Category Archives: Đời sống

Chuyên mục chia sẻ các câu chuyện hay về cuộc sống, tấm lòng cao thượng hay những mẹo vặt , kiến thức thường thức cuộc sống cho những người xa xứ.

Những nét văn hóa đặc trưng của người Thụy Điển

Nếu bạn đang có ý định định cư tại Thụy Điển hoặc bạn muốn nhanh chóng hội nhập vào xã hội Thụy Điển thì việc tìm hiểu văn hóa của người bản địa là một điều hết sức cần thiết. Bởi vì chỉ khi hiểu được các giá trị văn hóa này thì bạn sẽ sống và hành động không khác lạ hoặc tách biệt với mọi người xung quanh. Ví dụ nếu như ở Việt Nam bạn lớn tiếng hoặc có thể đánh con nhỏ ở khu vực công cộng là bình thường thì nếu bạn thực hiện điều này ở Thụy Điển họ sẽ nhìn bạn giống như một cách cư xử thấp kém và thậm chí sẽ có người gọi điện thoại cho cảnh sát đến xử lý bạn.

Văn hóa Thụy Điển

Vì vậy trong nội dung hạn chế của bài viết này, CDV xin giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng cơ bản của người Thụy Điển để quí đọc giả có cái nhìn rõ hơn về dân tộc Bắc Âu này .

Cũng giống như những truyền thống của các dân tộc khác , Thụy Điển cũng có những truyền thống văn hóa đặc trưng về đời sống, ẩm thực và giao tiếp như :
1. Lễ đốt lửa vào giữa mùa hè gọi là midsommarfirande.
2. Lễ đốt lửa vào giáng sinh
3. Các món ăn ưa thích như : cua , mắm cá trích và rượu mạnh.
Trên đây chỉ là vài nét truyền thống văn hóa của người Thụy Điển . Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào các nét văn hóa khác .

Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng Thụy Điển hiện nay gần giống như 1 quốc gia hợp chủng quốc (có nghĩa là quốc gia có nhiều dân tộc chung sống với nhau) vì trong các giai đoạn lịch sử: đã có rất nhiều người từ các nước khác đã di dân đến Thụy Điển như : Phần Lan, Hungary, Nam Tư, Việt Nam , các nước Nam Mỹ và gần đây nhất là Trung Đông.

Người Thụy Điển là một dân tộc đã tồn tại lâu đời tại Bắc Âu nên họ cũng có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng , trên hết đó là những nét văn hóa trong cuộc sống hằng ngày, trong các hội họp và cả trong suy nghĩ.

1. Văn hóa Thụy Điển là bình đẳng : 

Nét đặc trưng nhất của người Thụy Điển chính là tinh thần và cách suy nghĩ bình đẳng . Họ quan niệm rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau trong tất cả các mối quan hệ : cha mẹ với con cái, cấp trên với cấp dưới, người hoạt động trong chính quyền với người dân (cảnh sát với dân thường..) , giáo viên với học sinh.

Con người quan hệ với nhau dựa trên sự tôn trọng và yêu thương nhau chứ không phải quị lụy hay sợ sệt vì bất cứ thế lực hay địa vị mà người đó đang nắm giữ.

Bên cạnh đó người Thụy Điển luôn tiên phong về sự bình đẳng giữa nam và nữ . Birger Jarl ( thống đốc thế kỷ 13 ) đã đưa ra luật về thừa kế cho người nữ và luật về tôn trọng phụ nữ ( người ta không được bạo hành với phụ nữ, người vợ trong gia đình). Có bao nhiêu quốc gia có luật như vậy vào thời điểm đó ? Đây cũng chính là niềm tự hào của người Thụy Điển.

2. Văn hóa Thụy Điển ” làm đúng cho chính nó – att göra rätt för sig” 

Điều này được phản ánh trong những điều đơn giản như chia nhau trả tiền một cách công bằng trong các quán ăn, quán rượu khi bạn họp mặt với bạn bè, người thân. Việt Nam chúng ta hay có 1 qui luật ngầm bất thành văn là :” ai mời thì người đó trả tiền” .

Nhưng ở Thụy Điển khi bạn được mời đến ăn uống thì sau đó bạn vẫn cùng người mời chia nhau trả tiền hóa đơn. Điều này khá tế nhị nhưng rõ ràng nó tạo nên một mối quan hệ sẽ bền vững hơn khi dính dáng đến tiền bạc.

3.Văn hóa Thụy Điển là “gần gũi với thiên nhiên”

Người Thụy Điển có thể nó là 1 trong những dân tộc yêu thích sự thân thiện với môi trường nhất trên thế giới với tình yêu động vật và thiên nhiên. Ở Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia chúng ta có ” quyền phổ quát” trong tự nhiên. Có thể hiểu điều này là con người cần phải tôn trọng và bảo về môi trường sống của tự nhiên , động vật hoang dã.

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng người bản địa Thụy Điển rất thích tìm kiếm những nơi ở sâu trong rừng tách biệt với các khu vực đông đúc dân cư . Hoặc bạn cũng có thể thấy rằng các thú vật hoang dã vẫn sống song song với người dân Thụy Điển khi đâu đó bóng dáng của những con nai sừng tấm vẫn ghé thăm các khu nhà của người Thụy Điển, hoặc sóc thỏ vẫn vui đùa ngoài hiên nhà.

4. Văn hóa Thụy Điển là ” đơn giản hóa các câu chào hỏi “

Nếu như ở Việt Nam bạn gặp một người lớn tuổi hơn thì bạn cần phải có thái độ chào hỏi 1 cách trịnh trọng thì ở Thụy Điển người ta lại cố gắng làm cho những hoạt động đó được tối giản và dễ dàng thực hiện như câu chào ” Tjena” hoặc 1 tiếng “hej” là đủ.

(lúc mới qua Thụy Điển mình cũng hơi bỡ ngỡ với cách chào hỏi đơn giản như vậy vì mình nghĩ nếu gặp ai đó mà chỉ phát âm ra tiếng “hây” thì thật mất lịch sự thậm chí ở Việt Nam người lớn tuổi đôi khi còn chửi …”mất dạy “…. :))

Nhưng rõ ràng việc tối giản cách chào hỏi sẽ giúp con người thân thiện hơn với nhau và dễ mở lời hơn . Đối với những người có học thức hoặc lớn tuổi thì việc chào hỏi trịnh trọng không có gì là khó khăn nhưng hãy nghĩ đến những đứa bé hoặc tuổi teen , lứa tuổi mà ở đó thường có những suy nghĩ ngông cuồng thì rất khó bắt chúng chào hỏi tử tế nên việc đơn giản hóa chào hỏi cũng là 1 cách giáo dục hay của người Thụy Điển , 1 là khiến người ta không ngại ngùng khi gặp nhau, 2 là tạo ra 1 khởi đầu vui vẻ để mở đầu 1 câu chuyện bất kể giữa lứa tuổi, vị trí nào với nhau.

5.Văn hóa Thụy Điển là ” uống nước nhớ nguồn ” ngay cả trong từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc sống

Không chỉ có người Việt Nam mới có quan niệm “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” mà người Thụy Điển cũng là 1 dân tộc rất tôn trọng ý nghĩa nhân văn của hành động nhớ ơn bất cứ điều gì mà người khác làm cho mình kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống .

