Category Archives: Đời sống

Chuyên mục chia sẻ các câu chuyện hay về cuộc sống, tấm lòng cao thượng hay những mẹo vặt , kiến thức thường thức cuộc sống cho những người xa xứ.

Chuyển biến xã hội Thụy Điển sau cuộc bầu cử đã và đang bắt đầu

Cũng giống như những gì đã diễn trong kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội, kết quả của cuộc bầu cử vào chính quyền cấp tỉnh/ thành phố cũng đã rất đồng đều giữa các các Đảng phái ở nhiều tỉnh trong Thụy Điển . Tuy nhiên điều này đã dẫn đến sự thay đổi  xã hội Thụy Điển ở 3 khu vực lớn nhất Thụy Điển đó chính là Stockholm , Göteborg và Malmö.

Trong đó ở Stockholm khi mà trước đây họ được điều hành bởi Đảng Social Demokraterna cùng với Miljöpartiet, Vänsterpartiet và Feministiskt thì nay họ đã mất tiếng nói và có thể mất luôn cả quyền lực.

Điều này cũng diễn ra tương tự đối với việc điều hành của các Đảng phái ở Göteborg. Trong cuộc bầu cử năm 2018 vừa qua, một Đảng có tên gọi là Demokraterna vừa mới thành lập bỗng nhiên được nhiều phiếu bầu và trở nên lớn mạnh hơn. Họ nhận được đến 17% phiếu bầu của người dân và hiện nay không rõ rằng các Đảng nào ở Göteborg sẽ hợp tác với nhau để cùng điều hành thành phố này.

Đảng Demokraterna mới thành lập trong thời gian gần đây đang ăn mừng chiến thắng
của họ trong cuộc bầu cử tại Göteborg .

Điều bất ngời nhất là ở Malmö , Đảng Social Demokraterna đã nắm quyền quản lý trong 24 năm qua nhưng bây giờ vị trí đó đang lung lay có thể thay đổi . Kết quả của cuộc bầu cử đang giúp cho phe đối lập của Đảng Social là Alliansen nói rằng có thể họ sẽ tiếp nhận quyền lực nhưng để làm được việc này họ cần sự hợp tác với Đảng Sverige Demokraterna , điều mà họ không hề muốn.

Như đã nói trên vì kết quả bầu cử gần như đồng đều ở cấp Tỉnh/thành phố nên sẽ còn nhiều thành phố lớn khác của xã hội Thụy Điển bắt đầu thay đổi việc quản lý chính quyền.
Theo 8sidor.

Kết quả cuộc bầu cử Thụy Điển năm 2018

Như vậy là cuộc bầu cử Thụy Điển lớn nhất trong 4 năm qua đã kết thúc vào đêm hôm qua và ban kiểm phiếu đã làm việc cật lực suốt đêm để cho ra kết quả như sau :

Đảng Socialdemokraterna (Dân chủ Xã hội) chiếm : 28,4%

Đảng Moderaterna: 19,8%

Đảng Sverigedemokraterna (Dân chủ Thụy Điển) : 17,6%

Đảng Centerpartiet  : 8,6%

Đảng Vänsterpartiet : 7,9%

Đảng Kristdemokraterna: 6,4%

Đảng Liberalerna: 5,5 phần trăm

Đảng Miljöpartiet: 4,3%

Với kết quả này thì

Biểu đồ thống kê tỉ lệ các Đảng trong quốc hội Thụy Điển

*Liên minh De rödgröna :  bao gồm các đảng  ( Socialdemokraterna, Miljöpartiet và Vänsterpartiet) nhận được 144 ghế trong Quốc hội tương đương với tỉ lệ 41,2 %.

* Liên minh Alliansen : Moderaterna, Centerpartiet, Kristdemokraterna và Liberalerna nhận được 143 ghế trong quốc hội tương đương 40,9%.

* Đảng SverigeDemokraterna ( Dân chủ Thụy Điển) đã không hợp tác với bất cứ ai. Họ nhận được 62 ghế trong quốc hội tương đương 17,7%.

Điều này cho thấy rằng tuy rằng chính  phủ của thủ tướng Stefan Löfven có thể sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành Thụy Điển tuy nhiên thời gian tới sẽ càng thêm khó khăn vì kết quả này sẽ khiến cho các dự luật hay các đề nghị của chính phủ đương nhiệm khi đưa ra quốc hội Thụy Điển biểu quyết sẽ khó được thông qua vì không thể nắm đa số 51% . Vì thế nếu muốn được thông qua họ cần phải làm việc hợp tác với các Đảng khác như liên minh Alliansen hay đặc biệt là đảng SverigeDemokraterna

Mối liên hệ của chính phủ và quốc hội Thụy Điển

Phần 4 : Mối liên hệ của chính phủ và quốc hội Thụy Điển.

Ở nhiều quốc gia người ta thường nói đến Tam quyền phân lập nhưng ở Thụy Điển quyền lực tối cao tập trung vào quốc hội. Có nghĩa là quốc hội Thụy Điển sẽ nắm quyền lập pháp, hành pháp và chấp pháp. Trong đó chính phủ Thụy Điển chính là cơ quan hành pháp của Thụy Điển.

Người ta thường thấy Thủ tướng và các bộ trưởng phát biểu về các chính sách trên Tivi, báo đài mà không biết rằng các chính sách đó đều là do quốc hội Thụy Điển quyết định . Chính phủ Thụy Điển chỉ là người thừa hành các chính sách đó và tổ chức làm sao cho các chính sách đó được thực hiện một cách tốt nhất.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải hiểu rằng các chính sách hay các dự luật được đưa ra thường là từ chính phủ và được biểu quyết có thực hiện hay không là do quốc hội quyết định. Và thường các dự luật được đưa ra bởi chính phủ đều thông qua bởi nguyên tắc biểu quyết đa số có nghĩa là phải được ít nhất 175 đại biểu quốc hội đồng ý.

Nguyên nhân có thể hiểu được là vì Chính phủ Thụy Điển cũng được thành lập thông qua nguyên tắc biểu quyết đa số nên các chính sách của cơ quan này cũng sẽ được đa số ghế trong quốc hội thông qua.

Như ở trên đã rất ít khi các Đảng phái của Thụy Điển chiếm trọn được 175 ghế trong quốc hội nên họ cần phải liên kết với nhau để có được đa số phiếu ( 1 ghế của quốc hội tương đương với 1 phiếu khi biểu quyết) . Vì thế tại Thụy Điển chia ra làm 2 liên minh chính đó là :

Liên minh Đỏ Xanh(De rödgröna) gồm:

  • Đảng Xanh hay còn gọi là đảng Môi trường (Miljöpartiet ) (Mp) hiện nay chiếm 25 ghế.
  • Đảng Cánh tả (Vänsterpartiet) (V) hiện nay chiếm 19 ghế.

Liên minh (Alliansen) gồm:

Và vì thế khi 1 đảng của Thụy Điển đề nghị đưa ra 1 dự luật nào đó họ cần phải bàn thảo với các đảng liên minh của mình trước khi đưa ra biểu quyết trước quốc hội.  Nếu như họ không thuyết phục được các đảng liên minh của mình  hay các đảng của liên minh đối thủ phía bên kia thì đồng nghĩa dự luật đó cũng không thành lập và được thực thi.

Điều này cho thấy tính dân chủ của Thụy Điển rất cao vì các dự luật , chính sách của 1 đảng thể hiện ý chí nguyện vọng của 1 thiểu số người dân . Và nếu như các đảng này đưa ra dự luật hoặc chính sách này có thể thuyết phục được các đảng phái khác hoặc cũng không có thể thuyết phục được họ có nghĩa là họ thành công hay thất bại trong việc thuyết phục được đa số người dân Thụy Điển mà đại diện là các đảng, ghế trong quốc hội.

