Thụy Điển tuy nhiên cả 2 đảng này đều có kết quả bầu cử giảm so với kỳ trước.

3. Không có Đảng đương nhiệm nào phải rời khỏi quốc hội Thụy Điển

Mặc dù nhiều đảng trước đó đối diện nguy cơ phải rời khỏi quốc hội với ngưỡng chặn quốc hội 4% ( rikdagsspärren) – ngưỡng chặn quốc hội 4% là 1 luật được đưa ra nhằm hạn chế quốc hội Thụy Điển có quá nhiều đảng , điều này có nghĩa là nếu đảng nào có tỉ lệ bầu dưới 4% thì không được vào quốc hội – nhưng đến phút cuối họ vẫn kịp xoay sở để đáp ứng đủ tiêu chuẩn này. Đảng có tỉ lệ bầu thấp nhất phải đối diện với nguy cơ này là Miljöpartiet (MP) khi mà tỉ lệ phiếu bầu cho họ chỉ quanh quẩn trong ngưỡng 4% nhưng cuối cùng cũng hạ cánh an toàn với tỉ lệ sát sao 4,3% . Bên cạnh đó đảng Kristdemokraterna (KD) trước đây được dự đoán là sẽ có một cuộc bầu cử khá khó khăn nhưng cuối cùng họ lại leo lên đến 6,4% tỉ lệ phiếu bầu.

Đảng Liberals (L) vẫn tiếp tục ở lại quốc hội kể từ khi Jan Björklund trở thành lãnh đạo và quản lý lần lần đầu tiên cho đến này.

Điều này có nghĩa là số lượng Đảng trong quốc hội Thụy Điển sẽ vẫn là 8 đảng giống như nhiệm kỳ trước .

4.Không ai từ chức sau khi công bố kết quả bầu cử

Mặc dù kết quả bầu cử ở Thụy Điển cho thấy rằng các Đảng có sự thay đổi cả lên và xuống nhung tất cả các nhà lãnh đạo của các đảng vẫn tiếp tục nắm giữ cương vị của họ. Và cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào cho thấy họ sẽ từ dù rằng trước đó đã có những tin đồn về việc đó.

5. Đảng Sverige đã lớn mạnh đáng kể nhưng vẫn đứng ở vị trí là Đảng lớn thứ 3 của Thụy Điển

Mặc dù đảng Sverige Demokraterna (SD) tiếp tục phát triển khi mà năm 2014 họ chỉ có 12,86% phiếu bầu chọn thì họ đã tăng 4,7% lên 17,6% năm 2018. Với tỉ lệ này họ vẫn thấp hơn cả 2 Đảng (S) và (M). Điều này thấp hơn so với dự đoán trước đó khi mà các cuộc khảo sát cho thấy có thể họ sẽ vượt qua cả đảng M để trở thành đảng lớn thứ 2 của Thụy Điển nhưng cuối cùng nó đã không trở thành sự thật trong cuộc bầu cử năm nay. Tuy nhiên họ vẫn có 1 sự phát triển đáng kể so với các đảng phái khác trong quốc hội Thụy Điển.

6. Kết quả bầu cử sẽ được xác nhận chắc chắn vào thứ 4

Dù rằng hiện giờ đã công bố kết quả về tỉ lệ nắm giữ phiếu bầu cho các đảng chính trị từ người dân của Thụy Điển nhưng kế quả này vẫn chưa là kết quả cuối cùng . Bởi vì vào mùa trước đã có thêm 192 000 phiếu bầu đến sau đó. Kết quả này sẽ còn thay đổi khi mà vẫn chưa có tỉ lệ phiếu bầu từ những người Thụy Điển đang sống ngoài nước và nó có kết quả trễ hơn nhưng sẽ được xác nhận hoàn tất vào thứ 4. Với kết quả hiện nay thì số phận của các Đảng vẫn chưa chắc chắn mặc dù người dân có thể biết được từ việc kiểm phiếu trong đêm chủ nhật vừa qua. Kết quả bầu cử cuối cùng sẽ được chính quyền bầu cử công bố vào thứ Sáu.

7. Với kết quả bầu cử hiện nay thì Thụy Điển rất khó thành lập một chính phủ mới

Với kết quả hiện đang rất cân bằng khiến cho không Đảng nào trong khối 2 liên minh đảng truyền thống là De Rödgröna (40,6%) và Alliansen (40,3%) của Thụy Điển có thể hình thành được chính phủ đa số với tỉ lệ biểu quyết (51%), và đảng Dân chủ Thụy Điển với 17,6% phiếu bầu của họ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chính phủ một chính phủ liên minh mới.Bên canh đó Liên minh Alliansen lại muốn lãnh đạo một chính phủ được thành lập chính phủ mới dù rằng họ là khối liên minh nhỏ hơn so với De Rödgröna. Một điều khá thú vị là trong thời gian tranh cử họ đã tuyên bố rằng họ sẽ không hợp tác với cho đảng Sverige Demokraterna, nhưng nếu không không liên kết với đảng Sverigedemokraterna (40,3% + 17,6% = 57,9%) thì Alliansen vẫn còn ít hơn liên minh De Rödgröna.

Ngoài ra thủ tướng đương nhiệm của đảng Socialdemokraterna là Stefan Löfven (S) đã mời Đảng Centerpariet và đảng Liberalerna thành lập chính phủ liên minh mới nhưng điều này vẫn sẽ không đủ cho một chính phủ đa số đa số.

Vào cuộc bầu cử lần trước (2014), chính phủ của thủ tướng Stefan Löfven đã trải qua một tình huống khó khăn trong lịch sử khi mà chính phủ của ông đệ trình ngân sách trước quốc hội mà không đủ đa số phiếu để thông qua và giờ đây tình trạng đó trong tương lai sẽ có thể lặp lại một lần nữa nhưng còn khó khăn hơn trước rất nhiều.

Trong khi đó, Jimmie Åkesson lãnh đạo của đảng (SD) đang muốn liên minh Ulf Kristersson lãnh đạo thuộc đảng (M) trong khối liên minh Alliansen thay thế chính phủ với sự giúp đỡ của đảng này.

Theo SVT.