Bạn sẽ thấy rằng người Thụy Điển nói từ ” tack” (cảm ơn) ” rất rất” nhiều lần trong cuộc sống hằng ngày, trong mọi hoạt động sống của họ.

Khi chúng ta mua sắm trong các siêu thị hoặc chúng ta tiếp xúc với các công nhân viên chức nhà nước , chúng ta và nhân viên đó sẽ cảm ơn nhau rất nhiều lần trước khi rời khỏi quầy , trước khi chia tay nhau.
Họ cảm ơn nhau lẫn nhau khi người mua trả tiền , người mua nhận lại hàng hóa và hóa đơn.

Lòng biết ơn này cũng là 1 trong những điển hình của nền văn hóa nước Anh khi nó là sự giao thoa văn hóa khi người Do Thái gốc Đức tị nạn đến Anh trong bối cảnh thế chiến thứ II đã nói rằng ” Bạn nên cảm ơn người soát vé trên xe buýt khi họ bán vé cho bạn và ngay cả khi họ soát vé xong rồi trả vé về cho bạn ”

6.Văn hóa Thụy Điển cũng là ký ức và nhận thức chung của chúng ta về cuộc sống ở Thụy Điển

Phải chăng những hình ảnh về những khu nhà tường gạch đỏ, mái dốc , cùng những khu rừng thông ven đường đã tạo nên hình ảnh 1 đất nước cổ kính trong tâm trí của mỗi người dân Thụy Điển dù rằng Thụy Điển là một trong những quốc gia có nền khoa học tiên tiến nhất nhân loại.

Những người bản địa nói rằng với họ khi nhắc đến các từ “Snoddas “, “en kran i Göteborgs frihamn en disig morgon”, “sommarhagens svängande trägrind”, “lucian med kronan och kaffe på sängen”
och “Allsång på Skansen” đều khiến họ có chung một cảm xúc tương tự.

Điều này khiến cho mình cũng nghĩ đến cảm xúc của những giá trị văn hóa nằm sâu trong tâm thức của người Việt Nam sống trên xứ người như : câu hát ru của mẹ hoặc khi nhắc đến 2 từ “quê hương”.

Sẽ còn rất nhiều những nét đẹp văn hóa khác của người Thụy Điển mà mình vẫn chưa thể liệt kê hết trong nội dung hạn hẹp của bài viết này. Đây là những điều hàng ngày mà chúng ta dường như quên đi thậm chí không bao giờ phản ánh . Qua bài viết này mình muốn nói lên rằng Thụy Điển là một đất nước xinh đẹp có không khí trong lành, những con người nơi đây thật sự là một dân tộc thân thiện dễ gần gũi  và tôi yêu họ biết bao !

Nếu như bạn thấy rằng cần tôn vinh những giá trị văn hóa khác mà bạn biết vui lòng hãy gửi mail hoặc tin nhắn về Congdongviet.se@gmail.com để chúng tôi tổng hợp và gửi đến cộng động trong những bài viết kế tiếp.

Nếu bạn thấy bài viết hay hoặc hữu ích đừng quên like và share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ thông tin đến cộng đồng.

Patriot – Cộng Đồng Việt tổng hợp.

TÂM SỰ CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT GỬI TỚI BẠN ĐỌC

Xin chào các bạn độc giả !

Lời đầu tiên CĐV xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nhièu bạn độc giả đã cùng đồng hành với CĐV qua nhiều năm tháng. Xin kính chúc các bạn và gia đình năm mới trần đầy sức khỏe và niềm vui, hạnh phúc. Do gần đây có một số việc khá đặc biệt, nên hôm nay CĐV chính thức gửi những lời tâm sự này tới các bạn .

Các bạn thân mến, các ban từng theo dõi rất nhiều bài viết trên CDV. Các bạn đã bao giờ hình dung đằng sau những bài viết này là gì chưa ạ? bác bạn đã từng thắc mắc ai đã viết những bài viết này? Vâng xin thưa các bạn là: Tất cả các bài viết mà các bạn được đọc hằng ngày là do nhóm biên tập tình nguyện của CĐV thực hiện.

1. Về nhóm biên tập này theo CDV nghĩ rằng họ quá tuyệt vời, quá xứng đáng được nhận những lời cảm ơn và sự trân trọng từ phía độc giả. Nhóm này hoạt động rất lặng lẽ, họ làm việc một cách cần mẫn, chăm chỉ và  hoàn toàn tự nguyện. Chưa bao giờ họ đòi hỏi bất cứ một quyền lợi: nhuận bút, lương, quà….Và bản thân admin cũng là thành viên của nhóm, bạn ấy thậm chí con tự bỏ tiền túi hằng năm, hàng tháng để bảo vệ, duy trì trang web này. Mỗi người đều khá bạn bịu với công việc, cuộc sống riêng, gia đình và con nhỏ. Nhưng họ đã không quản ngại khó khăn, thời gian để tìm hiểu, miệt mài viết các bài viết sao cho có hồn nhất đến với độc giả.

Các bạn sẽ thắc mắc tại sao nhóm lại làm vậy. Các bạn ơi ‘Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn’. Chúng ta là người Việt Nam sống nơi xứ người gặp gỡ được nhau đã là rất chân quý. Cuộc sống tuy còn khá vất vả nhưng mọi người đều cố gắng làm gì đó để đoàn kết nhau lại, xây dựng một cộng đồng người Việt lớn mạnh, văn minh hơn.  CDV muốn giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản nhất để các bạn có thể tự lo cho cuộc sống của mình nơi đất khách.

2. Mỗi bài viết đến tay bạn đọc đó không chỉ là những bài viết được đánh vội vàng trong đêm, trong lúc con ngủ hoặc thậm chí trong giờ giải lao của một ngày làm việc mệt mỏi của nhóm biên tập . Mà đó còn là: Mồ hôi công sức của cha mẹ, thầy cô, bao nhiêu tháng ngày rèn luyện. Là niềm đam mê, yêu nghề, nhiệt huyết cống hiến của cả một thế hệ không còn quá trẻ nơi đất khách quê người. Nó còn là sự kết nối cùng chung giống nòi của cái gì đó rất đỗi Việt Nam. Và nhiều hơn nữa nó là sự giao tiếp, sự tôn trọng và tính nhân văn giữ người với người.

Các bạn biết không mỗi một bài viêt được giới thiệu, nhóm biên tập đều hồi hộp chờ đợi phản ứng của bạn đọc. Các nút like, những bình luận, lời cảm ơn, những thắc mắc của các bạn gửi về nhóm biên tập là nguồn động viên rất lớn cho CDV. Từ đó nhóm biên tập có gắng tìm tòi hơn, chuyên sâu hơn để có được những thông tin chính xác hơn.

3. Gần đây có một số việc mà CĐV cảm thấy cần lên tiếng để lấy lại sự tôn trọng cho nhóm biên tập với những gì họ đã cống hiến.  Các bạn độc giả thân mến, các bạn đọc những bài viết các bạn có quyền like hay không like. Nhưng nếu có thể các bạn nên tặng cho tác giả 1 nút like hoặc một lời động viên. Vì CĐV biết tác giả đã mất rất nhiều thời gian công sức tìm tòi, viết lách mà những cái đó không một giá trị vật chất nào có thể so sánh được.