Cách thành lập quốc hội và lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

Phần 3 :  Cách thành lập quốc hội và lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

Trong bài viết này , CDV sẽ trình bày cách thành lập quốc hội và qui định lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

  1. Những ai được chọn vào quốc hội Thụy Điển ?

Quốc hội Thụy Điển được qui định có 349 ghế ( 349 người ) và được thành lập thông qua cuộc bầu cử với tỷ lệ đa số của các phiếu bầu . Điều kiện để 1 đảng có thể được vào quốc hội là đảng đó phải có ít nhất 4 % phiếu bầu của người dân.

Ví dụ dân số Thụy Điển có khoảng 9,4 triệu người và trong 1 cuộc bầu cử có 9 triệu người bầu cử tương đương với 100 % . Như vậy 349 ghế trong quốc hội đại diện cho 9 triệu người đi bầu và 4% phiếu bầu để có mặt trong quốc hội có nghĩa là đảng đó phải có : 360 000 phiếu bầu . Bên cạnh đó 4 % của 349 ghế tức là  : có 14 ghế trong quốc hội.

Ở Thụy Điển, người dân có thể tự do lập ra các đảng phái chính trị nhưng để được có mặt trong quốc hội đại diện cho người dân Thụy Điển thì cần phải tuân theo luật 4% này. Điều này nhằm hạn chế để quốc hội không có quá nhiều đảng trong cơ quan này bởi vì càng có nhiều đảng thì sẽ càng khó quyết định các chính sách khi biểu quyết.

Tại Thụy Điển tỉ lệ người dân đi bầu rất cao  . Vào năm 2010 người ta thống kê có đến 85% người dân đi bầu cho cuộc bầu cử quốc hội.  Càng nhiều người đi bầu thi điều đo sẽ càng tốt cho nền dân chủ  bởi vì những người không đi bỏ phiếu sẽ mất cơ hội để tạo sự ảnh hưởng và bên cạnh đó là quyền lợi của mình tronng xã hội Thụy Điển.

2.Cách thành lập quốc hội và lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

Quốc hội Thụy Điển được thành lập vào tháng 10 sau khi bầu cử với 349 người được gọi là Đại biểu hay nghị sĩ (ledamot). Những đại biểu này có thể là nam hoặc nữ từ khắp các vùng miền của Thụy Điển đại diện cho những tư tưởng khác nhau từ xã hội chủ nghĩa đến tư tưởng bảo thủ cũng như là đại diện cho ý chí , nguyện vọng của người dân Thụy Điển.

Quốc hội mới của Thụy Điển sẽ lựa chọn ra Chủ tịch quốc hội, người đại diện phát ngôn của quốc hội . Sau đó quốc hội sẽ thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của mình đó là quyết định các chính sách vận hành Thụy Điển thông qua thành lập cơ quan hành pháp là Chính phủ .

Và tại đây các Đảng phái chính trị cần phải hiểu rằng họ gặp nhau là để thảo luận và cùng hợp tác làm việc với nhau.

Chính phủ Thụy Điển đương nhiệm với thủ tướng Stefan Löfven và các bộ trưởng

Trong khi quốc hội Thụy Điển mới được thành lập thì thủ tướng của chính phủ cũ vẫn hoạt động bình thường. Nhưng nếu bất kỳ ai muốn chọn lựa thủ tướng mới sau khi bầu cử thì họ cần phải đưa ra đề nghị thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với thủ tướng đương nhiệm.  Nếu như tỉ lệ quá bán ( hơn phân nữa ) các đại biểu quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại thủ tướng đương nhiệm thì anh ta/ cô ta sẽ phải rời bỏ chức vụ đó.

Việc vận hành Quốc hội của Thụy Điển tuân theo luật bỏ phiếu đa số tức là quá bán.  Những dự luật khi đưa ra bỏ phiếu mà có tỉ lệ thiếu số tức ít hơn phân nữa thì phải chấp nhận thua cuộc ” goda förlorade” và để có được đa số phiếu thì các đảng phái chính trị đó cần phải xây dựng lại với đa số ghế ở quốc hội ở cuộc bầu cử tiếp theo.

Sau khi Quốc hội quyết định lựa chọn ra người trở thành tân thủ tướng tiếp theo thì người đó sẽ có thể đề cử các bộ trưởng .  Thủ tướng cùng với các bộ trưởng sẽ cùng nhau làm việc và được gọi đó là chính phủ.

Trên thực tế chính phủ của Thụy Điển thường có nhiều đảng cùng nhau hợp tác làm việc và đó được gọi là chính phủ liên minh. ( Koalitionsregering)

Cách thức bầu cử ở Thụy Điển

Phần 2 : Cách thức bầu cử ở Thụy Điển

Ở phần 1, CDV đã trình bày  những hiểu biết chung  về nền dân chủ ở Thụy Điển , trong phần 2 , CDV sẽ tiếp tục trình bày cách diễn ra bầu cử ở Thụy Điển :

Cuộc bầu cử Quốc hội, hội đồng thành phố và địa phương được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 9 mỗi 4 năm . ( 2014 , 2018.v.v). Những ai có quyền bầu cử ở 1 phần hoặc tất cả các cấp sẽ được nhận phiếu bầu thông qua đường bưu điện vài tuần trước bầu cử.  Phiếu bầu là chứng nhận để người dân được quyền đi bầu cử.  Bạn cần phải mang theo phiếu bầu này cùng với thẻ ID ( chứng minh thư) đến địa điểm bầu cử ( vallokalen) .  Ngoài ra bạn không cần phải đến đúng địa điểm bầu cử được ghi trên phiếu bầu mà có thể đến bất kỳ nơi nào ví dụ : thư viện, trường học …v..v nơi có gắn biển hiệu ” Här kan du förtidsrösta” vào ngày bầu cử.

Tại điểm bầu cử bạn sẽ nhận được 3 bao thư .  Trong mỗi bao thư bạn sẽ bỏ vào phiếu bầu của bạn  .

  • Phiếu màu vàng là bầu cho những người ứng cử vào Quốc hội .
  • Phiếu màu xanh là bầu cho những người ứng cử vào Hội Đồng Tỉnh/ thành phố.
  • Phiếu màu trắng là bầu cho những người ứng cử vào Hội đồng địa phương.

Bạn cần phải quyết định người thuộc  Đảng phái chính trị nào mà bạn muốn bầu trong 3 phiếu bầu đó bằng cách đánh dấu chéo vào ô vuông nhỏ trước tên của những người ứng cử . Trên mỗi phiếu bầu sẽ có tên của các Đảng mà bạn muốn bầu .

Ví dụ:

Bạn muốn bầu cho đảng Social Demokraterna (Đảng xã hội dân chủ hay người Việt còn gọi là Đảng hoa hồng ) thì trên phiếu bầu sẽ có tên Social Demokraterna và phía dưới có tên các người ứng cử của Đảng đó. Và bạn cần gạch chéo vào 1 trong những người đó, người nào mà bạn biết được đường lối chính sách của họ đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử phù hợp với điều bạn muốn thay đổi ở Thụy Điển.

Bạn không nhất thiết phải bầu cử cùng 1 đảng cho cả 3 cấp chính quyền : Quốc Hội, Tỉnh/ thành phố , địa phương. Bạn có thể bầu mỗi cấp những đảng khác nhau.