Các bạn oi! người Việt ở Thụy Điển chưa đến 20 ngàn người, nên theo CĐV thì hãy yêu thương đùm bọc lẫn nhau, đừng vì cái này cái khác mà phải làm tổn thương nhau. Có một số bạn gửi thư về CĐV hỏi về các quy định pháp luật gì ảnh hưởng đến lợi ích của người nhập cư. CĐV xin lỗi không trả lời những câu hỏi này vì nó đi ngược lại lợi ích của cộng đồng cũng như nguyên tắc của CĐV. Hoặc những công việc cố gắng như cài virus vào trang CĐV là những hoạt động không cần thiết,  tư duy cần được thay đổi.

Cuối cùng cũng là đáng buồn nhất mà CĐV muốn đề cập đến có một số bạn ( một số nhỏ thôi) viết thư về cho CĐV, nhận được sự tư vấn rất nhiệt tình và bổ ích nhung lại hạn chế gửi tới tác giả một lời cảm ơn. Các bạn có nghĩ rằng đó là sự thiếu tôn trọng nhóm biên tập hay không? Điều này đã làm cho nhóm biên tập thấy rất buồn. Các bạn đang sống tại một thời đại văn minh. Các bạn đi ra đường mua một ly càfe các bạn trả tiền nhận ly cafe từ người bán. Các bạn vẫn nói nhưng lời cảm ơn. – Đó là văn minh, là lịch sự là cách tôn trọng con người với con người.

Ở đây bạn nhận sự giúp đỡ miễn phí – nhiệt tình cua nhóm biên tập. Họ có thể tìm tòi câu trả lời cho bạn hết cả 1 đêm và các bạn CĐV nghĩ là quá hài lòng với những lời giải đáp mà các bạn lại thật thản nhiên không 1 lời hồi đáp. Hay các bạn nghĩ không mất tiền thì đó là những thứ không giá trị, không đáng được tôn trọng? Xin lỗi các bạn đó là cái tâm, sự nhiệt huyết của nhóm biên tập mà CĐV nghĩ các bạn dù có học cao đến đâu, trình độ gì đi nữa thì các bạn vĩnh viên không bao giờ chạm tới được.  Đây là lịch sự tối thiểu , là sự tôn trọng nhau trong giao tiếp giữa người với người. Nên cho dù có bận đến đâu đi chăng nữa thì các bạn cũng nên có lời tri ân đến tác giả.

Một số bạn này tự giới thiệu là trình độ học vấn cao này khác……….Xin lỗi các bạn, CDV không quan tâm các bạn học cao đến đâu, làm gì cái mà CĐV cần là bạn cần được giúp đỡ những gì? Vì với CĐV tất cả các bạn đều được hoan nghênh chào đón như nhau. Nhiều bạn độc giả dù không được đào tạo đại học, tiến sỹ danh giá nhưng các bạn ấy có được giá trị đạo đức nhân văn đến sâu thẳm tự đáy lòng mình.  Điều đó thật đáng trân trọng, là động lực cho nhóm biên tập cố gắng hơn. Cảm ơn tất cả các bạn luôn cổ vũ động viên CĐV, và cũng rất xin lỗi các bạn khi phải viết ra những dòng tâm sự này.

Biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ – đây chính là Văn hóa ‘cảm ơn’ nội dung mà CĐV sẽ giới thiệu đến các bạn trong thời gian sắp tới.

 

THÔNG TIN DU HỌC THỤY ĐIỂN (Phần I)

Du học không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam, đặc biệt là khi kinh tế ngày càng phát triển các gia đình có điều kiện đều mong muốn con em mình được tiếp cận một nền giáo dục tôt để có một tương lai vũng chắc bước vào đời. Trước đây mọi người chủ yếu tập trung du học tại Mỹ, Anh, Pháp, Úc….những nước có ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp…..Hiện nay thị trường du học đã mở rộng sang các nước khác như Thụy Điển là một điểm đến lý tưởng cho việc đầu tư vào tương lai.

Logo đại học Stockholm

 

Thói quen ngại tìm hiểu thông tin cộng với hạn chế về ngôn ngữ nên hầu hết các gia đình có nhu cầu cho con đi du học đều tìm đến các công ty dịch vụ để tìm trợ giúp. Hôm nay Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu khái quát về việc đi du học tại Thụy Điển để các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu thêm trước khi quyết đinh.

Thụy Điển là một đất nước coi trọng phát triển giáo dục, do đó Thụy Điển luôn mở rộng cho các du học sinh các nước đến giao lưu, học tập tại đất nước này. Để thực hiện các thủ tục du học bạn cần phải có những kiến thức sau:

I. Các dạng học, đào tạo được coi là du học tại Thụy Điển
1. Đào tạo các bậc thạc sỹ, tiến sỹ tại các trường cao đẳng và Đại Học trên cả nước – phổ biến
2. Đạo tạo hệ trung học – rât hạn chế vì chỉ áp dụng đối với một số trường hợp du học sinh được đào tạo tại các trường trung học quốc tế hoặc các học sinh xin theo dạng tỵ nạn.
3. Đào tạo khác: các khóa học ngắn hạn về tôn giáo, trao đổi học sinh, trường đại học quốc tế hằng hải ở Malmö, bổ sung chứng chỉ cấp đại học cao đẳng trở đi…….

II. Các đường link quan trọng:
1. Việc chọn trường chọn ngành nghề đào tạo là việc đầu tiên các bạn cần tìm hiểu. Đường link dưới đây có tất cả các trường đại học cao đẳng trên toàn Thụy Điển với các ngành nghề các khóa đào tạo khác nhau. Các có thể tự do lựa chọn . https://studyinsweden.se

2. Bạn cũng có thể lựa chọn các ngành nghề học bằng cách lập tài khoản và đăng nhập vào link sau: https://www.universityadmissions.se/intl/start

3. Khi đã chọn được trường mình thích, ngành nghề mình sẽ học ban vào thẳng đường link của trường
ví dụ như trường đại học Lund là một trường khá nổi tiếng của Thụy Điển: https://studyinsweden.se/university/lund-university/            Khi vào link này rồi bạn sẽ chọn ngành nghề để đăng ký học, xem thông tin khóa học ( thời gian, địa điểm, ngôn ngữ giảng dạy, học phí….)

4. Cục di trú Thụy Điển để xin visa du học https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Studera-i-Sverige/Universitet-och-hogskola.html

III. Thủ tục nộp hồ sơ nhập học tại các trường đại học

Bước 1. Thi lấy chứng chỉ Tiếng anh. Các bạn muốn đi du học ở 1 đất nước khác thì các bạn phải có ngoại ngữ. Ngày nay tại Việt Nam có khá nhiều trường ngoại ngữ luyện thi các chứng chỉ tiêng anh quốc tế để thực hiện đi du học. Các bạn đã tham khảo trườnng và khóa học mình cần học thì trên web của trường đã ghi rõ yêu cầu về trình đọ ngoại ngữ như nào. Bạn lấy đó làm mục tiêu phấn đấu để đạt được yêu cầu.

Bướic 2. Khi đã có chứng chỉ tiếng Anh. Các bạn có thể gửi hồ sơ về bạn tuyển sinh của trường hoặc nộp đơn online tại trang https://www.universityadmissions.se/intl/start. CHú ý bạn phải scan chứng chỉ tiếng anh, học bạ cấp 3, hộ chiếu, và các bằng cấp này phải được dịch + công chứng. Các tài liệu khác liên quan được trường yêu cầu. Đơn phải được gửi cho Ban tuyển sinh trường đúng thời hạn Và đóng lệ phí nộp đơn.

Bươc 3. Nếu bạn được chấp nhận học, bạn sẽ phải nộp học phí cho trường trước khi nhập học (tùy theo trên đơn bạn yêu cầu trường học lo chỗ ở cho bạn thì các khoản đóng cho trường sẽ cao hơn nếu tự túc ăn ở. Các quy định về lệ phí ăn ở sẽ được trình bày tại phần dưới.

Bước 4. Mở tài khoản quốc tế tại 1 ngân hàng, tài khoản này có thể dùng để giao dịch quốc tế. Thanh toán học phí, và trong tài khoản phải có một số tiền nhất định đủ đảm bảo cuộc sống sinh viên cho bạn tương ứng với sô tháng bạn sẽ học tập tại Thụy Điển.

Bước 5. Tiến hành hồ sơ xin visa du học tại Đại sứ quán Thụy Điển ở Việt Nam hoặc nộp đơn online tại website của Cục di trú. Phần này sẽ hướng dẫn cụ thể sau.

Bước 6. Đặt vé máy bay và chưẩn bị hành trang du học.

Bước 7. Đặt chân đến Thụy Điển phải liên lac ngay với Ban hỗ trợ sinh viên của trường để đươc trọ giúp. Bạn cũng có thể tự vào website của trường để tìm hiểu thêm.

Bước 7. Nhập học – phấn đấu cho tương lai (Các bạn đừng quên theo dõi trang web của CĐV để biết thêm về đời sống xã hội Thụy Điển)

Trong phần sau CĐV sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn về quy định của luật Thụy Điển về điều kiện tối thiểu cho 1 sinh viên sinh sống ở Thụy Điển như thế nào. Để gia đình bạn có thể chuẩn bị kinh phí đảm bảo cho việc học của bạn. Kèm theo đó là hồ sơ hướng dẫn xin visa du học tại Thụy Điển.

LUCIA – ngày lễ thánh Lucia

Hôm nay ngày 13 tháng 12 là ngày lễ thánh Lucia ( một vị thánh của giáo hội công giáo La mã) tại các nước Kito giáo – đây là một truyền thống lâu đời của những nước này.

Lễ thánh Lucia xuất hiện từ những năm đầy thế kỷ 13 từ bán đảo Sicilia. Những phát hiển mạnh mẽ nhất từ thế kỷ 19.

Lucia xuất phát từ tiếng Latinh có nghĩa là Lux – ánh sáng.

Một vị thánh của giáo hội công giáo La mã.

Theo quan niệm của người xưa, ngày 13 tháng 12 là ngày tăm tối, nguy hiểm nhất trong năm của các nước vùng bắc bán cầu.

Họ cho răng trong ngày này vạn vật siêu nhiên đểu biết giao tiếp với nhau, phù thủy thường hóa phép hại người, thú vật cũng giao tiếp được với con người.

Do đó vào ngày này đêm dài nhất trong năm, việc đi ra ngoài dễ gặp nguy hiểm nhất, mọi người thường thắp sáng, chuẩn bị cho lễ noel và thú vật được thêm đồ ăn hơn những người bình thường khác.

Lễ thánh này đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhiều nước đặc biệt là ở Italia và Thụy Điển từ những năm đầu thế kỷ 19. Đến nay đã lan rộng ra nhiều nước trên thê giới trong đó có cả Mỹ.

Tại Thụy Điển đây là lễ thánh quốc gia theo xu hướng hiện đại, Thụy Điển cũng thắp nến nhưng xuất hiện đoàn tàu Lucia gồm các cô gái mặc váy trắng vừa đi vừa thắp nến vừa hát trong đêm tối để xóa tan bầu trời u ám, mang lại ánh sáng và sự ấm áp. Tùy theo vị trí của đoàn tàu mà các cô gái có trang phuc khác nhau.

Người đi đầu luôn là người quan trọng nhất. Cô gái này có váy trắng, một dải dây đỏ thắt nơ quanh eo, đầu đội vương miện thắp nến, hai tay chắp trước ngực.

Vị trí đó được gọi là Lucia – người truyền ánh sáng đến nhân gian trong ngày tối tăm này.

Từ truyền thống này của Thụy Điển các nước khác cũng xuất hiện hình thức tổ chức theo đoàn tàu Lucia để chào mừng lễ thánh Lucia

Các bài hát truyền thống của toàn tầu Lucia là: Luciasången, Goder afton i denna sal, Goder morgon i denna sal, Lusse lelle, Staffansvisan…..

Mời quí đọc giả thưởng thức ca khúc truyền thống của Thụy Điển trong ngày lễ này :

Các học bổng Thụy Điển 2019/2020 cho chương trình master có áp dụng cho du học sinh Việt Nam

Tin vui cho các bạn du học sinh Việt Nam đang muốn tìm học bổng để du học tại Thụy Điển trong năm 2019 và 2020 là Thụy Điển sẽ cấp khoảng 470 học bổng về giáo dục bậc đại học Thụy Điển. Trong đó có có 1 chương trình với khoảng 300 học bổng áp dụng cho 34 quốc gia áp dụng cho cả Việt Nam.
Dưới đây là các thông tin về ngành học mà Thụy Điển sẽ cấp học bổng đào tạo và thời gian để các bạn apply cũng như cách apply :

1. Thông tin chung
Học viện Thụy Điển ( The Swedish Institute – SI) đang tổ chức chương trình Swedish Institute Scholarships for Global Professionals (SISGP) , là một chương trình học bổng mới để thay thế cho chương trình Swedish Institute Study Scholarships (SISS).

Trong đó SISGP sẽ cung cấp học bổng cho một số lượng lớn các ngành học bậc Master sẽ bắt đầu vào mùa thu 2019.

Dưới đây là danh sách các ngành học sẽ được cung cấp học bổng theo chương trình này :
Link download : danh sách ngành được cấp học bổng

1. Chương trình này sẽ bắt đầu nhận đơn apply tại địa chỉ website universityadmissions.se vào giữa 16 tháng 10 2018 cho đến hết hạn là ngày 15 tháng 1 năm 2019.
2. Duyệt đơn theo chương trình SI sẽ diễn ra từ 4 đến 14 tháng 2 năm 2019.

Trong đó ước tính sẽ có khoảng 300 hoc bổng dành cho các nghiên cứu bậc Master toàn thời gian tại Thụy Điển bắt đầu từ học kỳ mùa thu 2019 . Theo thông thường thì 1-3% đơn xin sẽ được nhận học bổng SISGP.