Hoặc nếu bạn cũng có thể chỉ bầu 1 cấp trong lần bầu cử đó. Ví dụ bạn chỉ muốn bầu cho cấp địa phương bạn sống vì bạn biết rõ người mà bạn định bầu và  không cần phải bầu cho cấp tỉnh hay cấp quốc hội vì bạn không quan tâm đến các cấp đó hoặc không có thông tin về đường lối chính sách của họ.

Ví dụ : Nếu bạn thấy ở Cấp quốc hội : đảng Social có chính sách tốt thì bầu cho họ , hoặc ở cấp địa phương (kommun) nơi bạn sống người điều hành đường nhiệm hoặc các ứng viên thuộc đảng Miljön điều hành tốt thì hãy bầu cho học vào cấp quản lý này.

Ban kiểm phiếu sẽ kiểm tra tư cách của cử tri trước khi cử tri bỏ phiếu bầu

Khi bạn hoàn thành việc chọn lựa các đại biểu và đặt các phiều bầu vào các bao thư hãy đến các bàn có người ngồi kiểm phiếu ở đó và xuất trình ID kort ( Chứng minh thư) và phiếu bầu của bạn. Người kiểm phiếu sẽ gạch tên của bạn trong danh sách người đi bầu và sẽ có người hướng dẫn bạn bỏ các thư  bầu vào  các thùng phiếu bầu ( Valurnor). Ở Thụy Điển , việc bạn bầu chọn cho ai sẽ được giữ kín thông qua các thùng thư bầu được che lại bởi các màn chắn.

Vào buổi tối khi tất cả mọi người đã bỏ phiếu hết, bộ phận kiểm phiếu trong nước sẽ bắt đầu đếm số phiếu và báo cáo kết quả cho Cơ quan bầu cử. Trên truyền hình, trong đài phát thanh và trên Internet, các nhà báo sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình thống kê lượng phiếu bầu cử cho các Đảng . Và thường vào lúc nửa đêm kết quả sẽ rõ ràng. Và tuần sau của cuộc bầu cử, các phiếu bầu sẽ được kiểm tra 1 lần nữa lại cho an toàn.

 

Những điều cần biết về cách tổ chức quốc hội và chính phủ trước bầu cử ở Thụy Điển

Những điều cần biết về cách tổ chức quốc hội và chính phủ trước bầu cử ở Thụy Điển (phần 1)

Nhân dịp cuộc bầu cử ở Thụy Điển sắp diễn ra vào ngày 9/9 năm 2018 sắp tới , CDV xin trình bày những kiến thức chung về hoạt động này để cộng đồng người Việt tại Thụy Điển có thể hiểu rõ hơn cách thức tổ chức và vận hành của 2 cơ quan này.

Phần 1 : Hiểu biết chung về quốc hội Thụy Điển

1. Khi nói về dân chủ chúng ta có thể chia ra về 2 dạng : dân chủ điều hành trực tiếp và đại diện dân chủ.

Dân chủ điều hành trực tiếp có nghĩa là tất cả các thành viên hay người dân có thể tham gia và quyết định các chính sách , nhu cầu xã hội thông qua biểu quyết mà chúng ta thường thấy qua các cuộc trưng cầu ý dân. Tuy nhiên hình thức điều hành dân chủ này sẽ tốn kém và chỉ hoạt động tốt ở những tổ chức nhỏ còn đối với việc vận hành cho cả 1 quốc gia thì khó có thể áp dụng . Vì thế mà Thụy Điển được vận hành theo hình thức dân chủ đại diện . Và cơ quan đại diện cho người dân Thụy Điển chính là quốc hội.

2. Cách thức vận hành của nền dân chủ đại diện ở Thụy Điển

Thông qua bầu cử người dân sẽ chọn ra người đại diện từ các Đảng phái chính trị, người này sẽ đại diện (nghị sĩ ở các nước phương Tây hay còn gọi là đại biểu tại Việt Nam ) cho ý kiến của người dân tại Quốc hội, các cấp chính quyền ở Tỉnh ( Landsting) và địa phương (kommun) . Tại đây những người đại biểu này sẽ cùng nhau đưa các quyết sách điều hành đất nước, tỉnh, địa phương ví dụ như : luật, nghị định .

3. Những người nhập cư mà vẫn chưa quốc tịch sẽ không được bỏ phiếu bầu cử cho người đại diện vào Quốc hội (Rikdag):

Mà thay vào đó họ chỉ được bỏ phiếu bầu ở cấp Hội đồng Thành Phố ( Landstingsfullmäktige) hoặc Hội đồng địa phương (kommunfullmäktige) với điều kiện họ đã định cư tại Thụy Điển ít nhất 3 năm trở . Với qui định này sẽ giúp cho những người thành niên tham gia và quyết định cách điều hành các chính sách của địa phương nơi họ sống .

4. Những người thuộc các đảng phái chính trị muốn trở thành Đại biểu , Nghị viên hay nghị sĩ ( Politiker ) sẽ đứng ra vận động tranh cử trước cuộc bầu cử bằng cách mô tả các chính sách họ thực hiện nếu họ được bầu chọn .

Và từ đó người dân sẽ bỏ phiếu chọn cho những đảng phái chính trị hay các đại biểu thuộc các đảng đó có đường lối chính sách mà người dân nghĩ rằng phù hợp với ý chí, mong muốn của họ nhất.

Ví dụ như đảng Social Demokraterna trong cuộc vận động tranh cử họ hứa rằng sẽ giảm thuế cho người về hưu . Và bạn đang ở tuổi về hưu, bạn nghĩ rằng chính sách đó tốt cho bạn thì bạn chọ họ.

Hoặc đảng Moderaterna hứa rằng nếu họ thắng cử họ sẽ giảm thuế cho người đi làm, tăng ngân sách cho giáo dục . Bạn đang là người đi làm và bạn cũng muốn con mình được nhận nền giáo dục tốt hơn thì hãy bầu cho chọ .

Hoặc đảng Sverige Demokraterna cho rằng họ sẽ trục xuất hoặc hạn chế những người tị nạn tại Thụy Điển . Bạn cho rằng họ cần làm thế để tốt cho Thụy Điển. Hãy bầu cho họ.

Đất nước này sẽ có luật pháp, chính sách vận hành như thế nào sẽ phụ thuộc và lá phiếu của bạn trong cuộc bầu cử tại Thụy Điển.

5. Những người đắc cử trở thành Đại biểu, nghị viên, nghị sĩ sẽ có trách nhiệm trước những cử tri ( väljare- người đi bầu, người bỏ phiếu)

Họ sẽ cố gắng thực hiện những chính sách mà họ đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử trước kỳ bầu cử ở Thụy Điển . Tuy nhiên trên thực tế không phải các đại biểu, nghị sĩ nào cũng thực hiện đúng hoặc làm được những gì đã hứa trước đó. Chính vì thế mà ở những lần bầu cử ở Thụy Điển sau đó, chúng ta những người dân, những người đi bầu sẽ cùng nhau đánh giá những gì mà họ đã làm trong bốn năm trước đó xem họ có làm đúng những gì đã hứa hay không .

Nếu những đại biểu hay nghị sĩ này thực hiện đúng những gì đã hứa thì chúng ta sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho họ như 1 tín hiệu nói với họ rằng : hãy tiếp tục làm những điều đó. Chính vì thế mà hãy nhớ rằng ở Thụy Điển, việc điều hành đất nước, xã hội trên thực tế là trách nhiệm của mỗi người dân , người đi bầu . Việc bầu cử ở Thụy Điển, và lá phiếu bầu cử rất quan trọng để loại bỏ những chính sách điều hành sai cũng như những người điều hành tệ hại cũng như chọn lựa những chính sách mà người dân cho là tốt cho cuộc sống của họ nhất.

Chào mừng quốc khánh và 7 điều có thể bạn chưa biết về Thụy Điển

6 tháng 6 hằng năm là ngày quốc khánh của Thụy Điển và dưới đây là 7 điều mà có thể bạn chưa biết về đất nước này:

Điều thứ 1:


Nếu để ý tên của người Bắc Âu nói chung hay Thụy Điển nói riêng người ta đều hay gặp nhiều người có họ tận cùng bằng từ “son” như : Andersson ,Jakopsson hay Jönsson . Nhưng ở Thụy Điển cũng có 20 họ phổ biến (efternamn ) mà không tận cùng bằng bằng từ “son” Ví dụ như : Lindberg (xếp thứ 18 trong danh sách các họ phổ biến ở Thụy Điển).
Ngoài ra Andersson là họ phổ biến nhất ở Thụy Điển với 235 299 người mang họ này.

Điều thứ 2 :

Tiếng Thụy Điển (Svenska) trở thành ngôn ngữ chính thống đầu tiên ở Thụy Điển vào năm 2009. Và kể từ đó các ngôn ngữ khác như : Tiếng Phần Lan (finska) , Jiddisch , meänkieli, romani chib , samiska được bảo tồn như ngôn ngữ thiểu số của Thụy Điển.

Điều thứ 3 :

Động vật nguy hiểm nhất ở Thụy Điển là con ong . Theo thống kê trung bình mỗi năm có khoảng 2 người chết vì dị ứng sau khi bị ong chích.

Điều thứ 4 :

Thụy Điển là nước đầu tiên trên thế giới cấm sở hữu trẻ con. Sau đó đạo luật này được ban hành để 53 quốc gia khác tuân theo và sau này được nâng lên thành đạo luật cấm buôn bán trẻ con.

Điều thứ 5 :

Sau khi Nelson Mandela ( lãnh tụ của phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và là tổng thống của Nam Phi) được trao trả tự do sau 28 năm bị cầm tù thì Thụy Điển là nước đầu tiên ông đến thăm. Và khi trở về đất nước mình Nelson Mandela đã trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.

Điều thứ 6 :


Thụy Điển là quốc gia có cáp treo dài nhất trên thế giới có khoảng cách giữa 2 cột treo gần nhau hơn bạn nghĩ. Nó có chiều dài 13 613 mét bắc ngang giữa 2 khu vực Örträsk và Menträsk ở Västerbotten. Để đi hết đoạn cáp treo này bạn phải mất 1 tiếng 45 phút.

Điều thứ 7 :

Người Thụy Điển rất thích uống cafe . Theo thống kê, trung bình mỗi người Thụy điển uống khoảng 3,2 cốc cafe đen mỗi ngày, đứng thứ 2 về số lượng cốc cafe được uống nhiều nhất trên thế giới . Đứng vị trí thứ nhất là người Phần Lan với số cốc trung bình uống mỗi ngày là 3,5 cốc

Congdongviet.se tổng hợp

Vị vua Thụy Điển căm ghét cà phê: đánh thuế cao, tịch thu cả cốc chén người dân thế nhưng gây tác dụng ngược

Đây là cách vị vua nước Thụy Điển đã làm để chứng tỏ sự căm ghét của mình với món cà phê

Với lượng tiêu thụ cà phê lên tới 18 pound/người (khoảng 8 kg/người) mỗi năm, Thụy Điển là một trong những quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới.
Cà phê đã thực sự trở thành một nét văn hóa đặc trưng cho quốc gia này. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng trong suốt chiều dài lịch sử của Thụy Điển.

Bắt đầu từ thế kỷ 18, một số vị vua đã bắt đầu cấm việc lưu hành cà phê. Và một vị vua Thụy Điển thậm chí còn đi xa hơn, khi ông tiến hành thực nghiệm trên hai gã tử tù để chứng minh loại đồ uống này độc hại cỡ nào.

đem cho tử tù uống cuối cùng bị kết quả ngược

Cà phê bắt đầu đặt chân tới Thụy Điển vào thế kỷ thứ 17, và người dân nơi đây ngay tức khắc mở rộng vòng tay với thứ đồ uống này. Nhưng nó lại không hề nhận được sự hoan nghênh từ các vị vua, khi họ cho rằng cà phê gây ảnh hưởng xấu tới người dân của họ.

Bắt đầu từ năm 1756, dưới triều đại vua Adolf Frederick, quốc gia này bắt đầu đánh thuế rất nặng lên việc nhập khẩu và tiêu thụ cà phê. Thậm chí những người uống cà phê không trả thuế sẽ bị… tịch thu cốc chén.

Cũng trong năm đó, cà phê đã bị cấm lưu hành tại Thụy Điển. Hoàng gia Thụy Điển bỏ ra rất nhiều nỗ lực trong việc hạ thấp loại đồ uống này, đồng thời khuyến khích người dân tiêu thụ những loại đồ uống khác.

Người dân Thụy Điển, đặc biệt là giới thượng lưu, những người có thể mua được các loại hạt cà phê quý hiếm, vẫn điềm nhiên tiếp tục sử dụng cà phê, bỏ ngoài tai những lệnh cấm vô lý.
Và rồi Gustav III lên nắm quyền điều hành đất nước. Là con trai của một người đã ban sắc lệnh cấm cà phê, ông tỏ rõ sự ghê tởm sâu sắc với nó và cho rằng nó rất có hại với sức khỏe con người.
Nỗ lực chống lại thứ đồ uống này được đưa lên đến đỉnh điểm khi ông bẻ khoa học theo ý mình nhằm chứng minh cho người dân thấy họ nên vĩnh viễn từ bỏ thói quen uống cà phê của mình.

Với một động thái gây ngỡ ngàng ngay với những nhà khoa học hiện nay, Gustav quyết định tiến hành thực nghiệm này trên các phạm nhân.
Ông tìm thấy hai phạm nhân mang tội giết người để tiến hành thực nghiệm. Cả hai người này đều đã lĩnh án tử, vậy nên vị vua đề nghị giảm án xuống chung thân, để họ có thể tham gia vào thực nghiệm.

Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: Uống cà phê và trà. Một người được yêu cầu uống ba ấm trà mỗi ngày, còn một người được yêu cầu uống lượng tương đương cà phê mỗi ngày.
Vốn nghĩ rằng mình sẽ sớm được thấy những tác hại của cà phê, nhưng trớ trêu thay, phạm nhân uống cà phê đã sống, và thậm chí còn sống lâu hơn Gustav.
Gustav qua đời năm 1792 sau một vụ tấn công tại Nhà hát Nhạc kịch Hoàng gia Stockholm, trong khi phạm nhân uống trà sống tới năm 83 tuổi, và phạm nhân uống cà phê còn thọ lâu hơn thế, tuy chưa xác minh rõ con số này là bao lâu.

Không chỉ mình Gustav, vua Phổ Frederick the Great cũng là người rất độc đoán với món cà phê này. Cấm cà phê chưa đủ, ông thậm chí còn cấm luôn việc rang xay cà phê và đưa cận thần xuống phố nhằm đánh hơi hương vị của loại đồ uống này.

“Cảm giác thật ghê tởm khi thấy người dân tôi ngày càng dùng nhiều cà phê. Ai cũng uống cà phê. Đã là dân Phổ, chúng ta phải uống bia.”