Trong học bổng này sẽ bao gồm các khoản chi phí sau :

1. Trả học phí trực tiếp cho các trường đại học Thụy Điển.
2. Chi phí chỗ ở khoảng 10000 kr/tháng
3. Tài trợ cho du lịch 15000 kr *
4.Bảo hiểm tai nạn và sức khỏe.
5. Trở thành thành viên của The SI network for future Global Leader (NFGL) – đây là một nền tảng để phát triển chuyên nghiệp và xây dụng mạng lưới khi bạn ở THụy Điển
6. Trở thành thành viên của the SI Alumni network sau khi bạn nhận học bổng – đây là một nền tảng để giúp bạn tiếp tục làm việc và phát triển hơn nữa sau khi học.

* : Khoảng tài trợ du lịch chỉ thanh toán một lần cho toàn bộ thời gian nghiên cứu. Khoảng tài trợ này không áp dụng cho các sinh viên đang ở Thụy Điển.

Học bổng này không bao gồm :
1. Chi phí di chuyển cho các thành viên trong gia đình của du học sinh
2. Lệ phí xét tuyển đại học

Thời hạn của học bổng

Học bổng này dành cho các chương trình thạc sĩ một năm hoặc hai năm toàn thời gian, và chỉ được trao cho các chương trình bắt đầu trong học kỳ mùa thu. Học bổng được cấp cho một năm học (hai học kỳ) tại một thời điểm. Nó sẽ được gia hạn cho các chương trình dài hơn hai học kỳ, với điều kiện là học sinh đã vượt qua các khóa học / tín chỉ của mình.

Thời gian nhận học bổng không thể thay đổi hoặc gia hạn quá thời gian nhận học bổng, cũng không thể chuyển học bổng sang chương trình học khác ngoài chương trình thạc sĩ được trao.

Sự cạnh tranh cho học bổng SI rất cao. Chúng tôi khuyên bạn cũng nên tìm kiếm các cơ hội học bổng khác từ chính phủ của bạn, từ các tổ chức ở nước bạn hoặc từ các trường đại học Thụy Điển.

Các ứng viên của học bổng :

Chúng tôi đang tìm kiếm chương trình Học bổng dành cho Chuyên gia Toàn cầu (SISGP) của Viện Thụy Điển là một phần của chương trình giải thưởng quốc tế của chính phủ Thụy Điển nhằm mục đích phát triển các nhà lãnh đạo toàn cầu, những người sẽ đóng góp cho Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững.

Nó được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Thụy Điển và được quản lý bởi Viện Thụy Điển (SI).

Chương trình cung cấp một cơ hội duy nhất cho các chuyên gia toàn cầu để phát triển chuyên nghiệp và học thuật, trải nghiệm xã hội và văn hóa Thụy Điển và xây dựng mối quan hệ lâu dài với Thụy Điển và với nhau.

Mục tiêu là để cho phép những người có học bổng đóng vai trò tích cực trong sự phát triển tích cực của các xã hội nơi họ sinh sống.

Ứng viên lý tưởng là những chuyên gia trẻ đầy tham vọng có trình độ học vấn, thể hiện công việc và kinh nghiệm lãnh đạo, tham vọng tạo ra sự khác biệt bằng cách làm việc với các vấn đề góp phần phát triển công bằng và bền vững ở nước họ trong một viễn cảnh dài hạn và ý tưởng rõ ràng về cách nghiên cứu chương trình tại Thụy Điển sẽ có lợi cho đất nước của họ. Ưu tiên sẽ được trao cho các ứng viên có nền tảng chuyên môn mạnh mẽ và phù hợp và thể hiện kinh nghiệm lãnh đạo.
(còn tiếp)

Nếu bạn thấy hay hãy like và share để giúp thông tin này đến được với những du học sinh Việt Nam đang tìm kiếm cơ học được học tập và sinh sông tại Thụy Điển.

Hướng dẫn xem các chương trình truyền hình Việt Nam cho kiều bào ở Thụy Điển

Không chỉ quan tâm đến các vấn đề luật pháp, xã hội mà đời sống giải trí cũng là một trong những nội dung congdongviet.se mong muốn hỗ trợ để giúp cho cộng động mình ở Thụy Điển ngày một phát triển lành mạnh, hòa nhập vào xã hội Thụy Điển nhưng vẫn bảo tồn bản sắc dân tộc.

Do vậy trong nội dung bài viết này, CDV sẽ giới thiệu và hướng dẫn đến các quí đọc giả các cài đặt các chương trình xem các chương trình tivi ở Việt Nam như : VTV1, VTV3 , HTV7 , HTV9 , THVL, hoặc các kênh bóng đá K+ .

Dưới sự phát triển của công nghệ viễn thông thì hiện nay các điện thoại thông minh như Samsung, LG, Sony v.v rất dễ cài đặt các phần mềm để xem các chương trình truyền hình kể trên. Điều quan trọng là quí đọc giả cần trang bị cho mình 1 cái điện thoại mạnh có màn hình to càng tốt và đường truyền Internet ít nhất 50 mb/s trở lên thì khi xem các chương trình sẽ không bị giật hoặc lag.

Các app (phần mềm ) liệt kê dưới đây sẽ giúp quí đọc giả xem các đài truyền hình dễ dàng. Nguyên tắc chung là các bạn hãy vào Google Play để tìm kiếm các app này hoặc nếu không có thì có thể nhấp chuột trực tiếp và các link đính kèm trong phần hướng

1. Chương trình : VTV go

Link tải app tại đây : https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.vtv.vtvgo&hl=en
Đối với quí đọc giả dùng ipad, iphone thì vào appstore và điền từ khóa : VTV go để download hoặc nhấp chuột vào link sau : VTV go

Phần mềm xem các chương trình VTV việt Nam

Vì đây là phần mềm chính hãng nên rất dễ cài đặt nhưng hạn chế là chỉ xem được các đài của VTV .
Nếu bạn muốn xem thêm các kênh khác thì hãy tiếp tục tham khảo thêm các app (phần mềm ) dưới đây.

2. Chương trình Viet Mobi TV 2018
Trang chủ : https://www.vietmobitv.com/

Viet Mobi TV với khả năng hỗ trợ người dùng xem miễn phí nhiều kênh truyền hình Việt Nam, Quốc Tế, nghe FM Radio… Đặc biệt, ứng dụng có trên 100 kênh chuẩn truyền hình chuẩn SD & HD.

Link download : http://bit.ly/viet-mobi-tv

*Hướng dẫn cài đặt xem trên điện thoại, tablet, tv box Android:


  • Tải file APK cài đặt về máy theo link bên dưới.
    link tải : Viet Mobi TV

  • Nhấn vào “download” file đã tải phần mềm về để cài đặt.
  • Nếu không tìm thấy hãy dùng phần mềm quản lý file” file manager”  trên máy để tìm , thường nó nằm trong thư mục ” download” và sau đó nhấn vào file đã tải về để cài đặt.

  • Vui lòng bật chế độ cho cài file APK trong phần cài đặt của máy.
  • Mở ứng dụng Viet Mobi TV lên và sử dụng.

    Nếu bạn thấy hay hãy bấm like và share để ủng hộ trang web congdongviet.se nhé !

7 điều cần biết về định cư Thụy Điển theo diện đầu tư, hợp tác đầu tư

Ngoài 2 diện định cư theo hôn nhân và hợp tác lao động thì Thụy Điển còn có 1 dạng định cư nữa là đầu tư. Con đường định cư Thụy Điển theo diện đầu tư thích hợp cho những ai có nguồn kinh tế khá giả, muốn vươn ra phát triển ngoài Việt Nam. Bên cạnh đó đầu tư cho tương lai không chỉ cho bản thân mình mà còn cho gia đình . Nhất là cho thế hệ sau tiếp thu và phát triển trên một nền văn minh, văn hóa khác.
Tuy nhiên định cư Thụy Điển theo diện hợp tác đầu tư cũng tồn tại một số vấn đề mà người đầu tư cần phải chuẩn bị tinh thần và kiến thức trước khi dấn thân vào con đường này. Dưới đây CDV xin trình bày về vấn đề này cho quí đọc giả tham khảo :


1. Mức sống và giá trị đồng tiền của Thụy Điển so với Việt Nam như thế nào ?

Nếu bạn muốn định cư theo diện đầu tư thì vấn đề lớn nhất bạn cần quan tâm chính là chuẩn bị nguồn kinh tế và dự trù nó sao cho đủ để bạn có thể sống và làm việc đến khi hòa nhập cũng như có được quốc tịch Thụy Điển.

So với mức sống bình quân ở Việt Nam thì giá cả hàng hóa, thực phẩm của Thụy Điển cao hơn từ 2,5 đến 3 lần. Nói 1 cách đơn giản là bạn cứ lấy giá 1 một mặt hàng ở Vn nhân lên 3 thì sẽ ra giá ở Thụy Điển.

Tuy nhiên sự so sánh này chỉ mang tính tương đối vì cũng có 1 số mặt hàng thực phẩm cũng ngang bằng hoặc đôi khi có chương trình giảm giá thì rẻ hơn Việt Nam . Ví dụ như thịt gà, thịt heo hoặc thịt bò ở Thụy Điển thì:

+ thịt gà (đùi gà) chỉ khoảng 75 000 vnd/kg hoặc gà đông đá nguyên con thì khoảng (55000 -60 000 vnd/kg)

+ thịt bò thường (tùy loại thịt ) trung bình từ 300 000 vnd/kg

Bên cạnh đó chính phủ cũng tính ra được mức sống tối thiểu của 1 người Thụy Điển là 135 kr/ngày (tương đương với 350.000 vnd/ngày) (chưa tính chi phí nhà ở)

Về nhà ở thì giá nhà ở Thụy Điển phụ thuộc vào vị trí (thành phố lớn, tỉnh , hoặc thị trấn ) hoặc loại nhà. Ở đây CDV sẽ đưa ra giá trung bình của 1 tỉnh tương đối phát triển để quí đọc giả dễ hình dung:

Giá nhà Villa ở Thụy Điển (tạm dịch là nhà có sân vườn riêng ) : thấp nhất 4 tỉ VND / (100 mét vuông diện tích ở + 500 m2 sân vườn) …nếu ở những thị trấn có thể rẻ hơn.

Giá nhà chung cư : 35 triệu vnd/m2

Giá nhà thuê : trung bình 13 triệu vnd/tháng cho nhà 2 phòng 50 m2 , 16 triệu vnd/ tháng nhà 3 phòng 80 m2.

Chú ý : Luật pháp Thụy Điển không cho phép nơi kinh doanh, văn phòng kinh doanh là nơi ở. Nếu định cư theo diện kinh doanh thì bạn cần chú ý điều này.

2. Giá cả về mặt bằng kinh doanh

Vì đây bạn muốn định cư theo diện đầu tư nên việc đặt số tiền đầu tư mới là vấn đề quan trọng nhất.

Nếu như bạn ở 1 thành phố nhỏ thì số vốn đầu tư là không lớn.

Tùy theo bạn đầu tư ngành nghề gì, diện tích to hây nhỏ, nhân viên nhiều hay ít.

Giá thuê mặt bằng ở 1 thành phố nhỏ cỡ 50.000 dân của Thụy Điển khoảng như sau: thuê mặt bằng trong trung tâm thương mại là 1000 kr = 2,5 triệu vnd/m vuông.

Nếu thuê ở ngoài thi tuy theo vị trí mà có giá từ 5- vài chục nghìn kr/m vuông. Tiền thuê nhân viên trung bình khoảng từ 20.000-25.000 thụy điển.

Nếu như bạn thuê nhà ở thành phố lớn như Stockholm, malmö, hay Göteborg thì mọi thứ là giá gấp vài lần, tiền lương cũng sẽ cao hơn các tỉnh nhỏ lẻ khác.

3.NGoại ngữ:

Người để được cục di trú cấp visa đầu tư thì bạn phải có vốn ngoại ngữ tiếng anh, tiếng thụy điển hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác liên quan đến lĩnh vực bạn đầu tư hoặc hợp tác với các công ty kinh doanh đối tác.

4.Lựa chọn ngành nghề đầu tư:

Đây là câu hỏi chính của bạn. Hiện nay người Việt ở Thụy Điển sinh sống chính bằng mở nhà hàng, tiệm nail, tiệm tạp hóa….qui mô làm ăn nhỏ lẻ.

Khu vực phía nam Thụy Điển xuất hiện một số công ty nhập khẩu thực phẩm và phâm phối thực phẩm châu á có qui mô nhưng không thể so sánh với các nước như Mỹ, Anh, Đực.

Khi mà kết hôn đi Thụy Điển bị thắt chặt lại thì định cư Thụy Điển theo diện lao động và đầu tư lại lên ngôi.

Đã xuất hiện các trường hợp thực hiện đầu tư tiệm nail và nhà hàng.

Vì cái này người Việt Nam có thế mạnh.

Đặc biệt là ngành nail vì không hiểu sao chỉ có người mình làm nail mới đẹp và kỹ thuật cao như vậy.

Nếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất: bạn hãy chú trọng các sản phẩm làm bằng tay tỉ mỉ.

Thụy Điển sống giản đơn và coi trọng các sản phẩm làm bằng tay mà không phải sản phẩm góp phần làm phá hủy môi trường.

Các sản phẩm về y tế cũng được coi trọng. Tại Thụy Điển đã xuất hiện 1 số công ty nhỏ của người Việt sản xuất theo dây truyền công nghiệp các sản phẩm thức ăn đạt chuẩn: giò, xúc xích.

Hoặc bạn có thể đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như công ty du lich Việt.

Tại sao không khi mà ngày càng có nhiều người muốn du lịch Việt Nam ?

5.Tay nghề:

Một trong những yêu cầu của Cục di trú là bạn phải có kinh nghiệm, tay nghề trong lĩnh vực mình định đầu tư.

Trong bản hồ sơ năng lực của công ty nộp để xin visa bạn phải chứng minh được bạn có tay nghề, kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đầu tư.

Do đó bạn phải có 1 số chứng chỉ cần thiết.