Thế nhưng, dù nỗ lực ngăn cấm đến đâu đi nữa, cà phê vẫn vượt qua mọi sự độc đoán để hòa mình đi khắp châu Âu. Riêng với Thụy Điển, mùi vị cà phê đặc trưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa đầy yên bình của quốc gia này.
Tham khảo: History.com

Kiến thức cơ bản cần biết khi định cư ở Thụy Điển

Nội dung trong các bài viết này mình sẽ đề cập đến các vấn đề mà nhiều người rất quan tâm :

1. Thủ tục khai báo cơ quan chính quyền khi vào Thụy Điển

2.Thủ tục xin cấp mã số cá nhân (personbevis) mà Việt nam gọi là : số chứng minh nhân dân.

3.Thủ tục xin nhập học SFI

4.Thủ tục xin gia hạn hay xin giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển

5. Thủ tục xin cấp quốc tịch

6. Thủ tục xin trợ cấp tiền học từ CSN

7. Các thủ tục khác….

Trước khi đi vào các thủ tục mình sẽ bắt đầu giải thích 1 số tên cơ quan chính quyền Thụy Điển có liên quan để các anh chị em hiểu rõ hơn sau này sẽ làm các thủ tục khác.

Trên tinh thần xây dựng và cung cấp thông tin đến cộng đồng không vì bất kỳ mục đích lợi nhuận nào khác nên mình mong muốn nhận được ý kiến đóng góp chân thành của đọc giả trong trường hợp các thông tin dưới đây có sai hoặc không chính xác. Mong nhận được sự hợp tác.

Khi bạn đặt chân đến Thụy Điển để định cư điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là :

1-ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU (link : skatteverket.se)

Tại sao phải đến Sở Thuế để làm việc này ?

Khi đến Thụy Điển định cư bạn cần phải đến cơ quan này tại địa phương để thông báo bạn đã đến để họ có thể cấp cho bạn mã số cá nhân ( gọi là personnumer gồm có 10 số theo cấu trúc sau : năm-sinh-thángsinh-ngàysinh-4 số đuôi) . Với 10 con số này bạn sẽ được các quyền lợi cơ bản như sau:

1. Được pháp luật Thụy Điển bảo vệ

2. Được đi học theo chương trình ngôn ngữ dành cho người di dân gọi tắt là SFI – mình sẽ giải thích sau.

3.Được khám bệnh và chữa bệnh theo qui định y tế Thụy Điển ( Việc này rất quan trọng vì nếu bạn không có 10 con số cá nhân (personnummer) thì chi phí khám và chữa bệnh sẽ khác hoàn toàn đấy nhé ! )

4. Các quyền lợi khác : như xin tiền trợ cấp con cái v.v…

Khi đến Sở thuế nhớ mang theo hộ chiếu và những giấy tờ mà chứng minh được là bạn được phép định cư hoặc tạm trú. Mang theo cả giấy kết hôn hoặc giấy khai sinh của các con, nếu bạn có những giấy tờ đó. Tùy thuộc vào từng vùng và thành phố mà quyền lợi và nghĩa vụ của bạn sẽ có khác 1 chút so với tỉnh khác.

Ngoài ra cơ quan này còn có các chức năng khác :

1. Khai báo khi bạn di chuyển chỗ ở

2.Xin đổi tên

3.Đăng ký kết hôn

Một số thủ tục trên bạn có thể thực hiện khai báo qua trang web mà không cần đế trực tiếp Sở Thuế qua đường dẫn sau:

https://www.skatteverket.se/

(Sẽ có bài hướng dẫn khai báo các thủ tục trên thông qua trang web ở các loạt bài kế tiếp)

2. GIẤY CHỨNG MINH ( LEGITIMATION hay ID-kort )

Như đã nói trên , khi bạn đã đến Sở Thuế khai báo thông tin thì họ sẽ cấp cho bạn cái gọi là ID-kort, trên đó sẽ có mã số cá nhân gọi là personnummer bao gồm 10 số. Bạn buộc phải có 10 con số này khi muốn sống và định cư hợp pháp trên đất Thụy Điển. Cũng giống như ở VN bạn phải có giấy Chứng Minh Nhân Dân ). Ngoài ra Thụy Điển cũng chấp nhận giấy phép lái xe như một ID-kort thứ 2 của bạn.

Tuy nhiên người dưới 13 tuổi thì không có thủ tục này.

Thủ tục xin cấp ID-kort

1. Phải đóng tiền lệ phí là 400 kr.

2. Thời gian khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

3.Khi đi làm thủ tục này : phải mang theo hộ chiếu, giấy phép tạm trú hoặc các giấy tờ có liên quan chứng minh bạn được cấp phép sống tại Thụy Điển.

3.QUĨ BẢO HIỂM XÃ HỘI (FÖRSÄKRINGSKASSAN)
Link trang web : https://www.forsakringskassan.se/

Khi nào bạn được số cá nhân thì hãy đến đăng ký tại Quĩ bảo hiểm xã hội. Hãy mang bản sao giấy phép cư trú khi bạn đến đăng ký. Bạn phải đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì mới được giúp đỡ để được những tiêu chuẩn bạn được hưởng. Ví dụ về một số trợ cấp về kinh tế từ Quĩ bảo hiểm xã hội:
1. Trợ cấp nhà ở (Bostadsbidrag) Trợ cấp nhà ở để giúp bạn có khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà. Nếu bạn không có nhà ở thì có thể xin trợ cấp nhà ở nếu bạn sống cùng các con của bạn. Điều quan trọng là bạn phải thông báo cho Quĩ bảo hiểm xã hội biết nếu bạn chuyển đi, nếu gia đình thêm người, tăng thu nhập hoặc tiền thuê nhà thay đổi. Nếu bạn nhận được trợ cấp nhà ở nhiều thì sẽ phải trả lại.
2.Trợ cấp trẻ em (Barnbidrag) Nếu bạn đăng ký ở Quĩ bảo hiểm xã hội thì sẽ được trợ cấp cho con dưới 16 tuổi và có giấy phép định cư. Tiền trợ cấp được trả tự động khi bạn đăng ký con mình vào Quĩ bảo hiểm xã hội.

3.Tiền hỗ trợ nuôi con (Underhållsstöd) Nếu bạn ly hôn và sống cùng con thì người cha/mẹ kia phải trả tiền hỗ trợ nuôi con. Nếu người cha/mẹ kia không trả được, thì bạn có thể được giúp đỡ của Quĩ bảo hiểm xã hội. Nếu người cha/mẹ kia bị chết, thì bạn có thể được hỗ trợ của Quĩ hưu trí.

4.Tiền nghỉ đẻ (Föräldrapenning) Gia đình với trẻ em dưới 8 tuổi được tiêu chuẩn nghỉ đẻ. Nếu bạn ở nhà để chăm sóc con bạn thì bạn được tiền nghỉ đẻ.