6 Mối quan hệ:

Tại sao cần có mối quan hệ? Nếu như bạn có người thân gia đình sinh sống ở Thụy Điển thì mọi việc quá dễ dàng. Nhưng nếu bạn không có thì cần cân nhắc kỹ. vì:

+ trong hồ sơ nộp cho Cục di trú bạn phải nộp các giấy tờ hợp đồng mua bán công ty, thuê mặt bằng, các hợp đồng nhà ở ………những hợp đồng này phải có người giúp bạn thực hiện để tránh bị gian dối, lừa đảo.

+ bạn hoàn toàn xa lạ với đất nước này, luật pháp không nắm vững, chỉ cần một sơ xuất nhỏ bạn có thể bị loại visa và những số tiền bạn đã bỏ ra sẽ không thu về được.

+ Sự dối tra, lừa lọc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, khi mà người có tiền nhẹ dạ và cả tin, lòng tham trỗi dậy là một mối lo lớn cho bạn.

Do đó bạn phải có người thật sự có thể tin tưởng được để giúp đỡ.

7. Lời khuyên cho bạn:

Hãy tìm ngành nghề sử dụng ít vốn nhất , tránh đầu tư lớn (ví dụ như ngành nail.

Nếu bạn mở 1 tiệm nail ở 1 thành phố loại vừa, vốn của bạn không quá 500.000.000 vnd. Con số này mình nghĩ hoàn toàn có thể đầu tư. hoặc mở 1 nhà hàng Á ở thành phố nhỏ khoảng từ 1-2 tỷ VND. Tốt nhất bạn nên mua lại 1 tiệm đã hoạt động có lãi vì khi nộp đơn xin visa cục di trú sẽ xem xét yếu tố làm ăn có lãi vào đóng thuế cho nhà nước.

Nếu không có người thân thì có lẽ hợp tác đầu tư sẽ là một phương thức hoàn hảo cho bạn. Bạn bỏ vốn và người sống ở Thụy Điển bỏ công sức và hồ sơ xin visa thì hoàn toàn như nhau.

Lê Chân- Cộng Đồng Việt.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIỆC CHIÊU ĐÃI SAU LỄ TRAO GIẢI NOBEL

Đây không chỉ là bữa tiệc lớn nhất trong năm tại Thụy Điển, mà còn là đại diện của văn hóa ẩm thực tại đất nước này. Mọi sự chuẩn bị cho bữa tiệc phải được chăm chút kỹ lưỡng đến từng mm. Rất nhiều kênh truyền hình trên thế giới phát sóng trực tiếp và không hết lời ca ngợi sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà. Mời các bạn cùng Cộng đồng Việt tìm hiểu.

– Địa điểm: tòa nhà thị chính stadshuset tại Stockholm

– Tông số khách mời năm nay 1300 khách mời được tham dự. Rất nhiều người mơ ước được tham dự bữa tiệc trọng đại này nhưng không phải ai cũng có được tấm vé tham dự. Khách mời gồm có:

+ Gia đình hoàng gia Thụy Điển

+ những người được nhận giải Nobel + gia đình + họ hàng họ

+ Thành viên nội các chính phủ Thụy Điển

+ Các nhà tài trợ, các thành viên của tổ chức Nobel

+ Một số nhà báo được lựa chọn

+ Dân thường cũng có thể mua vé tham gia bữa tiệc với số lượng có hạn bằng cách mua vé số mệnh giá 50 kr. Có 100 vé tham dự bữa tiệc được dành cho người dân. Sinh viên sẽ có cơ hội tham dự cao hơn những người khác.

– Quần áo tham dự tiêc: được yêu cầu khá nghiêm ngặt. Phụ nữ sẽ mặc váy đầm dạ hội. nam giới sẽ mặc véc, trang phục truyền thống – nhưng không được là đồng phục như đồng phục quân nhân

– Món ăn chính tại bữa tiệc: tên các món ăn luôn đựoc giũ kín đến phút cuối cùng, đó chắc chắn là những món ăn sang trọng được chuẩn bị từ những đầu bếp nổi tiếng trong cả nước.

– Công tác chuẩn bị cho bữa tiệc: Riêng đội ngũ phục vụ lên đến vài nghìn người. Có tất cả 7000 bộ đĩa và 10000 bộ dao dĩa, ly đồ đựng thức ăn được chuẩn bị. Tất cả dao dĩa, đĩa đều được làm bằng bạc, sứ cao cấp mạ vàng. Được trình bày chính xác đến từng mm trên bàn tiệc. Tất cả hoa trên bàn tiệc đều là hoa tươi.

– Thời gian buổi tiệc kéo dai 5h 18:30 đến 23:30. Trong thời gian buổi tiệc sẽ có thưởng thức âm nhạc, trình diễn nghệ thuât. Sau bữa ăn sẽ có chương trình dạ hội

NOBEL 2018

Giải Nobel được tổ chức một năm 1 lần để trao tặng danh dự quí giá cho những người có công đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn học, hóa học, toán, y học, vật lý, hòa bình thế giới. Giải này được trao tại Stockholm Thụy Điển và giải hòa bình thế giới được trao tại Oslo của Nauy.

Năm nay lễ trao giải Nobel được tổ chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2018 tại Stockholm. Đây là một trong những sự kiện mong đợi nhất trong năm, mọi công tác chuẩn bị cho buổi lễ đang được gấp rút hoàn tất. Những người vinh dự được nhận giải là:

– Giải văn học: rất tiếc giải văn học năm nay không có chủ nhân

– Giải hòa bình: trao cho Nadia Murad och Denis Mukwege

– Giải vật lý : trao cho Arthur Ashkin, Gérard Mourou och Donna Strickland

– Giải hóa học : trao nửa giải cho Frances H. Arnold và còn lại nửa giải chia cho George P. Smith và Gregory P. Winter.

– Giải y học : trao cho James P. Allisons và Tasuku Honjos

– Giải kinh tế : trao cho William D Nordhaus và Paul M Romer

Toàn bộ chương trình lễ trao giải sẽ được phát sóng truyền hình trực tiếp trên cả nước từ 12h50 đến 23:30 tren SVT.

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI THỤY ĐIỂN (Phần tiếp)

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Phần III. DI CƯ HỢP PHÁP

Nếu như trước đây người Việt Nam đổ bộ lên các thuyền tỵ nạn, vượt biên trái phép, lênh đênh trên biển, sống tập trung tại các trại tỵ nạn nhiều năm, chờ đợi cơ hội để có thể định cư tại một nước thứ 3, được một nước khác tiếp nhận tỵ nạn thì họ lại được định cư hoàn toàn hợp pháp

Ngày nay, người Việt Nam di cư đến Thụy Điển theo dạng hợp pháp ,chủ yếu do: lao động, kết hôn, du học, đầu tư, du lịch. Tức là đã được sự cho phép của chính quyền nước sở tại trước khi đến.

Tất nhiên những con đường này cũng không phải trải toàn hoa, niềm vui có, nước mắt và đau thưong cũng không kém phần.

Trong khuôn khổ của bài viết này Cộng đồng Việt không đi sau vào các hướng dẫn cụ thể hồ sơ, cách thức và quy định của Luật.