4.SFI – TIẾNG THỤY ĐIỂN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (SVENSKA FÖR INVANDRARE)

Khi bạn đến Thụy Điển , bạn được quyền tham gia khóa học SFI là khóa học ngôn ngữ Thụy Điển dành cho người di dân. Tất cả học phí và sách vở đều hoàn toàn miễn phí. Thời gian bạn được học tối đa hiện nay khoảng 600 giờ . Bạn buộc phải hoàn thành khóa học này để có thể tiếp tục được đi học ở các trường bình thường dành cho người dân Thụy Điển hoặc bạn muốn học nghề. Ngoài ra bạn muốn nhận được tiền học bổng từ cơ quan CSN thì bạn cũng buộc phải hoàn thành khóa học SFI này. Cho nên cố gắng hoàn thành SFI này nhanh càng tốt nhé ( Để sau đó vừa đi học vừa có tiền ? )

Hiện nay có rất nhiều trang web học SFI (các bạn có thể học ở link này:http://www.digitalasparet.se)

5.Sở lao động (ARBETSFÖRMEDLINGEN)

(link: www.arbetsformedlingen.se)
Đây là cơ quan có chức năng giới thiệu việc làm cho bạn khi bạn cần kiếm việc làm. Bạn cần phải đăng ký với cơ quan này để họ cử người theo dõi và giúp đỡ bạn trong việc tư vấn chọn nghề cũng như hướng dẫn bạn các thủ tục khác. Người này gọi là : handläggare. Khi đi gặp người này bạn nhớ mang theo tất cả các bằng cấp bạn từng học hoặc từng hoàn tất để họ có thể biết được khả năng của bạn và giúp bạn chọn công việc phù hợp.

6.CSN: Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cho việc học

(link : http://csn.se)
Đây là trung tâm giúp cho những bạn có nhu cầu học sau chương trình SFI tiếp tục học trung học, hay đại học. Điều kiện bắt buộc của trung tâm này hiện nay là bạn phải hoàn thành xong khóa học SFI và có giấy phép định cư vĩnh viễn tại Thụy Điển (Upperhållstillstånd). Hoặc trong 1 số trường hợp đặc biệt như bạn chưa có giấy định cư nhưng có con sinh tại Thụy Điển thì vẫn có thể làm đơn xin cứu xét.

Cách nhanh nhất và tốt nhất để làm đơn bạn truy cập vào trang web sau và tạo một tài khoản

7.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG MẪU GIÁO (FÖRSKOLA)

Trẻ em được đi nhà trẻ từ khi một tuổi, cho đến hết năm đủ tuổi đi học. Hãy đăng ký cho con bạn bốn tháng trước khi ngày bạn muốn con bắt đầu. Bạn hãy làm như sau để xin cho con bạn vào trường mẫu giáo công lập (kommunala förskolor): Hãy điền vào mẫu đơn mà có thể lấy từ phòng công dân trong trang (medborgarkontor) Bạn được thông báo khi nào có chỗ chống. Để được chỗ đó thì bạn phải nhận lời bằng cách trả lời vào thư trả lời theo thời gian nhất định. Nếu bạn không trả lời thì con bạn mất chỗ và đơn đăng ký chỗ bị hủy. Khi bạn được chỗ thì bạn phải gửi thông tin về thu nhập tới phòng kinh tế (Debiteringsenheten). Nếu bạn không làm việc này thì phải trả lệ phí cao nhất. Bạn cũng có thể đăng ký chỗ ở các trường dân lập. Đăng ký trực tiếp tại các trường mẫu giáo. Thông tin về các trường đó có tại Trường mẫu giáo công lập mở cửa các ngày thường, thứ hai – thứ sáu 06.15 – 17.30. Nếu cần thiết thì kéo dài đến 18.30. Tất cả trẻ em có quyền xin vào trường công lập, 15 tiếng mỗi tuần.

8.ĐĂNG KÝ VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG (GRUNDSKOLA)

Trẻ em mới nhập cư, ở độ tuổi 6 đến 16 phải đến phòng Mosaikskolan để đăng ký vào trường. It nhất một cha/mẹ hoặc người giám hộ phải đi cùng đứa trẻ. Trường phổ thông là bắt buộc với trẻ em từ 7-16 tuổi. Trẻ em và phụ huynh hoặc người giám hộ phải trình giấy chứng minh thư. Thẻ được phép cư trú do Cục di dân cấp cũng dùng được. Nếu bạn đi làm hoặc đi học thì con bạn được chỗ ở nhà sinh hoạt ngoài giờ (fritidshem). Tiêu chuẩn này dành cho trẻ em bắt đầu đi mẫu giáo cho đến khi 13 tuổi. Nhà sinh hoạt này mở cửa trước khi buổi học bắt đầu và sau khi buổi học kết thúc. Hãy hỏi trường học của con bạn xem thủ tục đăng ký chỗ như thế nào.

9.CỤC DI DÂN (MIGRATIONSVERKET)

( link : http://www.migrationsverket.se)
Cục di dân là cơ quan xét đơn của những người muốn cư trú tại Thụy điển, sang thăm, xin vào quốc tịch hoặc cần bảo vệ vì bị truy nã. Tại Cục di dân bạn được giúp về những việc:
• gia hạn giấy phép tạm trú (uppehållstillstånd)
• đăng ký quyền cư trú (uppehållsrätt)
• quốc tịch Thụy điển (medborgarskap)
• giấy thông hành (resedokument)
• hộ chiếu cho người vô quốc tịch (främlingspass)
• gia hạn giấy phép sang thăm (besökstillstånd)

Y TẾ (SJUKVÅRD)

Tất cả mọi người sống và đăng ký hộ khẩu tại Thụy điển đều có tiêu chuẩn hưởng dịch vụ y tế. Nếu bạn cần khám bệnh thì đầu tiên nên liên lạc với trung tâm y tế (vårdcentral). Bạn có thể tự chọn trung tâm y tế để đăng ký xin khám ở đó. Nếu bạn ốm và cần hỏi gì đó, bạn có thể gọi điện đến trung tâm tư vấn y tế (Sjukvårdsupplysningen). Ở đó có người y tá có thể cho bạn lời khuyên hoặc hướng dẫn bạn đến đúng nơi để khám chữa bệnh. Khi bị bệnh nặng và phải cấp cứu hoặc bị tai nạn thì bạn có thể đến phòng cấp cứu (Akutmottagningen). Hãy gọi đến 1177 trước khi đi, để được cố vấn nếu bạn có phải vào cấp cứu không. Nếu rất vội và nếu bạn cần xe cứu thương thì gọi đến 112. Tại www.1177.se bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về y tế ở Skåne. Ở đó bạn có thể tìm thấy các trung tâm y tế mà bạn có thể lựa chọn, được thông tin về các căn bệnh và các quyền lợi về y tế vv. Nếu bạn cần phiên dịch thì phòng y tế có thể dàn xếp. Bạn được quyền có người phiên dịch miễn phí. Trẻ em dưới sáu tuổi nên liên lạc với trung tâm chăm sóc trẻ em (barnavårdscentral). Ở đó họ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em và tiêm chủng. Ở đó bạn cũng được cố vấn về mọi việc và theo dõi về sự phát triển của con bạn. Phụ nữ mang thai được kiểm tra sức khỏe của mình và thai nhi tại phòng phụ khoa (barnmorskemottagning). Ở đó bạn được cố vấn về các vấn đề liên quan đến tình dục. Phòng phụ khoa cũng có cùng số điện thoại với ”Bác sĩ phụ khoa trực tiếp” (”Barnmorska direkt”). Xem dưới đây để dược các thông tin liên lạc. Khi bạn đi khám bác sĩ thì thường phải trả một lệ phí. Bạn có thể sưu tập vào thẻ chi phí cao(högkostnadskort). Bạn trả lệ phí nhiều nhất 1100:- trong một năm. Nếu bạn không đến khám như lời hẹn thì bạn phải trả gấp đôi tiền lệ phí. Tiền phạt này không được tính vào thẻ chi phí cao. Nếu bạn biết là không thể đi khám được theo giờ hẹn thì phải gọi điện hủy giờ trước 24 giờ

DỊCH VỤ NHA KHOA (TANDVÅRD)

Bạn có thể được tự chọn dịch vụ nha khoa tư nhân hoặc dịch vụ nha khoa nhà nước. Người lớn phải trả phần lớn tiền lệ phí dịch vụ. Một phần được được Quĩ bảo hiểm xã hội trợ cấp, nếu bạn đăng ký hộ khẩu ở khu vực đó. Trẻ em dưới 20 tuổi được dịch vụ miễn phí. Các cháu được kiểm tra thường xuyên từ lúc 3 tuổi. Nếu con bạn cần khám cấp cứu thì bạn tự gọi điện đến nha sĩ. Nếu cần dịch vụ cấp cứu thì trước tiên bạn hãy liên lạc với nha sĩ mà bạn thường hay gặp. Nếu bạn cần giúp đỡ vào buổi tối hoặc ngày lễ thì gọi điện đến 1177, để được thông tin của bác trực.

NHÀ Ở (BOSTAD)

Ở tất cả các tỉnh đều có phòng giới thiệu nhà ở tên là Boplats Syd. Bạn có thể xếp hàng ở đó để được thuê căn hộ. Họ xắp xếp theo thứ tự. Thời gian xếp hàng càng lâu thì cơ hội được căn hộ càng cao. Bạn có thể đăng ký trong trang web của Boplats syd hoặc tại văn phòng của họ. Bạn cũng có thể xin nhà ở qua mối quan hệ cá nhân hoặc liên hệ trực tiếp với các chủ nhà. Họ thường có những qui định riêng và các hệ thống bếp riêng.
Hộ khẩu (Folkbokföring) Hộ khẩu có nghĩa là nơi bạn đăng ký cư trú. Nhiều quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc bạn có đăng ký hộ khẩu hay không, và đăng ký ở đâu.

Dich vụ nha khoa của nhà nước (Folktandvården) Dịch vụ nha khoa của nhà nước là dịch vụ nha khoa do nhà nước thực hiện. Ngoài ra có dịch vụ nha khoa tư nhân do các công ty tư nhân thực hiện.

Lá thư từ Thuỵ Điển – quốc gia được mệnh danh “gần-như-hoàn-hảo”

Vì đâu Thụy Điển lại được coi là một trong những đất nước tốt nhất thế giới?

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Tôi đang ngồi trong văn phòng của mình ở thành phố thông minh Hammarby Sjöstad của địa hạt Stockholm . Hôm nay là ngày lễ bánh quế vòng của Thụy Điển . Mùi cà phê rang thuần vị, không hương liệu, cũng chả bơ, chả sữa tỏa ra từ căn bếp văn phòng. Trời đã chuyển sang những ngày Thu cuối và cái lạnh đã đến thành phố rất gần.

Đất nước này là nơi những công nghệ hiện đại nhất như thành phố thông minh Hammarby Sjöstad tồn tại song song bên những nét truyền thống lâu đời giản dị đến nực cười như ngày của chiếc bánh quế vòng, nơi đến hương cà phê cũng chả cần được làm màu và gió lạnh từ lâu đã trở thành thương hiệu quốc gia.

Cuộc sống Thụy Điển


Trong tiếng Thụy Điển có một từ mà bạn không tìm thấy từ hoàn toàn giống hệt trong tiếng Anh: “lagom” – không quá nhiều, không quá ít, vừa đủ. Một niềm tin cổ cho rằng từ “lagom” đến từ từ “laget om” có nghĩa là “vòng quanh cả đội”. Khi đó, những người Viking khi uống rượu thường uống từ một cái sừng rượu chung, mỗi người uống một ngụm rồi truyền sang cho người tiếp theo… Cứ thế, sừng rượu được chia đều cho cả nhóm và điều đặc biệt là, mỗi lần uống, mỗi người chỉ lấy được một ngụm vừa đủ, không hơn. Chiếc sừng rượu chung ấy đã mãi mãi đi vào lịch sử (hoặc truyền thuyết) nhưng ý thức hệ “lagom” thì còn tồn tại, thậm chí ăn sâu bám rễ vào xã hội Thụy Điển.


Người Thụy Điển rời sở làm lúc 4, 5h để dành thời gian bên gia đình và cho các sở thích cá nhân. Họ biết làm việc vừa đủ.

Cha mẹ Thụy Điển dù rất yêu con nhưng rèn thói quen cho con đi ngủ lúc 7, 8h tối để cha mẹ có thời gian cho nhau và cho riêng mình. Họ biết yêu vừa đủ.

Những thầy cô, cha mẹ Thụy Điển mong muốn con có thời gian chơi, ra ngoài trời và vận động thể thao. Họ chỉ mong con họ học vừa đủ.

“Lagom”, dù bị chỉ trích là làm giảm tính cạnh tranh và nỗ lực trong xã hội Thụy Điển nhưng lại được coi là tiền đề của một xã hội sống chậm, sống chất lượng và đặc biệt là sống yêu thương. Những chương trình phát triển bền vững, các hoạt động, công nghệ vì môi trường, chính sách nhập cư hào sảng, những vận động tăng cường bình đẳng (màu da, giới tính và cơ hội) và ngay cả một xã hội tôn trọng cộng đồng LGBT… là kết quả của một xã hội biết đủ cho mình, dành thời gian và sự quan tâm cho những người khác, những nhóm yếu thế hơn mình.

Trong khi các cường quốc khác nói chuyện dầu mỏ, kim ngạch xuất khẩu hay đồng tiền mạnh, Thụy Điển được gọi là “a humanitarian superpower”, cường quốc nhân đạo. Họ có thời gian quan tâm và yêu thương đến thế giới khi họ thấy đủ cho mình.

Một nghịch lý kỳ lạ xảy ra ở nơi đây, giữa một xã hội biết đủ, có một thứ không bao giờ đủ với người Thụy Điển. Ấy là ý tưởng!

Gillis Lundgren đứng trước thùng xe ô tô, trên tay ôm chiếc bàn gỗ cồng kềnh. Làm sao mà nhét được chiếc bàn này vào ô tô cơ chứ, cả Gillis lẫn người bạn đồng nghiệp đều nhìn nhau lắc đầu. Không, chắc chắn phải có cách chứ! “Giời ạ, tháo hết chân bàn ra và xếp 4 cái chân xuống dưới” Gillis nói. Câu nói đó là tiền đề tạo nên huyền thoại flatpack (đóng gói phẳng) của IKEA, thay đổi mãi mãi cách chúng ta mua đồ đạc. Gillis Lundgren là một trong những nhà thiết kế đầu tiên của IKEA, cha đẻ của chiếc giá sách Billy huyền thoại, vật dụng thậm chí còn được dùng làm Billy Index, chỉ số so sánh giá tiêu dùng của các quốc gia.

Thụy Điển đứng đầu trong danh sách các quốc gia tốt đẹp

Trong một khu ổ chuột Mỹ, bọn trẻ đang lắc lư theo điệu nhạc phát ra từ điện thoại, qua ứng dụng Spotify. Những sinh viên ngồi xe bus ở Hà Nội đang chơi Candy Crush. Những đoạn ghi âm được chạy đi chạy lại từ Ấn Độ đến Nam Phi trên SoundCloud. Và trước Viber hay Facetime, thế giới kết nối, yêu thương nhau qua Skype… 10% dân số châu Âu ngủ trên những chiếc giường IKEA, còn H&M nuôi mộng mặc đẹp cho những cô cậu bé thích mặc đẹp nhưng chả có nhiều tiền…

Những cái tên ấy xuất hiện rộng rãi và thay đổi cách chúng ta sống nhiều đến nỗi chúng ta sẽ bất ngờ khi biết chúng đến từ một đất nước nhỏ xíu, chỉ có 10 triệu dân ở tận cực Bắc. Và để có khoảng 10 thương hiệu toàn cầu thành công, tôi nói cho bạn nghe, đất nước 10 triệu dân này phải có hàng tỉ ý tưởng.