Mà chúng tôi chỉ nêu ra những vẫn đề chung để các bạn có thể hình dung một cách khái quát nhất về hành trình đến Thụy Điển trong cuộc dư cư thời bình.

Tại Thụy Điển, để được nhập cư hợp pháp không phải là một vấn đề đễ dàng, đặc biệt là đối với công dân của nước năm ngoài Châu âu và các nước thuộc thế giới thứ 3.

Vì Thụy Điển được cho là một đất nước đáng sống nhất trên thế giới, nên có rất rất nhiều người mơ ước để có được visa đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Và có một điều khá đặc biệt là có rất nhiều người trong đó có người Việt Nam gần như không năm được các được các quy định PL về việc cấp visa tại Thụy Điển.

Sự bất đồng về ngôn ngữ cộng với thiếu xót về kiến thức PL, dẫn đến sự bi dối trá, lừa lọc Vậy những quy định đó là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa tạm thời, visa vĩnh viễn, nhập quốc tịch.

– Sở di trú Thụy Điển: đây là cơ quan trực thuộc trung ưong thay mặt chính phủ Thụy Điển giải quyết các vấn đề nhập cư, du lich, đầu tư….. đây là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định về nhập cư.

Tất cả mọi Thủ tục giấy tờ đều gửi về sở di trú và được xem xét, ra quyết định tại đây.

Ngày ngày sở di trú nhận vài chục nghin đơn xin phép định cư tại Thụy Điển, nên việc hồ sơ kéo dài hằng năm, vài năm là một điều hoàn toàn dễ hiểu.

– Đại sứ quán, lãnh sự quán tại các nước, chỉ thay mặt sở di trú để tiếp nhận hồ sơ, thự hiện phỏng vấn, đánh giá cuộc phỏng vấn và thông báo kết quả tới bạn. Đại sứ quán không có quyền quyết định bạn được visa tới Thụy Điển hay không.

2. Thời gian để được visa, định cư, nhập quốc tịch Thụy Điển: Tùy theo các bạn đến Thụy Điển bằng cách nào mà hành trình nhanh hay chậm

– Dạng thăm thân nhân: khi đã nộp hồ sơ đầy đủ đến đại sứ quán thì trong vòng 2 tuần là bạn có thể được cấp visa luôn.

Tuy nhiên hết hạn visa bạn phải quay về nước, nếu không bạn lại trở thành người nhập cư không hợp pháp.

– Dạng lao động : bạn và chủ đã hoàn tất các thủ tục thì bạn sẽ được cấp visa trong vòng một vài tháng.

Tùy theo công việc của bạn mà thời hạn cấp visa được bao lâu. Nếu là các công việc không xác định được thời gian kết thúc công việc như nhà hàng, xưởng sản xuất…thì các bạn có thể được visa trong vòng 2 năm, sau 2 năm phải làm gia hạn lại.

Việc các bạn có được gia hạn tiếp hay không tùy thuộc phần lớn vào chủ sử dụng lao động. Có nhiều người được cấp visa lần đầu 2 năm nhưng không gia hạn tiếp được do các vi phạm của chủ, và buộc phải rời khỏi Thụy Điển.

– Dạng kết hôn, sống chung với vợ/chồng thì đây là con đường khá nhiều màu sắc và mất nhiều thời gian.

Thông thường khi các bạn nộp hồ sơ để sống chung, kết hôn với chồng/vợ tại Thụy Điển thì các bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán.

Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi phỏng vấn thì không có một quy định cụ thể nào để xác định. Chỉ chờ và chờ cho đến khi được thông báo.

Được phỏng vấn xong, lại chờ tiếp, hàng năm hoặc vài năm để nhận được quyết định sở di trú có cấp visa hay không? (tất nhiên bạn có quyền hài lòng hoặc không hài lòng với quyết định.

Nếu như cần phải kháng cáo thì thời gian chờ đợi còn lâu hơn nữa).

Nếu như được cấp visa đoàn tụ theo vợ chồng. Thời hạn visa là khoảng 2 năm, sau đó bạn phải xin gia hạn.

Lần gia hạn này bạn thường sẽ được visa vĩnh viễn ( trừ một số trường hợp đặc biệt cần có sự thử thách).

Có visa vĩnh viễn có nghĩa là bạn đã có quyền định cư tại đây đến hết đời.

Nhưng đó không phải là quốc tịch – có nghia là: bạn vẫn là công dân Việt nam, mọi việc liên quan đến nhập cảnh, mất pass, xác nhận thông tin….. bạn vẫn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu chồng/vợ bạn có quốc tịch Thụy Điển, cả 2 người vẫn cùng sống chung thì sau 3 năm bạn có quyền nộp đơn xin vào quốc tịch Thụy Điển.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn có cả 2 quốc tịch. Còn nếu chồng/vợ bạn không có quốc tịch Thụy Điển hoặc không còn sống chung nữa thì phải sau 5 năm ở Thụy Điển bạn mới có quyền nộp đơn xin quốc tịch.

– Theo con đường đầu tư, các bạn cũng phải tiến hành thủ tục rờm rà, chờ đợi quyết định của sở di trú. Sau 2 năm bạn được visa vĩnh viễn, và sau 5 năm có quyền xin gia nhập quốc tịch

3.  Quy trình giải quyết hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định === nộp đến đại sứ quán ( hoặc nộp qua website của sở di trú) === Đại sứ quán chuyển hồ sơ tới bộ phận xử lý hồ sơ của sở di trú === Sở di trú tiến hành xem xét xử lý hồ sơ, ra quyết định ==== Sở gửi quyết định đến Đại sứ quán === Đại sứ quán gửi quyết định tới người nộp đơn === Nếu được chấp nhận đơn, Đại sứ quán sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay gửi về Sở di trú để làm thẻ cứng ==== Sở di trú cấp thẻ và gửi lại Đại Sứ quán ==== người được chấp nhận đơn sẽ đến Đại sứ quán nhận thẻ.

4. Người Việt Nam hiện nay đa số định cư tại Thụy Điển theo dạng kết hôn

Con đường này khá gian nan và mất nhiều thời gian.

Có nhiều lí do chủ quan và khách quan khác nhau mà Luật pháp Thụy Điển có thay đổi để thắt chặt hơn vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nhưng càng khó khăn thì lại càng có nhiều người mơ ước.

Nhiều người đánh đổi cả công việc, nhà của, tiền bạc….để nhận được quyết định ‘bị từ chối đơn’ và cũng rất nhiều người vui mừng đến òa khóc khi được nhận visa.

Họ lầm tưởng rằng họ đã được định cư tại đây mà khồng hề biết rằng đo mới chỉ là bước dạo đầu với nhiều thử thách mới về cuộc sống mới nơi xứ người và là bước dạo đầu cho cuộc chiến được quyền định cư vĩnh viễn.

Và hằng năm một số lượng không ít người Việt Nam đã sinh sống tại Thụy Điển vẫn phải rời khỏi do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong phần tiếp theo của hành trình đến với Thụy Điển, Cộng đồng Việt sẽ giới thiệu về cuộc sống nơi xứ người và các quy định pháp luật liên quan. Mời các bạn đón đọc.