Thụy Điển đứng đầu trong danh sách quốc gia tốt đẹp (Good Country Index) thực hiện trên việc tổng hợp các thống kê của Liên Hiệp Quốc và Ngân Hàng Thế giới. Danh sách này nghiên cứu so sánh 162 quốc gia thông qua 35 tiêu chí khác nhau.

Vậy vì sao đất nước bé nhỏ, biết đủ này lại cần nhiều ý tưởng đến vậy? Bạn có thể không tin: Thời tiết khắc nghiệt đóng vai trò đặc biệt trong việc này.

Người Thụy Điển biết có những thực tế họ không thể thay đổi: Trời tuyết lạnh, không một loại cây lương thực nào có thể qua mùa Đông nơi đây và trời đổ tối lúc 3h chiều trong suốt mùa Đông. Ngạn ngữ Thụy Điển có câu: “Không có thời tiết tệ, chỉ có quần áo tệ”. Nghĩa là không có hoàn cảnh nào tệ, chỉ là bạn không có cái giải quyết tốt mà thôi. Và thế là ở đây, họ cố tìm giải pháp, thậm chí giải pháp tốt hơn và tốt hơn nữa cho hoàn cảnh họ được đặt vào.

Người Thụy Điển ít khi thể hiện cảm xúc. Tôi chưa từng nhìn thấy một người Thụy Điển nào khóc. Những người bạn Nam Âu của tôi bảo người Thụy Điển lạnh, không thể hiện cảm xúc bởi ở nước họ, việc bật khóc hay gào thét ở chốn đông người không đến nỗi “tuyệt chủng” như ở Thụy Điển. Nếu có lý giải nào cho chuyện này, tôi sẽ dùng lý giải rằng: người Thụy Điển đã quên mất cách kêu gào để than trách hay tìm sự giúp đỡ. Mùa Đông dài tối tăm, những ngôi nhà cách nhau cả dặm dạy họ cách bình tĩnh, tự tìm cách này hay cách khác giải quyết các vấn đề của mình.

Một ngày tháng 11/2016, một cơn bão tuyết tràn xuống Stockholm. Chưa có bất kỳ một sự chuẩn bị nào: Những chiếc ô tô chưa được thay bánh xe mùa Đông, những đôi ủng tuyết vẫn nằm im lìm trong kho, những công nhân lái xe dọn tuyết làm việc bán thời gian vẫn chưa vào mùa làm việc: Stockholm hỗn loạn. Hệ thống xe bus phải tạm ngừng hoạt động, bọn trẻ được nhà trường gửi về nhà, nhiều người lái xe ô tô phải bỏ xe lại trên phố và đi bộ về nhà. Chúng tôi, phần đông vẫn kẹt ở văn phòng mà chưa thể tìm cách về nhà.

“Ngày mai mọi chuyện lại ổn thôi,” một chị đồng nghiệp của tôi nói. “Chính quyền thành phố sẽ giải quyết nhanh gọn việc này”. Nhìn ra ngoài trời tuyết, những hàng xe ô tô bị bỏ lại trên đường và xe cào tuyết không thể di chuyển, tôi tự hỏi, chị ấy lấy đâu ra niềm tin mãnh liệt như thế vào chính quyền thành phố.

Vậy mà sáng hôm sau, chưa đầy 8 tiếng đồng hồ, tuyết vẫn rơi, nhưng đúng là giao thông đã thông suốt.

Mỗi khi căn hộ tôi ở có trục trặc gì về sưởi hay điện, tôi thường gọi đội sửa chữa của tòa nhà. Tôi để khóa ở chế độ đặc biệt để chìa khóa của đội sửa chữa có thể mở được cửa nhà tôi và tôi bỏ đi làm. Trong ngày, đội sửa chữa tới, mở cửa, sửa chữa rồi dời đi.

“Con không sợ họ lấy trộm thứ gì à?” mẹ tôi ngạc nhiên khi thấy tôi làm như thế. Không hề, bởi ở đây ai cũng làm thế. Tôi cũng như nhiều người Thụy Điển khác tin tưởng đội sửa chữa của tòa nhà, những người luôn làm việc chuyên nghiệp, đúng với uy tín của công ty mà họ đang đeo logo.

Thụy Điển là nước ít tham nhũng thứ 4 trong danh sách nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức minh bạch Thế giới năm 2016

Người dân tin vào chính quyền, người dân tin vào doanh nghiệp, người dân tin vào nhau… Để làm được điều này, xã hội Thụy Điển có hai tiền đề vô cùng quan trọng: Ý thức tự giác của người dân và một hệ thống điều hành minh bạch và liên kết cao của chính quyền.

Thụy Điển là nước ít tham nhũng thứ 4 trong danh sách nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức minh bạch Thế giới năm 2016.

Nếu như ở phần trước, tôi nói rằng đất nước này luôn khát khao ý tưởng mới thì một yếu tố mấu chốt giúp rất nhiều ý tưởng đó thành hiện thực, biến các cậu bé mê code thành các CEO của các start-up thành công, biến Stockholm thành thủ đô start-up mới của thế giới chính là một hệ thống minh bạch và một xã hội có niềm tin.

“Open Stockholm” là một chiến dịch của chính quyền thành phố Stockholm triển khai từ năm 2011 để biến Stockholm thành thành phố thông minh nhất thế giới. Chính quyền thành phố cam kết mở các database mà chính quyền thành phố có về giao thông, dân số, địa lý, môi trường, thông tin các tòa nhà… để các nhà khởi nghiệp có thể sử dụng để xây dựng các ứng dụng thông minh giúp ích cho công dân thành phố. Chiến dịch này đã mang rất nhiều ý tưởng thú vị thành các ứng dụng hữu ích như app tìm kiếm chỗ ngoài trời nhiều nắng để sưởi nắng (sử dụng database về thời tiết và địa lý) hay app giúp các bác tài xe tải kiếm chỗ đỗ và dỡ hàng (sử dụng database địa lý và giao thông).

Vậy đấy, một hệ thống xã hội ưu việt, một quốc gia công nghệ cao được xây dựng bằng niềm tin – nghe cũng chả khác mấy một câu đùa.

À, bạn có thể sẽ hỏi tôi là ai khi tôi viết bài viết này. Tôi không phải một người Thụy Điển. Tôi là một cô gái Việt Nam may mắn được gắn bó và yêu Thụy Điển, yêu những thiết kế tối giản và không gian Bắc Âu trắng bóc trên sàn màu gỗ phong. Và như tôi vẫn viết trong cuốn sách về tình yêu đa văn hóa của mình: Tôi yêu đủ nhiều để yêu thích việc quan sát, tìm hiểu điều gì làm nên một đất nước gần như hoàn hảo!

IKEA và HM là 2 thương hiệu hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực nội thất gia đình và quần áo thời trang

Tác giả các cuốn sách: “Yêu một cô gái Việt” và “Anh chồng Stockholm, người tình Paris và cậu bạn thân Bangkok”

* Đất nước gần như hoàn hảo: Tựa đề bài viết lấy cảm hứng từ tên cuốn sách “Những người gần như hoàn hảo – Sự thật về điều kỳ diệu Bắc Âu” (The Almost Nearly Perfect People – The truth about the Nordic miracle) của tác giả người Anh Michael Booth.